Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Quản lí hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường đại học thuộc bộ công an đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VJE </b> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 104-106; 91


104


<b>QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO </b>


<b>Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỘC BỘ CÔNG AN </b>



<b>ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY </b>



Vũ Văn Khoa - Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo, Học viện An ninh nhân dân
<i>Ngày nhận bài: 10/01/2019; ngày sửa chữa: 15/03/2019; ngày duyệt đăng: 03/04/2019. </i>
<b>Abstract: The self-assessment of education and training quality is the important activity of the </b>
university Headmasters to enhance education quality. The self-assessment is the main activity of
educational institutions, so it needs to be closely managed. The article provides the basic contents
in managing self-assessment of the quality of education and training at universities under the
Ministry of Public Security to meet the requirements of education innovation today.


<b>Keywords: Self-assessment, manage, quality of education and training, university, Ministry of </b>
Public Security, requirements of education innovation.


<b>1. Mở đầu </b>


Trong quá trình đảm bảo chất lượng giáo dục và đào
tạo (GD-ĐT) của các cơ sở giáo dục đại học, đánh giá
(ĐG), tự ĐG là khâu then chốt, quan trọng trong việc
đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên
trong; giúp các cơ sở giáo dục tự rà soát, xem xét, ĐG
đúng thực trạng hoạt động của mình, cung cấp luận cứ
khoa học cho việc lập và triển khai các kế hoạch cải tiến,
nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ cho việc điều chỉnh
mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo hướng cao hơn. Bên


cạnh đó, hoạt động tự ĐG cịn là điều kiện cần thiết để
các cơ sở giáo dục đăng kí ĐG ngồi và cơng nhận đạt
tiêu chuẩn chất lượng với một tổ chức kiểm định chất
lượng giáo dục; đồng thời, thể hiện tính rõ tính tự chủ và
tính tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong toàn bộ
hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội
theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ
mệnh và mục tiêu đã công bố.


Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII chỉ rõ: <i>“Chuẩn </i>
<i>hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lí (QL) </i>
<i>q trình đào tạo; chú trọng QL chất lượng đầu ra. Xây </i>
<i>dựng hệ thống kiểm định độc lập về chất lượng GD-ĐT. </i>
<i>Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lí thơng tin trong QL </i>
<i>GD-ĐT. Thực hiện cơ chế người học tham gia ĐG hoạt động </i>
<i>ĐT; nhà giáo tham gia ĐG cán bộ QL; cơ sở </i>
<i>GD-ĐT tham gia ĐG cơ quan QL nhà nước”</i> [1; tr 14].


Bài viết đưa ra những nội dung cơ bản trong QL hoạt
động tự ĐG chất lượng GD-ĐT ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay.


<b>2. Nội dung nghiên cứu </b>


<i><b>2.1. Thực trạng hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo </b></i>
<i><b>dục và đào tạo ở các trường đại học thuộc Bộ Cơng an </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>VJE </b> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 104-106; 91



105
GD-ĐT ban hành “Quy định về quy trình và chu kì kiểm
định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung
cấp chuyên nghiệp”; Thông tư số 62/2012/TT-BGDĐT
thay thế Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày
14/12/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; Nghị quyết số 17
của Đảng ủy Công an Trung ương về công tác GD-ĐT
trong tình hình mới.


Tuy nhiên, cơng tác QL hoạt động tự ĐG chất lượng
GD-ĐT đôi lúc chưa được lãnh đạo, chỉ huy các cấp, lực
lượng sư phạm và cơ quan chức năng quan tâm, nhận thức
một cách đúng đắn, đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của
nó; một số điều kiện bảo đảm cho công tác này chưa được
coi trọng, đầu tư một cách thích đáng. Vì thế, hoạt động tự
ĐG tuy đã được triển khai song chưa đạt kết quả như mong
muốn, trong đó, cách thức, biện pháp tổ chức triển khai
chưa được nghiên cứu thấu đáo; công tác tập huấn, bồi
dưỡng kĩ năng tự ĐG chất lượng GD-ĐT cho các lực
lượng tham gia chưa thường xuyên, chưa đi vào chiều sâu,
thiếu tính chuyên nghiệp; việc tổ chức lực lượng và công
tác phối hợp hiệp đồng trong hoạt động tự ĐG chưa thật
chặt chẽ... Trao đổi với một số cán bộ của Phòng (Ban)
Khảo thí và Đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường
đại học thuộc Bộ Công an, chúng tôi được biết việc lựa
chọn nhân sự cho Hội đồng tự ĐG cũng như các nhóm
chun trách cịn hạn chế, bất cập như: việc xác định nội
dung và phân công trách nhiệm cho các nhóm chuyên
trách vẫn còn một số nội dung chưa thực sự cụ thể, chi tiết;
lựa chọn nhân sự và phân công trách nhiệm cụ thể cho một


vài thành viên ở một số nhóm chun trách chưa gắn với
cơng việc mà họ đã và đang thực hiện. Ngoài ra, việc xác
định thời gian để thực hiện ở một vài nội dung chưa thật
hợp lí, thể hiện ở chỗ có nội dung thực hiện trong thời gian
quá dài song lại có nội dung thực hiện trong khoảng thời
gian quá ngắn. Các ý kiến đều có chung nhận định: hiện
nay nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành cơng tác
tổ chức hoạt động tự ĐG có lúc chưa thật sự phù hợp và
hiệu quả. Nội dung công tác tự ĐG nhiều lúc được triển
khai kết hợp, lồng ghép vào một số hoạt động lãnh đạo,
QL chỉ huy, nên dễ dẫn đến tình trạng ĐG một cách chung
chung, thiếu cụ thể, rất khó khăn trong việc chỉ ra thực chất
của những hạn chế, khiếm khuyết, bất cập của các mặt liên
quan trực tiếp đến chất lượng dạy học, GD-ĐT; ĐG đôi
khi chỉ dừng lại ở mặt định tính, thiếu sự lượng hóa chi tiết,
cụ thể; một số ĐG né tránh hoặc làm nhẹ đi phần nào vì tư
tưởng lo ngại ảnh hưởng đến phong trào thi đua của đơn
vị; trách nhiệm bảo đảm cho hoạt động GD-ĐT vận hành
hiệu quả chưa được xác định một cách chính xác giữa các
lực lượng tham gia.


<i><b>2.2. Biện pháp quản lí hoạt động tự đánh giá chất </b></i>
<i><b>lượng giáo dục và đào tạo ở các trường đại học thuộc </b></i>
<i><b>Bộ Công an </b></i>


QL hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT ở các trường
đại học thuộc Bộ Công an là sự tác động có định hướng,
có mục đích và có hệ thống của chủ thể đối với quá trình
tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn ĐG chất
lượng giáo dục do Bộ GD-ĐT, Cục Khảo thí và Đảm bảo


chất lượng GD-ĐT, Bộ Công an ban hành; thông qua
việc lập kế hoạch, triển khai, điều khiển, thực thi và kiểm
tra nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động tự ĐG góp
phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của từng nhà trường,
khẳng định sứ mệnh và uy tín trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Để QL hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT
có hiệu quả, các chủ thể QL ở các trường đại học thuộc
Bộ Công an cần thực hiện các biện pháp sau:


<i>2.2.1. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các văn bản chỉ đạo, </i>
<i>hướng dẫn mang tính pháp quy về tự đánh giá chất lượng </i>
<i>giáo dục ở các trường đại học thuộc Bộ Công an </i>


Đây là biện pháp có vị trí rất quan trọng, bởi lẽ để
hoạt động tự ĐG chất lượng giáo dục ở các trường đại
học thuộc Bộ Công an đi vào nền nếp, đạt kết quả tốt thì
cần phải có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo mang tính
pháp quy về vấn đề này.


Hệ thống văn bản pháp quy dành cho công tác tự ĐG
chất lượng GD-ĐT ở các trường đại học thuộc Bộ Công
an, bao gồm: các quyết định, chỉ thị của Giám đốc (Hiệu
trưởng) các học viện, trường đại học về việc tổ chức tự
ĐG chất lượng GD-ĐT, các hướng dẫn của Ban Khảo thí
và Đảm bảo chất lượng GD-ĐT về công tác tổ chức tự
ĐG chất lượng GD-ĐT. Hệ thống các văn bản này để
điều chỉnh hành vi của tất cả các chủ thể và các lực lượng
tham gia vào quá trình tự ĐG chất lượng GD-ĐT, giúp
cho cá nhân và tổ chức thực hiện các khâu, các bước của
công tác này có chất lượng và hiệu quả hơn.



<i>2.2.2. Bồi dưỡng kĩ năng tự đánh giá cho đội ngũ cán bộ </i>
<i>quản lí giáo dục, giảng viên và nhân viên, đặc biệt là cán </i>
<i>bộ làm cơng tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>VJE </b> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 104-106; 91


106
diễn ra đúng kế hoạch, đúng quy trình, thủ tục và bảo
đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.
<i>2.2.3. Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm </i>
<i>của các lực lượng giáo dục ở các nhà trường về hoạt </i>
<i>động tự đánh giá và quản lí hoạt động tự đánh giá chất </i>
<i>lượng giáo dục và đào tạo </i>


Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu trong tổ chức
hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT ở các trường đại học
thuộc Bộ Cơng an vì hoạt động này là một nhiệm vụ, một
nội dung quan trọng của quá trình đào tạo. Vì vậy, cần
nhận thức một cách đúng đắn nếu muốn thực hiện có hiệu
quả hoạt động này. Việc tổ chức hoạt động tự ĐG chất
lượng GD-ĐT ở các trường đại học thuộc Bộ Công an chỉ
được thực hiện tốt khi có sự nhận thức đúng đắn của nhà
QL và các lực lượng, bộ phận có liên quan. Do vậy, đây là
biện pháp giữ vai trò nền tảng ban đầu cho hoạt động tự
ĐG chất lượng giáo dục để triển khai có kết quả; giúp cho
lãnh đạo, chỉ huy học viện hiểu thực chất, ĐG đúng về thực
lực, tìm ra những biện pháp phát huy thế mạnh, khắc phục
những yếu kém, sai sót, góp phần nâng cao chất lượng
GD-ĐT của từng trường trong thời gian tới. Công bố và


đăng tải công khai các số liệu trong phạm vi cho phép về
hoạt động GD-ĐT cũng như các hoạt động liên quan đến
tổ chức ĐG chất lượng GD-ĐT của ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an trên hệ thống thông tin truyền thông nội
bộ, trên website của từng trường và của Bộ Công an. Qua
đó, vừa cung cấp thơng tin về kết quả hoạt động đào tạo,
hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT, cũng vừa để quảng
bá thương hiệu, uy tín của ở các trường đại học thuộc Bộ
Công an đối với toàn xã hội.


<i>2.2.4. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá chất lượng giáo dục </i>
<i>và đào tạo đảm bảo khoa học, phù hợp với kế hoạch hoạt </i>
<i>động chung của các trường đại học thuộc Bộ Công an </i>


Chức năng hàng đầu của hoạt động QL giáo dục là
xây dựng kế hoạch hoạt động (chức năng kế hoạch hóa);
là khâu đầu tiên rất quan trọng trong QL giáo dục nói
chung, hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT nói riêng.
Do vậy, đây là biện pháp cơ bản quan trọng có tính chất
then chốt trong hệ thống biện pháp; bởi vì, việc xây dựng
kế hoạch QL hoạt động này một cách hợp lí sẽ quyết định
đến tiến độ và hiệu quả hoạt động tự ĐG chất lượng
GD-ĐT của ở các trường đại học thuộc Bộ Công an.


Việc tiến hành kế hoạch hóa hoạt động tự ĐG chất
lượng GD-ĐT có vị trí đặc biệt quan trọng, vừa có ý
nghĩa lâu dài, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, đồng thời
tạo thế chủ động trong tồn bộ chương trình hoạt động.
Xây dựng kế hoạch tổ chức tự ĐG chất lượng GD-ĐT
phải đảm bảo tính khoa học và hợp lí. Thực hiện tốt cơng


việc này sẽ tránh được tính tùy tiện, giản đơn trong thực
tiễn và để các chủ thể tự ĐG chủ động, phát huy trách
nhiệm, thấy được tồn bộ khối lượng cơng việc phải làm


từ lúc khởi đầu đến khi kết thúc; từ đó dự kiến trước
những việc phải làm và dự báo được những tình huống
có thể xảy ra để có biện pháp ứng phó.


<i>Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp: </i>Thực chất
của kế hoạch hóa QL hoạt động tự ĐG chất lượng
GD-ĐT ở các trường đại học thuộc Bộ Cơng an chính là xây
dựng chương trình hành động của các chủ thể, trong đó
xác định rõ mục tiêu, nội dung nhiệm vụ cụ thể của các
lực lượng, hình thức, phương pháp, phương tiện vật chất,
định lượng thời gian... làm cơ sở cho việc chỉ đạo và phối
hợp của các lực lượng tham gia công tác này. Do vậy, từ
ban chỉ đạo, cơ quan chức năng, đến từng thành viên các
nhóm cơng tác đều phải xây dựng kế hoạch (làm việc và
chỉ đạo theo kế hoạch đã xây dựng).


Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng GD-ĐT ở các
trường đại học thuộc Bộ Công an tiến hành lập kế hoạch tự
ĐG theo định kì (5 năm/lần). Trong xây dựng kế hoạch
tổng thể cho hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT của các
trường đại học thuộc Bộ Cơng an phải phù hợp với tình
hình thực hiện nhiệm vụ đào tạo của và đồng bộ với kế
hoạch công tác thường xuyên của từng nhà trường hàng
năm, tránh chồng chéo. Đồng thời, khi xác định kế hoạch
tự ĐG chất lượng cần phải căn cứ vào kế hoạch của cấp
trên mà trực tiếp là của Cục Khảo thí và Kiểm định chất


lượng giáo dục thuộc Bộ ĐT; các văn bản của Bộ
GD-ĐT; nghị quyết và chỉ thị của Đảng ủy, Ban Giám đốc
(Giám hiệu) các học viện, trường đại học về công tác tự ĐG
chất lượng GD-ĐT. Bám sát các văn bản đó để xác định kế
hoạch phù hợp, tránh được những khó khăn, mâu thuẫn sẽ
diễn ra khi triển khai công việc và để hoạt động này được
thực hiện theo đúng ý định của cơ quan chuyên môn cấp
trên, của lãnh đạo, Ban Giám đốc (Giám hiệu) các học viện,
trường đại học và có chất lượng, hiệu quả thật sự.


<i>2.2.5. Chỉ đạo và tổ chức hoạt động tự đánh giá chất </i>
<i>lượng giáo dục và đào tạo của các trường đại học thuộc </i>
<i>Bộ Công an bảo đảm chặt chẽ </i>


Việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động tác tự ĐG chất lượng
GD-ĐT phải được tiến hành một cách hợp lí, khoa học
từ khi thành lập hội đồng, tổ chức các nhóm công tác,
xây dựng kế hoạch cũng như kết quả của hoạt động tự
ĐG phụ thuộc hoàn toàn vào sự tổ chức chỉ đạo công tác
này trong thực tiễn; khi triển khai nhiệm vụ của từng
thành viên hội đồng, các nhóm cơng tác sẽ quyết định
đến tiến độ và hiệu quả hoạt động tự ĐG.


Ban Khảo thí và Đảm bảo chất lượng GD-ĐT cần
làm tốt việc tham mưu và giúp Đảng ủy, Ban Giám đốc
(Giám hiệu) các học viện, trường đại học triển khai thực
hiện có hiệu quả nhiệm vụ tập huấn về công tác tổ chức
hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT ở các trường đại học
thuộc Bộ Công an.



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>VJE </b> Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 88-91


91
chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động NCKH của trường
ĐH. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt
động NCKH, nhà trường cần thường xuyên áp dụng hình
thức tự đánh giá đối với các đơn vị, cá nhân của trường.


<i>- Cải tiến hoạt động NCKH của nhà trường:</i> Điều
chỉnh, cải tiến là toàn bộ những hoạt động nhằm tạo ra sự
phối hợp đồng bộ, khắc phục các tồn tại và đưa chất
lượng sản phẩm lên mức cao hơn trước khi giảm dần
khoảng cách giữa những mong muốn của khách hàng và
thực tế chất lượng đạt được, thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng ở mức cao hơn. Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh
giá chất lượng hoạt động NCKH, nhà trường tiến hành
lập kế hoạch điều chỉnh, tiến hành điều chỉnh kế hoạch,
quá trình triển khai thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá
hoạt động NCKH của nhà trường.


<b>3. Kết luận </b>


NCKH là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của các
trường ĐH. Trong bối cảnh đất nước ta đang đổi mới căn
bản, toàn diện GD-ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế, hoạt động NCKH của các
trường ĐH phải tạo ra động lực phát triển, hướng đến
việc đáp ứng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường ĐH
và được các tổ chức kiểm định chất lượng quốc gia, quốc


tế công nhận. Muốn vậy, các trường ĐH cần phải đổi mới
quản lí hoạt động NCKH thơng qua việc áp dụng các mơ
hình QLCL, trong đó mơ hình PDCA là phù hợp với điều
kiện và nền tảng QLCL của các trường ĐH ở Việt Nam
hiện nay nhằm đạt được sứ mệnh, tầm nhìn của nhà
trường; đồng thời đáp ứng các yêu cầu đánh giá chất
lượng hoạt động NCKH trong các Bộ tiêu chuẩn đánh
giá chất lượng trường ĐH của quốc gia và quốc tế cũng
như các tiêu chí xếp hạng trường ĐH của quốc tế.
<b>Tài liệu tham khảo </b>


[1] Nguyễn Như Ý (chủ biên, 2011). <i>Đại từ điển tiếng </i>


<i>Việt</i>. NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.


[2] Nguyễn Đức Chính - Nguyễn Phương Nga (2006).


<i>Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt </i>
<i>động giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa học của </i>
<i>giảng viên trong Đại học Quốc gia Hà Nội</i>. Đề tài
khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Đại học Quốc
gia Hà Nội. Mã số: QGTĐ.02.06.


[3] Quốc hội (2000). <i>Luật Khoa học và Cơng nghệ</i>.
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.


[4] Nguyễn Quang Giao (2015). <i>Quản lí chất lượng trong </i>
<i>giáo dục đại học</i>. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Quốc hội nước (2013). <i>Luật Giáo dục Đại học</i>. NXB



Chính trị Quốc gia - Sự thật.


[6] Bộ GD-ĐT (2017). <i>Thông tư số </i>


<i>12/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 về việc Ban hành Quy </i>
<i>định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học</i>.


[7] Nguyễn Văn Ly (2010). <i>Quản lí chất lượng đào tạo </i>


<i>đại học trong các học viện, trường công an nhân </i>
<i>dân</i>. Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường Đại
học Sư phạm Hà Nội.


[8] Đỗ Trọng Tuấn (2015). <i>Quản lí chất lượng đào tạo </i>


<i>tại các trường đại học tư thục khu vực miền Trung </i>
<i>Việt Nam</i>. Luận án tiến sĩ Quản lí giáo dục, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.


<b>QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ... </b>
<i>(Tiếp theo trang 106) </i>


<b>3. Kết luận </b>


Từ năm 2009, các trường đại học thuộc Bộ Cơng an đã
có nhiều nỗ lực trong hoạt động tự ĐG chất lượng GD-ĐT
của cơ sở giáo dục với 65 tiêu chí cụ thể. Để hoạt động tự
ĐG chất lượng GD-ĐT của các trường đại học thuộc Bộ
Công an ngày càng đi vào nền nếp, thống nhất, hiệu quả,
Đảng ủy, Ban Giám đốc (Giám hiệu) các học viện, nhà


trường cần tăng cường QL chặt chẽ theo những quy trình
nhất định cũng như áp dụng nhóm biện pháp được đề xuất
ở trên nhằm góp phần xây dựng các học viện, trường đại
học ngày càng có uy tín, vị thế trong lực lượng cơng an nói
riêng và trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.


<b>Tài liệu tham khảo </b>


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). <i>Văn kiện đại hội </i>


<i>đại biểu tồn quốc lần thứ XII.</i> NXB Chính trị Quốc
gia - Sự thật.


[2] Bộ Công an (2009). <i>Hướng dẫn xây dựng và tổ chức </i>


<i>thực hiện tự đánh giá của các học viện, nhà trường </i>
<i>trong lực lượng Cơng an nhân dân</i>.


[3] Nguyễn Đức Chính (2008). <i>Đo lường và đánh giá </i>


<i>trong giáo dục và dạy học.</i> Khoa Sư phạm - Đại học
Quốc gia Hà Nội.


[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). <i>Văn kiện Hội nghị </i>


<i>Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám (khóa XI)</i>.
Văn phịng Trung ương Đảng.


[5] Học viện An ninh nhân dân (2015). <i>Báo cáo tự đánh </i>


<i>giá chất lượng giáo dục và đào tạo</i>.


[6] Học viện Cảnh sát nhân dân (2015). <i>Báo cáo tự đánh </i>
<i>giá chất lượng giáo dục và đào tạo</i>.


[7] Học viện Chính trị công an nhân dân (2015). <i>Báo </i>


<i>cáo tự đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo.</i>


[8] Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy (2015). <i>Báo </i>


</div>

<!--links-->

×