Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Gián án Giáo án 5 tuần 19 Khoa-su-dia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.32 KB, 9 trang )

KẾ HOẠCH GIẢN DẠY TUẦN 19
(Từ ngày 03/01/2011 đến ngày 08/01/2011)
Ngày Tiết Buổi Lớp Môn Tên bài dạy
Thứ 2
03/01/2011
2
5
Sáng 5A
5B
Khoa học Dung dịch
Thứ 3
04/01/2011
Thứ 4
05/01/2011
1
2
3
4
Sáng
5D
5C
5A
5B
Lịch sử Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Thứ 5
06/01/2011
1
2
3
5
Sáng


5A
5D
5C
5B
Địa lý Châu Á
Thứ 6
07/01/2011
1
2
Sáng
5B
5A
Khoa học Sự biến đổi hóa học (tiết 1)
- 1 -
KHOA HỌC
BÀI 37: DUNG DỊCH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong SGK trang 76, 77
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một li (cốc) thuỷ tinh, thìa nhỏ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định
2. Bài cũ
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách cát
trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách dầu ăn
ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước

+ Hỗn hợp là gì? Hãy nêu cách tách gạo ra
khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn
- GV nhận xét, cho điểm
3. Bài mới
 Hoạt động 1: Thực hành 1 “Tạo ra
một dung dịch”.
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ:
a) Tạo ra một dung dịch nước đường
(nước muối).
b)Thảo luận các câu hỏi:
+ Để tạo ra dung dịch cần có những điều
kiện gì?
+ Dung dịch là gì?
+ Kể tên một số dung dịch khác mà bạn
biết.
- GV giải thích: Hiện tượng đường không
tan hết là vì khi cho quá nhiều đường hoặc
muối vào nước, không tan mà đọng ở đáy
cốc. Khi đó ta có một dung dịch nước
đường bão hoà.
- GV kết luận: Tạo dung dịch ít nhất có hai
chất một chất ở thể lỏng, chất kia hoà tan
-3 HS trả lời
-Lớp nhận xét
-Các nhóm thực hành
- Đại diện các nhóm nêu công thức pha
dung dịch nước đường (hoặc nước muối)
và trả lời các câu hỏi
- Lớp nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh:
- Có ít nhất 2 chất trở lên. Trong đó phải

có 1 chất ở thể lỏng và chất kia phải hòa
tan được vào trong chất lỏng đó.
+ Dung dịch là hỗn hợp của chất lỏng với
chất rắn hoà tan trong chất lỏng đó.
+ Một số dung dịch khác: Dung dịch nước
và xà phòng, dung dịch giấm và đường
hoặc giấm và muối,…
- Các nhóm nhận xét, xem có cốc nào có
đường (hoặc muối) không tan hết mà còn
đọng ở đáy cốc.
- 2 -
trong chất lỏng.Dung dịch là hỗn hợp của
chất lỏng với chất hoà tan trong nó.
 Hoạt động 2: Thực hành 2
-GV thực hành theo dẫn SGK trang 77
SGK yêu cầu HS quan sát, dự đoán kết quả
thí nghiệm
-Yêu cầu đại diện HS lên thử nếm những
giọt nước đọng trên đĩa
- GV nhận xét, chốt lại: Những giọt nước
đọng trên đĩa không có vị mặn như nước
muối trong cốc vì chỉ có hơi nước bốc lên,
khi gặp lạnh sẽ ngưng tụ lại thành nước,
muối vẫn còn lại trong cốc
 Hoạt động 3: Làm việc với SGK
- GV yêu cầu HS quan sát tranh 3 và trả lời
các câu hỏi sau:
+ Nhận xét và mô tả tranh 3
+ Làm thế nào để tách các chất trong dung
dịch?

+ Trong thực tế người ta sử dụng phương
pháp chưng cất để làm gì?
- GV nhận xét, kết luận: Tách các chất
trong dung dịch bằng cách chưng cất. Sử
dụng chưng cất để tạo ra nước cất dùng cho
ngành y tế và một số ngành khác.
4. Củng cố -dặn dò
-Trò chơi đố bạn (SGK trang 77)
- GV công bố đáp án:
+ Để sản xuất ra nước chưng cất dùng trong
y tế, người ta dùng phương pháp chưng cất
+ Để sản xuất muối từ nước biển, người ta
dẫn nước biển vào các ruộng làm muối.
Dưới ánh nắng mặt trời, nước sẽ bay hơi và
còn lại muối
- Nhắc HS xem lại bài và học ghi nhớ.
- Chuẩn bị: Sự biến đổi hoá học.
- Nhận xét tiết học.
- HS quan sát GV úp đĩa lên một cốc nước
muối nóng khoảng một phút rồi nhấc đĩa
ra
-Dự đoán kết quả thí nghiệm.
-HS nếm thử công bố kết quả
-HS thử giải thích kết quả
-HS quan sát tranh 3 và trả lời
+ Nước từ ống cao su sẽ chảy vào li.
+ Chưng cất.
+ Tạo ra nước cất.
- Nhiều HS tham gia trả lời các câu đố:
+ Để sản xuất ra nước chưng cất dùng

trong y tế, người ta sử dụng phương pháp
nào?
+ Làm cách nào để sản xuất muối từ nước
biển?
_____________________________
LỊCH SỬ
- 3 -
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. MỤC TIÊU:
- Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:
+ Chiến dịch diên ra trong ba đợt tấn công; đơt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm
đồi A 1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
+ Ngày 7-5-1954, bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiếng dịch kết thúc thắng
lợi.
- Trình bài sơ lược ý nghĩa của chiếng thắng Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi,
góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiếng chống thực dân Pháp xâm lược.
- Biến tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiếng dịch: tiêu biểu là anh
hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
+ GV: Bản đồ hành chính VN. Lược đồ phóng to. Tư liệu về chiến dịch Điện Biên
Phủ, phiếu học tập.
+ HS: Chuẩn bị bài. Tư liệu về chiến dịch.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên
giới.
- Hãy nêu sự kiện xảy ra sau năm 1950?
- Nêu thành tích tiêu biểu của 7 anh hùng được
tuyên dương trong đại hội anh hùng và chiến sĩ

thi đua toàn quốc lần thứ I?
- Giáo viên nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 Hoạt động 1: Tạo biểu tượng của chiến
dịch Điện Biên Phủ.
- Giáo viên nêu tình thế của Pháp từ sau thất
bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. Vì
vậy thực dân Pháp đã tập trung 1 lượng lớn với
nhiều vũ khí hiện đại để xây dựng tập đoàn cứ
điểm kiên cố nhất ở chiến trường Đông Dương
tại Điện Biên Phủ nhằm thu hút và tiêu diệt bộ
đội chủ lực của ta, giành lại thế chủ động chiến
trường và có thể kết thúc chiến tranh. (Giáo
viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ)
- Nội dung thảo luận:
- Điện Biên Phủ thuộc tình nào? Ở đâu? Có địa
hình như thế nào?
- Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ
không thể công phá”.
- Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng
pháo đài Điện Biên Phủ?
- Học sinh nêu.
- Học sinh đọc SGK và thảo luận
nhóm đôi.
- Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung
lũng được bao quanh bởi rừng núi.
- Pháp tập trung xây dựng tại đây 1
tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị
vũ khí hiện đại.
- Thu hút lực lượng quân sự của ta tới

đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là
các chốt để án ngữ ở Bắc Đông
- 4 -
- Giáo viên nhận xét.
- Trước tình hình như thế, ta quyết định mở
chiến dịch Điện Biên Phủ.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc
khi nào?
- Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện
Biên Phủ?
- Giáo viên nhận xét + chốt (chỉ trên lượt đồ).
- Rút ra ý nghĩa lịch sử.
 Hoạt động 2: Làm bài tập.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo
nhóm.
N1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng
“tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo
đài” kiên cố nhất của Pháp tại chiến trường
Đông Dương vào năm 1953 – 1954.
N2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng
trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N3: Nêu những sự kiện tiêu biểu, những nhân
vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
N4: Nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện
Biên Phủ.
- Giáo viên nhận xét.
 Hoạt động 3: Củng cố.
- Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Điện Biên
Phủ?

Nêu 1 số câu thơ về chiến thắng Điện Biên.
- Giáo viên nhận xét + tuyên dương.
5. Tổng kết - dặn dò:
- Chuẩn bị: “Ôn tập: 9 năm kháng chiến bảo vệ
độc lập dân tộc.”
- Nhận xét tiết học
Dương.
- Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
- 1 vài nhóm nêu (có chỉ lược đồ).
- Các nhóm nhận xét + bổ sung.
Hoạt động cá nhân.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu.
- Học sinh nêu
- Các nhóm thảo luận, đại diện các
nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét lẫn nhau.
- Thi đua theo 2 dãy.
_____________________________
ĐỊA LÍ
Bài 17: CHÂU Á
I. MỤC TIÊU:
- Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới: Châu Á, châu Mỹ, châu Phi, châu
Đại Dương, châu Nam cực; các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ
Dương.
- Nêu được vị trí giới hạn của châu Á:
+ Ở bán cầu Bắc, trải dài từ cực Bắc tới quá xích đạo, 3 phía giáp biển và đại
dương.
+ Có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới.
- Nêu được một số đặc điểm và địa hình, khí hậu của châu Á:

+ 3/4 diện tích là núi và cao nguyên, núi cao và đồ sộ nhất thế giới.
- 5 -

×