Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đề tài Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc –hiểu tác phẩm kí (chương trình chuẩn lớp 11) theo đặc trưng thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.67 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>QUI ƯỚC VIẾT TẮT GV: Giáo viên HS: Học sinh THPT: Trung học phổ thông GD: Giáo dục PPDH: Phương pháp dạy học. 1 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỌC –HIỂU TÁC PHẨM KÍ (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN LỚP 11) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI. A.PHẦN MỞ ĐẦU. 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể loại là một vấn đề đặt ra từ lâu trong thực tiễn giảng dạy Ngữ văn và vẫn thường là mối băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi của phần lớn giáo viên THPT hiện nay. Điều băn khoăn, suy nghĩ, tìm tòi ấy bắt nguồn từ một ý nguyện rất chính đáng là làm sao cho bộ môn Ngữ văn trong nhà trường ngày càng phát huy mạnh mẽ hiệu lực giáo dục của nó, góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường phổ thông hiện nay. Đọan trích “Vào phủ chúa Trịnh” (trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác) tuy là tác phẩm kí sự nhưng có sự kết hợp rất linh hoạt giữa trần thuật, kể chuyện và bình luận, lại thấm đẫm cảm hứng trữ tình. Vì vậy, khi dạy tác phẩm này, GV phải có ý thức nghiên cứu lí luận về thể kí, biết vận dụng linh hoạt phương pháp giảng dạy một thể loại văn học lấy người thật, việc thật làm đối tượng phản ánh. Thực tế, trong quá trình giảng dạy, một số GV chưa tìm hiểu kĩ về tác phẩm nên đã dạy kí sự giống như truyện ngắn hay tiểu thuyết, không chú trọng đến đặc điểm nổi bật của thể kí là tính chuẩn xác, ghi chép việc thật, người thật. Vì vậy, HS không cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những sự việc, con người có tính tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa của nó. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài ”Kinh nghiệm tổ chức hoạt động dạy đọc - hiểu tác phẩm kí (chương trình chuẩn lớp 11) theo đặc trưng thể loại”, mong muốn việc giảng dạy Đọc-hiểu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của tác giả Lê Hữu Trác đạt kết quả tốt nhất, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông hiện nay.. 2 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 2.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Hoạt động dạy Đọc- hiểu môn Ngữ văn theo đặc trưng thể loại. - Đoạn trích ”Vào phủ chúa Trịnh” . 3PHẠM VI NGHIÊN CỨU. - Khảo sát SGK và chương trình môn Ngữ Văn 11 (chuẩn) ở trường THPT - Thiết kế giáo án Đọc- hiểu tác phẩm kí trong chương trình ngữ văn 11. - Đối chiếu tiến trình dạy học với mục tiêu, phương pháp ở một số tiết dạy thực tế qua 2 lớp 11C3 và 11C5 trường THPT Nguyễn Trung Trực- Hòa Thành –Tây Ninh. 4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: -Đọc tài liệu. -So sánh, đối chiếu kết quả. -Phân tích - tổng hợp.. 3 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B.PHẦN NỘI DUNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN. 1.1 Yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: -. Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới. chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “ Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và thế giới” -. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và giai đoạn 2001.2010 của nước ta đã đề. ra nhiệm vụ “ khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới” -. Thủ tướng chính phủ đã có chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương. trình giáo dục phổ thông, thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa X và chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học và đào tạo 2 giai đoạn ở đại học nêu rõ các yêu cầu, công việc mà bộ Gíao dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành. 1.2 Tầm quan trọng của việc giảng dạy Đọc- hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại: Nói đến thể loại là nói đến tính chỉnh thể trong một tác phẩm văn chương. Đây là vấn đề thuộc hình thức nghệ thuật của tác phẩm, có liên quan khắng khít đến nội dung. Mỗi tác phẩm văn học đều chỉ tồn tại ở một thể tài và biểu hiện chủ yếu tính chất của một loại hình văn học nhất định. Tiếp nhận tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là chìa khoá để khám phá những giá trị đích thực của tác phẩm cùng với sự vận động và phát triển của nền văn học. Vì vậy, cần phải có một phương pháp, một cách thức giảng dạy phù hợp với nó.. 4 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Chương trình và SGK ngữ văn mới đã cung cấp cho HS mỗi thể loại một vài tác phẩm thật tiêu biểu cho thể loại đó (tính mẫu). Mục tiêu và trọng tâm của mỗi bài dạy Đọchiểu đều yêu cầu GV hướng dẫn HS cách phân tích và tiếp nhận tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại. Do đó, việc nắm vững đặc trưng thể loại và lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp là yêu cầu cơ bản đối với người giáo viên Ngữ văn hiện nay.. 2. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Trong chương trình ngữ văn 11, các thể loại như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết chiếm phần lớn, chỉ có một tác phẩm kí là Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác với trích đoạn “Vào phủ chúa Trịnh”. Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy một số GV không làm cho HS cảm thụ được cái hay, cái đẹp của những sự việc, con người có tính tiêu biểu, điển hình và ý nghĩa của tác phẩm. Vì vậy, HS không khắc sâu trong trí nhớ của mình trọng tâm kiến thức và kĩ năng Đọc –hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do GV chưa xác định thể loại và chưa chú ý đến đặc điểm của thể loại tác phẩm. Tình trạng này khiến cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá mang tính rập khuôn, võ đoán. Xa rời bản chất thể loại của tác phẩm chính là xa rời tác phẩm cả về linh hồn và thể xác. Vì thế, xác định thể loại là vấn đề mấu chốt trong việc dạy học tác phẩm văn chương.. 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY ĐỌC-HIỂU ĐOẠN TRÍCH “VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH” (TRÍCH “THƯỢNG KINH KÍ SỰ”) THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI: 3.1 Những yêu cầu của việc dạy đọc-hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”: Kí là là tên gọi chung cho một nhóm thể loại có tính giao thoa giữa báo chí với văn học. Kí viết về cuộc đời thực tại,viết về người thật, việc thật. Người viết kí miêu tả thực tại theo tinh thần của sử học, mẫu hình tác giả kí gần gũi với nhà sử học. Tác giả kí coi trọng việc thuật lại có ngọn ngành và không bao giờ quên miêu tả khung cảnh. Kí bao gồm nhiều thể văn như : bút kí, kí sự, phóng sự, du kí, hồi kí, nhật kí, …Trong số đó kí sự thiên về ghi chép chi tiết, tỉ mỉ sự việc- câu chuyện có thật. Tất nhiên đan xen vào mạch tự sự còn có những đoạn thể hiện nhận xét chân thực, tinh tường của nhà văn trước sự việc.. 5 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Vì vậy, dạy đọc – hiểu kí sự, trước hết phải bám chắc đặc điểm cơ bản của nó là tính xác thực. Khi viết kí, tác giả không hư cấu mà chỉ lựa chọn sắp xếp những sự việc, những con người vốn đã có giá trị điển hình trong cuộc sống để đưa vào tác phẩm. Vì vậy, GV cần lưu ý HS phải có ý thức tìm và thống kê các sự việc, con người được ghi chép (phản ánh hiện thực gì? Có ý nghĩa như thế nào?); phát hiện cách nhìn và thái độ của nhà văn trước hiện thực đó (đồng tình hay phản đối, ca ngợi hay phê phán). Trong Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, quanh cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt của một người thấy thuốc miền quê lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ này (tác giả tuy là “con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa”, từng biết nhiều nơi trong cấm thành, nhưng việc trong phủ chúa thì “chỉ mới nghe nói”) . Trước những cảnh được chứng kiến trong phủ chúa, Lê Hữu Trác không bộc lộ trực tiếp thái độ, nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại đây đó, có thể thấy được phần nào thái độ của người viết: dửng dưng không mảy may rung động trước vật chất giàu sang. Thái độ này cũng gián tiếp cho thấy tác giả không đồng tình với việc hưởng thụ quá mức xa hoa của những người nắm giữ trọng trách quốc gia. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng do đặc điểm này mà tác giả cũng trở thành một nhân vật, một đối tượng cần phân tích khi dạy đọc-hiểu kí. SGK Ngữ văn 11 đã định hướng cho HS tìm hiểu về Lê Hữu Trác như sau: “Cách chẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diển biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?” . Dạy đọc hiểu kí sự cần nghiên cứu kĩ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và có một sự hiểu biết sâu sắc về tác giả. Sự hiểu biết đó giúp chúng ta nắm chắc những tình tiết ghi trong tác phẩm. Cuộc đời, tư tưởng, tình cảm, phong cách của tác giả soi sáng cho chúng ta khi tìm hiểu những sự kiện ghi lại trong tác phẩm. “Thượng kinh kí sự” được Lê Hữu Trác viết nhân chuyến ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán từ năm 1782 đến năm 1783. Đây là thời điểm gần sát với cuộc khủng hoảng của triều Lê_ Trịnh. Trịnh Cán được lập làm thế tử từ tháng 10 năm Tân Sửu (1781), mới 5 tuổi đã đầy bệnh tật. Lê Hữu Trác rời Thăng Long ngày 17 tháng 9, về đến nhà ngày 2 tháng 10 năm Nhân Dần (1782). Ngày 24 tháng 10 diễn ra cuộc kiêu binh nổi loạn, giết chết quan chánh đường (tức Quận Huy Hoàng Đình Bảo) và Trịnh Cán bị phế truất. Biến cố này là cơ sở thực tế cho triết lí được ông đúc kết ở cuối thiên kí sự “giàu sang như mây nổi, những nơi đàn sáo lâu dài trước đây bỗng phút. 6 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> chốc thành gò hoang cồn vắng”, củng cố niềm tin của ông về tính chất tạm bợ của giàu sang và ý nghĩa của cuộc sống bao dung, ngoài vòng danh lợi Những dòng văn miêu tả cảnh giàu sang phú quý trong phủ chúa Trịnh ở đoạn trích chỉ có thể hiểu đúng nếu như ta biết triết lý của ông đối với công danh phú quý. Vì viết kí sự không có quyền hư cấu như viết truyện nên có khi những điển hình của kí sự thường không được tập trung, không nổi vật bằng nhân vật của truyện. Chính vì thế trong khi dạy đọc-hiểu cần phải dẫn dắt để HS nhận thấy giá trị của “những hạt ngọc nguyên chất đó”. Hơn nữa kí sự thường ghi ngắn gọn, vì thế khi giảng phải làm sống lại và mở rộng ý nghĩa của những sự kiện mà tác giả ghi một cách cô đúc. Lời văn trong kí sự thường ngắn gọn, súc tích và giản dị hơn lời văn của truyện. Tác giả chỉ chấm phá vài nét mà có thể tạo dựng được những bức tranh sinh động. Đó là nhờ đôi mắt nhanh nhạy, sắc sảo, cái tài lựa chọn trong vô số sự việc đã quan sát được để rút ra phần chủ yếu nhất. Qua kí sự, GV có thể giúp HS rèn luyện phương pháp quan sát và thể hiện hiện thực, cách chọn chữ, chọn lời để diễn đạt ý kiến một cách gọn gàng chính xác. Kinh nghiệm giảng dạy còn cho thấy, để dạy đọc-hiểu các tác phẩm văn học trung đại, ngoài kiến thức về thể loại, rất cần nhiều kiến thức về văn hóa phương Đông thời trung đại. Trong trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh, Lê Hữu Trác chỉ tả một vài chi tiết quan sát thấy trong phủ chúa rồi mượn thơ để truyền đạt ấn tượng mạnh mẽ của ông trước cảnh phú quý đó: Quê mùa cung cấm chưa quen / Khác nào ngư phủ đào nguyên thuở nào. Tả bữa sáng sang trọng ở phủ chúa, ông viết: “bấy giờ tôi mới biết cái phong vị của nhà đại gia”. Nói khác đi, tác giả xưa không dừng lại ở việc tả thực, tả chi tiết sự vật, đối tượng, điều người xưa quan tâm mà còn truyền đạt ấn tượng, cảm nhận của bản thân mình về sự vật cho người đọc.. 3.2Tiến trình tổ chức hoạt động dạy đọc-hiểu đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” theo đặc trưng thể loại: 3.2.1 Khâu chuẩn bị: Xây dựng hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài cho HS: Trong quan niệm dạy học mới, HS tự làm việc với SGK, tự tiếp nhận, tự phân tích và đánh giá tác phẩm văn học. Phần hướng dẫn học bài trong SGK Ngữ Văn là những hướng dẫn giúp HS biết cách tự tìm hiểu để nắm được những vấn đề nội dung và nghệ thuật cơ bản. 7 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> của một tác phẩm văn học trong chương trình, đồng thời gợi mở thêm cho GV những phương hướng trong việc giảng dạy, khai thác tác phẩm một cách có hiệu quả. Không những thế, hệ thống câu hỏi này còn bao hàm phương pháp kiểm tra, đánh giá người học. Vì thế, GV cần nghiên cứu kĩ hệ thống câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài. Ngoài việc tận dụng tối đa những câu hỏi này, GV có thể nêu một số câu hỏi trọng tâm mà mình đã xác định ở bài mới để HS suy nghĩ và chuẩn bị trước cho bài học sau. Như vậy hệ thống câu hỏi chuẩn bị bài không nhất thiết phải trùng lấp với hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK nhưng cũng không thể thoát li toàn bộ các câu hỏi ấy. Và điều quan trọng là khi tiến hành hoạt động dạy học trên lớp, GV phải thiết kế trình tự hỏi hợp lí, khoa học (đi từ dễ đến khó, đi từ câu hỏi tái hiện đến câu hỏi sáng tạo, câu hỏi nêu vấn đề,…) để HS không cảm thấy xa lạ với những gì mình chuẩn bị sẵn ở nhà và sẵn sàng “hợp tác” với GV. Tùy theo yêu cầu và nội dung của mỗi văn bản mà GV chuẩn bị các phiếu học tập khác nhau trong việc hướng dẫn HS soạn bài. Cụ thể mẫu phiếu học tập văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” như sau: Câu 1: Đọc tiểu dẫn và ghi lại những thông tin cơ bản về tác giả Lê Hữu Trác Những nét chính về Những nét chính về sự Tác phẩm tiêu biểu cuộc đời. nghiệp sáng tác. Câu 2: Giới thiệu ngắn gọn về đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” Thể loại. Vị trí đoạn trích. Nội dung cơ bản. Câu 3: Hãy chia đọan và nêu những ý cơ bản của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” Phần. Từ câu…đến câu….. 1 2. 8 Lop11.com. Ý cơ bản của từng phần.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 3 4 Câu 4: Ghi lại, nhận xét những chi tiết miêu tả quang cảnh và thuật việc ở phủ chúa Trịnh Sâm (theo trình tự miêu tả của tác giả) Các chi tiết miêu tả quang cảnh ở phủ. Nhận xét về cách miêu tả và thuật việc.. chúa Trịnh Sâm. Câu 5: Từ những nhận xét trên, hãy đánh giá thái độ của Lê Hữu Trác khi chứng kiến cảnh sống xa hoa hưởng lạc ở phủ chúa? ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 6: Tìm các chi tiết miêu tả thế tử Trịnh Cán và nơi thế tử ngự Nhận xét cách ghi chép và tài năng quan sát của tác giả? Chi tiết miêu tả. Nhận xét. Câu 7: Đọc kĩ đoạn văn từ “Nhưng theo ý tôi…” đến “Tiểu thần Lê Hữu Trác phụng kê…” Ghi lại cách chuẩn đoán bệnh và chữa bệnh của Lê Hữu Trác?............................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Câu 8: Những suy nghĩ của Lê Hữu Trác trong đoạn văn này giúp ta hiểu thêm điều gì về tài năng và nhân cách Lê Hữu Trác? ................................................................................................................................................. 9 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ Câu 9:Viết một đoạn văn ngắn nhận xét về bút pháp kí sự đặc sắc của Lê Hữuu Trác và thảo luận với nhóm học tập. Ghi lại những nhận xét xác đáng của bạn cùng nhóm để làm tư liệu học tập. ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. 3.2.2 Hoạt động dạy học trên lớp: 3.2.2.1.Hướng dẫn HS tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản: Trước khi bước vào phân tích văn bản Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự Lê Hữu Trác), GV cần lưu ý HS bối cảnh xã hội nước ta nửa cuối thế kỉ XVIII. Lúc bấy giờ, Đàng ngoài cũng như Đàng trong đang chuyển biến quằn quại, giai cấp thống trị suy đốn rõ rệt, chế độ phong kiến đi vào bế tắc, đời sống xã hội ngày càng bần cùng, phong trào khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơi. Sự điên đảo của thời thế đã tác động đến tầng lớp nho sĩ: họ băn khoăn trước thời cuộc. Và mỗi người là một cách giải đáp, thể nghiệm, tìm đường sống, không người nào giống người nào. Lê Hữu Trác phân vân không biết nên ngả về Lê hay theo Trịnh. Trong ông vẫn còn cái gánh “hiếu trung” nặng nề của đạo Khổng nhưng cũng đầy hoài nghi, chán nản công danh. Cuối cùng, ông bỏ tất cả chức tước mà quay về. Ông “tìm nhàn” ở con đường làm thuốc, trở thành danh y nổi tiếng. Chữ lãn (cười) trong tên hiệu Hải Thượng Lãn Ông có ý nghĩa như thế nào cũng là một vấn đề GV cần gợi mở để HS hiểu rõ con người Lê Hữu Trác: ghét danh lợi, nghe thấy hai chữ đó thì “dựng cả tóc gáy lên”, yêu thích núi non cây cỏ, bầu bạn cùng thiên nhiên, chuyên tâm vào việc làm thuốc, chữa bệnh cứu người, viết sách để dạy học trò. 3.2.2.2.Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản: a.Bước tiếp cận – nhận biết Bước này bao gồm các thao tác đọc văn bản, tìm hiểu ngôn từ, kết cấu, mạch văn; hướng dẫn HS nắm cốt truyện – tình tiết, bố cục, hệ thống nhân vật, hình dung ra nhân vật người kể chuyện, các biện pháp nghệ thuật chính trong lời kể… Các thao tác này phần lớn HS được hướng dẫn thực hiện ở nhà. GV nêu yêu cầu, HS dựa vào SGK và các phiếu học. 10 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> tập để trả lời. GV cần quan tâm đến vấn đề chú giải, tìm hiểu từ ngữ khó, tạo thuận lợi cho hoạt động tiếp nhận và tìm hiểu nghĩa văn bản của HS. Đọc diễn cảm là một vấn đề hết sức quan trọng trong viêc khơi gợi cảm xúc, trí tưởng tượng và tạo cho HS tâm lý thâm nhập vào tác phẩm. Mặt khác, thể loại kí thường nói về người thật, việc thật nên đọc diễn cảm càng có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp học sinh bắt đúng cái giọng, cái tình và hiểu được hoàn cảnh, tâm trạng của người viết kí. Đối với tác phẩm “Thượng kinh ký sự” nói chung và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nói riêng, để hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, thấy được ngòi bút kí sự chân thật, sắc sảo của Lê Hữu Trác, GV cần phải hướng dẫn cách đọc cho HS và yêu cầu HS đọc đoạn trích trong SGK. Từ đó, HS sẽ thấy được cách miêu tả chi tiết, sinh động về quang cảnh và những sinh hoạt nơi phủ chúa. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ chúa đã được ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước chân vào thế giới mới lạ này. Ngoài ra, qua tác phẩm, ta thấy được thái độ và cảm nghĩ của tác giả trước những sự việc nơi phủ chúa, tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi bút ghi chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại đâu đó có thể thấy được thái độ của Lê Hữu Trác: không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ chúa và dửng dưng trước những quyến rũ vật chất nơi đây. HS không thể tiếp nhận đầy đủ những thông tin này bằng kể xuôi hay tóm tắt mà phải bằng biện pháp đọc diễn cảm để tiếng nói của nhà văn trở nên gần gũi và tạo được không khí giao cảm với HS. Sau khi đọc diễn cảm, GV cho HS tóm tắt văn bản. “Vào phủ chúa Trịnh” là đoạn trích có bố cục mạch lạc, kể tả theo trình tự thời gian và sự việc, chọn ngôi kể thứ nhất xưng “Tôi”, tái hiện những điều tự viết chứng kiến và cảm nhận. Vì thế, HS có thể tóm tắt theo trình tự: Lí do vào phủ theo lệnh chỉ của chúa - Cảnh mắt thấy, tai nghe trên đường vào phủ chúa (cảnh ngoài – cảnh nội cung) - Khám bệnh và kê đơn. GV cần kết hợp giữa đọc văn bản và tìm hiểu từ khó theo các chú thích. Đối với văn bản này, cần bổ sung tìm hiểu thêm một số từ Hán – Việt khó như: bao lơn (khoảng sàn nhô ra phía ngoài tường có cửa sổ, thị vệ (quân lính bảo vệ kinh thành, cung điện, phủ đệ của vua chúa), phi tần (các vợ nhỏ, cung nữ hầu hạ vua chúa), khải (văn bản của các quan, tường trình lên chúa), phụng kê (theo lệnh mà kê đơn). b. Bước phân tích – đánh giá:. 11 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bước này đòi hỏi ở người GV vốn tri thức văn hóa, văn học, vốn tri thức thể loại vững vàng và kĩ năng vận dụng phương pháp, biện pháp mang tính nghiệp vụ sư phạm cao, biết tổ chức và hướng dẫn để HS nhận biết và chỉ ra được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo không lặp lại của văn bản được phân tích trong sự gắn bó giữa nội dung và hình thức nghệ thuật. Đặt câu hỏi hướng dẫn HS phân tích những yếu tố nội tại của văn bản, GV thực hiện theo trình tự sau: -. Một là yêu cầu HS miêu tả ấn tượng chung, phản ứng tình cảm, cảm xúc chung. của mình về toàn bộ tác phẩm hay trích đoạn tác phẩm như một chỉnh thể nghệ thuật (Phải có cảm thụ tổng hợp về toàn bộ tác phẩm mới có thể đi vào phân tích cụ thể một cách có phương hướng chính xác) -. Hai là gợi ý HS chọn lựa và phân tích những chi tiết quan trọng của tác phẩm. theo định hướng của ấn tượng hay của phản ứng tình cảm, cảm xúc chung về toàn bộ tác phẩm như nói ở trên. Văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” thuộc loại kí sự, ghi chép sự việc có thật nên cần lưu ý cách quan sát tỉ mỉ, kể chuyện chi tiết và ghi lại những cảm nghĩ chân thực của tác giả trước sự việc. GV hướng dẫn HS đọc kết hợp với phân tích các chi tiết “đắt” và nêu cảm nhận để làm nổi bật các vấn đề sau: -. Quang cảnh và những sinh hoạt nơi phủ chúa – Thái độ của tác giả (thể hiện rõ. nhất trong đoạn thơ “Lính nghìn cửa vác đòng nghiêm ngặt…Khác gì ngư phủ đào nguyên thuở nào) -. Cách chẩn đoán, bắt mạch kê đơn cho thế tử Trịnh Cán – Đánh giá tài năng và. y đức của Lê Hữu Trác. -. Nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của tác giả.. Bằng đôi mắt quan sát sắc sảo, Lê Hữu Trác đã quan sát các công trình kiến trúc, cảnh trí qua hình khối, màu sắc, hương thơm, âm thanh để truyền đạt đến người đọc cảm nhận của bản thân. Phải “qua mấy lần cửa” mới tới đường dẫn vào phủ. Đường đi trong phủ chúa thì “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”, khắp nơi thì “người truyền bào rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”; đâu đâu cũng có lính canh cửa. Trong cung thì trang trí toàn những đồ. 12 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> sang trọng, “có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ”, đồ dùng thì toàn sơn son thếp vàng, toàn những thứ “nhân gian chưa từng thấy”… GV cần gợi dẫn và yêu cầu HS tìm và nhận xét được một số chi tiết mà theo các em đó là những chi tiết “đắt”. GV cần tôn trọng cảm nhận riêng của HS, không gò ép HS phải nói theo ý mình. Điều quan trọng là HS phải lí giải và phân tích để bảo vệ ý kiến. Có thể thấy một số chi tiết đặc sắc thể hiện được chủ đề và nhãn quan quan kí sự sắc sảo của tác giả: -. Chi tiết về nội cung thế tử: Tác giả miêu tả đường đi tối om, mấy lần trướng. gấm, quang cảnh xung quanh phòng được miêu tả hết sức chi tiết: phòng rộng, giữa là sập thiếp vàng,… ghế rồng sơn son, màn là che ngang sân, cây nến to cắm trên giá bằng đồng,… Tất cả đã nói lên nguồn gốc căn nguyên của con bệnh, do tù túng, ngột ngạt thiếu khí trời mà ra. -. Chi tiết thầy thuốc “già yếu” trước khi khám bệnh được truyền lạy thế tử để. nhận lại một lời ban tặng từ đứa trẻ 5, 6 tuổi: “Ông này lạy khéo!”. Chi tiết này cùng với lời chú thích về phòng trà của tác giả dường như thấp thoáng chút hài hước. -. Chi tiết “Thánh thương đang ngự” có mấy người cung nhân đứng xúm xít.. Đèn sáp chiếu sáng, làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo dỏ.Xung quanh lấp lánh hương hoa ngào ngạt, tự nó phơi bày hiện thực hưởng lạc nơi phủ chúa mà không cần phải có một lời bình luận nào. -. Các chi tiết nói về quyền lực của quan Chánh đường, ví dụ như điếm “Hậu mã. quân túc trực”, nơi ngồi nghỉ của vị quna này; chi tiết khi quan đến, mọi người đều đứng dậy, rồi ông ngồi trên… Hầu như mọi công việc được kể trong đoạn trích đều do quan Chánh đường quyết định. -. Cách lí giải về bệnh của thế tử Trịnh Cán cho thấy Lê Hữu Trác là một thầy. thuốc giàu kinh nghiệm. Ông hiểu rõ căn bệnh của thế tử, nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay sẽ bị chúa tin dùng, bị công danh trói buộc. Để tránh được chuyện này, cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng vô phạt. Nhưng làm thế trái với y đức, trái lương tâm, phụ lòng ông cha. Hai suy nghĩ này giằng co, xung đột nhau. Cuối cùng, lương tâm, phẩm chất trung thực của người thấy thuốc đã thắng. Tác giả đưa ra những kiến giải hợp lí, thuyết phục, có cách chữa đúng bệnh. Có thể dùng chi tiết này để đánh giá nhân cách Lê Hữu Trác, thái. 13 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> độ của ông đối với danh lợi (Khái niệm danh lợi thường được các nhà nho sử dụng để chỉ việc làm quan. Làm quan có danh vị, lại có lợi – bổng lộc) Để đánh giá thái độ, tình cảm của Lê Hữu Trác, GV cần yêu cầu HS xác định rõ: -. Người kể lại các sự việc là ai? (nhân vật “tôi” - Lê Hữu Trác).. -. Danh tính người đó thế nào? (con một gia đình quý tộc ở làng Liêu Xá, huyện. Đường Hào, từ quan về sống ở quê mẹ - huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh). -. Thái độ của người đó trước quang cảnh nơi phủ chúa (thể hiện gián tiếp thông. qua việc miêu tả, ghi chép) và căn bệnh của thế tử (thể hiện trực tiếp thông qua những suy nghĩ, lời bình). Từ các vấn đề đã phân tích, GV đề nghị HS đưa ra những nhận xét, đánh giá về bút pháp kí sự đặc sắc của tác giả (quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, có những chi tiết điển hình, có sức diễn tả cao tạo nên cái thần của cảnh vật. Sự đan xen giữa kí sự và thơ ca làm cho tác phẩm kí đậm chất trữ tình). c. Bước tổng hợp Đây là bước tổng kết và củng cố nhận thức cơ bản về bài học.Ở bước này GV cần đưa ra những câu hỏi đánh giá về nội dung tư tưởng , nghệ thuật của tác phẩm, câu hỏi ứng dụng để HS có cái nhìn tổng thể về văn bản và từ đó rút ra kết luận, ghi nhớ cần thiết đáp ứng mục tiêu, yêu cầu bài học. Thông qua hệ thống câu hỏi này, GV có thể đánh giá mức độ hiểu bài của HS. Cụ thể, qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, GV có thể đặt câu hỏi tổng kết và củng cố bài như sau: -Giá trị hiện thực của đoạn trích là gì? Qua những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật xưng tôi, có thể nhận xét gì về nhân cách Lê Hữu Trác? -Nhận xét về nghệ thuật miêu tả hiện thực trong đoạn trích ? Cuối mỗi tiết học, GV dành thời gian để củng cố kiến thức. Phương pháp chủ yếu là đưa ra một hệ thống câu hỏi, những bài tập ứng dụng nhằm nâng cao kĩ năng của HS. Với thời gian hạn chế, câu hỏi trắc nghiệm được xem như một giải pháp tối ưu cho hoạt động này.. Đề tài xin được đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập ứng dụng. (Phần phụ lục). 3.Hoạt động ngoài giờ học. 14 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Ngoài việc đọc hiểu văn bản trên lớp, GV cần có kế hoạch cho hoạt động ngoại khóa văn học. Hoạt động này cần sự tham gia của nhiều bộ phận trong nhà trường như giáo viên dạy lớp, giáo viên chủ nhiệm, thư viện, Đoàn thanh niên,… và phải có kế hoạch lâu dài, thường xuyên. Hoạt động ngoài giờ học có thể sử dụng các hình thức như: -. Hội thảo khoa học về các tác giả: (cuộc đời, thân thế và sự nghiệp). -. Thuyết trình hùng biện về tác phẩm. -. Sân khấu hóa trích đoạn. -. Du khảo, hành hương: tổ chức cho HS đi thăm đền thờ Lê Hữu Trác. 4.KẾT QUẢ:. 4.1Thống kê kết quả bài kiểm tra: Sau khi tiến hành các tiết dạy học thực nghiệm, GV kiểm tra kết quả học tập HS bằng các hình thức: Kiểm tra trắc nghiệm 15phút và kiểm tra tự luận 45phút Kết quả như sau: Lớp 11C3: Lớp dạy học thực nghiệm: Lớp. TSHS. 11C3. 50. SL 4. Giỏi TL 8%. Khá SL TL 13 26%. Trung bình SL TL 21 42%. Yếu TL 24%. SL 12. Lớp 11C5: Lớp đối chứng: Lớp 11C5. TSHS 50. Giỏi SL 0. Khá TL. SL 10. TL 20%. Trung bình SL TL 17 34%. Yếu SL TL 23 46%. 4.2Đánh giá kết quả: 4.2.1Đánh giá kết quả qua bài kiểm tra sau giờ học thực nghiệm - Tỉ lệ giỏi ở lớp thực nghiệm ( 11C3) cao hơn so với lớp đối chứng (11C5): 8 %. - Tỉ lệ khá ở lớp thực nghiệm ( 11C3) cao hơn so với lớp đối chứng (11C5): 6 %. - Tỉ lệ TB ở lớp thực nghiệm ( 11C3) cao hơn so với lớp đối chứng (11C5): 8 %. - Tỉ lệ yếu ở lớp thực nghiệm (11C3) thấp hơn so với lớp đối chứng (11C5): 11%.. 15 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Việc tổ chức dạy học đọc – hiểu tác phẩm kí sự theo đặc trưng thể loại, trên nguyên tắc chủ động tích cực, HS được hướng dẫn chuẩn bị bài với môt hệ thống câu hỏi bằng phiếu học tập, GV chú trọng đến việc phát huy tính chủ động sáng tạo của HS, giáo án được thiết kế với những thao tác song phương giữa thầy và trò thì kết quả rất khả quan. 4.2.2 Đánh giá kết quả quan sát, nghiên cứu, tham khảo ý kiến của học sinh sau giờ học thực nghiệm: 4.2.2.1 Qua quan sát giờ học: *Lớp 11C5 (lớp đối chứng) -Phiếu chuẩn bị bài: sử dụng chưa hiệu quả. HS trả lời các câu hỏi có tính chất đánh giá, tổng hợp chưa chính xác ( câu 5, câu 8, câu 9). -Tiến trình giờ dạy: HS phát hiện khá chính xác các chi tiết miêu tả sự việc nhưng chưa nhạy bén trong việc tìm hiểu tái độ của Lê Hữu Trác, đặc biệt là thái độ gián tiếp qua ngòi bút miêu tả sự việc (chỉ có 3 HS phát biểu khi giáo viên đặt câu hỏi: Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước cảnh sống nơi phủ chúa?) *Lớp 11C3 ( thực nghiệm): HS trả lời khá chính xác các vấn đề GV đặt ra trong giờ học. Câu số 8 và 9 trong phiếu học tập được trả lời với nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện cách tư duy độc lập. Với câu hỏi: Trong đọan văn miêu tả cảh xem mạch cho thế tử, theo em những chi tiết nào là đặc sắc nhất? Lí giải vì sao? HS phát hiện nhiều chi tiết khác nhau và lí giải khá thuyết phục, gắn với những hiểu biết về đặc trưng thể kí sự. Phần thảo luận câu hỏi: Bút pháp kí sự của tác giả được thể hiện qua đoạn trích đặc sắc như thế nào? Có người cho rằng đây chỉ là một cuốn sổ tay cá nhân ghi chép các tư liệu về chuyến lên kinh chữa bệnh cho cha con thế tử của danh y Lê Hữu Trác. Ý kiến em thế nào? GV dẫn dắt tốt, HS tích cực tranh luận và đưa ra nhận xét gần với các ý mà giáo án đã chuẩn bị. 4.2.2.2 Qua tham khảo ý kiến của học sinh sau giờ học: Khảo sát 50 HS qua giờ dạy thực nghiệm, kết quả là: -100% HS thích chuẩn bị bài bằng phiếu học tập hơn là cách soạn bài truyền thống: ghi ra vở bài soạn. -Về việc phát biểu ý kiến xây dựng bài: Đa số HS thích trao đổi trong nhóm trước với lí do dễ thổ lộ với bạn cùng lứa những suy nghĩ của mình và của bạn “vừa tầm” với nhau.. 16 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> HS thích được giáo viên động viên và tôn trọng ý kiến cá nhân -Về mức độ tiếp thu bài học: đa số đều cho rằng GV có giọng đọc và giảng truyền cảm sẽ giúp HS dễ thâm nhập tác phẩm hơn. Việc dạy học nêu vấn đề được HS đánh giá là lí thú, nhớ bài lâu. Các câu hỏi do GV đặt ra có tác dụng dẫn dắt HS phát hiện, phân tích, cắt nghĩa và đánh giá.. 17 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> C.PHẦN KẾT LUẬN: 1.Một số vấn đề chung: Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của HS phải được tiến hành đồng bộ từ các nhà quản lí giáo dục cho đến GV và HS. Đặc biệt cán bộ quản lí chịu trách nhiệm trực tiếp việc này cần quan tâm và đặt vấn đề đổi mới PPDH ở đúng tầm của nó trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường. GV cần quán triệt tinh thần, mục tiêu của công cuộc đổi mới PPDH hiện nay. Theo đó, GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ HS., với điều kiện cụ thể của lớp trường, địa phương. Để làm tròn “ sứ mệnh” đó, người GV cần được rèn luyện, bồi dưỡng và có ý thức tự bồi dưỡng kiến thức khoa học cơ bản, những khả năng sư phạm và phương pháp giảng dạy, đặc biệt là biết phối hợp với các phương pháp dạy văn truyền thống với những yêu cầu mới Phương thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS và cách thức đánh giá hiệu quả dạy học của GV cần thiết phải được thay đổi. Hình thức ra đề kiểm tra, đề thi cũng phải thực sự đổi mới trong đó yêu cầu cao hơn về khả năng vận dụng là kĩ năng thực hành 2.Về việc tổ chức hoạt động dạy đọc – hiểu tác phẩm kí sự: Để thực hiên tốt việc tổ chức dạy - học đọc- hiểu tác phẩm kí sự, GV cần phải: -Nắm vững mục tiêu cần đạt trong bài học, thiết kế bài giảng theo hướng tổ chức hoạt động song phương giữa thầy và trò, tạo điều kiện cho HS tự học, khắc phục lối diễn giải dài dòng, sáo rỗng. -GV cần thiết lập một hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài phù hợp với đặc điểm bài học, đặc điểm HS, có hệ thống câu hỏi dẫn dắt, gợi mở để giúp HS tìm kiếm, phát hiện, phân tích đánh giá -Đề kiểm tra phải được thiết kế theo hướng phân loại được HS, đánh giá được mức độ tiếp nhận văn bản theo đúng đặc trưng thể loại và vận dụng kĩ năng đọc hiểu văn bản.. 18 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Nhìn chung, qua kết quả kiểm tra bài dạy thực nghiệm – đối chứng, có thể thấy hoạt động dạy đọc – hiểu tác phẩm kí sự theo đặc trưng thể loại đã mang lại hiệu quả đáng kể. Trong thời lượng không nhiều, với thời gian 2 tiết, GV có thể tổ chức giờ dạy đọc –hiểu văn bản với hàng loạt các thao tác kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả bộ môn Ngữ văn trong giai đoạn hiện nay ở trường THPT Nguyễn Trung Trực cũng như một số trường bạn trong tỉnh Tây Ninh.. 19 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> PHỤ LỤC Thiết kế giáo án Thời gian: ( 2 tiêt). VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH ( trích THƯỢNG KINH KÍ SỰ) LÊ HỮU TRÁC. A. MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được đặc điểm của thể loại kí sự trong văn học Trung đại. - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của Lê Hữu Trác. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí trung đại theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào, trân trọng đối với một danh y tài giỏi của đất nước và ý thức sống trong môi trường trong lành. B.TRỌNG TÂM 1.Kiến thức: Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác qua ngòi bút kí sự chân thực ,sắc sảo về cuộc sống nơi phủ chúa Trịnh. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thể kí trung đại theo đặc trưng thể loại. C. CHUẨN BỊ: 1. GV: Đọc, thiết kế giáo án Tranh Lê Hữu Trác. 2. HS: Đọc, soạn bài D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị học tập của học sinh đầu năm học mới. 3. Bài mới Giới thiệu : Qua Thượng Kinh kí sự, LHT đã ghi chép trung thực và sắc sảo hiện thực cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Để hiểu rõ tài năng, nhân cách của ông cũng như xã hội VN thế kỉ XVIII, chúng ta đi vào tìm hiểu đoạn trích. Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS I.Tìm hiểu những yếu tố ngoài văn bản Dựa vào tiểu dẫn và phiếu học tập, GV yêu cầu HS giới thiệu những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm Thượng kinh kí sự GV giảng thêm về hoàn. NỘI DUNG BÀI HỌC I.TÌM HIỂU CHUNG: 1.Tác giả Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Xiêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên) Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà. 20 Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×