Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đổi mới tư duy trong lĩnh vực đối ngoại của đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.75 KB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------oOo------

NGÔ VĂN DUẨN

ĐỔI MỚI TƯ DUY
TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH - 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------oOo------

NGÔ VĂN DUẨN

ĐỔI MỚI TƯ DUY
TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số
: 60 22 80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
TS. HÀ THIÊN SƠN

TP. HỒ CHÍ MINH - 2009


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, dưới sự
hướng dẫn của TS. Hà Thiên Sơn; các tài liệu sử dụng trong luận văn đều
trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Ngô Văn Duẩn

2


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................... 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ................................ 2


3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................... 5

4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn ...... 5

5.

Phạm vi nghiên cứu của luận văn ........................................ 6

6.

Ý nghóa khoa học và thực tiễn của luận văn ........................ 6

7.

Kết cấu của luậ n văn .......................................................... 7

Chương 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH
ĐỔI MỚI TƯ DUY TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ....................................................... 8
1.1. Tình hình thế giới tác động tới quá trình đổi mới tư
duy trong lónh vực đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam .... 8
1.1.1. Cuộc khủng hoảng của chủ nghóa xã hội ở Liên Xô
và các nước Đông Âu .......................................................... 8
1.1.2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ .................. 11
1.1.3. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ......................... 18
1.2. Tình hình trong nước tác động tới quá trình đổi mới tư

duy trong lónh vực đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam .... 24
1.2.1. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở Việt Nam
trước thời kỳ đổi mới ........................................................... 24
1.2.2. Thự c trạn g côn g tá c đố i ngoại của Việt Nam
trướ c thời kỳ đổi mớ i ........................................................ 32
3


1.2.3. Tính tất yếu của đổi mới tư duy và đổi mới tư duy
trong lónh vực đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam ....... 39
Chương 2. NỘI DUNG ĐỔI MỚI TƯ DUY TRONG LĨNH VỰC
ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ........................ 47
2.1. Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam ............................................................................................ 47
2.1.1. Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa
dạng hoá và đa phương hoá ................................................. 47
2.1.2. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế .......... 58
2.2. Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại trong thời
kỳ đổi mới .................................................................................. 66
2.2.1. Phá thế bị bao vây cấm vận, tạo môi trường hoà
bình, ổn định để phát triển .................................................. 66
2.2.2. Mở rộng quan hệ song phương và đa phương ............. 81
2.3. Thành tựu, khó khăn thách thức và bài học kinh
nghiệm ........................................................................................ 95
2.3.1. Thành tựu trong công tác đối ngoại của Đảng Cộng
sản Việt Nam thời kỳ đổi mới .............................................. 95
2.3.2. Khó khăn thách thức trong công tác đối ngoại ở
Việt Nam hiẹân nay............................................................... 98
2.3.3. Bài học kinh nghiệm của công tác đối ngoại thời kỳ
đổi mới .............................................................................. 101

KẾT LUẬN ..................................................................................... 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 111

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB (Asian Development Bank): Ngân hàng phát triển châu Á.
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương.
ASEM (Asia Europe Meetting): Diễn đàn hợp tác Á - Âu.
ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á.
EU (European Union): Liên minh châu Âu.
IMF (International Monetary Fund): Quỹ tiền tệ quốc tế.
MIA (Missing In Action): Người Mỹ mất tích trong chiến tranh.
ODA (Official Development Assistance): Viện trợ phát triển chính thức.
POW (Prison Of War): Tù binh Mỹ trong chiến tranh.
WB (World Bank): Ngân hàng thế giới.
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới.

5


1

PHẦN MỞ ĐẦU
8. Tính cấp thiết của đề tài
Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là hai mặt trong một thể

thống nhất của một nhà nước, trong đó đối nội là chức năng chủ yếu, và
tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối
ngoại, ngược lại, chức năng đối ngoại cũng có vai trò đặc biệt quan
trọng, tác động trở lại rất to lớn và mạnh mẽ đối với chức năng đối nội.
Trong thời đại ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá
đang diễn ra mạnh mẽ và trở thành một xu thế tất yếu, lôi cuốn tất cả
các nước trên thế giới tham gia vào quá trình này, thì chức năng đối
ngoại của các nhà nước lại càng có ý nghóa quan trọng và cấp bách hơn
trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đối ngoại Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu thế tất yếu đó.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (tháng 12-1986), Đảng
ta đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện trên tất cả các lónh vực. Từ đó
cho đến nay, dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã
đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng. Chúng ta vượt qua được
thời kỳ khó khăn và đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới có nhiều biến
động lớn và sâu sắc, ảnh hưởng đến lónh vực quan hệ quốc tế. Trước
tình hình đó, Đảng ta đã kịp thời điều chỉnh chiến lược đối ngoại, sáng
suốt đề ra đường lối, chủ trương phù hợp để đẩy mạnh quan hệ hữu


nghị, hợp tác với các nước, tham gia tích cực vào đời sống quốc tế.
Thành tựu của việc đổi mới đường lối đối ngoại là một trong những yếu
tố quan trọng góp phần đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế
- xã hội, củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Những thành quả này đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính
sách đối ngoại được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
đồng thời đem lại những kinh nghiệm quý báu, là cơ sở quan trọng để
hoạch định các chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước

trong thời gian tới.
Nghiên cứu chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng nói chung và
đường lối, chính sách đối ngoại nói riêng là một việc rất cần thiết, vừa
mang ý nghóa khoa học vừa mang ý nghóa thực tiễn, nhất là trong giai
đoạn Việt Nam đang phấn đấu hội nhập nền kinh tế quốc tế hiện nay.
Với ý nghóa khoa học và thực tiễn to lớn trên đây, học viên chọn
vấn đề “Đổi mới tư duy trong lónh vực đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt Nam” để làm đề tài luận văn thạc só triết học.
9. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Lónh vực đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là một đề tài được rất
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đầu tiên, phải kể đến là những bài
viết trên các tạp chí như: “Trên đường triển khai chính sách đối ngoại
theo định hướng mới” (Tạp chí Cộng sản tháng 4 năm 1993), “Mười
năm đổi mới trên lónh vực đối ngoại” (Tạp chí Lịch sử Đảng tháng 6
năm 1995), “Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Tạp chí Cộng sản
số 17 tháng 9 năm 2000) của nguyên Phó thủ tướng Nguyễn Mạ nh
2


Cầ m; “Thà n h tự u và thử thách trong quan hệ đối ngoại thời kỳ đổi
mới” (Tạp chí Lịch sử Đảng số 7 năm 2000) của Giáo sư Vũ Dương
Ninh.
Ngoài các bài viết kể trên, một số tác phẩm nghiên cứu về các
hoạt động đối ngoại được in thành sách qua từng giai đoạn lịch sử như:
“Ngoại giao Việt Nam thời kỳ đổi mới” của nguyên Phó thủ tướng
Nguyễn Mạnh Cầm (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000); “Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo hoạt động đối ngoại 1986 - 2000” của
Tiến só Vũ Quang Vinh (Nxb. Thanh niên, Hà Nội, 2001); “Ngoại giao
Việt Nam 1945 - 2000” của tập thể tác giả là cán bộ cao cấp của Bộ
ngoại gia Việt Nam do nguyên Thứ trưởng thường trực ngoại giao

Nguyễn Đình Bin chủ biên (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002);
“Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc những sự kiện 1991 - 2000” do Trần
Văn Độ chủ biên (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002); “Ngoại giao
Việt Nam hiện đại vì sự nghiếp đổi mới (1975 - 2002)” do Tiến só Vũ
Dương Huân chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002). “Ngoại
giao Việt Nam 1945 - 1995” của nguyên Trợ lý Bộ trưởng ngoại giao
Lưu Văn Lợi (Nxb. Công an nhân dân, 2004); “Đối ngoại Việt Nam thời
kỳ đổi mới” của Phó tiến só Phạm Văn Linh (Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2005); “Chính sách đối ngoại Việt Nam 1945 - 2006”, của Thạc
só Vũ Đoàn kết (Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2007); “Quan hệ quốc tế và
chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay” dưới dạng hỏi và đáp do Phó
giáo sư, Tiến só Trình Mưu và Phó giáo sư, Tiến só Nguyễn Hoàng Giáp
đồng chủ biên (Nxb. Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009).
3


Ngoài ra, một số tác phẩm có đề cập đến vấn đề đối ngoại trong
thời kỳ đổi mới như: “Đổi mới kinh tế và chính sách đối ngoại” của Võ
Đại Lược (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995); “Toàn cầu hoá và hội
nhập kinh tế ở Việt Nam” của Bộ Ngoại giao (Nxb. Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1999); “Quá trình hội nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương
theo đường lối đổi mới của Đảng” của Tiến só Đinh Xuân Lý (Nxb.
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003); “Đổi mới ở Việt Nam - Tiến trình,
thành tựu và kinh nghiệm” Phó giáo sư, Tiến só Vũ Văn Hiền và Tiến só
Đinh Xuân Lý đồng chủ biên (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004);
“Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong
hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do Phó giáo sư, Tiến só Nguyễn Xuân
Sơn và Tiến só Nguyễn Văn Du đồng chủ biên (Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2006); “Vận dụng tư tưởng đối ngoại Hồ CHí Minh thời kỳ hội
nhập quốc tế” do Phó giáo sư, Tiến só Vũ Dương Huân chủ biên (Nxb.

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009).
Những tác phẩm nói trên đã đề cập khá toàn diện đến các vấn đề
mấu chốt của đối ngoại Việt Nam trong các giai đoạn cụ thể của thời
kỳ đổi mới trên cả phương diện chủ trương, đường lối và hoạt động đối
ngoại. Tuy nhiên, trong mỗi chặng đường lịch sử cách mạng, đối ngoại
Việt Nam luôn sôi động và phải thường xuyên giải quyết những vấn đề
mới, vì vậy vấn đề đối ngoại cần phải được tiếp tục nghiên cứu. Trong
phạm vi một luận văn thạc só triết học, trên cơ sở kế thừa những công
trình đã có, bước đầu luận văn cố gắng hệ thống lại vấn đề và tiếp cận
thêm những vấn đề mới trong lónh vực đối ngoại từ năm 1986 cho đến
4


nay với mong muốn làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo trong sự đổi
mới tư duy về đối ngoại của Đảng ta.
10. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích
Mục đích của luận văn là phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận
và thực tiễn của đổi mới tư duy trong lónh vực đối ngoại của Đảng Cộng
sản Việt Nam, trên cơ sở đó nêu lên những bài học kinh nghiệm để kịp
thời điều chỉnh đường lối đối ngoại cho phù hợp với yêu cầu của thời
đại và hoàn cảnh cụ thể của đất nước.
Nhiệm vụ
- Phân tích và làm rõ những nhân tố tác động đến quá trình đổi
mới tư duy trong lónh vực đối ngoại của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Trình bày nội dung đường lối đối ngoại của Đảng đề ra trong
thời kỳ đổi mới.
- Phân tích các sự kiện nổi bật, các mối quan hệ quốc tế cơ bản trong
quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện đường lối đối ngoại thời kỳ đổi mới.
11. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận của chủ nghóa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phép biện chứng
5


duy vật, trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng tổng hợp
các phương pháp như: lôgic và lịch sử, diễn dịch và qui nạp, phân tích
và tổng hợp, so sánh, đối chiếu...
12. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Luận văn nghiên cứu đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt nam được đề ra từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.
- Luận văn tập trung phân tích sự vận động và phát triển của các
mối quan hệ, các sự kiện nổi bật trong hoạt động đối ngoại diễn ra
trong giai đoạn từ năm 1986 cho đến nay.
- Hoạt động đối ngoại của Việt Nam được thể hiện rộng trên tất
cả các lónh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, giáo dục, khoa
học…, luận văn chỉ tập trung chủ yếu vào lónh vực chính trị đối ngoại và
kinh tế đối ngoại, còn các lónh vực khác chỉ đề cập tới những điểm tiêu
biểu mà thôi.
13. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Bằng những tư liệu đã tiếp cận được, luận văn sẽ góp phần khái
quát, hệ thống một cách toàn diện đường lối đối ngoại của Đảng ta
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay.
- Không chỉ dừng lại mô tả sự kiện đơn thuần, luận văn còn tập
trung phân tích, lý giải những bước phát triển của các mối quan hệ, qua
đó làm nổi bật tính năng động, sáng tạo trong tư duy lãnh đạo của

Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.
6


- Từ những phân tích, lý giải trên, bước đầu rút ra những ý kiến
đánh giá, cũng như những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu quá
trình lãnh đạo đường lối đối ngoại của Đảng.
- Được cập nhật từ nhiều nguồn tư liệu, luận văn sẽ là nguồn bổ
sung, phục vụ việc nghiên cứu, cũng như phục vụ cho nhu cầu tham
khảo của những ai quan tâm đến vấn đề đối ngoại của nước ta trong
thời kỳ đổi mới.
14. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có hai chương chia thành 5 tiết.

7


Chương 1
NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI
CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.3. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ
DUY TRONG LĨNH VỰC ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1.3.1. Cuộc khủng hoảng của chủ nghóa xã hội ở Liên Xô và
các nước Đông Âu
Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, các nước xã hội chủ
nghóa lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc, các nước đã phải tiến

hành cải cách, đổi mới để xây dựng và phát triển đất nước. Nhưng
trong quá trình cải cách, đổi mới nhiều nước đã mắc phải những sai
lầm, khuyết điểm, làm cho tình trạng khủng hoảng ngày càng trầm
trọng hơn. Đến cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, hệ
thống các nước xã hội chủ nghóa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Sự tan
rã của hệ thống các nước xã hội chủ nghóa ở Đông Âu và Liên Xô đã
làm cho cục diện thế giới thay đổi. Trật tự hai cực Xô - Mỹ được hình
thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đây chấm dứt, mở ra thời
kỳ quá độ hình thành trật tự thế giới mới - thế giới đa cực.
Trước những diễn biến mới của tình hình thế giới, nền chính trị và
quan hệ quốc tế của các nước trên thế giới cũng có nhiều biến đổi cơ
bản. Đối với Mỹ, với vị trí siêu cường về kinh tế và quân sự nên có ý
đồ muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực dưới sự chi phối của Mỹ.
8


Trong khi đó, các nước lớn đấu tranh mạnh mẽ để khẳng định vai trò,
vị thế của mình trong thế giới và ngăn cản Mỹ thiết lập thế giới một
cực. Các nước vừa và nhỏ tự giác nâng cao ý thức độc lập, tự chủ và
tinh thần tự lực, tự cường, thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối
ngoại và phương thức hành động cho phù hợp với việc tìm kiếm con
đường phát triển riê ng của quốc gia mình.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, sự phân biệt, đối đầu, thù địch về
chế độ chính trị mà biểu hiện là những cuộc chiến tranh cục bộ, xung
đột, tranh chấp, chạy đua vũ trang… là cơ sở cho sự tồn tại của thế giới
hai cực và là nhân tố chi phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế của các nước.
Sau chiến tranh lạnh, không còn hai phe đối đầu trong quan hệ quốc tế,
mà xu thế chung của thế giới là hoà bình, hợp tác và cùng phát triển.
Bên cạnh đó, những vấn đề mang tính toàn cầu như ô nhiểm môi
trường, buôn bán ma tuý, những căn bệnh hiểm nghèo, khủng bố quốc

tế... đã ảnh hưởng đến an ninh, phát triển của tất cả các nước trên thế
giới. Để giải quyết các vấn đề trên không chỉ một nước hay một vài
nước, mà đòi hỏi cả thế giới cùng hợp tác hành động.
Nếu như thời kỳ chiến tranh lạnh, quan niệm về sức mạnh, vị thế
quốc gia trong thế giới hai cực chủ yếu dựa trên sức mạnh quân sự; thì
sau thời kỳ chiến tranh lạnh vị thế quốc gia được thay thế bằng các tiêu
chí sức mạnh tổng hợp, trong đó sức mạnh kinh tế và khoa học công
nghệ được đặt lên vị trí hàng đầu. Do vậy, cạnh tranh giữa các nước
không còn là những cuộc chạy đua vũ trang như trước mà chuyển dần
sang hình thức cạnh tranh bằng sức mạnh tổng hợp của quốc gia mình.
9


Trong xu thế mới của tình hình thế giới, để mở cửa, hội nhập quốc tế vì
mục tiêu hoà bình, ổn định và phát triển, các quốc gia đang đứng trước
những cơ hội và thách thức đòi hỏi phải tỉnh táo, vừa bảo đảm những
vấn đề có tính nguyên tắc, có tính chiến lược vừa lại phải hết sức mềm
dẻo, uyển chuyển trong sách lược khi xây dựng đường lối đối ngoại vì hoà
bình, ổn định và phát triển bền vững chung của thế giới.
Trước sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghóa ở Đông Âu và Liên
Xô, các nước xã hội chủ nghóa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới để
tìm ra con đường phát triển của nước mình. Để tồn tại và phát triển bền
vững, các quốc gia, dân tộc đưa ra chủ trương, đường lối, biện pháp
tiếp cận, để tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế. Các nước đã thay đổi tư
duy đối ngoại, nhất là các nước đang phát triển phải thực hiện đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, mở rộng và tăng cường liên
kết với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghệ, mở
rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất, kinh
doanh.
Đảng ta đã dự đoán đúng diễn biến của tình hình thế giới, khẳng

định sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước tiếp tục phát triển
trong tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp và chứa đựng
nhiều yếu tố khó lường. Đảng ta đã chỉ rõ những đặc điểm nổi bật của
tình hình thế giới, đó là: “Chế độ xã hội chủ nghóa ở Liên Xô và Đông
Âu sụp đổ khiến chủ nghóa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng
điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn trong
thời đại quá độ từ chủ nghóa tư bản lên chủ nghóa xã hội. Các mâu
10


thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn,
nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu tranh dân tộc và
đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức. Nguy cơ chiến
tranh thế giới huỷ diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh
cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang,
hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Cách
mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng
cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời
sống xã hội. Các nước đều đứng trước những cơ hội để phát triển. Do
ưu thế về vốn, công nghệ, thị trường,.v.v. thuộc về các nước tư bản chủ
nghóa phát triển và các công ty đa quốc gia, cho nên các nước chậm
phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn. Chênh
lệch giàu nghèo giữa các nước ngày càng mở rộng. Cuộc cạnh tranh
kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ diễn ra gay gắt. Cộng đồng
thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu, không một quốc gia
riêng lẽ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải có sự hợp tác đa phương”
[29, tr.76-77].
Đứng trước tình hình mới của thế giới đang diễn ra nhanh chóng,
phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố khó lường đó, yêu cầu đặt ra đối

với Đảng ta là phải có sự điều chỉnh về đường lối đối ngoại cho phù
hợp với tình hình thế giới và trong nước.
1.3.2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, cuộc cách mạng khoa hoïc 11


công nghệ trên thế giới bước vào một thời kỳ phát triển mạnh mẽ và
nhanh chóng. Khoa học được hiểu là hệ thống những hiểu biết hay tri
thức của con người về tự nhiên, xã hội, tư duy; nó tồn tại dưới dạng các
lý thuyết, định lý, quy luật, nguyên tắc, phạm trù, tiền đề. Công nghệ
được hiểu là hệ thống các phương tiện dùng để thực hiện quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ cho xã hội và con người.
Hay nói cách khác, công nghệ là sự ứng dụng của khoa học để giải
quyết các vấn đề thực tiễn trong hoạt động của con người.
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ trong giai đoạn này có những
đặc trưng chủ yếu như sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được
sử dụng trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội; sự ra đời các
dạng vật liệu mới; những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học;
sự phát triển tin học... Việc áp dụng những công nghệ mới đã tạo điều
kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu, giảm hẳn tiêu hao năng
lượng và nguyên liệu, giảm tác hại cho môi trường, nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của sản
xuất. Một đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ
ở giai đoạn này là nó diễn ra trên cơ sở những thành tựu của khoa học
hiện đại, trên cơ sở kết hợp rất chặt chẽ khoa học và kỹ thuật, khoa học
và sản xuất vật chất. Song song với việc đi sâu vào từng khoa học riêng
lẻ là sự xuất hiện của những lý thuyết ngày càng bao trùm hơn, của
càng nhiều khoa học cụ thể khác nhau, cho phép sử dụng các thành tựu
của khoa học này phục vụ khoa học kia, dù các ngành khoa học có khi
rất xa nhau.

12


Những thành tựu trong các nghiên cứu, phát minh, cùng với sự
bùng nổ thông tin với gia tốc lớn, khoa học đã trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp, cho thấy đây thực sự là một giai đoạn phát triển bước
ngoặt trong lịch sử khoa học - công nghệ. Cuộc cách mạng mới trong
khoa học - công nghệ không chỉ đánh dấu trình độ phát triển mới của
nghiên cứu cơ bản, lý thuyết, sự rút ngắn khoảng cách thời gian từ
nghiên cứu tới ứng dụng mà còn dẫn tới những thay đổi lớn, đẩy nhanh
sự gắn kết giữa khoa học với sản xuất và dịch vụ trong xã hội hiện đại.
Khoa học - công nghệ phát triển vừa phản ánh những thành tựu
của tư duy và tư tưởng, sức mạnh của trí tuệ và năng lực sáng tạo vô
tận của loài người trong nhận thức và trong cải tạo thế giới lại vừa
tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất, trở thành động lực quyết
định đối với sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế, đem lại nguồn
của cải vật chất to lớn cho xã hội, đồng thời làm phong phú các giá trị
tinh thần của nhân loại. Khoa học và công nghệ phát triển không chỉ
đem lại những diện mạo mới của khoa học mà nó còn tác động sâu sắc
tới những biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội về kinh tế, chính trị,
văn hóa… Khi khoa học công nghệ thâm nhập vào trong từng ngành sản
xuất, từng lónh vực cho đến từng địa phương, từng gia đình thì nó sẽ làm
thay đổi bộ mặt vật chất và văn hóa của các quốc gia, dân tộc. Quá
trình chuyển từ nghiên cứu, phát minh, sáng chế trên lý thuyết đến ứng
dụng, sản xuất thử nghiệm, sản xuất đại trà thành các sản phẩm, các
vật phẩm tiêu dùng ngày càng rút ngắn. Các giai đoạn và công đoạn
này đã lồng vào nhau thành một quá trình thống nhất, thành tựu khoa
13



học - công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều về số lượng, đa dạng về
loại hình, về chất lượng và giá trị; ngày càng nhanh về tốc độ, nhịp độ
và rộng lớn về các lónh vực ứng dụng.
Vai trò của khoa học và công nghệ “không chỉ được nhấn mạnh là
lực lượng sản xuất trực tiếp, làm tăng gấp bội các lực lượng sản xuất
mà còn là nhân tố bên trong của mọi tiến bộ xã hội, là nguồn gốc xuất
hiện nền văn minh mới của loài người. Tiến bộ khoa học và công nghệ
đã trở thành nội dung cấu thành, đồng thời là thước đo của tiến bộ xã
hội. Đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc, thì trình độ phát
triển khoa học công nghệ, trong đó đáng lưu ý là sự có mặt với vai trò
ngày càng tăng lên của lý luận, của khoa học xã hội nhân văn trong
cấu trúc tổng thể của nền khoa học - công nghệ đã thực sự là một nhân
tố nội sinh của phát triển quốc gia dân tộc. Trên phương diện quản lý,
chính sách phát triển khoa học - công nghệ được nhiều quốc gia đặt ở
tầm quốc sách hàng đầu” [85, tr.25].
Với thành quả cách mạng khoa học và công nghệ, cách thức sản
xuất trong xã hội thông tin sẽ hoàn toàn khác nhờ những tiến bộ sâu
sắc của công nghệ cao mà nổi trội nhất là công nghệ thông tin với sự
liên kết giữa tin học và viễn thông. Bên cạnh đó, công nghệ cao còn
bao hàm cả công nghệ sinh học, tự động hóa, chế tạo vật liệu mới và
năng lượng. Phương thức sản xuất này sẽ dựa trên nền công nghiệp quy
mô nhỏ, nhẹ nhưng năng động và hiệu quả cao. Các công cụ, máy móc,
vật dụng sẽ không còn mang hình mẫu thiết kế cổ điển như cũ với
chiều cao, khối lượng, sức nặng, chiếm nhiều diện tích trong không
14


gian. Cả trong sản xuất và trong tiêu dùng, tiến bộ công nghệ tạo ra
một hiện tượng mới lạ, đặc trưng cho thế kỷ của nền văn minh trong xã
hội thông tin - thế kỷ của các vật nhỏ, nhẹ, di chuyển dễ dàng, thuận

tiện.
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ có nghóa là
vòng đời của công nghệ bị rút ngắn, công nghệ thế hệ mới thường
xuyên thay thế công nghệ thế hệ cũ. Do đó, sự lạc hậu về công nghệ
chính là nguyên nhân trực tiếp nhất của lạc hậu về kinh tế, đẩy các chủ
thể sản xuất, kinh doanh vào tình trạng thua thiệt trong sự cạnh tranh
gay gắt của kinh tế thị trường. Dưới ảnh hưởng của cách mạng khoa
học và công nghệ, tính quyết liệt trong cạnh tranh sản xuất và kinh
doanh phần thắng bao giờ cũng thuộc về ai nắm giữ và làm chủ công
nghệ cao, tiên tiến và hiện đại. Chính vì vậy, muốn thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, các nước cần phải chú
trọng hàng đầu tiềm lực công nghệ, có chiến lược và sách lược đổi mới
công nghệ đúng đắn, chú trọng đầu tư các nguồn lực mạnh mẽ để tối ưu
hóa công nghệ là đầu tư trực tiếp cho sản xuất.
Với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, nền công
nghiệp có ưu thế là tiêu tốn ít vật tư, năng lượng, sản xuất ít phế thải,
ngày càng ít dựa vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà dựa chủ yếu
vào tri thức khoa học và công nghệ, làm giảm thiểu nạn ô nhiểm môi
trường, đảm bảo môi trường sống của con người và nền sản xuất xã hội.
Thông tin và tri thức trở thành nguyên liệu đặc biệt, là yếu tố đầu vào
của hệ thống sản xuất, của quản lý, là công cụ để sáng tạo của cải,
15


chìa khóa của quyền lực và an ninh kinh tế - xã hội. Sức mạnh công
nghệ đã đẩy nguyên liệu tự nhiên vào vị thế bị lu mờ, trở thành thứ yếu
trong sản xuất công nghiệp đồng thời thúc đẩy nhanh những cải biến
triệt để nền nông nghiệp truyền thống, đòi hỏi sản xuất nông nghiệp
phải được tiến hành theo phương thức công nghiệp, công nghiệp hóa.
Do đó, công nghiệp hóa nông nghiệp, như trường hợp của Việt Nam

hiện nay phải thực sự là một cuộc cách mạng, giải thể nền nông nghiệp
cổ truyền, xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, không chỉ bằng tác
động của công nghiệp với kỹ thuật, công cụ, công nghệ vào trồng trọt
và chăn nuôi mà còn là cấu trúc mới kinh tế - xã hội ở nông thôn với
công nghiệp hóa và sản xuất hàng hóa, kinh tế thị trường và dân chủ
hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa nông thôn. Cái gốc là phát triển lực
lượng sản xuất, muốn vậy phải làm cho công nghệ thâm nhập sâu sắc
vào sản xuất nông nghiệp, vào hoạt động lao động của nông dân qua
một chiến lược dạy nghề, đào tạo nghề, hình thành một thế hệ nông
dân mới có học vấn, học thức, biết sử dụng và làm chủ công nghệ trong
sản xuất kinh doanh.
Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng trong lónh vực
khoa học và công nghệ, về sự bùng nổ thông tin và hình thành nền văn
minh tin học trong xã hội thông tin cho thấy hàng loạt vấn đề đặt ra đối
với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Muốn phát triển bền vững
và hiện đại hóa đòi hỏi các nước, các chính phủ phải có những chính
sách, cơ chế đúng đắn để ứng dụng những thành tựu của khoa học công
nghệ vào quá trình sản xuất, phát triển xã hội. Trong thực tế, những
16


tiến bộ khoa học - công nghệ đã diễn ra không đồng đều giữa các nước
và các khu vực. Những chênh lệch, thậm chí chênh lệch rất xa về trình
độ phát triển cùng với những khác biệt về thể chế xã hội đã làm cho
việc sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ như một cơ hội tiến vào nền
văn minh mới - văn minh tin học, văn minh thông tin hay còn gọi là văn
minh hậu công nghiệp - sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ hoàn cảnh
lịch sử, năng lực nội sinh của từng quốc gia, dân tộc đến tác động từ
bên ngoài. Các nước tư bản chủ nghóa có trình độ phát triển cao tỏ ra có
ưu thế và có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận và sử dụng những thành

tựu của nền văn minh mới, hiện đại; trong khi các nước đang phát triển
hoặc còn lạc hậu, chậm phát triển đang phải tìm cách để thích ứng với
xu thế phát triển mới với một thời kỳ chuyển tiếp từ văn minh công
nghiệp sang văn minh hậu công nghiệp. Trong thời kỳ chuyển tiếp để
thích ứng này sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn xã hội, sự phân cực kinh tế,
xung đột dân tộc, thậm chí là xung đột vũ trang. Nhiều vấn đề toàn cầu
như lương thực, tài nguyên, môi trường sinh thái, dân số, nạn thất
nghiệp và đói nghèo, những đại dịch toàn cầu… đã không thể giải quyết
được trong khuôn khổ của từng quốc gia - dân tộc mà đòi hỏi những nổ
lực chung, sự cộng đồng trách nhiệm chung của tất cả các nước trên thế
giới [85, tr.29].
Tóm lại, dưới sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, cơ
cấu kinh tế ở nhiều nước trên thế giới đã có những chuyển biến nhất
định, nhiều ngành sản xuất truyền thống từng bước lâm vào khủng
hoảng và bị loại dần, hoặc phải trang bị lại để phát triển. Cũng dưới sự
17


tác động của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại , sức mạnh kinh
tế của một quốc gia không chỉ dựa vào lợi thế về nguồn tài nguyên
phong phú và nguồn lực dồi dào như trước đây, mà chủ yếu dựa vào tri
thức khoa học - công nghệ. Do đó, tập trung ưu tiên cho phát triển kinh
tế ở trong nước, trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ đang lôi cuốn cả cộng đồng quốc tế, cả
những nước công nghiệp phát triển cũng như những nước đang phát
triển. Sự tác động của khoa học công nghệ, của sự bùng nổ thông tin và
sự hình thành xã hội thông tin, của nền văn minh tin học và kinh tế tri
thức đã thúc đẩy mạnh mẽ đối với công cuộc đổi mới ở nước ta. Để
thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, tránh được nguy cơ tụt hậu ngày càng xa
về kinh tế so với các nước, Đảng ta cần phải có những chủ trương,

chính sách đúng đắn, phải biết đi tắt, đón đầu để ứng dụng những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ vào trong quá trình sản
xuất, phát triển đất nước. Đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy về
kinh tế, chính sách mở cửa, hội nhập đã hình thành, trở thành một
quyết sách chiến lược để phát triển bắt nguồn từ tác động và ảnh hưởng
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
1.3.3. Xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở lại đây, toàn cầu hoá, khu
vực hoá trở thành xu hướng nổi bật. Xu hướng này đáp ứng nhu cầu mở
cửa hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, không
giới hạn bởi các biên giới quốc gia, dân tộc, tôn giáo và không phân
biệt giữa các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
18


Toàn cầu hoá là quá trình chuyên môn hoá các yếu tố riêng của
mỗi quốc gia dân tộc thành các yếu tố chung mà mọi quốc gia đều chấp
nhận. Đó là quá trình tăng dần những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác
động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả những sản phẩm, những
thành quả riêng có tính đặc thù của từng đơn vị xã hội trên toàn cầu
theo hướng ngày càng xích lại gần nhau, tìm tới nhau, tạo thành những
giá trị chung nhất, giá trị phổ quát có ý nghóa toàn nhân loại. Toàn cầu
hoá là quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước
khác nhau đang ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau do có sự năng
động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như có sự lưu thông
vốn tư bản và công nghệ. Hay nói một cách khái quát, “toàn cầu hoá là
kết quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và sự gia tăng các
mối liên hệ, liên kết, sự tuỳ thuộc và chế ước lẫn nhau giữa tất cả các
nước trong cộng đồng quốc tế” [66, tr.63-64].
Do thế giới có nhiều biến đổi, trong đó có ba nhân tố quan trọng

tác động một cách trực tiếp và mạnh mẽ đến sự gia tăng tốc độ lẫn quy
mô của quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá.
Thứ nhất, sự đổi mới tư duy về lợi ích dân tộc, quan hệ quốc tế, an
ninh và phát triển của các quốc gia, về sự nhận thức vai trò, vị trí của
kinh tế trong việc xác lập vị thế của các quốc gia, dân tộc. Các nước
dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghóa
quyết định đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của mỗi nước.
Tiềm lực và sự phát triển kinh tế của mỗi nước có vai trò quan trọng
trong việc tạo sự ổn định chính trị, giữ vững nền độc lập dân tộc và ảnh
19


×