Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

khảo sát tỉ lệ rối loạn trầm cảm chủ yếu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại bv quận thủ đức tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (826.18 KB, 96 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

HÀ THỊ CẨM HƯƠNG

KHẢO SÁT TỈ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU VÀ
CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN
TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BV QUẬN THỦ ĐỨC TP.HCM
Ngành: Nội khoa (Tâm thần)
Mã số: 8720107

Luận văn Thạc sĩ Y học

Người hướng dẫn khoa học: TS.BS.NGƠ TÍCH LINH

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2020

.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả thu được là hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa từng được


cơng bố. Nếu những thơng tin trên có gì sai sự thật, tơi xin hồn tồn chịu trách
nhiệm.

Tác giả

Hà Thị Cẩm Hương

.


.

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Rối loạn trầm cảm chủ yếu ..................................................................... 3
1.2. Tăng huyết áp .......................................................................................... 8
1.3. Mối liên quan giữa trầm cảm và tăng huyết áp..................................... 10
1.4. Các nghiên cứu đã thực hiện về RLTCCY và các yếu tố liên quan ở
bệnh nhân THA ............................................................................................ 13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................... 15
2.2. Dân số mục tiêu.................................................................................... 15
2.3. Dân số chọn mẫu .................................................................................. 15
2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................. 15
2.5. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................... 16
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 16

2.7. Công cụ thu thập số liệu........................................................................ 16
2.8. Định nghĩa các biến số nghiên cứu ....................................................... 16
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ..................................................................... 23
2.10. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................ 24
2.11. Lưu đồ nghiên cứu .............................................................................. 25
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 26
3.1. Đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu ...................................... 26
3.2. Đặc điểm sức khỏe tâm thần trên bệnh nhân tăng huyết áp ................. 34
3.3. Khảo sát các yếu tố liên quan đến RLTCCY ở bệnh nhân THA.......... 39

.


.

CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN............................................................................ 54
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu ........................... 54
4.2. Đặc điểm sức khỏe tâm thần trên bệnh nhân tăng huyết áp ................. 60
4.3. Khảo sát các yếu tố liên quan đến RLTCCY ở bệnh nhân THA.......... 64
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 1
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 10

.


.

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BMV: Bệnh mạch vành
CB: chẹn bêta
CKCa: chẹn kênh canxi
CTTA: chẹn thụ thể angiotensin II
ĐTĐ: Đái tháo đường
HA: Huyết áp
HATT: Huyết áp tâm thu
KTC: Khoảng tin cậy
LT: lợi tiểu
RL: Rối loạn
RLLPM: Rối loạn lipid máu
RLTCCY: Rối loạn trầm cảm chủ yếu
TBMMN: Tai biến mạch máu não
THA: Tăng huyết áp
ƯCMC: ức chế men chuyển
YTNC: Yếu tố nguy cơ
TIẾNG ANH
BMI (Body Mass Index): Chỉ số khối cơ thể.
DSM (The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders): Sổ tay chẩn
đoán và thống kê các rối loạn tâm thần.
GBD (Global Burden of Disease): Gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
PHQ (Patient Health Questionare): Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân.
YLDs (Years lived with disability): Số năm sống với tàn tật.

.



.

ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phòng khám
(mmHg)* ........................................................................................................... 8
Bảng 2.1: Tên và định nghĩa các biến cần thu thập ........................................ 16
Bảng 3.1. Giới tính của đối tượng nghiên cứu ................................................ 26
Bảng 3.2. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu ............................................. 27
Bảng 3.3. Nhóm nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu ............................... 27
Bảng 3.4. Vai trò lao động trong gia đình....................................................... 28
Bảng 3.5. Trình độ văn hóa của đối tượng nghiên cứu ................................... 28
Bảng 3.6. Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu.............................. 28
Bảng 3.7. Phân độ BMI của đối tượng nghiên cứu......................................... 29
Bảng 3.8. Thói quen sinh hoạt của đối tượng nghiên cứu .............................. 29
Bảng 3.9. Tiền sử gia đình ở đối tượng nghiên cứu........................................ 30
Bảng 3.10. Phân độ THA ở đối tượng nghiên cứu ......................................... 31
Bảng 3.11. Thuốc điều trị THA hiện tại ......................................................... 31
Bảng 3.12. Phối hợp thuốc THA. .................................................................... 32
Bảng 3.13. Độ ổn định của huyết áp ............................................................... 32
Bảng 3.14. HATT thường ngày ...................................................................... 33
Bảng 3.15. Mức độ nhập viện vì THA ............................................................ 33
Bảng 3.16. Bệnh đồng mắc đang điều trị ........................................................ 33
Bảng 3.17. Các biến cố trong cuộc sống ở đối tượng tham gia nghiên cứu ... 35
Bảng 3.18. Các triệu chứng của trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu ............... 36
Bảng 3.19. Các triệu chứng của lo âu ở đối tượng nghiên cứu....................... 37
Bảng 3.20. Tỉ lệ RLTCCY có lo âu ................................................................ 38
Bảng 3.21. Phân độ PHQ-9 ở đối tượng nghiên cứu ...................................... 38
Bảng 3.22. Giới tính và vai trị lao động ......................................................... 39


.


.

iii

Bảng 3.23. Nhóm tuổi ..................................................................................... 40
Bảng 3.24. Nhóm nghề nghiệp........................................................................ 41
Bảng 3.25. Trình độ văn hóa ........................................................................... 42
Bảng 3.26. Tình trạng hơn nhân ...................................................................... 43
Bảng 3.27. Phân nhóm BMI............................................................................ 44
Bảng 3.28. Đặc điểm thói quen sinh hoạt ....................................................... 45
Bảng 3.29. Tiền sử gia đình ............................................................................ 46
Bảng 3.30. Phân độ THA. ............................................................................... 47
Bảng 3.31. Thuốc điều trị THA ...................................................................... 48
Bảng 3.32. Phối hợp thuốc THA ..................................................................... 49
Bảng 3.33. HATT thường ngày ...................................................................... 50
Bảng 3.34. Mức độ nhập viện vì THA ............................................................ 50
Bảng 3.35. Bệnh đồng mắc ............................................................................. 51
Bảng 3.36. Biến cố tiêu cực trong cuộc sống.................................................. 53

.


.

iv


DANH MỤC CÁC LƯU ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Lưu đồ 1.1. Sơ Đồ Khuyến Cáo điều trị THA VNHA/VSH 2018 ............. 10
Lưu đồ 1.2. Rối loạn điều hồ Ca2+ nội mơi và hệ quả…………………...12
Biểu đồ 3.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu ................................................ 26
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm lâm sàng của RLTCCY ở bệnh nhân THA ............ 37

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, gánh nặng về các rối loạn tâm thần ngày một
gia tăng với sự tác động nghiêm trọng lên sức khỏe và các hậu quả về kinh tế,
chức năng xã hội và quyền con người trên tất cả các quốc gia trên thế giới. Theo
số liệu thống kê của nghiên cứu GBD năm 2017, có khoảng 264 triệu người
trên thế giới đã trải qua trầm cảm, chiếm từ 2-6% dân số. Những người cao tuổi
(nhóm từ 70 tuổi trở lên) có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn những người thuộc
nhóm tuổi khác. Các rối loạn trầm cảm vẫn nằm trong nhóm nguyên nhân hàng
đầu gây tàn tật ở năm 1990 và cả 2017, với thứ hạng của YLDs ở vị trí thứ 4
lên thứ 3 [49]. Trầm cảm có khả năng gây ra sự gia tăng 5,7% trong gánh nặng
bệnh tật toàn cầu vào năm 2020 và trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn
tật trên toàn thế giới vào năm 2030 [57].
Nhóm bệnh lý tim mạch là những bệnh khơng lây nhiễm phổ biến nhất trên
tồn cầu, góp phần trong 17,8 triệu ca tử vong trong năm 2017, trong đó hơn
3/4 ở các nước thu nhập thấp và trung bình [44]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy
cơ quan trọng nhất đối với bệnh lý tim mạch giai đoạn sớm [43]; phổ biến hơn
hút thuốc lá, rối loạn lipid máu và tiểu đường, là những yếu tố nguy cơ chính

yếu khác. THA chiếm khoảng 54 phần trăm của tất cả các cơn đột quỵ và 47
phần trăm của tất cả các ca bệnh tim thiếu máu cục bộ trên toàn cầu [55], cũng
là yếu tố nguy cơ chính của suy tim, rung nhĩ, bệnh thận mạn, bệnh mạch máu
ngoại vi, suy giảm chức năng nhận thức …[6]. Nhiều bệnh nhân Tăng huyết áp
phải trải qua các khó khăn về triệu chứng cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống và
suy giảm chức năng xã hội [20]. Tất cả các yếu tố này có thể làm cho họ dễ
dàng bị đau khổ tâm lý, đặc biệt là có thể dẫn đến trầm cảm [53]. Thêm vào đó,
một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trầm cảm có ảnh hưởng lên việc tuân thủ
điều trị của bệnh nhân, do đó cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát huyết áp ở

.


.

2

nhóm bệnh nhân này [48], [64], [72]. Trên Thế giới hiện nay cũng đã có nhiều
nghiên cứu nói lên sự tương quan giữa trầm cảm và tăng huyết áp [18, 24], [45,
57], [62, 63, 68], [72], [54].
Với số ca mắc tăng huyết áp và trầm cảm ngày càng tăng, mối liên quan
qua lại giữa trầm cảm và tăng huyết áp được nêu trên và thực trạng nghiên cứu
về sự tương quan này tại Việt Nam cịn hạn chế, chúng tơi quyết định nghiên
cứu về vấn đề này nhằm tầm soát và điều trị kịp thời cho các bệnh nhân. Chúng
tôi chọn bệnh viện quận Thủ Đức làm nghiên cứu vì đây là bệnh viện hạng I có
sự phối hợp của cả chuyên khoa Tâm thần và Tim mạch và qua khảo sát thực
tế chúng tôi cũng nhận thấy ở nhiều bệnh nhân Tăng huyết áp có các triệu chứng
của trầm cảm. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Khảo sát tỉ lệ rối loạn trầm
cảm chủ yếu và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân tăng huyết áp tại BV
quận Thủ Đức TP.HCM” với các mục tiêu sau:

- Xác định tỉ lệ RLTCCY và tỉ lệ RLTCCY có lo âu trên bệnh nhân THA
đang điều trị ngoại trú và nội trú tại khoa Nội tim mạch BV quận Thủ
Đức.
- Xác định tỉ lệ các triệu chứng trầm cảm và lo âu, điểm PHQ-9 về khảo
sát trầm cảm.
- Xác định mối liên quan giữa RLTCCY và các yếu tố dân số xã hội, thói
quen sinh hoạt, đặc điểm THA và bệnh đồng mắc ở nhóm bệnh nhân.

.


.

3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Rối loạn trầm cảm chủ yếu
Theo DSM-5, các rối loạn trầm cảm bao gồm rối loạn điều hịa khí sắc gián
đoạn, rối loạn trầm cảm chủ yếu (bao gồm cả giai đoạn trầm cảm chủ yếu), rối
loạn trầm cảm dai dẳng, rối loạn trầm cảm tiền kinh nguyệt, rối loạn trầm cảm
do chất/thuốc, rối loạn trầm cảm do một bệnh lý y khoa khác, rối loạn trầm cảm
biệt định khác và rối loạn trầm cảm không biệt định. Đặc điểm chung của tất
cả các chứng rối loạn này là biểu hiện của tâm trạng buồn bã, trống rỗng hoặc
dễ cáu gắt, kèm theo những thay đổi về nhận thức và triệu chứng cơ thể ảnh
hưởng đáng kể đến khả năng hoạt động chức năng của các cá nhân. Điểm phân
biệt giữa chúng là các vấn đề về thời gian kéo dài, thời điểm khởi phát hoặc
căn nguyên giả định. [21]
1.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm chủ yếu theo DSM-5
A. Biểu hiện 5 (hoặc nhiều hơn) các triệu chứng sau trong thời gian 2 tuần và
biểu hiện thay đổi một số chức năng trước đây tùy theo mức độ, có ít nhất 1

trong các triệu chứng (1) là giảm khí sắc, hoặc (2) là mất hứng thú/ mất vui.
Ghi chú: Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của các bệnh khác.
1. Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày, nhận
biết hoặc bởi chính bệnh nhân (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống
rỗng) hoặc được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân khóc). Ghi
chú: ở trẻ em và vị thành niên có thể là khí sắc kích thích.
2. Giảm sút rõ ràng các hứng thú/ mất vui trong tất cả hoặc hầu như tất cả các
hoạt động phần lớn thời gian trong ngày và hầu như hàng ngày (được chỉ
ra bởi bệnh nhân, hoặc từ sự quan sát của người khác).

.


.

4

3. Sụt cân rõ ràng khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân, giảm hoặc tăng cảm giác
ngon miệng hầu như hàng ngày (Lưu ý: ở trẻ em là không đạt được cân
nặng kì vọng).
4. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hàng ngày.
5. Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hàng ngày (được quan
sát bởi người khác, không chỉ cảm giác của bệnh nhân là không yên tĩnh
hoặc chậm chạp).
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hàng ngày.
7. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầu như
hàng ngày (không chỉ là tự trách mắng hay cảm thấy tội lỗi vì bệnh).
8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu
như hàng ngày (bệnh nhân tự thấy, hoặc người khác nhận thấy).
9. Ý nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ là sợ chết), ý định tự sát tái diễn

khơng có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể
để tự sát thành công.
B. Các triệu chứng gây ra trạng thái đau buồn nổi bật trên lâm sàng hoặc gây
tổn hại các chức năng xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác.
C. Các triệu chứng không phải là gây ra do tác động sinh lý của một chất hay
một tình trạng bệnh.
Lưu ý: Tiêu chuẩn A-C đại diện cho cơn trầm cảm chủ yếu.
Lưu ý: Phản ứng trước những biến cố tiêu cực trong cuộc sống (ví dụ: mất
người thân, bị phá sản, tổn thất do thiên tai, bệnh nan y hoặc tàn tật cũng có thể
xuất hiện cảm giác buồn dữ dội, trầm tư, mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng,
giảm cân như mơ tả theo tiêu chuẩn A, tình trạng này cũng giống như một giai
đoạn trầm cảm. Tuy nhiên, các triệu chứng trên và một giai đoạn trầm cảm là
những phản ứng tự nhiên của con người trước những biến cố tiêu cực cần được

.


.

5

xem xét cẩn thận. Vì thế, cần phải đưa ra các đánh giá lâm sàng dựa trên tiểu
sử cá nhân và những đặc điểm về văn hóa trong việc thể hiện sự buồn bã trước
những biến cố tiêu cực.
D. Sự hiện diện của cơn trầm cảm chủ yếu không được giải thích bởi các rối
loạn tâm thần khác.
E. Khơng đi kèm cơn hưng cảm hay cơn hưng cảm nhẹ.
* Phân nhóm Rối loạn trầm cảm có lo âu:
Lo âu được định nghĩa là có sự hiện diện của ít nhất 2 triệu chứng sau trong
phần lớn các ngày của một giai đoạn trầm cảm hoặc rối loạn trầm cảm kéo dài:

1. Cảm giác căng thẳng hay lo lắng
2. Cảm không n bất thường
3. Khó tập trung vì lo lắng
4. Sợ điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra
5. Cảm giác rằng bản thân có thể bị mất kiểm sốt.
1.1.2. Dịch tễ trầm cảm
Theo số liệu thống kê của Viện Tâm thần quốc gia Hoa Kỳ (NIMH) năm 2017
ở người trưởng thành:
- Ước tính 17,3 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ đã có ít nhất một giai
đoạn trầm cảm chủ yếu. Con số này đại diện cho 7,1% của tất cả người
lớn ở Hoa Kỳ.
- Tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu ở nữ trưởng thành cao hơn (8,7%)
so với nam giới (5,3%).
- Tỷ lệ người trưởng thành mắc bệnh trầm cảm cao nhất là ở những người
trong độ tuổi 18-25 (13,1%).

.


.

6

- Tỷ lệ mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu là cao nhất trong số những người
có từ 2 chủng tộc trở lên (11,3%).
1.1.3. Một số thang đánh giá trầm cảm
 Bảng câu hỏi sức khỏe bệnh nhân (PHQ-9): là một công cụ gồm 9 câu hỏi
được cung cấp cho bệnh nhân trong cơ sở chăm sóc chính để sàng lọc sự
hiện diện và mức độ nghiêm trọng của trầm cảm. Kết quả của PHQ-9 có
thể được sử dụng để chẩn đốn trầm cảm theo tiêu chí DSM-5 và chỉ mất

chưa đầy 3 phút để hoàn thành. Tổng số của tất cả 9 câu trả lời từ PHQ-9
nhằm mục đích dự đoán sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của bệnh
trầm cảm. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc ban đầu thường sử dụng
PHQ-9 để tầm sốt bệnh trầm cảm ở bệnh nhân.
 Thang Đánh giá trầm cảm Beck (BDI): được xây dựng bởi Aaron T. Beck,
người tiên phong trong lĩnh vực trị liệu nhận thức. Thang là một chuỗi
những câu hỏi được xây dựng để đánh giá cường độ, mức độ và sự nhận
thức về trầm cảm ở những người bệnh có chấn đốn rối loạn tâm thần. Nó
gồm có hai phiên bản, bản 21 câu được thiết kế để đánh giá các triệu chứng
thường gặp ở những người mắc bệnh trầm cảm. Phiên bản rút gọn gồm 13
câu được thiết kế để dành cho các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban
đầu.
 Thang Đánh giá trầm cảm người già (GDS): dùng để nhận diện các triệu
chứng trầm cảm ở bệnh nhân là người cao tuổi. Gồm 30 câu hỏi biểu thị sự
hiện diện của trầm cảm. Thang này được thiết kế là thang tự đánh giá, mặc
dù nó được cũng được sử dụng theo cách quan sát. Một ưu điểm của trắc
nghiệm này là dạng câu hỏi “Đúng/Không đúng”, thuận tiện trong sử dụng
cho nhóm quần thể người già. Nó có độ ứng nghiệm đối với bệnh nhân trầm
cảm nội trú và những người già bình thường sống ở cộng đồng khơng có
than phiền về bệnh trầm cảm hoặc tiền sử có rối loạn tâm thần.

.


.

7

1.1.4. Các yếu tố nguy cơ
Các nghiên cứu của Noori Akhtar-Danesh và Janet Landeen cho thấy trình

độ giáo dục đạt được thấp sẽ có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn ở những người có trình
độ giáo dục cao. Và trình độ giáo dục bậc sau đại học chiếm tỉ lệ trầm cảm cao
nhất [67].
Nghiên cứu của Eaton W. cho rằng những nghề có nguy cơ trầm cảm cao
như: luật sư, giáo viên, thư ký [37]. Theo nghiên cứu của Lawson Wulsin, nhóm
nghề có tỷ lệ trầm cảm cao là tài xế (nhất là xe buýt), xếp sau là nghề bất động
sản. Nhóm nghề về dịch vụ pháp lý, dịch vụ cá nhân, chăm sóc sức khỏe và trợ
cấp xã hội là những nhóm nghề có tỉ lệ trầm cảm cao hơn so với các nhóm nghề
sản xuất [56]. Một phân tích nghề nghiệp và bệnh suất tâm thần ở Anh đã báo
cáo rằng điều dưỡng và giáo viên là ngành có tỉ lệ trầm cảm cao nhất, tiếp đến
là những người chăm sóc, nhà quản lý và các chuyên gia, chiếm tỉ lệ thấp nhất
về trầm cảm là nghề xây dựng và chế biến. Nếu phân theo các nhóm có việc
làm, thất nghiệp và khơng tạo ra thu nhập thì nhóm có việc làm thì theo một
nghiên cứu của Singapore, tỉ lệ mắc trầm cảm giảm dần theo thứ tự có việc làm,
thất nghiệp và khơng tạo ra thu nhập [74].
Tỷ lệ trầm cảm ở tình trạng hơn nhân cũng khác nhau. Tỷ lệ trầm trầm cảm
cao nhất ở những người ly hôn hoặc ly thân, thấp nhất ở những người lập gia
đình [27], [67]. Trầm cảm khơng có ảnh hưởng đến cá nhân chuyển từ trạng
thái độc thân sang hẹn hị , độc thân sang kết hơn hoặc từ hẹn hị sang kết hơn.
Ngược lại, trầm cảm tăng gấp đơi tỷ lệ khi chuyển đổi từ hẹn hị hoặc kết hôn
sang chia tay hoặc ly hôn. Và tỷ lệ phần trăm các cá nhân khơng bị trầm cảm
với tình trạng chia tay hoặc ly thân, ly hôn tăng lên sau khi đã từng trải qua
kinh nghiệm với trầm cảm nặng [27].

.


.

8


Trong một nghiên cứu tại Hàn Quốc, các biến cố tiêu cực trong cuộc sống
phổ biến nhất là bạo lực gia đình, tiếp theo là cái chết bất ngờ của ai đó, cái
chết của người thân thiết và vấn đề tài chính nghiêm trọng [32]. Và có nghiên
cứu chứng minh sự phổ biến của các biến cố tiêu cực cuộc sống làm tăng tỉ lệ
bệnh nhân trầm cảm [52]. Trong một nghiên cứu trên bệnh nhân Trầm cảm
khám ngoại trú tại BV Tâm Thần TP.HCM, 35,1% bệnh nhân đã trải qua biến
cố trong cuộc sống, trong đó đa số là về mối quan hệ (gia đình, tình yêu) [7].
1.2. Tăng huyết áp
1.2.1. Định nghĩa và phân độ THA:
Theo Hội Tim Mạch Việt Nam và Phân Hội THA Việt Nam: Chẩn đốn
THA khi đo HA phịng khám có HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr
≥90mmHg.
Bảng 1.1: Định nghĩa và phân độ THA theo mức HA đo tại phịng
khám (mmHg)*
HATT

HATTr

<120



Bình thường**

120 - 129

và/hoặc

80 - 84


Bình thường cao**

130 - 139

và/hoặc

85 - 89

THA độ 1

140 - 159

và/hoặc

90 - 99

THA độ 2

160 - 179

và/hoặc

100 - 109

THA độ 3

≥180

và/hoặc


≥110

THA Tâm Thu đơn độc

≥140



<90

Tối ưu

<80

*Nếu HA không cùng mức để phân loại thì chọn mức HA tâm thu hay tâm
trương cao nhất. THA TT đơn độc xếp loại theo mức HATT
**Tiền Tăng huyết áp: khi HATT > 120-139mmHg và HATTr > 80-89 mmHg.

.


.

9

1.2.2. Dịch tễ THA
Tỷ lệ tăng huyết áp nói chung ở người trưởng thành là khoảng 30 - 45% [33],
với tỷ lệ chuẩn hóa theo tuổi tồn cầu tương ứng là 24 và 20% ở nam và nữ,
vào năm 2015 [65]. Tỷ lệ cao tăng huyết áp này là nhất qn trên tồn thế giới,

khơng phân biệt thu nhập vị thế, tức là ở các nước có thu nhập thấp hơn, trung
bình và cao hơn [33].
Tăng huyết áp ngày càng phổ biến hơn khi tuổi cao, với tỷ lệ > 60% ở những
người > 60 tuổi. Khi dân số già đi, lối sống ít vận động hơn và tăng trọng lượng
cơ thể, thì tỷ lệ tăng huyết áp trên tồn thế giới sẽ tiếp tục tăng. [76]
1.2.3. Điều trị THA
Hầu hết bệnh nhân THA cần điều trị thuốc hạ áp cùng với thay đổi lối sống
để đạt hiệu quả kiểm sốt tối ưu. Năm nhóm thuốc: ƯCMC, CTTA, CB, CKCa,
LT (thiazides/ thiazide like như chorthalidone và indapamide) có hiệu quả giảm
HA và các biến cố tim mạch qua các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng nên
được chỉ định chính điều trị hạ áp. Mặc dù liệu pháp dùng thuốc hạ áp đã chứng
minh có hiệu quả nhưng tỷ lệ kiểm sốt HA chung vẫn cịn kém, nên cần có
chiến lược kết hợp thuốc cố định liều sớm với một phác đồ đơn giản nhằm gia
tăng sự tuân thủ điều trị. [6]

.


.

10

Lưu đồ 1.1. Sơ Đồ Khuyến Cáo điều trị THA VNHA/VSH 2018
1.3. Mối liên quan giữa trầm cảm và tăng huyết áp
THA thường đi kèm với RLTCCY, với phân tích tổng hợp gần đây cho thấy
27% người bị THA có RLTCCY và các nghiên cứu dựa trên dân số cho thấy tỷ
lệ THA là 21% ở những người bị RLTCCY. Một mối liên kết sinh học đã được
tìm thấy bởi các nghiên cứu liên kết trên toàn bộ bộ gen, cho thấy các gen kênh
canxi đóng vai trị quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp và tăng huyết áp
[51], cũng có tác dụng làm tăng nguy cơ mắc RLTCCY [31, 46] và rối loạn

lưỡng cực [39, 40]. Hệ thống thần kinh giao cảm, hệ thống renin – angiotensin,
hệ thống miễn dịch và hệ thống phản ứng căng thẳng cortisol cũng liên quan
đến cả trầm cảm và THA [70]. Việc điều trị thuốc của cả hai tình trạng này
cũng được cho là ảnh hưởng lẫn nhau với tác dụng phụ của thuốc hướng thần
bao gồm tăng huyết áp và ngược lại [25, 35, 58], mặc dù có bằng chứng trái

.


.

11

ngược cho thấy cả thuốc và RLTCCY trên thực tế đều khơng có tác dụng bảo
vệ với tăng huyết áp [36, 58].
Các nghiên cứu của Leandro B. Bergantin ghi nhận: Tín hiệu Ca2+ và sự rối
loạn điều hịa của nó đã tham gia vào cơ chế bệnh sinh của cả tăng huyết áp và
trầm cảm, sau đó tạo ra mối liên hệ lâm sàng cho các bệnh này (thể hiện ở lưu
đồ 1.2). Ngoài ra, mặc dù được sử dụng rộng rãi như thuốc điều trị tăng huyết
áp, nhóm thuốc CKCa đã cho thấy những tác dụng khơng có trong chỉ định của
thuốc, chẳng hạn như làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm [24]. Tín
hiệu Ca2+/cAMP có thể tăng lên như một mục tiêu điều trị mới, ngoài bệnh tăng
huyết áp, để điều trị trầm cảm và các bệnh khác liên quan đến lão hóa [22],
[23], [28].
Nghiên cứu của Caruso G. và cộng sự nhấn mạnh mối liên hệ sinh học giữa
trầm cảm, phản ứng viêm và các bệnh lý tim mạch có thể liên quan đến nồng
độ cao của các cytokine gây viêm, chẳng hạn như IL-1beta, TNF-alpha và IL6, được giải phóng bởi các đại thực bào đóng vai trị trung tâm trong sinh lý
bệnh của cả trầm cảm và các bệnh lý tim mạch [29].
Nghiên cứu của Nicholas Graham và cộng sự nhận thấy rằng bệnh THA và
trầm cảm đi kèm gây ra nguy cơ lớn hơn THA đơn thuần đối với các kết cục

bất lợi của bệnh lý tim mạch. Nghiên cứu cũng chỉ ra các bác sĩ lâm sàng nên
nhận thức rõ hơn về tác động tiêu cực lâu dài đối với kết cục bệnh lý tim mạch
do tiền sử RLTCCY gây ra trong bối cảnh THA, đặc biệt ở phụ nữ. [45]
Nghiên cứu của Julie A. Schmittdiel và cộng sự ghi nhận rằng điều trị trầm
cảm có liên quan đến mức độ điều trị ổn định huyết áp cao hơn. Cải thiện chất
lượng chăm sóc trầm cảm ở bệnh nhân đồng mắc tăng huyết áp có thể là một
chiến lược quan trọng trong việc giảm nguy cơ bệnh tim mạch ở những bệnh
nhân này. [71]

.


.

12

Rối loạn cân bằng Ca2+ nội môi và mất cân bằng tương tác tín hiệu
Ca2+/cAMP
- Tăng nồng độ Ca2+ nội bào
- Tăng dòng Ca2+ qua kênh canxi nhạy cảm điện thế
- Rối loạn điều hoà Ca2+ trong ryanodine và nơi dự trữ Ca2+ nhạy cảm
với IP3
- Điều hoà giảm các con đường tín hiệu cAMP (thơng qua việc giảm
hoạt động của các Adenylyl cyclases nhạy cảm với Ca2+), và do đó tạo
thành sự mất cân bằng của tương tác tín hiệu Ca2+/cAMP

Mất tế bào trong cấu trúc hệ
limbic

Rối loạn điều hịa giải phóng

chất dẫn truyền thần kinh từ
các tế bào thần kinh giao cảm

Rối loạn điều hồ giải phóng
chất dẫn truyền thần kinh, ví
dụ: serotonin.

Tăng hoạt động giao cảm

Trầm cảm

Tăng huyết áp

Lưu đồ 1.2. Rối loạn điều hoà Ca2+ nội môi và hệ quả

.


.

13

1.4. Các nghiên cứu đã thực hiện về RLTCCY và các yếu tố liên quan ở
bệnh nhân THA
Nghiên cứu phân tích hệ thống của Zhanzhan Li và cộng sự năm 2015 trên
41 nghiên cứu với tổng mẫu là 30 769 người cho tỉ lệ trung bình của trầm cảm
trong số các bệnh nhân THA là 26,8% (KTC 95%: 21,7%-32,3%). Trong đó, tỉ
lệ được xác định qua thang tự đánh giá (BDI, GDS, HAMD, PHQ-9) là 29,8%
và tỉ lệ được xác định qua phỏng vấn đánh giá lâm sàng (theo DSM-4) là 21,3%.
[57]

Một nghiên cứu cắt ngang tại Ấn Độ được tiến hành bởi Prathibha và cộng
sự năm 2017 trên 432 bệnh nhân THA ghi nhận được tỉ lệ trầm cảm là 33.8%,
tầm sốt bằng thang đánh giá PHQ-9. Trong đó, các yếu tố: giới tính, tình trạng
kinh tế xã hội, tình trạng hơn nhân, trình độ giáo dục, hoạt động thể chất, thời
gian tăng huyết áp, tăng huyết áp không kiểm sốt được chứng minh là liên
quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm. [69]
Một nghiên cứu cắt ngang của Samar Mahmood và cộng sự năm 2017 tại
Karachi, Parkistan trên 411 bệnh nhân THA điều trị ngoại trú, cho thấy tỉ lệ
trầm cảm là 40,1% theo thang đánh giá PHQ-9. Trong đó các yếu tố: giới tính,
nhóm tuổi, trình độ học vấn, tình trạng việc làm, tình trạng kinh tế xã hội, hoạt
động thể chất, hút thuốc và tiền sử gia đình có THA được chứng minh là liên
quan có ý nghĩa thống kê với trầm cảm. [63]
Nghiên cứu cắt ngang của Dinesh Neupane và cộng sự năm 2015 tại Nepal
trên 321 bệnh nhân THA cho thấy tỉ lệ trầm cảm chưa được chẩn đoán là 15%
dựa trên thang đánh giá BDI. Trong đó, các yếu tố nhân khẩu học (tuổi, giới
tính, giáo dục), hành vi (hút thuốc) và việc tuân thủ điều trị (thuốc hạ áp) có
liên quan đến trầm cảm chưa được chẩn đoán. [66]
Nghiên cứu của Ademola A.D. và cộng sự có được tỷ lệ trầm cảm lần lượt
là 41,7% và 26,6% ở người Ghana và Nigeria, xác định bằng điểm PHQ-9 >4.

.


.

14

Các yếu tố dự báo đáng kể về trầm cảm ở người Nigeria là tuổi tính theo năm
[OR 0,97 (0,95-0,99)], sự quan tâm đến thuốc [OR 1,15 (1,03-1,30)] và kiểm
soát HA kém [OR 2,06 (1,09-3,88)]. Tuổi trẻ là yếu tố dự báo độc lập duy nhất

về trầm cảm ở người Nigeria. Với người Ghana, khơng có yếu tố nào dự đoán
đáng kể trầm cảm [18].
Nghiên cứu của Maatouk I. và cộng sự trên 1659 bệnh nhân THA cho kết
luận: Các triệu chứng trầm cảm đáng kể về mặt lâm sàng có liên quan đến tăng
huyết áp ở người cao tuổi. Khơng tìm thấy mối liên quan giữa các triệu chứng
lo âu lan tỏa và tăng huyết áp. [62]
Nghiên cứu của Hannah Iyabo Okunrinboye và cộng sự tại Nigeria trên bệnh
nhân THA cho kết quả: Tỷ lệ trầm cảm đi kèm là 22,8%, chỉ bao gồm các giai
đoạn trầm cảm nhẹ (21,8%) và trung bình (1,0%). Trầm cảm ở nữ giới phổ biến
hơn so với nam giới với tỷ lệ 3: 1. Đa số những người tham gia (96,8%) có mức
độ tuân thủ thuốc cao; 2,8% và 0,4% có mức độ tuân thủ tương ứng trung bình
và thấp. [68]
Nghiên cứu của Afework Edmealem và cộng sự ở các bệnh nhân ĐTĐ, THA
và suy tim ghi nhận: Độc thân và không thể hoạt động thể chất có liên quan về
mặt thống kê với trầm cảm. Bệnh nhân có trình độ văn hóa và thu nhập hàng
tháng thấp nên được khám sàng lọc và hỗ trợ điều trị lo âu. [38]

.


.

15

CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2. Dân số mục tiêu
Bệnh nhân tăng huyết áp đã được chẩn đoán và điều trị.
2.3. Dân số chọn mẫu

Bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp ngoại trú và nội trú tại khoa Nội
tim mạch BV quận Thủ Đức TP.HCM, hội đủ các tiêu chuẩn chọn mẫu và
khơng có các tiêu chuẩn loại trừ, trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2020
đến ngày 30/06/2020.
2.4. Cỡ mẫu
Áp dụng công thức ước lượng 1 tỉ lệ:

N=

(

/ )×

(

)

- N: cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu xác định tỷ lệ
- Z2(1 - /2) là giá trị thu được từ bảng Z và bằng 1,96 với độ tin cậy là
95%.
- Chọn p = 21,3% theo nghiên cứu phân tích hệ thống của Zhanzhan Li
và cộng sự năm 2015 dựa trên phương pháp phỏng vấn đánh giá lâm
sàng [57].
- d: là sai số cho phép, chọn bằng 0,05.
 Thay vào cơng thức, N được ước tính gần bằng 258.
Vậy cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 258 bệnh nhân.

.



.

16

2.5. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Tiêu chuẩn chọn:
 Bệnh nhân trên 18 tuổi có chẩn đốn tăng huyết áp đang điều trị ngoại
trú và nội trú tại khoa Nội tim mạch Bệnh viện quận Thủ Đức.
 Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
 Bệnh nhân có rối loạn tri giác.
 Bệnh nhân hạn chế khả năng giao tiếp.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
- Xây dựng phiếu khảo sát chuyên biệt phù hợp, đáp ứng mục tiêu
nghiên cứu.
- Nghiên cứu viên trực tiếp phỏng vấn trên bệnh nhân THA tại phòng
khám Tim mạch ngoại trú và khoa Nội tim mạch BV quận Thủ Đức.
2.7. Công cụ thu thập số liệu
- Phiếu PHQ-9 đang được sử dụng trong đánh giá lâm sàng tại bộ môn
Tâm thần (ĐHYD TP.HCM)
- Phiếu thu thập dữ liệu của nghiên cứu viên.
2.8. Định nghĩa các biến số nghiên cứu
Bảng 2.1: Tên và định nghĩa các biến cần thu thập
STT Tên biến

Đặc tính Định nghĩa và giá trị biến

1

Biến

định tính

Giới

.

 Nam
 Nữ


.

17

2

Tuổi

Biến
định
lượng

3

Nhóm tuổi

Biến
định tính

4


Chiều cao

Biến
định
lượng

5

Cân nặng

Biến
định
lượng

6

Phân nhóm
BMI

Biến
Dựa vào thang phân loại của Hiệp hội đái
định tính đường các nước châu Á:






Nhỏ hơn 50 tuổi

Từ 50 đến 59 tuổi
Từ 60 đến 69 tuổi
Từ 70 tuổi trở lên







Gầy: <18,5
Bình thường: 18,5-22,9
Thừa cân: 23-24,9
Béo phì độ 1: 25-29,9
Béo phì độ 2: ≥30






Đang đi làm
Thất nghiệp
Hưu trí
Nội trợ

7

Nghề nghiệp


Biến
định tính

8

Lao động
chính trong
gia đình

Biến
Bệnh nhân tự nhận định bản thân:
định tính
 Có
 Khơng

9

Trình độ văn
hố

Biến
Bậc học cao nhất từng đi học:
định tính
 Khơng đi học (Chưa từng đi học)

.


×