Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án môn Hóa học lớp 10 - Tiết 39 - 40: Hiđroclorua – Axit clohiđric và muối clorua

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.31 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 13/01/2010 Ngày giảng: 14/01/2010 TIẾT 39 - 40: HIĐROCLORUA. – AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: - Cấu tạo phân tử, tính chất của hidroclorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl). - Tính chất vật lí, điều chế axit clohidric trong PTN và trong CN. - Tính chất, ứng dụng của 1 số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua. - Dung dịch HCl là một axit mạnh có tính khử 2. Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra, kết luận về tính chất của axit HCl. - Viết các pthh chứng minh tính chất hóa học của axit HCl. - Nhận biết ion clorua. - Tính nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: DC: + Bình cầu, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, đèn cồn, giá TN. HC: + NaCl khan, H2SO4 đặc, dung dịch AgNO3, quỳ tím, axit HCl. - HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Trực quan, nêu vấn đề, nhóm nhỏ. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú học bài. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: Y/c HS hoàn thành sơ đồ phản ứng sau và xác định vai trò các chất tham gia: Cl2. (3). (1). HCl. (2). Cl2. FeCl3. - GV ĐVĐ vào bài. 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo phân tử và tính chất của hidroclorua. * Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo và tính chất của hidroclorua khác với tính chất của axit HCl. * Thời gian: 10p * ĐDDH: Bình đựng khí HCl, chậu nước pha quỳ tím, ống thủy tinh vuốt nhọn, nút cao su. * Cách tiến hành: Bước 1: - GV viết công thức phân tử của hidroclorua và y/c HS xác định cấu tạo của HCl. - HS thực hiện Bước 2: - GV cho HS quan sát bình đựng khí HCl sau đó GV biểu diến thí nghiệm thử tính tan của HCl, y/c HS quan sát, giải thích các hiện tượng, kết hợp với SGK nêu tính chất vật lí của hidroclorua. - HS thực hiện Kết luận: * Cấu tạo phân tử: H - Cl - Hợp chất CHT, phân tử có cực. * Tính chất: - Hiện tượng: Nước phun vào bình và chuyển thành màu đỏ - Giải thích: Do HCl tan nhiều trong nước làm áp suất trong bình giảm nên nước phun vào bình chuyển thành axit làm đở quỳ tím. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Hidroclorua là chất khí không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, tan nhiều trong nước. 3. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của axit clohidric. * Mục tiêu: HS nắm được tính chất và viết được các pthh minh họa các tính chất. * Thời gian: 20p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV cho HS quan sát lọ đựng axit HCl, y/c HS quan sát và kết hợp với SGK nêu tính chất vật lí của axit HCl. - HS thực hiện. Bước 2: - GV thông báo: Axit HCl là một axit mạnh nên có đầy đủ tính chất của một axit. Y/c HS nêu tính chất chung của axit và viết các pthh minh họa cho tính chất của axit HCl. - HS thực hiện Bước 3: - GV y/c HS xác định số oxi hóa của clo trong phân tử HCl từ đó cho biết ngoài tính axit ra axit HCl còn có tính chất gì nừa không? - HS thực hiện. Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức cho HS. * Tính chất vật lí: Axit HCl là chất lỏng, không màu, mùi xốc. HCl đặc bốc khói trong không khí ẩm * Tính chất hóa học: - Làm đỏ quỳ tím - Tác dụng với kim loại (trước hidro) → muối + H2: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 - Tác dụng với oxit bazo → muối + H2O CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O - Tác dụng với bazo → muối + H2O NaOH + HCl → NaCl + H2O - Tác dụng với muối của axit yếu → muối mới + axit mới CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O - Nguyên tử clo trong HCl có số oxi hóa là -1 (nhỏ nhất) nên HCl còn có tính khử khi tác dụng với các chất oxi hóa mạnh: MnO2, KMnO4 … +4. -1. +2. 0. Mn O 2 + 4H Cl  Mn Cl2 + Cl2 + 2H 2 O 4. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài - GV nhấn mạnh nội dung trọng tâm bài học + Hidroclorua khô không làm đổi màu quỳ, không tác dụng với kim loại, bazo, oxit bazo,muối. - HD HS làm BT 4, 6. - BTVN: 1, 2, 4, 5, 6, 7 SGK - Chuẩn bị tiết sau: + Phương pháp được HCl trong PTN và trong CN + Tính chất muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua. (Hết tiết 39) (Tiết 40) 5. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài. * Thời gian: 10p * Cách tiến hành: - GV gọi 2 HS lên bảng: + HS 1: Nêu tính chất hóa học của clo và viết các pthh. + HS 2: Làm BT 6 SGK/106 Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 6. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp điều chế axit clohidric. * Mục tiêu: HS nắm được phương pháp được axit HCl trong PTN và trong CN * Thời gian: 15p * ĐDDH: dung dịch AgNO3, HCl, NaCl * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu phương pháp điều chế axit HCl trong PTN. Tại sao trong phương pháp sunfat NaCl phải khan và axit H2SO4 phải đặc? Viết các pthh. - HS thực hiện Bước 2: - GV giới thiệu phương pháp sx axit HCl trong CN, mô tả sơ đồ sx axit HCl. Y/c HS viết các pthh các phản ứng xảy ra. - HS thực hiện Bước 3: - GV biểu diễn TN phản ứng NaCl và HCl với AgNO3, y/c HS quan sát, nhận xét hiện tượng viết pthh và rút ra phương pháp nhận biết ion clorua - HS thực hiện Kết luận - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Trong PTN: - Dùng phương pháp sunfat: cho NaCl khan tác dụng với H2SO4 đặc và đun nóng rồi hấp thụ vào H2O để thu được dung dịch axit HCl: <2500C NaCl + H 2SO 4   NaHSO 4 + HCl - Nhiệt độ cao hơn tao ra Na2SO4 và HCl  4000C 2NaCl + H 2SO 4   Na 2SO 4 + 2HCl * Trong CN: - Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn sau đó đốt H2 trong khí quyển Cl2: dpdd NaCl + H 2 O   NaOH + Cl2 + H 2 mn as H2 + Cl2   2HCl - Ngày nay trong CN người ta cũng sử dụng phương pháp sunfat.. 7. Hoạt động 4: Tìm hiểu muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua. *Mục tiêu: HS nắm được tính chất 1 số muối clorua và phương pháp nhận biết ion clorua * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất và ứng dụng của 1 số muối clorua. - HS thực hiện Bước 2: - GV biểu diễn TN nhận biết muối clorua và axit HCl, y/c HS quan sát, nhận xét và rút ra phương pháp nhận biết ion clorua. - HS thực hiện Kết luận - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức * Muối clorua - Là muối của axit clohidric. Đa số các muối clorua tan nhiều trong nước, trừ AgCl không tan, CuCl, PbCl … it tan. - Ứng dụng: + KCl làm phân kali + ZnCl2 chống mục + AlCl3 làm xúc tác trong tổng hợp hóa hữu cơ Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + BaCl2 làm thuốc trừ sâu + NaCl làm muối ăn, nguyên liệu sx các hóa chât … * Nhận biết ion clorua - Hiện tượng: Có kết tủa trắng - Pthh: AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3 AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3 => Vậy dung dịch AgNO3 là thuốc thử để nhận biết ion clorua (có kết tủa AgCl trắng) 8. Tổng kết và hướng dẫn HS học bài - GV nhấn mạnh ội dung trọng tâm bài học + Phương pháp điều chế HCl trong PTN và trong CN + Ứng dụng của muối clorua + Phương pháp nhận biết ion clorua - BTVN: 3, 5 SGK/106 - Chuẩn bị bài sau: Sơ lược về hợp chất có oxi của clo + Ứng dụng, tính chất, điều chế của nước Gia-ven và clorua vôi.. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×