Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ad Scheepbouwer - Người đưa tập đoàn KPN ra khỏi biển nợ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.55 KB, 4 trang )

Ad Scheepbouwer - Người đưa tập đoàn KPN ra khỏi biển nợ

Sau khi được tư nhân hoá, tưởng rẳng KPN tập đoàn viễn thông khổng lồ của Hà Lan - sẽ
tiếp tục phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường. Nhưng cùng với thời gian, KPN
hoạt động ngày càng tồi tệ với một núi nợ khổng lồ lên đến 23 tỉ Euro vào cuối năm 2001.
Việc cứu tập đoàn khỏi phải phá sản là gần như vô vọng.
Các cổ đông của KPN chán nản và mất hết niềm tin vào Ban lãnh đạo. Chỉ đến khi Ad
Scheepbouwer về làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành của KPN từ 1/1/2002 thì hi
vọng mới được nhen nhóm lên.
Và trên thực tế, dưới sự quản trị, điều hành của Ad Scheepbouwer, KPN như được hồi sinh
lại từng ngày. Chưa bao giờ tập đoàn KPN lại kinh doanh hiệu quả như hiện nay. Mới chỉ
sau hai năm, Ad Scheepbouwer đã làm được một kỳ tích, giảm được số nợ của mình xuống
còn 8,3 tỉ Euro.
Ad Scheepbouwer, người Hà Lan, năm nay chưa đến 60 tuổi nhưng đã có thâm niên đi làm
trên 40 năm. Khác với nhiều nhà quản lý thành đạt khác, ông không phải là người được
đào tạo bài bản. Thậm chí ông cũng không được học hành đến nơi đến chốn từ nhỏ.
Chưa đầy 16 tuổi, Ad Scheepbouwer đã thôi học để đi làm. Ông đã kiếm cho mình và gia
đình những đồng Gulden đầu tiên từ công việc bồi bàn của một quán rượu bên bờ hải cảng
Rotterdam nổi tiếng. Sau đó ít năm, ông đi làm thợ cho hãng vận tải Pakhoed cũng tại
thành phố Rotterdam. Cũng từ đây, ông đã thể hiện ý chí và nghị lực của mình.
Tự ý thức được những thiếu hụt về kiến thức, Ad Scheepbouwer tối nào cũng chăm chỉ đi
học. Ngày làm đêm đi học, ông học hết khoá này đến khoá khác, xong môn này lại tiếp
môn kia. Đồng thời, trong công việc, ông cũng được thử thách ở rất nhiều vị trí khác nhau.
Cho đến ngày Ad Scheepbouwer được coi là niềm hi vọng để cứu con tàu KPN đang chìm
trong biển nợ. Ad Scheepbouwer đã dũng cảm nhận việc chèo lái KPN đúng vào thời kỳ
khó khăn nhất của tập đoàn. Có thể nói đây là nhiệm vụ khó khăn nhất trong các công việc
mà Ad Scheepbouwer đã trải qua.
Cứng rắn và quyết liệt cải tổ
Thực ra, Ad Scheepbouwer không phải là người xa lạ với KPN. Ông đã làm cho KPN từ
năm 1992, khi KPN còn ở chung với công ty bưu điện (TPG) trong cùng Tổng công ty bưu
chính viễn thông Hà Lan.


Trước khi về làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của KPN, Ad Scheepbouwer đang làm
Chủ tịch điều hành của tập đoàn bưu điện Hà Lan (TPG). Đây cũng là một công ty Nhà
nước được cổ phần hoá. Ad Scheepbouwer được biết đến và thừa nhận là một nhà quản lý
tài ba khi đã có công rất lớn trong việc củng cố và khẳng định vị thế của tập đoàn trên thị
trường.
Đặc biệt, uy tín của Ad Scheepbouwer đã vượt ra xa khỏi biên giới Hà Lan khi tập đoàn
bưu điện do ông đứng đầu niêm yết thành công trên thị trường chứng khoán.
Từ lâu, Ad Scheepbouwer đã được biết đến là một nhà quản lý cứng rắn và quyết liệt. Ad
Scheepbouwer hiểu khá rõ về KPN vì ông đã từng có chân trong Hội đồng quản trị của
Tổng công ty bưu chính và viễn thông Hà Lan từ năm 1998. Cùng với ba thành viên Hội
đồng quản trị khác là Wim Dik, Cees Griffion và Ben Verhaay, Ad Scheepbouwer đã lập
nên một bộ “tứ hổ” dũng mãnh và quyết liệt trong việc cải tổ tập đoàn.
Với bên ngoài, Ad Scheepbouwer là người khá khiêm tốn và điềm đạm. Ông không phải là
người nói nhiều và ít xuất hiện trước công chúng, báo giới. Nhưng ai cũng biết ông là
người làm việc rất nhiều và làm việc rất hiệu quả.
Điểm đặc biệt dễ nhận thấy là Ad Scheepbouwer rất thực tế. Ông luôn luôn bám sát mục
tiêu mà mình đề ra trong một thời điểm nhất định. Để cứu được tập đoàn KPN thoát khỏi
sa lầy bởi gánh nặng nợ nần và yếu kém, Ad Scheepbouwer đã lập ra một kế hoạch cải tổ
mạnh mẽ và táo bạo. Theo kế hoạch này, trong số gần 100.000 người lao động đang làm
cho KPN, Ad Scheepbouwer đã phải xử lí cho nghỉ gần 14.000 người để tăng hiệu suất làm
việc.
Đây là một quyết định đầy khó khăn và phức tạp của Ad Scheepbouwer, nhất là đối với tập
đoàn KPN có trụ sở tại Ha Lan, một nước luôn đề cao các vấn đề xã hội và việc làm.
Nhưng Ad Scheepbouwer đã kiên quyết thực hiện bằng được kế hoạch sa thải công nhân
của mình. Ông đã nhận thức và khẳng định không còn con đường nào khác để lành mạnh
hoá tập đoàn.
Không chỉ với nhân viên bình thường, với hàng ngũ lãnh đạo cao cấp, Ad Scheepbouwer
cũng có những quyết định cứng rắn và cương quyết tương tự. Đích thân Ad Scheepbouwer
chủ động sàng lọc một cách hệ thống đội ngũ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn. Không ít
người đã phải ra đi bởi Ad Scheepbouwer cho rằng họ chưa đủ giỏi và nhất là chưa hết sức

vì công việc.
Kết quả cải tổ KPN đã chứng minh Ad Scheepbouwer hoàn toàn đúng đắn với chiến lược
hi sinh cái nhỏ để được cái lớn hơn. Và ông đã dành được sự khâm phục và kính nể khi đạt
mục đích cao nhất đó trong một thời gian quá ngắn. Với không ít người, đây như là một
huyền thoại mà trước đó 3 năm họ không dám nghĩ tới. KPN đã trở nên lành mạnh hơn bao
giờ hết dưới sự quản trị và điều hành của Ad Scheepbouwer.
Hoạt động kinh doanh của tập đoàn liên tục thành công và phát triển. Cứ mỗi quí, Ad
Scheepbouwer lại làm bất ngờ công chúng và làm các cổ đông vui mừng hơn bằng những
lợi nhuận gia tăng của tập đoàn. Năm 2003, doanh số của KPN là 12,7 tỉ Euro và lãi của
tập đoàn đạt tới con số bất ngờ là 2,7 tỉ Euro.
Đúng là người ta hi vọng rất nhiều vào Ad Scheepbouwer, nhưng những gì mà ông đem lại
trong thời gian ngắn như thế quả là trên cả sự mong đợi.
Thuyết phục bởi chiến lược phù hợp
Tất cả những bước đi của Chủ tịch Ad Scheepbouwer đều nằm trong một chiến lược phát
triển dài hạn của tập đoàn. Đầu tiên, Ad Scheepbouwer đã rất thành công trong việc lành
mạnh hoá trở lại tập đoàn. Nhờ đó mà KPN đã có một năng lực cạnh tranh quốc tế rất tốt
trong lĩnh vực viễn thông.
Tiếp theo, Ad Scheepbouwer đã chú trọng củng cố các thị trường “ruột” của mình. Đó là
ba nước Hà Lan, Bỉ và Đức. Về mặt sản phẩm, Ad Scheepbouwer đã nhạy bén và tỉnh táo
khi tập trung trước hết vào lĩnh vực điện thoại di động và dịch vụ Internet. Ông sớm nhận
thấy đây là lĩnh vực vẫn sẽ có tăng trưởng lợi nhuận rất cao trong thời gian tới và đã bỏ ra
gần 2 tỉ Euro đầu tư một cách tập trung vào lĩnh vực này.
Để có thể tập trung và tiềm lực tài chính vào các lĩnh vực then chốt, Ad Scheepbouwer đã
dám hi sinh một số dự án lớn khác như dự án cáp quang trên toàn lãnh thổ Hà Lan. Đồng
thời để có nguồn tài chính đầu tư, Ad Scheepbouwer cũng đã phải kỳ công đàm phán với
các ngân hàng. Tên tuổi của Ad Scheepbouwer cùng với một chiến lược tổng thể dài hạn,
bao gồm cả cải tổ và phát triển, đã thuyết phục được các ngân hàng Hà Lan và quốc tế.
KPN đã nhận được một hạn ngạch tín dụng trị giá 2,5 tỉ Euro để hoạt động.
Nhờ có chiến lược đầu tư và phát triển có trọng điểm này mà KPN đã từng bước khẳng
định vị thế của mình. Một sản phẩm quan trọng của KPN là mạng điện thoại di động E-

Plus đang ngày càng phát triển. Hiện E- Plus thu hút được trên 8 triệu khách hàng và đặt
mục tiêu thu hút tiếp 3 triệu khách hàng mới trong 3 năm tới.
Tầm nhìn xa và tham vọng phát triển
Không chỉ là một nhà quản lý rất thành công trong cải tổ tập đoàn KPN, Ad Scheepbouwer
còn không ít lần bộc lộ mong muốn phát triển tập đoàn của mình. Ad Scheepbouwer đã thể
hiện mình là nhà quản lý hiện đại có tư duy quốc tế và có cách nhìn mang tính toàn cầu.
Ad Scheepbouwer có tham vọng đưa KPN, dưới lãnh đạo của ông cũng phải trở thành một
tập đoàn đa quốc gia thực sự.
Nghĩ sao làm vậy, từng bước, từng bước chắc chắn, Ad Scheepbouwer tìm cách đưa tập
đoàn KPN đến một vị thế lớn hơn trên thị trường quốc tế. Thị trường hiện có trở nên quá
nhỏ với một tập đoàn KPN khổng lồ đã được Ad Scheepbouwer hoá phép lành mạnh trở
lại. Nhiều đối thủ nhỏ hơn ở châu Âu hiện đang là cái đích để Ad Scheepbouwer chinh
phục.
Sau khi củng cố thị phần tại các nước Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg), đặt một chân
vào nước Đức thì Ad Scheepbouwer đã bắt đầu nhòm ngó thị trường Anh. Từ lâu, giới báo
chí đã nói nhiều đến việc KPN sẽ mua lại tập đoàn viễn thông MMO2 của Anh. Đây là
những tính toán chiến lược của ông Chủ tịch Ad Scheepbouwer đầy quyết tâm và tham
vọng. Có được MMO2 là KPN sẽ có được cả thị trường Ailen.
Phi vụ này chưa có kết quả nhưng ai cũng biết Ad Scheepbouwer vẫn đang ngấm ngầm
đàm phán thương thuyết để đạt được mục tiêu, cho dù cái giá để có được MMO2 theo ước
đoán không dưới 15 tỉ Euro.
Những thành công với KPN đã làm cho Ad Scheepbouwer lại càng thêm tự tin và quyết
tâm hơn trong chiến lược bành trướng của mình. Để có tiền thực hiện các phi vụ sáp nhập
rất lớn như vậy, Ad Scheepbouwer tuyên bố trả thêm cổ tức đặc biệt trị giá 13 cent cho mỗi
cổ phiếu của KPN. Như thế mỗi cổ phiếu dự kiến sẽ được nhận cổ tức rất cao với 25 cent.
Có thể nói đây là một tính toán rất có chiến lược của ông Chủ tịch Ad Scheepbouwer. Ông
muốn nhờ sự hấp dẫn đó mà sẽ thu hút được rất nhiều vốn để KPN có thể mở rộng và phát
triển theo đúng kế hoạch của mình.
Ngoài đối tác MMO2, Ad Scheepbouwer còn đàm phán, thương thuyết với rất nhiều đối
tác khác trên cùng mặt trận viễn thông. Khi được hỏi về các dự án đang đàm phán, Ad

Scheepbouwer vẫn chỉ khiêm tốn và kín đáo nói rằng đó là các đàm phán và hợp tác rất
bình thường. Tuy nhiên, những người biết ông thì đều thấy rõ Ad Scheepbouwer đang theo
đuổi mục đích gì.
Bản thân ông cũng đã có lần thừa nhận: “Việc thoả thuận hợp tác với các công ty tập đoàn
viễn thông khác mới chỉ là khởi đầu. Sau đó sẽ có bước tiếp theo”.
Ad Scheepbouwer đã nhiều lần nói về quan điểm của mình rằng một công ty độc lập là tốt
nhất, có lợi nhất cho các cổ đông. Nếu hợp nhất mà có lợi hơn cho cổ đông về lâu dài thì là
điều nên làm. Đó chính là tư duy và suy nghĩ của một nhà quản lý hiện đại trong xu thế
toàn cầu hoá hiện nay.

×