Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.09 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

--------/--------

-----/-----

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

TRẦN LONG HÂN

VAI TRỊ CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG PHÒNG,
CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

HÀ NỘI – 2018


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU

Phản biện 1:



PGS.TS. TRẦN THỊ DIỆU OANH

Phản biện 2:

TS. ĐINH VĂN MINH

Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp A, Nhà A, Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Thời gian: vào hồi 17h00 ngày 1 tháng 11 năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia
hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học,
Học viện Hành chính Quốc gia

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một trong Cơ
quan điều tra (Cơ quan điều tra) của Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa là
một cơ quan tiến hành tố tụng độc lập trong hệ thống các Cơ quan điều tra
theo quy định của pháp luật, vừa là một đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Viện
kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị khác trong
ngành Kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố nhằm
bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và

pháp luật; bảo đảm hoạt động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, chống oan,
sai, chống bỏ lọt tội phạm.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình vi phạm, tội phạm xâm phạm
hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư
pháp với phương thức, thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng, tinh vi; mức độ
phạm tội và hậu quả do tội phạm gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng
hơn; tính nguy hại cho xã hội ngày càng lớn. Bên cạnh đó, cùng với q trình
hội nhập sâu rộng và toàn diện, các loại tội phạm về kinh tế, ngân hàng, tài
chính, chứng khốn, rửa tiền, tội phạm cơng nghệ cao… ngày càng có xu
hướng gia tăng và có xu hướng cấu kết với cán bộ của cơ quan nhà nước,
trong đó có thể có cả cán bộ của các cơ quan tư pháp để thực hiện tội phạm.
Trong khi tổ chức và thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao chưa có nhiều sự đổi mới kịp thời để phù hợp với thực tiễn. Xuất
phát từ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư
pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
“1. Tổ chức cơng tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố, phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,

2


kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay
đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
2. Tiến hành điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm
về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ
luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ,
công chức thuộc cơ quan điều tra, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án,
người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp khi các tội phạm đó thuộc
thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
3. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc

phục nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác điều tra, xử lý tội phạm thuộc
nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối
cao.
5. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự”.
Với những lý do nêu trên, tơi chọn đề tài “Vai trị của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý cơng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, tệ nạn tham nhũng ở nước ta tiếp tục gia
tăng và có nhiều diễn biến phức tạp, đã diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp,
nhiều lĩnh vực và đã trở thành một trong những yếu tố kìm hãm nhất đối với
công cuộc đổi mới đất nước. Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp, tệ nạn này
cũng có tính chất phức tạp, tham nhũng, tiêu cực đã xảy ra trong tất cả các
lĩnh vực hoạt động tư pháp, từ Trung ương đến địa phương, trong các cơ quan
điều tra , viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án và các Cơ quan khác được giao
thẩm quyền thực hiện các hoạt động tư pháp làm ảnh hưởng đến chất lượng,
3


hiệu quả hoạt động tư pháp, làm giảm sút lòng tin của Nhân dân vào các Cơ
quan được giao thẩm quyền thực hiện các hoạt động tư pháp. Trước thực
trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động tư pháp địi hỏi phải có hệ
thống các biện pháp đồng bộ, toàn diện nhằm huy động sức mạnh tổng hợp
của tồn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, ở tất cả các cấp, các
ngành để thực hiện có hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng, tiêu cực
trong hoạt đơng tư pháp nói chung, cơng tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực xảy ra trong ngành Viện kiểm sát nhân dân khi tiến hành các

hoạt động tư pháp nói riêng. Vai trị của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay rất được sự
quan tâm của Đảng, các cơ quan ban ngành và nhân dân nói chung.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu tình hình trên cho thấy hiện nay vẫn chưa có
cơng trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ “Vai trò của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở
Việt Nam hiện nay”. Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này ở
cấp độ luận văn thạc sỹ. Các cơng trình nghiên cứu đã được thực hiện là nguồn
tư liệu phong phú cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu quy định pháp luật về hoạt động Phòng chống tham
nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của
Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Cơ quan điều
tra hình sự năm 2015, Bộ luật hình sự năm 2015.
- Dự báo được tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội
phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Nghiên cứu, tham khảo về tổ chức và hoạt động điều tra, thẩm quyền
điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát
4


- Đưa ra quan điểm, phương hướng cũng như các nội dung cụ thể về
đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu, vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay.
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn trong đấu tranh

phòng, chống tham nhũng trong hoạt động điều tra các tội phạm tham nhũng
trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong hoạt động
điều tra và hạn chế tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ thuộc cơ quan tư pháp và các tội phạm đó thuộc thẩm
quyền xét xử của Tòa án nhân dân.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Về mục đích: Mục đích của luận văn là khảo sát, đánh giá thực trạng
vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng
chống tham nhũng, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện vai
trò của phòng chống tham nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trong điều kiện hiện nay.
- Về nhiệm vụ: Luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu về Vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay. Áp dụng theo
quy định của Luật phòng chống tham nhũng năm 2012, Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm
2015.
- Dự báo được tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội
phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
5


- Nghiên cứu, tham khảo về tổ chức và hoạt động điều tra, thẩm quyền
điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát.
- Làm rõ cơ sở lý luận về cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng
trong hoạt động điều tra. Tập trung làm rõ khái niệm, nội dung, quy trình, đặc
điểm vai trị của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các yếu
tố đảm bảo trong quá trình hoạt động điều tra tội phạm tham nhũng trong hoạt

động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực tiễn, thực hiện vai trò hoạt động
phòng, chống tham nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Đề xuất, luận giải tính khả thi, khoa học của các giải pháp nhằm hồn
thiện vai trị của phịng chống tham nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trong điều kiện hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong đấu
tranh phịng, chống tội phạm nói chung và tội tham nhũng trong hoạt động tư
pháp nói riêng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa (XHCN).
Luận văn sử dụng các phương pháp của triết học duy vật biện chứng như:
Phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn; phương pháp lịch sử cụ thể.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp khác như logic, thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh…để giải quyết những vấn đề mà đề tài đề cập đến.
6. Những đóng góp của luận văn
Thơng qua việc làm rõ vai trị tham nhũng, tiêu cực của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng trong hoạt
động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, những kết
quả, thành tựu đã đạt được, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại hạn chế
6


trong hoạt động điều tra các tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp
của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, luận văn đã góp phần
nâng cao chất lượng công tác điều tra các vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp
nói chung cũng như trong điều tra các vụ án tham nhũng trong hoạt động tư
pháp nói riêng để có thể đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Bên

cạnh đó, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy và
nghiên cứu một số chuyên đề khác, nhất là trong việc giảng dạy có liên quan
đến hoạt động điều tra vụ án xâm phạm hoạt động tư pháp nhằm xây dựng,
hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp, thao tác nghiệp vụ, nâng cao được khả năng
chỉ đạo, điều hành; phát hiện, khám phá, điều tra, xử lý nghiêm minh, triệt để
loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ
xảy ra trong hoạt động tư pháp góp phần bảo vệ cơng lý, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân theo quy định của Hiến pháp và Pháp luật, bảo vệ sự
đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án, chống oan, sai, chống bỏ lọt
tội phạm mà cịn kiểm sốt “khoảng trống” trong quyền lực tư pháp, tạo môi
trường hành lang pháp lý trong sạch, lành mạnh trong hoạt động tư pháp,
mang lại niềm tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan thực thi pháp
luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1. Cơ sở lý luận về vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng.
Chương 2. Thực trạng vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trong phòng, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay
Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện vai trò của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay.
7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM
SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG


1.1. Lý luận về vai trị của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng
1.1.1. Tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp – đối tượng
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát Nhân dân tối cao
1.1.1.1. Khái niệm về tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp
Hay nói cách khác, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp là
những hành vi của người có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện nhiệm vụ tư
pháp đã vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ
án hình sự, dân sự, hành chính bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì vụ
lợi, hoặc do động cơ cá nhân khác [30].
1.1.1.2. Đặc điểm về tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp
1.1.2. Mục tiêu của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trong phòng, chống tham nhũng
- Mọi hành vi phạm tội về tham nhũng trong hoạt động tư pháp đều
phải được điều tra và xử lý kịp thời, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
Không làm oan người vô tội.
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị hạn
chế các quyền cơng dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tự do,
danh dự và nhân phẩm một cách trái pháp luật.
- Bảo đảm cho việc điều tra các tội phạm về tham nhũng trong hoạt
động tư pháp khách quan, tồn diện, đầy đủ, chính xác đúng pháp luật.
Những vi phạm trong quá trình điều tra được phát hiện, khắc phục kịp thời và
xử lý nghiêm minh.
- Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các bị can phạm tội về
8


tham nhũng trong hoạt động tư pháp phải có căn cứ và đúng pháp luật.
1.1.3. Vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
trong phòng chống tham nhũng

1.1.3.1. Tham mưu cho Viện trưởng VKSND tối cao về phòng chống
tham nhũng trong hoạt động tư pháp
1.1.3.2. Điều tra các tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp
thuộc thẩm quyền
1.2. Các yếu tố tác động đến vai trò của Cơ quan điều tra Viện
KSND tối cao trong phòng chống tham nhũng
1.2.1. Nguồn lực thực thi hoạt động phòng, chống tham nhũng của Cơ
quan điều tra Viện KSND tối cao
- Yếu tố con người: Đội ngũ Điều tra viên, Cán bộ điều tra khi thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan điều tra VKSND tối cao
- Cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện trang thiết bị cho hoạt động điều
tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao
1.2.2. Mức độ hoàn thiện của thể chế về phòng, chống tham nhũng
Vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong
phòng, chống tham nhũng các tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao được tiến hành trên cơ sở các
văn bản quy phạm pháp luật của Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự;
Luật phịng, chống tham nhũng; Luật tổ chức điều tra hình sự; Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân và các luật khác có liên quan đến tội phạm về tham
nhũng. Vì vậy, các quy phạm pháp luật này càng hồn thiện thì hoạt động
điều tra các tội phạm về tham nhũng nói chung và tội phạm tham nhũng trong
hoạt động tư pháp nói riêng càng được bảo đảm.
1.2.3. Sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao với các
chủ thể khác có liên quan

9


Tiểu kết chương 1
Trong Chương 1 tác giả tập trung phân tích làm rõ những vấn đề lý

luận cơ bản nhất về phòng, chống tham nhũng cùng với việc làm rõ các khái
niệm tư pháp, cơ quan tư pháp, hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng
trong tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều
tra, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan Thi hành án, người có thẩm quyền tiến
hành hoạt động tư pháp. Với những đặc điểm đặc trưng của tội phạm tham
nhũng trong hoạt động tư pháp do cán bộ tư pháp thực hiện; làm rõ khái
niệm, đặc điểm điều tra các tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp;
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Từ
đó làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trị, quy trình, điều tra và đấu tranh phòng,
chống tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đi sâu phân tích về các yếu tố tác động tới
hoạt động phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, mà của Cơ quan
điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã và đang thực hiện như: bảo đảm về
mặt pháp lý, bảo đảm về tổ chức bộ máy của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, bảo đảm sự giám sát của các cơ quan tổ chức, đại biểu dân
cử đối với hoạt động điều tra... Đây là những yếu tố rất quan trọng hàng đầu
để nâng cao chất lượng đấu tranh phòng, chống tội tham nhũng trong hoạt
động điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm đáp
ứng yêu cầu đổi mới công tác tư pháp hiện nay.
Những vấn đề lý luận ở trên cho ta cái nhìn tồn diện về đấu tranh
phòng, chống trong hoạt động điều tra các tội phạm tham nhũng trong hoạt
động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Đồng thời, cũng là cơ sở để tác giả giải quyết các vấn đề
trong các chương tiếp theo của luận văn.
10


Chương 2
THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRONG PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Thực trạng tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao về phòng, chống tham nhũng
2.2. Thực trạng điều tra các tội phạm tham nhũng thuộc thẩm
quyền của Cơ quan điều tra VKSND tối cao
- Những thành tựu, kết quả đạt được
Từ năm 2003 đến năm 2009, thực hiện Quy chế ban hành kèm theo
Quyết định số 144/QĐ/ĐT/2003 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc
tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm thuộc thẩm quyền, Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tiếp nhận 2192 tin, cụ thể là: Năm 2005, tiếp
nhận 468 tố giác, tin báo về 287 việc, trong đó thụ lý, xác minh 68 vụ việc;
Năm 2006, tiếp nhận 582 tố giác, tin báo về 350 việc, trong đó thụ lý, xác minh
88 vụ việc; Năm 2007, tiếp nhận 532 tố giác, tin báo về 352 việc, trong đó thụ
lý, xác minh 106 vụ việc; Năm 2008, tiếp nhận 429 tố giác, tin báo về 355
việc, trong đó thụ lý, xác minh 106 vụ việc; Năm 2009, tiếp nhận 434 tố giác,
tin báo về 255 việc, trong đó thụ lý, xác minh 107 tin về 105 vụ việc.... Trong
đó có 450 tin về xâm phạm hoạt động tư pháp; đã khởi tố 70 vụ/ 95 bị can (chủ
yếu là các vụ án về tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp), các vụ án về tham
nhũng chiếm số lương cao.
Kết quả đã đã được từ năm 2010 đến 30/11/2016, thực hiện chủ trương
cải cách tư pháp, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện
đổi mới, tổ chức và hoạt động thực hiện nhiều khâu đột phá nên đã tiếp nhận,
thụ lý kiểm tra, xác minh 823 tố giác, tin báo về tội phạm tham nhũng, tiêu
cực trong hoạt động tư pháp. Kết quả xác minh đã thụ lý, khởi tố điều tra tổng
11


số 292 vụ/295 bị can. Số vụ án do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao khởi tố điều tra mỗi năm một tăng, cụ thể là: Năm 2010, đã khởi tố 21

vụ/42 bị can, tăng gấp hơn 2 lần (21/10 vụ), ban hành kiến nghị xử lý và
phòng ngừa vi phạm, tội phạm tăng gấp hơn 4 lần (25/06 kiến nghị) so với
cùng kỳ năm 2009; Năm 2011, đã tiếp nhận thông tin vi phạm, tội phạm liên
quan đến hoạt động tư pháp tăng 47,8% (735/497 đơn); tố giác, tin báo về tội
phạm thuộc thẩm quyền tăng 7% (72/67); thụ lý, khởi tố, điều tra 52 vụ/ 70 bị
can, tăng 147,6% (52/21 vụ); Năm 2012, đã tiếp nhận thông tin vi phạm, tội
phạm liên quan đến hoạt động tư pháp tăng 29,7% (863/735 đơn); tố giác, tin
báo về tội phạm thuộc thẩm quyền tăng 16% (174/150); thụ lý, khởi tố, điều
tra 66 vụ/68 bị can, tăng 26,9% (66/52 vụ); Năm 2013, đã tiếp nhận thông tin
vi phạm, tội phạm liên quan đến hoạt động tư pháp tăng 28,8 % (1112/ 863
đơn); thụ lý giải quyết 141 tố giác, tin báo về tội phạm; thụ lý, khởi tố, điều
tra 50 vụ/ 33 bị can; năm 2014, đã tiếp nhận thông tin vi phạm, tội phạm liên
quan đến hoạt động tư pháp tăng 29,04 % (1.435/ 1.112 đơn); thụ lý giải
quyết 107 tố giác, tin báo về tội phạm; thụ lý, khởi tố, điều tra 46 vụ/ 35 bị
can; Năm 2015, đã tiếp nhận thông tin vi phạm, tội phạm liên quan đến hoạt
động tư pháp tăng 7,1% (1.537/1.435 đơn); thụ lý giải quyết 141 tố giác, tin
báo về tội phạm; thụ lý, khởi tố, điều tra 42 vụ/ 26 bị can; Năm 2016, đã tiếp
nhận thông tin vi phạm, tội phạm liên quan đến hoạt động tư pháp tăng 5,1%
(1.616/1.537 đơn); thụ lý giải quyết 147 tố giác, tin báo về tội phạm; thụ lý,
khởi tố, điều tra 45 vụ/ 34 bị can.
Thông qua các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, đã góp phần làm tốt hơn cơng tác phòng ngừa vi phạm, tội
phạm. Từ 2010 đến nay, đã ban hành tổng số 482 văn bản, trong đó có 203
kiến nghị đến ngành Cơng an, 108 kiến nghị đến ngành Tòa án, 95 kiến nghị
đến ngành Thi hành án dân sự các cấp, 60 kiến nghị đến ngành Kiểm sát và
16 kiến nghị đến ngành khác; nội dung các kiến nghị tập trung yêu cầu xử lý
12


kỷ luật, thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm trong các hoạt động như:

điều tra, giam giữ, quản lý, cải tạo phạm nhân...
Trong 3 năm từ 2015 đến năm 2017 trên địa bàn cả nước đã phát hiện
khởi tố điều tra 128 vụ án với 111 bị can phạm tội tham nhũng trong hoạt
động tư pháp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao. Đã tiến hành đưa ra xét xử sơ thẩm 84 vụ án với 60 bị cáo
(Đạt tỷ lệ 71,4%)
Trong 3 năm từ 2015 đến năm 2017 Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao đã khởi tố chủ yếu là tội Nhận hối lộ 12 vụ, chiếm tỷ lệ
23,1% và tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản 24 vụ, chiếm
tỷ lệ 46,16%, còn lại là các tội khác.
- Đạt được những kết quả nêu trên là do những nguyên nhân sau đây:
+ Trước hết là do có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Lãnh đạo Viện
kiểm sát nhân dân tối cao đối với tổ chức và hoạt động của hệ thống Cơ quan
điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+ Hệ thống pháp luật ngày càng được bổ sung, hồn thiện hơn trước.
+ Cơng tác nghiên cứu lý luận, tổng kết Viện kiểm sát nhân dân đã
được quan tâm chú trọng qua đó đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề lý luận, đúc kết
kinh nghiệm thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong thời gian
qua.
* Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Một số tồn tại, hạn chế:
+ Cơng tác xác minh, điều tra có trường hợp còn kéo dài.
+ Khi khám nghiệm hiện trường, việc thu thập chứng cứ, việc thu giữ
vật chứng của Điều tra viên trong một số vụ án chưa đầy đủ và chặt chẽ, nên
gây rất nhiều khó khăn cho việc xử lý vụ án sau này;

13



+ Tình trạng trả hồ sơ điều tra bổ sung cịn nhiều, đáng chú ý là có một
số trường hợp cán bộ tư pháp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội nhưng
chưa được xử lý nghiêm minh, triệt để, gây bất bình trong nhân dân và dư
luận xã hội;
- Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế trên:
+ Do đặc thù đối tượng phạm tội thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra
VKSND tối cao là những người có chức vụ, trình độ, chun mơn trong các cơ
quan tư pháp nên việc phạm tội có nhiều thủ đoạn tinh vi, tài sản tham nhũng
cũng vì thế được che giấu, tẩu tán. Khi hành vi phạm tội bị phát hiện, do chưa
kịp thời áp dụng các biện pháp kê biên, phong tỏa tài sản dẫn đến một phần lớn
tài sản tham nhũng đều bị chuyển đổi, tẩu tán, hợp thức hóa bằng nhiều thủ
đoạn.
+ Tình hình tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp diễn biến phức tạp,
nhưng việc nắm và quản lý tình hình tội phạm thuộc thẩm quyền của Cơ quan
điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói chung cịn chưa chặt chẽ, đầy đủ.
2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến vai trò của Cơ quan điều
tra VKSND tối cao trong phòng, chống tham nhũng
2.3.1. Thực trạng nguồn lực thực thi phòng, chống tham nhũng của
Cơ quan điều tra VKSND tối cao
- Về nguồn lực con người:
Số lượng Điều tra viên của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao như hiện nay chưa đủ so với biên chế (biên chế theo quy định là 185 Điều
tra viên).
Với số lượng chỉ tiêu 185 biên chế (trong đó chỉ tiêu điều tra viên cao
cấp là 35 người) mà Quốc hội giao cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao1 năm 2012, chỉ đủ để thực hiện thẩm quyền trước đây, còn để
thực hiện nhiệm vụ và yêu cầu mới theo quy định của các đạo luật mới thì
chưađáp ứng được yêu cầu
14



- Về cơ sở vật chất, phương tiện, điều kiện trang thiết bị cho hoạt động
điều tra của Cơ quan điều tra VKSND tối cao:
+ Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ phục vụ cho hoạt
động điều tra phòng, chống tham nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao còn chưa đầy đủ, chưa đáp ứng được đòi hỏi, nhu cầu điều
tra,
+ Chính sách đãi ngộ đối với đối với Điều tra viên chưa phù hợp, chưa
tương xứng với tính chất khó khăn, phức tạp của cơng tác đấu tranh phịng,
chống tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ
2.3.2. Thực trạng mức độ hoàn thiện về thể chế phòng, chống tham
nhũng
Hệ thống pháp luật ngày càng được bổ sung, hoàn thiện hơn trước, đã
quy định cụ thể về tổ chức bộ máy và thẩm quyền hoạt động của Cơ quan
điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tạo cơ sở pháp lý để tổ chức, thực
hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật quy định về tổ chức và hoạt động của
Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cịn có nhiều điểm bất cập,
quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, phạm vi, thẩm quyền, đối
tượng điều tra tội phạm tham nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao cịn chưa cụ thể;
Ngồi ra, Luật phòng chống tham nhũng hiện hành mới quy định khái
quát về nguyên tắc, cơ sở pháp lý để tiến hành các biện pháp thu hồi tài sản
tham nhũng, chưa quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thu hồi tài sản
tham nhũng cũng như các biện pháp cưỡng chế thu hồi tài sản tham nhũng.
2.3.3. Thực trạng phối hợp giữa Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân cao với các chủ thể khác có liên quan

15



- Cơng tác phịng ngừa vi phạm, tội phạm tuy đã được coi trọng, nhưng
việc ban hành kiến nghị với các ngành tư pháp để phòng ngừa và khắc phục
sai phạm chưa được đẩy mạnh, việc kiến nghị và kiểm tra thực hiện kiến nghị
ở các vụ việc cụ thể chưa được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, nên hiệu quả
phòng ngừa vi phạm còn thấp;
- Nhận thức về vị trí, vai trị, thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
Viện kiểm sát nhân dân của một số cá nhân, đơn vị, địa phương trong và
ngoài ngành Kiểm sát còn chưa đầy đủ; sự phối hợp, giúp đỡ của đơn vị kiểm
sát có thẩm quyền với Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tối
cao cũng chưa đạt kết quả tốt cũng làm hạn chế kết quả điều tra;

16


Tiểu kết chương 2
Chương 2 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, thống kê, so sánh để làm rõ thực trạng vai trò của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tội phạm tham nhũng ở Việt
Nam hiện nay. Bằng việc dẫn chứng số liệu thống kê cụ thể trong 3 năm
(2015-2017) của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tác giả đã
phân tích làm rõ nội dung, vị trí, cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ,
quyền hạn, những kết quả, thành tựu đạt được và nguyên nhân; chỉ ra những
ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong điều tra các tội
phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao.
Từ thực trạng trên cho thấy, yêu cầu phải nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác điều tra các tội phạm tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao là một yêu cầu khách quan cấp
thiết. Những kiến nghị, giải pháp, tham mưu cho Viện KSDTC và Quốc Hội

giúp Chính Phủ hồn thiện khung Pháp lý.
Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng điều tra các
vụ án tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao là một nhiệm vụ quan trọng của quá trình cải cách tư
pháp nói chung và ngành Kiểm sát nói riêng.

17


Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VAI TRỊ
CỦA CƠ QUAN ĐIỀU TRA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quan điểm hồn thiện vai trị của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay
3.1.1. Hồn thiện vai trị phòng chống tham nhũng của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải đặt trong bối cảnh hoàn thiện tổ
chức và hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát tối cao trong điều
kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.
Thứ nhất, kiện toàn về tổ chức bộ máy:
Thứ hai, tăng cường về biên chế
3.1.2. Hoàn thiện vai trò phòng chống tham nhũng của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải gắn vai trò tham mưu và vai trò
thực tế trong phòng chống tham nhũng.
- Một là, xác định phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng,
thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
1. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính
quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng chống tham

nhũng, lãng phí.
2. Tiếp tục hồn thiện thể chế về quản lý kinh tế-xã hội để phịng chống
tham nhũng, lãng phí.
3. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về cơng
tác tổ chức, cán bộ để phịng chống tham nhũng, lãng phí. Thực hiện dân chủ,
cơng khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển
18


dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng,
kỷ luật…
4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tăng cường cơng tác kiểm tra, thanh
tra, kiểm tốn, điều tra, truy tố, xét xử để nâng cao hiệu quả cơng tác phịng
chống tham nhũng, lãng phí.
5. Tăng cường vai trò giám sát của cơ quan dân cử và nhân dân trong
phịng chống tham nhũng, lãng phí.
6. Đổi mới, nâng cao năng lực của cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo và cơ
quan thường trực, tham mưu về công tác phịng chống tham nhũng.
- Hai là, tiếp tục hồn thiện các quy định của pháp luật về công tác
kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử; có các biện pháp cần
thiết để hạn chế việc đối phó của đối tượng có dấu hiệu tham nhũng khi bị
thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, xét xử, thi hành án.
- Ba là, tăng cường các hoạt động giám sát của các cơ quan, của đại
biểu Quốc hội đối với cơng tác phịng chống tham nhũng. Phát huy vai trò
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, thành viên
của Mặt trận, của báo chí, của cử tri và nhân dân trong việc phát hiện, đấu
tranh, ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng mà Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
nhân dân tối cao thực hiện.
- Bốn là, tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao với các cơ quan có chức năng chun trách

phịng chống tham nhũng với trách nhiệm kiểm tra, thanh tra, kiểm toán,
giám sát, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, phòng ngừa tham nhũng.
- Năm là, tiếp tục hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về cơ
chế quản lý công tác tổ chức, cán bộ; thực hiện dân chủ, công khai, minh
bạch trong công tác cán bộ, nhất là khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm,
điều động, luân chuyển;

19


- Sáu là, cần nghiên cứu thiết lập thiết chế chuyên trách để hỗ trợ Quốc
hội trong phòng chống tham nhũng.
3.1.3. Hồn thiện vai trị phịng chống tham nhũng của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tuân thủ nguyên tắc pháp quyền, bảo
đảm mọi hành vi phạm tội phải bị xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội,
đúng pháp luật, khơng có “vùng cấm”.
Một là, phải tổ chức việc nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề về lý
luận để thống nhất về nhận thức và triển khai thực hiện nghiêm túc chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân
tối cao theo quy định của Luật tổ chức Cơ quan điều tra hình sự năm 2015 kể
từ ngày 01/8/2018 ở Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và nhất
là ở Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong công tác phát hiện, phối hợp cung
cấp nguồn tin về tội phạm.
Hai là, phải đổi mới Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
một cách đồng bộ, toàn diện về tổ chức bộ máy và hoạt động; xây dựng đội
ngũ cán bộ điều tra, Điều tra viên Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao trong sạch, vững mạnh, trung thành với sự nghiệp cách mạng của
Đảng, dũng cảm đấu tranh bảo vệ công lý và pháp luật xã hội chủ nghĩa, có
tinh thần trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp.
Ba là, điều tra các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là một hoạt động

điều tra có tính chất đặc thù, ngoài những đặc điểm như của các Cơ quan điều
tra thuộc Bộ Cơng an, Bộ Quốc phịng, hoạt động điều tra của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cịn có những đặc điểm riêng về chủ thể tội
phạm và hành vi phạm tội.
Bốn là, phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng lãnh
đạo, nguyên tắc tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành Kiểm sát nhân
dân; đồng thời, phát huy sức mạnh tổng hợp, chủ động tăng cường phối hợp
với các cơ quan nhà nước, trước hết là các cơ quan bảo vệ pháp luật trong
20


việc thực hiện công tác điều tra thuộc thẩm quyền, để nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, bảo vệ tính đúng
đắn của hoạt động tư pháp không bị xâm phạm.
- Đứng trước quốc nạn tham nhũng, Đảng cộng sản cũng đã hiểu ra vấn
đề, nếu để kéo dài tình trạng tham nhũng thì chế độ sẽ sụp đổ. Bởi vì ngồi
việc cạn kiệt nguồn lực và sự tan hoang của nền kinh tế thì sự bất mãn của
người dân với vấn nạn tham nhũng cũng là một yếu tố cần được tính đến.
3.1.3. Hồn thiện vai trị phịng chống tham nhũng của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải gắn với việc phát huy quyền phòng
chống tham nhũng của xã hội, công dân và bản thân bộ máy nhà nước.
Bộ máy nhà nước gồm các cơ quan cơng quyền, có chức năng trực tiếp thể
chế hóa, tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Để nâng cao hơn nữa
hiệu quả phịng, chống tham nhũng trong bộ máy hành chính nhà nước, cần
thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp sau:
- Thứ nhất, tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm chính
trị về phịng, chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
- Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Thứ ba, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có đủ
phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu hoạt động công vụ.
- Thứ tư, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh, chính xác, kịp thời các
hành vi tham nhũng trong bộ máy nhà nước.
- Thứ năm, phát huy sức mạnh tổng hợp đấu tranh phòng, chống tham
nhũng trong bộ máy nhà nước.

21


3.2. Giải pháp hồn thiện vai trị của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện
nay
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
3.2.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nói chung và Đảng ủy Viện
kiểm sát nhân dân tối cao đối với công tác của Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao
3.2.1.2. Hoàn thiện thể chế cho tổ chức và hoạt động phòng chống tham
nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các thể chế
khác có liên quan
3.2.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lương hoạt động của Cơ
quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tham mưu cho Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao về phòng chống tham nhũng.
3.2.2.2. Nâng cao chất lượng giám sát các hoạt động tư pháp
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng điều tra các tội phạm tham nhũng trong
hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao
3.2.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Điều tra viên; tăng
cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Cơ quan điều tra Viện kiểm
sát nhân dân tối cao

- Nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ điều tra, Điều tra viên:
- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
3.2.2.4. Tăng cường mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan
bổ trợ tư pháp với hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân
tối cao; phát huy vai trị của cơng dân, xã hội trong tố giác tội phạm tham
nhũng.

22


Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn tập trung phân tích những quan điểm và giải
pháp hồn thiện vai trò phòng, chống tham nhũng của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao trong hoạt động điều tra các tội phạm tham nhũng
trong hoạt động tư pháp. Luận văn đã đưa ra các quan điểm, sự lãnh đạo của
Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xử lý nghiêm minh khơng có
“vùng cấm”....vai trị tham mưu và vai trò thực tế trongphòng chống tham
nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao của Việt Nam
hiện nay đạt chất lượng, hiệu quả đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp.

23


KẾT LUẬN
Trong những năm qua, cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng
nói chung và các tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói riêng đã đạt
được những thành tích đáng kể, góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ sự hoạt
động đúng đắn của các cơ quan tư pháp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Bên cạnh những thành tích đã đạt được,
vai trò phòng, chống tham nhũng của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân
dân tối cao vẫn còn bộc lộ những thiếu sót, hạn chế như: Cơng tác kiểm tra,
xác minh tố giác, tin báo về tội phạm còn kéo dài so với thời gian quy định;
một số vụ án còn yêu cầu điều tra bổ sung, gia hạn điều tra nhiều lần.
Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao chất lượng hoạt động điều tra,
đấu tranh các tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, tác giả luận văn đã sử dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và tiếp thu những thành tựu của những người
đi trước, so sánh và đối chiếu những tài liệu, số liệu, đánh giá thực trạng của
hoạt động điều tra các tội tham nhũng trong hoạt động tư pháp của Cơ quan điều
tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Phân tích làm rõ những cơ sở lý luận về tham nhũng, thực tiễn thực hiện
vai trò của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong phòng, chống
tham nhũng. Những quy định pháp luật hiện hành về phòng, chống tham nhũng,
đánh giá về vai trò, thực tiễn trong trong hoạt động điều tra các tội tham nhũng
trong hoạt động động tư pháp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối
cao sẽ giúp cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao có những biện
pháp phù hợp, theo quy định của pháp luật trong công tác đấu tranh, điều tra
được chính xác, khách quan, tồn diện, khơng bỏ lọt tội phạm, không làm oan
người vô tội.
24


×