Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 116 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THÀNH CÔNG

QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý Kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Lê Ngọc Hướng

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng
để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn,
các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Thành Công

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc TS. Lê Ngọc Hướng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý Đào tạo,
Bộ môn Phân tích định lượng, Khoa Kinh tế & Phát triển nơng thơn - Học viện
Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài
và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ và các hộ dân thuộc các xã:
Trâu Quỳ, Kiêu Kỵ, Đa Tốn và Bát Tràng cùng các ban ngành của huyện Gia Lâm đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Công

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................. ix
THESIS ABSTRACT ...................................................................................................... xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.................................................................... 1

1.2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................. 2

1.4.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 3

1.4.1.


Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 4

1.5.

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN .............................................. 4

2.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................ 5

2.1.1.

Một số khái niệm .............................................................................................. 5

2.1.2.

Nội dung của quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng ........................... 13

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng....... 14

2.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN ...................................................................................... 16


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng ở một số
nước trên thế giới ........................................................................................... 16

2.2.2.

Một số văn bản pháp quy liên quan đến quản lý môi trường trong lĩnh
vực xây dựng .................................................................................................. 17

3.1.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM .................................................. 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 23

3.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hôi ............................................................................... 25

3.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 31

iii



3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ................................................................................... 31

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ......................................................... 33

3.3.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................ 33

3.3.1.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng đội ngũ quản lý mơi trường trong
lĩnh vực xây dựng ........................................................................................... 33

3.3.2.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kiểm tra trong công tác quản lý
mơi trường ..................................................................................................... 33

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm ........ 34

3.3.4.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ hài lòng của tổ chức, người dân ................. 34


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................................. 35
4.1.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC
XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ
HÀ NỘI .......................................................................................................... 35

4.1.1.

Các cơ quan liên quan đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm .................................................................. 35

4.1.2.

Thực trạng quản lý mô trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn
huyện Gia Lâm ............................................................................................... 55

4.1.3.

Công tác thanh kiểm tra về quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng .......... 77

4.2.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN GIA LÂM ........................................................................................ 86

4.2.1.

Các yếu tố bên trong....................................................................................... 86


4.2.2.

Các yếu tố bên ngoài ...................................................................................... 89

4.3.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG
LĨNH VỰC XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM ................ 90

4.3.1.

Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách...................................... 90

4.3.2.

Giải pháp về phối hợp giữa các đơn vị ........................................................... 91

4.3.3.

Giải pháp tăng cường quản lý chất thải rắn trong xây dựng .......................... 92

4.3.4.

Giải pháp tăng cường quản lý chất thải lỏng trong xây dựng ........................ 94

4.3.5.

Giải pháp tăng cường quản lý khói bụi, tiếng ồn trong xây dựng .................. 95


4.3.6.

Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng .................... 96

iv


4.3.7.

Giải pháp về tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra ................................... 97

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 98
5.1.

KẾT LUẬN ................................................................................................... 98

5.2.

KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 100
PHỤ LỤC. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ .......................................................... 102

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt


BTNMT

Bộ Tài ngun và mơi trường

CP

Chính phủ



Nghị định

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

Tiêu chuẩn xây dựng

TMDV


Thương mại dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ cơng nghiệp

TTg

Thủ tướng Chính phủ

TrTXD

Trật tự xây dựng

UBND

Uỷ ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Kết quả phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm (theo giá so sánh

2014) .......................................................................................................... 26

Bảng 3.2.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế do huyện Gia Lâm quản lý
(theo giá hiện hành) ................................................................................... 27

Bảng 3.3.

Tình hình dân số và lao động của huyện Gia Lâm .................................... 29

Bảng 3.4.

Tình hình đất đai của huyện Gia Lâm giai đoạn 2014- 2016 .................... 30

Bảng 3.5.

Tổng hợp số lượng mẫu điều tra ................................................................ 32

Bảng 4.1.

Số điểm tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn điều tra ............................ 61

Bảng 4.2.

Số điểm tập kết rác thải trên địa bàn điều tra ............................................ 61

Bảng 4.3.

Nồng độ các chất ô nhiễm do giao thông trong giai đoạn thi công

xây dựng cơ sở hạ tầng .............................................................................. 70

Bảng 4.4.

Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ơ nhiễm chính............ 71

Bảng 4.5.

Tổng hợp số lượng các cơng trình xây dựng được kiểm tra liên
quan đến môi trường của các xã, thị trấn điều tra ..................................... 78

Bảng 4.6.

Tổng hợp kết quả xử lý vi phạm liên quan đến môi trường trong
lĩnh vực xây dựng trên địa bàn điều tra ..................................................... 78

Bảng 4.7.

Số lượng các cơng trình xây dựng được kiểm tra liên quan đến
môi trường trên địa bàn Thị trấn Trâu Quỳ ............................................... 79

Bảng 4.8.

Kết quả xử lý vi phạm liên quan đến môi trường trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn Thị trấn Trâu Quỳ .................................................. 79

Bảng 4.9.

Số lượng các cơng trình xây dựng được kiểm tra liên quan đến
mơi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn xã Đa Tốn .................... 81


Bảng 4.10. Kết quả xử lý vi phạm liên quan đến môi trường trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn xã Đa Tốn .............................................................. 82
Bảng 4.11. Số lượng các cơng trình xây dựng được kiểm tra liên quan đến
môi trường trên địa bàn xã Kiêu Kỵ .......................................................... 83
Bảng 4.12. Kết quả xử lý vi phạm liên quan đến môi trường trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn xã Kiêu Kỵ ............................................................. 83
Bảng 4.13. Số lượng các công trình xây dựng được kiểm tra liên quan đến
mơi trường trên địa bàn xã Bát Tràng ....................................................... 84

vii


Bảng 4.14. Kết quả xử lý vi phạm liên quan đến môi trường trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn xã Bát Tràng .......................................................... 85
Bảng 4.15. Số lượng cơng trình vi phạm về cam kết môi trường ................................ 72
Bảng 4.16. Kết quả thăm dò của chủ đầu tư xây dựng về ô nhiễm môi trường
trên địa bàn nghiên cứu ............................................................................. 73
Bảng 4.17. Ý kiến đánh giá của các hộ về quản lý chất thải rắn trong lĩnh vực
xây dựng trên địa bàn điều tra ................................................................... 74
Bảng 4.18. Ý kiến đánh giá của các hộ về quản lý chất thải lỏng trong lĩnh
vực xây dựng trên địa bàn điều tra ............................................................ 75
Bảng 4.19. Ý kiến đánh giá của các cán bộ về quản lý môi trường trong lĩnh
vực xây dựng của các hộ dân trên địa bàn điều tra .................................... 76
Bảng 4.20. Ý kiến đánh giá của các hộ về quản lý tiếng ồn, khói bụi trong
lĩnh vực xây dựng trên địa bàn điều tra ..................................................... 77
Bảng 4.21. Số lượng cán bộ quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên
địa bàn huyện Gia Lâm .............................................................................. 87
Bảng 4.22. Nhân sự và trang bị chủ yếu của tổ thu gom vận chuyển rác .................... 87


viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thành Cơng
Tên luận văn: Quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia
Lâm, TP Hà Nội.
Mã số: 8340410

Ngành: Quản lý kinh tế
Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý
môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Số lıệu sơ cấp được thu thập bằng cách đıều tra phỏng vấn 80 hộ có cơng trình
xây dựng và 35 cán bộ. Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, tạp chí, báo, báo cáo
của các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
tác giả sử dụng các phương pháp phân tích như thống kê mô tả, thống kê so sánh để
đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm.
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm
nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, phương pháp phân tích. Số
liệu sơ cấp được tác giả thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn 80 chủ hộ có cơng trình
xây dựng thuộc địa bàn 4 xã, thị trấn: Trâu Quỳ, Đa Tốn, Kiêu Kỵ và Bát Tràng, ngồi
ra cịn phỏng vấn 35 cán bộ có liên quan. Nội dung khảo sát gồm: Thơng tin chung về
người và nhóm đối tượng phỏng vấn; tình hình quản lý chất thải trong lĩnh vực xây
dựng bao gồm chất thải rắn, chất thải lỏng, khói bụi và tiếng ốn, đánh giá của họ về thực

trạng và công tác quản lý, những thuận lợi, khó khăn, những vấn đề cịn tồn tại, ngun
nhân và đề xuất... Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, tạp chí, báo, báo cáo của
các ngành, các cấp, trang web… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Số
liệu sau khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và phân tích để đánh giá thực
trạng tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm,
thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý
môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian tới.
Kết quả chính và kết luận
Về thực trạng quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện
Gia Lâm, TP Hà Nội: Chất thải trong lĩnh vực này xả ra môi trường khá nhiều, đặc biệt

ix


là chất thải rắn. Khối lượng chất thải rắn liên quan đến xây dựng làm gia tăng khối
lượng vận chuyển của bộ phận thu gom rác thải, nhiều khi đổ không đúng nơi đúng chỗ,
tuỳ tiện... ảnh hướng không tốt đến mơi trường nói chung. Điều này cũng khơng ngoại
lệ đối với chất thải lỏng, gây ô nhiềm đến nguồn nước, cả nước mặt và nước ngầm. Đối
với khói bụi và tiếng ồn cũng là một tồn tại không nhỏ, ảnh hưởng đến sức khoẻ và dễ
gây bức xúc cho người dân. Dưới góc độ quản lý nhà nước, có khá nhiều văn bản liên
quan điều chỉnh vấn đề này, tuy nhiên do địa bàn rộng, lực lượng thi hành cơng vụ cịn
mỏng nên cơng tác thanh kiểm tra hàng ngày chưa đạt kết quả như mong đợi. Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn
huyện Gia Lâm, TP Hà Nội, trong đó chủ yếu là: Nhóm yếu tố bên trong (Lực lượng
tham gia trực tiếp, gián tiếp; Lực lượng tham gia thu gom, vận chuyển, tập kết rác thải;
Ý thức chấp hành các quy định của của chủ đầu tư xây dựng; Ý thức chấp hành của
người dân; Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật môi trường; Công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mơi trường; Nhóm yếu tố bên ngồi (Cơ chế
chính sách; Sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương)
Để tăng cường công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn

huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới cần phải thực hiện nhiều giải
pháp: Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế chính sách; Giải pháp về phối hợp giữa
các đơn vị; Giải pháp về tăng cường quản lý chất thải rắn; Giải pháp về tăng cường
quản lý chất thải lỏng; Giải pháp về tăng cường khói bụi, tiếng ồn; Giải pháp về truyền
thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng; Giải pháp về tăng cường giám sát, kiểm tra,
thanh tra.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thanh Cong
Thesis title: Environmental management in the construction in Gia Lam district, Hanoi.
Major: Economic Management

Code: 8340410

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Objective of the study
To evaluate the situation of environmental management in the construction in
Gia Lâm district, Hanoi and propose possible solutions to strengthen environmaental
management in the construction in this district in the next coming time.
Research methods
In this study, primary data was collected by interviewing 80 households, that
have construction and 35 official. Secondary data was collected through books,
magazines, statistical year books, reports finals, the literature on natural, economic and
socio conditions in Gia Lam district, the results of research projects concerned have
been announced. The writing master use the analysis methods such as descriptive
statistics, comparative statistics, to assess the current situation and the factors affecting
on environmental management in the construction in Gia Lam district, Hanoi.

Findings and conclusions of the graduated thesis
The study assessed the state of environmental management in the construction in
Gia Lam district: : Construction waste discharge quite a lot, especially solid waste. The
solid construction waste volume increases the transportation volume of the garbage
collector, sometimes it disburse in the wrong place cause badly affect the environment. This
is similar to liquid waste, polluting the water source, both surface water and groundwater.
For dust and noise is also a non-existent, affecting health and easy to annoy human.
In terms of Government management, there are many documents related to this
issue, however, due to large area, forces personnel on duty less should work bar daily
checks have not achieved results as expected.
A number of factors affecting the environmental management in the construction in
Gia Lam district, Hanoi: Participating forces collect, transport and gather garbage; Aware
observance of the provisions of the investor's construction; Aware of the executive of the
resident; Communication, dissemination and education on environmental law and Policy
mechanisms; Involvement of local government.

xi


In order to strengthen the environmental management in the construction in GiaLam
district in the upcoming time, the research has proposed some solutions: Solutions on
organization, management and policy mechanism; Solutions on coordination between units;
Measures for enhancing solid waste management; Enhancing the management of liquid
waste; To increase dust, noise; Solutions for communication, raising awareness for the
community; Measures for strengthening supervision, inspection and inspection.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, Gia Lâm là huyện có tốc độ đơ thị hóa nhanh, nhiều
khu đơ thị mới mọc lên như khu đô thị Đặng Xá, Thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn n
Viên... các cơng trình xây dựng, cải tạo nâng cấp trong khu dân cư và các cơng
trình cơng cộng cùng nhiều tuyến đường được xây dựng, cải tạo nâng cấp như
Quốc lộ 5b, đường Hà Nội – Hưng Yên, đường Ngô Xuân Quảng, Cổ Bi, trục
đường Đào Xuyên – xã Đa Tốn... Kinh tế - xã hội phát triển, dân số tăng nhanh
khoảng 25 vạn người, chất lượng cuộc sống của nhân dân dần được nâng lên là
nguyên nhân phát sinh lượng rác thải xây dựng trên địa bàn huyện ngày càng
nhiều. Do đó, cơng tác đảm bảo vệ sinh môi trường (VSMT) được huyện hết sức
quan tâm, chỉ đạo và coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế bền
vững. Xí nghiệp Mơi trường đô thị Gia Lâm là đơn vị được UBND huyện giao
nhiệm vụ thực hiện cơng tác duy trì vệ sinh trên địa bàn, cùng với nhân dân các
ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện tuyên truyền vận động các cá nhân, tổ
chức thực hiện tốt, giải quyết một cách triệt để và hiệu quả cơng tác VSMT trên
tồn huyện.
Mơi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng
do chất thải rắn và chất thải lỏng chưa được thu gom và xử lý theo đúng quy
định. Cùng với đó là khí thải, tiếng ồn, bụi... của các cơng trình xây dựng gây ra.
Đặc biệt hệ thống cấp thoát nước lạc hậu do ao hồ bị san lấp, xuống cấp không
đáp ứng được yêu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi và các khí thải độc hại
nhiều nơi vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Nhiệm vụ bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Gia Lâm ln được Đảng
và chính quyền địa phương coi trọng, bởi mặt trái của sự phát triển kinh tế đã gây
ra những tác động tiêu cực tới môi trường và đe dọa sức khỏe của mỗi chũng ta.
Hệ thống chính sách pháp luật của chúng ta trong thời gian gần đây đã
khơng ngừng hồn thiện để từng bước khắc phục và hạn chế những sự cố môi
trường trong lĩnh vực xây dựng gây ra. Tuy nhiên môi trường trên địa bàn huyện
vẫn chưa được cá nhân, tổ chức coi trọng dẫn đến việc đổ chất thải xây dựng bừa
bãi, khơng đúng nơi quy định, nước thải, khói bụi gây ô nhiễm môi trường làm

ảnh hưởng đến sức khỏe và làm thiệt hại đến nền kinh tế.

1


Cơng tác bảo vệ mơi trường nói chung và quản lý mơi trường nói riêng cần có
nhiều đổi mới để đạt được những kết quả quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả công tác quản lý của các cấp, các ngành; tăng cường pháp chế; phòng
ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong công tác vệ sinh môi
trường; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý môi trườngtrong lĩnh
vực xây dựng trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập; hiệu quả quanr lý
chưa cao, đặc biệt là việc xử lý chưa triệt để; quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Có
nhiều nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan dẫn đến những bất cập,
hạn chế nêu trên. Việc đúc rút kinh nghiệm, đề xuất cơ chế, giải pháp cũng như tăng
cường nhận thức cho tổ chức cá nhân trong việc thực hiện đảm bảo công tác vệ sinh
môi trường trên địa bàn chưa đạt được hiệu quả, Ủy ban nhân dân các cấp, các
ngành còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý vệ sinh môi trường. Đội ngũ cán bộ
quản lý mơi trườngcác xã thị trấn, đang cịn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng,
công tác phối hợp với các lực lượng như công an, thanh tra xây dựng... chưa được
chặt chẽ cịn nhiều thiếu sót và đặc biệt là né tránh trong nhiệm vụ được phân cơng;
Để góp phần vào cơng tác quản lý mơi trường trong lĩnh vực xây dựng ở
các địa phương trong tồn huyện Gia Lâm được tốt hơn.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý môi trường trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP Hà Nội” là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa
lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm trong tình
hình mới hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn nghiên cứu trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý môi trường
trong lĩnh vực xây dựng.

2


- Đánh giá thực trạng quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa
bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng
trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian qua như thế nào?
- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội?
- Cần có giải pháp gì để tăng cường quản lý môi trường trong lĩnh vực xây
dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội trong thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công tác quản lý vệ sinh môi trường, xử lý chất thải xây dựng, xử lý cá
nhân tổ chức đổ chất thải, phế thải không đúng nơi quy định, gây tiếng ồn, nước

thải và bụi trong quá trình thi công xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm và
nâng cao hiệu lực hành chính trong cơng tác quản lý môi trường trong lĩnh vực
xây dựng.
- Phạm vi nôi dung: Quản lý chất thải rắn, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn
trong lĩnh vực xây dựng
Đối tượng khảo sát:
- Các chủ hộ có cơng trình xây dựng
- Xí nghiệp mơi trường đô thị huyện Gia Lâm;
- Cán bộ quản lý môi trường các xã, thị trấn;
- Các ban ngành có liên quan trong việc thực hiện công tác phối hợp xử lý
môi trường về chất thải, nước thải, bụi xây dựng;
- Ý kiến của đồn thể xã hội các ơng bà trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố
trong công tác vận động, tuyên truyền cá nhân tổ chức thực hiện việc tập kết chất

3


thải xây dựng giảm thiểu tiếng ồn khi thi công và nước thải, khí thải khi phá dỡ,
cải tạo các cơng trình xây dựng;
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng quản lý
môi trường trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là quản lý chất thải rắn trong lĩnh
vực xây dựng; phân tích nguyên nhân và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý
môi trường trong lĩnh vực xây dựng ở huyện Gia Lâm.
- Phạm vi không gian: Quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng trên địa
bàn huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp 2015- 2017
+ Số liệu sơ cấp từ năm 2016–6/2017 giải pháp đề xuất đến năm 2020. Thời
gian thực hiện đề tài từ tháng 6/2017 đến tháng 6/2018, đề xuất giải pháp thực

hiện đến năm 2025.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
* Về lý luận: Đề tài đã góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận về quản lý môi
trường trong lĩnh vực xây dựng, nội dung quản lý, các yếu tố ảnh hưởng; Đối với
quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng, quan trọng nhất là nguồn lực, cơ
chế quản lý và tập trung quản lý được chất thải rắn, chất thải lỏng, khói bụi và
tiếng ồn.
* Về thực tiễn: Đã phản ánh được thực trạng quản lý môi trường trong lĩnh
vực xây dựng trên địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, còn khá nhiều tồn
tại mặc dù các bộ phận liên quan đã có nhiều cố gắng trong cơng tác này. Có
nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là do ý thức của chủ
xây dựng, bên cạnh đó địa bàn rộng, vị trí tập kết chất thải không thuận tiện…
Đề tài đã đề xuất nhiều giải pháp góp phần tăng cường quản lý mơi trường trong
lĩnh vực xây dựng với sự phối hợp của nhiều bộ phận có liên quan, tăng cường
tuyên truyền đến người dân cũng như công tác thanh, kiểm tra, xử phạt nghiêm
minh, kịp thời.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Tại sao phải quản lý môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ
mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên (Quốc hội, 2014a).
Quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng là nhiệm vụ rất quan trọng
ko chỉ của riêng ta mà của toàn xã hội, quản lý mơi trường nói chung và quản

lý mơi trường trong lĩnh vực xây dựng nói riêng là những hoạt động giữ cho
môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh
thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra
cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
(Quốc hội, 2014a).
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ mơi
trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa
học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ môi
trường (Quốc hội, 2014a).
Môi trường là nguồn tài nguyên của con người cần phải bảo vệ và đưa vào
quản lý, đặc biệt là môi trường trong lĩnh vực xây dựng, môi trường là nơi con
người khai thác nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động sản xuất và
cuộc sống như đất, nước, khơng khí, khống sản và các dạng năng lượng như gỗ,
củi, nắng, gió,... Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư nghiệp và văn hoá, du lịch
của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không
gian bao quanh trái đất (Quốc hội, 2014a).
Các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin sau mỗi lần sử dụng được tuần
hoàn quay trở lại dạng ban đầu được gọi là tài nguyên tái tạo. Ví dụ như nước
ngọt, đất, sinh vật,... là loại tài nguyên mà sau một chu trình sử dụng sẽ trở lại
dạng ban đầu.

5


Trái lại, các nguồn năng lượng, vật liệu, thông tin bị mất mát, biến đổi hoặc
suy thối khơng trở lại dạng ban đầu thì được gọi là tài ngun khơng tái tạo. Ví
dụ như tài ngun khống sản, gien di truyền. Tài nguyên khoáng sản sau khi
khai thác từ mỏ, sẽ được chế biến thành các vật liệu của con người, do đó sẽ cạn
kiệt theo thời gian. Tài nguyên gen di truyền của các loài sinh vật quý hiếm, có

thể mất đi cùng với sự khai thác quá mức và các thay đổi về môi trường sống.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ngày càng tăng cường khai
thác các dạng tài nguyên mới và gia tăng số lượng khai thác, tạo ra các dạng sản
phẩm mới có tác động mạnh mẽ tới chất lượng mơi trường sống. Do vậy chúng ta
cần thiết phải tăng cường quản lý môi trường, đặc biệt là môi trường trong lĩnh
vực xây dựng.
2.1.1.2. Khái niệm môi trường
Theo Quốc hội (2014a) Môi trường và bảo vệ môi trường từ lâu đã trở
thành một vấn đề quan trọng và cấp bách của toàn cầu, mà một trong những vấn
đề được đặt lên hàng đầu hiện nay là môi trường sống của con người.
Môi trường là khái niệm rộng và đa dạng, do vậy tuỳ thuộc vào cách tiếp cận
phạm vi xem xét, nghiên cứu để xây dựng khái niệm môi trường (Quốc hội, 2014a).
Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động
đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (Quốc hội, 2012).
Môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng
đến sinh vật. Môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, kinh tế - xã
hội, tác động trực tiếp lên từng cá thể hay cộng đồng (Lê Huy Bá, 2004).
Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển kinh tế
là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó (Nguyễn Văn Song, 2006).
Mơi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới sự vật và sự
việc đó. Chẳng hạn mơi trường chân khơng trong hiện tượng vật lý dòng điện, làm
phát sáng dây tóc bóng đèn; mơi trường đầu tư liên quan đến các điều kiện bên
ngoài để các chủ thể bỏ vốn nhằm tìm kiếm lợi ích... (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
Mơi trường là tổng hợp các điều kiện bên ngồi có ảnh hưởng tới sự sống
và phát triển của cơ thể sống. Chẳng hạn, môi trường sống của sinh vật 6 biển và
môi trường sống của sinh vật nước ngọt; môi trường sống của sinh vật trên cạn và
môi trường sống của sinh vật dưới nước... Mỗi loài, mỗi cộng đồng và mỗi cá thể
sinh vật lại cần có mơi trường sống đặc trưng riêng (Nguyễn Thế Chinh, 2003).

6



Mơi trường là tổng hợp các điều kiện (hố học, vật lý, sinh vật và xã hội)
bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của cá nhân, cộng đồng con
người. Đây là loại môi trường chỉ dành cho con người, nên nó vừa phải nằm
trong mơi trường sống của thế giới sinh vật nói chung, lại vừa phải có đặc thù
riêng liên quan đến hoạt động của con người. Như vậy, môi trường là tổng hợp
các điều kiện bao quanh, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các vật
thể, sinh vật hoặc sự kiện. Mỗi vật thể, sinh vật, sự kiện thường tồn tại và phát
triển trong một môi trường nhất định. Do vậy khi nghiên cứu về cơ thể sống,
chúng ta thường quan tâm đến "môi trường sống", bao gồm các điều kiện vật lý,
hoá học, sinh học, xã hội bao quanh, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển ở
mỗi cá nhân, cộng đồng người (Nguyễn Thế Chinh, 2003).
2.1.1.3. Phân loại môi trường
Môi trường tự nhiên: Bao gồm những yếu tố được hình thành và phát triển
theo những quy luật tự nhiên như đất, nước, khơng khí, ánh sáng, âm thanh, các
hệ thực vật, hệ động vật... (Trần Văn Chử, 2006).
Mơi trường nhân tạo: Bao gồm tồn bộ những yếu tố vật chất, sản phẩm do
con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố thiên nhiên để phục vụ cho nhu
cầu bản thân mình như: hệ thống đê điều, các cơng trình nghệ thuật, các cơng
trình văn hố kiến trúc, hố kiến trúc... (Trần Văn Chử, 2006).
Mơi trường xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ giữa người với người tạo
nên những thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại phát triển của cá nhân và cộng
đồng người (Trần Văn Chử, 2006).
Trong thực tế cả 3 loại môi trường đều cùng loại, xen kẽ lẫn nhau, tương tác
với nhau hết sức chặt chẽ. Vì thế sự suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên sẽ
dẫn đến sự suy thối và ơ nhiễm mơi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng xấu đến
chất lượng sống của con người.
Như vậy, môi trường được tạo thành bởi vô số 7 các yếu tố vật chất tự
nhiên như đất, nước, không khí, ánh sáng, âm thanh, các hệ thực vật, hệ động vật.

Ngồi những yếu tố vật chất tự nhiên, mơi trường còn bao gồm cả những yếu tố
nhân tạo, những yếu tố này do con người tạo ra nhằm tác động tới các yếu tố
thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu bản thân mình như: hệ thống đê điều, các
cơng trình nghệ thuật, các cơng trình văn hố kiến trúc mà con người từ thế hệ
này sang thế hệ khác dựng lên (Trần Văn Chử, 2006).

7


2.1.1.4. Khái niệm về quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, hướng tới đích của chủ thể quản lý nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra. Theo định nghĩa trên thì hoạt động quản lý có một số
đặc trưng sau:
- Quản lý luôn là một tác động hướng đích, có mục tiêu.
- Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận, gồm chủ thể quản lý (cá
nhân hoặc tổ chức làm nhiệm vụ quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (bộ
phận chịu sự quản lý), đây là mối quan hệ ra lệnh - phục tùng, khơng đồng cấp và
có tính bắt buộc. Chủ thể qua các cơ chế quản lý (nguyên tắc, phương pháp, công
cụ) tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu xác định. Mối quan
hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng quản lý tạo thành hệ thống quản lý
(Hồ Văn Vĩnh, 2005).
2.1.1.5. Khái niệm về quản lý môi trường
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh
tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát
triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Quản lý môi trường là một hoạt động
trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con
người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với
các vấn đề môi trường có liên quan đến con người xuất phát từ quan điểm định
hướng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Lưu Đức
Hải, 2001).

Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục... Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể
của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mô: toàn
cầu, khu vực, 8 quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,...Một cộng
đồng muốn được sống bền vững, thì trước hết phải quan tâm bảo vệ cuộc sống
của chính mình và khơng làm ảnh hưởng đến mơi trường của cộng đồng khác. Để
quản lý mơi trường có hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức của người dân được
xem là giải pháp cho những vấn đề của cộng đồng (Lưu Đức Hải, 2001).
Như vậy, quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ
môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội.

8


2.1.1.6. Quản lý môi trường trong lĩnh vực xây dựng
Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế,
kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền
vững kinh tế xã hội quốc gia. Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực
quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp
cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin đối với các vấn đề mơi trường có
liên quan đến con người xuất phát từ quan điểm định hướng, hướng tới phát triển
bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên (Lưu Đức Hải, 2001).
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp: luật pháp,
chính sách, kinh tế, kỹ thuật, cơng nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục... Các biện
pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể
của vấn đề đặt ra. Việc quản lý môi trường được thực hiện ở mọi quy mơ: tồn
cầu, khu vực, 8 quốc gia, tỉnh, huyện, cơ sở sản xuất, hộ gia đình,...Một cộng
đồng muốn được sống bền vững, thì trước hết phải quan tâm bảo vệ cuộc sống

của chính mình và khơng làm ảnh hưởng đến môi trường của cộng đồng khác. Để
quản lý mơi trường có hiệu quả cần phải nâng cao nhận thức của người dân được
xem là giải pháp cho những vấn đề của cộng đồng (Lưu Đức Hải, 2001).
Như vậy, quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý xã hội, nhằm bảo vệ
môi trường và các thành phần của môi trường, phục vụ sự nghiệp phát triển bền
vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thủ đơ ln có hơn 1.000
cơng trường xây dựng lớn nhỏ đang thi cơng, ngồi ra mỗi tháng có khoảng hơn
10.000 m2 đường bị đào bới để thi cơng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Với lượng
lớn các cơng trình thi cơng nhưng cơng tác vệ sinh, môi trường lại không được quan
tâm đúng mức như: các phương tiện chở vật liệu xây dựng khơng có hệ thống che
chắn, cơng trình xây dựng khơng được bao bọc để hạn chế bụi, chưa có hệ thống thu
gom các rác thải nguy hại trong lĩnh vực xây dựng… Trong khi đó, ngày 26/7/2011
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dự báo
dân số của Hà Nội đến năm 2030 đạt khoảng 4,6 triệu người; diện tích đất xây dựng
đơ thị khoảng 55.200 ha; đất dân dụng khoảng 34.900ha; Các loại cơng trình được
tập trung xây dựng như cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng vận tải, năng
lượng.(Sở Xây dựng Hà Nội, 2011).

9


Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Mơi trường, chất lượng mơi
trường nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng đã và đang giảm sút nghiêm
trọng trong những năm gần đây, trong đó có tác nhân từ hoạt động xây dựng cơ
bản. Mỗi năm môi trường khơng khí Hà Nội phải tiếp nhận khoảng 80.000 tấn
bụi khói, 9.000 tấn khí SO 2 , 19.000 tấn khí NO 2 , 46.000 tấn khí CO 2 ; trong đó
có sự “đóng góp” khơng nhỏ từ q trình đơ thị hóa xây dựng thủ đơ. Q trình
phá dỡ, đào, san lấp, vận chuyển vật tư, và do tập trung nhiều thiết bị thi công,

phục vụ thi công và sử dụng động cơ diezen cơng suất cao phát thải khí độc hại
như SO 2 , NOx, CO,… làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân trên một diện
rộng sống quanh khu vực thi công (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
Nước thải sinh ra từ hoạt động xây dựng cơ bản là các loại dầu máy, nước
thải xây dựng và nước thải sinh hoạt không qua xử lý được thải bỏ trực tiếp ra các
nguồn nước mặt, cống thoát nước chung của thành phố và tiêu thoát xuống bốn
con sông Tô Lịch, Lừ, Sét, Kim Ngưu của thành phố. Hậu quả là làm ơ nhiễm các
dịng sơng này, thể hiện nước có mùi hơi thối, các chỉ tiêu BOD 5 , COD, NO 3 - luôn
vượt quá tiêu chuẩn cho phép (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
Môi trường đất bị suy thoái do các chất thải rắn thải từ các công đoạn trong
hoạt động thi công. Việc phân loại chất thải cũng chưa được thực hiện, loại chất
gây ô nhiễm môi trường đất là hydrocacbon, kim loại nặng (Hg, Cd, Pb, As, Sb,
Cr, Cu, Zn, Mn), ngấm sâu xuống đất, ảnh hưởng đến chất lượng của đất, ảnh
hưởng trực tiếp đến q trình sản xuất nơng nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến
sức khỏe người dân (Sở Xây dựng Hà Nội, 2011).
Khơng chỉ bị ơ nhiễm vì bụi, khí thải mà Hà Nội cịn đang bị “tra tấn” bởi
tiếng ồn. Cũng như ô nhiễm do bụi, trong các nguồn sinh ra tiếng ồn ở đơ thị thì
các phương tiện giao thơng vận tải đóng vai trị chủ yếu; 60 - 80% tiếng ồn gây
ra từ động cơ, ống xả, rung động các bộ phận xe, đóng cửa xe, còi và phanh xe,
sự tương tác giữa lốp xe và mặt đường. Ngồi ra, ơ nhiễm tiếng ồn cịn do hoạt
động thi công và phục vụ thi công như nổ mìn, đóng ép cọc, san lấp, vận chuyển
vật liệu xây dựng (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015).
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y Tế cho thấy, trong những năm qua sức
khỏe của người dân Thủ đơ có chiều hướng suy giảm, đặc biệt đối với người cao
tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao
động thường xuyên phải làm việc ngoài trời, người bị bệnh phổi và tim mạch.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với người dân thủ đô đi liền với những thiệt

10



hại cho nền kinh tế như chi phí khám, chữa bệnh gia tăng, thiệt hại cho sản xuất
và nền kinh tế. Trung bình mỗi hộ gia đình phải chi phí đi viện và số ngày nghỉ
ốm từ 1,5 - 2 lần/người/năm; ngày nghỉ trung bình vào khoảng từ 8 đến 16
ngày/người/năm (Bộ Y tế, 2015).
Vấn đề nêu trên có thể nói có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,
song tập trung chủ yếu ở một số những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Quy định trong các văn bản pháp luật còn thiếu, yếu và lỏng lẻo.
+ Nguồn lực đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực xây
dựng cơ bản của thủ đơ vẫn cịn “khiêm tốn”.
+ Công nghệ áp dụng bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản vẫn cịn rất
thơ sơ, cơng nghệ xử lý các phế liệu cũng như biện pháp tái chế chưa được xem
trọng. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành một số quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia (QCVN) đối với từng ngành, lĩnh vực trong xây dựng cơ bản. Tuy
nhiên, công nghệ hiện nay được áp dụng tại các cơng trình thủ đơ chưa đáp ứng
được như QCVN 31:2010/BTNMT - QCKTQG về môi trường đối với phế liệu
sắt, thép nhập khẩu, QCVN 29:2010/BTNMT - Nước thải của kho và cửa hàng
xăng dầu,... (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010).
+ Nhận thức của nhà đầu tư các dự án, cán bộ kỹ thuật, người dân còn về
cơng tác bảo vệ mơi trường cịn yếu yếu kém (Bộ Y tế, 2015).
Để khắc phục các nguyên nhân cơ bản trên thì việc kiểm sốt và giảm
thiểu hạn chế ô nhiễm môi trường trong hoạt động xây dựng cơ bản phải dựa
trên một loạt các giải pháp đồng bộ. Điều 40 của Luật Bảo vệ Môi trường
2005 quy định đối với hoạt động xây dựng đó là: “Quy hoạch xây dựng phải
tuân thủ tiêu chuẩn và yêu cầu về bảo vệ môi trường”. Trên cơ sở pháp luật
quy định để đảm bảo hạn chế ô nhiễm môi trường trong hoạt động xây dựng
cơ bản cần chú ý một số vấn đề sau:
Thứ nhất, cần xây dựng quy trình khảo sát phục vụ công tác đánh giá tác
động môi trường đối với từng ngành, lĩnh vực trong xây dựng cơ bản, trong đó
đưa ra được các giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi

trường (Quốc hội, 2005).
Thứ hai, nghiên cứu và ban hành các chính sách bắt buộc về phân bổ kinh
phí dự án trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và phải đảm bảo một nguồn ngân sách

11


nhất định thực hiện các mục giám sát, quản lý, khắc phục và xử lý các vấn đề
môi trường phát sinh (Quốc hội, 2005).
Thứ ba, áp dụng các công nghệ tái chế các nguyên vật liệu bị thải bỏ trong
quá trình xây dựng như bê tơng, phế vật liệu,… Đặc biệt, các đơn vị tham gia thi
công xây dựng phải thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn lao động và vệ sinh
môi trường. Ở giai đoạn thi công, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi
trường không khí, ồn, rung được áp dụng như phun nước ít nhất 2 lần/ngày vào
những ngày không mưa trong mùa mưa; 4 lần/ngày, 2 lần vào buổi sáng, 2 lần
vào buổi chiều vào những ngày không mưa của mùa khô. Các phương tiện vận
chuyển đều phải có bạt phủ kín, cơng nhân cần phải được trang bị đầy đủ phương
tiện, trang thiết bị bảo hộ lao động trong quá trình thi công xây dựng, các loại
thiết bị sử dụng trong thi công phải phát âm thanh ở mức cho phép. Đối với mơi
trường nước, đất thì các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình triển khai
xây dựng các công trường đều phải có hệ thống thu gom nước thải, xử lý sơ bộ
rồi mới cho thoát ra hệ thống chung (Quốc hội, 2005).
Thứ tư, nâng cao ý thức về bảo vệ mơi trường, như xây dựng các chương
trình đào tạo mang tính ngắn hạn phục vụ cho từng dự án cụ thể cũng như phát
triển các chương trình đào tạo dài hạn cho các cán bộ làm công tác quản lý dự án;
tuyên truyền, vận động, tham vấn ý kiến cộng đồng nhằm nâng cao ý thức và kiến
thức về môi trường của người dân xung quanh khu vực dự án; các cơ quan quản lý
phải có chương trình bồi dưỡng kiến thức môi trường và nghiệp vụ quản lý mơi
trường cho lực lượng cán bộ, kỹ thuật ngồi công trường (Quốc hội, 2005).
Thứ năm, đối với lực lượng Cảnh sát Phịng chống tội phạm về Mơi trường.

Cần thực thi tốt cơng tác thanh tra, kiểm tra, phịng ngừa, phát hiện và xử lý các
vi phạm về môi trường, kiểm định tiêu chuẩn môi trường. Thực hiện tốt công tác
này sẽ góp phần hồn thành tốt chức năng quản lý Nhà nước về môi trường trên
lĩnh vực an ninh trật tự theo “tinh thần” Nghị định 72 của Chính phủ và để hướng
tới mục tiêu - phát triển môi trường Hà Nội bền vững (Quốc hội, 2005).
Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi
trường và các cơ quan hữu quan khác giám sát tốt quá trình thực hiện các biện
pháp bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường của các khu xây dựng. Tập trung vào các điểm “nóng” xả thải rác thải,
nước thải cơng nghiệp, xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội.

12


×