BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
……….…/……....
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN MẠNH QUỲNH
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
Chuyên ngành:Quản lý công
Mã số: 8 34 04 03
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2018
Cơng trình được hồn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào
Phản biện 1: PGS.TS. Trƣơng Quốc Chính - Học viện Hành chính Quốc gia
Phản biện 2: GS.TS Trần Phúc Thăng - Học viện Chính trị Quốc gia HCM
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Địa điểm: Phịng họp D - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ,
Học viện Hành chính Quốc gia
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội
Thời gian: vào hồi 14h00, ngày 05 tháng 11 năm 2018
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với cơng cuộc đổi mới cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các doanh nghiệp có vai trị hết
sức to lớn đối với sự đổi mới đó, nó có vị trí đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với nền kinh tế của nước ta,
là nguồn chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta
đang dần được phục hồi và phát triển nhanh chóng nhờ sự hoạt động mạnh mẽ của các doanh nghiệp, giúp
giải quyết được vấn đề về việc làm cho người lao động, sản xuất tăng nhanh, huy động và phát huy được các
tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, kéo theo sự phát triển của một số lĩnh vực khác
như: ngân sách quốc gia, kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt; giải quyết được một số vấn đề xã hội như: tạo
công ăn việc làm cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo cho người dân.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ so với các doanh
nghiệp lớn lại chiếm nhiều ưu thế trong hoạt động kinh doanh hơn như: vốn đầu tư ban đầu không cần nhiều
mà hiệu quả đạt được lại cao, tăng giảm lao động dễ dàng, việc tổ chức sản xuất và quản lý linh hoạt, gọn
nhẹ, nhanh được thu hồi lại vốn đầu tư vì thế làm tăng sức hấp dẫn trong đầu tư sản xuất kinh doanh. Ngồi
ra, những DNVVN có thể dễ dàng tận dụng các nguồn lực trong xã hội cho nhu cầu phát triển của mình; dễ
giao dịch vì tương đối linh hoạt về thời gian giao hàng và giá cả; có tính linh động, phản ứng nhanh trước sự
chuyển biến mạnh mẽ về sản phẩm, dịch vụ, quy trình sản xuất và thị trường. Từ đó các doanh nghiệp sẽ dễ
dàng để bắt đầu thực hiện kế hoạch. Chính vì vậy, doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng về số lượng
và đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Vai trị của DNVVN ln
được đánh giá rất cao ở Việt Nam nói riêng và các nước đã và đang phát triển trên thế giới nói chung.
Nền kinh tế Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một chủ
trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Sự phát triển của nền kinh tế, đời sống của nhân dân được cải
thiện rõ rệt là những minh chứng rõ nét cho nhận định đó. Trong thời gian qua, doanh nghiệp nói chung và
đội ngũ DNVVN nước ta nói riêng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc thực hiện có hiệu quả đối
với các mục tiêu chung đã đề ra của xã hội. Ở nước ta hiện nay, người lao động đang được sử dụng rất nhiều
ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là lao động tại các địa phương và khu vực nông thôn (chiếm gần
60%); điều này góp phần vào mức đóng góp vào GDP khá lớn (khoảng 35 - 40%) và tốc độ tăng trưởng ngày
càng cao. Hoạt động quản lý nhà nước là một trong các yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển của
DNVVN ở nước ta. Vai trò quản lý của nhà nước thể hiện thông qua việc định hướng, đưa ra các chủ trương,
chính sách, việc sử dụng các công cụ quản lý, tạo ra hành lang pháp lý để hỗ trợ cho sự ra đời các hoạt động
của đội ngũ DNVVN đạt được hiệu quả tích cực.
Sóc Sơn là một huyện phía Tây Bắc ngoại thành Hà Nội. Trong những năm gần đây, cùng với
Thành phố, chính quyền cơ sở đã có nhiều bước đổi mới về tổ chức và hoạt động, công tác quản lý nhà nước
đối với DNVVN được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm, các DNVVN trên địa bàn của
huyện phát triển nhanh chóng, vượt bậc về cả số lượng cũng như quy mô, lĩnh vực sản xuất tạo nên những
bước đổi mới, phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội, làm thay đổi rõ rệt bộ mặt phát triển của địa phương Sóc
Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Tuy nhiên trong q trình phát triển, các DNVVN ở khu vực
này vẫn cịn gặp nhiều khó khăn về thủ tục hành chính, vốn, mặt bằng sản xuất,trang thiết bị, kỹ thuật công
nghệ,… và cũng bộc lộ các hạn chế tiêu cực như: hoạt động kinh doanh trái pháp luật, kinh doanh khơng
đúng đăng kí kinh doanh, đặc biệt là tình trạng trốn thuế vẫn cịn xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
1
trường kinh doanh. Từ những khó khăn, hạn chế của các DVVNN, vấn đề đặt ra cho chúng ta là cần có các
chủ trương, chính sách từ phía Nhà nước nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các DVVNN để các doanh
nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ đồng thời quản lý hoạt động của loại hình doanh nghiệp này theo
định hướng và mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra. Đây là vấn đề đã và đang được các cấp chính quyền
huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung đặc biệt quan tâm.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình và hy vọng đề tài
này sẽ góp một phần nhỏ của mình vào cơng tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa
bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
2.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Trong những năm gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu về DNVVN được các tác giả công bố.
Qua các bài viết, tác giả đã tập chung nghiên cứu các đặc điểm, vai trò và thực trạng hoạt động của DNVVN,
từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách để hỗ trợ cho các DNVVN.
Đề tài cấp Bộ: 01X-07/09/2007-2: “Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO” do Th.s Phạm Thị Minh Nghĩa
làm chủ đề tài (năm 2008). Đề tài đã tập chung nghiên cứu những vấn đề chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, kinh nghiệm quốc tế về phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đề tài cũng đi
sâu nghiên cứu thực trạng phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội và đề ra phương hướng,
giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện gia
nhập WTO.
Luận án tiến sỹ: “Nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn cho các doanh ghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh Thái
Bình” của tác giả Nguyễn Thị Kim Lý, trường Đại học Thái Bình (2013). Luận án đã hệ thống hóa các lý
luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khái niệm, đặc điểm, vai trị, tiêu chí xác định của doanh nghiệp vừa và
nhỏ trong nền kinh tế. Hệ thống hóa các điều kiện tiếp cận vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhận dạng
những thành tựu, yếu kém, tìm nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận vốn. Trên cơ sở đó tác giả đã đề
xuất giải pháp giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thái Bình tiếp cận, khai thác các nguồn vốn có hiệu quả và
mở rộng các giải pháp này cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nói chung.
Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà
Nội” của tác giả Phạm Thị Kim Thư - Học viện Hành chính Quốc gia (2015). Luận văn đã hệ thống hóa lý
luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ, QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tác giả cũng nêu ra thực trạng
QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà Nội qua đó đề xuất những giải pháp tăng
cường công tác QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố.
Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hải
Phòng” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tuyết – Học viện Hành chính Quốc gia (2013). Luận văn đã hệ thống
hóa các vấn đề lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thông qua thực trạng hoạt động của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, luận văn đã tập chung phân tích và đánh giá sự quản lý của nhà nước đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP Hải Phòng. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn
đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh
2
nghiệp vừa và nhỏ.
Luận văn thạc sỹ “Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Hà
Nội” của tác giả Phạm Thị Kim Thư – Học viện Hành chính Quốc gia (2015). Luận văn đã đưa ra các vấn đề
lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, luận văn cũng chỉ ra thực trạng hoạt động của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, những mặt tích cực đã làm được cũng như những tồn tại, yếu kém, khó khăn trong
cơng tác quản lý nhà nước. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất phương
hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là thơng qua việc phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội nhằm đề xuất hệ thống các giải pháp mang
tính tồn diện để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Để thực hiện được mục đích nói trên, tác giả đã đưa ra và giải quyết các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước đối với sự phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Phân tích thực trạng quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý của nhà nước đối với DNVVN
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay.
4.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a.
Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn tập chung nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa
nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội hiện nay. Trong đó, chủ thể quản lý là hệ thống các cơ
quan QLNN; đối tượng là các DNVVN; các công cụ quản lý đó là: pháp luật, quy hoạch, chiến lược, kế
hoạch, chính sách có liên quan, kiểm tra giám sát hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức bộ
máy quản lý nhà nước đối với các DNVVN trên địa bàn huyện.
b.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông
qua các công cụ quản lý vĩ mơ, trong đó chủ thể là các cơ quan quản lý nhà nước; đối tượng là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Về không gian và thời gian: luận văn tập chung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2017.
5.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử.
Trong nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng, phương
pháp lịch sử và logic, phương pháp thống kê, đối chứng so sánh.
3
6.
Ý nghĩa của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn góp phần hồn thiện hệ thồng lý luận về quản lý nhà nước đối với
DNVVN; đánh giá thực trạng hoạt động QLNN để tìm ra những hạn chế và phân tích ngun nhân của
những hạn chế đó.
Về mặt thực tiễn: Luận văn đề xuất các phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm góp phần nâng cao chất lượng QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội.
7.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục từ viết
tắt luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với DNVVN.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở huyện Sóc Sơn, thành
phố Hà Nội giai đoạn 2013 – 2017.
Chƣơng 3: Quan điểm, định hướng và một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà
nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
1.1.
Những vấn đề lý luận vê doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực có các định nghĩa về DNVVN là khác nhau, chính sự khác nhau đã
khiến cho việc nghiên cứu và các DNVVN trở nên khó khăn hơn.
Các nước cộng đồng châu Âu truyền thống có cách định nghĩa riêng về Doanh nghiệp vừa và nhỏ
(SMEs) của riêng họ, ví dụ ở Đức được định nghĩa là những doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người,
trong khi đó ở Bỉ là 100 người. Tuy nhiên, đến nay Liên minh châu Âu đã có khái niệm về SMEs chuẩn hóa
hơn. Theo đó, những doanh nghiệp có dưới 50 lao động là doanh nghiệp nhỏ, cịn các doanh nghiệp có trên
250 lao động là doanh nghiệp vừa. Ngược lại, ở Mỹ những doanh nghiệp có dưới 100 lao động là doanh
nghiệp nhỏ và dưới 500 lao động là doanh nghiệp vừa. Như vậy, ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực có các định
nghĩa về DNVVN là khác nhau, chính sự khác nhau đã khiến cho việc nghiên cứu và các DNVVN trở nên
khó khăn hơn.
Ở Việt Nam, tùy theo từng giai đoạn cụ thể khái niệm DNVVN được đưa ra để phù hợp với mục
đích của việc xác định và mức độ phát triển doanh nghiệp. Đến nay, khái niệm DNVVN về cơ bản được hiểu
theo định nghĩa trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ: “ Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở
kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo
quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán
của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình qn năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”.
1.1.2. Tiêu chí phân loại DNVVN
Các tiêu chí để phân loại doanh nghiệp có hai nhóm: tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.
Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp như chun mơn hóa
thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp,… Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng
bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó chúng thường được dùng làm cơ sở để
tham khảo trong kiểm tra, kiểm chứng mà ít được dùng để phân loại trong thực tế.
Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các tiêu chí như số lao động, giá trị tài sản hay vốn, doanh
thu, lợi nhuận.
Trong các nước APEC tiêu chí được sử dụng phổ biến nhất là số lao động. Cịn một số tiêu chí
khác thì tùy thuộc vào điều kiện từng nước. Tuy nhiên sự phân loại doanh nghiệp theo quy mô lại thường chỉ
mang tính tương đối và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế của một nước; tính chất
ngành nghề; vùng lãnh thổ; tính lịch sử; mục đích phân loại
Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp Việt Nam được phân thành 4 nhóm tùy thuộc vào quy
mô số lao động, vốn và khu vực kinh tế mà hộ hoạt động, cụ thể bao gồm: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh
nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn.
Bảng 1.2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
5
DN siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp lớn
Quy mô
Khu vực
Khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản
Khu vực công
nghiệp và xây dựng
Khu vực thương
mại, dịch vụ
Lao động
Vốn
Lao động
(người)
(tỷ)
(người)
<=10
<=20
<=10
<=20
<=10
<=10
Vốn (tỷ)
Lao động
Vốn
Lao động
(người)
(tỷ)
(người)
Trên 10
Trên 20
Trên 200
Trên
đến 200
đến 100
đến 300
100
Trên 10
Trên 20
Trên 200
Trên
đến 200
đến 100
đến 300
100
Trên 10
Trên 20
Trên 50 đến
Trên
đến 50
đến 50
100
50
Trên 300
Trên 300
Trên 100
(Nguồn: Điều 3, Nghị định 56/2009/NĐ-CP)
1.1.3. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Những đặc điểm chính của DNVVN ở Việt Nam được thể hiện như sau:
-
Tính chất hoạt động kinh doanh: DNVVN thường tập chung ở nhiều khu vực chế biến và
dịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn
-
Về vốn: DNVVN có nguồn vốn nhỏ, thường là những doanh nghiệp khởi sự thuộc khu vực
kinh tế tư nhân
-
Về năng lực cạnh tranh: Năng lực kinh doanh cịn hạn chế do quy mơ vốn nhỏ nên các
DNVVN khơng có điều kiện đầu tư để nâng cấp, đổi mới máy móc, mua sắp thiết bị cơng nghệ tiên tiến, hiện
đại.
-
Về lao động: Phần lớn các DNVVN sử dụng nhiều lao động giản đơn, quy mơ lao động nhỏ,
trình độ tay nghề chưa cao, đa số sử dụng lao động hộ gia đình, thuê và tuyển dụng ở các tỉnh.
-
Về cơng nghệ và máy móc thiết bị: Cơng nghệ và máy móc thiết bị của các DNVVN thường
lạc hậu do chi phí đầu tư cơng nghệ mới và kỹ thuật hiện đại cao nên thường vượt quá khả năng của các
DNVVN với quy mô vốn hạn chế.
-
Về năng lực quản lý điều hành: Một đặc điểm của DNVVN nước ta hiện nay là sản xuất
kinh doanh theo cách tự phát, tự điều hành, quản lý cịn mang tính gia đình.
1.1.4. Vai trị của doanh nghiệp vừa và nhỏ với phát triển kinh tế xã hội
Thứ nhất, vai trò về mặt kinh tế:
-
Tăng trưởng nền kinh tế
-
Khai thác và phát huy tốt các nguồn lực tại chỗ
-
Gia tăng giá trị xuất khẩu
-
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-
Thu hút vốn
Thứ hai, vai trị về mặt xã hội:
-
Tạo cơng ăn, việc làm cho người lao động
6
-
Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động
-
Góp phần vào việc đơ thị hóa
1.2.
Những vấn đề cơ bản về QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm QLNN đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1.1.
Khái niệm
QLNN đối với DNVVN là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực của nhà nước thơng qua một hệ
thống các chính sách kinh tế lên các DNVVN nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực phát triển kinh
tế để đạt được các mục tiêu phát triển doanh nghiệp đặt ra.
1.2.1.2.
Đặc điểm
- QLNN đối với doanh nghiệp phải phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, lấy cơ chế thị trường
làm nền tảng để định hướng cho việc áp dụng các công cụ quản lý.
- Việc quản lý đối với doanh nghiệp được tiến hành theo các phương pháp và với những công cụ
khác với phương pháp và công cụ quản lý ở giai đoạn trước đó, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong QLNN đối
với kinh tế được tăng cường. Mục tiêu chủ yếu của QLNN đối với doanh nghiệp nói chng và đối với
DNVVN nói riêng nhằm tạo mơi trường hoạt động thuận lợi, bình đẳng, cạnh tranh; đảm bảo để doanh
nghiệp tuân thủ pháp luật; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với doanh nghiệp.
1.2.2. Sự cần thiết của QLNN đối với DNVVN
Việc quản lý nhà nước đối với DNVVN là một tất yếu khách quan vì:
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp là một chức năng đặc thù của quản lý nhà nước.
- Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, do đó nhà nước cần sử dụng quyền lực và sức
mạnh của mình để điều tiết và khống chế những hành vi khơng có lợi của doanh nghiệp với cộng đồng, khắc
phục những khuyết điểm của cơ chế thị trường, điều chỉnh hoạt động của các DNVVN
- Thông qua việc ban hành các thể lệ, chính sách và giám sát thực thi các quy định của pháp luật
thì đồng thời nhà nước tạo ra môi trường thuận lợi để thúc đẩy việc xây dựng và phát triển DNVVN
1.2.3. Nội dung QLNN đối với DNVVN
Trên cơ sở nội dung QLNN đối với doanh nghiệp nói chung, nội dung QLNN đối với DNVVN bao
gồm các nội dung cụ thể như sau:
Một là, định hướng chiến lực, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển các DNVVN trên cả
nước và từng địa phương.
Đây là nội dung quan trọng của hoạt động QLNN. Hệ thống các quy hoạch, kế hoạch phát triển
DNVVN là những tư tưởng chỉ đạo, các mục tiêu, chỉ tiêu, các mơ hình, biện pháp ngắn hạn và dài hạn để
định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp theo mục tiêu chung của phát trển kinh tế - xã hội, khuyến
khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp được cơng khai, minh bạch, giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả năng
lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh doanh. Công tác xúc tiến, phát triển doanh nghiệp là
cơ sở để vạch ra các chính sách quản lý kinh tế và cả cơ cấu nhiệm vụ của bộ máy quản lý. Việc hoạch định
7
chiến lược nhằm vạch ra các hướng ưu tiên trong phát triển các ngành mũi nhọn cũng như các ngành trọng
điểm.
Hai là, ban hành, phổ biến pháp luật và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về doanh
nghiệp.
Pháp lý là công cụ quản lý chủ yếu khi thực hiện chức năng QLNN đối với doanh nghiệp. Cho đến
nay, hệ thống pháp luật về tổ chức quản lý doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, trong đó
có DNVVN, mọi loại hình doanh nghiệp được đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp và bình đẳng
trước pháp luật. Luật doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần quan trọng trong việc
thiết lập một khung pháp lý mới trong QLNN đối với doanh nghiệp. Việc nhà nước có trách nhiệm khơng
ngừng hoàn thiện, phổ biến các quy phạm pháp luật kinh doanh sao cho cởi mở, minh bạch và có thể dự báo
sẽ vừa có tác dụng định hướng và quản lý thống nhất doanh nghiệp, vừa tạo lòng tin và thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nội dung quản lý nhằm tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và tiếp
cận các văn bản pháp luật của trung ương cũng như địa phương đến các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nay
vẫn còn hiểu biết về pháp luật hạn chế, đa số doanh nghiệp khơng có thói quen sử dụng dịch vụ luật sư khiến
cho môi trường pháp lý trong kinh doanh chưa đồng đều. Ý thức về việc chấp hành pháp luật của doanh
nghiệp còn thấp, việc tổ chức, phổ biến luật, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật chưa đáp ứng được
yêu cầu của thực tiễn. Doanh nghiệp cịn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các văn bản pháp lý. Đó là nguyên
nhân khiến cho doanh nghiệp không ý thức được hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Ba là, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đây là nội dung chủ yếu của công tác QLNN đối với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói
riêng. Căn cứ vào việc ban hành các văn bản và chính sách đối với DNVVN; nhà nước lập kết hoạch xây
dựng và thực thi các chính sách đó nhằm thực hiện tốt nhất công tác phát triển và QLNN đối với DNVVN.
Trong đó, các quy định phải hướng tới khơng phân biệt các thành phần kinh tế, tạo môi trường pháp lý cạnh
tranh lành mạnh. Đặc biệt, công tác cải cách hành chính trước hết để cải thiện mơi trường kinh doanh, tạo
thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Tiếp đó, cải cách hành chính hướng tới xây dựng một nền hành
chính phục vụ chuyên nghiệp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu QLNN, góp phần quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Bốn là, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của DNVVN.
Đây là nội dung quan trọng nhằm theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh và giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát và xử lý các vi phạm của doanh nghiệp
trong việc thực hiện các quy định pháp luật của nhà nước. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, người
tiêu dùng, các tổ chức chính trị - xã hội, đồn thể khơng chỉ đóng vai trị là người tiêu thụ những sản phẩm,
dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp, mà thơng qua việc tiêu dùng có thể giám sát hoạt động của doanh
nghiệp. Một mặt nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, mặt khác nhằm thực hiện chức năng giám sát hoạt động
của doanh nghiệp.
8
Năm là, xây dựng bộ máy quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp ở cấp địa phương đối với
DNVVN trên địa bàn để có thể kiểm sốt tốt nhất hoạt động của các doanh nghiệp.
Về xây dựng bộ máy QLNN bao gồm ba nội dung chính là: cơ cấu bộ máy; xác định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN đối với DNVVN . Việc đào tạo và quản
lý con người liên quan đến đời sống doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển doanh nghiệp. Cần nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm và đạo đức
của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Cần phải khắc phục tình trạng gây phiền hà, khó dễ, phân
biệt đối xử đối với doanh nghiệp. Cần loại trừ ngay những cán bộ, cơng chức thối hóa, biến chất đã làm
biến dạng, làm sai lệch những chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trên 95% DN ở nước ta là DNNVV, DNVVN hiện đóng vai trị quan trọng trong sự đổi mới và
phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo,... Nhiều sản phẩm
và dịch vụ sáng tạo của các DNNVV đã mang lại giá trị lớn, hiệu quả cao.
Sự cần thiết của QLNN đối với DNVVN là không thể phủ nhận. Nhà nước can thiệp một mặt là để
ngăn chặn, hạn chế các tác hại do các hoạt động của doanh nghiệp gây ra, mặt khác can thiệp để giúp đỡ các
doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt trong doanh nghiệp của họ, nhờ đó góp phần khơng nhỏ vào cuộc xây
dựng “dân giàu, nước mạnh” ở nước ta.
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở HUYỆN SÓC SƠN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2017
2.1. Khái quát chung
2.1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội cho sự phát triển DNVVN
Điều kiện trong nƣớc và quốc tế
Với nỗ lực vượt qua khó khăn trong tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế thế giới đã và
đang có nhiều khởi sắc, tuy tăng trưởng chậm nhưng bền vững hơn, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương
mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới tạo điều kiện để DNVVN Việt Nam tự do sáng
tạo, sản xuất kinh doanh, làm giàu cho mình và cho đất nước. Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngồi trong
những năm gần đây đã tăng cả về số lượng, dự án và số vốn đầu tư, trong đó ngày càng xuất hiện nhiều tập
đoàn xuyên quốc gia xuất hiện tại Việt Nam như: Samsung, LG, Canon, Honda, Intel,…đây là một trong
những yếu tố kích thích phát triển DNVVN với vai trị là các nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cũng như các
sản phẩm đầu ra cho các tập đoàn.
Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn
Sóc Sơn là huyện nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. UBND thành phố Hà Nội phê phê
chuẩn huyện Sóc Sơn được Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 định hướng đến năm 2030, mang tính chất căn
bản là: thương mại – dịch vụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục – đào tạo, nông nghiệp sinh thái, mang vị trí
quan trọng về an ninh quốc phịng; hướng tới một huyện lớn mạnh xứng tầm là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ
Hà Nội, là mai mối giao thông quan trọng của quốc gia, của Vùng và Thủ đô Hà Nội.
9
Trong những năm qua huyện Sóc Sơn đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội. Với những
thành tựu trên, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền, các đơn vị và cá nhân của huyện đã nhận được
nhiều danh hiệu thi đua và các phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng. Năm 2012, huyện Sóc
Sơn được tặng Huân chương độc lập hạng Ba. Ngày 22/8/2017, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký Quyết định số 1627/QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất cho nhân
dân và cán bộ huyện Sóc Sơn...
2.1.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố
Hà Nội
Số lượng DNVVN hàng năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017) được trình bày trong Bảng
2.1 và thể hiện qua Hình 2.1:
Bảng 2.1. Số lƣợng DNVVN hàng năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Số DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm)
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
898
1 035
1 232
1 479
1 818
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.1. Số lƣợng DNVVN hàng năm trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Qua Bảng 2.1 và Hình 2.1, ta thấy số lượng DNVVN được thành lập và hoạt động trên địa bàn
huyện Sóc Sơn tăng dần đều qua các năm. Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng DNVVN trên địa bàn huyện
Sóc Sơn cho thấy đây là khu vực phát triển rất năng động trong số các thành phần kinh tế.
Bảng 2.2. DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế (2013-2017)
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
Ngành kinh tế
Số DNVVN đang hoạt động đến 31/12 hàng năm
10
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng số
898
1035
1232
1479
1818
1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản
30
52
65
79
97
2. Cơng nghiệp
165
183
216
259
316
3. Xây dựng
212
230
258
291
342
299
348
412
516
650
5. Vận tải, bưu chính, VT
65
81
115
144
185
6. Các ngành dịch vụ khác
127
141
166
190
228
4. Thương mại, khách sạn,
nhà hàng
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.2. DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế (2013-2017)
Qua Bảng 2.2 và Hình 2.2, ta thấy số lượng DNVVN trong tất cả các ngành đều có sự gia tăng về
số lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng, thương mại, khách sạn và nhà hàng. Trong đó
DN hoạt động trong lĩnh vực Thương mại, khách sạn, nhà hàng chiếm ưu thế nhất. Điều này có nguyên nhân
là do huyện Sóc Sơn được quy hoạch là một trong 5 thành phố vệ tinh của thủ đơ Hà Nội với tính chất cơ bản
là thương mại - dịch vụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục đào tạo, nông nghiệp sinh thái nên các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực này có xu thế tăng nhanh và chiếm tỉ trọng lớn
Bảng 2.3. Vốn đăng ký của DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: tỷ đồng.
Năm
Vốn của DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm)
2013
2014
2015
2016
2017
6,542
6,999
9,174
12,235
18,600
11
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.3. Vốn đăng ký của DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Theo số liệu của Bảng 2.3 và Hình 2.3, ta thấy rằng nguồn vốn đăng ký và doanh thu của khối
doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn tăng qua các năm, đặc biêt nguồn vốn của DNVVN
tăng đột biến vào các năm từ 2015 đến năm 2017. Có sự tăng nhanh như vậy là do trong giai đoạn này nền
kinh tế của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung sau thời kì suy thối đã phục hồi và tăng trưởng. Nguồn
vốn của các DNVVN cũng được tập trung đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ
và nhà hàng do đây là những ngành có tiền năng phát triển mạnh.
Bảng 2.4. Lao động trong các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: lao động
Số lao động trong DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm)
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
9,988
11,903
14,784
18,560
21,432
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
12
Hình 2.4. Lao động trong các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Qua Bảng 2.4 và Hình 2.4, ta thấy số lao động trong các DNVVN tăng dần đều theo các năm, năm
2014 số lao động trong các DNVVN là 11903 lao động, tăng so với năm 2013 là 1915 người. Số lao động
trong các DNVVN năm 2015 là 14784 người, tăng 2881 người so với năm 2014. Năm 2016 số lao động là
18560 người, tăng 3776 lao động so với năm 2015. Đến năm 2017 là 21432 người (tăng 11444 người, gấp
khoảng 2.1 lần so với năm 2013).
Bảng 2.5. Lao động trong các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân
theo ngành kinh tế (2013-2017)
Đơn vị: lao động
Số lao động trong DNVVN (tính đến 31/12 hàng năm)
Ngành kinh tế
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Tổng số
9,988
11,903
14,784
18,560
21,432
1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản
403
630
769
921
1,107
2. Công nghiệp
1,889
2,230
2,967
3,563
4,238
3. Xây dựng
3,780
4,280
4,857
5,848
6,356
4. Thương mại, KS, nhà hàng
2,493
3,010
3,785
4,786
6,020
5. Vận tải, bưu chính, viễn thơng
685
894
1,308
1,955
2,172
6. Các ngành dịch vụ khác
738
859
1,098
1,487
1,539
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
13
Hình 2.5. Lao động trong các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phân theo ngành kinh tế
(2013-2017)
Qua Bảng 2.5 và Hình 2.5, nhìn chung ở các năm từ 2013 đến 2017, số lao động có nhiều nhất
trong lĩnh vực xây dựng; thương mại, khách sạn, nhà hàng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện
huyện chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ bởi vậy số lượng
lao động làm việc trong khu vực này cũng chiếm số lượng lớn.
Về kết quả hoạt động
Bảng 2.6. Doanh thu của các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: tỷ đồng.
Doanh thu của DN đang hoạt động
(tính đến 31/12 hàng năm)
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
10,203
11,752
14,142
15,999
19,143
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình
2.6. Doanh thu của các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn (2013-2017)
14
Qua Bảng 2.6 và Hình 2.6, ta thấy rằng doanh thu của các DNVVN tại huyện Sóc Sơn đều tăng qua
các năm. Năm 2013 là 10.203 tỷ đồng, năm 2017 tăng lên 19.143 tỷ đồng (tăng 8940 tỷ đồng, gấp khoảng
1.9 lần). Như vậy loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ của huyện Sóc Sơn các năm gần đây sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp tại địa phương. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để
các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mua sắm trang thiết bị, đẩy mạnh đầu tư sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.7. Tình hình thu ngân sách từ các DNVVN trên địa bàn huyện
Sóc Sơn (2013-2017)
Đơn vị: tỷ đồng.
Đóng góp thuế của DNVVN
(tính đến 31/12 hàng năm)
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
99.8
91.5
113.5
160.5
219.6
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.7. Tình hình thu ngân sách từ các DNVVN huyện Sóc Sơn (2013-2017)
Qua Bảng 2.7 và Hình 2.7 cho thấy trong năm năm gần đây các DNVVN trên địa bàn huyện đã
phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng.
Cùng với sự phát triển của số lượng các doanh nghiệp, đóng góp thuế của các doang nghiệp trong giai đoạn
2013 – 2017 nhìn chung tăng. So với năm 2013 là 99.8 tỷ đồng thì năm 2017 tăng lên 219.6 tỷ đồng ( tăng
hơn 220%). Năm 2017 tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện là 620.499 tỷ đồng, như vậy riêng
khối DNVVN đóng góp 219.6 tỷ, chiếm 35.4% thu ngân sách toàn huyện.
15
(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Sóc Sơn 2017)
Hình 2.8. Biến động số lƣợng doanh nghiệp ( 2013-2017)
Theo Hình 2.8, số Doanh nghiệp giải thể giảm dần số lượng theo các năm. Tuy nhiên, số DN tạm
ngưng hoạt động lại tăng do hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn. Số DN chuyển đến có sự tăng theo các
năm. Số Lượng DN chuyển đi gần như khơng có biến động nhiều qua các năm.
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, trên địa bàn huyện Sóc Sơn, loại hình doanh nghiệp này đóng
vai trị quan trọng, nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã
hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… (Về lao động, hàng năm tạo thêm hàng nghìn lao động mới;
góp phần tăng thu nhập cho người lao động,…; Số tiền thuế và phí mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nộp
cho Nhà nước đã xấp xỉ 2,2 lần sau 5 năm. Sự đóng góp đã hỗ trợ lớn cho việc chi tiêu vào các công tác xã
hội và các chương trình phát triển khác (đầu tư xây dựng, xóa đói giảm nghèo,..). Do vậy, đã tạo tạo ra cơ hội
cho dân cư tham gia đầu tư có hiệu quả nhất trong việc huy động các khoản tiền đang phân tán, nằm trong
dân cư, để hình thành các khoản vốn đầu tư cho sản xuất, kinh doanh.
2.2. Thực trạng QLNN đối với DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội (2013-2017)
2.2.1. Ban hành và thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, liên quan đến phát triển
DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Sóc
Sơn là mang tính chất căn bản là: thương mại – dịch vụ, công nghiệp, du lịch, giáo dục – đào tạo, nông
nghiệp sinh thái, mang vị trí quan trọng về an ninh quốc phịng. Theo đó, cùng với Thành phố huyện Sóc
Sơn đã Ban hành Kế hoạch về việc phát triển doanh nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2017; Tổ chức
thực hiện Quyết định số 14/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề,
làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện; Quyết định số
91/QĐ-UBND của UBND Thành phố phê duyệt kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội 2016
– 2020; Quyết định 2261/QĐ-UBND của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công
nghiệp Thành phố Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030;…
2.2.2. Ban hành chính sách và thực thi chính sách liên quan đến phát triển DNVVN trên địa
bàn huyện Sóc Sơn
Chính sách đầu tư
16
Huyện Sóc Sơn đã tập trung huy động thu hút nhà đầu tư phát triển các khu kinh tế, các khu - cụm
cơng nghiệp hiện có; ưu tiên các dự án đầu tư có quy mơ lớn, ít thâm dụng lao động, sản xuất sản phẩm có
hàm lượng cơng nghệ cao, công nghệ sạch, tạo giá trị gia tăng cao và thân thiện mơi trường. Năm 2014,
huyện Sóc Sơn đã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các doanh nghiệp có trụ sở
chính ở huyện, sử dụng nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng để thực hiện các dự án đầu tư mới, đầu tư
chiều sâu, mở rộng dự án, đổi mới công nghệ, thiết bị,... Thực hiện các giải pháp để hỗ trợ, giải quyết vướng
mắc cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh, làm ăn lâu dài tại Sóc
Sơn.
Chính sách thuế.
Thời gian qua,cùng với Thành phố, Chi cục thuế huyện Sóc Sơn đã triển khai nhiều chương trình,
giải pháp hỗ trợ, giúp doanh nghiệp sớm được hưởng chính sách ưu đãi, tổ chức các cuộc đối thoại doanh
nghiệp nhằm kịp thời giải đáp những vướng mắc của doanh nghiệp, đảm bảo việc các doanh nghiệp thực
hiện đúng quy định của pháp luật.
Chính sách tín dụng
UBND huyện Sóc Sơn đã triển khai tới toàn bộ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kế hoạch số
105/KH-UBND ngày 20/5/2014 của UBND Thành phố Hà Nội về thực hiện Chương trình kết nối Ngân hàng
– Doanh nghiệp với mục đích: Gắn kết giữa cơ quan qản lý nhà nước, doanh nghiệp và ngân hàng thương
mại dưới hình thức ký kết hỗ trợ vốn vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cải cách thủ tục hành chính
Thời gian qua, cải cách thủ tục hành chính của huyện Sóc Sơn đã đạt được nhiều thành tựu, góp
phần quan trọng thúc đẩy q trình phát triển kinh tế xã hội của huyện và thu hút đầu tư. Thực hiện cải cách
hành chính, các cấp, các ngành huyện Sóc Sơn đã rà sốt và niêm yết cơng khai các thủ tục hành chính, hồn
thành cơ chế một cửa, một cửa liên thông về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận
trực tuyến đã đạt trên 96% (trong đó 20 xã đạt 100%). Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các bộ phận,
đầu mối trực thuộc từ thành phố đến cấp huyện, xã đảm bảo nguyên tắc “một đầu mối – một việc xuyên
suốt”.
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính
Hàng năm, UBND huyện lập kế hoạch kiểm tra DNVVN và phối hợp với các cơ quan quản lý
chuyên ngành tiến hành kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn. Trước ngày 31/10 hàng năm, UBND huyện đã
xây dựng kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp của năm sau và tiến hành kiểm tra ít nhất 5% số lượng doanh
nghiệp trên địa bàn. Những đơn vị được đoàn kiểm tra trực tiếp hầu hết là lần đầu đuợc kiểm tra về Pháp luật
lao động, chưa được nhắc nhở và hướng dẫn thực hiện. Vì vậy đối với vi phạm về cơng tác An tồn vệ sinh
lao động, các loại hình Bảo hiểm, Cơng đồn của các đơn vị doanh nghiệp đoàn kiểm tra đã lập biên bản,
đồng thời nhắc nhở, yêu cầu đơn vị khắc phục và khơng xử lý vi phạm hành chính. Chỉ có cơng tác quản lý
đất đai, trật tự xây dựng đã tiến hành xử lý cưỡng chế 8 Doanh nghiệp vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng,
yêu cầu hàng trăm doanh nghiệp tháo dỡ nhà xưởng vi phạm trật tự xây dựng.
2.4.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước quản lý DNVVN
17
Thứ nhất, cấp huyện
Phòng Kinh tế
Đội Quản lý thị trường số 10
Phòng Lao động – Thương binh và
Phịng cảnh sát Phịng cháy chữa
cháy – Cơng an huyện
xã hội
Chi Cục thuế
Đội Thanh tra xây dựng huyện.
Đội cảnh sát điều tra tội phạm về
Kinh tế - Công an huyện
Thứ hai, cấp xã: các cán bộ công chức làm công tác chuyên môn liên quan.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Thành công
Công tác quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã đạt được những kết quả
đáng kể, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nếu
như năm 1977, toàn huyện chỉ có 22 DN, đến năm 2017, số DNVVN đang hoạt động trên địa bàn đã lên tới
con số 1818. Qua công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước đã kịp thời chấn chỉnh các hoạt động,hành vi vi phạm pháp luật của
doanh nghiệp để phù hợp với các quy định và đồng thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp ngày một phát triển và hoạt động có hiệu quả.
2.3.2. Hạn chế
Qua khảo sát và nghiên cứu thực tiễn về QLNN đối với DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phát
hiện thấy cịn một số hạn chế như sau:
Một là, cơ chế quản lý chưa tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp vượt qua
được các khó khăn về tài chính, thị trường, công nghệ. Năng lực cán bộ quản lý nhà nước chưa theo kịp tiến
trình đổi mới doanh nghiệp.
Hai là, việc kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đã được cấp đăng ký kinh doanh chưa
đáp ứng được những quy định của pháp luật.
Ba là, việc phối hợp giữa chính quyền cấp huyện và xã với cơ quan quản lý thuế trong giám sát
việc chấp hành thuế của các doanh nghiệp cũng cịn có mặt hạn chế.
2.3.3. Ngun nhân của hạn chế
Những hạn chế trong quản lý của chính quyền nhà nước cấp huyện, xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn
có ngun nhân từ nhiều phía, cụ thể là:
Về phân cấp QLNN
Quyền hạn của chính quyền huyện cịn nhiều hạn chế. Tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ
giữa quản lý hành chính của chính quyền địa phương và quản lý trực tiếp theo ngành dọc làm hạn chế việc
huy động hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương đối với các tổ chức, đơn vị đóng trên địa
bàn.
18
Về tổ chức và cơ chế vận hành
Hiện nay việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh tế được chia làm nhiều lĩnh vực, do các cơ
quan quản lý nhà nước khác nhau, việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa chính quyền huyện, xã và
các cơ quan thuộc nganh dọc đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều
khó khăn.
Về hệ thống thơng tin trong quản lý
Tình trạng thiếu thơng tin và thơng tin chưa kịp thời.
Thông tin thiếu công khai
Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trong tiếp nhận và xử lý thơng tin.
Về cơng cuộc cải cách hành chính
Cơng tác cải cách hành chính mặc dù đã được các cấp, các ngành đưa vào kế hoạch công tác hàng
năm, nhưng quá trình cải cách hành chính mơ hình chung của huyện còn chậm, chưa đi vào chiều sâu, chưa
đạt được theo mục tiêu, yêu cầu đề ra.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
DNVNN trên địa bàn huyện Sóc Sơn đang phát triển khơng ngừng cả về số lượng và chất lượng.
Thực hiện tốt công tác QLNN đối với DNVVN sẽ thúc đẩy hoạt động DNVVN phát triển theo đúng định
hướng của Đảng và Nhà nước. UBND huyện Sóc Sơn cùng với các cơ quan QLNN khác đã quan tâm, đầu
tư, tạo điều kiện để các DNVVN có điều kiện phát triển ổn định, bền vững. Bên cạnh đó, cơng tác QLNN đối
với DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn vẫn cịn một số hạn chế về thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống
thông tin,…
Để tăng cường công tác QLNN đối với DNVVN trên địa bàn huyện thời gian tới cần phải tiếp tục
nghiên cứu cơ sở lý luận, tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng, tìm ra những giải pháp nhằm hồn thiện
công tác QLNN đối với DNVVN.
CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện chủ trương đổi mới do Đảng và Nhà nước ta đề ra về phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong
những năm gần đây ở Hà Nội nói chung và trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói riêng, DNVVN có sự phát triển
mạnh mẽ. Song song với quá trình đó, phương pháp và cơng cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước cũng từng bước
được đổi mới. Tuy nhiên, để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước nói chung cũng như của chính quyền địa
phương nói riêng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đang đặt ra và cần được nghiên cứu giải quyết.
3.1. Các yếu tố tác động đến công tác QLNN đối với DNVVN
Các yếu tố tác động từ bên trong
Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ
thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài. Việc quản lý nhà nước đối với DNVVN
19
tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu
chung của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đề ra định hướng để từ đó xây dựng các các chính
sách về quản lý doanh nghiệp một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác và sử dụng dữ liệu có hiệu
quả phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Pháp luật, chính sách của Nhà nước: Trong thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều
văn bản, chính sách quan trọng về phát triển phát triể DNVVN, đặc biệt là Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa năm 2017. Việc ban hành các văn bản pháp luật về quản lỹ và hỗ trợ doanh nghiệp và các văn bản hướng
dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng của nhà nước trong việc quản lý các DNVVN.
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan để thực thi chính sách
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước: Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác
quản lý nhà nước về quản lý đối với DNVVN là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp
luật về quản lý doanh nghiệp. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
việc xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật về quản lý doanh nghiệp. Như vậy, năng lực, trình độ của
các cán bộ cơng chức là yếu tố quan trọng góp phần thành cơng vào cơng tác quản lý nhà nước đối với
DNVVN, do vậy, việc đào tạo con người nói chung hay đội ngũ cán bộ cơng chức nói riêng cần được quan
tâm, chú trọng.
Các yếu tố tác động từ bên ngồi
Q trình hội nhập quốc tế: Q trình hội nhập quốc tế đã đặt ra khơng ít vấn đề mới mẻ đối với các
cơ quan QLNN trong việc quản lý các DNVVN, cụ thể:
Sự chủ động của các cơ quan QLNN trong việc xây dựng pháp luật liên quan đến DNVVN phần nào
đó bị thu hẹp. Trong hồn cảnh đó, các cơ quan QLNN cần nắm vững những quy định và cam kết
quốc tế, vận dụng sáng để vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa tuân thủ những quy định và cam kết
quốc tế;
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, do đó các cơ quan
QLNN có trách nhiệm giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, nắm vững những quy
định, cam kết quốc tế.
Khi hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì phải chịu tác động nhanh, mạnh của những chuyển biến
trên thị trường thế giới, do đó các cơ quan QLNN cần gia tăng mạnh mẽ công tác theo dõi, phân tích,
dự báo những diễn biến ấy để có biện pháp đề phịng;
Năng lực, trình độ phát triển của doanh nghiệp: Những khó khăn của các DNVVN đã tạo ra biến
động lớn, tác động đến khả năng chống đỡ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp lại có tâm lý trơng chờ vào các
chính sách của nhà nước, nếu khơng kịp thích nghi và thay đổi thì số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản
ngày càng nhiều. Trước bối cảnh này, công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN cần phải thay đổi để phù
hợp và thích ứng với từng thời kỳ và hoàn cảnh, đặc biệt là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính
20
sách về quản lý đăng ký doanh nghiệp.
Sự phát triển của hệ thống công nghệ - thông tin: Công nghệ thông tin là một trong các động lực
quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại.
3.2. Quan điểm, định hƣớng về tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN trên
địa bàn huyện
Quan điểm
Quan điểm quản lý của Nhà nước được thể hiện trên các nội dung chủ yếu sau đây: Nhà nước là
người đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân, thay mặt nhân dân để quản lý nền kinh tế quốc dân nhằm
đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân, bảo vệ mọi quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Nhà nước đại diện cho nhân dân thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, đồng thời
thực hiện quyền sở hữu trực tiếp đối với tài sản thuộc sở hữu Nhà nước. Nhà nước đại diện cho nhân dân mở
rộng và giải quyết mọi quan hệ kinh tế với nước ngoài và các tổ chức kinh tế quốc tế. Nhà nước bảo đảm
định hướng chính trị đối với sự phát triển kinh tế, bảo đảm cho nước ta phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Định hƣớng đổi mới QLNN đối với DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Một là, tạo mơi trường pháp lý ổn định, mơi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thơng
thống cho các DNVVN.
Hai là, đẩy mạnh cải cách hành chính một cách tồn diện, triệt để, thơng thống, tạo điều kiện tốt
nhất cho các DNVVN tham gia đầu tư phát triển.
Ba là, tiếp tục nghiên cứu, đưa vào áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù của huyện trong các
nhóm lĩnh vực như cơng nghiệp, xây dựng, dịch vụ.
Bốn là, kết cầu hạ tầng đô thị phải được xây dựng đồng bộ, hiện đại, hệ thống các mạng giao thông,
đường hướng tâm được kết nối với hệ thống giao thông đô thị; hạ tầng thông tin và truyền thơng, mạng cấp
điện, cấp nước và các cơng trình bảo vệ môi trường, các công sở, khu dân cư,.. nhằm thu hút đầu tư trong
nước và quốc tế, tạo điều kiện mở rộng, phát triển DNVVN trên địa bàn về tất cả các lĩnh vực.
3.3. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với DNVVN trên địa bàn
huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội
Thứ nhất, hồn thiện hệ thống luật pháp từ phía chính quyền cấp trên của huyện.
Nhà nước và chính quyền cấp Trung ương, thành phố cần rà sốt lại tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức thừng xuyên các cuộc đối thoại doanh nghiệp, trực tiếp lắng nghe
những tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải từ đó tập trung vào nghiên cứu
tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, thể chế, ban hành các chính sách ở tầm vĩ mơ, tạo cơ chế, động lực
khuyến khích khu vực này phát triển và tạo cơ sở pháp lý cho chính quyền các cấp thực hiện quản lý doanh
nghiệp nói chung, DNVVN nói riêng theo pháp luật.
Thứ hai, tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền cấp huyện.
21
Trong cải cách hành chính nhà nước ta, vấn đề phân cấp, phân quyền cho chính quyền các cấp đã
được quan tâm và từng bước cụ thể hoá thành luật. Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc.
Trong quản lý doanh nghiệp, cấp huyện và cấp xã cũng được giao nhiệm vụ theo từng việc tuy nhiên chưa
thực sự có quyền chủ động. Việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho huyện sẽ khuyến khích việc phát huy
mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền huyện trong việc
khuyến khích DNVVN phát triển, đồng thời chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc hướng dẫn, kiểm tra
DNVVN trong việc chấp hành luật pháp và các quy định của Nhà nước.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp kiểm tra giữa các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNVVN trên
địa bàn huyện.
Để cho các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn phát triển trong mơi trường kinh doanh thuận lợi
cần có sự đổi mới mang tính cách mạng về vấn đề thanh tra kiểm tra những nội dung về quyền hạn, trách
nhiệm với doanh nghiệp và tránh thanh tra, kiểm tra chồng chéo. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự liên
quan giải quyết của nhiều cấp, nhiều ngành trong hệ thống quản lý của Nhà nước ta. Hiện nay, việc thi hành
luật doanh nghiệp, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” là cần thiết và phù hợp. Do đó, việc thanh tra
kiểm tra cần phải đảm bảo theo đúng chức năng, thẩm quyền và quy định của pháp luật, tránh kiểm tra tràn
lan, tuỳ tiện gây phiền hà đối với doanh nghiệp. Cụ thể, việc thanh tra cần có kế hoạch thanh tra cụ thể, đối
tượng thanh tra, nội dung thanh tra, thành lập các đoàn thanh tra liên ngành để giảm thiểu chi phí, phiền hà
cho doanh nghiệp khi phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Thứ tư, hồn thiện hệ thống thơng tin trong quản lý của chính quyền huyện đến các chủ thể
DNVVN trên địa bàn.
Để khắc phục những hạn chế, nhược điểm và nâng cao hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối
với DNVVN trên địa bàn huyện cần tăng cường hồn thiện cơng tác thơng tin hai chiều.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền những thơng tin về chủ trương, đường
lối, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho các DNVVN bằng nhiều hình thức khác nhau (đăng lên cổng
thơng tin điện tử của huyện, bằng văn bản hay các buổi tập huấn kiến thức pháp luật,…) để tạo thông tin hai
chiều.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ các báo cáo của các DNVVN.
- Tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan thực hiện chức năng QLNN đối với DNVVN.
- Thiết lập kênh thông tin từ cơ sở, từ các tổ chức đồn thể đến chính quyền huyện.
- Phối hợp các cơ quan quản lý cấp trên xây dựng và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về DNVVN,
thực hiện chế độ báo cáo thông tin qua mạng điện tử.
Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Trong rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết, vấn đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính vẫn đang
là vấn đề cấp thiết nhất. Chúng ta cần tập chung vào cải cách thủ tục hành chính, tạo lập mơi trường pháp lý
thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xã hội nói chung và của các DNVVN nói riêng. Việc cải cách thủ tục
hành chính tại huyện Sóc Sơn thời gian qua chỉ mới thực hiện tốt trong phạm vi nội bộ các cơ quan chuyên
môn. Thủ tục một cửa liên thông theo hàng dọc chưa thực hiện kịp thời, vẫn cịn tình trạng trễ hạn, dẫn đến
22
kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp và người dân mặc dù có cải thiện nhưng chưa tạo
được sự đột phá.
Trước hết, cần tập trung phổ biến, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính
phủ về cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, loại thủ tục rườm rà tạo ra lực cản rất
lớn cho sự phát triển và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của các doanh nghiệp.
Theo đề xuất, trước mắt huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung cần tập trung vào các mục
tiêu: minh bạch, cơng khai đầy đủ, chính xác các thơng tin thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp được
biết. Đồng thời trang bị cơ sở, vật chất hiện đại hóa nền hành chính; tăng cường cơng tác tổng kết, kiểm tra,
giám sát việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính và nâng cao nhận thức của người dân để “chung tay cải
cách thủ tục hành chính nhà nước”.
Thứ sáu, tiếp tục nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ cơng chức làm việc trong bộ máy chính
quyền huyện, xã để thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với DNVVN.
Đội ngũ cán bộ quản lý là một trong những nhân tố có tính quyết định sự thành công hay thất bại
của một hệ thống quản lý và hiệu quả của các hoạt động kinh tế, xã hội. Vai trò cán bộ quản lý ngày càng
tăng do sản xuất xã hội ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và có sự cạnh tranh quyết liệt trên
thị trường. Do vậy, tác động của các quyết định quản lý đối với đời sống kinh tế - xã hội vừa có thể đem lại
hiệu quả lớn hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng. Khi thực hiện kiện tồn bộ máy tổ chức của chính quyền
huyện đối với việc quản lý DNVVN cần phải đáp ứng được một số tiêu chí cơ bản sau: Yêu cầu về phẩm
chất chính trị, kiến thức pháp luật, chun mơn, năng lực tổ chức quản lý,…
Ngoài các yếu tố liên quan đến con người thì cũng cần chú trọng đến các nguyên tắc tổ chức và
phương pháp điều hành hoạt động của Chính quyền cấp huyện. Các nguyên tắc trong hoạt động của UBND
huyện cần được đưa ra nhằm đảm bảo cho UBND huyện có thể dựa vào đó để tổ chức và điều hành hoạt
động của mình một cách hợp lý, khoa học.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
QLNN đối với DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn đã có những bước tiến vượt bậc, tuy nhiên vẫn
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Vì vậy, cần tiếp tục triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng
QLNN đối với DNVVN trên địa bàn huyện một cách khoa học, hiệu quả.
Các giải pháp đưa ra cần được tiến hành đồng bộ và ln có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động
đến nhau để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng QLNN đối với DNVVN.
KẾT LUẬN
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trở thành bộ phận quan trọng trong nền kinh tế nước ta nói chung
và kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội nói riêng. DNVVN đã đóng góp phần đáng kể vào
việc phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, nhìn tổng thể,
các DNVVN trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vẫn cịn nhỏ bé, cơng nghệ cịn lạc hậu, trình độ
tổ chức quản lý còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với vị thế của mình và vẫn cịn tồn tại khơng ít hiện
tượng vi phạm pháp luật và quy định của nhà nước. Vì vậy, việc tăng cường cơng tác quản lý nhà nước đối
với các DNVVN trên địa bàn huyện là cần thiết và cấp bách nhằm đảm bảo sự minh bạch, bình đẳng với các
khu vực kinh tế khác. Đặc biệt, cần có những chính sách nhằm tạo bước tiến mới trong việc tiếp cận đất đai,
23