Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phát triển đội ngũ giảng viên các nhà trường quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>VJE </b>

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 132-135


132 <sub>Email: </sub>


<b>PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÁC NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI </b>


<b>ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI </b>



Vũ Xuân Tiến - Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng


<i>Ngày nhận bài: 20/6/2019; ngày chỉnh sửa: 10/7/2019; ngày duyệt đăng: 23/7/2019. </i>


<b>Abstract:</b> At present, before the new requirements of the country, especially the strong impact of
the industrial revolution 4.0 on the fields of social life, national defense and national security. Many
new problems have arisen and appeared in the fields of education, training, military and national
defense such as: simulation technology, smart schools, weapons, defense technology, high
technology war, electronic warfare,... and new requirements of the cause of defending the
Fatherland, building the army in general, basic and comprehensive renovation of education and
training in particular, requiring urgent development of lecturers in military universities matching
missions. The article clarifies the necessity and proposes some solutions to develop the army
lecturers to meet the requirements of the mission of education, training and military construction
in the new situation.


<b>Keywords:</b> Development, military lecturer, national defense, teaching, scientific research.


<b>1. Mở đầu </b>


Đội ngũ giảng viên (GV) là một bộ phận của đội
ngũ cán bộ, sĩ quan quân đội; lực lượng nòng cốt trực
tiếp nghiên cứu, giảng dạy trong các học viện, nhà
trường Quân đội nhân dân Việt Nam. Lao động sư
phạm của đội ngũ này vừa mang đặc điểm của đội ngũ


GV nói chung, vừa có tính đặc thù của mơi trường
quân sự đòi hỏi cường độ làm việc cao, khẩn trương,
mơi trường cơng tác khó khăn, khắc nghiệt ngay cả
trong thời bình. Phẩm chất, trình độ, năng lực, sức
sáng tạo, tiềm lực của đội ngũ này có ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng GD-ĐT của các nhà trường và sự
nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ và từng bước hiện đại. Phát triển đội ngũ GV
trong các học viện, nhà trường quân đội là vấn đề có ý
nghĩa quan trọng góp phần chuẩn hóa đội ngũ nhà
giáo, nâng cao chất lượng GD-ĐT, vị thế, uy tín của
hệ thống nhà trường quân đội và xây dựng quân đội
vững mạnh.


Bài viết nghiên cứu về những yêu cầu, nhiệm vụ
và những vấn đề về phát triển đội ngũ GV các nhà
trường quân đội trong tình hình hiện nay và đề xuất
một số giải pháp thực hiện.


<b>2. Nội dung nghiên cứu </b>


<i><b>2.1. Yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và vấn </b></i>
<i><b>đề đặt ra đối với phát triển đội ngũ giảng viên các </b></i>
<i><b>nhà trường quân đội</b></i>


Trong thời gian qua, Quân ủy Trung ương, Bộ
Quốc phòng, cơ quan chức năng và các học viện,
trường sĩ quan trong toàn quân đã thường xuyên quan
tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội



ngũ GV. Vì vậy, đội ngũ này đã có sự phát triển về
mọi mặt; phát huy được vai trò, tiềm năng, thế mạnh
trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư
tưởng lí luận, phát triển nghệ thuật, khoa học quân sự,
đóng góp tích cực vào sự nghiệp GD-ĐT của các nhà
trường quân đội.


Tuy nhiên, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đang đứng
trước nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh
quốc tế, khu vực có nhiều biến động phức tạp, tranh
chấp lãnh thổ, tình hình căng thẳng trên biển Đơng diễn
biến phức tạp. Bên cạnh đó, sự nghiệp đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT tác động sâu sắc và đặt ra yêu cầu
mới, cao hơn đối với công tác dạy và học, nghiên cứu
khoa học của các học viện, nhà trường qn đội. Tình
hình đó đặt ra u cầu cấp thiết phải phát triển đội ngũ
GV các nhà trường quân đội có phẩm chất và năng lực
toàn diện, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà trường quân
đội vững mạnh trong tình hình mới.


<i><b>2.2. Một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên </b></i>
<i><b>quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình </b></i>
<i><b>hình mới </b></i>


Phát triển đội ngũ GV các nhà trường quân đội là
một vấn đề lớn, địi hỏi phải có sự tham gia của nhiều
chủ thể, lực lượng; tiến hành đồng bộ trên nhiều nội
dung với hình thức và phương pháp phong phú, linh
hoạt song phải hết sức cẩn trọng, chặt chẽ khoa học.


Vì vậy, các nhà trường quân đội cần tập trung thực
hiện tốt những giải pháp cơ bản sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>VJE </b>

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 132-135


133
Hiện nay, nhiệm vụ xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ GD-ĐT của các học
viện, nhà trường quân đội đang đặt ra yêu cầu cấp thiết
phải phát triển đội ngũ GV toàn diện cả về số lượng,
chất lượng và cơ cấu, cả hiện hữu và tiềm năng; đồng
thời phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ này đáp
ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan
của quân đội. Do đó, phải nhận thức sâu sắc hơn về vị
trí, vai trị và sự cần thiết của việc phát triển của đội
ngũ GV, xem đây là khâu đột phá quan trọng, yếu tố
quyết định việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT;
nâng cao vị thế, uy tín của các nhà trường quân đội.
Phát triển đội ngũ GV trong các nhà trường quân đội
là thể hiện sự quán triệt và cụ thể hóa quan điểm của
Đảng ta về xây dựng quân đội cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đầu tư cho phát triển
đội ngũ GV là đầu tư cho GD-ĐT, đầu tư cho sự phát
triển bền vững của quân đội và đất nước. Mặt khác,
đội ngũ GV là một bộ phận của đội ngũ trí thức quân
đội, trí thức Việt Nam. Phát triển đội ngũ GV là trực
tiếp nâng tầm trí tuệ của quân đội. Vì vậy, cấp ủy, chỉ
huy các cấp cần nhận thức sâu sắc tầm quan trọng và
ý nghĩa to lớn đó để có sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng
cho việc phát triển đội ngũ này.



Bên cạnh đó, cần nhận thức sâu sắc về tính đặc thù


và giá trị lao động của đội ngũ GV.Lao động của GV


quân đội là lao động đặc biệt, là lao động trí óc và sáng
tạo trong mơi trường sư phạm quân sự với tính chất
phức tạp, khó khăn, gian khổ. Sản phẩm lao động của
họ là những bài giảng lí thuyết và thực hành, những
sản phẩm khoa học gắn với nhiệm vụ huấn luyện,
chiến đấu của quân đội, trực tiếp phục vụ cho công tác
GD-ĐT, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quân đội. Đó là kết
quả của q trình lao động hết sức công phu, gian khổ,
tiêu tốn nhiều công sức, thậm chí cả sinh mạng của đội
ngũ này. Nhận thức sâu sắc tính đặc thù và giá trị lao
động của GV mới đánh giá đúng, có chính sách trọng
dụng, đãi ngộ xứng đáng để phát triển đội ngũ GV
ngang tầm nhiệm vụ.


Trong sự nghiệp GD-ĐT của các học viện, nhà
trường quân đội, đội ngũ GV có nhiều đóng góp, cống
hiến quan trọng. Họ là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong
đổi mới nâng cao chất lượng GD-ĐT, đóng góp tích
cực vào sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
quân đội. Đặc biệt, đội ngũ GV quân đội đã nghiên
cứu, làm sáng tỏ nhiều vấn đề lí luận, thực tiễn về
chiến tranh nhân dân, xây dựng nền quốc phịng tồn
dân, xây dựng qn đội nhân dân; cung cấp luận cứ
khoa học cho Đảng hoạch định đường lối, chiến lược,
sách lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư


tưởng, lí luận góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan
điểm, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của
Nhà nước; phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự xây
dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt. Phải nhận thức,
đánh giá đúng những cống hiến của nguồn lực này, từ
đó mới thấy được vai trò, vị thế quan trọng của họ;
mới trọng dụng, tôn vinh, đãi ngộ xứng đáng với
những cống hiến của họ; thấy được sự cần thiết và có
các chủ trương, nội dung, biện pháp thiết thực để phát
triển đội ngũ GV quân đội không ngừng lớn mạnh cả
về số lượng và chất lượng. Muốn vậy, cần thông qua
việc thực hiện phong phú, đa dạng các hình thức sinh
hoạt, học tập, quán triệt nghị quyết để tuyên truyền,
giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan
chức năng, cấp ủy, chỉ huy các cấp nhận thức sâu sắc
về vị trí, vai trò và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ
GV quân đội.


<i>2.2.2. Thực hiện tốt công tác tuyển chọn đội ngũ giảng </i>
<i>viên trong các nhà trường quân đội </i>


Tính quy luật của việc phát triển đội ngũ GV cho
thấy, tuyển chọn “đầu vào” là khâu quan trọng, ảnh
hưởng trực tiếp đến số lượng, cơ cấu và chất lượng; là
điều kiện, tiền đề cho việc thực hiện các khâu, các
bước tiếp theo của quá trình phát triển đội ngũ này. Để
trở thành GV giỏi, đòi hỏi ngoài những phẩm chất
nhân cách như các cán bộ qn đội khác, cịn phải có


khả năng, năng khiếu sư phạm, đặc biệt là có tố chất
về chỉ huy, huấn luyện chiến đấu, sự nhạy bén về chính
trị... Làm tốt cơng tác tuyển chọn là tiền đề, điều kiện
thuận lợi cho việc đào tạo, bồi dưỡng, phát huy được
khả năng, năng lực của đội ngũ này trong giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. Ngược lại, sẽ ảnh hưởng xấu đến
xu hướng nghề nghiệp, đến trình độ, năng lực chun
mơn cũng như việc phát huy vai trò, tiềm năng của GV
sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>VJE </b>

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 132-135


134
tuyển chọn dồi dào, chất lượng tốt làm cơ sở cho quá
trình phát triển đội ngũ GV nhất thiết phải tích cực,
chủ động tạo nguồn từ xa. Thơng qua tuyển sinh và
quá trình đào tạo tại các nhà trường quân đội mà phát
hiện những học viên có năng khiếu sư phạm, có tư duy
lí luận, có tố chất để bồi dưỡng đưa vào nguồn phát
triển thành GV. Ngoài ra, cần tuyển chọn những sinh
viên đã tốt nghiệp các trường đại học ngoài quân đội
có đủ điều kiện, tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, lối
sống, sức khỏe; có học lực giỏi, có năng khiếu sư
phạm, có nguyện vọng và khả năng phát triển thành
GV trong các học viện, nhà trường quân đội. Đồng
thời, quan tâm phát hiện, đưa những đồng chí cán bộ
giỏi, nhiều kinh nghiệm trong quản lí, chỉ huy, có khả
năng sư phạm và hướng phát triển tốt ở các đơn vị
trong toàn quân về bổ sung cho các nhà trường, xem
đây là nguồn tuyển chọn quan trọng cho phát triển đội


ngũ GV quân đội.


<i>2.2.3. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, </i>
<i>năng lực của đội ngũ giảng viên trong các nhà trường </i>
<i>quân đội </i>


Đây là khâu then chốt, có ý nghĩa quyết định việc
hình thành các phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên
môn của đội ngũ GV quân đội. Thực tế cho thấy,
những hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dưỡng là
một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
về phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV. Do đó, phát
triển đội ngũ GV quân đội cần phải nâng cao chất
lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ này. Trước
hết, cần bám sát nhiệm vụ phát triển GD-ĐT; khoa học
và công nghệ của đất nước; nhiệm vụ xây dựng, chiến
đấu của quân đội và yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu
GD-ĐT của các học viện, nhà trường quân đội để xây dựng
và hồn thiện mơ hình, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ GV. Trong đó, cần xác định rõ hệ thống những
phẩm chất, năng lực cơ bản nhất mà GV phải đạt được,
gồm cả bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình
độ học, năng lực chuyên môn, kĩ năng, năng lực
nghiên cứu tốt và sự tâm huyết với nghề, say mê
nghiên cứu, cống hiến cho sự nghiệp GD-ĐT của nhà
trường quân đội. Xây dựng, hồn thiện mơ hình, mục
tiêu đào tạo GV quân đội phải tiến hành công phu,
nghiêm túc, trên cơ sở đánh giá đúng chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng lực lượng này và phải bảo đảm theo
Chuẩn quốc gia, vẫn mang tính đặc thù của mơi trường


sư phạm quân sự.


Bên cạnh đó, nội dung, chương trình đào tạo phải
mang tính hiện đại, đúng tầm; phải hướng vào nâng
cao một cách chuyên sâu kiến thức chuyên ngành, cập
nhật những vấn đề phát triển mới về khoa học quân sự,
về phương pháp sư phạm mới để đảm bảo đội ngũ GV


có khả năng nghiên cứu học thuật và phát triển tri thức,
thực sự trở thành những chuyên gia ở nội dung đảm
nhiệm, phụ trách. Chương trình đào tạo phải thể hiện
rõ sự kết hợp giữa trang bị, bổ sung, nâng cao kiến
thức với rèn luyện kĩ năng nghiên cứu và phương
pháp, cách thức tổ chức hoạt động sư phạm; vừa quán
triệt sâu sắc mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn
diện GD-ĐT; vừa bảo đảm đúng hướng dẫn của Bộ
GD-ĐT, tư tưởng chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, vừa
phù hợp với đặc thù đào tạo của mỗi chuyên ngành,
đối tượng GV.


Phương pháp đào tạo phải coi trọng thúc đẩy tính
tích cực, chủ động sáng tạo; phát triển năng lực,
phương pháp tư duy; năng lực nghiên cứu độc lập,
sáng tạo của đội ngũ GV. Đa dạng hóa các loại hình
bồi dưỡng, kết hợp bồi dưỡng của tổ chức với tự bồi
dưỡng của cá nhân. Đặc biệt, coi trọng bồi dưỡng GV
trong hoạt động thực tiễn nghiên cứu, giảng dạy.
Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động: hội thi GV
giỏi, sinh hoạt khoa học, hội thảo khoa học, nghiên
cứu đề tài, đi dự nhiệm, đi thực tế đơn vị, liên kết, hợp


tác giao lưu với các trường đại học trong và ngoài
nước để bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất, trình độ, năng
lực của đội ngũ GV. Thường xuyên tiến hành sơ kết,
tổng kết, rút kinh nghiệm đối với việc đào tạo, bồi
dưỡng GV trong các học viện, nhà trường quân đội.


<i>2.2.4. Thực hiện tớt chính sách đãi ngộ, tạo điều </i>
<i>kiện thuận lợi để giảng viên rèn luyện, cống hiến và </i>
<i>phát triển </i>


Đảng ta đã chỉ rõ: <i>“Chính sách đúng đắn, cơng </i>
<i>bằng vì con người là động lực mạnh mẽ phát huy mọi </i>
<i>năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây </i>
<i>dựng và bảo vệ Tổ quốc”</i> [1; tr 79]. Đối với GV trong
các nhà trường quân đội, lao động của họ là lao động
trí tuệ, sáng tạo khoa học trong môi trường đặc thù
quân sự, rất khó khăn, phức tạp. Do đó, rất cần có sự
nhìn nhận, đánh giá đúng và có chính sách động viên,
đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất và tinh thần.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>VJE </b>

Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 7/2019, tr 132-135


135
các nhà trường quân đội. Hệ thống chính sách đãi ngộ
đối với GV phải đảm bảo toàn diện, đồng bộ, phù hợp
với vị thế, vai trò và đặc thù lao động của lực lượng
này, bao hàm cả về: đào tạo, bồi dưỡng; quân hàm, đề
bạt, bổ nhiệm; tiền lương, phụ cấp và phải thể hiện rõ
sự ưu tiên, đãi ngộ đặc biệt, tương xứng với những
đóng góp của họ đối với quân đội, với sự nghiệp


GD-ĐT của các học viện, nhà trường; góp phần nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần, sức khỏe của GV.


Các cơ quan chức năng, trên cơ sở nghị quyết, chỉ
thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phịng cần rà
sốt, bổ sung, hồn chỉnh hệ thống chính sách đãi ngộ
đối với GV. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, dự báo
tình hình, tham mưu đề xuất ban hành các chính sách
mới phù hợp, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển đội
ngũ GV. Các nhà trường quân đội cần phối hợp chặt
chẽ với các cơ quan chức năng, rà soát, phát hiện, kiến
nghị những nội dung chưa phù hợp, hoặc cịn thiếu hay
chưa hợp lí trong chính sách đãi ngộ đối với GV; cung
cấp cơ sở lí luận, thực tiễn cho việc bổ sung, hồn
thiện hệ thống chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ này.


Cùng với đó, cần thường xuyên tạo dựng bầu
khơng khí dân chủ cởi mở, kỉ luật cao ở các nhà trường
quân đội. Tạo điều kiện để đội ngũ GV bộc lộ và phát
huy trình độ, năng lực, tiềm năng sáng tạo, xây dựng
đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong thực
hiện nhiệm vụ; được tự do, thỏa sức nghiên cứu, sáng
tạo, đem hết sức lực, trí tuệ cống hiến cho sự nghiệp
GD-ĐT; đồng thời tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn
luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,
trình độ và năng lực của mình. Đi đơi với mở rộng và
phát huy dân chủ, cần tăng cường cơng tác quản lí, duy
trì kỉ luật; phải làm cho mỗi cán bộ, GV luôn có ý thức,
thói quen chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỉ luật
quân đội một cách tự giác, nghiêm minh. Coi trọng


xây dựng mối quan hệ giữa đồng chí, đồng đội, đồng
nghiệp; quan hệ giữa lãnh đạo và chỉ huy, giữa cấp
trên và cấp dưới; quan hệ giữa GV với học viên trên
tinh thần đồn kết, hợp tác, tơn trọng, chia sẻ, giúp đỡ
lẫn nhau; phải thường xuyên vun đắp trở thành nét đẹp
văn hóa, chuẩn mực giá trị cao đẹp trong giao tiếp, ứng
xử hàng ngày của mọi cán bộ, GV, học viên ở các học
viện, nhà trường quân đội. Đồng thời, phải xây dựng
các tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy luôn trong sạch,
vững mạnh toàn diện, thực sự là chỗ dựa tinh thần, nơi
quản lí, giáo dục, rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống của mọi cán bộ GV. Thường
xuyên xây dựng các khoa, bộ môn trở thành những tập
thể sư phạm, tập thể khoa học mạnh để bồi dưỡng nâng
cao trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, kĩ năng
sư phạm của đội ngũ GV.


<b>3. Kết luận </b>


Phát triển đội ngũ GV trong các nhà trường quân
đội hiện nay chịu sự tác động từ những yếu tố khách
quan và chủ quan; trong đó, chủ yếu là tác động từ sự
phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại; yêu cầu đổi mới căn bản,
toàn diện GD-ĐT trong các học viện, nhà trường. Để
phát triển đội ngũ GV trong các nhà trường quân đội
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đáp ứng tình hình mới cần
thực hiện đồng bộ các giải pháp, mỗi giải pháp có vị


trí, vai trò nhất định nhưng là một chỉnh thể thống
nhất, có quan hệ chặt chẽ với nhau, là tiền đề, bổ sung
cho nhau, do đó khơng tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ
một giải pháp nào.


<b>Tài liệu tham khảo </b>


[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2012). <i>Văn kiện Hội </i>


<i>nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa </i>
<i>XI</i>. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.


[2] Bộ GD-ĐT (2013). <i>Một số vấn đề lí luận và thực </i>
<i>tiễn về lãnh đạo và quản lí giáo dục trong thời kì </i>
<i>mới</i>. NXB Văn hóa Thơng tin.


[3] Bộ Quốc phòng (2011). <i>Chiến lược phát triển </i>
<i>giáo dục và đào tạo trong Quân đội giai đoạn </i>
<i>2011-2020</i>. NXB Quân đội nhân dân.


[4] Chính phủ (2005). <i>Đề án đổi mới cơ bản và toàn </i>


<i>diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn </i>
<i>2006-2020</i>.


[5] Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (2011). <i>Chiến lược phát triển giáo dục Việt </i>
<i>Nam giai đoạn 2011-2020</i>.


[6] Đỗ Minh Cương - Nguyễn Thị Doan (2001). <i>Phát </i>



<i>triển nguồn nhân lực giáo dục đại học Việt Nam</i>.
NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.


[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (2004). <i>Chỉ thị số </i>
<i>40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 về xây dựng </i>
<i>nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ </i>
<i>quản lí giáo dục</i>.


[8] Ban Chấp hành Trung ương (2013). <i>Nghị quyết số </i>
<i>29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, </i>
<i>toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu </i>
<i>cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện </i>
<i>kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và </i>
<i>hội nhập quốc tế</i>.


[9] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). <i>Văn kiện Đại </i>


<i>hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII</i>. Văn phòng


</div>

<!--links-->

×