Tải bản đầy đủ (.pdf) (177 trang)

Di tích khảo cổ học mỹ lộc (tân uyên bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.93 MB, 177 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----OOO----

NGUYỄN KHẢI QUỲNH

DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC MỸ LỘC
(TÂN UN – BÌNH DƯƠNG)

LUẬN VĂN THẠC SỸ SỬ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2008


2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

----OOO----

NGUYỄN KHẢI QUỲNH

DI TÍCH KHẢO CỔ HỌC MỸ LỘC
(TÂN UN – BÌNH DƯƠNG)
Chun ngành: Khảo cổ học
Mã số:
60.22.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ SỬ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TIẾN SỸ BÙI CHÍ HỒNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2008


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi do Tiến sỹ Bùi Chí Hồng hướng dẫn. Những
số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn này là trung
thực và có nguồn gốc.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04/10/2008
Tác giả

Nguyễn Khải Quỳnh


4

MỤC LỤC
DẪN LUẬN

Trang 2

Chương 1: HỒN CẢNH TỰ NHIÊN

KHƠNG GIAN PHÂN BỐ
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
1.1.1.

Điều kiện tự nhiên của Đơng Nam Bộ

Trang 6
Trang 6
Trang 6

1.1.1.1.

Địa hình

Trang 6

1.1.1.2.

Các bậc thềm sơng, thềm biển

Trang 7

1.1.1.3.

Khí hậu – Thủy văn – hệ thống sông suối

Trang 8

1.1.1.4.


Thực vật – Động vật

Trang 8

1.1.2. Sơ lược về điều kiện tự nhiên của Bình Dương

Trang 9

1.1.3. Vài nét sơ lược về di tích Mỹ Lộc

Trang 10

1.2. Khơng gian phân bố
Chương 2: DI TÍCH – DI VẬT
2.1. Di tích

Trang 12
Trang 13
Trang 13

2.1.1. Q trình khai quật

Trang 13

2.1.2. Đặc điểm di tích

Trang 19

2.1.2.1. Phân bố hiện vật


Trang 19

2.1.2.2. Tầng văn hóa

Trang 27

2.2. Di vật
2.2.1. Đồ Đá

Trang 29
Trang 29

2.2.1.1. Nhóm cơng cụ sản xuất

Trang 29

2.2.1.2. Nhóm cộng cụ chế biến và gia công

Trang 52

2.2.1.3. Đồ trang sức

Trang 56

2.2.1.4. Đàn đá

Trang 60

2.2.1.5. Cuội có vết sử dụng


Trang 65

2.2.1.6. Hiện vật đặc biệt

Trang 67

2.2.2. Đồ gốm

Trang 67


5

CHỮ VIẾT TẮT

BA:

Bản ảnh

BV:

Bản vẽ

DTH:

Dân tộc học

ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long


ĐH:

Đại học

KCH:

Khảo cổ học

KHXH:

Khoa học xã hội

KHLS:

Khoa học lịch sử

NXB:

Nhà xuất bản

NPHMVKCH:

Những phát hiện mới về
khảo cổ học

MSVĐKCHMNVN:

Một số vấn đề khảo cổ học miền Nam
Việt Nam


TS:

Tiến sỹ

TPHCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

VHOE:

Văn hóa Ĩc Eo

VHTT:

Văn hóa thơng tin


6

Xin gửi lịng tri ân tới TS. Bùi Chí Hồng, người thầy và là giáo viên hướng dẫn đã
tận tình giảng dạy và chỉ bảo tôi từ khi chập chững bước vào nghề và hoàn thành
luận văn này, quý thầy cô bộ môn Khảo cổ học và khoa Lịch Sử trường Đại học
KHXH và NV Tp. HCM; các Chú và anh em đồng nghiệp trong Trung tâm Nghiên
cứu Khảo cổ, TS. Nguyễn Kim Dung – Viện Khảo cổ học Việt Nam, Bảo tàng tổng
hợp Bình Dương, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng tỉnh Bình Dương. Đặc biệt,
xin chân thành biết ơn sự động viên của gia đình, là động lực mạnh mẽ để tơi hồn
thành luận văn này.



7

DẪN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài
Di tích Mỹ Lộc là một trong những di tích khảo cổ học được phát hiện sớm
nhất ở Đông Nam Bộ bởi học giả người Pháp T.V.Holbe. Sau năm 1975, di tích này
đã nhận được sự chú ý của giới khảo cổ học trong và ngồi nước. Từ đó, nhiều cuộc
điều tra đã được tiến hành để đánh giá lại giá trị khoa học của di tích.
Đây là một di tích khảo cổ được các nhà khảo cổ trong và ngoài nước đã đến
tham quan như đoàn của Yamagata Mariko, Eji Nitta (Nhật Bản), trong đó H.LoofsWissowa xem đây là di tích đá mới quan trọng bậc nhất Đơng Nam Á.
Q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đang được tiến hành trên phạm vi
tồn quốc nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng đã thúc đẩy sự phát triển mạnh
mẽ về mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, q trình này cũng góp phần
làm cho nhiều di sản lịch sử – văn hóa bị xâm hại nghiêm trọng. Chính vì lẽ đó, việc
nghiên cứu và nhận thức đúng đắn về giá trị văn hóa – lịch sử của di tích khảo cổ sẽ
góp phần nâng cao nhận thức cũng như bảo vệ các di sản lịch sử - văn hóa trên từng
khu vực cụ thể cũng như trên phạm vi cả nước.
Mỹ Lộc nằm trong khu vực có mật độ phân bố các di tích khảo cổ học quan
trọng của Bình Dương như Dốc Chùa, Cù Lao Rùa, Tân Ba, Vườn Dũ… Tuy nhiên,
cho đến trước cuộc khai quật 2004 hầu như rất ít cơng trình khoa học nghiên cứu
một cách có hệ thống về di tích này
Cuộc khai quật di tích Mỹ Lộc năm 2004 là cuộc khai quật lớn với việc tuân
thủ nghiêm ngặt kỹ thuật khai quật khảo cổ học mà bản thân học viên đã tham gia
ngay từ những ngày đầu đến khi chỉnh lý hiện vật và hoàn thiện hồ sơ báo cáo.
Kết quả cuộc khai quật di tích Mỹ Lộc đã phát hiện nhiều tư liệu quan trọng
có thể so sánh, đối chiếu với các di tích khảo cổ khác trong vùng nhằm có những
nhận thức rõ ràng và đầy đủ hơn về hệ thống các di tích khảo cổ học ở Bình Dương,



8

mối quan hệ của nhóm di tích này với các di tích trong khu vực hạ lưu sơng Đồng
Nai cũng như các di tích ở vùng đồi gị basalt thuộc Đơng Nam Bộ.
Ngồi ra, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về di tích Mỹ Lộc góp phần định
hướng cho người dân cũng như giáo dục cho các thế hệ trẻ về quá trình hình thành
và phát triển rực rỡ các nền văn hóa cổ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Học viên cũng muốn qua luận văn này sẽ phần nào hệ thống tồn bộ tư liệu
về di tích Mỹ Lộc từ khi phát hiện đến năm 2005. Đồng thời, từ các kết quả thống
kê, phân loại nêu lên những đặc trưng văn hóa của di tích - di vật phát hiện được
trong các hố khai quật của di tích Mỹ Lộc và so sánh, đối chiếu để nhận thức vị trí
của di tích Mỹ Lộc trong hệ thống phát triển của thời đại kim khí miền Đơng Nam
Bộ.
Đó là những lý do mà học viên chọn đề tài “ Di tích khảo cổ học Mỹ Lộc (
Tân Uyên - Bình Dương)” để làm luận văn tốt nghiệp Cao học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vào năm 1889, T.V.Holbé phát hiện đã di tích Mỹ Lộc và đây có thể được
xem là một trong những cột mốc nghiên cứu về các di tích khảo cổ học tiền – sơ sử
ở Đông Nam Bộ. Trải qua một thời gian dài, cho đến năm 1977, các cán bộ của
Viện Khoa học–Xã hội tại TP.HCM mới có cơ hội trở lại di tích và đã tiến hành
điều tra, thám sát. Trong lần điều tra này đã tiến hành đào 04 hố thám sát, thu được
nhiều hiện vật và được công bố trong tạp chí khảo cổ học với tên gọi di tích Gị Đá
[47, tr. 84-86; 51, tr. 22-28].
Vào các năm 1998 và 2000, trong chương trình phối hợp với Bảo tàng Bình
Dương, các cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện Khoa học – Xã
hội Tp. HCM đã trở lại địa điểm này. Hai cuộc điều tra này đã thu được một sưu tập
gồm: 2 rìu vai, 2 đục, 1 rìu tứ giác, 13 bàn mài, 2 chi rìu vỡ và 1 mảnh đá có màu
gan gà và 355 mảnh gốm các loại [42].
Năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện KH-XH vùng Nam
Bộ kết hợp với Sở VH-TT tỉnh Bình Dương, Bảo tàng tỉnh Bình Dương đã tiến hành

khai quật di tích Mỹ Lộc với diện tích 400m2. Cuộc khai quật năm 2004, học viên


9

được trực tiếp tham gia từ quá trình khai quật đến chỉnh lý tư liệu và được phân
công lập hồ sơ khoa học về di tích này.
3. Cấu trúc
Cấu trúc của luận văn ngoài phần phụ lục với các mục: tài liệu tham khảo,
bản thống kê, bản đồ, bản ảnh – bản vẽ thì phần chính văn gồm ba chương.
Chương 1: HỒN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ KHƠNG GIAN PHÂN BỐ
Chương 2: DI TÍCH – DI VẬT
Chương 3: NHẬN THỨC VỀ DI TÍCH MỸ LỘC

4. Hướng tiếp cận tư liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã chủ yếu sử dụng ba nguồn tư liệu:
- Các tài liệu thư tịch, các kết quả khảo sát và nghiên cứu của một số nhà
khoa học đi trước đã được công bố.
- Những tư liệu điều tra điền dã, thám sát, khai quật di tích Mỹ Lộc mà bản
thân học viên và các đồng nghiệp ở Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện
Khoa học – Xã hội tại TP. HCM tiến hành khai quật di tích Mỹ Lộc vào năm 2004 2005.
- Tư liệu phát hiện được trong các di tích khảo cổ học thuộc Bình Dương
được lưu trữ tại Bảo tàng Bình Dương.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tồn bộ tài liệu thu được về di tích Mỹ Lộc
và các tài liệu thu thập được trong các cuộc điều tra, thám sát và khai quật từ trước
đến nay. Về thời gian, đề tài chỉ nằm trong khung thời đại kim khí ở Đơng Nam Bộ.
Về khơng gian, đề tài nghiên cứu về di tích Mỹ Lộc có so sánh với tài liệu phát hiện
trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Khi thực hiện đề tài này học viên cũng sử dụng những phương pháp truyền
thống của khảo cổ học như điều tra, khai quật, các phương pháp thống kê, phân loại

và rút ra những đặc trưng văn hóa ở di tích Mỹ Lộc. Từ đó góp phần làm sáng tỏ
những vấn đề riêng của Mỹ Lộc trong bối cảnh chung của khảo cổ học Bình Dương
cũng như Đơng Nam Bộ.


10

Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng sử dụng các phương pháp liên ngành – đa
ngành trong quá trình nghiên cứu di tích này như Sử học, Dân tộc học, Địa chất,
Mơi trường, Nhân học… để có thể đưa ra những kiến giải khoa học một cách hợp lý
các vấn đề kinh tế - văn hóa - xã hội.


11

Chương I
HỒN CẢNH TỰ NHIÊN VÀ KHƠNG GIAN PHÂN BỐ
1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Đơng Nam Bộ
1.1.1.1. Địa hình
Đơng Nam Bộ có vị trí địa lý trải dài từ 10020’ vĩ Bắc (điểm cực Nam) đến
12017’ (điểm cực Bắc) và từ 105049’ kinh Đông (điểm cực Tây) đến 107035’ (điểm
cực Đông). Đông Nam Bộ là vùng đất cao nằm ngay dưới chân các cao nguyên Bảo
Lộc – Di Linh, gồm các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà
Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Rìa phía nam đổ thoai thoải và thấp dần
về hướng đồng bằng sông Cửu Long, ranh giới Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ chạy
theo một đường thẳng hướng tây bắc – đông nam, từ Tây Ninh qua thành phố Hồ
Chí Minh, men theo rìa bắc của châu thổ sơng Đồng Nai rồi chấm dứt ở Phước Lễ,
tương ứng với giới hạn phân bố của vùng phù sa cổ. Đông Nam Bộ nằm trong vùng
chuyển tiếp giữa địa hình cao Nam Tây Nguyên với vùng trũng Nam Bộ, độ cao địa

hình có xu hướng giảm dần từ bắc đông bắc đến nam đông nam.
Đông Nam Bộ có diện tích 27920km2 chiếm 41,1% tổng diện tích tồn Nam
Bộ (67.870 km2) có độ cao trung bình từ vài chục mét đến trên dưới 200m, có
những bề mặt cao nguyên thấp và những đồi lượn sóng, rất ít bị chia cắt sâu.
Nền địa chất Đông Nam Bộ được hình thành trên hai thành phần chính có
nguồn gốc phát sinh khác nhau: các cao nguyên đất đỏ basalt phủ lên nền đá granite
sụt lún và các dãi đất phù sa xám có nguồn gốc sơng. Trong q trình phun lên của
núi lửa trong thời Pleistocene thượng Pleistocene hạ, basalte núi lửa đã tạo nên bề
mặt của hai cao nguyên Lộc Ninh – Phước Long và cao nguyên Gia Kiệm – Xuân
Lộc. Hai cao nguyên này có độ cao thay đổi từ 100m – 250m hoặc 300 m, bềm mặt
lượn sóng, basalte phủ lên nền đá granite cổ. Bên cạnh đó, ở vùng thấp, lớp đất xám
thuộc phù sa cổ trùm lên nền đá phiến và đá cát.


12

Cảnh quan Đông Nam Bộ dễ làm cho cảm tưởng rằng vùng đất này có q
trình thành tạo đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên, căn cứ vào 11 – 12 bậc địa
hình tìm thấy trong miền này thì có thể nhận thấy sự phức tạp của nó qua ba lần
nâng ở Mioxen, ba lần nâng ở Plioxen, các lần tích tụ xen kẽ với các đợt phun trào
basalt, các lần biển tiến trong Pleistocen mới hình thành nên bề mặt địa hình như
bây giờ [72, tr. 235].
1.1.1.2. Các bậc thềm sông, thềm biển
Trong Kỷ Đệ Tứ, hoạt động mạnh mẽ của sông Đồng Nai và Cửu Long đã để
lại nhiều bậc thềm sông trên khắp vùng Đông Nam Bộ.
-

Thềm sông bậc 1: ở độ cao 10 m – 15 m chủ yếu phát triển dọc theo các sông

suối hiện đại, có niên đại Holocene sớm và giữa (10.000 – 4.000 năm). Ở một số

nơi, thềm này phủ trên lớp “basalte Phước Tân” có niên đại Pleistocene giữa và
muộn.
-

Thềm sơng bậc 2: ở độ cao 25 m - 35 m, được cấu tạo bởi vật liệu thuộc hệ

tầng Thủ Đức có niên đại Pleistocene giữa và muộn (700.000 - 10.000 năm). Bề mặt
bậc thềm này phân bố từ Tây Ninh, qua Đồng Nai đến tận Bà Rịa.
-

Thềm sông bậc 3: ở độ cao 50-70 m, trải dài từ Bình Phước đến Biên Hịa. Ở

phía nam Xn Lộc, một phần bậc thềm này hiện bị phủ dưới lớp “basalte Xuân
Lộc”, bề mặt được cấu tạo bởi bột sét kaolin lẫn cát, sạn ở lớp trên, lớp dưới là cuội,
sỏi thạch anh mài tròn gắn kết bởi sạn cát và sét kaolin, do đó được gọi là “đồng
bằng sơng hồ”. Bậc thềm này được định niên đại Pleistocene sớm (1,6 triệu –
700.000 năm) [20, tr 24-25]
Hoạt động biển tiến biển thoái hoạt động mạnh trong quá trình thành tạo đã
để lại 5 bậc thềm biển tương ứng:
-

Bậc thềm từ 50 m - 70m so với mực nước biển hiện nay ở phía đông bắc

Xuân Lộc.
-

Bậc thềm 25 m - 35m phân bố từ Bà Rịa, Xuyên Mộc qua Hàm Tân.

-


Bậc thềm 10 m - 15m phân bố khá rộng từ Tây Ninh qua Long Thành đến Bà

Rịa, có tuổi Pleistocene muộn (trước 10.000 năm).


13

-

Bậc thềm cát trắng 4 m - 6m ở khu vực Bình Châu và phía nam Bà Rịa, có

tuổi Tồn Tân.
-

Bậc thềm 2 m - 3m ở vùng bờ biển Bà Rịa – Vũng Tàu, có tuổi Holocene

giữa - muộn (sau 6.000 năm cách ngày nay) [20, tr. 25].
1.1.1.3. Khí hậu - thủy văn - hệ thống sơng suối
Khí hậu của Đơng Nam Bộ thường nóng ấm quanh năm do nằm ở vĩ tuyến
110 Bắc trở xuống. Trong một năm có hai mùa, mùa mưa và mùa khơ rõ rệt, ôn hòa,
không khắc nghiệt, mùa mưa từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 – 4, chịu ảnh
hưởng mạnh bởi các luồng gió mùa nên mang khí hậu điển hình vùng nhiệt đới gió
mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm 270C, lượng mưa trung bình 1979 mm, độ ẩm
trung bình 82%.
Tồn miền Đơng Nam Bộ có mạng lưới sông, suối khá dày. Sông Đồng Nai
và các chi lưu của nó phân bố rộng khắp miền với các nhánh sơng chính như La
Ngà ở tả ngạn, hữu ngạn có sơng Bé, sơng Sài Gịn, sơng Vàm Cỏ. Các con sơng
này do bắt nguồn từ trên địa hình cao và từ nhiều hướng khác nhau nên đã tạo một
lưu vực rộng lớn và những đoạn sông thác ghềnh. ven các con sông này là các thung
lũng rất rộng và cũng là những đồng bằng phì nhiêu như đồng bằng sơng La Ngà,

đồng bằng sông Bé và đồng bằng sông Đồng Nai.
1.1.1.4. Thực vật – Động vật
Hệ động – thực vật Đông Nam Bộ mang nhiều yếu tố đặc trưng nhiệt đới gió
mùa. Hệ thực vật với nhiều lồi cây miền nhiệt đới, trữ lượng nhiều, có giá trị kinh
tế lớn vì đây là nơi hội tụ của ba hệ thực vật mà chủ yếu là thực vật của hai hệ thực
vật hệ Malaysia - Indonesia, hệ Ấn Độ - Miến Điện với các loại cây như: Căm Xe,
Sao, Chai, Chiêu Liêu, Trắc, , Gõ, Cẩm Lai, Dầu, Bằng Lăng, Đước, Bần, Sú, Mắm,
Dà Vơi, Cóc, Giá, Chà Là, Tràm,… rất ít những giống cây thuộc hệ bản địa Bắc
Việt Nam - Nam Trung Bộ. Thảm thực vật dưới rừng khá phát triển, chủ yếu là cỏ
tranh, cây cọ, những cây cỏ gai mọc thành bụi. ven các con sông là những rừng
hành lang với cây mọc dày và kín, có nhiều loại gỗ quý tập trung ở đây. Đặc biệt,


14

vùng trung lưu sơng Đồng Nai có những rừng tre, lồ ơ dày đặc, chiếm diện tích rất
lớn [72, tr. 238].
Quần động vật ở khu vực này đa dạng về giống và có số lượng nhiều. Ơ đây
có đầy đủ các giống lồi đặc trưng cho kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa như: cọp,
hươu nai, voi, tê giác,…
1.1.2. Sơ lược về điều kiện tự nhiên của Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đơng Nam Bộ, có diện tích tự nhiên
2.716 km2, nằm ở vị trí trung gian giữa vùng cao nguyên Nam Trường Sơn và vùng
đồng bằng – châu thổ thuộc hạ lưu các sông Đồng Nai – Cửu Long. Phần lớn địa
hình tự nhiên trong tỉnh gồm những dải đồi, gò với thế đất cao, những bình nguyên
phẳng rộng xen lẫn những đầm lầy, những thung lung thấp trũng.
Trên địa bàn tỉnh có ba con sơng lớn gồm: sơng Bé chảy men theo ranh giới
phía bắc, sơng Đồng Nai ở ranh giới phía đơng và sơng Sài Gịn xi theo hướng
tây bắc – đơng nam. Ngồi ra, trong phạm vi tỉnh cịn có nhiều dịng chảy nhỏ, là
chi lưu của các con sông Bé, sông Đồng Nai. Đó là sơng Thị Tính, suối Giãi, suối

Mã Đà, suối Cái và nhiều con rạch lớn nhỏ (BA 1.1.2 (1)).
Các dịng sơng, con suối này vừa là nguồn cung cấp nước đầy đủ vừa là
tuyến đường giao thông quan trọng nối liền Bình Dương với các vùng lân cận trong
quá khứ cũng như trong hiện tại.
Do nằm ở vùng đất có địa hình giáp giới giữa trung du và đồng bằng có khí
hậu quanh năm ấm áp, thời tiết thuận hịa, khơng có bão lớn, lũ nặng, rất thuận lợi
cho việc phát triển của các quần thể động vật, thực vật.
Ngược dòng lịch sử, theo các nhà địa chất, Bình Dương là địa bàn khơng
nằm trên vành đai hoạt động của núi lửa, khơng bị thay đổi hình thái, thành phần đất
đai bởi các đợt phun trào của núi lửa đã xảy ra trên cao nguyên phía tây, ở các tỉnh
Đồng Nai, Bình Phước vào thế Cánh Tân cách nay khoảng 700.000 năm – 300.000
năm. Đồng thời đây cũng là địa bàn không chịu tác động trực tiếp của những đợt
biển tiến, biển thoái diễn ra trong hơn chục ngàn năm cách ngày nay.


15

Có thể nói, Bình Dương là một tỉnh có địa hình tự nhiên ổn định. Nó chỉ bị
chi phối, bị tác động bởi hoạt động “tân kiến tạo” chung của tồn vùng đất Nam
Đơng Dương vào khoảng cuối Miocen – Pleistocen và bởi hiện tượng “phong hóa –
bóc mịn”, “xâm thực – tích tụ”, “bồi tích”. Q trình này đã tạo cho vùng này có
các loại thổ nhưỡng khác nhau đó là:
- Vùng đất xám phù sa cổ phân bố ở các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Thuận
An và thị xã Thủ Dầu Một. Loại thổ nhưỡng này tơi xốp, nhẹ, thống khí, nền đất
phía dưới là sét tạp và đất la-tê-rít.
- Đất vàng nâu trên nền phù sa cổ tập trung ở huyện Thuận An, phía nam
huyện Bến Cát, phía tây huyện Tân Un và đơng bắc thị xã Thủ Dầu Một.
- Đất phù sa mới có địa bàn phân bố chủ yếu ở mạn đơng nam tỉnh Bình
Dương và dọc theo thung lũng các con sông, con suối, các vùng đầm lầy. Đây là
loại thổ nhưỡng hình thành mới còn lưu giữ nhiều thành phần chất hữu cơ có ích

cho sự tăng trưởng của cuộc sống mn lồi.
Nhìn chung, Bình Dương là vùng đất có q trình thành tạo địa hình tự nhiên
và vị trí trung du – đồng bằng không khác nhiều với những tỉnh khác ở vùng Đông
Nam Bộ. Cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái cũng mang sắc thái riêng, là
vùng đất có vị trí lý tưởng – vùng trước núi, là những vùng đất thường sản sinh ra
những nền văn minh sớm nhất của nhân loại, hoặc những nền văn hóa kim khí lâu
đời nhất trong khu vực. Những di tích văn hóa cổ ở đây đã được phát hiện, những di
vật cổ được lấy lên từ lịng đất Bình Dương cũng đã đưa đến những hình ảnh thực,
những vật chứng cụ thể về cuộc sống của cộng đồng cư dân xưa nơi đây thật mn
hình nhiều vẻ, khởi đầu cách ngày nay 10 – 12 ngàn năm, vào cuối thời Pleistocene
– đầu thời Holocene.
1.1.3. Vài nét sơ lược về di tích Mỹ Lộc
Di tích khảo cổ học Mỹ Lộc (cịn có những tên gọi khác như Gò Đá, Gò Chùa)
ngày nay thuộc địa phận ấp 2, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, có
tọa độ địa lý 11003’11” vĩ bắc và 106050’30” kinh đông, nằm cách trụ sở Ủy ban


16

Nhân dân Xã khoảng 1,5km. Di tích nằm ở rìa phía đơng nam của một khu vực địa
hình cao với nhiều đồi đất đỏ có cao trình khoảng 30 – 50m nối tiếp nhau. Di tích
nằm cách bờ sơng Đồng Nai chừng 1,5 km theo hướng từ trên cao xuôi dần về phía
bờ sơng. Sơng Đồng Nai là địa giới tự nhiên giữa hai tỉnh Bình Dương và Đồng
Nai, thềm sơng có đoạn dốc đứng, có đoạn chỗi nhẹ. Lịng sơng tại đoạn chảy
ngang qua khu vực di tích rộng chừng 50m, hướng dòng chảy nam – bắc, tốc độ
trung bình (BA 1.1.3 (1), (2))
Trên tồn mặt bằng di tích, các cao độ chênh lệch khơng nhiều và chân gị
chỗi nhẹ đều về tất cả các hướng. Xưa kia nơi đây có lẽ từng là một cánh rừng già
rậm rạp nhưng đã bị tàn phá nghiêm trọng do ảnh hưởng của chất khai quang. Hiện
nay trên bề mặt đất tự nhiên của khu vực di tích chỉ lác đác các nhóm cây bụi và cây

dại.
Việc san ủi để làm con đường giao thông trong xã chạy cắt ngang qua khu
vực đỉnh cao của địa hình di tích đã làm mất mặt bằng và độ cao nguyên thủy của
khu vực này. Trong q trình thi cơng, các hiện vật đá cùng các mảnh gốm cổ bị
cày xới, hất tung lên nằm vương vãi khắp bề mặt mà hiện nay chúng ta vẫn có thể
nhặt được mỗi khi đi trên đường (BA 1.1.3 (3)).
Buổi đầu, cư dân người Việt sinh sống tập trung tại nơi mà ngày nay là thị
trấn Uyên Hưng trở về hạ lưu. Dấu vết của quá trình khai phá cịn thấy được qua
các di tích nhà cổ trong khu vực. Thời gian trôi qua, dưới sức ép của việc tăng dân
số cũng như những nhu cầu mưu sinh, lưu dân người Việt đã mở rộng dần địa bàn
cư trú theo hướng ngược dịng sơng Đồng Nai.
Ngày nay, đây là khu vực dân cư tập trung khá đông đúc, bên cạnh những
lớp cư dân sinh sống từ lâu đời cịn có một lớp cư dân mới đến định cư, khai phá
sau ngày đất nước thống nhất. Các hộ dân chủ yếu sinh sống ven bờ sông và trong
một số thơn xóm hình thành từ xưa: Xóm Chịi, Xóm Cây Da, Xóm Vườn Dũ,…
Kinh tế chính của họ dựa vào trồng lúa và cây ăn quả cùng vài loại cây có giá trị


17

kinh tế như tràm bông vàng, cao su,… bên cạnh chăn ni nhỏ trong các hộ gia
đình.
Vùng đất này đã có một lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có một q
trình tụ cư, sinh sống và giao lưu văn hóa trong những điều kiện rất thuận lợi về
thiên nhiên để có thể tiếp thu các giá trị văn hóa hữu ích phục vụ cho đời sống của
họ.
Vì thế, việc nghiên cứu về cư dân và văn hóa cổ từng tồn tại nơi đây sẽ giúp
ích cho cuộc sống hiện tại và nhìn rộng hơn là mang lại những ảnh hưởng tích cực
cho đời sống tinh thần của người dân Mỹ Lộc nói riêng và Bình Dương nói chung.
1.2. Khơng gian phân bố của di tích Mỹ Lộc

Di tích Mỹ Lộc nằm cách di tích khảo cổ học Dốc Chùa khoảng 3km về phía
đơng, cách Cù Lao Rùa khoảng 8km về phía bắc. Khu vực này, hiện nay là một
cánh đồng lúa lớn cung cấp lương thực cho tỉnh Bình Dương. Di tích phân bố trên
một gị đất cao khoảng 3 - 4m so với mặt ruộng xung quanh, cao trình khoảng 22m
(theo số đo của thiết bị GPS), cách bờ sông Đồng Nai khoảng 1,5 km (đường chim
bay), từ chân gị nhìn ra sơng là một cánh đồng lúa chạy dài dọc theo bờ sơng.
Di tích Mỹ Lộc nằm trên khu vực có điều kiện tự nhiên và khơng gian phân
bố đặc trưng cho loại hình di tích khảo cổ học tiền sử phân bố dọc theo hai bờ sơng
Đồng Nai. Đó là khu vực có những đồi đất đỏ cao hơn mực nước biển khoảng 30 –
50m và trước mặt là một vùng đất phù sa bồi ven sông. Nền kinh tế chủ yếu của cư
dân cổ Mỹ Lộc gắn chặt với những con suối và dịng chảy sơng Đồng Nai, chính
những dịng chảy khơng những mang lại nguồn nước ngọt và những sản vật như
tôm, cá phục vụ bữa cơm hàng ngày, đồng thời chính những dịng chảy này cũng là
dịng chảy văn hóa kết nối các cộng đồng cư dân trong khu vực với nhau hoặc xa
hơn nữa…. Bên cạnh đó, với cảnh quan môi trường chung quanh là rừng rậm nhiệt
đới và những bãi bồi ven sơng, săn bắn hái lượm cũng đóng một vai trò quan trọng
trong nền kinh tế nguyên thủy.


18

Chương 2
DI TÍCH – DI VẬT
2.1. Di tích
2.1.1. Q trình khai quật
- Hố 1
Hố khai quật ký hiệu 04.ML.H1 có tọa độ 11003’09,5” vĩ bắc -106050’38,3”
kinh đông, được mở trên khoảng đất trống giữa khu vực trồng tràm bông vàng cạnh
con đường đất liên xã.
Hố khai quật H1 được mở với diện tích 100m2 (10m x 10 m), theo hướng

đơng bắc – tây nam, được chia thành 25 ô lưới đánh ký hiệu theo theo trục đông
nam – tây bắc từ A - E, và theo trục tây nam – đông bắc từ 1 - 5.
Đây là nơi cao nhất địa hình di tích Mỹ Lộc, phía nam nhìn ra sông Đồng Nai. Bề
mặt khu vực mở hố nhiều cỏ dại và cây gai phủ kín, mặt đất nơi này có lẽ cũng đã
bị xáo trộn nhẹ do q trình canh tác của người dân địa phương. Trên bề mặt mảnh
gốm cổ xuất lộ lác đác cùng với một vài bàn mài, cơng cụ đá,…
Lớp 1 thu được rất ít gốm, chỉ 882 mảnh, chủ yếu phân bố ở khu vực giữa
hố khai quật. Ngồi ra, cịn có 26 cơng cụ đá với phần lớn là rìu tứ giác, chỉ có 02
rìu vai và 01 đục. Đa số các cơng cụ này đã qua sử dụng và bị hư hỏng một phần
(được ghè đẽo để mài lại), chỉ có 4 hiện vật cịn tương đối ngun vẹn. Bên cạnh đó
cịn có 25 bàn mài với nhiều kích thước, trong đó có 02 bàn mài có dấu mài hình
hạnh nhân (là loại bàn mài chưa rõ chức năng dùng để mài cơng cụ gì).
Lớp 2, số lượng mảnh gốm thu được tăng đột ngột với 2.652 mảnh. Ngoài
ra, lượng bàn mài cũng tăng lên với 74 hiện vật, trong đó có 02 bàn mài có dấu mài
hình hạnh nhân và 01 bàn mài lõi. Đa số các bàn mài này được sử dụng từ sa thạch
xám hạt mịn, số ít hơn là sa thạch đỏ. Trong lớp này có 47 cơng cụ đá hầu hết là rìu
tứ giác, có 01 rìu vai và bắt đầu xuất hiện của loại hình cuốc đá.
Lớp 3, số mảnh gốm chỉ 1.406 mảnh. Lượng bàn mài tìm thấy cũng ít hơn
lớp trên, chỉ 29 hiện vật trong đó có 2 bàn mài có dấu mài đặc biệt hình hạnh nhân,
chất liệu sa thạch xám và sa thạch đỏ được sử dụng với tỷ lệ ngang bằng nhau.


19

Cơng cụ đá thu được ít hơn ở lớp trên, chỉ 10 cơng cụ gồm 01 rìu vai, 08 rìu tứ giác
và 01 cuốc, tất cả đã qua sử dụng, khơng cịn ngun hoặc đang tái chế để sử dụng
lại (BTK 2.1.1 (1))
- Hố 2
Hố khai quật ký hiệu 04.ML.H2 có tọa độ 11003’13,3” vĩ bắc, 106050’34”
kinh đơng, được mở trong vườn nhà ông Sáu Nhất, một người dân địa phương tại ấp

2, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Bề mặt khu vực mở hố có thể
thấy đất màu xám vàng, pha cát, hiện vật khảo cổ xuất lộ trên bề mặt chỉ lác đác vài
ba mảnh gốm cổ, bàn mài, rìu,...
Hố H2 được mở với diện tích 80m2 (8m x 10m), mở theo hướng tây bắc
(cạnh ngắn) – đông nam (cạnh dài). Hố được chia thành 20 ô lưới, các ô tăng dần từ
A – D theo hướng tây nam – đông bắc, tăng dần từ 1 – 5 theo hướng đông nam – tây
bắc. Cột gốc ở góc ngồi của ơ A1, code 0 được tính theo mặt đất nơi cột gốc.
Nhìn chung, địa hình nơi mở hố hiện tại là một khu đất bằng phẳng, cao hơn
mặt đường hiện tại khoảng 20 – 30cm, độ chênh giữa các góc hố tính theo cột gốc
chỉ khoảng 10cm (xuôi dần về hướng đông bắc). Theo lời kể của chủ nhà, tại khu
vườn này trước đây tìm thấy nhiều rìu đá, mảnh gốm cổ khi cày xới đất canh tác ở
độ sâu khoảng 20cm.
Lớp đất mặt dày khoảng 10cm là lớp đất pha cát, tơi xốp, màu xám vàng.
Ngay trong lớp này đã tìm thấy một số cơng cụ đá (rìu, bàn mài), tuy nhiên các
mảnh gốm chỉ thu được rất ít, chỉ vài mảnh. Các cơng cụ đá này phân bố đều khắp
trên bề mặt hố.
Lớp 1 dày 20cm, ngay khi bóc lớp này đã gặp một cụm gốm vỡ tập trung,
xen lẫn với các viên sa thạch. Các cụm gốm này khi được làm rõ cho thấy bên cạnh
các cá thể gốm bị vỡ một phần, cịn có lớp gốm vỡ nát, mảnh nhỏ, độ sâu của lớp
gốm rải này chỉ khoảng 15 - 20cm so với bề mặt hiện tại. Xung quanh các đồ gốm
vỡ này thường có các tảng sa thạch - bàn mài cỡ lớn, cịn dấu mài và một số rìu đá
cịn ngun, chưa có vết sử dụng, một số viên bi gốm,... Số cơng cụ thu được là 24,
có 01 rìu vai, 12 rìu tứ giác, 11 cuốc và 05 bàn mài.


20

Lớp 2 chủ yếu là làm rõ các cụm gốm tập trung và đào sâu các ơ cịn lại A35, B3-5. Riêng các ô C4-5, D2-5 đã gặp lớp đất sét sinh thổ từ khi hết lớp đào 1 nên
đã tạm dừng để thấy được nền đất nguyên thủy. Lớp đất sét này thuần nhất, rất cứng
chắc.

Tiếp tục bóc tách các mảnh gốm vỡ để làm rõ các cụm gốm đã xuất lộ ở lớp trên
cho thấy các mảnh gốm vỡ là mảnh thân, miệng của các loại hình đồ đựng như nồi,
vò, bát bồng.
Sau khi làm rõ và lấy tư liệu, các hiện vật này được bóc lên để xử lý lớp
dưới, bên dưới các hiện vật này là lớp đất sét ngun thủy, khơng có dấu vết văn
hóa, những hiện vật này đặt ngay trên mặt đất nguyên thủy, khơng có hiện tượng
đào sâu xuống lớp đất sét này.
Lớp 3 chỉ cịn tiếp tục được ở các ơ A1-5, các mảnh gốm thu được không
nhiều. Tại ô A2 có một khu vực đất tơi xốp và hơi sẫm màu, xử lý làm rõ khu vực
này thấy có một số mảnh gốm vỡ vụn, tập trung nhưng không rõ loại hình hiện vật
và có lẽ đây khơng phải là hiện vật nguyên.
Lớp 4 chỉ để kiểm tra địa tầng và tiếp tục xử lý khu vực đất sẫm màu ở ơ A2
nói trên. Bên dưới lớp đất sẫm màu này là nền đất sét, rất cứng chắc. Hồn tồn
khơng có dấu hiệu đào cắt qua lớp đất sét này mà có thể đây chỉ là nơi tích tụ của
lớp đất văn hóa trong q trình trơi dạt (đây là một nếp võng tự nhiên của mặt đất
nguyên thủy) (BTK 2.1.1 (2))
- Hố 3
Hố khai quật H3 được mở trên khu vực đỉnh cao của địa hình di tích Mỹ Lộc,
tọa độ 11003’10,6” vĩ bắc, 106050’35,9” kinh đông. Trong quá trình thi cơng con
đường đất chạy xun qua khu vực gò chắc hẳn đã làm hư hại phần nào khu vực di
tích này.
Hố H3 được mở với diện tích 144m2, theo hướng bắc-nam (nam lệch đông
80), chia thành 36 ô lưới, mỗi ô 4m2 định vị theo mẫu tự A-B-C-D theo cạnh ngắn
(hướng đông-tây) và tăng dần từ 1-9 ở cạnh dài (theo hướng nam-bắc). Bề mặt khu
vực mở hố trên thế đất cao hơn mặt đường khoảng 0,7m.


21

Lớp đất mặt có dấu hiệu xáo trộn, dày khoảng 10cm, gồm lá cây, mùn thực vật, một

ít mảnh gốm và vài cơng cụ bằng đá.
Nhìn chung ở lớp 1, mảnh gốm thu được nhiều, phân bố trên tồn bình diện
hố đào với 13.525 mảnh, tuy nhiên có một số khu vực lượng gốm ít hơn. Cơng cụ
đá có 91 hiện vật gồm các loại hình: cuốc, rìu tứ giác, rìu vai, đục, đặc biệt có 4
cơng cụ là dao, một trong số đó có phần đi để gắn cán. Lượng bàn mài tìm thấy
rất nhiều là 141 hiện vật với nhiều loại hình và kích cỡ.
Lớp 2: lượng mảnh gốm thu được có giảm so với lớp 1 chỉ còn 7.326 mảnh,
phân bố chủ yếu ở hai đầu hố khai quật, khu vực giữa hố ít hơn. Đồng thời tại khu
vực này lại xuất hiện một cụm khoảng 6m2 mảnh tách và các thanh đá ngắn mà chất
liệu cùng với chất liệu dùng làm đàn đá. Công cụ đá thu được là 90 hiện vật, trong
đó có hai lưỡi dao đá. Bàn mài thu được tương đối nhiều với 114 bàn mài đủ loại,
nhiều kích cỡ khác nhau.
Lớp 3, lượng mảnh gốm thu được giảm đáng kể về số lượng, chỉ cịn 573
mảnh gốm, chủ yếu là ở góc đông nam hố khai quật. Công cụ đá thu được rất ít, chỉ
04 rìu vai và 02 rìu tứ giác. Ngồi ra cịn có 11 bàn mài gồm 07 lõm, 02 rãnh, 01
lõm – hạnh nhân, 01 rãnh – hạnh nhân với chất liệu sa thạch đỏ và xám.
Lớp 4 thu được 410 mảnh gốm, rất ít mảnh gốm so với các lớp trên. Cơng cụ
đá chỉ tìm thấy 05 rìu tứ giác và 01 rìu vai. Bàn mài thu được 13 bàn mài lõm, chất
liệu sa thạch đỏ và xám với tỷ lệ tương đương nhau (BTK 2.1.1 (3))
- Hố 4
Hố khai quật ký hiệu 04.ML.H4 có tọa độ 11003’09,4” vĩ bắc, 106050’36,1”
kinh đông, được mở trên một trảng đất trống cạnh khu vực dùng làm nghĩa địa của
người dân địa phương tại ấp 2, xã Tân Mỹ, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Đây
là khu vực rìa của chân gò, nghiêng nhẹ và ngăn cách với ruộng lúa bởi một con
kênh dẫn nước nhỏ.
Hố H4 cách H1 khoảng 50m về phía tây, cách H2 khoảng 120m về phía nam,
cách H3 khoảng 30m về phía tây nam. Trên bề mặt thấy đất màu xám vàng pha cát,


22


hiện vật khảo cổ xuất lộ trên bề mặt chỉ vài mảnh gốm cổ, rìu, bàn mài,... do sự rửa
trơi tự nhiên và cũng có thể do q trình chơn cất người chết nơi đây.
Khu vực mở hố là một triền dốc nhẹ, cao ở phía đơng bắc và thoai thoải dần
về phía tây nam, độ nghiêng sườn dốc khoảng 30cm tính theo cạnh đơng bắc – tây
nam của hố khai quật.
Hố H4 được mở với diện tích 108m2 (6m x 18m), theo hướng bắc – nam (bắc
lệch tây 22,50 theo cạnh dài). Hố được chia thành 27 ô lưới để xử lý, các ô tăng dần
từ A – C theo hướng đông – tây, tăng dần từ 1 – 9 theo hướng nam – bắc, cột gốc là
cột ở phía đơng nam hố.
Lớp mặt hố khai quật H4 bị xáo trộn nhẹ do các hoạt động của con người
trước đây: chiến sự, cày xới lấy đất đắp đường, đào huyệt mộ chôn người chết, chăn
thả gia súc,…
Ngay khi xử lý lớp đất mặt đã gặp nhiều rìu vai – đặc biệt các rìu vai này có
kích thước nhỏ hơn so với các rìu tìm thấy ở các hố cịn lại, ngồi ra cịn tìm thấy
bàn mài cỡ nhỏ, mảnh gốm cổ,…
Trong lớp 1, có dấu hiệu về sự xáo trộn tầng văn hóa, góc tây bắc hố khai
quật dấu vết của chiến tranh vẫn còn thấy rõ: mảnh đạn pháo, mảnh chai, miểng
chén, kẽm gai, rác sinh hoạt,… Mật độ phân bố các hiện vật đá trải đều trên khắp bề
mặt hố, khu vực giữa hố ít tập trung gốm. trên một vùng diện tích khoảng 2m2 khu
vực phía tây bắc hố có một vỉa gốm vỡ ken dày khoảng 25cm,. Xung quanh vỉa
gốm này có hiện tượng đất bị nung cháy màu nâu đỏ, có một số hịn đất nung kích
thước cỡ nắm tay rất cứng chắc.
Ở phía đông nam hố khai quật (các ô A,B,C 1-2) đất tơi xốp, màu nâu sẫm,
có lẫn một số mảnh vỡ của đồ sành sứ hiện đại, nơi đây cũng phát hiện nhiều rìu đá,
bàn mài cùng một số đá cuội có dấu vết sử dụng ở cả hai đầu, một số tảng sa thạch
cỡ lớn cùng với bàn mài kích thước vừa tay cầm. Khu vực giữa hố tìm thấy rất
nhiều đá nguyên liệu với nhiều kích cỡ khác nhau.
Đồ gốm tìm thấy trong lớp này chưa nhiều, chỉ có tất cả 584 mảnh. Ngồi ra
có 14 cơng cụ đá với các loại hình: rìu tứ giác, rìu vai, đục, … Bàn mài được tìm



23

thấy với 08 hiện vật, phần lớn là bàn mài lõm, một ít bàn mài rãnh với chất liệu sa
thạch đỏ chủ yếu.
Lớp 2 của hố khai quật bắt đầu xuất hiện các mảnh gốm lớn, tập trung thành
từng cụm của nhiều loại hình đồ đựng bằng gốm tại phía đông nam của hố khai quật
(các ô A, B, C 1-3). Đa số là mảnh vỡ của các loại hình như nồi, bát bồng chân hình
trụ cao, một vài chén nhỏ còn nguyên. Xen giữa các cụm gốm vỡ này là một số khối
đá nguyên liệu cỡ lớn, một số khối đá này có dấu mài hình hạnh nhân.
Khu vực giữa hố thu thập được nhiều hiện vật đá và mảnh gốm vỡ. Đặc biệt
trong lớp này chỉ có các hiện vật đá kích thước lớn, khơng cịn loại rìu vai cỡ nhỏ
như ở lớp 1 đã tìm thấy. Có hiện tượng các khối đá nguyên liệu cỡ trung bình và
nhỏ nằm vương vãi trên khắp bề mặt lớp đào.
Khu vực tây bắc hố sau khi bóc lớp gốm dày đã phát hiện từ lớp 1 cho thấy
bên dưới là một lớp đất sét pha cát, hồn tồn khơng có hiện vật – trước đây khu
vực này được nghĩ rằng có thể có hiện tượng mộ huyệt đất được rải gốm bên trên.
Trong lớp này lượng gốm vỡ thu được tăng đột ngột với 17.206 mảnh gốm.
Công cụ đá thu được rất nhiều với 228 hiện vật, gồm có: rìu tứ giác, rìu vai, đục,
dao. Bàn mài có 254 hiện vật bằng cả hai loại chất liệu: sa thạch đỏ và sa thạch xám
(trong đó sa thạch đỏ chiếm tỷ lệ nhiều hơn). Đa số là bàn mài lõm, một ít bàn mài
rãnh, 03 bàn mài có dấu mài hình hạnh nhân và bàn mài có dấu mài lõm, rãnh kết
hợp với dấu mài hình hạnh nhân.
Ở lớp 3, mật độ các mảnh gốm vỡ thưa hẳn, tuy nhiên các hiện vật đá vẫn
thu được với số lượng lớn, đa phần là rìu tứ giác, rìu vai chiếm tỷ lệ ít hơn. Đặc biệt
ở ô C9 trong lớp đào này đã phát hiện một hiện vật độc đáo là dao đá, dáng dài, mặt
cắt ngang hình bầu dục, mũi khá nhọn.
Trong lớp 3, lượng mảnh gốm thu được có giảm so với lớp 2, chỉ cịn 10.263
mảnh. Cơng cụ đá có 143 hiện vật với các loại hình: rìu tứ giác, rìu vai, đục,… Bàn

mài có 125 hiện vật với cả hai loại chất liệu: sa thạch xám và sa thạch đỏ (trong đó
sa thạch xám được sử dụng nhiều hơn), loại bàn mài có dấu mài hình hạnh nhân tìm
thấy chỉ có 06 hiện vật. Đại đa số là bàn mài lõm, chỉ có một ít là bàn mài rãnh.


24

Lớp 4, lớp gốm rải bề mặt tìm thấy rất ít, chỉ còn lại các cụm mảnh gốm lớn,
tập trung đã xuất lộ từ lớp 2 trong các ô lưới (A, B, C 1-3). Xử lý và bóc các hiện
vật này cho thấy đó chỉ là những mảnh vỡ lớn của bình gốm, nồi gốm, bát bồng,
khơng phải là những hiện vật tùy táng nguyên vẹn. Đồng thời, bên dưới lớp gốm
này khơng có dấu hiệu mộ táng mà chỉ là lớp sinh thổ đồng nhất với các ô khác trên
tồn bình diện hố khai quật. Do đó có thể loại trừ khả năng đây là một khu mộ táng
của người xưa. Ở các ơ lưới cịn lại (A, B, C 4 – 9) hết lớp 4 này cũng là sinh thổ,
khơng cịn thu được các hiện vật đá như ở những lớp trên.
Trong lớp này, lượng mảnh gốm thu được giảm hẳn về số lượng, chỉ cịn
2.340 mảnh. Cơng cụ đá có 36 tiêu bản với các loại hình: rìu tứ giác, rìu vai, đục,
trong đó rìu vai chiếm một tỷ lệ cao hơn rìu tứ giác. Số lượng bàn mài tìm được
giảm hẳn so với lớp 3, chỉ còn 28 hiện vật, đa số là bàn mài lõm, chỉ có 01 bàn mài
có dấu mài hình hạnh nhân (BTK 2.1.1 (4))
2.1.2. Đặc điểm di tích
Tính chất cư trú của di tích Mỹ Lộc được phân bố trải rộng trong khu vực có
diện tích khá lớn, tập trung nhiều nhất ở khu vực mở hố khai quật, đây là đỉnh cao
nhất của di tích và có địa thế thuận lợi trong việc sinh sống và canh tác. Tuy các hố
được mở trong một khu vực tập trung nhưng xét theo từng lớp đào của từng hố khai
quật thì dường như giữa các hố có những khác nhau nhất định về loại hình cũng như
sự phân bố hiện vật trong từng lớp. Vì muốn đưa ra một trình tự phát triển văn hóa
từ sớm đến muộn của di tích nên chúng tơi sẽ phân tích từ lớp văn hóa sớm nhất
(lớp 4) cho đến lớp văn hóa muộn nhất (lớp 1) (BV 2.1.2 (1))
2.1.2.1. Phân bố hiện vật

Lớp 4
Ở hố H1, khi bóc hết lớp 3 thì gặp lớp sinh thổ laterit nâu đỏ, hồn tồn
khơng có dấu hiệu văn hóa nào trên lớp đất này. So với các hố khai quật khác thì hố
H1 khơng có lớp 4, dấu vết của di tồn văn hóa kết thúc khi bóc hết lớp 3.
Tại hố H2, các hiện vật thu được ở lớp 4 rất ít, chỉ thu được 01 rìu tứ giác và
06 bàn mài lõm và rãnh, có 463 mảnh gốm chủ yếu thu tại ô A2 và A3 với . Khi bóc


25

lớp này chủ yếu là để kiểm tra địa tầng và tiếp tục xử lý khu vực đất sẫm màu ở ơ
A2. Phần phía dưới của khu vực đất sẫm màu là nền đất sét, cứng chắc và là nếp
võng địa hình tự nhiên nên đây cũng là nơi tích tụ các dấu tích văn hóa trong q
trình trơi dạt.
Trong khi đó, tại hố H3, số lượng các cơng cụ thu được nhiều hơn với 05 rìu
tứ giác, 01 rìu vai, 12 bàn mài lõm và 01 bàn mài vừa lõm vừa có dấu mài hình
hạnh nhân , 738 mảnh gốm. Ở lớp 4 của hố H3 đã xuất hiện loại hình rìu vai với
kích thước lớn, dày và có vẻ như rất thích hợp khi sử dụng trên mặt đất nguyên thủy
của khu vực này.
Lớp 4 của hố H4, trên bề mặt có các mảnh gốm lớn tập trung theo từng cụm
tại các ô A, B, C 1-3. Đây là những mảnh vỡ lớn của bình, nồi, bát bồng tập trung
và có hướng vỡ theo chiều sụp từ trên xuống. Các ơ A, B, C 4-9 hồn tồn khơng
xuất lộ bất cứ hiện vật nào mà chỉ là mặt địa hình nguyên thủy. Trong lớp này, số
lượng mảnh gốm thu được ít, chỉ có 2.340 mảnh, đa số là mảnh thân, thuộc loại
mảnh gốm nhỏ và trung bình. Cơng cụ lao động bằng đá thu được 36 hiện vật gồm
rìu vai, rìu tứ giác, đục…, trong đó thì rìu vai kích thước lớn chiếm số lượng áp đảo,
đồng thời cũng thu được 28 hiện vật bàn mài với chủ yếu là bàn mài lõm, có 01 tiêu
bản bàn mài có dấu mài hình hạnh nhân và kết hợp với loại hình rãnh (BTK 2.1.2
(2))
Lớp 3

Khác với các hố khai quật kia, lớp 3 chính là lớp cư trú sớm nhất của cư dân
cổ Mỹ Lộc tại khu vực hố H1 này. Trong lớp 3 thu được chỉ 1.406 mảnh gốm với
989 mảnh thân, 375 mảnh miệng, 14 mảnh đế, 28 mảnh vai, phân bố chủ yếu tại các
ô A3, B2, B3, B4, B5, C5. Số công cụ lao động tìm thấy là 26 hiện vật, rìu tứ giác
chiếm đại đa số và ít hơn là rìu vai, cuốc. Hầu hết các cơng cụ khơng cịn ngun,
đã qua sử dụng hoặc đang trong quá trình ghè tái chế. Xuất lộ xen kẽ với các cơng
cụ lao động trên bình diện hố là loại hình bàn mài, có 29 bàn mài thu được với loại
bàn mài lõm chiếm số lượng áp đảo, tỉ lệ giữa chất liệu sa thạch xám và đỏ bằng
nhau. Loại hình, chất liệu cũng như kỹ thuật chế tác chưa phong phú, trau chuốt…,


×