Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề tài Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. Đề tài: Một số kinh nghiệm về phương pháp gi¶ng d¹y phÇn cÊu tróc tÕ bµo. 1 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. I. Đặt vấn đề: Chúng ta đang bước những bước đi đầu tiên trong công cuộc đổi mới , cải cách giáo dục ở cấp học THPT để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Công cuộc đổi mới liên quan đến nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đổi mới thiết bị dạy học, đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra đánh giá, đổi mới cơ chế quản lý....Trong đó đổi mới cách dạy và cách học để đem lại hiệu quả cao mới thực sự là khó. Đặc biệt với bộ môn sinh học kiến thức trừu tượng và phong phú, do vậy đòi hỏi người giáo viên phải hết sức tìm tòi đầu tư công sức và thời gian để nghiên cứu mới có thể giảng dạy tốt và đem lại hiệu quả cao. Sau khi giảng dạy xong phần cấu trúc tế bào tôi đúc rút được một số kinh nghiệm để nhằm giảng dạy tốt hơn . Ngoài ra từ những va chạm thực tế đã giúp tôi nhận thấy những chổ còn yếu để kh¾c phục Vì vậy tôi chọn thực hiện đề tài này với tiờu đề: Một số kinh nghiệm vê phương pháp giảng dạy phÇn cÊu tróc tÕ bµo. II. Nôi dung: A. Cơ sở: - Từ việc nghiên cứu nội dung chương trình sinh học 10 tôi nhận thấy đây là phần kiến thức nền tảng cơ bản và trọng tâm, có liên quan đến toàn bộ nội dung kiến thức sinh học.Cho nên nếu học sinh không nắm chắc phần này thì sẽ khó tiếp thu kiến thức các phần còn lại. Ngoài ra với kiến thức phần này học sinh còn có thể vận dụng để giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống. - Kiến thức giữa các bài có mối liên quan mật thiết với nhau nếu khi giảng dạy phương pháp không phù hợp, không có sự liên kết nội dung sẽ làm cho học sinh lúng túng và khó tiếp thu kiến thức.. B. Nội dung: 1 Kiến thức: - Bài đầu chương là giới thiệu chung về tế bào, tế bào nhân sơ sau đó đi vào đặc điểm , cấu tạo các thành phần tế bào nhân sơ - Các bài tiếp theo lần lượt trình bày đặc điểm cấu tạo, chức năng các thành phần tế bào nhân thực .. 2. Phương pháp giảng dạy: Để giảng dạy phần này giáo viên cần sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học như: hỏi đáp, giải quyết vấn đề, giải thích minh họa, giảng giải và thiết bị hỗ trợ như tranh ảnh, mô hình, máy chiếu... Cần biết kết hợp tốt các phương pháp dạy học trong từng phần cụ thể vì rằng đây là phần kiến thức 2 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. nền tảng cho toàn bộ chương trình sinh học THPT. Sau đây là một số kinh nghiệm giảng dạy áp dụng cụ thể trong từng phần: * Tế bào nhân sơ: - Mở đầu giáo viên giới thiệu sơ lược về tế bào sau đó đi vào đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Phần này có thể treo tranh minh họa một tế bào nhân sơ và gọi học sinh rút ra những đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Tiếp theo có thể sử dụng phương pháp hỏi đáp và đưa ra một số câu hỏi: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ? Để trả lời được câu hỏi này giáo viên cần đưa ra một một ví dụ cụ thể như sau: có 1kg khoai lang củ nhỏ (10 củ) và 1kg khoai lang củ to (5 củ), nếu gọt vỏ thì đâu sẽ nhiều vỏ hơn? Từ đó rút ra kết luận gì? Kích thước nhỏ của vi khuẩn có liên quan đến khả năng sinh sản nhanh của chúng hay không? - Cấu tạo tế bào nhân sơ :. Đơn giản có 3 thành phần cơ bản: Màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân ngoài ra còn có thành tế bào, vỏ nhầy, roi , lông. Sau đó đi vào cụ thể cấu tạo và chức năng từng thành phần theo phương pháp vấn đáp giải thích minh họa và vấn đáp tìm tòi giúp học sinh lĩnh hội tri thức có hiệu quả .. 3 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. + Thành tế bào:. Học sinh có thể dựa vào sách giáo khoa và trả lời được cấu tạo và sau đó hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi lệnh ở sách để rút ra chức năng của thành tế bào. Sau đó giáo viên giới thiệu sự phân loại các loại vi khuẩn dựa vào cấu trúc thành tế bào và đưa ra câu hỏi: Sự phân loại này có ý nghĩa gì đối với đời sống con người? + Màng sinh chất: Cấu tạo từ photpho lipit và prôtêin phần này giống tế bào nhân thực nên không cần đi sâu mà chỉ cần nhấn mạnh cho học sinh là thành phần hóa học và cấu trúc chi tiết của màng sinh chất của các loài khác nhau là khác nhau. + Roi và lông: chỉ cần cho học sinh nêu được chức năng. + Tế bào chất: Đặc điểm? Cấu tạo có những thành phần nào? + Vùng nhân: Có đặc điểm không có màng nhân. Vùng nhân chỉ chứa một phân tử ADN dạng vòng nhỏ khác với tế bào nhân thực thường chứa nhiều phân tử ADN lớn dạng mạch thẳng. - Để củng cố bài này giáo viên cần đưa ra một số gợi ý: + Kích thước nhỏ làm cho tốc độ sinh sản nhanh căn cứ vào đó con người đã có những ứng dụng gì? + Nắm được cấu tạo vi khuẩn thì khi phòng trị bệnh có thể tìm cách ra những cách nào để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn mà không làm tổn thương đến cơ thể vật chủ? * Tế bào nhân thực: Nội dung phần này dài hơn, có nhiều kiến thức nên được phân bố ở nhiều bài. Do vậy trước hết giáo viên cần dạy theo trình tự các bài ở sách giáo khoa theo phương pháp hỏi đáp, giải thích minh họa, phiếu học tập, giải quyết vấn đề và sử dụng các kênh hình một cách có kết 4 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. quả nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức cụ thể từng thành phần của tế bào. Sau đó cuối mỗi bài học cho học sinh liên hệ kiến thức với bài khác bằng cách sử dụng phiếu học tập học làm các câu hỏi trắc nghiệm liên quan để từ đó học sinh vừa nắm chắc kiến thức vừa có cái nhìn tổng quát về tế bào, về sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực, giữa tế bào thực vật với tế bào động vật. Đồng thời vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng liên quan trong thực tế cuộc sống và thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng trong các thành phần tế bào và sự phối hợp hoạt động giữa các thành phần khi tham gia vào hoạt động sống của tế bào cũng như hoạt động sống của cơ thể sinh vật. Cụ thể phần tế bào nhân thực như sau: - Tiết 1: Mở đầu bài giáo viên nên sử dụng kênh hình và đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời bằng cách so sánh với tế bào nhân sơ đã học. Từ đó giáo viên mới bổ sung rút ra đặc điểm chung của tế bào nhân thực đó là : kích thước lớn, có màng nhân bao bọc, tế bào chất có hệ thống màng, có nhiều bào quan có màng bao bọc. Tại sao được gọi là tế bào nhân thực? - Nhân tế bào: Cho quan sát tranh về nhân tế bào rồi đặt câu hỏi, học sinh trả lời bám sát sách giáo khoa.. Sau đó giáo viên nêu thí nghiệm ở sách giáo khoa và hướng dẫn học sinh đi đến trả lời: Con ếch này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm đó chứng minh đặc điểm gì về nhân tế bào? Từ thí nghiệm hãy cho biết nhân tế bào có chức năng gì?. 5 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. - Ribôxôm: Quan sát hình lưới nội chất có hạt để mô tả cấu trúc và chức năng ribôxôm. Vì sao sè lượng ribôxôm trong tế bào lại rất nhiều?. - Lưới nội chất: Bào quan này giáo viên cho học sinh quan sát tranh :. Sau đã đưa ra phiếu học tập sau: Các loại lưới nội chất Cấu trúc Lưới nội chất có hạt. Chức năng. Lưới nội chất tr¬n. 6 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. Học sinh sau khi quan sát thảo luận sẽ hoàn chỉnh phiếu học tập cùng với sự hướng dẫn của giáo viên. Sau đó giáo viên chỉ cho học sinh thấy rõ sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng và đặt ra một số câu hỏi liên quan như: Sự phân bố hai loại tế bào trên như thế nào? Tại sao? - Bộ máy gôngi: Trình bày cấu trúc, chức năng thông qua hình vẽ và sách giáo khoa? Từ đó tiếp tục nghiên cứu hình 8.2 và mô tả con đường đi của việc vận chuyển một phân tử prôtêin ra khỏi tế bào. Như vậy học sinh cần thấy được các bào quan trong tế bào không hoạt động riêng rẽ mà phối hợp cùng nhau như những phân xưởng khác nhau của một nhà máy để sản xuất ra những sản phẩm khác nhau. Để củng cố tiết này giáo viên cần đưa ra một số câu hỏi liên hệ thực tế như: khi hút thuốc hay uống rượu nhiều thì tế bào nào trong cơ thể cần làm việc nhiều để cơ thể khỏi bị đầu độc? Vì sao tế bào bạch cầu lại có lưới nội chất hạt phát triển?....Và cho học sinh về nhà hoàn chỉnh phiếu học tập sau: Đặc điểm Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực - Kớch thước - Màng bao bọc vật chất di truyền - Hệ thống nội màng - Màng bao bọc các bào quan Tiết 2: Tiếp tục trình bày các thành phần cấu tạo tế bào: - Ti thể: Trước hết cho học học quan sát tranh và mô tả cấu tạo và chức năng ti thể, sau đó cho học sinh làm câu hỏi lệnh sách giáo khoa. Từ đó đặt ra câu hỏi tại sao tế bào cơ tim lại có nhiều ti thể? Ngoài ra trong cơ thể người và một số động vật tế bào nào có nhiều ti thể nữa. Đó là ở đâu cần nhiều năng lượng ở đó có nhiều nhà máy điện. Tuy vậy số lượng ty thể trong tế bào có ổn định không. Cho ví dụ? Ngoài ra cần bổ sung thêm ti thể sinh sản bằng hình thức phân đôi. Trong ti thể có ADN trần dạng vòng và ribôxôm về kích thước và rARN giống ở vi khuẩn. ADN của ti thể là nhân tố di truyền tế bào chất. - Lục lạp: Có thể sử dụng câu hỏi lệnh ở bài: Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá có liên quan đến chức năng quang hợp hay không? Học sinh sẽ trả lời vì lá cây có chứa lục lạp và trong lạp chứa diệp lục. Giáo viên cần bổ sung thêm, khi có ánh sáng chiếu vào lá cây thì diệp lục phản xạ lại ánh sáng màu xanh lục mà không hấp thụ nó. Như vậy ánh sáng xanh lục mà ta nhìn thấy ở lá cây không liên quan gì đến chức năng quang hợp. Nhưng tại sao ở mặt trên lá có màu xanh sẫm hơn mặt dưới? Giáo viên có thể gợi ý mặt nào được chiếu sáng nhiều hơn từ đó học sinh đi đến hiểu biết diệp lục được hình thành ngoài ánh sáng . Cũng như ti thể lục lạp có 7 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. ribôxôm và AND và là nhân tố di truyền qua tế bào chất. Cần cho học sinh liên hệ nắm được cấu tạo và chức năng của lục lạp con người có ứng dụng gì trong sản xuất trồng trọt? - Một số bào quan khác: Không bào cần lưu ý học sinh là bào quan này có mặt ở đâu và giải thích tại sao? Lizôxôm sau khi nắm cấu tạo chức năng thì cho học sinh liên hệ trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều lizôxôm. Sau khi kết thức bài học giáo viên cần đưa ra một phiếu học tập cho học sinh so sánh cấu tạo và chức năng của ti thể và lục lạp như sau: + Điểm giống: + Điểm khác: Đặc điểm Ti thể Lục lạp Cấu tạo Chức năng. Tiết 3: Có thể mở đầu bằng cách đưa ra câu hỏi : Các bào quan trong tế bào có được định vị tại những vị trí cố định hay có thể di chuyển tự do trong tế bào ? - Khung xương tế bào: cấu trúc chỉ có ở tế bào nhân thực, học sinh quan sát hình vẽ và nêu được cấu tạo và chức năng. Giáo viên cần bổ sung thêm kiến thức: Các vi ống còn là những đường cao tốc vận chuyển các chất trong tế bào từ nơi nọ đến nơi kia. Các chất sau khi được tổng hợp bao gói trong túi tiết rồi nhờ các phân tử động cơ vận chuyển trên các vi ống. Các vi ống và vi sợi cũng như sợi trung gian còn giúp tế bào chất di chuyển và qua đó các tế bào có thể tự mình di chuyển hoặc thay đổi hình dạng. Khung xương tế bào không cứng nhắc mà có thể dễ dàng thay đổi làm biến đổi hình dạng tế bào. Vận dụng kiến thức đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không có khung xương ? - Màng sinh chất: Đây là thành phần quan trọng nên giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ màng sinh chất có cấu trúc khảm động như thế nào. Màng sinh chất của tất cả các loại tế bào cũng như màng của các bào quan đều được cấu tạo từ thành phần chính là photpholipit và prôtêin.. 8 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. + Photpholipit có một đầu chứa nhóm phôtphat ưu nước và một đầu có các axit béo kị nước vì thế 2 lớp photpholipit trong màng luôn quay hai đuôi kị nước vào nhau và 2 đầu ưu nước ra bên ngoài để tiếp xúc với môi trường nước. Vì kị nước nên các phân tử photpholipit bị nước dồn ép lại và chúng liên kết với nhau bằng một tương tác kị nước yếu. Do vậy, các phân tử có thể dễ dàng di chuyển bên trong lớp màng làm cho màng có độ nhớt như dầu. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhờ đó mà màng sinh chất có thể dễ dàng biến đổi hình dạng để thực hiện các chức năng nhất định như thực bào, xuất bào, ẩm bào cũng như nhiều chức năng khác. Và như vậy màng sinh chất chỉ cho những chất nhất định đi qua. + Prôtêin gồm 2 loại là prôtêin xuyên màng và prôtêin bám màng. Prôtêin xuyên màng là loại xuyên suốt qua hai lớp photpholipit của màng sinh chất, còn prôtêin bám màng là những prôtêin chỉ bám trên bề mặt màng sinh chất. Các prôtêin có thể liên kết với các chất khác nhau như cacbohiđrat và lipit để thực hiện những chức năng khác nhau. Từ đó đi đến chức năng của màng: ghép nối hai tế bào với nhau, tiếp nhận thông tin từ bên ngoài tế bào, nhận biết nhau, kênh vận chuển các chất qua 9 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. màng, định vị enzim trên màng....Sau đó đưa ra một số liên hệ: Nếu màng không có cấu trúc khảm động thì điều gì sẽ xảy ra. Vì sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ đó. - Các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất: Thành tế bào chỉ có ở tế bào thực vật và nấm. Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và nêu cấu tạo chức năng của thành tế bào . Cần chú ý về sự khác nhau trong thành phần cấu tạo ở tế bào thực vật với ở nấm. Sau đó giáo viên dẫn dắt : các tế bào liên kết với nhau như thế nào để tạo nên các mô. Bên ngoài màng sinh chất còn có cấu trúc gì? Đó là chất nền ngoại bào, từ đó đi đến câu tạo và chức năng - Ngoài ra giáo viên bổ sung thêm là ở tế bào động vật còn có trung thể là nơi hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào. Để củng cố bài giáo viên cần nhấn mạnh cấu tạo màng sinh chất, và học sinh thấy được trong tế bào thành phần nào là thành phần chính, mỗi thành phần có một vai trò nhất định. Như vậy sau khi dạy xong phần cấu trúc tế bào giáo viên cần cho học sinh lập ra một số phiếu học tập nhằm khắc sâu kiến thức đồng thời khỏi nhầm lẫn giữa các thành phần với nhau. Trước hết là phân biệt cấu tạo chức năng tất cả các thành phần bằng phiếu sau: Các thành phần Cấu tạo Chức năng Màng sinh chất Nhân Ti thể Lạp thể Lưới nội chât Bộ máy gôngi Lizôxôm Không bào Khung xương tế bào Trung thể Thành tế bào Chất nền ngoại bào. -Nêu những điểm giống nhau và khác nhau trong cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào động vật:. 10 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. + Điểm giống: + Điểm khác Thành phần - lục lạp - Thành tế bào - Không bào - Trung thể. TBTV. TBĐV. 11 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. - Để phân biệt cấu tạo màng và chức năng của các bào quan có thể sử dụng phiếu học tập sau: Bào quan Cấu trúc Chức năng - Ti thể - Lục lạp - Mạng lưới nội chất trơn - Mạng lưới nội chất hạt - Bộ máy gôngi - Lizôxôm - Không bào - Ribôxôm - Trung thể Cuối cùng học sinh phải phân biệt được những điểm khác nhau ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: Đặc điểm Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Như vậy sau khi hoàn thành được các phiếu học tập trên học sinh chắc chắn đã khắc sâu được kiến thức và sẽ không bị nhầm lẫn giữa các thành phần. Đặc biệt là có cái nhìn vừa tổng thể vừa cụ thể về cấu trúc tế bào và đặc biệt là thấy được sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng. Đây là kiến thức cơ bản để bắt đầu lĩnh hội các kiến thức liên quan trong toàn bộ chương trình, vì mọi hoạt động sống đều bắt nguồn từ tế bào, tế bào là đơn vị cơ bản của mọi cơ thể sống.Đặc biệt sau mỗi tiết học và mỗi phần giáo viên cần đưa ra những câu hỏi trắc nghiệm có liên quan nhằm giúp học sinh làm quen với câu hỏi trắc nghiệm nhằm bổ trợ và khắc sâu kiến thức, tạo cho học sinh hứng thú khi học tập.. III. Kết luận: Trong học kì I vừa qua kết quả giảng dạy còn chưa thỏa mãn đã làm cho tôi trăn trở. Vì thế tôi quyết định nghiên cứu thêm phương pháp giảng dạy phần này với hi vọng sẽ nâng cao hơn kết quả dạy học trong những năm tới. Trong này tôi đã ứng dụng được một số phần còn một số chưa ứng dụng hết vì đó là kinh nghiệm sau khi đã giảng dạy xong. Với thời gian có hạn và kinh nghiệm còn ít, tôi mạnh dạn viết ra đề tài này. Cho nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót và chưa phù hợp. Kính mong sự góp ý của đồng nghiệp để tôi hoàn chỉnh hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn! 12 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Sáng kiến kinh nghiệm” Một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy phần cấu trúc tế bào”. Một số tài liệu tham khảo 1. 2. 3. 4. 5.. Sách giáo viên sinh học 10. Bộ GD- ĐT Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn sinh học 10- Bộ GD- ĐT Sinh học- W.D.Phillips- T.J. Chilton Dạy học giải quyết vấn đề trong bộ môn sinh học- Hoàng Bá Lộc Thiết kế bài dạy học và trắc nghiệm khách quan môn Sinh họcNguyễn Văn Thuận.. 13 Lop12.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×