Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ÔN TẬP KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.36 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1


<b>ÔN TẬP KĨ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ </b>


<b>VIỆT NAM </b>



Để sử dụng Atlat trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:


<b>1. HS nắm vững các kí hiệu, ước hiệu của bản đồ (ở trang kí hiệu chung và từng trang của tập </b>
Atlat)


<b>2. Biết tìm hiểu đặc điểm và sự phân bố của từng đối tượng địa lí tự nhiên, dân cư, KT – XH </b>
<b>trên từng trang Atlat </b>


- Nhận biết và đọc được tên của đối tượng


- Xác định được phương hướng, khoảng cách, kích thước, hình thái, vị trí,… của đối tượng
- Mô tả được đặc điểm và sự phân bố của đối tượng trên bản đồ


- Xác định được mối quan hệ của các đối tượng trên bản đồ
<b>3. Biết khai thác biểu đồ và lược đồ của từng ngành </b>


- Thông thường mỗi lược đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 3 biểu đồ thể hiện <i>tình hình phát triển</i>
của ngành như: sự tăng, giảm về giá trị sản xuất, sự thay đổi cơ cấu… HS phải biết cách phân tích
các biểu đồ (chủ yếu là nhận xét hay xử lí số liệu từ biểu đồ) trong các trang Atlat có liên quan đến
nội dung bài học.


Ví dụ: Khai thác biểu đồ Sản lượng thủy sản cả nước qua các năm (Atlat trang thủy sản)
cho nội dung Tình hình phát triển ngành thủy sản: HS phải biết nhận xét sự thay đổi tổng sản
lượng thủy sản, trong đó có sự thay đổi sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng thủy sản nuôi
trồng; phải biết xử lí số liệu và nhận xét sự thay đổi cơ cấu sản lượng thủy sản, trong đó có sự thay
đổi tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác và tỷ trọng sản lượng thủy sản nuôi trồng.



- Các lược đồ thường thể hiện <i>sự phân bố</i> của các đối tượng địa lí tự nhiên, dân cư, KT – XH. HS
phải biết xác định sự phân bố và nhận xét đặc điểm phân bố của các đối tượng.


Ví dụ: Khai thác lược đồ Du lịch HS phải xác định được sự phân bố và đặc điểm phân bố
từng tài nguyên du lịch, các trung tâm du lịch,….


<b>4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlat </b>


- Tất cả các câu hỏi đều có u cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu nói rõ ngành
đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng bản đồ của Atlas để
trả lời.


- Tất cả các câu hỏi có u cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá trình phát triển của
ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu đồ của Atlas, thay cho việc
phải nhớ các số liệu trong SGK.


<b>5. Biết sử dụng 1 hay nhiều trang Atlat cho 1 câu hỏi </b>


Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ đó xác định
những trang bản đồ Atlas cần thiết.


- Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlat như:
+ Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:
+ Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ?
+ …..


- Những câu hỏi dùng nhiều bản đồ hay nhiều trang Atlat để trả lời như:


+ Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như: Đánh giá tiềm năng phát triển


công nghiệp (dùng bản đồ địa hình, bản đồ khống sản, bản đồ dân cư, bản đồ nông nghiệp...)
+ Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như: vùng ĐBSH (dùng bản đồ vùng
ĐBSH, bản đồ đất, bản đồ sơng ngịi, bản đồ khống sản, …)


+ …..


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2


</div>

<!--links-->

×