PHÒNG GIÁO DỤC &ĐÀO TẠO HUYỆN CHƯ SÊ
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC
MÃ SÁNG KIẾN..............
Họ tên người viết: Trần Văn Tuấn
Chuyên môn: Sinh- Hoá- Địa
Đơn vi trường THCS KPăKLơng -Xã Iako- Chư Sê
Năm học: 2010-2011
1
I/ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục và đào tạo là những vấn đề thách thức của toàn cầu, ngày 17/10/2000,
Bộ chính trị đã ra chỉ thị số 58 CT/TW về đẩy mạnh và ứng dụng công nghệ
thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, chỉ thị cũng
nêu rỏ cần đẩy mạnh công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo ở
các cấp học, bậc học, ngành học. Nếu muốn việc dạy học theo kịp cuộc sống,
chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp daỵ học theo hướng vận dụng
công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tu duy
sáng tạo, kỷ năng thực hành và gây hứng thú học tập của học sinh để nâng cao
chất lượng dạy học và đào tạo.
Trong dạy học sinh học, phương pháp dạy học phản ánh được sắc thái đặc thù
của sinh học là khoa học thực nghiệm. Cần tăng cường phương pháp quan sát thí
nghiệm và thực hành mang tính nghiên cứu nhằm tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viện. Ngoài ra chương trình cần
thời lượng cho hoạt động ngoại khóa như tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu
thiên hiên, nội dung liên quan đến thực vật học, động vật học, con người, di
truyền học, sinh thái học...Để đạt được mục đích trên môn sinh học cần được
hiện đại hóa nội dung, cập nhật kiến thức mới theo yêu cầu của thực tiễn cuộc
của cuộc sống, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học gắn liền công nghệ
thông tin vào quá trình dạy học như biện pháp tích cực để đem lại chất lượng và
hiệu quả cao trong dạy học.
Qua thực tiễn tôi thấy ưu điểm của công nghệ thông tin: là tăng cường hoạt động
tự học tự nghiên cứu của học sinh, các hoạt động dạy học đa dạng, hình thành
được các kĩ năng thực hành, ứng dụng kiến thức vào giải thích một số hiện tượng
trong thiên nhiên và con người....Thể hiện rỏ nét nhất là các hình thức hoạt động
tập thể, tăng cường hình thức hoạt động theo nhóm, đổi mới kiểm tra, đánh giá
quá trình và kết quả học tập của học sinh.
Như vậy, việc sử dụng công nghệ thong tin là phương thức trợ giúp có
hiệu quả cho quá trình dạy và học của thầy và trò, máy tính trợ giúp cho các thí
nghiệm khoa học, trình chiếu các tranh ảnh, đoạn phim minh họa trong cuộc
sống muôn màu, sinh động mà học sinh không có điều kiện quan sát, từ đó làm
cho việc học tập của học sinh trở nên hứng thú và hiệu quả. Internet là một
phương tiện hiện đại trợ giúp thêm trong quá trình thu thập thông tin để quá trình
soạn giảng có chiều sâu và có nhiều thực tế hơn.
Mặc dù việc nhận thức được vai trò của công nghệ thông tin đối với việc
dạy học nói chung và đối với môn sinh học nói riêng cũng như hiệu quả nó mang
lại, nhưng hiện nay ở trường tôi cũng như một số trường THCS để làm được
việc này còn gặp một số khó khăn như chưa có phòng chuyên dụng còn phải học
chung với phòng thí nghiệm lý một số em chưa có ý thức giữ gìn của công kĩ
2
năng lắp ráp máy, khả năng ngoại ngữ và kĩ năng tin học chưa cao... Nên việc
soạn giảng giáo án điện tử chỉ dừng lại ở một số bài đơn lẽ nhằm mục đích dự
giờ, thao giảng.
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn giáo
dục, bản thân tôi là một giáo viên dạy Sinh –Hóa tôi chọn đề tài này để nghiên
cứu và tích lũy thêm kinh nghiệm sử dụng công nghệ thông tin .Góp phần phát
triển ở các em năng lực nhận thức, rèn luyện thói quen tự học tự tìm tòi kiến
thức, tự rèn luyện để trở thành con người năng động sáng tạo tự tin.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn sinh
học.
Từ đó nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bằng công
nghệ thông tin tại trường.
2.Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
a.Đối tượng nghiên cứu: Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào quá
trình dạy học Sinh học.
b.Khách thể nghiên cứu:Một số bài đã giảng dạy có ứng dụng công nghệ
thông tin.
3.Giả thuyết khoa học:
Giả sử khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy môn
Sinh học đem lại hiệu quả cao nhờ kích thích được hứng thú và khả năng tri giác
có mục đích của học sinh.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Sinh học.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Sinh học
THCS.
Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Sinh học.
5.Phương pháp nghiên cứu: .
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Nhóm phương pháp thống kê toán học.
6.Phạm vi nghiên cứu:
Do hạn chế về việc sử dụng công nghệ thông tin về thời gian nghiên cứu
và ứng dụng nên tôi chỉ nghiên cứu trong phạm vi sinh học 7 và nghiên cứu ở
Sinh học khối 7,8.
3
III.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1.Vai trò công nghệ thông tin trong soạn giảng môn Sinh học:
Một trong những yếu tố quan trọng của giáo dục và đào tạo là rèn luyện
khả năng tư duy sang tạo cho người học. Công nghệ thông tin với các phương
tiện phong phú đa dạng đã cho phép mở ra các lĩnh vực, phương pháp nghiên
cứu mới hổ trợ quá trình tư duy sang tạo như khả năng xử lý văn bản, hình ảnh
âm thanh…Việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học tập trung ở
một số hoạt động: Soạn thảo văn bản, thiết kế giáo án điện tử như một công cụ
dạy học hỗ trợ quá trình dạy học như sử dụng phương tiện nghe nhìn, xem băng,
đĩa hình hoặc sử dụng tư liệu hình ảnh thay thế tranh vẽ trong dạy học truyền
thống.Tăng cường các hoạt động tự học, tự nghiên cứu học theo nhóm, đổi mới
kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
a.Ưu thế lớn nhất của mổi tiết học bằng giáo án điện tử so với giáo án
truyền thống:
Chính là một lượng kiến thức, hình ảnh trực quan sinh động được truyền
tải đến các em học sinh.Không những giúp tiết học lôi cuốn hơn mà còn hạn chế
giáo viên bị cháy giáo án vì thời gian được kiểm soát bằng máy vi tính.
Giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin giúp bài giảng sinh động, tạo cho
học sinh hứng thú và yêu thích môn học, đạt hiệu quả cao, kiểm tra kiến thức của
nhiều học sinh. Giáo viên giảm nhẹ việc thuyết giảng, tăng cường đối thoại, thảo
luận nhóm cùng với học sinh, qua đó kiểm soát được học sinh và thu hút học
sinh, kích thích khám phá tri thức thông qua thông tin thu nhận được.
Giáo viên không phải soạn giáo án nhiều lần mà chỉ cần đầu tư thời gian
một lần và chỉnh sửa cho tiết học sau tốt hơn.
b.Những khó khăn khi soạn giáo án điện tử
Giáo viên không phải chuyên ngành tin học, ngoại ngữ và sử dụng phần
mềm tin học còn hạn chế.
c. Các phần mềm thường được sử dụng trong thiết kế giáo án điện tử
môn Sinh hoc:
Power point, violet 1.5, hệ thống mạng internet, hiệu ứng…
Power Point, Violet 1.5, heä thoáng maïng Inter net.
2.Quy trình thiết kế giáo án điện tử môn Sinh học:
Soạn tóm tắt mục tiêu, nội dung bài giảng trên Word.
Xây dựng ý tưởng sư phạm.
Chọn hình ảnh minh họa, các đoạn phim media, các công cụ mô phỏng quá
trình dạy học tùy thuộc vào nội dung từng bài.
Thiết kế trên hai phần mềm: Power Point, Violet 1,5.
B. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA HỌC SINH THCS:
4
1. Một số đặc điểm tâm lý nổi bật của học sinh THCS:
Ở lứa tuổi học sinh THCS tri giác không chủ định do lứa tuổi này ý chí
chưa phát triển và hệ thống tín hiệu thứ hai chưa điều chỉnh được hệ thống tín
hiệu thứ nhất một cách đầy đủ. Do đó giáo viên cần giảng dạy để lôi cuốn sự chú
ý của học sinh đồng thời tăng cường sự chú ý có chủ định, để các em quen dần
mình phải bắt buộc chú ý.
Chú ý chưa bền vững là loại chú ý dễ bị phân tán là do tính hưng phấn cao
và hời hợt. Vì vậy cần thay đổi hình thức giảng dạy, không để cho các em nản và
bị phân tán.
Trí nhớ của học sinh lứa tuổi THCS rất phong phú và hoàn thiện trong quá
trình nắm vững bài học. Trí nhớ trực quan hình tượng phát triển hơn trí nhớ
logic. Với đặc điểm nổi bật là tò mò, thích tìm tòi, khám phá những cái mới lạ…
Do vậy tyrong quá trình giáo dục Sinh học cho học sinh, giáo viên cần phải có
bài giảng hay, hấp dẫn học sinh, nhiều tranh ảnh, mẫu vật ngoài thiên nhiên gần
gũi với các em, nội dung hay mới tạo sự thu hút học sinh.
Vì vậy trong quá trình giảng dạy giáo viên phải tạo nhiều hứng thú cho
học sinh yêu thích bộ môn, tránh gò bó, áp đặt học sinh.
Lứa tuổi phát triển mạnh về thể chất và chiều cao.
Đây là lứa tuổi có nhiều biến động trong tình cảm, cảm xúc. Tính xúc cảm
trong tư duy của học sinh rất nhanh bén với những điều các em suy nghĩ thông
qua các yếu tố trực quan mà học sinh quan sát được.
Từ những đặc điểm tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này, vì vậy giáo viên cần
phải có phương pháp giảng dạy cho phù hợp để lôi cuốn ý chủ định của trẻ, khơi
gợi sự sang tạo của các em, tạo cho các em sự hứng thú về bộ môn, từ đó yêu
thiên nhiên, hoàn thiện bản than hơn và biết bảo vệ môi trường, bảo vệ động
vật…
Trẻ học tập tùy hứng, chưa tập trung cao độ với quá trình nhận thức.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
A.Kết quả rút ra từ bài đã ứng dụng công nghệ thông tin:
Sinh học 7: Bài 25-“ Nhên và sự đa dạng của lớp hình nhện”.
Sinh học 8: Bài 24-“Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa”.
Thông qua bài trên giúp học sinh năm vững kiến thức, kết hợp với một số
đoan phim minh họa qua đó tạo hứng thú học tập cho học sinh; Kết hợp với hiệu
ứng âm thanh, hình ảnh đa dạng để minh họa, để hình thành khái niệm; tốt nhất
là đưa một số hình ảnh hoặc video clip kết hợp với lời dẫn dắt của giáo viên để
định hướng nêu vấn đề, đưa học sinh vào tình huống có vấn đề, đây chính là
điểm nhấn của bài học là cho học sinh ấn tượng tạo cho học sinh có tâm trạng
khác nhau; trong quá trình học nên minh họa hợp lý các đoạn phim hoặc hình
ảnh, tránh tràn lan. Cuối bài tôi đưa ra bài tập trắc nghiệm để khắc saaukieens
5
thức cho học sinh (kết hợp với các hiệu ứng) và cuối cùng hướng dẫn các em
chuẩn bị kiến thức bài học sau .
Các phương pháp tôi sử dụng khi ứng dụng công nghệ thông tin vào bài
dạy đã lựa chon:
Tôi ưu tiên sử dụng phương pháp trực quan, vấn đáp, nêu vân đề và
phương pháp thảo luận nhóm. Trong các bài dạy bằng phương pháp trực quan
thể hiện rỏ nét bởi có sự xuất hiện âm thanh, hình ảnh, đoạn phim, nhằm kích
thích hứng thú học tập của học sinh, đáng chú ý nhất là các tình huống có vấn đề
thể hiện qua các câu hỏi vấn đáp (kết hợp với trực quan) để học sinh suy nghĩ,
tích cực làm việc cá nhân kết hợp với nhóm, thảo luận nhóm. Điều này phương
pháp dạy học truyền thống khó có thể thực hiện được.
B. Qúa trình chuẩn bị và tiến hành một bài dạy cụ thể:
1. Soạn tóm tắt mục tiêu, phương pháp,nội dung bài giảng trên Word.
Các bài trên tôi soạn trước trên Word và rút gọn câu chữ song vẫn giữ
được tinh thần của bài giảng, qua đó tạo điều kiện cho giáo viên lên lớp không bị
lệ thuộc vào giáo án mà có nhiều thời hơn cho việc tổ chức.
2.Xây dựng ý tưởng sư phạm:
Sinh học 7: Bài 25-Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
Giới thiệu mục đích yêu câu:
Cho học sinh xem tranh ảnh kết hợp với đối chiếu mẫu vật thực tế, xem băng
hình về tập tính chăng tơ và tập tính bắt mồi của nhện nhà và nhện độc, từ đó
định hướng nêu vấn đề để học sinh đi vào chiếm lĩnh kiến thức về đa dạng và
tập tính của nhện.
Giải quyết vấn đề kết hợp với minh họa tranh ảnh độc đáo, kèm theo các sự kiện,
câu hỏi có vấn đề....
Tổ chức học sinh làm việc theo nhóm.
Cuối bài cho học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm nhằm cũng cố kiến thức đã
học.
Sinh học 8: Bài 24 “Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa”
Giới thiệu mục đích yêu câu:
Cho học sinh quan sát ảnh, xem phim minh họa cấu tạo hệ tiêu hóa đối chiếu với
mô hình cấu tạo cơ thể người và tranh để nắm rỏ đặc điểm cấu tạo
Giải quyết vấn đề kết hợp với việc minh họa tranh ảnh độc đáo, kèm theo các sự
kiện câu hỏi có vấn đề...
Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm.
Cuối bài học sinh làm một số bài tập trắc nghiệm nhằm cũng cố kiến thức đã học
3. Chọn lựa những hình ảnh minh họa, các đoạn phim media, các
công cụ mô phỏng quá trình daỵ học ..tùy thuộc vào nội dung bài dạy
6
Sau khi có ý tưởng bản than tôi di tìm kiếm các hình ảnh, âm thanh, đoạn
phim nhằm phục vụ cho bài, chủ yếu tìm kiếm trên mạng Internet , bách khoa…
4. Thiết kế bài dạy trên phần mềm violet 1,5 sau đó tiến hành chiếu thử và
hoàn thiện bài dạy.
Sau khi thử trình chiếu tôi tiến hành lien kết các Slide theo ý đồ sư phạm,
sửa lổi nhỏ và đóng gói lại theo bài.
C.Phân tích kết quả và rút kinh nghiệm:
Đây là bài được xây dựng bằng giáo án điện tử, nên có sự chuẩn bị tốt,
công phu, sưu tầm được nhiều tranh, mẫu vật và đoạn phim làm toát lên nội dung
bài học và gây tò mò hứng thú cho học sinh tìm tòi, học sinh kiểm tra kiến thức
sát với thực tế và đúng với kiến thức chuẩn. Kết quả bài này chuyên môn nhà
trường xếp loại giỏi
Ví dụ: về tranh ảnh, đoạn phim thể hiện ở một số Slide trong bài “Nhện và
sự đa dạng của lớp hình nhện” đem lại hiệu quả cao.
Bản than học sinh vẽ tranh và sưu tầm mẫu vật nhện từ đó tự tìm tòi chiếm
lĩnh kiến thức.
Để học sinh thấy sự đa dạng về lối sống và tập tính cần quan sát nhiều
tranh, đối chiếu mẫu vật chăng tơ mà các em sưu tầm được:
7