Tải bản đầy đủ (.pdf) (149 trang)

Ca dao tục ngữ người việt miền tây nam bộ dưới góc nhìn văn hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 149 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
_________________

Học viên: Nguyễn Tuấn Anh

CA DAO, TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT
MIỀN TÂY NAM BỘ
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học:
TS.Trần Long

TP.Hồ Chí Minh, năm 2009


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................... 2
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................... 4
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................... 4
2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu....................................................... 5
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài..................................................................... 5
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 10
7. Bố cục của luận văn ............................................................................ 11
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ................................................ 12


1.1. Nhận diện ca dao, tục ngữ................................................................ 12
1.1.1. Ca dao ....................................................................................... 12
1.1.2. Tục ngữ...................................................................................... 15
1.2. Cơ sở sưu tuyển và phân loại ca dao, tục ngữ người Việt miền Tây
Nam Bộ.................................................................................................... 18
+ Chủ thể văn hóa - Người sáng tác, lưu truyền ca dao, tục ngữ........ 18
+ Không gian văn hóa - Mảnh đất hình thành, lưu truyền ca dao, tục ngữ
............................................................................................................. 21
+ Thời gian văn hóa - Dòng chảy của ca dao, tục ngữ ....................... 23
1.2.1. Cơ sở sưu tuyển ca dao, tục ngữ............................................... 24
1.2.2. Cơ sở phân loại ca dao, tục ngữ ............................................... 40
CHƯƠNG 2: CA DAO, TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ
VỀ VĂN HÓA TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG ..................................................... 43
2.1. Tổ chức đời sống tập thể .................................................................. 43
2.1.1. Theo huyết thống ....................................................................... 43
2.1.2. Theo địa bàn cư trú ................................................................... 47
2.1.3. Theo nghề nghiệp, sở thích ....................................................... 51
2.1.4. Theo hành chính........................................................................ 56
2.2. Tổ chức đời sống cá nhân ................................................................ 60
2.2.1. Tín ngưỡng ................................................................................ 60
2.2.2. Phong tục .................................................................................. 67
+ Hơn nhân - Tình u ........................................................................ 67
+ Tang ma ........................................................................................... 75
+ Lễ Tết và lễ hội ................................................................................ 79
2.2.3. Văn hóa giao tiếp - ứng xử........................................................ 84
2.2.4. Nghệ thuật thanh sắc................................................................. 88
CHƯƠNG 3: CA DAO, TỤC NGỮ NGƯỜI VIỆT MIỀN TÂY NAM BỘ
VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ ........................................................................... 94
3.1 Ứng xử với môi trường tự nhiên ....................................................... 94
3.1.1. Ăn uống ..................................................................................... 94

2


3.1.2. Mặc.......................................................................................... 109
3.1.3. Ở .............................................................................................. 115
3.1.4. Đi lại........................................................................................ 121
3.2 Ứng xử với môi trường xã hội ........................................................ 126
3.2.1. Tôn giáo .................................................................................. 126
3.2.2. Giao lưu văn hóa..................................................................... 129
3.2.3. Chiến tranh chống ngoại xâm................................................. 133
KẾT LUẬN ............................................................................................... 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 140
Sách, giáo trình, luận văn...................................................................... 140
Bài viết .................................................................................................. 144
Trang web.............................................................................................. 146
PHỤ LỤC.................................................................................................. 148

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học dân gian, một bộ phận văn hóa dân gian, tấm gương phản
chiếu đời thường một cách nghệ thuật, có một vai trị lớn lao khơng chỉ với
đời sống văn học viết mà hơn thế nữa là với cả đời sống văn hóa con người
Việt. Tiêu biểu đó là những câu ca dao cơ đúc đầy cảm xúc, những lời ăn
tiếng nói giản dị mà tính đúng rất cao.
Bước vào xã hội hiện đại ngày nay, nhiều giá trị cũ trong đời sống
văn hóa trở nên lỗi thời lạc hậu đã được thay thế bởi những giá trị mới phù
hợp. Song, giá trị của ca dao, tục ngữ dân gian dường như vẫn không hề bị

nhạt phai, mai một. Ngược lại, trong xu thế bảo tồn văn hóa dân gian cội
nguồn dân tộc, ca dao, tục ngữ ngày càng được khẳng định vai trị và ra sức
giữ gìn. Điều này mang một ý nghĩa độc đáo riêng khi nhìn về ca dao, tục
ngữ ở vùng đất được mệnh danh là vùng đất mới: Miền Tây Nam Bộ.
Là một vùng đất mới, với tinh thần cởi mở, thể hiện chất dương tính
cao hơn những vùng miền khác của đất nước, miền Tây Nam Bộ ắt hẳn sẽ
là cội nguồn của những câu ca, lời ăn tiếng nói với những sắc thái giá trị rất
riêng phản ảnh đời sống văn hóa của cư dân nơi này. Do vậy, tìm hiểu cao
dao, tục ngữ vùng đất này có lẽ hứa hẹn nhiều điều hấp dẫn, thú vị.
Song, trước hết, một sự phản ảnh có tính hệ thống của những câu ca
dao, tục ngữ trong đời sống văn hóa người Việt ở vùng đất phía Nam Tổ
quốc dường như là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Và đây thực sự là một động lực
để người viết thực hiện đề tài này trước khi có những nghiên cứu sâu hơn
về đời sống văn hóa cư dân miệt vườn Tây Nam Bộ mà ca dao, tục ngữ là
công cụ tiếp cận nhanh, thực và đầy hiệu quả.

4


2. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu về ca dao, tục ngữ của cộng đồng người Việt ở
miền Tây Nam Bộ. Đó là những câu ca dao, tục ngữ nói về miền Tây, ẩn
chứa những phương ngữ, địa danh, nét đời sống vật chất, tinh thần và tính
cách của con người miền Tây Nam Bộ.
2.2. Mục đích nghiên cứu
Từ đối tượng đã xác định, luận văn được thực hiện nhằm:
- Sưu tầm, tuyển chọn những câu ca dao, tục ngữ phản ánh đời sống
văn hóa của cộng đồng người Việt ở miền Tây Nam Bộ.
- Tổng hợp, phân loại một cách có hệ thống dưới góc nhìn của khoa

học văn hóa để có được cái nhìn tổng thể, hệ thống về ca dao, tục ngữ vùng
đất này.
- Hiểu biết được ít nhiều về đời sống văn hóa của cư dân miền Tây
Nam Bộ qua ca dao, tục ngữ.
- Luận văn góp tiếng nói chung vào sự gìn giữ lời ca, tiếng nói dân
tộc trong thời đại mở cửa, hội nhâp của đất nước. Ngoài ra, việc sưu tầm,
phân loại ca dao, tục ngữ góp phần hiểu hơn về tổng thể văn học dân gian
miền Tây Nam Bộ, mặt khác, lại góp thêm một sắc thái mới trong cách
phân loại kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Từ đối tượng của đề tài: Ca dao, tục ngữ của cộng đồng người Việt
miền Tây Nam Bộ, phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định theo hệ
trục toạ độ:
- Chủ thể: Cộng đồng người Việt, chủ yếu là tầng lớp nhân dân lao
động ở miền Tây Nam Bộ.
5


- Không gian: Miền Tây Nam Bộ, chủ yếu tập trung nhiều ở khu vực
nông thôn với không gian đời sống làng quê.
- Thời gian: Từ thời điểm có mặt người Việt (khoảng thế kỷ XVII)
đến ngày nay.
- Khách thể: Luận văn nghiên cứu ca dao, tục ngữ phản ảnh về văn
hoá tổ chức đời sống (bao gồm: tổ chức đời sống tập thể và tổ chức đời
sống cá nhân) và văn hóa ứng xử (bao gồm: ứng xử với môi trường tự
nhiên và ứng xử với môi trường xã hội).
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sưu tuyển, nghiên cứu ca dao, tục ngữ Nam Bộ nói chung,
miền Tây Nam Bộ nói riêng trước đây, trước hết, có thể đề cập các cơng
trình, giáo trình, sách thuần t hoặc thiên về khía cạnh văn học:

- Đồn Xn Kiên trong Ca dao miệt vườn [1982] nói về cơng tác
sưu tầm ca dao, dân ca Nam Bộ đang ở bước đầu.
- Bùi Mạnh Nhị với Sen Tháp Mười [1980] sưu tầm và giới thiệu Ca
dao miền Nam về Hồ Chí Minh.
- Lưu Nhất Vũ, Lê Giang với Tìm hiểu dân ca Nam Bộ [NXB
Tp.HCM, 1983].
- Sở Văn hóa &Thơng tin Đồng Tháp có Trên nền Tháp//Ca dao
1946-1949 [1983] giới thiệu ca dao của Bảo Định Giang.
- Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị
với Ca dao dân ca Nam Bộ [NXB Tp.HCM, 1984].
- Đỗ Văn Tân (cb), Vũ Hoàng Đoàn, Đinh Thiên Hương, Cái Văn
Thái, Lê Hương Giang với Ca dao Đồng Tháp Mười [Sở Văn hóa & Thơng
tin Đồng Tháp, 1984].

6


- Sở Văn hóa & Thơng tin Tiền Giang có Văn học dân gian Tiền
Giang [1985] giới thiệu và sưu tầm văn học dân gian Tiền Giang.
- Lê Trí Viễn (cb) Thơ văn Đồng Tháp, tập I [NXB Tổng hợp Đồng
Tháp, 1986].
- Lê Thị Hồng với Ca dao dân ca Kiên Giang [1988] giới thiệu và
sưu tầm các thể loại ca dao dân ca Kiên Giang với nội dung và nghệ thuật.
- Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Trường Cao đẳng Sư phạm
Đồng Tháp có Thơ văn Đồng Tháp [tuyện tập I, 1986] giới thiệu, sưu tầm
ca dao về Đồng Tháp.
- Nguyễn Phương Thảo, Hoàng Thị Bạch Liên: Văn học dân gian
Bến Tre [1988] giới thiệu, sưu tầm ca dao và dân ca Bến Tre về chủ đề
thiên nhiên, con người, tình yêu nam nữ và gia đình.
- Nguyễn Vạn Niên với Ca dao dân ca Châu Đốc [1988] đã sưu tầm,

phân loại và giới thiệu ca dao dân ca vùng đất này.
- Thạch Phương (cb) với Địa chí Long An [1989] đã giành một phần
để giới thiệu và sưu tầm ca dao Long An.
- Đoàn Tứ, Thạch Phương (cb) với Địa chí Bến Tre [1991] đã giành
một phần để giới thiệu và sưu tầm ca dao - dân ca Bến Tre.
- Nguyễn Xuân Kính (cb) với Kho tàng tục ngữ người Việt, [NXB
VHTT, 1995].
- Hà Thắng, Nguyễn Hoa Bằng, Nguyễn Lâm Điền với Văn học dân
gian Đồng bằng sông Cửu Long [1997].
- Huỳnh Ngọc Trảng với Ca dao dân ca Nam Kì lục tỉnh [NXB
Đồng Nai, Biên Hịa, 1999].
- Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc với Tục ngữ - Phong dao [NXB VHTT
Hà Nội, 2000].
7


- Nguyễn Phương Châm với Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ và thể thơ
trong ca dao người Việt ở Nam Bộ [Viện Nghiên cứu VHDG, 2000].
- Nguyễn Văn Hầu với Diện mạo văn học dân gian Nam Bộ, tập 1ca dao dân ca [2004], biên khảo ca dao dân ca Nam Bộ.
- Lê Giang với Bộ hành với ca dao [ NXB Trẻ, 2004].
- Chu Xuân Diên (cb) với Văn học dân gian Bạc Liêu [NXB Văn
nghệ Tp.HCM, 2005], v.v…
Bên cạnh đó, có các cơng trình nghiên cứu ít nhiều đề cập ca dao, tục
ngữ trong mối quan hệ tìm hiểu đặc điểm, sắc thái đời sống văn hóa con
người Nam Bộ nói chung, miền Tây Nam Bộ nói riêng, có thể kể tên như:
- Nguyễn Hoa với Tính cách người Nam Bộ qua ca dao - dân ca
[1988] biên khảo và sưu tuyển ca dao - dân ca Nam Bộ về tính cách người
Nam Bộ.
- Nguyễn Thị Mai với Khố luận Tính cách người nơng dân Nam Bộ
trong Văn học dân gian [1989].

- Võ Thị Kim Loan với Khoá luận Tính cách người Nam Bộ qua ca
dao dân ca [1991]; qua đó tính cách người Nam Bộ được thể hiện đó là bộc
trực, hồn nhiên, bình đẳng, ngang tàng, hào hiệp và trào lộng.
- Trần Thị Diễm Thúy với Luận văn thạc sĩ Thiên nhiên trong ca dao
trữ tình Nam Bộ [1997], sau phát triển Luận án tiến sĩ với đề tài cùng tên
năm 2002.
- Trần Văn Nam với Thử nhìn văn hóa Nam bộ qua lăng kính ca dao
[Thơng báo văn hóa dân gian 2001, Viện Nghiên cứu VHDG, 2002, tr 813-827].
- Mai Văn Sang với Đôi nét về “văn minh miệt vườn” trong ca dao
Nam bộ [ />
8


- Nguyễn Nhân Thống với Đặc sản Nam Bộ qua ca dao, tục ngữ
[ v.v… và nhiều cơng
trình, giáo trình, bài viết khác.
Như vậy, có thể nói việc sưu tuyển, nghiên cứu ca dao, tục ngữ
người Việt miền Tây Nam Bộ dưới góc độ văn học đã giành được khá
nhiều sự quan tâm trong dòng chảy nghiên cứu ca dao, tục ngữ chung của
dân tộc. Những năm gần đây, xuất hiện nhiều cơng trình sưu tầm văn học
dân gian của vùng này, trong đó bao gồm cả ca dao và tục ngữ. Tuy nhiên,
nhiều cơng trình sưu tầm ca dao, tục ngữ trên chưa có sự tuyển chọn, chắt
lọc cần thiết để bộc lộ rõ tính vùng miền mà thường bao gồm tất cả ca dao,
tục ngữ tồn tại, lưu truyền tại vùng đất này (trong đó, một bộ phận không
nhỏ là ca dao, tục ngữ thuộc phần ca dao, tục ngữ chung của cả nước; phù
hợp với tất cả vùng, miền). Còn nghiên cứu ca dao, tục ngữ qua đó thể hiện
đặc điểm, sắc thái đời sống văn hố người Việt nơi đây tuy có nhưng chưa
thành hệ thống, chun sâu.
Do vậy, dưới góc nhìn văn hóa học, việc sưu tuyển, phân loại ca dao,
tục ngữ của riêng người Việt miền Tây Nam Bộ theo hệ thống các thành tố

văn hóa để phục vụ tốt hơn cho nghiên cứu văn hóa từ nguồn tư liệu dân
gian dồi dào là điều còn bỏ ngỏ và nên làm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về khoa học, trước hết, luận văn thực hiện việc sưu tầm, tuyển chọn
ca dao, tục ngữ của riêng người Việt miền Tây Nam Bộ, mà nguồn tư liệu
chủ yếu là thành quả của các cơng trình sưu tầm, tuyển chọn trước đó. Đây
là điều mà nhiều cơng trình đã thực hiện nhưng chưa trọn vẹn vì nhiều lý
do (tập hợp tất cả ca dao, tục ngữ sưu tầm mà khơng có sự chắt lọc để thể
hiện cái tính riêng của miền Tây, phạm vi sưu tầm hạn chế,…). Thứ hai,
luận văn đưa ra một cái nhìn có tính chất hệ thống của khoa học văn hóa về
ca dao, tục ngữ của vùng Tây Nam Bộ trong điều kiện khoa học thực tại,
9


nhất là trong nghiên cứu văn hóa, dường như chưa có một cơng trình chính
thức nào nghiên cứu tồn diện đến vấn đề này. Do vậy, luận văn có thể
được xem là tài liệu tham khảo về một trong nhiều cách nhìn có tính chất
hệ thống đối với tồn bộ ca dao, tục ngữ (trong khả năng người thực hiện
sưu tuyển được) về miền đất Tây Nam Bộ. Qua đó, luận văn có thể được sử
dụng để tham khảo về sau đối với giới quan tâm nghiên cứu đời sống văn
hóa cộng đồng người Việt miền Tây Nam Bộ.
Về thực tiễn, trước thực tại đất nước đang đi vào con đường hội nhập
và phát triển, việc sưu tầm, phân loại ca dao, tục ngữ là một biểu hiện thiết
thực trong việc gìn giữ vốn văn hóa dân gian q giá của dân tộc. Nó
khơng chỉ hữu ích với người miền Tây để hiểu biết hơn về chính đời sống
văn hóa mình mà cịn có tác động tích cực giúp mọi người hiểu biết về
mảnh đất miền Tây Nam Bộ bởi ca dao, tục ngữ được tái hiện rất thường
xuyên, dễ nghe, dễ nhớ và lâu quên.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sưu tuyển, phân loại ca dao, tục ngữ theo hệ thống dưới

góc nhìn văn hóa học là một đề tài có phạm vi khá rộng, bao quát. Do đó,
đề tài sẽ được thực hiện thông qua sử dụng các phương pháp nghiên cứu
chủ yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: được sử dụng để có thể tìm
thấy được những cứ liệu trong các ngành, lĩnh vực khác nhau như: văn học,
ngơn ngữ học, văn hóa học, văn bản học, v.v…
- Phương pháp nghiên cứu hệ thống - loại hình: vận dụng để có thể
đưa ra cái nhìn hệ thống khoa học về ca dao, tục ngữ. Đây là phương pháp
nghiên cứu quan trọng nền tảng được sử dụng xun suốt cơng trình.
- Phương pháp nghiên cứu thống kê - tổng hợp: đem đến cái nhìn
chung khái quát từ những yếu tố riêng lẻ của ca dao cũng như tục ngữ.

10


- Phương pháp nghiên cứu so sánh, miêu tả: được vận dụng để làm
rõ đặc điểm có tính chất đặc trưng của ca dao, tục ngữ miền Tây Nam Bộ,
qua đó thể hiện nét riêng của văn hóa Tây Nam Bộ.
7. Bố cục của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung, trình bày các vấn đề: Nhận diện ca
dao, tục ngữ; cơ sở sưu tuyển và phân loại ca dao, tục ngữ người Việt miền
Tây Nam Bộ.
Chương 2: Ca dao, tục ngữ người Việt miền Tây Nam Bộ về văn hoá tổ
chức đời sống, gồm: Tổ chức đời sống tập thể và tổ chức đời sống cá nhân.
Chương 3: Ca dao, tục ngữ người Việt miền Tây Nam Bộ về văn hố ứng
xử, gồm: Ứng xử với mơi trường tự nhiên và ứng xử với môi trường xã hội.
Phần Phụ lục, gồm:
Phụ lục 1: Tất cả những tác phẩm ca dao, tục ngữ do người thực hiện
sưu tầm, tuyển chọn giới thiệu sắp xếp theo vần ABC.

Phụ lục 2: Ca dao, tục ngữ phân loại theo văn hóa tổ chức đời sống và
văn hóa ứng xử.

11


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nhận diện ca dao, tục ngữ
1.1.1. Ca dao
Ca dao, ca dao - dân ca, dân ca và phong dao là những khái niệm
được bàn đến nhiều trong nghiên cứu về văn hoá dân gian nói chung, văn
học dân gian nói riêng. Ranh giới khu biệt các khái niệm này đôi khi không
thật sự rạch ròi, bởi cùng một tác phẩm, trong từng điều kiện tiếp cận,
người ta có thể gọi là ca dao hoặc ca dao - dân ca và cũng có thể là dân ca.
Trong phạm vi đối tượng luận văn nghiên cứu, khái niệm “ca dao” được đề
cập trong tương quan với các khái niệm cịn lại nhằm có thể nhận diện một
cách cơ bản làm cơ sở triển khai các luận điểm nghiên cứu về sau.
Trong nhiều bài nghiên cứu về ca dao, các tác giả có hướng xem ca
dao là phần lời của bài dân ca, được hình thành từ dân ca. Chẳng hạn, tác
giả Triều Nguyên trong Tiếp cận ca dao bằng phương pháp xâu chuỗi cho
rằng: “Ca dao được hình thành từ dân ca. Dân ca bao gồm phần lời, phần
giai điệu, phương thức diễn xướng và môi trường diễn xướng” [Triều
Nguyên 2003: 13]. Trong khi đó, trở về quá khứ xa hơn, học giả Dương
Quảng Hàm đã có định nghĩa từ nguyên: “Ca dao: gồm ca: hát, dao: bài hát
khơng có chương khúc; là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian,
thường tả tính - tình phong - tục của người bình dân. Bởi thế ca dao cũng
gọi là phong dao.” [Dương Quảng Hàm 1968: 8]. Cùng hướng suy nghĩ
trên, nhà văn Sơn Nam nhận định táo bạo hơn khi phủ nhận sự tồn tại của
khái niệm “ca dao” trong ngơn ngữ bình dân mà cho rằng: “Trong ngơn
ngữ bình dân, khơng nghe nói đến danh từ ca dao. Căn cứ vào nhạc điệu,

trường hợp sử dụng, họ gọi đó là hát đưa em, hát huê tình, hát đối, hị chèo
ghe, hị xay lúa, hị cấy.” [Sơn Nam 2005: 44]

12


Trong chừng mực nhất định, chúng tơi có cách nhìn ca dao gần với
quan niệm của tác giả Chu Xuân Diên trong giáo trình Văn học dân gian
khi ơng cho rằng “Ca dao là lời của bài dân ca đã tước bỏ đi những tiếng
đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại, là những câu thơ có thể “bẻ” thành những
làn điệu dân ca… Và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể
thơ dân gian.” [Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên 1977b: 303-304]
Như vậy, cùng với sự phát triển của văn học viết, ca dao là một thể
thơ dân gian, dù ranh giới không thật sự rõ ràng nhưng ca dao có một vị trí
độc lập tương đối với dân ca và không hẳn thuộc về dân ca như suy nghĩ của
nhiều người trước đây. Ca dao có thể thêm nhạc điệu, tiếng đệm, tiếng lót,
tiếng láy để thành dân ca và cũng có thể tồn tại như một thể hồn chỉnh để
con người có thể thưởng thức với tư cách là đọc giả. Do đó, ca dao bao gồm:
- Tác phẩm thơ dân gian thuần túy được lưu truyền trong quần chúng
nhân dân với tư cách là sáng tác của tập thể, vô danh (dù thực tế có thể có
tác giả, nhưng việc xác định tác giả được xem là không quan trọng và tác
giả cũng khơng có nhu cầu xác lập tác quyền).
- Tác phẩm thơ dân gian thuộc phần lời của bài dân ca (bài dân ca
lược bỏ phần âm nhạc, tiếng đệm, tiếng lót, tiếng láy).
Về đặc điểm cơ bản, có thể nói ca dao mang những đặc điểm cơ bản
của văn học dân gian, đó là tính truyền miệng - tính tập thể - tính vơ danh.
Đây là những thuộc tính quan trọng của văn học dân gian nói chung và ca
dao nói riêng. Từ những đặc điểm này, một điểm độc đáo đã nảy sinh ở ca
dao, đó là tính dị bản. Tính dị bản ở ca dao cho phép tồn tại nhiều bản ca
dao khác nhau mà thoạt đầu người thưởng thức tưởng rằng chỉ có một bản,

bởi sự khác nhau giữa các bản là không nhiều, và người ta gọi chung đó chỉ
là một tác phẩm ca dao có nhiều bản. Bên cạnh đó, ca dao có tính thống
nhất - đa biệt [Hồng Trinh 1998: 337]. Chính đặc điểm này cho phép ca
dao thuộc về mọi người mà cũng là của một người. Bởi nó có thể hợp với
13


nhiều người theo diện rộng mà cũng đúng với tâm tư tình cảm của từng
người rất sâu. Ngồi ra, ca dao cịn mang đậm tính mộc mạc, bình dị; khó
có thể tìm thấy sự giả dối trong ca dao, nó là tiếng vang của tình người, đưa
người đến với người, chia sẻ với người và sống với người.
Về nội dung phản ánh, ca dao phản ánh khá toàn diện đời sống tâm tư,
tình cảm của con người. Chính vì vậy mà nhà nghiên cứu Hồng Trinh đã
cho rằng: “Tình cảm trong ca dao là tình cảm mang cái nhân tính, cái nhân
tư tưởng phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan và nhận thức của con người
về mọi mặt trong cuộc sống” [Hồng Trinh 1998: 337]. Và cũng theo ơng,
hạt nhân triết lý của ca dao chứa đựng những truyền thống tư tưởng của dân
tộc mà chủ nghĩa nhân đạo cốt lõi là lao động - lẽ phải - tình thương. Từ chủ
nghĩa nhân đạo cốt lõi này, ca dao đi vào đời sống dân gian trên mọi bình
diện, từ đề tài lao động, làm chủ thiên nhiên của con người đến tình u
nước, u thiên nhiên, u đơi lứa, tình đồn kết, lịng nhân ái,….
Về hình thức nghệ thuật, ca dao là một thể thơ dân gian nên trước hết
nó phải là thơ. Thơ - ca dao được thể hiện chủ yếu dưới hình thức lục bát và
lục bát biến thể. Trong sách Kho tàng ca dao người Việt, có 10.305 bài ca
dao trên tổng số 11.825 bài được sáng tác theo thể lục bát (chiếm 87%) và
trong sách Ca dao Việt Nam, có 973 bài trên tổng số 1.015 bài được sáng tác
theo thể lục bát (chiếm 95%) [Trần Kim Liên 2004: 63 ]. Bên cạnh đó, các
thể thơ khác cũng được vận dụng, như: song thất lục bát chính thức, song
thất lục bát biến thể hoặc phối hợp nhiều thể thơ khác nhau. Số câu trong
một bài ca dao thường khơng cố định, ít nhất là 2 câu (thường là 1 cặp 6-8),

nhiều thì có thể đến mấy chục câu tùy theo sự diễn tả tâm trạng tình cảm của
quần chúng sáng tác để có thể bộc lộ được hết ý, hết tình của mình. Tuy
nhiên, trong diễn xướng dưới phương thức đối đáp, một bài có thể kéo dài vô
hạn định tùy khả năng tiếp nối và bắt vần của những người tham dự.

14


1.1.2. Tục ngữ
Theo nhà nghiên cứu Hoàng Trinh, cho đến nay, giới tục ngữ học
vẫn cho rằng chưa có một định nghĩa nào hồn chỉnh có thể được thống
nhất chấp nhận vì tục ngữ là một thực thể ngơn ngữ kết tinh nhiều mặt: tư
duy, tư tưởng, truyền thống, xã hội, ngôn từ (Riêng ngôn từ cũng đã là sự
chung đúc của nhiều yếu tố: âm, từ vị, ngữ nghĩa, cú pháp). Song dù vậy,
để có cơ sở trong nghiên cứu, người ta vẫn tạm chấp nhận những định
nghĩa chưa hồn chỉnh.
Trong bài viết tìm hiểu về tục ngữ, nhà nghiên cứu Hồng Trinh tìm
cách khơng đưa ra một định nghĩa nào về tục ngữ nhưng cũng phải chạm
đến nó, dù rằng đó là một cách đề cập khơng chính thức. Theo ơng “Tục
ngữ là những câu cực kỳ bình dị, chắc nịch, răn đời bằng những điều luân
lý sâu xa, hoặc tổng kết ngắn gọn những công việc làm ăn thời tiết. [Hồng
Trinh 1998: 289]
Cịn trong giáo trình Văn học dân gian, tác giả Chu Xuân Diên đã
định nghĩa “Tục ngữ là những câu nói ngắn, gọn, có ý nghĩa hàm súc, do
nhân dân lao động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều thế kỷ” [Đinh Gia
Khánh, Chu Xuân Diên 1977b: 11]. Ở một đoạn khác cũng trong giáo trình
này, ơng lại đưa ra nhận định như một định nghĩa khác về tục ngữ rằng
“Tục ngữ là tri thức thông thường của nhân dân lao động về khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội. [Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên 1977b: 13].
Nhìn chung, từ những định nghĩa về tục ngữ của các tác giả, nhà

nghiên cứu, có thể nhìn nhận một cách khái quát rằng tục ngữ, theo nghĩa
từ nguyên gồm: tục là thói quen có từ lâu đời (nó là “thế tục”, khơng phải
"thơ tục"); ngữ là lời nói. Đó là những câu nói ngắn gọn, giàu ý nghĩa (có
tính khoa học về tự nhiên và xã hội) có thể trở thành bài học, được sử dụng
thường ngày và lưu truyền qua nhiều đời.

15


Tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng mang nhiều đặc điểm nội dung và nghệ
thuật. Tuy nhiên, để tìm hiểu những đặc điểm này, cần biết thêm một số
khái niệm rất gần với tục ngữ như: thành ngữ, sấm ngữ, ngạn ngữ, phương
ngôn, cách ngôn, châm ngôn và danh ngôn. Trong đó:
Thành ngữ: là đơn vị chưa thành câu, truyền tải một nội dung chưa
hoàn chỉnh.
Sấm ngữ: là những lời mang tính chất tương lai khi tiên đốn, tiên
nghiệm sự việc sẽ xảy ra.
Ngạn ngữ: rất gần với tục ngữ, vì chữ ngạn có nghĩa là lời nói người
xưa truyền lại. Trong Văn học Việt Nam sử yếu, học giả Dương Quảng
Hàm đã đồng nhất hai khái niệm này khi cho rằng “tục ngữ còn gọi là ngạn
ngữ” [Dương Quảng Hàm 1968: 5]. Tuy nhiên, nếu hiểu ngạn ngữ có tính
chất “lời hay ý đẹp” thì tục ngữ khơng hẳn bao giờ cũng là như thế, bởi kho
tàng tục ngữ có những câu rất bình thường, chẳng hạn như những câu về
thiên nhiên, thời tiết.
Phương ngôn: cũng rất gần với tục ngữ, song hạn chế về phạm vi vì
chỉ lưu hành trong một vùng nhất định nào đó chứ khơng thơng dụng.
Cách ngôn và châm ngôn: với việc hiểu "cách" là phương thức,
"châm" là răn bảo thì cách ngơn và châm ngơn cũng rất gần với tục ngữ,
thiên về tính chất giáo huấn, hướng dẫn, khuyên răn trong đời sống.
Danh ngôn: là những lời nói hay và đúng đến mức sâu sắc, được

truyền tụng, được người đương thời và hậu thế nhắc lại. Danh ngôn thường
là sản phẩm của danh nhân (Một lời nói tuy hay, nhưng của một người
khơng nổi tiếng, khó trở thành danh ngơn).
Từ những khái niệm có nét gần với tục ngữ trên, có thể thấy ranh
giới giữa tục ngữ với các khái niệm trên đôi lúc khơng thật sự rõ ràng, có
những điểm giao thoa. Để có cơ sở tìm hiểu đặc điểm tục ngữ, chúng tôi
16


tạm chấp nhận việc không đề cập đến những khái niệm này mà sử dụng
khái niệm tục ngữ với một quan điểm tương đối rộng như phần trên đã
trình bày.
Về nội dung phản ánh, dân gian thường coi tục ngữ là cái túi khôn của
người Việt Nam. Sự tinh khôn ở đây không phải là tư tưởng triết lý cao siêu,
huyền bí mà là những điều bình dị đời thường góp nhặt nên từ nhiều đời. Từ
đó, có thể thấy tục ngữ phản ánh đa diện và khá đầy đủ các mặt khi đưa ra
những nhận xét, phán đoán về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và đời sống
con người. Theo tác giả Chu Xuân Diên: “Phần lớn nội dung tục ngữ đều là
những kinh nghiệm được rút ra từ việc quan sát và thể nghiệm các hiện
tượng xảy ra trong đời sống thực tiễn….” [Chu Xuân Diên (cb) 1993: 1879]
Về hình thức, một trong những đặc điểm nổi bật làm nên tính nghệ
thuật của tục ngữ đó là tính biểu trưng, bởi tục ngữ là sự kết tinh của nghệ
thuật ngơn từ bình dân, quần chúng mà “...nghệ thuật ngơn từ Việt Nam có
TÍNH BIỂU TRƯNG cao. Tính biểu trưng thể hiện ở xu hướng khái quát
hoá, ước lệ hóa với những cấu trúc cân đối hài hịa” [Trần Ngọc Thêm
1999: 160]. Có lẽ cũng bởi tính biểu trưng mà ở nhiều trường hợp, tục ngữ
tạo nên rất nhiều nét nghĩa độc đáo, thú vị trong nội dung phản ánh.
Xét về vần, có thể xem vần là “chất thơ” của tục ngữ, tạo nên âm
hưởng mượt mà cho tục ngữ. Song, không phải tất cả những câu tục ngữ
trong kho tàng của chúng ta đều có vần. Tác giả Phan Thị Đào khảo sát

trong cơng trình Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Xuân Kính và Phan Hồng
Sơn biên soạn cho thấy “…1444 câu khơng có vần (chiếm 33%) trong cuốn
sách này. 67% số lượng những câu còn lại là có vần.” [Phan Thị Đào 2001:
91]. Hơn nữa, sự hấp dẫn cũng như giá trị của câu tục ngữ đôi khi không
phụ thuộc vào vần. Với những câu tục ngữ có vần, vị trí gieo vần cũng khá
linh hoạt. Không giống như tên gọi cách gieo vần trong ca dao (vần lưngyêu vận và vần chân-cước vận), người ta thường xem vần trong tục ngữ có
17


hai loại là vần liền (ví dụ: Một đời cha, ba đời con) và vần cách (ví dụ:
Tiếng tốt đồn xa, tiếng xấu đồn ba ngày đường).
Đi cùng với vần là nhịp. Nhịp trong tục ngữ cũng rất linh hoạt, song dù
linh hoạt đến đâu thì nhịp cũng phải đáp ứng yêu cầu ăn nhập với ý, bởi xét
cho cùng, nhịp cũng là một trong những hình thức thể hiện ý. Việc xác định
sai nhịp có thể dẫn đến tình trạng hiểu sai ý, rồi đến sai nội dung của cả câu.
1.2. Cơ sở sưu tuyển và phân loại ca dao, tục ngữ người Việt miền Tây
Nam Bộ
Ca dao, tục ngữ là những sản phẩm của hoạt động đời sống tinh thần,
mang đậm dấu ấn của con người - chủ thể sáng tạo trong mối quan hệ
tương tác với không gian đời sống qua quá trình lịch sử lâu dài; vì vậy,
chúng tơi chọn hệ trục toạ độ chủ thể - không gian - thời gian làm cơ sở gốc
cho việc sưu tuyển và phân loại ca dao, tục ngữ.
+ Chủ thể văn hóa - Người sáng tác, lưu truyền ca dao, tục ngữ
Miền Tây Nam Bộ là một vùng dân cư với nhiều thành phần, nguồn
gốc khác nhau, đa dạng về mặt tín ngưỡng và tơn giáo, khác nhau về lối
sống, phong tục tập qn, trình độ văn hóa và phong cách làm ăn. Ở đây, các
tộc người Việt, Khơme, Chăm và Hoa giữ một vai trò quan trọng trong đời
sống văn hóa. Trong q trình phát triển, tộc người Việt đã trở thành nhân tố
cơ bản, đóng vai trò chủ đạo trong cả khu vực châu thổ phù sa rộng lớn này.
Và người Việt chính là chủ thể sáng tác, lưu truyền ca dao, tục ngữ.

Người Việt miền Tây Nam Bộ gồm rất nhiều thành phần, tầng lớp.
Một bộ phận là những người có tiền của ở xứ Quảng muốn vào Nam chinh
phục vùng đất mới để tạo dựng cơ nghiệp. Cùng đi với họ là những người
nông dân mà thuở ấy gọi là điền nô. Một bộ phận được chúa Nguyễn chiêu
mộ đưa vào để khẩn hoang theo chính sách dinh điền nhằm mục đích có
thêm đất mới để trấn giữ, mở rộng phía Nam và củng cố thế lực. Một bộ

18


phận rất quan trọng là những người dân nghèo khổ, phải tha phương vì mục
đích cơm áo, trốn tránh luật lệ hà khắc, hoặc vì sưu cao, thuế nặng mà phải
ra đi làm lại cuộc đời. Một bộ phận khác là những người phạm tội tìm cách
thốt khỏi luật pháp phong kiến, những tội đồ bị lưu đày cùng với gia đình
họ, những người trốn lính, bỏ ngũ,… Đó là những người ở trong thế bần
cùng, khó khăn muốn tìm một cuộc sống mới.
Tuy xuất thân từ nhiều địa phương khác nhau; phong tục, tập quán,
cách thức làm ăn, thân phận khác nhau nhưng tất cả họ đều chung một mục
tiêu lớn là sinh cơ, lập nghiệp, tạo dựng cuộc đời mới. Từ mục tiêu lớn này,
họ đã gặp nhau, sống cùng nhau hình thành nên tính cách rất đặc trưng
trong con người vùng đất mới này.
Những con người nơi đây này hầu hết là là dân “tứ chiếng”. Cuộc
đời trải qua nhiều sóng gió, vất vả và bất ổn đã tạo ra cho họ nét tính cách
ngang tàng. Bởi những người dám rời bỏ quê hương, làng mạc ra đi thì ít
nhiều trong đầu óc họ cũng có tính phiêu lưu mạo hiểm, dám chấp nhận,
đương đầu và vượt qua thử thách. Mặt khác, chính cơng việc mở mang đất
mới đầy rẫy khó khăn, hiểm nguy đã góp phần tơi luyện họ thành những
con người can trường, gan góc, không chịu khuất phục trước trở ngại thiên
nhiên, cũng như mọi thế lực phi nghĩa.
Quá trình chung sống, cùng trải qua những khó khăn, vất vả, thành

cơng và thất bại đã giúp họ nhận ra rằng muốn chiến thắng mọi trở lực thì phải
cố kết với nhau thành một khối, phải cưu mang, đùm bọc lẫn nhau. Do đó
lịng bao dung, tinh thần hiệp nghĩa là nét tính cách tiêu biểu trong con người
miền Tây. Họ không khuất phục cường quyền, sẵn sàng làm tất cả vì việc
nghĩa, bênh vực kẻ yếu, bảo bọc kẻ thất cơ lỡ vận. Chữ “nghĩa” được đánh giá
rất cao, được lấy làm chuẩn mực trong nguyên tắc ứng xử. Ở các đền miếu
Nam Bộ nói chung, miền Tây nói riêng, người ta thấy thường có thờ Quan
Cơng. Đó là một biểu hiện rõ nét chứng tỏ tinh thần đề cao chữ “nghĩa”.
19


Và vùng đất mới rộng rãi giàu tài nguyên đã tạo điều kiện dung
dưỡng tính phóng khống ở con người nơi này. Ở đây, khơng có sự bon
chen vì đất không chật, người không đông; người với người đối đãi nhau
một cách rộng rãi, hơn những nơi khác.
Tính hiếu khách Nam Bộ có lẽ cũng xuất phát từ tinh thần ấy. Người
quý người, họ rất dễ mở lòng bởi họ xem đó là một niềm vui, niềm vui
được chia sẻ, được tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng, dù cuộc sống
nhiều lúc không hề dễ dãi với họ.
Một nét tính cách nữa khơng thể khơng nói về con người miền Tây,
đó là thái độ dứt khốt, tồn tâm tồn ý trong tư tưởng suy nghĩ để rồi sống
“hết mình”. Với họ, “làm ra làm, chơi ra chơi” khơng có chỗ cho sự nửa
vời. Dù thiên nhiên ưu đãi nhưng khi làm việc, họ cố hết sức mình, khơng
ngại khó, khơng ngại khổ (Có lẽ chính vì lao động với tinh thần ấy, họ trở
thành chủ nhân của vùng đất mới trù phú nhưng khơng ít hiểm nguy, khắc
nghiệt này). Cịn khi chơi, họ chơi “tới bến”, khi nhậu thì phải nhậu “quắc
cần câu”. Họ không ưa những con người "xìu xìu ểnh ểnh”, làm khơng phải
làm, chơi khơng ra chơi. Với họ, những kẻ "Ăn như xáng thổi, làm như
chổi cùn" hay "Ăn như xáng múc, làm như lục bình trơi" thì khơng thể chấp
nhận được.

Nhìn chung, dù chất “âm tính” của gốc nơng nghiệp vẫn là bản tính
nền tảng nhưng người Việt miền Tây Nam Bộ có phần “dương tính” hơn so
với các vùng miền khác trong nước. Chất dương tính đã tiềm ẩn trong con
người họ ngay từ khi họ dấn thân vào Nam mở đất, đổi đời. Dù rằng, cịn
có những hạn chế trong tư duy, cách sống nhưng tính cách người Việt miền
Tây Nam Bộ vẫn rất độc đáo, rất riêng. Cùng với đồng bào miền Đơng
Nam Bộ họ đã gầy dựng nên một tính cách đặc trưng, cái mà mọi người
vẫn thường gọi là “đặc tính Nam Bộ”.

20


+ Khơng gian văn hóa - Mảnh đất hình thành, lưu truyền ca dao, tục ngữ
Tác giả Thạch Phương trong
Văn hóa dân gian người Việt ở Nam
Bộ đã nói về vùng đất này: “Đây là
một bình ngun bát ngát có độ cao
trung bình từ một đến hai mét (những
giồng gị cao không quá năm mét) so
với mặt nước biển. Độ chênh giữa đất
và nước ở đây là một điều lý tưởng
đối với nhà nông. Đồng bằng rộng lớn
này được tưới tắm bởi một hệ thống
sông rạch dày đặc mà không nơi nào
trên đất nước có thể bì được.” [Thạch

Hình: Bản đồ miền Tây Nam Bộ1

Phương 1992: 45]
Bên cạnh đó, vùng đồng bằng trù phú này còn tiếp giáp với biển, và

sự tiếp giáp này không chỉ ở phần đáy châu thổ (như đồng bằng sông
Hồng) mà bao quanh cả ba mặt Đông, Nam và Tây Nam với một chiều dài
đến 600 km. Để rồi “Qua hàng ngàn năm tranh chấp sơng với biển, đồng
bằng được hình thành. Biết bao nhiêu cù lao sơng lớn nhỏ được tạo ra, có
những cái quan sát được bằng mắt thường (cù lao Dài, cù lao Năm Thơn,
cù lao Dung,…), có những cù lao cực lớn, đỉnh nằm ở chỗ sông bắt đầu
chia nhánh, đáy tỏa dài ra phía biển. Đất tỉnh Bến Tre cũng chính là đất cù
lao do cù lao Bảo và cù lao Minh hợp thành. Cả vùng Trà Vinh, Vĩnh
Long, Sa Đéc, Long Xuyên thực ra cũng chính là vùng đất của một cù lao
sông khổng lồ nằm giữa sông Tiền, sơng Hậu.” [Viện KHXH 1990: 18].
Do đó, yếu tố biển là một yếu tố khá quan trọng trong cấu trúc khơng gian
chung của miền Tây Nam Bộ. Nó tạo cho vùng này một địa thế bán đảo
1

Nguồn: />
21


chịu ảnh hưởng của thủy triều qua sự tác động các con sơng, rạch với
những đợt nước lớn, nước rịng. Các miếu Ông và miếu Bà rải rác khắp cả
vùng châu thổ đã minh chứng cho nền văn hóa biển của vùng đất này.
Về thời tiết khí hậu, Tây Nam Bộ có nhiệt độ và độ ẩm đều cao. Số
giờ nắng hằng năm trên dưới 2000 giờ. “Nhiệt độ trung bình trong năm
270C, cao nhất khơng q 300C, thấp nhất khơng dưới 250C. Chế độ gió
mùa ở đây tạo nên nhịp điệu mùa rõ rệt: từ tháng 5 đến tháng 10 là thời kỳ
gió mùa Tây Nam, là mùa mưa, tập trung tới 80% - 90% lượng mưa cả
năm; từ tháng 11 đến tháng 4 là thời kỳ gió mùa Đông Bắc khô khan. Mưa
tập trung trong một số tháng làm cho 2 mùa kế tiếp nhau, phân biệt nhau rõ
rệt: hết mùa khô là đến mùa mưa” [Viện KHXH 1990: 14]. Tuy nhiên,
những năm gần đây, dưới sự tác động của môi trường chung, cũng như

nhiều vùng khác, thời tiết khí hậu của khu vực Tây Nam Bộ dường như
khơng hồn tồn theo quỹ đạo lịch sử để lại, mà có nhiều sự thay đổi, biến
chuyển mặc dù về cơ bản đây vẫn là vùng khí hậu nhiệt đới ẩm với hai mùa
mưa, nắng đặc trưng.
Từ không gian tự nhiên này, khơng gian văn hố đã hình thành và
phát triển cùng với sự hiện diện của con người nơi đây. Với diện tích
khoảng 40.000 km2, miền Tây Nam Bộ, sau nhiều lần thay đổi, đến nay
gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Kiên
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu,
Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
Trước đó, nét hoang sơ của thiên nhiên miền Tây Nam Bộ buổi đầu
khai phá có thể được gọi rằng khắc nghiệt với “rừng thiêng nước độc”:
“Tháp Mười nước mặn, đồng chua
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng”
Cá sấu và cọp là những lồi động vật ln ln đe doạ con người của
vùng đất mới. Tục ngữ “Xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và
22


thành ngữ “hùm tha , sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân
dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao cũng nói nhiều về hai lồi này, như:
“U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua.”
Hay: “Cà Mau khỉ khọt trên bưng
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um.”…
Bằng bàn tay và khối óc, con người miền Tây đã biến cải thiên nhiên
có phần khắc nghiệt thành khơng gian văn hóa phục vụ cho đời sống của
mình. Những “dịng sơng thiên nhiên” đã được biến chuyển thành “dịng
sơng văn hóa” khi đây là nơi quần cư chủ yếu của con người vùng đất mới.
Chính ở đây, con người tạo dựng thơn ấp, tổ chức đời sống cộng đồng

mình. Sơng rạch, kênh mương là đường giao thông huyết mạch, là nguồn
cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho đời sống (cho nước tưới tiêu, cho
sản vật cá, tôm...), là nơi lập chợ (chợ nổi là một loại hình chợ đặc trưng rất
độc đáo của miền Tây Nam Bộ), và cũng có thể là nơi ở (cất nhà ven
sơng),… Chính những dịng sông, kênh, rạch được lấy làm ranh giới địa
phương. Chúng dọc ngang chằng chịt như những mạch máu lớn nhỏ trong
“cơ thể Tây Nam Bộ”, người ta quen gọi là “môi trường sông nước”.
Ca dao, tục ngữ của người Việt miền Tây Nam Bộ đã khởi hứng và
hình thành từ trong mơi trường và khơng gian văn hố như thế.
+ Thời gian văn hóa - Dịng chảy của ca dao, tục ngữ
Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định. Và đây
có thể xem là tên gọi đầu tiên chỉ chung cả khu vực Nam Bộ đánh dấu vai
trò chủ thể của người Việt. Cũng từ thế kỷ 17 và 18, lớp cư dân mới mà
chủ yếu là người Việt đã có mặt nhiều nơi, nhưng họ phân bố không đồng
đều mà sống tập trung dọc theo bờ các con sông lớn như sông Vàm Cỏ,
sông Tiền…, khu vực đất giồng và các cù lao.

23


Năm 1808, nhà Nguyễn chia nước làm ba khu vực hành chính lớn,
trong đó khu vực phía trong là Gia Định thành (phía ngồi là Bắc thành,
khu vực giữa là kinh đô Huế). Năm 1834, vua Minh Mạng tiếp tục đổi tên
gọi ba khu vực của đất nước thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Và như
vậy, Nam Kỳ có sáu tỉnh nên từ đây có tên gọi "Nam Kỳ lục tỉnh". Đó là
các tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi thành Gia Định, tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài
Gòn), Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa), Định Tường (tỉnh lỵ là
tỉnh thành Mỹ Tho), Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long), An
Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc) và Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà
Tiên). Ranh giới tên gọi miền Tây Nam Bộ bước đầu được định hình từ sự

phân chia tỉnh thành này, qua đó, miền Tây cơ bản gồm bốn tỉnh: Định
Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên hợp thành. Đến năm 1899, Nam
Kỳ được Pháp chia thành rất nhiều tỉnh nhỏ, trong đó miền Tây về cơ bản
gồm các tỉnh: Mỹ Tho (Định Tường cũ); Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh
(Vĩnh Long cũ); Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ (An
Giang cũ); Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu (Hà Tiên cũ).
Cùng với các vùng miền khác trên đất nước, miền Tây Nam Bộ đã
trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và sau đó là đế
quốc Mỹ, góp phần khơng nhỏ vào trang sử vàng dân tộc.
Như vậy, không kể nền văn hóa q khứ đã nằm trong lịng đất, nền
văn hóa mà con người Việt giữ vai trò chủ đạo cùng với những tộc người
khác gầy dựng từ hơn ba trăm năm trở lại đây cũng đã rất độc đáo và đặc
trưng. Trong đó, ca dao, tục ngữ vừa là sản phẩm vừa là tấm gương phản
chiếu quá trình lịch sử của vùng đất này.
1.2.1. Cơ sở sưu tuyển ca dao, tục ngữ
Từ cơ sở gốc là hệ trục tọa độ chủ thể - khơng gian - thời gian, chúng
tơi tìm hiểu và rút ra bốn đặc điểm có tính chất riêng của ca dao, tục ngữ
miền Tây Nam Bộ. Đây chính là cơ sở trực tiếp cho việc sưu tuyển, gồm:
24


Hai đặc điểm về nội dung phản ánh: thứ nhất phản ánh địa danh,
hình ảnh, cảnh quan và sản vật vùng miền; thứ hai phản ánh nếp sống, sinh
hoạt vật chất, tinh thần con người miền Tây Nam Bộ.
Hai đặc điểm về hình thức nghệ thuật: thứ nhất phương ngữ Nam
Bộ, thứ hai là sự biến thể về thể loại. Về mặt phương ngữ, từ trước đến nay,
thuật ngữ “phương ngữ Nam Bộ” là một thuật ngữ được dùng chung khi
chưa có một sự khu biệt rõ ràng về phương ngữ của hai miền Đông và Tây
Nam Bộ (Đây cũng là một vấn đề cần nghiên cứu, tuy nhiên do phạm vi đề
tài, chúng tơi khơng có điều kiện đi sâu). Do đó, chúng tơi sử dụng thuật

ngữ “phương ngữ Nam Bộ” dù chỉ nói riêng về miền Tây Nam Bộ.
+ Sự phản ánh địa danh, hình ảnh, cảnh quan và sản vật vùng miền
Đây là cơ sở quan trọng cho phép người thực hiện việc sưu tuyển
nhận diện được ca dao, tục ngữ của vùng đất miền Tây Nam Bộ. Bởi ca
dao, tục ngữ vùng nào cũng phản ánh những địa danh, hình ảnh cảnh quan
và sản vật vùng đó.
Về địa danh, đó có thể là sự phản ánh tên của tỉnh, thành miền Tây
Nam Bộ cùng với những đặc trưng riêng như:
“Ai về Đồng Tháp mà xem,
Bông sen, bơng súng nở chen lúa vàng.”
“Bến Tre ruộng đất phì nhiêu,
Ở đây nhiều lúa lại nhiều dừa khô.”
“Cà Mau hãy đến mà coi
Muỗi kêu như sáo thổi
Đỉa lội lềnh như bánh canh.”
“Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Đậm tình non nước gợi lịng khách du.”
Cũng có thể là tên huyện, xã,… là những cấp hành chính nhỏ hơn, như:

25


×