Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện quế võ, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.09 KB, 102 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CẢI CÁCH THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH Ở HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2018



Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi với sự tận tâm, tinh
thần trách nhiệm cao và đóng góp nhiều ý kiến q báu giúp tơi hồn thành luận
văn này.
Tôi xin cảm ơn Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, đặc biệt là các thầy, cô
trong Bộ môn Kinh tế tài nguyên môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và có
những góp ý chân thành cho luận văn.
Tơi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn bên cạnh động viên, giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành luận văn.
Luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tơi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................. viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .......................................................................... 2

1.2.1

Mục tiêu chung................................................................................................... 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.3.1


Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................... 3

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................................... 3

1.4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài............................ 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn ....................................................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính ..................................................... 5

2.1.1

Các khái niệm, đặc điểm và vai trị của cải cách thủ tục hành chính ................. 5


2.1.2

Nội dung của cải cách thủ tục hành chính cấp huyện ...................................... 13

2.1.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính ................................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 20

2.2.1.

Tình hình về cải cách thủ tục hành chính ở một số nước trên thế giới ............ 20

2.2.2.

Tình hình cải cách TTHC ở một số địa phương của Việt Nam ....................... 24

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 27

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 29

iii



3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 29

3.1.1

Quá trình hình thành và phát triển.................................................................... 29

3.1.2

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 30

3.1.3

Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................. 31

3.2.

Phương pháp nghiên cứu của đề tài. ................................................................ 34

3.2.1

Chọn điểm nghiên cứu. .................................................................................... 34

3.2.2

Thu thập số liệu ................................................................................................ 34

3.2.3.


Phương pháp xử lý số liệu................................................................................ 35

3.2.4.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 35

3.2.5.

Chỉ tiêu phân tích ............................................................................................. 36

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 38
4.1.

Đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn
huyện Quế Võ .................................................................................................. 38

4.1.1.

Đánh giá công tác chỉ đạo, ban hành văn bản trong thực hiện cải cách
thủ tục hành chính ............................................................................................ 38

4.1.2.

Đánh giá công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính ...................... 43

4.1.3.

Đánh giá cơng tác cải cách về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính
huyện Quế Võ .................................................................................................. 47


4.1.4.

Đánh giá cơng tác rà sốt thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Quế Võ ...... 53

4.1.5.

Đánh giá tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết thủ
tục hành chính .................................................................................................. 56

4.2.

Đánh giá kết quả cải cách thủ tục hành chính tại huyện Quế Võ..................... 58

4.2.1.

Kết quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai ............................. 58

4.2.2.

Kết quả cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế ................................. 62

4.2.3.

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy Chứng nhận đăng
ký kinh doanh ................................................................................................... 65

4.2.4.

Kết quả tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính qua bộ phận một cửa
của huyện Quế Võ ............................................................................................ 66


4.3

Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn
huyện Quế Võ .................................................................................................. 68

4.3.1.

Chủ trương và các chính sách cải cách thủ tục hành chính.............................. 68

4.3.2.

Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ ......................................................... 69

iv


4.3.3.

Nguồn kinh phí thực hiện cải cách thủ tục hành chính .................................... 70

4.3.4.

Trang thiết bị phục vụ thực hiện các thủ tục hành chính ................................. 71

4.3.5.

Trình độ hiểu biết của người dân ..................................................................... 72

4.3.6.


Cơ chế phối hợp của các cơ quan trong việc thực hiện cải cách thủ tục
hành chính ........................................................................................................ 72

4.4.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính
trên địa bàn huyện Quế Võ............................................................................... 73

4.4.1.

Định hướng ...................................................................................................... 73

4.4.2.

Giải pháp nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn
huyện Quế Võ .................................................................................................. 74

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 80
5.1

Kết luận ............................................................................................................ 80

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 81

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 83
Phụ lục .......................................................................................................................... 86


v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CCHC

Cải cách hành chính

CCTTHC

Cải cách thủ tục hành chính

CQHC

Cơ quan hành chính

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HĐND

Hội đồng nhân dân

NHTM


Ngân hàng thương mại

NNT

Người nộp thuế

TTHC

Thủ tục hành chính

QPPL

Quy phạm pháp luật

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1

Cơ cấu lao động theo lĩnh kinh tế huyện Quế Võ từ năm 2013 đến
năm 2016 ...................................................................................................... 32

Bảng 3.2. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Quế Võ giai đoạn 2013-2016 ............ 32
Bảng 4.1. Kế hoạch hoạt động cụ thể về cải cách hành chính trong năm 2016 ............ 39
Bảng 4.2. Các văn bản về cải cách hành chính được ban hành ở huyện Quế Võ
giai đoạn 2014-2016 ..................................................................................... 42
Bảng 4.3. Kêt quả công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính huyện
Quế Võ .......................................................................................................... 45
Bảng 4.4. Đánh giá công tác tuyên truyền tại huyện Quế Võ ....................................... 47

Bảng 4.5. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. ..................... 49
Bảng 4.6. Tổng hợp số lượng hồ sơ trong các lĩnh vực dược đề nghị giải quyết
qua bộ phận liên thông một cửa giai đoạn 2012-2016 .................................. 50
Bảng 4.7. Đánh giá sự hài lòng của người dân về TTHC ............................................. 52
Bảng 4.8. Hoạt động rà soát các thủ tục hành tại huyện Quế Võ................................. 54
Bảng 4.9. Ý kiến của cán bộ về cơng tác rà sốt TTHC ............................................... 56
Bảng 4.10. Tình hình ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết TTHC năm
2017 .............................................................................................................. 58
Bảng 4.11. Quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ...................................... 59
Bảng 4.12. Quy trình giải quyết thủ tục tách, hợp thửa đất ............................................ 60
Bảng 4.13. Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
trên địa bàn huyện Quế Võ ........................................................................... 61
Bảng 4.14. Thay đổi về thủ tục đăng ký thuế .................................................................. 62
Bảng 4.15. Thay đổi về thủ tục kê khai thuế ................................................................... 64
Bảng 4.16. Thay đổi về thủ tục đăng ký kinh doanh ....................................................... 66
Bảng 4.17. Kết quả giải quyết công việc theo cơ chế một cửa năm 2017 ....................... 67
Bảng 4.18. Trình độ và chuyên ngành đào tạo của đội ngũ cán bộ tại bộ phận một
cửa................................................................................................................. 69

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 4.1. Mơ hình tổ chức và quy trình giải quyết cơng việc theo cơ chế “một
cửa” tại UBND huyện Quế Võ .................................................................... 50
Sơ đồ 4.2. Giải quyết thủ tục qua bộ phận một cửa huyện Quế Võ ............................. 51

viii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Hương
Tên luận văn: “Giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện Quế Võ tỉnh
Bắc Ninh”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện cải cách
thủ tục hành chính trên địa bàn huyện Quế Võ từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp
nhằm thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính ở huyện trong thời gian tới. Các mục tiêu cụ
thể của đề tài bao gồm: (1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cải cách thủ tục
hành chính trên địa bàn huyện; (2) Đánh giá thực trạng về cải cách thủ tục hành chính ở
huyện Quế Võ; (3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính ở
huyện Quế Võ; (4) Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành
chính ở huyện Quế Võ trong những năm tới.
Số liệu thứ cấp và sơ cấp được sử dụng linh hoạt để đưa ra các phân tích nhận
định. Số liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề về cải cách thủ tục hành chính ở huyện Quế
Võ tỉnh Bắc Ninh các năm gần đây được thu thập từ các nguồn khác nhau như sách, tạp
chí, báo, báo cáo của các ngành, các cấp… có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề
tài. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng các công cụ phỏng vấn sâu, phỏng vấn cấu trúc,
bán cấu trúc các đối tượng điều tra. Để đảm bảo tính đại diện của mẫu, chúng tôi tiến
hành chọn mẫu điều tra là 130 mẫu điều tra trong đó chọn 90 người là người dân tới
thực hiện dịch vụ hành chính công tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở UBND huyện
Quế Võ thụ hưởng để tiến hành nghiên cứu và 40 phiếu điều tra khảo sát cán bộ ở các
phịng: Phịng Tài ngun và mơi trường, Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất, Phịng
Tài chính kế hoạch, Phòng Kinh tế- Hạ tầng.... Các phương pháp thống kê mơ tả,
phương pháp so sánh là những phương pháp chính để phân tích.
Kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy công tác tuyên truyền về lĩnh vực cải

cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện được tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau, từ cung cấp các văn bản về CCTTHC đén cung cấp tờ rơi, tuyên truyền qua đài
truyền thanh, truyền hình, qua các bảng pano, áp phích. Số lượng hồ sơ cơng việc
được tiếp nhận và giải quyết qua bộ phận một cửa khá ổn định trong những năm gần
đây, 3405 hồ sơ năm 2012 và 3212 hồ sơ vào năm 2017. Số lượng hồ sơ cơng việc
trong lĩnh vực địa chính là nhiều nhất, chiếm khoảng 70% tổng số lượng hồ sơ công
việc. Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại thành phố Bắc Ninh từ
khi có cải cách đã giảm được 50% các giấy tờ liên quan đến thủ tục đất đai so với

ix


thời điểm trước cải cách. Trong năm 2017, tổng số hồ sơ tiếp nhận là 4320 thì có tới
2942 hồ sơ thuộc lĩnh vực địa chính (chiếm trên 65%), tiếp đến là hồ sơ đăng ký
kinh doanh (1260 hồ sơ chiếm gần 30%). Các TTHC do 1 cơ quan đơn vị thực hiện
thì kết quả giải quyết rất tốt, khơng có hiện tượng trả chậm. Tuy nhiên đối với các
TTHC liên quan đến nhiều cơ quan đơn vị (đặc biệt là lĩnh vực quản lý đất đai) thì
hiện tượng trả chậm, trả lại còn khá nhiều.
Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng cải cách thủ tục hành
chính ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh như: (1) Chủ trương và các chính sách cải cách
thủ tục hành chính; (2) Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ; (3) Nguồn kinh phí
thực hiện cải cách thủ tục hành chính; (4) Trang thiết bị phục vụ thực hiện các thủ tục
hành chính; (5) Trình độ hiểu biết của người dân; (6) Cơ chế phối hợp của các cơ quan
trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, đề tài đã đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện
Quế Võ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới. Các giải pháp này bao gồm (1) Hồn thiện
chính sách, pháp luật về cải cách thủ tục hành chính; (2) Tăng cường triển khai cơng tác
tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính; (3) Tăng cường cải cách tổ chức bộ máy
hành chính; (4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; (5) Tăng

cường áp dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính; (6)
Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát cải cách thủ tục hành chính.

x


THESIS ABSTRACT
Master Candidate: Nguyen Thi Huong
Thesis Title: Solutions to Strengthen Administrative Procedure Improvement in Que
Vo District, Bac Ninh Province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The general objective of thesis is to assess the current status of administrative
procedure improvement in Que Vo, then suggest the appropriate solutions to promote the
reform of administrative procedures in this district in near future. The specific objectives
of thesis are: (1) To systematise theoretical and practical basis on administrative
procedure improvement in the district; (2) To assess the current status of administrative
procedure improvement in Que Vo; (3) To analyze the factors affecting the improvement
of administrative procedures in Que Vo; (4) To propose the solutions in order to
strengthen administrative procedure improvement in Que Vo in the coming years.
Secondary and primary data are used flexibly to provide analysis. Secondary
data include administrative procedure improvement issues in Que Vo district, Bac Ninh
province in recent years which collected from various sources such as books, journals,
newspapers, sector reports, level ... related to contents of the thesis. Primary data were
collected using in-depth interviews, structured interviews and semi-structured
interviews. In order to ensure the representative samples, we selected 130 samples from
which 90 people were selected to carry out public administrative services at the

Department of Receving and Returning Results at Que Vo district People's Committee
and 40 staffs in the following Deparments: Department of Natural Resources and
Environment, Office of Land Use Right Registration, Department of Finance and
Planning, Department of Economics and Infrastructure....Statistical description and
comparative methods are the main methods for analysis.
The results of the research showed that the propaganda on administrative
procedure improvement in the district was organized in different forms, from providing
documents on administrative procedure improvement to providing leaflets, propaganda
through radio, television, panels, and posters. The number of records received and
resolved through the “One door” divison are quite stable in recent years; 3,405 records
in 2012 and 3,212 records in 2017. The number of records in the field of cadastral are
the biggest, accounting for about 70% of the total number of profiles. The improvement
of administrative procedures in the field of land in Bac Ninh City after improvement has

xi


reduced 50% of documents related to land procedures. In 2017, the total number of
received records was 4,320; therein 2,942 records in the field of cadastral (accounting
for over 65%), followed by business registration documents (1260 records account for
nearly 30%). The administrative procedures implemented by one unit, the results are
very good, there is no delays. However, for administrative procedures which related and
implementd by many agencies (especially in the field of land administration ), the
phenomenon of deferred payment and repayment is quite a lot.
The study also examined and analyzed factors affecting the improvement of
administrative procedures in Que Vo district, Bac Ninh province as follows: (1) Policy and
improvement of administrative procedures; (2) Qualification and capacity of staffs; (3)
Funding for administrative procedures improvement; (4) Equipment for implementation of
administrative procedures; (5) Knowledge of the people; (6) Coordination mechanism of
agencies in the implementation of administrative procedure improvement.

Based on the current status and analysis of the impact factors, the study has
proposed some major solutions to improve administrative procedures improvement in
Que Vo district, Bac Ninh province in the future. These solutions include (1) improving
policies and legislation on administrative procedure improvement; (2) Strengthening
implementation of propaganda on administrative improvement; (3) Strengthening the
organizational improvement; (4) To build and improve the quality of cadres and civil
servants; (5) Strengthening the application of information technology in the
implementation of administrative procedure improvement; (6) Strengthening the
inspection and supervision of administrative procedure improvement.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của nước ta từ khi tiến
hành sự nghiệp đổi mới (1986) đến nay đã tạo ra một bước chuyển có ý nghĩa hết
sức quan trọng từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp sang
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình đó cải
cách hành chính được đặt ra như một địi hỏi khách quan của thực tế để tạo tiền
đề và thúc đẩy cải cách kinh tế. Cải cách hành chính được xác định là trọng tâm
của việc tiếp tục xây dựng và hồn thiện Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trở thành một bộ phận quan trọng trong chủ trương, đường lối của
Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới.
Cải cách hành chính là một quá trình. Mục tiêu mà cải cách hành chính
nhằm đạt tới chính là xây dựng một nền hành chính trong sạch, có đủ năng lực, sử
dụng đúng quyền lực và từng bước hiện đại hóa để quản lý có hiệu lực và hiệu quả
công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục
vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật.

Trong những năm qua, các huyện, thị, thành trong tỉnh Bắc Ninh trong đó
có huyện Quế Võ đã ra sức phấn đấu và đạt được những thành tựu trên các mặt
của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực cải cách hành chính,nâng cao năng lực
cạnh tranh từ đó chất lượng và hiệu quả nền hành chính đã có những chuyển biến
tích cực, ngân sách, nguồn lực đầu tư cho cải cách hành chính tăng mạnh. Cơng
tác thực hiện cải cách hành chính ở huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh đã đạt được
nhều kết quả đáng ghi nhận.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong q trình thực hiện cải cách
hành chính thì hiện nay các thủ tục hành chính cịn tồn tại một số hiện tượng
mang tính phổ biến như rườm rà, trùng chéo, cứng nhắc; thủ tục cũ, mới lẫn lộn.
Việc ban hành thủ tục hành chính có lúc có nơi cịn tùy tiện, cách thức giải quyết
thủ tục vẫn còn hiện tượng cửa quyền, hạch sách, chậm trễ và vẫn còn nhiều
khâu trung gian lòng vòng; thẩm quyền trách nhiệm giải quyết thủ tục nhiều khi
khơng rõ và vẫn cịn hiện tượng tổ chức, công dân đi lại nhiều lần, ca thán hoặc
lo lót, hối lộ để được việc (Lê Chi Mai, 2005). Có thể nói tính bức xúc của việc

1


đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính khơng chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế, tức là
tiết kiệm tiền của xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các
nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển; khơng chỉ nhìn từ khía cạnh xã hội, tức là
tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình
đối với Nhà nước. Hơn thế nữa, nó cịn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy
theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hóa; góp phần bài trừ
tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước.
Ủy ban nhân dân huyện Quế Võ với các lĩnh vực quản lý của mình hiện
nay có rất nhiều loại thủ tục hành chính cấp huyện với số lượng ngày càng gia
tăng. Ngoài mục tiêu đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế cịn có các đề án quy

hoạch phát triển kinh tế - xã hội đang diễn ra song song với nó như đề án đưa
huyện Quế Võ trở thành thị xã Quế Võ trước năm 2025 – đô thị vệ tinh của tỉnh
Bắc Ninh thì vấn đề đơn giản hóa trong các thủ tục hành chính, thu hút đầu tư
trên địa bàn huyện là một yêu cầu bức thiết đặt ra. Mặt khác, yêu cầu ngày càng
cao của chính những người dân trong huyện địi hỏi phải có những đổi mới về
quy trình giải quyết thủ tục hành chính. Nhiều câu hỏi đã và đang đặt ra như thực
trạng công tác cải cách thủ tục hành chính diễn ra như thế nào? Hay những khó
khăn tồn tại hiện nay ra sao? Và làm thế nào để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính trong thời gian tới?... Để trả lời những câu hỏi về các vấn đê trên chúng tôi
thực hiện đề tài “Giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” với mong muốn giúp huyện Quế Võ có những bước
chuyển mình tích cực trong hiện tại và tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp cải cách thủ tục hành
chính trên địa bàn huyện Quế Võ, từ đó đề xuất hồn thiện giải pháp tăng cường
cải cách thủ tục hành chính ở huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giải pháp cải cách thủ tục
hành chính.
- Đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành
chính ở huyện Quế Võ.

2


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp cải cách thủ tục
hành chính ở huyện Quế Võ.
- Đề xuất hoàn thiện giải pháp nhằm tăng cường cải cách thủ tục hành
chính ở huyện Quế Võ.

1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng thực hiện giải pháp tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở
huyện Quế Võ như thế nào?
- Đâu là các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp cải cách thủ tục
hành chính ở huyện Quế Võ?
- Cần làm gì để tăng cường cải cách thủ tục hành chính ở huyện Quế Võ
thời gian tới?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đối tượng nghiên cứu chính
của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về các giải pháp tăng cường cải cách
thủ tục hành chính. Để thực hiện nghiên cứu, đề tài tiến hành điều tra một số đối
tượng có liên quan như cán bộ làm ở bộ phận một cửa;
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu các giải pháp cải cách
thủ tục hành chính tại UBND huyện Quế Võ. Cụ thể tập trung vào nghiên cứu cải
cách về thể chế; tổ chức bộ máy; xây dựng nâng cao chất lượng cán bộ công
chức, viên chức; rà sốt các thủ tục hành chính; hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang
thiết bị. Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp cải
cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện.
Do điều kiện về quy mô, thời gian của luận văn nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu vào các lĩnh vực cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lĩnh vực
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xây dựng nhà ở, lĩnh vực tư pháp và
lĩnh vực lao động thương binh xã hội. Đây là những mảng công việc liên quan
nhiều đến các thủ tục hành chính, giải quyết thường xuyên, liên tục và đòi hỏi
phải cải cách nhiều hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức khi đi
liên hệ công việc.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh
vực trên địa bàn huyện Quế Võ


3


- Về thời gian: Số liệu được thu thập từ năm 2013 đến năm 2016. Đề tài
được thực hiện tháng 4 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC, THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về cải cách thủ
tục hành chính bao gồm các khái niệm về thủ tục hành chính, về cải cách thủ tục
hành chính, các đặc điểm, ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính, các nội dung
và yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ tục hành chính. Đề tài đã làm rõ được các
nội dung về cải cách thủ tục hành chính cấp huyện bao gồm việc ban hành các
văn bản về cải cách thủ tục hành chính, tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức
về cải cách thủ tục hành chính, rà sốt đánh giá các thủ tục hành chính, cải cách
quy trình và thủ tục tiếp nhận giải quyết các thủ tục hành chính, và tăng cường
ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết các thủ tục hành chính.
Về mặt thực tiễn, đề tài đã đánh giá thực trạng công tác cải cách thủ tục
hành chính trên địa bàn huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua thông
qua việc phân tích chi tiết và chỉ rõ những ưu điểm và hạn chế trong việc ban
hành các văn bản hướng dẫn cải cách thủ tục hành chính của huyện, trong việc
triển khai các hoạt động tuyên truyển về cải cách thủ tục hành chính, cơng tác rà
sốt thủ tục hành chính, công tác cải cách về tiếp nhận và giải quyết các thủ tục
hành chính, vấn đề ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong giải quyết các thủ tục
hành chính của huyện. Đề tài cũng chỉ ra những kết quả cụ thể đạt được trong cải
cách thủ tục hành chính ở 3 lĩnh vực chính là lĩnh vực quản lý đất đai, lĩnh vực
đăng ký kinh doanh và lĩnh vực thuế. Nhìn chung số thủ tục hành chính đã được
giảm bớt đáng kể, thời gian hoàn thành các thủ tục hành chính cũng được rút
ngắn từ 1,5-5 lần so với trước cải cách. Các yếu tố ảnh hưởng đến cải cách thủ
tục hành chính ở huyện Quế Võ bao gồm chủ trương chính sách cải cách thủ tục
hành chính của Nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ, nguồn kinh phí cho cải

cách thủ tục hành chính, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan đơn vị trong giải
quyết thủ tục hành chính và nhận thức của người dân. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa
ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác cải cách thủ tục hành chính trên
địa bàn huyện Quế Võ trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
2.1.1. Các khái niệm, đặc điểm và vai trị của cải cách thủ tục hành chính
2.1.1.1. Một số khái niệm
a. Khái niệm thủ tục hành chính
Nói đến thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết cơng việc.
Thực tế, để thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một loạt
các hoạt động theo thứ tự trước sau và cách thức thực hiện từng bước theo những
quy định chặt chẽ, thống nhất.
Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cách thức giải quyết cơng
việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ
liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn. Hoạt động của
các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó có những quy định
về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải quyết công
việc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa học pháp lý gọi đó là những quy
phạm thủ tục. Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạt động quản
lý nhà nước như: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính.
Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý hành chính nhà nước có hiệu quả,
cơ quan hành chính phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc,
chế độ, phép tắc được pháp luật quy định. Những quy tắc, chế độ, phép tắc đó
chính là những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cơ quan
hành chính khi thực hiện chức năng quản lý hành chính cơng. Những quy định

trên cịn được gọi là thủ tục hành chính.
Khái niệm TTHC cũng được đề cập trong các giáo trình giảng dạy của các
cơ sở đào tạo luật, hành chính. Nhìn chung, trong các giáo trình này đều có một
điểm chung là coi TTHC là một chế định độc lập của ngành luật hành chính, bao
gồm các quy phạm hình thức, đồng thời đều giải thích TTHC là trình tự và cách
thức tiến hành các hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, về nội
hàm và cách thể hiện khái niệm TTHC trong mỗi giáo trình cụ thể vẫn có những
khác biệt nhất định. Ví dụ, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của Khoa Luật
Đại học Quốc gia quan niệm: Bộ phận những thủ tục của hoạt động quản lý được

5


luật hành chính quy định gọi là TTHC… Là trình tự và cách thức thực hiện
những hành động nhất định nhằm đạt tới những hệ quả pháp lý mà phần quy định
của quy phạm vật chất dự kiến trước. Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của
Đại học Luật Hà Nội quan niệm: TTHC là cách thức tổ chức thực hiện hoạt động
quản lý hành chính nhà nước được quy định trong các quy phạm pháp luật hành
chính, bao gồm trình tự, nội dung, mục đích, cách thức tiến hành các hoạt động cụ
thể trong quá trình giải quyết các cơng việc của quản lý hành chính nhà nước.
Trong giáo trình “Hành chính học đại cương” do Giáo sư Đồn Trọng Truyến chủ
biên, khái niệm TTHC được trình bày một cách cụ thể. Theo đó Thủ tục hành
chính là trình tự về thời gian, không gian và là cách thức giải quyết cơng việc của
cơ quan hành chính nhà nước nhà nước trong mối quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá
nhân cơng dân. Nó được đặt ra để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện một hình
thức hoạt động cần thiết của mình, trong đó bao gồm cả trình tự thành lập các cơng
sở, trình tự bổ nhiệm, bãi nhiệm, trình tự điều hành, tổ chức các hoạt động tác
nghiệp hành chính.
Vậy, thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định về trình
tự thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy

nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trong mối
quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân (Nguyễn Văn Thâm và Võ
Kim Sơn, 2002).
Với các quan niệm trên có thể thấy TTHC có bản chất và đặc điểm khác
với các thủ tục khác, thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Về bản chất, TTHC khác với các thủ tục khác ở chỗ, TTHC được quy
phạm pháp luật hành chính quy định để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh
vực tổ chức, quản lý hành chính nhà nước, giữa các chủ thể của quan hệ pháp
luật hành chính, để tiến hành các công việc thuộc quan hệ giữa các cơ quan nhà
nước và giữa những nhân viên nhà nước với nhau, tiến hành các công việc thuộc
quan hệ giữa cơ quan nhà nước, công chức nhà nước với cá nhân và tổ chức.
TTHC cũng khác với các thủ tục tố tụng thuộc lĩnh vực tư pháp, như thủ tục
trong tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, các thủ tục trong giải quyết các vụ án kinh
tế, lao động và thủ tục tố tụng hành chính. Bản chất của TTHC cịn thể hiện ở
mục đích là nhằm phục vụ cho cơng tác quản lý, tạo cơ sở cho việc thực hiện các
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ thể trong các giao dịch hành
chính(Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn, 2002).

6


- TTHC là công cụ pháp lý quan trọng để các cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền hành chính thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách
nhiệm được giao một cách thống nhất, thông suốt, công khai, minh bạch và hiệu
quả. Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định TTHC là công cụ thực hiện quyền hành
pháp, là công cụ để quản lý, điều hành, bảo đảm cho nền hành chính thực sự
trong sạch, dân chủ, thống nhất và hiện đại.
- TTHC đồng thời là công cụ pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá
nhân, trong đó có các doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các giao dịch hành
chính, tham gia tích cực vào các quan hệ pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình.
Thủ tục hành chính có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Thơng qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi,
nghĩa vụ của mình đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức
năng quản lý nhà nước(Nguyễn Văn Thâm và Võ Kim Sơn, 2002).
b. Khái niệm cải cách thủ tục hành chính
Cải cách thủ tục hành chính có thể được hiểu như là một quá trình thay
đổi nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và
phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương thức hành chính mới
trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước. Cải cách thủ tục hành
chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước và
nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý. Nhà nước của nhân dân. Cải cách thủ
tục hành chính được coi là khâu đột phá trong cải cách nền hành chính Nhà nước,
nghĩa là để tạo sự chuyển động của tồn bộ hệ thống nền hành chính quốc gia;
thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ tục hành chính sẽ gây
ra sự chuyển động của toàn bộ hệ thống khi bị tác động (Nguyễn Văn Thâm và
Võ Kim Sơn, 2002).
Cải cách thủ tục hành chính bao gồm cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ
tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành
chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính để tiếp
tục cải thiện mơi trường kinh doanh, giải phóng mọi nguồn lực của xã hội và
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, bảo đảm điều kiện cho nền kinh tế của
đất nước phát triển nhanh, bền vững.

7


Cải cách thủ tục hành chính là vấn đề diễn ra ở tất cả các quốc gia và được
coi là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, là trọng tâm của công việc cải

cách bộ máy nhà nước nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, thống nhất,
có đủ quyền lực, năng lực để thực hiện đúng đường lối của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, phục vụ đắc lực cho nhân dân (Bộ Tư pháp, 2006).
Cải cách thủ tục hành chính là yêu cầu bức xúc của nhân dân, doanh
nghiệp, của các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài, là khâu đột phá của tiến trình
cải cách hành chính nhà nước. Trong tiến trình phát triển và hội nhập, cải cách
thủ tục hành chính có một vai trị đặc biệt quan trọng. Nếu thủ tục hành chính nói
riêng, nền hành chính nói chung khơng được hay chậm cải cách thì sẽ là một rào
cản kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Kết quả cơng tác cải
cách hành chính giai đoạn 2001-2010 đã đạt được những kết quả nhất định trong
thời gian qua về thủ tục hành chính. Tuy nhiên trước yêu cầu hội nhập ngày càng
sâu rộng, thủ tục hành chính cần phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa.
Theo nghĩa chung nhất cải cách là một biện pháp được thực hiện để giải
quyết những đòi hỏi của thực tiễn với mục tiêu rõ ràng, chương trình cụ thể và
phải hoàn tất trong một thời gian nhất định.
Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cố
mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý Nhà
nước của nhân dân. Cải cách thủ tục được coi là khâu đột phá trong cải cách nền
hành chính nhà nước, nghĩa là để tạo sự chuyển động của toàn bộ hệ thống nền
hành chính quốc gia; thủ tục hành chính là khâu được chọn đầu tiên, cải cách thủ
tục hành chính sẽ gây ra sự chuyển động của tồn bộ hệ thống khi bị tác động
(Bộ Tư pháp, 2006).
Công tác cải cách thủ tục hành chính được thể hiện qua các Nghị quyết của
Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính như: Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày
10/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục
hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước giai đoạn 2007-2010 (được gọi là đề
án 30); Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.
2.1.1.2. Phân loại thủ tục hành chính
Hiện nay có rất nhiều cách phân loại thủ tục hành chính, cụ thể như sau:

- Phân theo đối tượng quản lý của Nhà nước: Các thủ tục hành chính được
xây dựng cho từng lĩnh vực quản lý nhà nước và được phân loại theo cơ cấu,

8


chức năng của bộ máy quản lý nhà nước hiện hành, chẳng hạn như Thủ tục cấp
giấy phép xây dựng, Thủ tục đăng ký kinh doanh, Thủ tục cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, Thủ tục hộ tịch, hộ khẩu…
- Phân theo công việc của cơ quan Nhà nước: Cách phân loại này, đơn
giản có khả năng áp dụng rộng rãi. Theo cách phân loại này, thủ tục hành chính
bao gồm: Thủ tục thơng qua và ban hành văn bản;Thủ tục thơng qua và ban hành
quyết định hành chính, thủ tục thông qua và ban hành văn bản hành chính; Thủ
tục tuyển dụng cán bộ, cơng chức; thủ tục tuyển dụng cán bộ quản lý, tuyển dụng
cán bộ kỹ thuật, tuyển dụng nhân viên; Thủ tục khen thưởng cán bộ, công chức.
Đặc điểm của các thủ tục trên là chúng gắn liền với hoạt động cụ thể của các cơ
quan, phản ánh tính đặc thù trong q trình vận dụng các thủ tục đó vào thực
tiễn. Cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, giúp cho các chủ thể thủ
tục hành chính định hướng dễ dàng và chính xác hơn trong giải quyết các cơng
việc có liên quan (Bộ nội vụ, 2013).
- Phân theo chức năng chuyên môn: Cách phân loại này thường được áp
dụng trong các cơ quan có chức năng quản lý chun mơn. Các cơ quan chuyên
môn thực hiện các hoạt động của mình phải đảm bảo những thủ tục cần thiết theo
yêu cầu chung của Nhà nước. Theo cách phân loại này, có các loại thủ tục hành
chính như sau; Thủ tục cung cấp các dịch vụ thông tin; Thủ tục kiểm tra mức độ
an toàn trong lao động; Thủ tục hải quan…
- Phân theo quan hệ công tác: Cách phân loại này cịn thường được gọi là
phân loại theo tính chất quan hệ thủ tục hành chính. Theo cách phân loại này, có
ba nhóm thủ tục sau đây:
- Thủ tục hành chính nội bộ:Thủ tục hành chính nội bộ là thủ tục thực hiện

các công việc nội bộ trong cơ quan nhà nước, trong hệ thống cơ quan nhà nước
và trong bộ máy nhà nước nói chung. Chúng bao gồm các thủ tục quan hệ lãnh
đạo, kiểm tra của các cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới;
quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan cùng cấp, ngang cấp, ngang quyền;
quan hệ công tác giữa chính quyền cấp tỉnh với các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan chuyên môn của UBND cấp trên. Thủ tục hành chính nội bộ thường là thủ
tục ban hành những quyết định chủ đạo, thủ tục ban hành quyết định quy phạm,
thủ tục ban hành các quyết đinh cá biệt nội bộ, thủ tục khen thưởng kỷ luật, thủ
tục lập các tổ chức và thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ nhà nước(Bộ nội vụ, 2013).

9


- Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền, hay (thủ tục hành chính liên
hệ) Là thủ tục tiến hành giải quyết các công việc liên quan đến quyền và lợi ích
hợp pháp của cơng dân; phịng ngừa, ngăn chặn, xử phạt các hành vi vi phạm
hành chính; trung thu, trưng mua các động sản và bất động sản của tổ chức và
cơng dân khi nhà nước có u cầu giải quyết nhiệm vụ nhất định vì lợi ích cộng
đồng. Thủ tục này nói lên mối quan hệ pháp lý giữa quyền hạn và nhiệm vụ của
cơ quan nhà nước và của công dân. Khi thực hiện các thủ tục này, cơ quan hành
chính nhà nước và các cơng chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện quyền lực
nhà nước bằng các hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật để giải quyết các cơng
việc, tình huống cụ thể, làm xuất hiện các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của
công dân và tổ chức công dân. Thủ tục hành chính thực hiện thẩm quyền gồm:
thủ tục cho phép, thủ tục ngăn cấm hay cưỡng chế thi hành, thủ tục trưng thu,
trưng mua, trưng dụng (Bộ nội vụ, 2013).
Như vậy việc phân loại các thủ tục hành chính như vừa trình bày ở trên
chỉ có ý nghĩa tương đối, rất nhiều trường hợp một loại thủ tục hành chính này có
thể xếp vào một loại khác do giữa chúng có những mặt tương đồng và xen kẽ
nhau (Bộ nội vụ, 2013).

2.1.1.3. Đặc điểm của cải cách thủ tục hành chính
Đối với cơ quan nhà nước cấp tỉnh, những yêu cầu đối với việc thực
hiện pháp luật về giải quyết TTHC nhằm đáp ứng yêu cầu chung của CCHC
hiện nay là:
Thứ nhất: Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC của cơ quan nhà
nước cấp tỉnh phải tác động tích cực lên q trình CCHC ở địa phương, mà cụ
thể là:
- Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC góp phần hồn
thiện hệ thống TTHC được ban hành theo thẩm quyền được phân cấp của cơ
quan nhà nước cấp tỉnh, bảo đảm sự thống nhất, liên thông với hệ thống TTHC
của các cơ quan nhà nước Trung ương, bảo đảm chất lượng của thủ tục. Đối với
loại TTHC giải quyết yêu cầu của cá nhân, tổ chức thì chất lượng của nó trước
hết phải thỏa mãn được các nguyên tắc quy định TTHC; các nguyên tắc này được
quy định tại Điều 7 Nghị định số 63 của Chính phủ gồm các nguyên tắc “đơn
giản, dễ hiểu và dễ thực hiện”, “bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực
hiện TTHC”; “tiết kiệm thời gian và chi phí của cá nhân, tổ chức và cơ quan
hành chính nhà nước”, “đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ,

10


hiệu quả của các quy định về TTHC; TTHC phải được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quy định trên cơ sở bảo đảm tính liên thơng giữa các TTHC liên quan,
thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý; dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC thuộc thẩm quyền của cơ quan
nào, cơ quan đó phải có trách nhiệm hoàn chỉnh” (Bộ nội vụ, 2013).
- Từ thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC góp phần hồn
thiện thể chế, tổ chức bộ máy của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, mà trực tiếp là các
thể chế phân cấp hành chính, các thể chế quy định trách nhiệm phối hợp giữa các
cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước cấp tỉnh trong giải quyết TTHC, thể

chế về trách nhiệm hành chính của người đứng đầu, của CBCC trong giải quyết
TTHC, thể chế về tổ chức, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như
đã nêu ở phần trên.
- Thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC phải trở thành
trường học giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC hành chính, trước hết là
giáo dục, bồi dưỡng ý thức phục vụ, năng lực chuyên môn và trách nhiệm công
vụ của đội ngũ cơng chức hành chính trực tiếp tham gia giải quyết TTHC.
- Yêu cầu quan trọng trong thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC là
nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính nhà nước cấp tỉnh, rằng phải
thơng qua thực tiễn thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC để xây dựng niềm tin
của nhân dân, doanh nghiệp, động viên được tính tích cực và trách nhiệm cơng
dân trong việc góp phần đẩy mạnh CCHC, tơn trọng và chấp hành nghiêm minh
pháp luật, góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật trong mọi tầng lớp nhân dân (Bộ nội vụ, 2013).
Thứ hai: Việc thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC nói chung, trực
tiếp là thực hiện pháp luật về giải quyết TTHC giải quyết công việc của cá nhân,
tổ chức của cơ quan nhà nước cấp tỉnh phải bảo đảm các u cầu có tính ngun
tắc được quy định tại Điều 12 của Nghị định 63 nêu trên, mà cụ thể là:
- Yêu cầu về bảo đảm công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC.
- Yêu cầu về việc bảo đảm tính khách quan, cơng bằng.
- u cầu về việc bảo đảm tính liên thơng, kịp thời, chính xác, khơng
gây phiền hà trong q trình giải quyết thủ tục.
- Yêu cầu về việc bảo đảm quyền được phản ánh, kiến nghị của cá nhân,
tổ chức đối với các TTHC, mà trước hết là các thủ tục do cơ quan nhà nước cấp

11


tỉnh quy định theo thẩm quyền được phân cấp.
- Yêu cầu về việc đề cao trách nhiệm của CBCC, của cơ quan nhà nước

cấp tỉnh trong giải quyết thủ tục.
Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp những khuôn mẫu ổn định
tương đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại cơng việc và đối
tượng để đảm bảo kịp thời giải quyết công việc theo từng trường hợp cụ thể.
Nền hành chính hiện nay đang chuyển từ hành chính cai quản sang hành chính
phục vụ, làm dịch vụ cho xã hội.
Phương tiện truyền đạt quyết định cũng như các thông tin quản lý phần
lớn là văn bản bởi thế nó gắn chặt với cơng tác văn thư, với việc tổ chức ban
hành và quản lý văn bản trong các cơ quan Nhà nước. Một trong những nội dung
quan trọng của cải cách thể chế hành chính đó là cải cách thủ tục hành chính,
muốn thế thì các thủ tục hành chính phải được đơn giản hóa một cách tối đa. Để
đáp ứng yêu cầu đó việc thực hiện cơ chế “một cửa liên thơng” theo hướng hiện
đại đối với các cơ quan hành chính Nhà nước được coi như một giải pháp mang
tính đột phá trong việc cải cách thủ tục hành chính hiện nay(Bộ nội vụ, 2013).
2.1.1.4 .Vai trò của cải cách thủ tục hành chính
Trong q trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung và của từng địa
phương nói riêng, cải cách hành chính được coi là một trong những giải pháp
quan trọng để đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội. Cải cách thủ tục hành
chính nhằm đảm bảo tính pháp lý, tính hiệu quả, minh bạch, cơng bầng trong khi
giải quyết cơng việc hành chính; loại bỏ những rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi
dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Thủ tục hành chính có vai trị quan
trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thủ tục hành chính khơng chỉ liên quan
đến cơng việc nội bộ của một cơ quan, một cấp chính quyền mà cịn đến các tổ
chức và công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Các quyền, nghĩa vụ của
công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản pháp luật có được
thực hiện hay khơng, thực hiện như thế nào về cơ bản, đều phải thông qua thủ tục
hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp
giải quyết. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về
thủ tục hành chính đối với mơi trường kinh doanh và đời sống của người dân,

giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực
hiện cải cách thủ tục hành chính (Bộ nội vụ, 2013).

12


×