Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.24 KB, 8 trang )

Đề cương sơ bộ môn marketing quốc tế
Đề tài:Chiến lược vươn ra quốc tế của cafe Trung Nguyên
Quan điểm của Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng, doanh nhân không nên chỉ biết kiếm tiền,
mà phải "kiến quốc, lập nghiệp".
Ông biết rằng lịch sử cafe đã có hàng ngàn năm và các tập đoàn cafe thì đã
chế ngự hàng trăm năm vì vậy muốn vươn ra thế giới thì bắt buộc Trung Nguyên
phải có điểm gì đó khác biệt với các hãng cafe đó.Vậy ông đã đưa cafe Trung
Nguyên ra thế giới bằng cách nào
Ông xác định rằng cafe Trung Nguyên phải là một thương hiệu toàn cầu.Điều
đầu tiên đó là bảo đảm chất lượng sản phẩm nhưng không chỉ có vậy
Ông coi cafe là di sản văn hóa thế giới,nó không đơn thuần là chỉ là một loại
đồ uống mà còn là văn hóa nghệ thuật,triết lý sống và khi đem ra thế giới ông
muốn thổi vào sản phẩm cafe của mình linh hồn Việt,văn hóa Việt để cho thế giới
biết được một triết lý mới về cafe đến từ Việt Nam.
Chúng tôi là số 1
A.Tổng quan về thương hiệu Trung Nguyên
Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam,
nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất
đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê
nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập
đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần
cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương
mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành
nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu
và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển
với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam,
hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả
nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia,
Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu


đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh
đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung
tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Với một sức vươn mạnh mẽ,Trung Nguyên đang dần chiếm lĩnh thị trường trong
nước.Và trong một tương lai không xa,với triết lý cafe của mình,Đặng Lê Nguyên Vũ muốn
đưa Trung Nguyên ra tầm thế giới,khẳng định vị thế của Cafe Việt trên trường quốc tế.Và
hôm nay,chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Chiến lược marketing của TRung nguyên để đưa
thương hiệu ,sản phẩm của mình ra thế giới.
B.Phân tích thị trường
I. Môi trường vĩ mô
1. Cục diện ngành cafe trong nước
Ngành cafe Việt Nam tuy đã có những bước phát triển thần kỳ trong thời gian vừa qua
nhưng vẫn còn đó những yếu tố kém bền vững như chủ yếu xuất khẩu cafe nhân,cafe chế
biến và thương hiệu thì vô cùng thấp…Chúng ta vẫn chưa biết khai thác các giá trị về văn
hóa,du lịch,đầu tư,tài chính,kho vận,khoa học kỹ thuật…là những ngành có liên quan mật
thiết đến cafe.
Trong khi đó Đăklăk nói riêng và Việt Nam nói chung có những điều kiện hết sức thuận
lợi để biết ngành cafe trở thành mũi nhọn như lợi thế về vùng đất đắc địa cho cafe,vị thế của
một đất nước xuất khẩu cafe đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng,vị trí địa lý-chính trị thuận
lợi,có tài nguyên thiên nhiên tương đối hoang sơ,phong phú.
2. Cục diện ngành cafe thế giới
Cafe không chỉ đóng vai trò là một ngành nông nghiệp thuần túy mà trên thế giới đã
công nhận thuật ngữ ngành công nghiệp cafe với tổng giá trị giao dịch toàn cầu khoảng 100
tỷ đô la. Cafe cũng là loại hàng hóa cơ bản có giá trị giao dịch toàn cầu đứng thứ hai chỉ sau
dầu lửa. Ngành cafe không chỉ là một ngành sản phẩm nông sản chế biến mà đó còn có các
yếu tố của tài chính, thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, kinh tế tri thức, du lịch sinh thái,
du lịch cafe,…. Chính cafe chứ không phải vàng bạc, đá quý, dầu mỏ là mặt hàng được đầu
cơ nhiều nhất trên thế giới.
Các hãng cafe trên thế giới thuộc thị trường cafe rộng đều chỉ coi cafe như một thứ đồ
uống mang lại lợi nhuận cao, họ không hề chú trọng để phát triển, tăng thêm giá trị gia tăng

của cafe thông qua việc gia tăng các hàm lượng văn hóa, tâm linh; hoặc đưa ra và khẳng định
vai trò như một năng lượng của cafe.
Còn các hãng cafe đặc biệt, vốn được coi là có hàm lượng văn hóa cao, có triết lý cafe
thì hiện tại, họ cũng chỉ đang thực hiện những triết lý hết sức tầm thường. Ngay như, thương
hiệu cafe đang được coi là phát triển mạnh nhất trên thế giới là Starbucks cũng đang dẫn đầu
thị trường chỉ bằng hai quan điểm: quan điểm nơi chốn thứ ba và cam kết cung cấp cà phê
tươi.Tuy nhiên, trên thế giới hiện nay, cũng chưa thấy có một triết lý, một quan điểm cafe
nào có thể vượt qua sự đẫn đầu của Starbucks, từ những thứ mà Việt Nam chúng ta hoàn
toàn có thể làm được.
3.Cafe có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới
Theo thống kê mới nhất, hàng ngày có khoảng 2 tỷ người trên thế giới sử dụng cafe.Có
bao nhiêu nét văn hóa trên thế giới thì cũng có bấy nhiêu những phong cách, những gu
thưởng thức cafe khác nhau.
Quán cafe được ra đời như một tụ điểm cho những sinh hoạt xã hội, trở thành một đặc
trưng quan trọng cho một địa bàn văn hóa nào đó,là nơi giao lưu và trao đổi những tư tưởng
mới.
Như vậy, cafe là có mặt ở khắp mọi nơi tạo ra và hình thành những đặc trưng văn hóa,
nghệ thuật, xã hội rất đa dạng nhưng lại thống nhất vào thuộc tính kích thích sự sáng tạo và
cầu mong sự hài hòa giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.
II. Môi trường vi mô
III. Phân tích đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh điểm yếu của Trung Nguyên
IV. Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
1. Lựa chọn tiêu thức phân đoạn
• Địa lý
Ở những châu lục có những cách, kiểu thưởng thức café khác nhau, được phân theo châu lục.
Do phong tục tập quán,lối sống,và quan niệm khác nhau giữa các vùng miền khác nhau nên
sảm phẩm của Trung Nguyên khá đa đạng và phong phú để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
• Lối sống
 Sống theo ý mình, sống hưởng thụ.
Sống một cách buông thả, tự do, không có chí hướng mà chỉ biết hưởng thụ, sống quá thực

dụng, đua đòi, chạy theo những giá trị ảo...
 Sống có trách nhiệm.
Sống một cuộc sống có mục tiêu để phấn đấu. Biết yêu và quý trọng lấy bản thân mình và
mọi người xung quanh mình. Biết quan tâm và chia sẻ với mọi người nếu có thể. Trong công
việc hay những lĩnh vực khác, nếu mình vô trách nhiệm, hậu quả còn có thể khắc phục được
một phần nào đấy vì đa phần cũng chỉ là thiệt hại về mặt vật chất mà thôi. Nhưng trái tim của
con người khi đã bị tổn thương thì sẽ để lại nỗi đau âm ỉ, dai dẳng không gì xoa dịu được.
• Tuổi
 Giới trẻ
Là những nười năng động, sáng tạo, ưa mạo hiểm. Mông muốn được mở rộng và phát triển
các mối quan hệ.
 Trung tuổi trở lên
Thích một cuộc sống an nhàn, thích hưởng thụ. Họ giành nhiều thời gian hơn cho gia đình.
• Văn hóa
 Nền văn hoá dễ hòa nhập
Thường thì là những nước phát triển, có nền kinh tế mở cửa. Dễ dàng đón nhận những nền
văn hóa du nhập.
 Nền văn hóa khó hòa nhập
Những nước chậm phát triển, có tính bảo thủ lạc hậu. Không ưa thích và đón nhận những
nền văn hóa mới.
• Tâm lý, sở thích
 Có người đến với Trung Nguyên là một niềm đam mê.
 Có người đến với Trung Nguyên để tỉnh táo sáng tạo.
 Có người đến với Trung Nguyên là thói quen.

2. Thị trường mục tiêu
Đối tượng khách hàng là tầng lớp trẻ có lối sống có trách nhiệm, có cá tính hơn, mạnh mẽ
hơn và đang hòa mình vào kỷ nguyên mới đầy sự năng động và sáng tạo. Họ không chỉ ham
chơi, ham vui mà họ còn dành nhiều thời gian vào những công việc mà họ thực sự yêu thích
và tâm huyết. Mong muốn được mở rộng, phát triển mối quan hệ.

Có ba thị trường lớn mà Trung nguyên hướng đến đó là Mỹ, Singapore, Trung quốc.
Vì :
 Đây là ba cửa ngõ của thế giới.
 Có nền kinh tế phát triển và ổn định.
 Mỹ, vì đó là trung tâm chính trị, thông tin, kinh tế của thế giới.
 Trung Quốc là nơi công xưởng của thế giới, láng giềng với Việt Nam thuận tiện cho
việc vận chuyển, có số dân đông nhất thế giới và có nề kinh tế cũng khá là phát triển.
 Singapore, trung tâm tài chính, trung tâm thương mại quan trọng bậc nhất trong khu
vực, hải cảng sầm uất vào hạng nhất trên thế giới và là địa điểm hàng đầu cho việc đầu
tư. Singapore nối kết với tất cả các nơi trên thế giới một cách dễ dàng qua đường biển,
đường hàng không và các phương tiện viễn thông.
Sau đó mở rộng sang các nướ lân cận như EU, Nhật Bản, Thái Lan…..
C.Chiến lược marketing
I. Mục tiêu thị trường.
Mục tiêu lớn nhất của Trung Nguyên là chinh phục cộng đồng người yêu và đam mê café
trên đất nước Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.
II. Chiến lược khác biệt và định vị.
III. Chính sách marketing-mix.
1. Sản phẩm
• Chính sách sản phẩm
 Mục tiêu

×