Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số vấn đề lí luận về đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.78 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

185


HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0036


Educational Sciences, 2019, Volume 64, Issue 1, pp. 185-194
This paper is available online at


MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BỒI DƯỠNG CỦA GIÁO
VIÊN TRƯỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG


Phạm Thị Kim Anh


Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


Tóm tắt. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình bồi dưỡng giáo
viên (GV) hiện nay, cần phải đánh giá và xác định rõ nhu cầu bồi dưỡng của GV.
Đây được coi là khâu hết sức quan trọng trong công tác lập kế hoạch, thiết kế các
chương trình bồi dưỡng. Trong bài báo này, chúng tơi tập trung làm rõ 4 nội dung
chính: (1) Nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV; (2)Vai trò, ý
nghĩa việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV; (3)Tiến trình các bước đánh giá nhu
cầu bồi dưỡng GV; (4) Một số khó khăn khi đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV.


Từ khóa: Bồi dưỡng; nhu cầu bồi dưỡng; đánh giá nhu cầu bồi dưỡng; giáo viên; đổi
mới giáo dục phổ thông.


1. Mở đầu



Một số nghiên cứu [1, 2, 4, 5] chỉ ra rằng: Việc bồi dưỡng GV phổ thông trong những
năm qua tuy đã có nhiều đổi mới từ nội dung cho tới cách thức tổ chức và đã góp phần
nâng cao năng lực cho đội ngũ GV. Tuy nhiên, công tác bồi dưỡng còn bộc lộ nhiều hạn
chế và chưa đem lại những hiệu quả thiết thực. Theo chúng tôi: “nguyên nhân cơ bản là


khi thiết kế và tổ chức các chương trình bồi dưỡng chưa đánh giá và xác định được nhu
cầu cần bồi dưỡng của GV, chưa hiểu rõ GV đang thiếu gì, cần bồi dưỡng nội dung gì và
bồi dưỡng thế nào?. Điều đó dẫn đến tình trạng bồi dưỡng áp đặt, đồng loạt, đại trà cho
mọi đối tượng GV với những nội dung định sẵn, không sát với thực tế. Thậm chí có
những lúc thực hiện việc bồi dưỡng GV theo kiểu “đắp tượng”, nghĩa là thấy yêu cầu của
ngành GD và của địa phương cần gì thì bồi dưỡng cái đó. Điều này khiến cho nhiều GV
thiếu tin tưởng vào hiệu quả các chương trình bồi dưỡng và buộc phải trải qua những
khoá bồi dưỡng vơ bổ, ít có tác dụng” [1, tr30]. Có GV thổ lộ: “Gần 20 năm trong nghề,
đi tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên, không biết bao nhiêu lần nhưng chúng tôi chưa
được học, bổ sung những gì mình cần, mình mong muốn, cho nên hiệu quả, tác dụng của
nó cịn hạn chế nhiều, khoảng cách giữa cái học với cái thực tiễn dạy học vẫn còn khá xa"
[2, tr34].


Tới đây, trên 850.000 GV và 70.000 cán bộ quản lí cơ sở giáo dục phổ thơng (GDPT)
trên tồn quốc cần phải được bồi dưỡng để phát triển năng lực theo phương thức trực tuyến


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Phạm Thị Kim Anh


186


kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp truyền thống trong khn khổ của chương trình ETEP (Bộ
GD&ĐT). Nếu không đánh giá được năng lực và nhu cầu cần bồi dưỡng của từng nhóm
đối tượng GV thì khơng thể xây dựng được chiến lược bồi dưỡng cũng như thiết kế được
các chương trình bồi dưỡng sát thực, phù hợp với mong đợi của GV.


Để việc bồi dưỡng GV đem lại nhiều lợi ích thiết thực, đáp ứng yêu cầu của đổi mới
giáo dục (GD) thì cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu của GV. Việc


đánh giá chính xác năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV là cơ sở quan trọng để phân
loại đối tượng, thiết kế chương trình bồi dưỡng phù hợp, hiệu quả. Trong bài báo này,


chúng tôi tập trung vào 4 nội dung chính: (1) Nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá nhu cầu bồi
dưỡng của GV; (2)Vai trò, ý nghĩa việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV; (3)Tiến trình
các bước đánh giá nhu cầu bồi dưỡng GV; (4) Một số khó khăn khi đánh giá nhu cầu bồi
dưỡng của GV.


2. Nội dung nghiên cứu



2.1. Nhu cầu bồi dưỡng và đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV
2.1.1. Nhu cầu bồi dưỡng của GV


Theo Witkin, B. R., & Altschuld, J.W.(1995): “ Nhu cầu được coi là "sự khác biệt
hoặc khoảng cách” giữa cái mà mình mong muốn hoặc tình trạng hiện tại liên quan đến
mối quan tâm và “cái gì đó sẽ làm". Tác giả còn nhấn mạnh: “ Sự mong đợi thường được
thể hiện là "nhu cầu" [10; tr.4]


Vậy nhu cầu bồi dưỡng của GV là gì?. Theo cách hiểu thơng thường: nhu cầu bồi
dưỡng của GV là những gì người GV cần học, cần cập nhật bổ sung kiến thức, kĩ năng để
có thể đạt được một mục tiêu nhất định trong công việc của họ. Nhu cầu bồi dưỡng
thường xuất phát từ những mong muốn hay nguyện vọng của chính GV. Đơi khi, GV
khơng tự mình thấy ngay được những nhu cầu đó mà cần phải có sự hỗ trợ, tư vấn của
người làm cơng tác đào tạo, bồi dưỡng để có thể thấy rõ. Như vậy, nhu cầu bồi dưỡng
chính là những kiến thức, kĩ năng, phương pháp và quan điểm mà GV cần học để đáp ứng
những đòi hỏi của yêu cầu thực tiễn trong hoạt độngnghề nghiệp.


Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Năng lực theo yêu cầu= Năng lực hiện có + Năng
lực cần bổ sung. Trong đó, năng lực bổ sung là một tiến trình học tập, bồi dưỡng, lao
động, làm việc, trải nghiệm thực tế cùng với sự phấn đấu không ngừng để đạt đến mức
cao của chuẩn nghề nghiệp và thỏa mãn nhu cầu làm việc của cá nhân trong môi trường
làm việc thực tế. Nói cách khác, năng lực cần bổ sung chính là nhu cầu bồi dưỡng của con
người để thúc đẩy việc cải thiện, nâng cao năng lực hiện có của bản thân. Từ đó đáp ứng


được nhu cầu cá nhân (Personal Needs-PN), yêu cầu công việc (Job Demands-JD) và
yêu cầu tổ chức (Organisation Demands-OD) [7; tr52-63].


Như vậy, cũng có thể hiểu: “Nhu cầu bồi dưỡng = Năng lực theo yêu cầu – Năng lực
hiện có”. Nó được phát sinh khi GV khơng đủ các kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực
hiện công việc trong hiện tại cũng như tương lai.


Các lí do cơ bản dẫn đến nhu cầu bồi dưỡng thường là: GV thiếu các kĩ năng cơ bản;
phải thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu mới; đòi hỏi của xã hội, của ngành, của nhà trường hoặc
yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp cao hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Một số vấn đề lí luận về đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục…


187


– Thách thức của môi trường GD mới cũng như mục tiêu đổi mới GD đặt ra cho các
nhà trường trong tương lai là gì?


– GV có khả năng đáp ứng đến đâu các địi hỏi của yêu cầu đổi mới?
– GV còn thiếu những gì để thực hiện yêu cầu đổi mới của GD hiện nay?


Từ đó nhận định và đánh giá đâu là nội dung (nhu cầu) mà GV cần phải bồi dưỡng.
2.1.2. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV


Theo Smith C.E.(1989): Đánh giá nhu cầu như là một quá trình để xác định khoảng
cách giữa các mục tiêu đã được thiết lập cho việc giảng dạy của GV và hiệu quả công việc
của họ” [11] .


Có quan niệm lại cho rằng: đánh giá nhu cầu là quá trình thu thập và xử lí thơng tin
để làm rõ nhu cầu muốn cải thiện khả năng thực hiện công việc của cá nhân, của tổ chức.



Đối với đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV, chúng tơi quan niệm rằng: đó là một
quá trình mà người đánh giá cố gắng hiểu rõ về người tham gia và năng lực của họ trước
khi được bồi dưỡng. Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng thường quan tâm đến nhu cầu cần phải
học (khơng phải quan tâm đến việc thích hay khơng thích của người học). Đánh giá nhu
cầu bồi dưỡng giúp cho việc xác định sự chênh lệch giữa kĩ năng, kiến thức và thái độ mà
người học đang có với kĩ năng, kiến thức và thái độ mà người học cần phải có. Sơ đồ dưới
đây của chúng tôi mô tả điều này:


Sơ đồ 1


Nguồn: Kết quả nghiên cứu Đề tài KH&CN cấp Bộ 2018 “Đánh giá thực trạng về nhu cầu
bồi dưỡng của GV Trung học phổ thông trước yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Phạm Thị Kim Anh


188


Theo cách tiếp cận phát triển chương trình, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, để xây
dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng GV, trước hết phải bắt đầu từ khâu khảo sát,
đánh giá nhu cầu của GV để đưa ra nguồn thông tin chính xác cho q trình phân tích và
phát triển các chiến lược, chương trình bồi dưỡng GV. Sơ đồ dưới đây đã chỉ rõ vai trò và
vị trí của việc xác định nhu cầu bồi dưỡng [3; tr.25].


Sơ đồ 2. Quy trình phát triển chương trình bồi dưỡng GV


*Nguồn: Hoàng Thị Kim Huệ (2017) – “Xây dựng bộ công cụ, đề xuất phương án khảo sát
đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp”. MS
HD12.Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Chương trình ETEP), tr.25.



Như vậy việc đánh giá, xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV là bước rất quan trọng
của việc xây dựng và phát triển chương trình bồi dưỡng. Nếu khơng quan tâm đến đánh
giá nhu cầu bồi dưỡng của GV trong việc thiết kế và tổ chức các chương trình bồi
dưỡng sẽ dẫn đến hiệu quả của chương trình bồi dưỡng rất thấp và không đáp ứng được
yêu cầu thực tế của GV. Đánh giá nhu cầu là giai đoạn được thực hiện song song với giai
đoạn lập kế hoạch trong phát triển chương trình.


Khi đánh giá nhu cầu, cần chú ý tới 3 cấp độ sau:


- Nhu cầu xã hội: là đòi hỏi của xã hội, của đất nước và cộng đồng.


-Nhu cầu tổ chức:Yêu cầu của Bộ GD&ĐT, của nhà trường đối với GV của mình.
- Nhu cầu cá nhân: Mong muốn của GV được nâng cao về kiến thức, kĩ năng, thái
độ nghề nghiệp đối với những vấn đề mới. Đây là cấp độ quan trọng nhất trong quá
trình đánh giá nhu cầu bồi dưỡng.


Đánh giá và xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV phải trên cơ sở dung hoà mong
muốn của cá nhân các GV với mục tiêu, mong muốn của tổ chức nhà trường, của ngành
GD, và khi đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV, cần căn cứ vào ba khía cạnh sau :


- Các nhu cầu, mục tiêu của tổ chức (nhà trường/ Bộ/Ngành).
-u cầu về trình độ của cơng việc.


Tìm hiểu vấn đề


Xác định nhu cầu bồi dưỡng của GV
Xây dựng các chương trình bồi dưỡng
Module bồi


dưỡng 1



Đánh giá chương trình bồi dưỡng
Module bồi


dưỡng 2


Module bồi
dưỡng 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Một số vấn đề lí luận về đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục…


189


-Trình độ, năng lực hiện tại của GV.


2.2. Vai trò, ý nghĩa việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV


-Thứ nhất, đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV được coi là khâu then chốt và là
nhiệm vụ bắt buộc của cơng tác lập kế hoạch, thiết kế chương trình bồi dưỡng GV. Trước
đây, công việc này thường không được tiến hành đầy đủ hoặc thậm chí hồn tồn khơng
tiến hành. Các chương trình bồi dưỡng được tổ chức chủ yếu là do ý chí chủ quan hoặc
từ “cảm nhận” của cơ quan/tổ chức nhà trường cho rằng GV cần học những nội dung này.
Chính vì vậy thường xảy ra tình trạng bồi dưỡng những nội dung GV đã biết hoặc những
nội dung không cần thiết. Những nội dung cần biết lại khơng được học, được bồi dưỡng.
Nói như Đinh Quang Báo: “Việc bồi dưỡng chưa gãi đúng chỗ ngứa của GV”
[2;tr34].Việc xây dựng và tổ chức những chương trình bồi dưỡng như vậy hồn tồn
mang tính áp đặt, khơng mang lại hiệu quả .


Như vậy, việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng GV khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng
trong xây dựng chương trình bồi dưỡng dựa trên nguyên tắc “lấy người học (GV) làm


trung tâm”, mà còn để loại trừ những nội dung chương trình bồi dưỡng khơng thích hợp.


-Thứ hai, việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của GV cịn giúp các cán bộ quản lí giáo
dục, quản lí nhà trường hiểu rõ năng lực hiện tại của mỗi GV và khả năng phản ứng của
GV đối với từng nội dung bồi dưỡng. Từ đó lựa chọn và thực hiện các khố bồi dưỡng
sao cho có thể đáp ứng được những nhu cầu chung và cả những nhu cầu riêng biệt của
mỗi GV.


-Thứ ba, làm tốt việc đánh giá nhu cầu bồi dưỡng sẽ mang lại những lợi ích thiết thực:
+Xây dựng chiến lược bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu GV, kích thích được hứng thú và
sự tham gia tích cực của GV trong q trình nâng cao năng lực nghề nghiệp.


+ Xác định được nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng phù
hợp cho từng nhóm đối tượng GV.


+ Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng, giúp GV áp dụng được ngay vào công việc giảng
dạy và giáo dục HS.


+Tạo được sự tin tưởng của GV đối với chất lượng bồi dưỡng.


Tóm lại, nếu khơng đánh giá nhu cầu, chương trình bồi dưỡng có thể khơng thích hợp
với nhu cầu của GV, thậm chí là nguyên nhân thất bại của các khóa bồi dưỡng.


2.3. Tiến trình các bước đánh giá nhu cầu bồi dưỡng GV


Theo Altschuld và Witkin [10, tr4] mơ hình quy trình đánh giá nhu cầu gồm ba giai
đoạn: đánh giá trước, đánh giá và sau đánh giá.


-Giai đoạn đánh giá trước: tập trung vào việc tìm những thơng tin hiện có về chủ đề
đánh giá. Nó hướng dẫn các nhà nghiên cứu về những gì cần thu thập.



-Giai đoạn đánh giá: được gọi là thẩm định, định lượng, đánh giá. Dữ liệu mới được
thu thập để xác định nhu cầu và những ưu tiên cao .


-Giai đoạn sau đánh giá: liên quan đến việc sử dụng các giải pháp thực hiện các nhu
cầu ưu tiên cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Phạm Thị Kim Anh


190


a. Phân tích mục tiêu, yêu cầu của đổi mới GDPT và những yêu cầu về năng lực
đối với GV. Đây là bước quan trọng để thấy rõ những yêu cầu mới đang đặt ra đối với GV,
từ đó xác định khoảng cách giữa năng lực hiện có của người GV với những năng lực theo
yêu cầu đổi mới.


-Về mục tiêu đổi mới: Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội ngày 28/11/2014 về
đổi mới chương trình-sách giáo khoa giáo dục phổ thông [6] đã chỉ rõ: “Đổi mới chương
trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn
diện về chất lượng và hiệu quả GDPT; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề
nghiệp; góp phần chuyển nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nền GD phát triển
toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hịa đức, trí, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm
năng của mỗi HS”


- Về yêu cầu đổi mới: “Đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình
thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển
phẩm chất và năng lực HS; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với
thực tiễn cuộc sống”.


-Về nội dung đổi mới:



Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lượng GD
toàn diện, chú trọng GD lí tưởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại
ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển
khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.


Đổi mới nội dung GDPT theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa
tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực
tiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở các lớp học trên. Ở cấp tiểu học
và cấp trung học cơ sở thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số
lĩnh vực GD, một số mơn học trong chương trình hiện hành để tạo thành mơn học tích
hợp; thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung GD, giảm hợp lí số mơn học. Ở cấp
trung học phổ thông yêu cầu HS học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn
các môn học và chun đề học tập theo hình thức tích lũy tín chỉ.


Về phương pháp: Tiếp tục đổi mới phương pháp GD theo hướng: phát triển toàn diện
năng lực và phẩm chất người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng
phương pháp tự học, hứng thú học tập, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm và khả năng tư duy
độc lập; đa dạng hố hình thức tổ chức học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các phương tiện
DH, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông; GD ở nhà trường kết hợp với GD gia
đình và xã hội.


+Về đánh giá: Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng GD theo hướng hỗ
trợ phát triển phẩm chất và năng lực HS; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong
chương trình; cung cấp thơng tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt
động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực HS.


+ Ở giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp (cấp trung học phổ thông 3 năm), bảo
đảm HS tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Một số vấn đề lí luận về đánh giá nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục…


191


cách dạy truyền thụ nội dung kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học,
tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống?; làm thế nào để GV biết cách DH
tích hợp, phân hóa và tổ chức các hoạt động GD bằng phương thức trải nghiệm sáng tạo
để phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi HS? và làm thế nào để phát triển khả năng sáng
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời.Cùng với những yêu cầu đó là đổi mới phương
pháp DH, cách thức kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. Rõ ràng,
đây là những đòi hỏi và yêu cầu rất mới đối với GV. Nó thực sự là một bài toán cần được
giải quyết cấp bách, vì nếu khơng chuẩn bị tốt đội ngũ GV có đủ năng lực để thực hiện
CT-SGK mới thì dù cho chương trình có được xây dựng tốt và hiện đại đến đâu cũng
không thể đạt được mục tiêu đổi mới.


Như vậy có phân tích được mục tiêu, u cầu của đổi mới GDPT và những yêu cầu về
năng lực đối với GV thì mới có thể đánh giá, xác định được nhu cầu cần bồi dưỡng của GV.
b. Xác định đối tượng đánh giá nhu cầu: Nhu cầu bồi dưỡng của GV rất đa dạng,
tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng cụ thể. Ví dụ, nhóm GV trẻ mới vào nghề họ cần bổ
trợ, tăng cường những kiến thức, kĩ năng thực tiễn để có thể vượt qua những khó khăn,
thách thức ban đầu trong công việc và đáp ứng được yêu cầu của việc dạy học (DH)-GD
trong nhà trường, nhưng với nhóm GV có thâm niên, có kinh nghiệm thì nhu cầu lại là
muốn bồi dưỡng những kiến thức, kĩ năng mới để nâng cao năng lực nghề nghiệp và trở
thành những GV giỏi. Hoặc với các GV dạy bộ mơn sẽ có nhu cầu bồi dưỡng khác với
GV làm cơng tác chủ nhiệm...vv. Vì vậy cơng việc đầu tiên của việc đánh giá nhu cầu bồi
dưỡng là phải xác định rõ họ thuộc nhóm đối tượng tượng nào?. Bởi mỗi nhóm đối tượng
khác nhau sẽ có những nhu cầu khác nhau về bồi dưỡng.


c . Xác định năng lực hiện tại và nhu cầu cần bồi dưỡng của GV



Evans chỉ ra rằng: “ Trong việc lập kế hoạch một chương trình đào tạo tại chức hay
bồi dưỡng cho GV, nhu cầu của học viên cần được xác định và phân tích như bước đầu
tiên. Nhu cầu cần được phân loại theo kĩ năng, kiến thức và thái độ và cần lưu ý đến kinh
nghiệm, kiến thức của những người tham gia, đào tạo trước đó” [8, tr183-187]. Có thể nói,
số năm kinh nghiệm giảng dạy có tương quan tỷ lệ nghịch với nhu cầu cần được bồi
dưỡng. Khi GV có nhiều kinh nghiệm hơn thì nhu cầu bồi dưỡng để phát triển chuyên
môn của họ giảm dần. Như vậy, việc xác định năng lực hiện tại và nhu cầu cần bồi dưỡng
của GV là một trong những bước rất quan trọng.


</div>

<!--links-->

×