Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Chương trình GDPT môn Âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 54 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

0


<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI </b>


<b>TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH </b>


<b>MƠN ÂM NHẠC </b>



<b>(Trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1
<b>Người biên soạn: </b>


1. Th.S Lê Anh Tuấn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Chủ biên
chương trình mơn Âm nhạc


2. Th.S Đỗ Thanh Hiên - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2
<b>MỤC LỤC </b>


I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC ... 4


II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ... 5


III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH ... 6


IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT ... 7


V. NỘI DUNG GIÁO DỤC ... 12



VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ... 15


VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ... 46


VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC ... 51


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT


<b>Từ viết tắt </b> <b>Nghĩa đầy đủ </b>


CT
GDPT
GV
HS
SGK
THCS
THPT


Chương trình


Giáo dục phổ thơng
Giáo viên


Học sinh


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4
<b>I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC</b>



<b>1. Vị trí và tên mơn học trong chương trình GDPT </b>


Âm nhạc là loại hình nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn tả cảm xúc, thái
độ, nhận thức và tư tưởng của con người. Âm nhạc là một phần thiết yếu của các
nền văn hố, gắn bó và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Âm nhạc làm
phong phú những giá trị tinh thần của nhân loại, là phương tiện giúp con người
khám phá thế giới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.


Trong nhà trường, giáo dục âm nhạc tạo cơ hội cho học sinh được trải
nghiệm và phát triển năng lực âm nhạc – biểu hiện của năng lực thẩm mĩ với các
thành phần sau: thể hiện âm nhạc, cảm thụ và hiểu biết âm nhạc, ứng dụng và
sáng tạo âm nhạc; góp phần phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu
âm nhạc. Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âm nhạc và
phương pháp giáo dục của nhà sư phạm, giáo dục âm nhạc góp phần phát triển ở
học sinh các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm,
cùng các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo để trở thành những cơng dân phát triển tồn diện về nhân cách, hài hoà
về thể chất và tinh thần.


Trong chương trình GDPT, mơn Âm nhạc là mơn học cốt lõi thuộc nhóm
mơn Giáo dục nghệ thuật. Từ lớp 10 đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn
học thuộc nhóm mơn cơng nghệ và nghệ thuật phù hợp với định hướng nghề
nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân.


<b>2. Vai trị và tính chất nổi bật của mơn học trong giai đoạn giáo dục </b>
<b>cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp </b>


Trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung môn Âm nhạc được phân
chia theo hai giai đoạn.



<i>– Giai đoạn giáo dục cơ bản </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

5


hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền thống.
<i>– Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp </i>


Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề
nghiệp của học sinh. Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng,
nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức
âm nhạc. Những học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp
liên quan có thể chọn học thêm một số chuyên đề học tập. Nội dung giáo dục âm
nhạc giúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết
về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng
dụng kiến thức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những
nghề nghiệp liên quan đến âm nhạc.


<b>3. Quan hệ của môn Âm nhạc với môn học và hoạt động giáo dục </b>
<b>khác </b>


Trong chương trình GDPT, mơn Âm nhạc thuộc nhóm mơn Giáo dục
nghệ thuật. Trong nhóm mơn này, môn Âm nhạc cùng môn Mĩ thuật góp phần
hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung cho học sinh;
đồng thời, thông qua việc trang bị những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản về các
lĩnh vực nghệ thuật, tập trung hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ và phát
hiện, bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật cho học sinh; giáo dục thái độ tôn trọng,
khả năng kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống của
dân tộc trong quá trình hội nhập và giao lưu với thế giới, đáp ứng mục tiêu giáo
dục hài hoà về đức, trí, thể, mĩ cho học sinh.



<b>II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH </b>


Chương trình tập trung phát triển ở học sinh năng lực âm nhạc, biểu hiện của
năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực âm nhạc thông qua nội dung giáo dục với
những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; góp phần phát triển hài
hồ đức, trí, thể, mĩ và định hướng nghề nghiệp cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

6


Chương trình xây dựng những hoạt động học tập đa dạng, với sự phong phú
về nội dung và hình thức, nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích của học sinh; tạo
được cảm xúc, niềm vui và hứng thú trong học tập.


Chương trình vừa bảo đảm những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong
cả nước, vừa có tính mở để phù hợp với sự đa dạng về điều kiện và khả năng
học tập của học sinh các vùng miền.


<b>III. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH </b>


<b>1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình </b>


Chương trình mơn Âm nhạc xác định mục tiêu của mình dựa trên các căn
cứ: mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, đặc điểm của mơn
học, quan điểm xây dựng chương trình, đặc trưng và chức năng của nghệ thuật
âm nhạc, ngồi ra cịn tham khảo về mục tiêu giáo dục âm nhạc của một số
nước.


<b>2. Mục tiêu cụ thể của chương trình </b>
<b>2.1. Mục tiêu chung </b>



Chương trình mơn Âm nhạc giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực
âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt động học
tập đa dạng để trải nghiệm và khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm
xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm
nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình
nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền
thống; có đời sống tinh thần phong phú với những phẩm chất cao đẹp, có định
hướng nghề nghiệp phù hợp, phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc và phát
triển các năng lực chung của học sinh.


<b>2.2. Mục tiêu cấp tiểu học </b>


Chương trình môn Âm nhạc cấp tiểu học giúp học sinh bước đầu làm quen
với kiến thức âm nhạc phổ thông, sự đa dạng của thế giới âm nhạc và các giá trị
âm nhạc truyền thống; hình thành một số kĩ năng âm nhạc ban đầu; nuôi dưỡng
cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc, hứng thú tham gia các hoạt động âm nhạc
phù hợp với lứa tuổi; góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm
chất chủ yếu (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và các năng
lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

7


Chương trình mơn Âm nhạc cấp trung học cơ sở giúp học sinh phát triển
năng lực âm nhạc dựa trên nền tảng kiến thức âm nhạc phổ thông và các hoạt
động trải nghiệm, khám phá nghệ thuật âm nhạc; nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ
và tình yêu âm nhạc; tiếp tục hình thành một số kĩ năng âm nhạc cơ bản, phát
huy tiềm năng hoạt động âm nhạc; nhận thức được sự đa dạng của thế giới âm
nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử, xã hội cùng các loại hình
nghệ thuật khác, hình thành ý thức bảo vệ và phổ biến các giá trị âm nhạc truyền
thống; góp phần phát triển những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được


hình thành từ cấp tiểu học.


<b>2.4. Mục tiêu cấp trung học phổ thơng </b>


Chương trình mơn Âm nhạc cấp trung học phổ thông giúp học sinh phát
triển năng lực âm nhạc, những phẩm chất chủ yếu và năng lực chung đã được
hình thành từ cấp trung học cơ sở; định hình thị hiếu thẩm mĩ; mở rộng hiểu biết
về âm nhạc trong mối tương quan với các yếu tố lịch sử, văn hoá và xã hội, biết
trân trọng và có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phổ biến các giá trị âm nhạc truyền
thống; phát huy tiềm năng hoạt động âm nhạc, vận dụng kiến thức, kĩ năng âm
nhạc vào đời sống; có định hướng nghề nghiệp phù hợp với khả năng của bản
thân.


<b>IV. YÊU CẦU CẦN ĐẠT </b>


<b>1. Căn cứ xác định các yêu cầu cần đạt </b>


Căn cứ để xác định các yêu cầu cần đạt là dựa vào: mục tiêu của chương trình,
đặc điểm của mơn học, quan điểm xây dựng chương trình, đặc trưng và chức
năng của nghệ thuật âm nhạc, đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, điều kiện
và tình hình học tập âm nhạc thực tiễn tại Việt Nam,...


Cơ sở xác định mục tiêu của Chương trình mơn Âm nhạc bao gồm: mục tiêu
của Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, đặc điểm của môn học, quan
điểm xây dựng chương trình, đặc trưng và chức năng của nghệ thuật âm nhạc,
ngồi ra cịn tham khảo mục tiêu giáo dục âm nhạc của một số quốc gia có nền
giáo dục tiên tiến.


<b>2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp chủ yếu của </b>
<b>mơn học trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh </b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

8


Các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm được
hình thành, phát triển ở học sinh thông qua nội dung học tập, cách thức tổ chức
các hoạt động học tập, trải nghiệm, khám phá âm nhạc trong và ngoài nhà
trường. Các tác phẩm âm nhạc ca ngợi lịng u nước, giàu tính nhân văn, có nội
dung giáo dục sâu sắc và hình thức hấp dẫn cùng với phương pháp tổ chức hoạt
động của giáo viên sẽ góp phần tích cực giáo dục học sinh tình yêu quê hương,
đất nước, niềm tự hào về truyền thống của dân tộc; cảm xúc thẩm mĩ, ý thức trân
trọng, giữ gìn, bảo vệ cái đẹp; ý thức học hỏi các nền văn hố; hình thành, phát
triển ở học sinh nhận thức thẩm mĩ trong tu dưỡng bản thân và ứng xử với bạn
bè, thầy cơ, gia đình, cộng đồng và thiên nhiên.


<b>3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của mơn học trong </b>
<b>việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh </b>


Chương trình mơn Âm nhạc góp phần giúp học sinh hình thành và phát
triển những năng lực chung được quy định trong Chương trình tổng thể:


– Năng lực tự chủ và tự học


Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện tập, tìm hiểu các tác phẩm âm nhạc
với nhiều hình thức và thể loại khác nhau; tạo điều kiện để học sinh được trải
nghiệm những hoạt động âm nhạc phong phú; có những định hướng cụ thể giúp
học sinh biết suy ngẫm về bản thân, tự nhận thức và phát huy ưu điểm, sở
trường, khắc phục hạn chế, điều chỉnh hành vi trong học tập và sinh hoạt. Nhờ
đó, học sinh phát triển được vốn sống; có khả năng nhận biết cảm xúc, tình cảm,
sở thích, cá tính và năng lực của bản thân; biết tự chủ để có hành vi phù hợp, có
sự tự tin, tinh thần lạc quan trong học tập và đời sống, không ngừng học hỏi để


tự hoàn thiện.


– Năng lực giao tiếp và hợp tác


Giáo viên tổ chức các hoạt động âm nhạc tập thể, tạo điều kiện cho học
sinh được trải nghiệm trong môi trường giao tiếp rộng rãi và có tính hợp tác cao;
chú trọng phát triển cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Nhờ đó, học sinh biết quan
tâm đến suy nghĩ, tình cảm, thái độ của người khác; biết sống hoà hợp với bạn
bè và cộng đồng.


– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

9


đến khó, giúp học sinh biết đề xuất ý tưởng, tạo ra sản phẩm mới, khơng suy
nghĩ theo lối mịn, hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với lịch sử,
văn hố và các loại hình nghệ thuật khác. Nhờ đó, học sinh biết vận dụng những
kiến thức, kĩ năng đã học để tiếp thu những kiến thức mới, hình thành những kĩ
năng mới, phát huy tiềm năng để tích cực tham gia các hoạt động âm nhạc, phát
hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và đời sống.


<b>4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của mơn học </b>
<b>trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh </b>


Chương trình mơn Âm nhạc tập trung hình thành và phát triển ở học sinh
năng lực âm nhạc, bao gồm các thành phần năng lực sau:


– Thể hiện âm nhạc: biết tái hiện, trình bày hoặc biểu diễn âm nhạc thơng qua
các hoạt động hát, chơi nhạc cụ, đọc nhạc với nhiều hình thức và phong cách.



– Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị
nổi bật, những điều sâu sắc và đẹp đẽ của âm nhạc được thể hiện trong tác phẩm
hoặc một bộ phận của tác phẩm; biết biểu lộ thái độ và cảm xúc bằng lời nói và
ngôn ngữ cơ thể; biết nhận xét và đánh giá về các phương tiện diễn tả của âm
nhạc.


– Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: biết kết hợp và vận dụng kiến thức, kĩ
năng âm nhạc vào thực tiễn; ứng tác và biến tấu, đưa ra những ý tưởng hoặc sản
phẩm âm nhạc hay, độc đáo; hiểu và sử dụng âm nhạc trong các mối quan hệ với
lịch sử, văn hoá và các loại hình nghệ thuật khác.


Yêu cầu cần đạt ở các cấp học:
<b>Thành </b>


<b>phần năng </b>
<b>lực</b>


<b>Cấp tiểu học</b> <b>Cấp trung học cơ </b>


<b>sở</b>


<b>Cấp trung học phổ </b>
<b>thông</b>


<i><b>Thể hiện </b></i>
<i><b>âm nhạc </b></i>


– Bước đầu biết hát
một mình và hát
cùng người khác,


thể hiện đúng giai
điệu và lời ca, diễn
tả được sắc thái và
tình cảm của bài hát.
– Đọc nhạc đúng tên


– Biết hát một mình
và hát cùng người
khác, thể hiện đúng
giai điệu và lời ca,
diễn tả được sắc thái
và tình cảm của bài
hát, biết hát bè đơn
giản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

10
nốt, đọc đúng cao


độ và trường độ.
– Biết chơi nhạc cụ
một mình và cùng
người khác, thể hiện
đúng tiết tấu và giai
điệu.


– Đọc nhạc đúng tên
nốt, cao độ và
trường độ, thể hiện
được tính chất âm
nhạc; biết đánh nhịp


một số loại nhịp.
– Biết chơi nhạc cụ
một mình và cùng
người khác, thể hiện
đúng tiết tấu, giai
điệu và hoà âm đơn
giản.


– Đọc nhạc đúng tên
nốt, cao độ và
trường độ, thể hiện
được tính chất âm
nhạc; biết đánh nhịp
một số loại nhịp.
– Biết chơi nhạc cụ
với hình thức độc tấu
và hồ tấu, thể hiện
đúng tiết tấu, giai
điệu, hoà âm và sắc
thái âm nhạc.


<i><b>Cảm thụ </b></i>
<i><b>và hiểu </b></i>
<i><b>biết âm </b></i>
<i><b>nhạc </b></i>


– Bước đầu cảm
nhận được vẻ đẹp
của tác phẩm âm
nhạc, phân biệt được


sự khác nhau trong
từng thuộc tính âm
nhạc.


– Biết vận động cơ
thể phù hợp với nhịp
điệu.


– Nhận biết được
câu, đoạn trong bài
hát có hình thức rõ
ràng, nhận biết được
sự giống nhau hoặc
khác nhau của các
nét nhạc.


– Bước đầu biết
đánh giá kĩ năng thể
hiện âm nhạc của
bản thân và người


– Cảm nhận được vẻ
đẹp của tác phẩm âm
nhạc; cảm nhận và
phân biệt được các
phương tiện diễn tả
của âm nhạc; nhận
thức được sự đa
dạng của thế giới âm
nhạc và mối liên hệ


giữa âm nhạc với
văn hoá, lịch sử, xã
hội cùng các loại
hình nghệ thuật
khác.


– Vận động cơ thể
phù hợp với nhịp
điệu và tính chất âm
nhạc; biết chia sẻ
cảm xúc âm nhạc với
người khác.


– Nhận biết được
câu, đoạn trong bài


– Cảm nhận và đánh
giá được vẻ đẹp, giá
trị nghệ thuật của tác
phẩm âm nhạc; cảm
nhận và phân tích
được các phương
tiện diễn tả của âm
nhạc và phong cách
trình diễn; nhận thức
được sự đa dạng của
thế giới âm nhạc và
mối tương quan giữa
âm nhạc với các yếu
tố lịch sử, văn hoá


và xã hội.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

11


khác. hát, bản nhạc có hình
thức rõ ràng.


– Biết nhận xét và
đánh giá kĩ năng thể
hiện âm nhạc.


– Nhận biết được
câu, đoạn trong bài
hát, bản nhạc có
hình thức rõ ràng.
– Biết nhận xét và
đánh giá kĩ năng thể
hiện âm nhạc.


<i><b>Ứng dụng </b></i>
<i><b>và sáng tạo </b></i>
<i><b>âm nhạc </b></i>


– Bước đầu biết mô
phỏng, tái hiện một
số âm thanh quen
thuộc trong cuộc
sống; biết lặp lại có
thay đổi mẫu tiết tấu
và giai điệu đơn


giản theo hướng dẫn
của giáo viên.


– Biết làm dụng cụ
học tập đơn giản
theo hướng dẫn của
giáo viên; biết tưởng
tượng khi nghe nhạc
không lời.


– Biết chia sẻ hiểu
biết về âm nhạc với
người khác; biết
biểu diễn các tiết
mục âm nhạc với
hình thức phù hợp.


– Mơ phỏng, tái hiện
được một số âm
thanh quen thuộc
trong cuộc sống; biết
lặp lại có thay đổi
mẫu tiết tấu hoặc
giai điệu theo hướng
dẫn của giáo viên.
– Biết làm dụng cụ
học tập đơn giản;
biết tưởng tượng khi
nghe nhạc không lời.
– Có ý thức bảo vệ


và phổ biến các giá
trị âm nhạc truyền
thống; biết chia sẻ
kiến thức âm nhạc
với người khác, nhận
ra khả năng âm nhạc
của bản thân, bước
đầu định hình thị
hiếu âm nhạc; biết
dàn dựng và biểu
diễn các tiết mục âm
nhạc với hình thức
phù hợp.


– Biết kết hợp và
vận dụng kiến thức,
kĩ năng âm nhạc vào
các hoạt động nghệ
thuật; biết ứng tác
hoặc biến tấu đơn
giản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

12
<b>V. NỘI DUNG GIÁO DỤC </b>


<b>1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình mơn học </b>


Căn cứ để xác định nội dung giáo dục của chương trình là dựa vào: các yêu
cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung, năng lực chuyên môn (năng lực đặc
thù), nội dung giáo dục của Chương trình mơn Âm nhạc hiện hành, điều kiện và


tình hình học tập âm nhạc thực tiễn tại Việt Nam, ngồi ra cịn tham khảo nội
dung giáo dục âm nhạc của một số nước tiên tiến.


<b>2. Nội dung cụ thể của chương trình </b>


<b>2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình </b>
- Nội dung giáo dục được trình bày theo từng lớp để GV dễ dàng nhận ra,
mỗi nội dung được bắt đầu học từ lớp nào, kết thúc ở lớp nào.


- Nội dung cốt lõi gồm hai nhóm: nhóm phát triển kĩ năng âm nhạc và nhóm
cung cấp kiến thức âm nhạc phổ thơng. Trong đó nhóm phát triển kĩ năng gồm
hát, nghe nhạc, đọc nhạc và nhạc cụ; nhóm cung cấp kiến thức gồm lí thuyết âm
nhạc và thường thức âm nhạc.


- Mỗi nội dung lớn được phân chia thành những mạch nhỏ hơn để thuận tiện
cho việc biên soạn SGK và dạy học, ví dụ nội dung hát gồm: bài hát tuổi học
sinh, dân ca Việt Nam, bài hát nước ngoài.


<b>2.2. Định hướng nội dung giáo dục của chương trình </b>
a) Nội dung giáo dục cốt lõi


<b>Nội dung </b> <b>Lớp </b>


<b>1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 </b>


<i><b>Hát</b></i>


Bài hát tuổi học sinh            
Dân ca Việt Nam            
Bài hát nước ngoài            



<i><b>Nghe nhạc</b></i>


Nhạc có lời            


Nhạc không lời            


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

13


<b>Nội dung </b> <b>Lớp </b>


<b>1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 </b>
Giọng Đô trưởng         


Giọng La thứ  


Giọng Son trưởng, Mi thứ, Pha


trưởng, Rê thứ   


<i><b>Nhạc cụ</b></i>


Tiết tấu            


Giai điệu         


Hoà âm       


<i><b>Lí thuyết âm nhạc</b></i>



Kí hiệu âm nhạc và các loại nhịp      


Một số kiến thức cơ bản khác       


<i><b>Thường thức âm nhạc</b></i>


Tìm hiểu nhạc cụ         
Câu chuyện âm nhạc     


Tác giả và tác phẩm      


Hình thức biểu diễn và thể loại


âm nhạc         


Âm nhạc và đời sống       


b) Chuyên đề học tập


<b>Nội dung</b> <b>Lớp </b>


<b>10</b>


<b>Lớp </b>
<b>11</b>


<b>Lớp </b>
<b>12</b>
Chuyên đề 10.1: Hệ thống các hợp âm ba, hợp âm bảy



của điệu thức




Chuyên đề 10.2: Phương pháp xác định giọng và đặt
hợp âm đệm cho ca khúc và bản nhạc




Chuyên đề 10.3: Phương pháp xác định tiết điệu đệm 


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

14


Chuyên đề 11.2: Kĩ năng biểu diễn nhạc cụ 


Chuyên đề 11.3: Kĩ năng chỉ huy 


Chuyên đề 12.1: Phần mềm chép nhạc 


Chuyên đề 12.2: Phần mềm biên tập âm thanh và thu
âm




Chuyên đề 12.3: Phần mềm hoà âm tự động 


<b>2.3. Những nội dung được kế thừa trong chương trình hiện hành </b>
Có 4 nội dung được kế thừa, đó là:


- Hát (chương trình hiện hành gọi là Học hát).



- Đọc nhạc (chương trình hiện hành gọi là Tập đọc nhạc).
- Lí thuyết âm nhạc (chương trình hiện hành gọi là Nhạc lí).


- Thường thức âm nhạc (chương trình hiện hành gọi là Âm nhạc thường thức).
<b>2.4. Những nội dung được tiếp thu từ kinh nghiệm nước ngồi </b>


Có 2 nội dung được được tiếp thu từ kinh nghiệm nước ngồi, đó là:
- Nghe nhạc, gồm 2 mạch nội dung là nghe nhạc có lời và nhạc khơng lời.
- Nhạc cụ, gồm 3 mạch nội dung là nhạc cụ chơi tiết tấu, giai điệu và hoà âm.


<b>3. Những thay đổi cơ bản về nội dung môn học của chương trình </b>
<b>GDPT 2018 so với chương trình hiện hành </b>


a) Giai đoạn giáo dục cơ bản


- Nội dung giáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9, bao gồm những kiến thức và
kĩ năng cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường
thức âm nhạc.


- Thay đổi cơ bản về nội dung là HS được học về nghe nhạc và nhạc cụ.
b) Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp


- Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng, nâng cao về hát,
nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Ngồi ra
cịn có 3 chuyên đề học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

15
<b>VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC </b>



<b>1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình mơn học </b>
Phương pháp giáo dục Âm nhạc của chương trình được xác định bởi các
yếu tố:


- Kế thừa và phát huy những ưu điểm về phương pháp giáo dục trong
chương trình hiện hành.


- Đảm bảo tính hệ thống, nhất quán giữa mục tiêu của chương trình, yêu
cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực chung và những năng lực đặc thù, nội dung
giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục.


- Phù hợp với năng lực của giáo viên, khả năng tiếp thu của học sinh và
điều kiện thực tiễn.


- Tiếp thu kinh nghiệm về phương pháp giáo dục Âm nhạc của một số nền
giáo dục tiên tiến trên thế giới. Các phương pháp này bao gồm:


Phương pháp Dalcroze (người Thụy Sĩ) với trọng tâm là 3 thành tố cơ bản
vận động âm nhạc (eurhythmics), xướng âm (solfege), ứng tấu âm nhạc
(improvisation).


Phương pháp Kodály (người Hungary): môi trường giáo dục âm nhạc phải
tích cực và đầy niềm vui với sự vận dụng đa dạng các bài hát thiếu nhi, đồng
dao, các trò chơi âm nhạc, vận động, và các vũ điệu dân gian; sử dụng hệ thống
âm tên nốt (solfa syllables) và hệ Do chuyển động (movable do), kết hợp với hệ
thống đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay (hand signs) và các âm tiết tấu (rhythm
duration syllables); tư liệu âm nhạc phải chú trọng các tác phẩm âm nhạc cổ điển
có tính nghệ thuật cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

16



Bên cạnh đó, chương trình còn tham khảo các phương pháp dạy học âm
nhạc khác như Suzuki, định hướng giáo dục âm nhạc của Gordon,...


<b>2. Phương pháp giáo dục của chương trình mơn học ở các cấp học </b>
<b>2.1. Định hướng chung </b>


Chương trình môn Âm nhạc thực hiện phương pháp dạy và học theo xu
hướng giáo dục hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
trong học tập và phát triển tiềm năng hoạt động âm nhạc.


Giáo viên chủ động xây dựng môi trường học tập thân thiện để học sinh
có cơ hội giao tiếp, hợp tác, trải nghiệm, tìm tịi kiến thức và phát huy tiềm năng
âm nhạc; linh hoạt kết hợp nhóm phương pháp dạy học dùng lời với nhóm
phương pháp tổ chức hoạt động; tăng cường cho học sinh trải nghiệm và khám
phá nghệ thuật âm nhạc thông qua học trong lớp, xem biểu diễn ca nhạc, tham
quan di sản văn hoá, giao lưu với các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nghệ nhân; dành thời gian
thích hợp cho những học sinh có năng khiếu âm nhạc thực hiện vai trị hạt nhân
và phát triển năng lực âm nhạc cá nhân.


Quá trình phát triển năng lực âm nhạc là quá trình rèn luyện các kĩ năng thực
hành, luyện tập, biểu diễn,... một cách thường xuyên và lâu dài. Vì vậy, trong
mỗi tiết học, giáo viên cần linh hoạt xác định mục tiêu với một số yêu cầu cụ
thể, phù hợp với nội dung và thời lượng dạy học để tập trung hướng dẫn học
sinh thực hành, luyện tập.


<b>2.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp </b>
<b>với những bài học khác nhau ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>


<i>– Cấp tiểu học </i>



Tập trung phát triển cảm xúc thẩm mĩ và tình yêu âm nhạc; lựa chọn các
hoạt động học tập phù hợp với sở thích và nhận thức của học sinh: nghe nhạc,
vận động, chơi các trò chơi, kể chuyện,...; thiết kế các hoạt động trải nghiệm và
khám phá âm nhạc tích hợp trong các nội dung học tập. Học sinh cần được tiếp
cận âm thanh trước khi học kí hiệu âm nhạc, tiếp cận lí thuyết thông qua trải
nghiệm thực hành. Lí thuyết âm nhạc không học tách biệt mà được tích hợp
trong các nội dung hát, nhạc cụ, đọc nhạc. Ở lớp 1, lớp 2, lớp 3 cần chủ yếu sử
dụng phương pháp đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và nốt nhạc hình tượng; từ lớp
4 trở lên cần kết hợp giữa đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay và kí hiệu ghi nhạc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

17


Tập trung phát triển các kĩ năng âm nhạc cơ bản; lựa chọn các hoạt động
học tập phù hợp với hứng thú và nhận thức của học sinh: nghe nhạc, vận
động, đánh giá, phân tích, ứng dụng, sáng tạo,...; thường xuyên củng cố và vận
dụng những kiến thức, kĩ năng đã học; tiếp tục vận dụng phương pháp dạy học lí
thuyết âm nhạc như ở cấp tiểu học.


<i>– Cấp trung học phổ thông </i>


Tập trung nâng cao năng lực âm nhạc, đặc biệt là thể hiện âm nhạc; lựa
chọn các hoạt động học tập phù hợp với sở trường, phong cách cá nhân, phát
triển năng lực tự học; sử dụng kết hợp giữa hệ Đô di động và Đô cố định trong
đọc nhạc và hát; thực hiện phân hóa sâu trong dạy học, tạo điều kiện để
những học sinh có năng khiếu âm nhạc phát huy khả năng của mình.


<b>2.3. Bài soạn minh họa ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>


<i><b>2.3.1. Hướng dẫn soạn giáo án </b></i>


<i><b>a) Cấu trúc của giáo án </b></i>


Giáo án gồm các phần sau:
- Mục tiêu


- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh


- Tiến trình dạy học (các hoạt động dạy học chủ yếu):
+ Ổn định tổ chức


+ Kiểm tra bài cũ (có thể đan xen trong giờ học, khơng nhất thiết vào đầu giờ)
+ Học bài mới


Nếu giờ học chỉ có 1 nội dung thì các hoạt động học tập của HS có thể
được tiến hành theo trình tự như sau: (i) Khởi động bằng hoạt động trải nghiệm;
(ii) Khám phá, hình thành kiến thức mới; (iii) Luyện tập kĩ năng; (iv) Ứng dụng
và sáng tạo trong giải quyết vấn đề.


Nếu giờ học có hai, ba nội dung thì các hoạt động học tập của HS có thể
được tiến hành theo trình tự như sau:


<b>Nội dung 1 </b> <b>Nội dung 2 </b> <b>Nội dung 3 </b>


Hoạt động 1
Hoạt động 2


...


Hoạt động 1
Hoạt động 2



...


Hoạt động 1
Hoạt động 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

18


+ Dặn dò: Những nội dung nào đã học? Những nội dung nào yêu thích?
Những hoạt động nào cần tiếp tục luyện tập? Những điều gì cần chuẩn bị cho
giờ học sau.


<i><b>b) Một số lưu ý khi trình bày giáo án </b></i>


- Mục tiêu của giờ học:


<b>Không nên viết </b> <b>Nên viết </b>


- Mục tiêu riêng về kiến thức, kĩ năng,
thái độ.


- Mục tiêu góp phần hình thành, phát
triển một số năng lực (vì trong một tiết
học rất khó đạt được điều này).


- Mục tiêu căn cứ theo yêu cầu cần đạt
của mỗi nội dung, được trình bày trong
<i>Chương trình giáo dục phổ thông môn </i>
<i>Âm nhạc.</i> Những yêu cầu cần đạt này
đã bao gồm các thành phần năng lực:


thể hiện âm nhạc; cảm thụ và hiểu biết
âm nhạc; ứng dụng và sáng tạo âm
nhạc.


- Mục tiêu quá dài (mặc dù căn cứ theo
yêu cầu cần đạt của mỗi nội dung,
được trình bày trong <i>Chương trình </i>
<i>giáo dục phổ thơng môn Âm nhạc</i>).
- Mục tiêu chung chung, ví dụ: giúp
HS hát hay...


- Mục tiêu cụ thể, ngắn gọn, tập trung
vào một số yêu cầu cần đạt đặc trưng
và quan trọng.


- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Cần ghi sự chuẩn bị của giáo viên và
HS sao cho khả thi, phù hợp và hiệu quả. Sự chuẩn bị cũng phải thống nhất với các
hoạt động dạy học, tránh tình trạng có chuẩn bị nhưng khơng sử dụng hoặc ngược
lại có sử dụng nhưng khơng thấy ghi ra.


<b>Không nên viết </b> <b>Nên viết </b>


Nhạc cụ quen dùng Tên nhạc cụ, ví dụ: trống nhỏ, thanh
phách, song loan.


Organ Đàn phím điện tử


Sắc xơ Tambourine


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

19



- Tiến trình dạy học (các hoạt động dạy học chủ yếu): Đây là trọng tâm
của giáo án, trình bày các nội dung và hoạt động dạy học của giáo viên và HS
theo trình tự thời gian.


Có nhiều hình thức trình bày phần tiến trình dạy học, nhưng thường được
chia thành các ô và các cột. Cách chia ô và cột có ưu điểm là: nếu quan sát theo
chiều dọc, có thể thấy tồn bộ những vấn đề lớn của tiết học, ví dụ như nội dung
dạy học hoặc các hoạt động của giáo viên và học sinh; nếu quan sát theo chiều
ngang, có thể dễ dàng đối chiếu được giữa nội dung dạy học và hoạt động tương
ứng của giáo viên và học sinh trong bất kì thời điểm nào của tiết học.


Dưới đây là ví dụ về một số hình thức trình bày phần tiến trình dạy học,
việc lựa chọn hình thức nào thường được quyết định bởi cấp quản lí như Phịng
Giáo dục và Đào tạo hoặc Hiệu trưởng.


<b>Nội dung (thời gian) </b> <b>Hoạt động </b>


<b>của giáo viên </b>


<b>Hoạt động </b>
<b>của học sinh </b>


<b>Phương tiện </b>
<b>dạy học </b>


... ... ... ...


<b>Thời </b>
<b>gian </b>



<b>Nội dung và các hoạt động </b>
<b>dạy học chủ yếu </b>


<b>Phương pháp, hình thức tổ chức </b>
<b>các hoạt động dạy học tương ứng </b>


<b>Hoạt động </b>
<b>của giáo viên </b>


<b>Hoạt động </b>
<b>của học sinh </b>


... ... ... ...


<b>Hoạt động </b>


<b>của giáo viên </b> <b>Nội dung (thời gian) </b>


<b>Hoạt động </b>
<b>của học sinh </b>


... ... ...


Ngồi những hình thức trình bày như trên, vẫn cịn những cách trình bày
khác, nhưng tất cả đều phải hướng tới mục tiêu là để giáo viên giảng dạy được
dễ dàng và hiệu quả. Khi thiết kế tiến trình dạy học, cần chú ý:


+ Dự tính thời gian cho từng nội dung học tập.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

20


+ Nội dung trọng tâm của tiết học phải được soạn dài và kĩ hơn các nội
dung khác.


+ Dự kiến chỗ khó trong mỗi nội dung (nếu có) và cách giải quyết, ví dụ:
giai điệu nhảy quãng rộng, tiết tấu đảo phách, luyến láy, câu hát dài,...


+ Chú ý đến đặc điểm riêng của tiết học, ví dụ: dạy bài hát quen thuộc sẽ
thực hiện thế nào, dạy bài dân ca, bài hát nước ngồi có gì lưu ý...


+ Thể hiện sự sáng tạo ngay trong giáo án của mình.


+ Tạo điều kiện cho HS được hoạt động và nghỉ ngơi đan xen một cách
hài hoà, học bằng đa giác quan, đa dạng hình thức học tập (cá nhân, cặp, nhóm,
tổ), giúp các em tự khám phá nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp tác nhiều
hơn, sáng tạo nhiều hơn.


+ Không nhất thiết phải trình bày phần tiến trình dạy học theo 5 bước lên lớp
truyền thống (ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố, dặn dò) mà thay
bằng xây dựng các hoạt động học tập để <i>phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, </i>
<i>phát triển tư duy sáng tạo, năng lực tự học</i> của học sinh. Việc kiểm tra bài cũng có
thể đan xen trong cả tiết học chứ không nhất thiết tiến hành từ đầu tiết học.


<i><b>2.3.2. Bài soạn minh hoạ ở cấp tiểu học, THCS </b></i>
<i><b>a) Nghe nhạc </b></i>


<i>Bài tập 1: </i>


HS lắng nghe và vận động theo hướng dẫn:



<b>Âm thanh </b> <b>Vận động </b>


Tiếng trống gõ đều (trường độ nốt
đen): <i>tùng tùng tùng</i>


HS bước nhịp nhàng, tiếng trống gõ mạnh
thì bước mạnh, tiếng trống gõ nhẹ thì
bước nhẹ.


Tiếng trống gõ nhanh (trường độ nốt
móc đơn): <i>cách cách cách cách</i>


HS nhón chân, chạy bước ngắn.


Tiếng trống gõ chậm (trường độ nốt
trắng): <i>tùng cách</i>


HS dang tay, động tác như đang bơi.
Tiếng gõ nhanh hơn (bốn nốt móc


kép) vào thành trống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

21
<i>Bài tập 2: </i>


HS lắng nghe và vận động theo hướng dẫn (mẫu đàn theo phương pháp
Dalcroze):


<b>Âm thanh </b> <b>Vận động </b>



Âm thanh chậm (trường độ nốt trắng) HS dang tay, động tác như đang bơi.
Âm thanh đều đặn (trường độ nốt đen) HS bước nhịp nhàng, không cần theo


một hướng cố định.


Âm thanh nhanh (trường độ nốt móc đơn) HS nhón chân, chạy bước ngắn.
<i>Bài tập 3: </i>


Nghe bản <i>Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ</i> (Mozart) và vận động bằng bốn động
tác: vỗ hai tay trước ngực; chống hai tay vào thắt lưng, giậm đều chân; vỗ hai
tay lên cao; vươn hai cánh tay sang hai bên.


Lần thứ nhất, vận động tuần tự theo bốn động tác trên. Mỗi khi nghe thấy
bản nhạc chuyển sang nét nhạc mới thì thay đổi động tác.


Lần thứ hai, vận động không thực hiện theo tuần tự bốn động tác.
Nguồn tham khảo:


<i>Bài tập 4: </i>


Nghe bản <i>Mùa xuân</i>, trích trong giao hưởng <i>Bốn mùa</i> (Antonio Vivaldi) và
vận động phù hợp với hình tượng âm nhạc (dùng video hoặc tranh ảnh hỗ trợ):


<b>Hình tượng âm nhạc </b> <b>Vận động </b>


Mặt trời lên, hoa nở Vỗ hai tay lên đùi nhịp nhàng


Đàn chim bay lượn Chụm tay lên miệng như chim hót
hoặc dang hai tay như động tác chim


bay


Dòng suối chảy Bàn tay chuyển động nhẹ nhàng như
dòng nước chảy


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

22


Nguồn tham khảo:
<i>Bài tập 5: </i>


Nghe bản <i>In the Hall of the Mountain King</i> (Edvard Grieg) và vỗ tay phù
hợp với tiết tấu.


Chủ đề bản nhạc <i>In the Hall of the Mountain King</i>:


Nguồn tham khảo:
<i>Bài tập 6: </i>


Nghe bản <i>The carnival of the Animals</i> (Camille Saint-Saëns) và vận động
như đàn cá đang bơi trong đại dương.


Nguồn tham khảo:
<i>Bài tập 7: </i>


Nghe bản <i>Baby Elephant Walk</i> (Henry Mancini) và cho biết bản nhạc mô
tả về loài động vật nào?


Nguồn tham khảo:
<i>Bài tập 8: </i>



Nghe bản <i>Flight of the Bumblebee</i> (Rimsky Korsakov) và cho biết bản
nhạc mơ tả về lồi động vật nào?


Nguồn tham khảo:
<i>Bài tập 9: </i>


Nghe bản <i>The Syncopated Clock</i> (Leroy Anderson) và cho biết bản nhạc
mô tả về đồ vật nào?


Nguồn tham khảo:
<i>Bài tập 10: </i>


Nghe bản <i>Asturias</i> (Isaac Albeniz) và cho biết nhạc cụ nào trình diễn?
Nguồn tham khảo:


<i>Bài tập 11: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

23


Nguồn tham khảo:
<i>Bài tập 12: </i>


Nghe bản <i>Clair de lune</i> (Claude Debussy) và cho biết nhạc cụ nào chơi
giai điệu chính?


Nguồn tham khảo:


<i><b>b) Đọc nhạc </b></i>


<i>Bài tập 1: </i>



Đọc nhạc theo nốt nhạc hình tượng:


<i>Bài tập 2: </i>


Đọc nhạc theo nốt nhạc hình tượng:


<i>Bài tập 3: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

24
<i>Bài tập 4: </i>


Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay:


<i>Bài tập 5: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

25
<i>Bài tập 6: </i>


Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay:


<i><b>c) Nhạc cụ </b></i>


<i>Bài tập 1: </i>


Dùng một nhạc cụ (trống nhỏ) đệm cho bài hát:


Ứng dụng đệm cho các bài hát: <i>Múa vui</i> (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước),
<i>Thật là hay</i> (Nhạc và lời: Hoàng Lân), <i>Tiếng chuông và ngọn cờ </i>(Nhạc và lời:
Phạm Tuyên)<i>, Hành khúc tới trường </i>(Nhạc Pháp)<i>, Lá thuyền ước mơ </i>(Nhạc và


lời: Thảo Linh)<i>, Ca-chiu-sa </i>(Nhạc Nga)<i>...</i>


<i>Bài tập 2: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

26
<i>Bài tập 3: </i>


Dùng hai nhạc cụ đệm cho bài <i>Ca-chiu-sa</i> (Nhạc Nga):


<i>Bài tập 4: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

27
<i>Bài tập 5: </i>


Dùng bốn nhạc cụ đệm cho bài <i>Tiếng chuông và ngọn cờ </i>(Nhạc và lời:
Phạm Tuyên):


<i>Bài tập 6: </i>


Chơi tiết tấu bằng body percussion:


Hoặc:


Ứng dụng đệm cho các bài hát: <i>Bài ca đi học </i>(Nhạc và lời: Phan Trần Bảng),
<i>Mời bạn vui múa ca </i>(Nhạc và lời: Phạm Tuyên), <i>Sắp đến tết rồi </i>(Nhạc và lời:
Hoàng Vân)...


<i>Bài tập 7: </i>


Chơi tiết tấu bằng body percussion:



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

28
<i>Bài tập 8: </i>


Chơi tiết tấu bằng body percussion:


Ứng dụng đệm cho các bài hát: <i>Chúc mừng sinh nhật </i>(Nhạc Anh), <i>Đếm sao</i>
(Nhạc và lời: Văn Chung), <i>Con chim non</i> (Dân ca Pháp), <i>Chơi đu</i> (Nhạc và lời:
Mộng Lân)...


<i>Bài tập 9: </i>


Chơi tiết tấu bằng body percussion:


Ứng dụng đệm cho các bài hát: <i>Lung linh ngôi sao nhỏ</i> (Nhạc Pháp), <i>Ước mơ </i>
(Nhạc Trung Quốc),...


<i>Bài tập 10: </i>


Chơi tiết tấu bằng vật dụng sẵn có (cốc nhựa):


-Vỗ hai tay


-Tay trái vỗ xuống mặt bàn


-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn (hoặc cầm bút chì gõ xuống bàn)


Ứng dụng đệm cho các bài hát: <i>Mời bạn vui múa ca </i>(Nhạc và lời: Phạm
Tuyên), <i>Lí cây xanh </i>(Dân ca Nam Bộ), <i>Thật là hay </i>(Nhạc và lời: Hoàng Lân)<i>, </i>
<i>Xòe hoa </i>(Dân ca Thái)<i>, Hoa lá mùa xuân </i>(Nhạc và lời: Hoàng Hà)<i>, Trên ngựa ta </i>


<i>phi nhanh </i>(Nhạc và lời: Phong Nhã)<i>... </i>


<i>Bài tập11: </i>


Chơi tiết tấu bằng vật dụng sẵn có (cốc nhựa):


-Vỗ hai tay


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

29
-Tay phải úp miệng cốc vào lòng tay trái


-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn; tay trái vỗ xuống mặt bàn


Ứng dụng đệm cho các bài hát: <i>Thật là hay</i> (Nhạc và lời: Hoàng Lân)<i>, Múa </i>
<i>vui </i>(Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)<i>, Trên con đường đến trường </i>(Nhạc và lời:
Ngô Mạnh Thu)<i>, Chú ếch con </i>(Nhạc và lời: Phan Nhân)<i>, Chị Ong Nâu và em bé </i>
(Nhạc và lời: Tân Huyền)<i>, Em yêu hồ bình </i>(Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn)<i>, </i>
<i>Thiếu nhi thế giới liên hoan </i>(Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)<i>, Khăn quàng thắp </i>
<i>sáng bình minh </i>(Nhạc và lời: Trịnh Cơng Sơn)<i>, Những bông hoa những bài ca </i>
(Nhạc và lời: Hoàng Long)<i>, Ước mơ </i>(Nhạc Trung Quốc)<i>... </i>


<i>Bài tập 12: </i>


Chơi tiết tấu bằng vật dụng sẵn có (cốc nhựa):


-Vỗ hai tay
-Vỗ hai tay


-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay trái vỗ xuống mặt bàn


-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Vỗ hai tay


-Tay phải cầm cốc lên


-Tay phải cầm cốc úp xuống bàn


-Vỗ hai tay


-Tay phải cầm cốc, lòng bàn tay hướng
về bên phải


-Tay phải úp miệng cốc vào lòng tay
trái


-Tay phải gõ đáy cốc xuống
-Tay phải đưa cốc vào tay trái
-Tay phải vỗ xuống mặt bàn
-Tay trái cầm cốc úp xuống bàn


Ứng dụng đệm cho các bài hát: <i>Long lanh ngôi sao nhỏ </i>(Nhạc Pháp)<i>, Bạn </i>
<i>ơi lắng nghe </i>(Dân ca Tây Ngun), <i>Em u hồ bình </i>(Nhạc và lời: Nguyễn Đức
Toàn)<i>, Em là bông hồng nhỏ </i>(Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn)<i>, Ước mơ </i>(Nhạc
Trung Quốc)<i>, Em vẫn nhớ trường xưa</i> (Nhạc và lời: Thanh Sơn), <i>Lá thuyền ước </i>
<i>mơ</i> (Nhạc và lời: Thảo Linh),...


<i>Bài tập 13: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

30
<i>Bài tập 14: </i>



Chơi giai điệu bằng kèn phím:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

31
Chơi giai điệu bằng kèn phím:


<i>Bài tập 16: </i>


Chơi giai điệu (chỉ gồm 2 nốt) bằng recorder để đệm cho bài <i>Lí cây xanh</i>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

32
Chơi giai điệu bằng recorder:


<i>Bài tập 18: </i>


Chơi giai điệu bằng recorder:


<i>Bài tập 19: </i>


Chơi giai điệu bằng recorder:


<i>Bài tập 20: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

33
<i>Bài tập 21: </i>


Chơi hồ âm kèn phím, recorder và ukulele:


<i>Bài tập 22: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

34
<i>Bài tập 23: </i>


Chơi hồ âm kèn phím, recorder và ukulele:


<i><b>d) Hát </b></i>


<i>Bài tập 1: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

35


Bè trì tục hát đầu tiên và duy trì suốt quá trình:


Bè chính vào sau bè trì tục 4 nhịp.
Bè đuổi vào sau bè chính 4 nhịp.
<i>Bài tập 2: </i>


Hát có bè trì tục và bè đuổi:


Bè trì tục hát đầu tiên và duy trì suốt quá trình:


Bè chính vào sau bè trì tục 8 nhịp.
Bè đuổi vào sau bè chính 4 nhịp.


<i>Bài tập 3: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

36


Bè trì tục hát đầu tiên và duy trì suốt q trình:



Bè chính vào sau bè trì tục 4 nhịp.
<i>Bài tập 4: </i>


Hát có bè hồ âm:


<i>Bài tập 5: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

37


<b>2.4. Phân tích bài soạn minh họa ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>


Phần bài soạn minh họa tập trung vào những nội dung và phương pháp
dạy học mới, đó là:


<b>Tiểu học </b> <b>THCS </b>


- Nghe nhạc (nhạc không lời)


- Đọc nhạc (theo nốt nhạc hình tượng,
theo kí hiệu bàn tay)


- Nhạc cụ (chơi tiết tấu, giai điệu)


- Hát (có 2 hoặc 3 bè đơn giản)
- Nghe nhạc (nhạc không lời)


- Đọc nhạc (theo kí hiệu bàn tay, có 2
hoặc 3 bè đơn giản)


- Nhạc cụ (chơi tiết tấu, giai điệu, hoà


âm)


Trong mỗi nội dung, các bài tập được xếp từ dễ đến trung bình, những bài
mức độ dễ dành cho HS tiểu học, những bài mức độ trung bình dành cho HS
THCS. Riêng nội dung hát có 2 hoặc 3 bè đơn giản chỉ dành cho HS THCS.


Quy trình dạy học nghe nhạc kết hợp vận động thường gồm các bước sau: (i)
GV giới thiệu tên bản nhạc; (ii) GV làm mẫu vận động theo nhạc; (iii) HS nghe và
kết hợp vận động; (iv) HS nghe nhạc và tự sáng tạo những động tác khác.


Quy trình dạy học nghe nhạc để phát triển khả năng cảm thụ thường gồm
các bước sau: (i) GV giới thiệu tên bản nhạc, nêu những yêu cầu cụ thể khi
nghe, ví dụ: Bản nhạc được trình bày bằng hình thức độc tấu hay hồ tấu? Bản
nhạc do loại nhạc cụ nào trình bày? Bản nhạc do mấy nhạc cụ trình bày? (ii) HS
nghe nhạc; (iii) HS trả lời các câu hỏi; (iv) HS nghe hoặc xem đáp án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

38


âm, HS lặp lại; (iii) GV đọc các nốt nhạc hoặc mẫu âm (khơng làm kí hiệu bàn
tay), HS đọc lặp lại kết hợp thể hiện các kí hiệu bàn tay; (iv) GV thể hiện các
nốt nhạc, mẫu âm, câu nhạc... bằng kí hiệu bàn tay (không đọc nhạc), HS đọc
nhạc kết hợp thể hiện các kí hiệu bàn tay.


Trong quá trình hướng dẫn HS luyện tập, GV cũng có thể sử dụng tiếng đàn
thay cho việc đọc nhạc mẫu, hoặc hỗ trợ cho HS lúc ban đầu khi các em còn
chưa đọc đúng về cao độ. Tất cả các kí hiệu đều có thể được thực hiện chỉ bằng
một tay, vì thế nên chọn tay nào thuận tiện hoặc thành thạo hơn để làm việc đó.
GV có thể kết hợp tổ chức một số trò chơi như: Nghe âm thanh của đàn và thể
hiện bằng kí hiệu bàn tay; Một HS thực hiện kí hiệu bàn tay, các bạn khác quan
sát và đọc đúng nhạc; Phát hiện câu nhạc hoặc bản nhạc qua kí hiệu bàn tay;...



Quy trình dạy học nhạc cụ thường gồm các bước sau: (i) GV giới thiệu
tên bản nhạc; (ii) GV chơi nhạc cụ làm mẫu, HS lắng nghe, quan sát và cảm
nhận; (iii) HS luyện tập từng nét nhạc, từng câu; (iv) HS luyện tập cả bài tập; (v)
HS tập biểu diễn theo hình thức cá nhân, cặp, nhóm.


Quy trình dạy học hát có bè thường gồm các bước sau: (i) GV dạy hát
từng bè (từng đoạn hoặc từng phần), giúp HS nắm vững giai điệu. Nếu bè đuổi
thì khơng cần tập riêng, bởi vì giai điệu giống bè chính; (ii) HS luyện tập riêng
từng bè, để hát vững bè; (iii) Ghép các bè, HS điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự
hài hoà, biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.


<b>2.5. Minh họa một số giáo án </b>
<b>2.5.1. Lớp 6 </b>


<b>Nghe nhạc: </b><i><b>Czardas</b></i>


<b>Đọc nhạc: </b><i><b>Ca ngợi Tổ quốc</b></i>


<b>Hát: </b><i><b>Lí kéo chài</b></i>


I. MỤC TIÊU


Sau tiết học, HS có thể:


- Biết tác giả bản <i>Czardas</i> là Vittorio Monti; biết vận động cơ thể hoặc gõ
đệm phù hợp với nhịp điệu bản <i>Czardas</i>.


- Đọc đúng tên nốt; thể hiện đúng cao độ và trường độ đoạn trích bài <i>Ca </i>
<i>ngợi Tổ quốc.</i>



- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài <i>Lí kéo chài</i>; biết hát xướng xô;
hát kết hợp chơi body percussion.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

39
<b>1. Chuẩn bị của GV </b>


- Đàn phím điện tử.


- Máy nghe và bản ghi âm <i>Czardas</i>.


- Thể hiện thuần thục bài đọc nhạc <i>Ca ngợi Tổ quốc</i> bằng kí hiệu bàn tay<i>.</i>
- Đệm đàn và hát chuẩn xác bài <i>Lí kéo chài. </i>


<b>2. Chuẩn bị của HS </b>


- Nhạc cụ gõ: thanh phách, song loan, trống con...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


<b>Nội dung (Thời lượng)</b> <b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


<b>Nghe nhạc: </b><i><b>Czardas</b></i>(8')


- Nghe bản nhạc <i>Czardas </i>của Vittorio
Monti soạn cho violon và piano (4').
- Giới thiệu tác giả của bản nhạc: nhạc
sĩ Vittorio Monti người Italy.


- Mở clip hoặc file
nhạc.



- Thuyết trình.


- Tập trung theo
dõi.


- Tập trung lắng
nghe.


- Trao đổi về bản nhạc:


+ Những nhạc cụ nào tham gia trình
diễn bản nhạc?


+ Nhận xét về sự thay đổi tốc độ giữa
các phần của bản nhạc?


- Đặt các câu hỏi
gợi mở.


- Thảo luận nhóm
và trả lời câu hỏi
của GV.


- Nghe lại Phần II của bản nhạc (phần
có tốc độ Allegro vivace), vận động cơ
thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.


- Hướng dẫn và thị
phạm.



- Thực hiện theo
yêu cầu của GV.
<b>Đọc nhạc: </b><i><b>Ca ngợi Tổ quốc </b></i>(9')


- Đọc gam Đô trưởng. - Sử dụng kí hiệu
bàn tay để hướng
dẫn HS đọc gam.


- Đọc gam theo kí
hiệu bàn tay của
GV.


- Đọc từng nét nhạc của bài <i>Ca ngợi Tổ </i>
<i>quốc </i>(mỗi nét nhạc gồm 2 ô nhịp).


- Sử dụng kí hiệu
bàn tay hướng dẫn
HS đọc nhạc.


- Đọc nhạc theo kí
hiệu bàn tay của
GV.


- Đọc cả bài <i>Ca ngợi Tổ quốc</i> kết hợp
gõ đệm (thanh phách, song loan, trống
con...).


- Chỉ huy hoặc đệm
đàn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

40
<b>Hát: </b><i><b>Lí kéo chài</b></i> (28')


- Giới thiệu bài hát: <i>Lí kéo chài</i> là bài
dân ca Nam Bộ, mô tả cảnh lao động,
sinh hoạt vui tươi của người dân vùng
biển.


- Thuyết trình - Tập trung lắng
nghe.


- Nghe hát mẫu. - Trình bày bài hát
hoặc mở file nhạc
mẫu.


- Tập trung lắng
nghe và nêu cảm
nhận về bài hát.
- Tập hát từng câu và ghép nối các câu


theo lối “móc xích”:
+ Câu 1: <i>Kéo lên... câu ca.</i>
+ Câu 2: <i>Hò ơ... khoan hò.</i>
+ Câu 3: <i>Gió to... khoan hị. </i>
+ Câu 4: <i>Băng qua... hò ơ. </i>


- Hát mẫu mỗi câu
2-3 lần rồi bắt nhịp
cho cả lớp hát. Kết


hợp sử dụng đàn
trong khi dạy. Lưu
ý HS những chỗ
khó. Sửa ngay
những chỗ HS hát
sai (nếu có).


- Tập hát từng câu
theo hướng dẫn
của GV.


- Hát cả bài (chú ý thể hiện sắc thái vui
tươi, rộn ràng).


- Hướng dẫn HS thể
hiện sắc thái của
bài hát. Mở nhạc
đệm và chỉ huy cho
HS hát.


- Hát cả bài theo sự
hướng dẫn và chỉ
huy của GV.


- Luyện tập, biểu diễn


+ Hát theo hình thức “xướng – xơ”
Xướng (lĩnh xướng): <i>Kéo lên thuyền ... </i>
<i>vang hát câu ca </i>



Xơ (hát cả nhóm): <i>Hị ơ</i>


Xướng: <i>Biển khơi thân thiết với ta</i>
Xơ: <i>Khoan hỡi khoan hị</i>


Xướng: <i>Gió to mà mưa lớn</i>
Xơ: <i>Khoan hỡi khoan hị</i>
Xướng: <i>Băng qua sóng trào</i>
Xơ: <i>Ơ hị ơ hị là hị ơ</i>


- Hướng dẫn, phân
cơng nhiệm vụ cho
các bè. Mở nhạc
đệm và chỉ huy cho
HS hát.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

41
+ Hát kết hợp chơi body percussion
theo âm hình tiết tấu:


+ Biểu diễn bài hát theo hình thức
“xướng – xô” hoặc kết hợp chơi body
percussion.


- Hướng dẫn và thị
phạm.


- Chỉ định hoặc gọi
theo tinh thần xung
phong. Nhận xét,


sửa sai (nếu có).


- Luyện tập theo
hướng dẫn của
GV.


- Các nhóm lên
biểu diễn. Các bạn
khác theo dõi và
nhận xét.


<b>2.5.2. Lớp 7 </b>


<b>Ôn tập bài hát: </b><i><b>Cánh én tuổi thơ</b></i>


<b>Nhạc cụ: </b><i><b>Con chim non</b></i>


<b>Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà </b>
I. MỤC TIÊU


Sau tiết học, HS có thể:


- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và thuộc lời bài <i>Cánh én tuổi thơ</i>;
biết hát bè.


- Thể hiện đúng giai điệu, hoà âm bản nhạc <i>Con chim non</i> bằng sáo
recorder, kèn phím và đàn ukulele.


- Nhận biết và thể hiện đúng nhịp lấy đà.
II. CHUẨN BỊ



<b>1. Chuẩn bị của GV </b>
- Đàn phím điện tử.


- Chơi thuần thục 3 bè của bài <i>Con chim non</i> bằng sáo recorder, kèn phím,
đàn ukulele.


<b>2. Chuẩn bị của HS </b>


- Nhạc cụ: sáo recorder, kèn phím và đàn ukulele.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


<b>Nội dung (Thời lượng) </b> <b>Hoạt động của </b>


<b>GV </b>


<b>Hoạt động của </b>
<b>HS </b>


<b>Ôn tập bài hát: </b><i><b>Cánh én tuổi thơ</b></i> (20')
- Ôn lại giai điệu bài hát (chú ý thể hiện
đúng tính chất trữ tình, sâu lắng).


- Mở nhạc đệm
và chỉ huy cho
HS hát. Sửa ngay
những chỗ HS
hát sai (nếu có).


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

42


- Hướng dẫn hát bè (bè hoà thanh ở
đoạn II):


+ Tập từng câu của bè 2.


- Phân chia HS
thành 2 bè.


- Hát mẫu mỗi
câu 2-3 lần rồi
bắt nhịp cho bè 2
hát. Kết hợp sử
dụng đàn trong
khi dạy. Lưu ý
HS những chỗ
khó. Sửa ngay
những chỗ HS
hát sai (nếu có).


- Thực hiện sự
phân chia của
GV.


- Bè 2 tập hát
từng câu theo
hướng dẫn của
GV. Bè 1 lắng
nghe bè 2 hát và
hát thầm bè của
mình.



+ Ghép 2 bè. - Hướng dẫn 2 bè
hát ghép với nhau
từng câu.


- Hát ghép 2 bè
theo hướng dẫn
của GV.


+ Biểu diễn hát bè. - Chỉ định hoặc
gọi theo tinh thần
xung phong.
Nhận xét, sửa sai
(nếu có).


- Các nhóm luyện
tập và lên biểu
diễn. Các bạn
khác theo dõi và


nhận xét.
<b>Nhạc cụ: </b><i><b>Con chim non</b></i><b> </b>


<b>Lí thuyết âm nhạc: Nhịp lấy đà </b>
(25')


- Tìm hiểu bản nhạc <i>Con chim non</i>
soạn cho 3 nhạc cụ hoà tấu (kèn phím
chơi giai điệu chính, sáo recorder chơi
bè hoà âm, đàn ukulele đệm hợp âm) :


+ Đây là bài tập dành cho những nhạc
cụ nào?


+Nhiệm vụ của mỗi nhạc cụ là gì ?


- Đặt các câu hỏi
gợi mở. Nhận xét
(bổ sung) phần
trả lời của HS.


- Thảo luận nhóm
và trả lời câu hỏi
của GV.


- Tìm hiểu về nhịp lấy đà :


+ Bản nhạc <i>Con chim non</i> được viết ở
loại nhịp gì ? Ơ nhịp đầu tiên có đủ số
phách khơng ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

43
+ Ơ nhịp đầu tiên của bản nhạc không
đầy đủ số phách được gọi là nhịp lấy đà.


- Thuyết trình. - Tập trung lắng
nghe.


- Khởi động bằng bài tập luyện ngón:
sáo recorder và kèn phím cùng chơi 5
nốt Son La Si Đô Rê.



- Tập chơi các bè recorder và kèn phím:
+ Chia bài nhạc làm 2 câu, mỗi câu
gồm 4 ô nhịp.


+ Lần lượt hướng dẫn cho từng bè.


- Hướng dẫn và
chỉ huy.


- Chơi mẫu mỗi
câu 1-2 lần.


- Bắt nhịp và chỉ
huy.


- Luyện tập theo
yêu cầu của GV.


- Đọc nhạc theo
tiếng đàn (tiếng
sáo) của GV.
- Chơi nhạc cụ
theo hướng dẫn
của GV.


- Tập chơi bè đệm ukulele.


+ Tập chuyển hợp âm theo sơ đồ: G G
E7 Am C Bm D7 G



+ Tập đệm cho giai điệu bài <i>Con chim </i>
<i>non</i> bằng tiết điệu Valse, theo đúng sơ
đồ hợp âm.


- Chơi mẫu bè
đệm 1-2 lần.
- Hướng dẫn, thị
phạm.


- Bắt nhịp và chỉ
huy.


- Tập trung theo
dõi.


- Luyện tập
chuyển hợp âm.
- Vừa đọc nhạc
vừa đệm đàn.


- Hoà tấu 3 nhạc cụ: - Hướng dẫn và
chỉ huy.


- Luyện tập theo
hướng dẫn của
GV.


+ Chơi lần đầu với tốc độ chậm, những
lần sau tăng dần tốc độ lên.



+ Chú ý điều chỉnh cường độ các bè để
tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù
hợp với tính chất âm nhạc.


- Biểu diễn. - Chỉ định hoặc
gọi theo tinh thần
xung phong.
Nhận xét, sửa sai
(nếu có).


- Các nhóm luyện
tập và lên biểu
diễn. Các bạn
khác theo dõi và


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

44
<b>2.5.3. Lớp 8 </b>


<b>Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Beethoven </b>
<b>Nhạc cụ: </b><i><b>Ode to joy</b></i>


I. MỤC TIÊU


Sau tiết học, HS có thể:


- Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Beethoven;
nhận biết và kể tên được một vài tác phẩm tiêu biểu.


- Thể hiện đúng giai điệu, hoà âm bản nhạc <i>Ode to joy</i> (của nhạc sĩ Beethoven)


bằng sáo recorder, kèn phím và đàn ukulele.


II. CHUẨN BỊ


<b>1. Chuẩn bị của GV </b>
- Đàn phím điện tử.


- Bản ghi âm một vài tác phẩm tiêu biểu của nhạc sĩ Beethoven.


- Chơi thuần thục 3 bè của bài <i>Ode to joy</i> bằng sáo recorder, kèn phím và đàn
ukulele.


<b>2. Chuẩn bị của HS </b>


- Nhạc cụ: sáo recorder, kèn phím và đàn ukulele.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


<b>Nội dung (Thời lượng) </b> <b>Hoạt động của GV Hoạt động của HS </b>


<b>Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ </b>
<b>Beethoven </b>(20')


- Đôi nét về cuộc đời nhạc sĩ
Beethoven:


+ Ông sinh năm 1770, tại thành phố
Bonn, nước Đức trong một gia đình
nhạc sĩ.


+ Học âm nhạc từ sớm và đến 11 tuổi


đã biểu diễn piano điêu luyện.


+ Năm 17 tuổi ông đến thành phố
Vienna, nước Áo lần thứ nhất với mong
muốn được gặp và học âm nhạc ở


- Thuyết trình kết
hợp minh hoạ bằng
hình ảnh, âm thanh.
Đưa ra các câu hỏi
gợi mở để HS cùng
tham gia quá trình
khám phá kiến
thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

45
Mozart.


+ Từ năm 22 tuổi, chủ yếu sống ở
Vienna cho đến cuối đời, ông mất năm
1827.


- Đôi nét về thành tựu âm nhạc của
nhạc sĩ Beethoven:


+ Năm 12 tuổi, ơng có sáng tác đầu tiên
được xuất bản, năm 14 tuổi là nghệ sĩ
chơi đại phong cầm trong dàn nhạc
hoàng gia, đến 15 tuổi bắt đầu nổi danh
là nghệ sĩ piano.



+ Ông sáng tác rất nhiều bản nhạc nổi
tiếng, trong đó có: 9 bản giao hưởng,
32 bản sonata cho piano và nhiều thể
loại âm nhạc khác.


+ Ông được thế giới công nhận là nhà
soạn nhạc vĩ đại và nổi tiếng, có nhiều
ảnh hưởng tới thế hệ sau.


- Nghe một vài trích đoạn và kể tên
được tác phẩm tiêu biểu như <i>Fur Elise</i>,
sonata cho piano: <i>Ánh </i> <i>trăng</i>
(Moonlight), <i>Bình minh</i> (Waldstein),
<i>Khúc đam mê </i> (Appasionata); sonata
cho violon: <i>Mùa xuân</i> (Spring),
<i>Kreutzer</i>...


<b>Nhạc cụ: </b><i><b>Ode to joy</b></i> (25')


- Tìm hiểu bản nhạc <i>Ode to joy </i>soạn
cho 3 nhạc cụ hoà tấu (sáo recorder
chơi giai điệu chính, kèn phím chơi bè
hồ âm, đàn ukulele đệm hợp âm) :
+ Đây là bài tập dành cho những nhạc
cụ nào?


+Nhiệm vụ của mỗi nhạc cụ là gì ?


- Đặt các câu hỏi


gợi mở. Nhận xét
(bổ sung) phần trả
lời của HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

46
- Khởi động bằng bài tập luyện ngón:
sáo recorder và kèn phím cùng chơi 5
nốt Son La Si Đô Rê và nốt Rê thấp.
- Tập chơi các bè recorder và kèn
phím :


+ Chia bài nhạc làm 4 câu, mỗi câu
gồm 4 ô nhịp (câu 1, câu 2 và câu 4 gần
giống nhau).


+ Lần lượt hướng dẫn cho từng bè.


- Hướng dẫn và chỉ
huy.


- Chơi mẫu mỗi câu
1-2 lần.


- Bắt nhịp và chỉ
huy.


- Luyện tập theo
yêu cầu của GV.


- Đọc nhạc theo


tiếng sáo (tiếng
đàn) của GV.


- Chơi nhạc cụ
theo hướng dẫn
của GV.


- Tập chơi bè đệm ukulele.


+ Tập chuyển hợp âm theo sơ đồ: G D7
G D G D7 G D G D G D G D G A7 D7
G D7 G D G.


+ Tập đệm cho giai điệu bài <i>Ode to joy</i>
bằng tiết điệu March, theo đúng sơ đồ
hợp âm.


- Chơi mẫu bè đệm
1-2 lần.


- Hướng dẫn, thị
phạm.


- Bắt nhịp và chỉ
huy.


- Tập trung theo
dõi.


- Luyện tập chuyển


hợp âm.


- Vừa đọc nhạc
vừa đệm đàn.


- Hoà tấu 3 nhạc cụ:


+ Chơi lần đầu với tốc độ chậm, những
lần sau tăng dần tốc độ lên.


+ Chú ý điều chỉnh cường độ các bè để
tạo nên sự hài hoà; biểu lộ cảm xúc phù
hợp với tính chất âm nhạc.


- Hướng dẫn và chỉ
huy.


- Luyện tập theo
hướng dẫn của
GV.


- Biểu diễn. - Chỉ định hoặc gọi
theo tinh thần xung
phong. Nhận xét,
sửa sai (nếu có).


- Các nhóm luyện
tập và lên biểu diễn.
Các bạn khác theo



dõi và nhận xét.
<b>VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC </b>


<b>1. Căn cứ xác định mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của </b>
<b>chương trình mơn học </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

47


đánh giá trong chương trình hiện hành; (iii) Hướng dẫn về đánh giá trong Thông
tư 22 của Bộ GD-ĐT; (iv) Tham khảo kinh nghiệm đánh giá của một số nước tiên
tiến.


<b>2. Mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của chương trình mơn </b>
<b>học </b>


<b>2.1. Mục tiêu đánh giá </b>


Đánh giá kết quả giáo dục trong môn Âm nhạc nhằm cung cấp thông tin
chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương
trình và sự tiến bộ của học sinh; hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động dạy học, quản
lí và phát triển chương trình để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc. Giáo
viên đánh giá phẩm chất và năng lực dựa vào những yêu cầu cần đạt; kết hợp
đánh giá định tính với đánh giá định lượng; chú trọng đánh giá chẩn đoán kết
hợp với đánh giá quá trình học tập, luyện tập, biểu diễn, sáng tạo âm nhạc để
thấy được sự tiến bộ của học sinh về ý thức, về năng lực âm nhạc.


<b>2.2. Căn cứ và nội dung đánh giá </b>


Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy
định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục.


Phạm vi đánh giá bao gồm tồn bộ các mơn học bắt buộc, tự chọn và hoạt động
giáo dục. Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học
sinh.


Nội dung đánh giá là các nội dung dạy học của mơn Âm nhạc, đó là: hát,
nghe nhạc, đọc nhạc, nhạc cụ, lí thuyết âm nhạc, thường thức âm nhạc. Theo đặc
trưng của môn học, GV nên thường xuyên đánh giá các kĩ năng thực hành của
HS thông qua hát, đọc nhạc, nhạc cụ.


<b>2.3. Cách thức đánh giá ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>


– Đánh giá chẩn đoán: sử dụng vào đầu giai đoạn dạy học, nhằm giúp giáo
viên thu thập những thông tin về kiến thức và kĩ năng âm nhạc của từng học
sinh, cũng như những điểm mạnh, những nhu cầu của học sinh, từ đó xây dựng
kế hoạch và phương pháp giáo dục thích hợp.


– Đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

48


tiểu luận hoặc báo cáo,...; và đánh giá khơng chính thức như: tìm hiểu hồ sơ học
tập, quan sát trên lớp, đối thoại, học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng,...
nhằm thu thập những thông tin về quá trình hình thành, phát triển năng lực năng
âm nhạc của từng học sinh.


Đánh giá định kì (đánh giá tổng kết): sử dụng ở cuối học kì, cuối năm học,
cuối cấp học nhằm phối hợp với đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin để
phân loại học sinh và điều chỉnh nội dung, phương pháp giáo dục.


– Đánh giá định tính và đánh giá định lượng



Đánh giá định tính: kết quả học tập được mơ tả bằng lời nhận xét hoặc biểu
thị bằng các chữ cái. Học sinh sử dụng hình thức này để tự đánh giá sau khi kết
thúc mỗi nội dung, mỗi chủ đề; giáo viên sử dụng để đánh giá chẩn đoán và
đánh giá thường xuyên khơng chính thức. Đánh giá định tính được sử dụng chủ
yếu ở cấp tiểu học.


Đánh giá định lượng: kết quả học tập được biểu thị bằng điểm số. Đánh giá
định lượng được sử dụng chủ yếu ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông,
bảo đảm quan điểm phân hoá dần ở các lớp học trên.


<b>2.4. Đề đánh giá minh họa ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>


<i><b>a) Đề kiểm tra hát </b></i>


Đề 1: Trình bày bài hát <i>Lá thuyền ước mơ</i> (Nhạc và lời: Thảo Linh) theo
hình thức tốp ca, vận dụng kiểu hát: nối tiếp, đối đáp, hát có lĩnh xướng.


Đề 2: Trình bày bài hát <i>Tre ngà bên Lăng Bác</i> (Nhạc và lời: Hàn Ngọc
Bích) theo hình thức đơn ca.


Đề 3: Trình bày bài hát <i>Bay cao tiếng hát ước mơ</i> (Nhạc và lời: Nguyễn
Nam) theo hình thức song ca.


Đề 4: Trình bày bài hát <i>Bài học đầu tiên</i> (Nhạc và lời: Trương Xuân Mẫn)
theo hình thức tốp ca, vận dụng hát có lĩnh xướng.


Đề 5: Trình bày bài hát <i>Mái trường mến yêu</i> (Nhạc và lời: Lê Quốc
Thắng) theo hình thức tốp ca, vận dụng hát nối tiếp.



Đề 6: Trình bày bài hát <i>Hành khúc tới trường</i> (Nhạc Pháp) theo hình thức
tốp ca, vận dụng hát đuổi.


<i><b>b) Đề kiểm tra nghe nhạc </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

49


<i>Nghe trích đoạn 8 bài hát và bản nhạc ngắn (thời gian nghe mỗi bản khoảng 1 </i>
<i>phút), đồng thời trả lời các câu hỏi sau: </i>


<b>Câu hỏi </b> <b>Trả lời </b>


Bài số 1: Bài hát được trình bày bằng hình thức
đơn ca hay tốp ca?


Bài số 2: Người hát bài này là nam hay nữ?


Bài số 3: Người hát bài này là trẻ em hay người
lớn?


Bài số 4: Bản nhạc được trình bày bằng hình thức
độc tấu hay hoà tấu?


Bài số 5: Bản nhạc do loại nhạc cụ nào trình bày?
Bài số 6: Bản nhạc do mấy nhạc cụ trình bày?
Bài số 7: Bản nhạc mơ tả về lồi động vật nào?
Bài số 8: Bản nhạc mô tả về đồ vật vật nào?


Thực hiện bài đánh giá này, giáo viên cần lưu nối tiếp 8 bản nhạc thành
một file âm thanh để dễ dàng thao tác.



<i><b>c) Đề kiểm tra đọc nhạc </b></i>


Đề 1: Đọc cao độ gam Đô trưởng kết hợp làm kí hiệu bàn tay.


Đề 2: Đọc cao độ các âm Đơ Mi Son Đơ kết hợp làm kí hiệu bàn tay.
Đề 3: Đọc cao độ gam La thứ.


Đề 4: Đọc cao độ các âm La Đô Mi La.


Đề 5: Đọc nhạc bài <i>Chơi đu</i> (Mộng Lân) kết hợp gõ đệm.


Đề 6: Đọc nhạc trích đoạn bài <i>Ca ngợi Tổ quốc</i> (Hoàng Vân) kết hợp
đánh nhịp.


Đề 7: Đọc nhạc bài <i>Quê hương</i> (Dân ca U-crai-na) kết hợp đánh nhịp.


<i><b>d) Đề kiểm tra nhạc cụ </b></i>


Đề 1: Dùng hai nhạc cụ gõ chơi tiết tấu, đệm cho bài hát <i>Ca-chiu-sa</i>
(Nhạc Nga).


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

50


Đề 3: Chơi tiết tấu bằng body percussion, đệm cho bài hát <i>Niềm vui của </i>
<i>em </i>(Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng).


Đề 4: Chơi tiết tấu bằng vật dụng sẵn có, đệm cho bài hát <i>Xuân về trên </i>
<i>bản</i> (Nhạc và lời: Nguyễn Tài Tuệ).



Đề 5: Chơi tiết tấu bằng vật dụng sẵn có, đệm cho bài hát <i>Ca-chiu-sa</i>
(Nhạc Nga).


Đề 6: Độc tấu kèn phím bài <i>Jingle Bells</i> (Pierpont).


Đề 7: Dùng ukulele chơi giai điệu bài <i>Long lanh ngôi sao nhỏ</i> (Nhạc
Pháp).


Đề 8: Dùng ukulele đệm hợp âm cho bài <i>Scabourough Fair</i> (Nhạc Anh).
Đề 9: Hòa tấu kèn phím, sáo recorder và đàn ukulele bài <i>Em yêu giờ học </i>
<i>hát</i> (Nhạc và lời: Đặng Viễn).


Đề 10: Hịa tấu kèn phím, sáo recorder và đàn ukulele bài <i>Trường làng tôi</i>
(Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu).


<b>2.5. Phân tích đề đánh giá minh họa ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>
- Cần đánh giá kĩ năng chơi nhạc cụ của học sinh, thơng qua hình thức cá
nhân, cặp, nhóm nhỏ...


- Cần kết hợp đánh giá kĩ năng chơi nhạc cụ với các kĩ năng khác, như:
hát, vận động, biểu diễn...


- Cần khuyến khích học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng về kết
quả chơi nhạc cụ bằng lời nhận xét hoặc biểu thị bằng các chữ cái, ví dụ: A+
(xuất sắc); A (tốt); B (khá); C (trung bình)...


- Hạn chế đánh giá kết quả học lí thuyết như một nội dung riêng biệt. Có thể
tích hợp đánh giá về lí thuyết thơng qua thực hành, ví dụ: nghe nhạc để nhận biết về
bản nhạc nhịp



4
4<sub>, </sub>


8


3<sub>; gõ đệm phù hợp với bản nhạc viết ở hai loại nhịp này. </sub>


- Có thể đánh giá việc ghi chép bản nhạc của học sinh, nhưng hạn chế sử
dụng hình thức này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

51


<i>Nghe trích đoạn 10 bài hát và bản nhạc ngắn (thời gian nghe mỗi bản khoảng </i>
<i>1 phút), đồng thời trả lời các câu hỏi sau:</i>


Câu hỏi Trả lời


Bài số 1: Đây là âm thanh của loại nhạc cụ nào?
Bài số 2: Tên bài hát này là gì?


Bài số 3: Ai là tác giả của bài hát này?
Bài số 4: Tên bản nhạc này là gì?


Bài số 5: Ai là tác giả của bản nhạc này?
Bài số 6: Hình thức biểu diễn này gọi là gì?
Bài số 7: Bài hát này thuộc thể loại ca khúc nào?
Bài số 8: Bản nhạc này do mấy nhạc cụ hòa tấu?
Bài số 9: Đây là bài dân ca ở vùng miền nào?


Bài số 10: Tác phẩm này thuộc thể loại âm nhạc nào?



Thực hiện bài đánh giá này, GV cần lưu nối tiếp 10 bản nhạc thành một
file âm thanh để dễ dàng thao tác.


<b>VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC </b>


<b>1. Định hướng thiết bị dạy học ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>


<i><b>a) Thiết bị để dạy học của giáo viên </b></i>


– Nhạc cụ: đàn phím điện tử hoặc piano kĩ thuật số;


– Tư liệu âm nhạc: tranh ảnh về nhạc cụ, tác giả âm nhạc, nghệ sĩ, nghệ
nhân; tranh minh họa câu chuyện âm nhạc; video biểu diễn âm nhạc,...


<i><b>b) Thiết bị để thực hành của học sinh </b></i>


<b>Cấp tiểu học </b> <b>Cấp trung học cơ </b>


<b>sở </b>


<b>Cấp trung học </b>
<b>phổ thông </b>
<b>Nhạc cụ tiết </b>


<b>tấu </b>
(học sinh tất cả


các trường)



Trống nhỏ, song
loan, thanh phách,
tambourine,


triangle, nhạc cụ
tiết tấu phổ biến ở
địa phương, nhạc
cụ gõ tự làm,...


Trống nhỏ, song
loan, thanh phách,
tambourine,


triangle, nhạc cụ
tiết tấu phổ biến ở
địa phương, nhạc
cụ gõ tự làm,...


Trống bongo,
trống cajon,
tambourine, nhạc
cụ tiết tấu phổ biến
ở địa phương, nhạc
cụ gõ tự làm,...
<b>Nhạc cụ giai </b>


<b>điệu </b>


Kèn phím,
recorder, nhạc cụ



Kèn phím,
recorder, ukulele,


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

52


<b>Cấp tiểu học </b> <b>Cấp trung học cơ </b>


<b>sở </b>


<b>Cấp trung học </b>
<b>phổ thơng </b>
(học sinh những


trường
có đủ điều kiện)


giai điệu phổ biến
ở địa phương,...


nhạc cụ giai điệu
phổ biến ở địa
phương,...


recorder, ukulele,
guitar, nhạc cụ giai
điệu phổ biến ở địa
phương,...


<i><b>c) Phịng học bộ mơn </b></i>



Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cần bố trí phịng học riêng cho mơn Âm
nhạc, vị trí cách biệt với các phòng học khác hoặc ở tầng cao nhất để cách âm.
Phòng học Âm nhạc cần sử dụng loại bàn ghế dễ di chuyển, dễ xếp gọn, tạo
không gian cho học sinh vận động, tham gia các hoạt động âm nhạc hoặc biểu
diễn; có tủ, giá để cất giữ các thiết bị dạy học; có bảng viết, các phương tiện
nghe nhìn (máy tính, máy chiếu, màn hình,...), thiết bị phịng cháy và chữa cháy;
có nội quy phịng học.


<b>2. Ví dụ minh hoạ sử dụng một số thiết bị dạy học ở cấp tiểu học, </b>
<b>THCS, THPT </b>


Sử dụng các thiết bị để dạy hát:


<b>Các bước dạy hát </b> <b>Sử dụng thiết bị </b>


Tìm hiểu bài hát GV sử dụng tranh ảnh về bài hát, về tác giả để giới thiệu
bài hát.


Đọc lời ca Sử dụng bản nhạc được phóng to (hoặc SGK) để HS đọc
lời.


Nghe hát mẫu GV đệm đàn (phổ biến nhất là đàn phím điện tử) và hát
mẫu; hoặc cho HS xem video bài hát.


Khởi động giọng GV sử dụng đàn chơi các mẫu âm để HS khởi động giọng.
Tập hát từng câu GV sử dụng đàn chơi giai điệu từng câu hát để giúp HS


hát đúng cao độ, trường độ.
Hát cả bài GV đệm đàn cho HS hát cả bài.


Luyện tập, biểu


diễn


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

53


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, <i>Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương trình </i>
<i>tổng thể</i>, 2018.


2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, <i>Chương trình giáo dục phổ thông môn Âm nhạc</i>,
2018.


3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, <i>SGK Âm nhạc</i> và <i>SGV Âm nhạc</i> hiện hành, từ 2002
đến 2006.


4. Lê Anh Tuấn, <i>Phương pháp dạy học Âm nhạc ở tiểu học và trung học cơ sở</i>,
NXB Đại học Sư phạm, 2010.


5. Lê Anh Tuấn, Đỗ Thanh Hiên, Hồ Ngọc Khải, <i>Hướng dẫn dạy học mơn Nghệ </i>
<i>thuật tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông mới- Phần Âm nhạc</i>, NXB
Đại học Sư phạm, 2019.


6. <i>Recorder (musical instrument)</i>,



7. <i>List of percussion </i>instruments,




8. <i>Melodica information everyone needs to know</i>,


</div>

<!--links-->
Xây dựng mô hình sách giáo viên môn toán trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực người học
  • 13
  • 452
  • 0
  • ×