Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng với điều trị ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường típ 2 khởi phát sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 112 trang )

.

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRẦN ĐÌNH PHƯƠNG TRÂN

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ
Ở NHĨM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2
KHỞI PHÁT SỚM

Chuyên ngành: NỘI TIẾT
Mã số: NT 62 72 20 15
Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ nội trú

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN THY KHUÊ

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

.


.

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
và phân tích nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác.

Người thực hiện đề tài

Trần Đình Phương Trân

.


.

iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC............................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. vii
DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT ............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. xii
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4
1.1.

Tình hình Đái tháo đường ................................................................................... 4


1.1.1

Tình hình Đái tháo đường trên thế giới ............................................................... 4

1.1.2

Tình hình Đái tháo đường tại Việt Nam .............................................................. 5

1.1.3

Ảnh hưởng của Đái tháo đường .......................................................................... 6

1.2

Người trẻ tuổi và các vấn đề liên quan ................................................................... 8

1.3

Đái tháo đường típ 2 khởi phát sớm ở người trẻ tuổi ............................................. 9

1.3.1

Dịch tễ ................................................................................................................. 9

1.3.2

Sinh lý bệnh ....................................................................................................... 10

1.3.3


Đặc điểm ............................................................................................................ 16

1.3.3.1

Triệu chứng khởi phát .................................................................................... 16

1.3.3.2

Tăng huyết áp ................................................................................................. 16

1.3.3.3

Béo phì, hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu ................................... 18

1.3.4

Biến chứng mạn ................................................................................................. 20

1.3.4.1

Bệnh lý tim mạch ........................................................................................... 20

1.3.4.2

Bệnh võng mạc do Đái tháo đường ............................................................... 21

1.3.4.3

Tiểu albumin và bệnh thận mạn ..................................................................... 22


1.3.4.4

Biến chứng thần kinh ..................................................................................... 23

.


.

iv

1.3.5

Kiểm soát HbA1c .............................................................................................. 23

1.3.6

Các nghiên cứu hiện tại trên nhóm đái tháo đường típ 2 khởi phát sớm……...25

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 27
2.1.

Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 27

2.2.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 27

2.2.1.


Dân số mục tiêu ............................................................................................. 27

2.2.2.

Dân số chọn mẫu ............................................................................................ 27

2.2.3.

Cỡ mẫu ........................................................................................................... 27

2.2.4.

Kỹ thuật chọn mẫu ......................................................................................... 28

2.2.5.

Tiêu chí chọn mẫu .......................................................................................... 28

2.2.5.1.

Tiêu chí nhận vào ....................................................................................... 28

2.2.5.2.

Tiêu chí loại trừ .......................................................................................... 28

2.3.

Các biến số ........................................................................................................ 28


2.3.1.

Đặc điểm lâm sàng ......................................................................................... 28

2.3.2.

Đặc điểm cận lâm sàng .................................................................................. 34

2.3.3.

Đáp ứng điều trị ............................................................................................. 35

2.4.

Thu thập dữ liệu................................................................................................. 36

2.4.1.

Phương pháp .................................................................................................. 36

2.4.2.

Công cụ .......................................................................................................... 36

2.4.3.

Nhân lực ......................................................................................................... 36

2.4.4.


Địa điểm ......................................................................................................... 36

2.4.5.

Thời gian ........................................................................................................ 36

2.5.

Phân tích dữ liệu ................................................................................................ 36

2.6.

Y đức ................................................................................................................. 37

2.7.

Kế hoạch thực hiện ............................................................................................ 37

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................... 39
3.1.

Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................................. 39

3.2.

Đặc điểm chung ................................................................................................. 39

.



.

v

3.3.
3.3.1.

Đặc điểm lâm sàng ............................................................................................ 41
Huyết áp ......................................................................................................... 41

3.3.1.1.

Mức huyết áp tâm thu, tâm trương trung bình ở hai nhóm ........................ 41

3.3.1.2.

Tỉ lệ tăng huyết áp ở hai nhóm ................................................................... 41

3.3.2.

Béo phì và hội chứng chuyển hóa .................................................................. 42

3.3.2.1.

Cân nặng, chiều cao, BMI .......................................................................... 42

3.3.2.2.

Hội chứng chuyển hóa ................................................................................ 44


3.3.3.

Biến chứng ..................................................................................................... 46

3.3.3.1.

Bệnh lý tim mạch ....................................................................................... 46

3.3.3.2.

Bệnh võng mạc do Đái tháo đưuòng .......................................................... 46

3.3.3.3.

Albumin niệu .............................................................................................. 47

3.3.3.4.

Bệnh thận mạn ............................................................................................ 48

3.4.
3.4.1.

Đặc điểm cận lâm sàng ...................................................................................... 49
Đường huyết đói và HbA1c ........................................................................... 49

3.4.1.1.

Đường huyết đói ......................................................................................... 49


3.4.1.2.

HbA1c ........................................................................................................ 49

3.4.2.

Bilan lipid máu ............................................................................................... 50

3.4.3.

Độ lọc cầu thận và tỉ lệ albumin/creatinine niệu ........................................... 51

3.4.3.1.

Độ lọc cầu thận ........................................................................................... 51

3.4.3.2.

Tỉ lệ albumin/creatinine niệu...................................................................... 53

3.5.

Đặc điểm về điều trị .......................................................................................... 54

3.5.1.

Đạt mục tiêu HbA1c ...................................................................................... 54

3.5.2.


Điều trị thuốc ................................................................................................. 55

3.5.2.1.

Số nhóm thuốc khác insulin ....................................................................... 55

3.5.2.2.

Phác đồ insulin ........................................................................................... 56

3.5.2.3.

Liều insulin ................................................................................................. 57

3.5.3.

Kiểm soát lipid máu ....................................................................................... 58

3.5.4.

Kiểm soát huyết áp......................................................................................... 59

.


.

vi


3.6.
Ảnh hưởng của tuổi khởi phát ĐTĐ lên việc kiểm sốt HbA1c trên các nhóm
đối tượng đặc biệt (tại thời điểm lần cuối đến khám)..................................................... 59
Chương 4: BÀN LUẬN ...................................................................................................... 63
4.1.

Đặc điểm chung ................................................................................................. 63

4.1.1.

Tuổi và thời gian mắc Đái tháo đường .......................................................... 63

4.1.2.

Giới ................................................................................................................ 64

4.1.3.

Nghề nghiệp và học vấn ................................................................................. 64

4.1.4.

Thói quen hút thuốc lá, uống rượu ................................................................. 65

4.1.5.

Tiền căn gia đình ............................................................................................ 65

4.1.6.


Tiền căn thai kỳ.............................................................................................. 65

4.1.7.

Triệu chứng tăng đường huyết ....................................................................... 66

4.2.

Huyết áp và kiểm soát huyết áp mục tiêu .......................................................... 66

4.3.

Béo phì, hội chứng chuyển hóa và rối loạn lipid máu ....................................... 68

4.3.1.

Béo phì ........................................................................................................... 68

4.3.2.

Hội chứng chuyển hóa ................................................................................... 69

4.3.3.

Rối loạn lipid máu .......................................................................................... 70

4.4.

Bệnh lý tim mạch .............................................................................................. 72


4.5.

Bệnh võng mạc do Đái tháo đường ................................................................... 74

4.6.

Tiểu albumin và bệnh thận mạn ........................................................................ 75

4.7.

HbA1c và điều trị kiểm soát đường huyết......................................................... 77

4.8.

ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU ............................................. 81

KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 83
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................ 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU ..........................................................................
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU ............................

.


.

vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TIẾNG VIỆT
ĐTĐ

Đái tháo đường

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TIẾNG ANH

ADA

American Diabetes Association

BMI

Body Mass Index

CDC

Centers for Disease Control and Prevention

DAISY

Diabetes Autoimmunity Study in the Young

DCCT

The Diabetes Control and Complications Trial


DPT-1

Diabetes Prevention Trial-Type 1

AntiGAD

Glutamic Acid Decarboxylase Antibodies

HIV/AIDS

Human Immunodeficiency Virus infection /Acquired

Immunodeficiency Syndrome

HbA1c

Glycosylated Hemoglobin type C

HDL-C

High-Density Lipoprotein Cholesterol

IA-2

Tyrosine phosphatase-related islet antigen 2

IAA

Insulin Autoantibodies


ICA

Islet-cell Antibodies

IDF

International Diabetes Federation

JADE

The Joint Asia Diabetes Evaluation Program

JNC

The Joint National Committee

LADA

Latent Autoimmune Diabetes in Adults

LDL-C

Low-Density Lipoprotein Cholesterol

.


.


viii

MODY

Maturity-Onset Diabetes of the Young

NCEP-ATP III

National Cholesterol Education Program-Adult Treatment Panel III

NGSP

The National Glycohemoglobin Standardization Program

TODAY

Treatment Options for type 2 Diabetes in Adolescents and Youth

WHO

World Health Organization

WPRO

WHO Western Pacific Region

ZnT8A

Zinc Transporter 8 Autoantibodies


.


.

ix

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT
American Diabetes Association

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

Centers for Disease Control and Prevention

Cục kiểm sốt và phịng chống bệnh
Hoa Kỳ

International Diabetes Federation

Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế

The Joint National Committee

Liên ủy ban quốc gia Hoa Kỳ về
ngăn ngừa, phát hiện, đánh giá và
điều trị Tăng huyết áp


WHO Western Pacific Region

Tổ chức Y tế Thế giới ở khu vực Tây
Thái Bình Dương

World Health Organization

.

Tổ chức Y tế Thế giới


.

x

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 BMI theo tiêu chuẩn của WHO dành cho người châu Á ................................ 20
Bảng 1.2 Tiêu chuẩn chẩn đốn Hội chứng chuyển hóa theo NCEP-ATP III điều chỉnh
cho người châu Á ........................................................................................................... 20
Bảng 3.3 Đặc điểm chung của hai nhóm ....................................................................... 40
Bảng 3.4 Đặc điểm huyết áp của hai nhóm.................................................................... 41
Bảng 3.5 Tỉ lệ tăng huyết áp thay đổi qua hai thời điểm khám ở nhóm có T2 từ 10 năm
trở lên ............................................................................................................................. 42
Bảng 3.6 Đặc điểm cân nặng, chiều cao, BMI của hai nhóm ........................................ 43
Bảng 3.7 Sự thay đổi BMI ở mỗi nhóm qua hai thời điểm ............................................ 44
Bảng 3.8 Sự thay đổi BMI ở nhóm có T2 từ 10 năm trở lên qua hai thời điểm ............ 44
Bảng 3.9 Sự thay đổi về hội chứng chuyển hóa qua hai thời điểm khám ...................... 45
Bảng 3.10 Tỉ lệ bệnh lý tim mạch ở hai nhóm tại hai thời điểm ................................... 46

Bảng 3.11 Tỉ lệ bệnh lý tim mạch ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở lên ........................ 46
Bảng 3.12 Tỉ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ ở hai nhóm ......................................................... 47
Bảng 3.13 Tỉ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở lên .................. 47
Bảng 3.14 Tỉ lệ albumin niệu ở hai nhóm ...................................................................... 47
Bảng 3.15 Tỉ lệ albumin niệu ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở lên ............................... 48
Bảng 3.16 Tỉ lệ bệnh thận mạn ở hai nhóm ................................................................... 48
Bảng 3.17 Tỉ lệ bệnh thận mạn ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở lên ............................ 48
Bảng 3.18 Đặc điểm HbA1c của hai nhóm .................................................................... 49
Bảng 3.19 Sự thay đổi HbA1c ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở lên ............................. 50
Bảng 3.20 Đặc điểm lipid máu của hai nhóm ................................................................ 50
Bảng 3.21 Sự thay đổi bilan lipid máu ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở lên ................ 51
Bảng 3.22 Sự thay đổi độ lọc cầu thận ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở lên ................ 53
Bảng 3.23 Tỉ lệ albumin/creatinine niệu trung bình ở hai nhóm ................................... 53

.


.

xi

Bảng 3.24 Sự thay đổi tỉ lệ albumin/creatinine niệu ở hai nhóm có T2 từ 10 năm trở
lên ................................................................................................................................... 53
Bảng 3.25 Liều insulin trung bình ở hai nhóm .............................................................. 58
Bảng 3.26 Tỉ lệ kiểm sốt LDL-C ở hai nhóm .............................................................. 58
Bảng 3.27 Tỉ lệ kiểm sốt HDL-C ở hai nhóm .............................................................. 59
Bảng 3.28 Tỉ lệ kiểm soát Triglycerides ở hai nhóm ..................................................... 59
Bảng 3.29 Tỉ lệ kiểm sốt huyết áp ở hai nhóm............................................................. 59
Bảng 3.30 Phân bố các nhóm đối tượng đặc biệt ở hai nhóm........................................ 60
Bảng 3.31 Ảnh hưởng của tuổi khởi phát ĐTĐ lên tỉ lệ đạt mục tiêu HbA1c trước và

sau khi điều chỉnh theo giới, bệnh đồng mắc và thời gian mắc ĐTĐ  ........................ 60
Bảng 3.32 Ảnh hưởng của tuổi khởi phát ĐTĐ lên tỉ lệ bệnh nhân có bệnh lý tim mạch,
bệnh võng mạc ĐTĐ, tiểu albumin và bệnh thận mạn trước và sau khi điều chỉnh theo
giới, tuổi, thời gian mắc ĐTĐ và tăng huyết áp  ......................................................... 61
Bảng 4.33 Đặc điểm về tuổi ở các nghiên cứu............................................................... 63
Bảng 4.34 Lipid máu ở bệnh nhân ĐTĐ khởi phát sớm qua các nghiên cứu ................ 71

.


.

xii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỉ lệ bệnh nhân tăng huyết áp ở hai nhóm ................................................. 42
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm hội chứng chuyển hóa của hai nhóm .......................................... 44
Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ hội chứng chuyển hóa qua hai lần khám ở nhóm có T2 từ 10 năm trở
lên ................................................................................................................................... 45
Biểu đồ 3.4 Đường huyết đói của hai nhóm .................................................................. 49
Biểu đồ 3.5 Nồng độ creatinine huyết thanh trung bình ở hai nhóm ............................. 52
Biểu đồ 3.6 Độ thanh lọc cầu thận trung bình của hai nhóm ......................................... 52
Biểu đồ 3.7 Tỉ lệ đạt mục tiêu HbA1c của hai nhóm ..................................................... 54
Biểu đồ 3.8 HbA1c ở nhóm có T2 từ 10 năm trở lên .................................................... 55
Biểu đồ 3.9 Tỉ lệ số nhóm thuốc khác insulin ở hai nhóm ............................................ 55
Biểu đồ 3.10 Tỉ lệ số nhóm thuốc khác insulin ở hai nhóm ở phân nhóm T2 từ 10 năm
trở lên ............................................................................................................................. 56
Biểu đồ 3.11 Tỉ lệ bệnh nhân ở nhóm 1 sử dụng từ 3 nhóm thuốc khác insulin ........... 56
Biểu đồ 3.12 Tỉ lệ các phác đồ insulin ở hai nhóm ........................................................ 57
Biểu đồ 3.13 Tỉ lệ các phác đồ insulin ở hai nhóm ở phân nhóm T2 từ 10 năm trở lên 57


.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn chuyển hóa do nhiều ngun nhân, đặc trưng
bởi tình trạng tăng đường huyết mãn tính đi kèm với những rối loạn chuyển hóa
chất đạm, chất béo, gây ra do sự khiếm khuyết tiết insulin, hoạt tính insulin hoặc cả
hai. Sự thiếu hụt insulin có thể tuyệt đối hoặc tương đối (do khiếm khuyết cấu trúc
hoặc chức năng của tế bào beta tụy làm giảm tiết insulin hoặc do tình trạng đề
kháng insulin ở các mơ đích) [65]. Theo thống kê của Cục kiểm sốt và phịng
chống bệnh Hoa Kỳ (CDC) năm 2014, trong hơn hai thập kỷ gần đây, tỉ lệ bệnh
ngày càng tăng trên toàn cầu, từ 6,2/1000000 năm 1990 tăng lên đến 22/1000000
năm 2014. Trong các nhóm nguyên nhân của ĐTĐ, ĐTĐ típ 2 là nguyên nhân phổ
biến nhất, chiếm 95% các trường hợp ĐTĐ [74]. Từ năm 2000 dự tính đến 2030,
tần suất hiện mắc ĐTĐ típ 2 có thể tăng hơn gấp đơi từ 2,39% lên đến 5,32% [92].
Bên cạnh đó, ĐTĐ làm tăng nguy cơ đồng mắc và tử vong do các bệnh lý mạch
máu lớn và mạch máu nhỏ như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh động mạch
ngoại biên, đột quỵ, bệnh thận mạn, bệnh võng mạc do ĐTĐ, bệnh thần kinh ngoại
biên, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, đoạn chi. Theo Liên đoàn Đái tháo đường
quốc tế (IDF) năm 2015, tỉ lệ tử vong do ĐTĐ gấp 3 lần tử vong do HIV/AIDS và
lao. Tỉ lệ mắc ĐTĐ được dự đoán sẽ tăng 35% từ 2015 đến 2040, và kinh phí dành
cho chẩn đoán và điều trị ĐTĐ cũng tăng 19% trong khoảng thời gian này, chiếm
khoảng 5-20% tổng kinh phí y tế toàn cầu [27].
ĐTĐ trong thời gian gần đây ngày càng trẻ hóa và các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 khởi
phát sớm ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Mặc dù đa số các bệnh nhân được

chẩn đoán ĐTĐ típ 2 ở tuổi trung niên hoặc cao tuổi, nhưng tần suất bệnh ở những
bệnh nhân trẻ tuổi (trẻ em, thanh thiếu niên, thanh niên) ngày càng phổ biến. Theo
thống kê của CDC năm 2014, tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ típ 2 ở nhóm dân số dưới 44 tuổi

.


.

2

từ 0,6% (1980) tăng lên đến 1,5% (2014). Bên cạnh đó, trên 45% trẻ em mắc ĐTĐ
được chẩn đốn là ĐTĐ típ 2 [56]. Tần suất xuất hiện ĐTĐ típ 2 ở người trẻ ngày
càng phổ biến có liên quan đến nhiều yếu tố, cũng như đặc điểm ở những đối tượng
này cũng được ghi nhận có nhiều khác biệt so với ĐTĐ típ 2 ở lứa tuổi trung niên
điển hình [62]. Trong hai thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứu trên các đối tượng trẻ
tuổi mắc ĐTĐ típ 2 ngày càng được thực hiện rộng rãi, trong đó có hai nghiên cứu
lớn là SEARCH (nghiên cứu về tần suất và đặc điểm) và TODAY (nghiên cứu về
đặc điểm và đánh giá hiệu quả điều trị thuốc viên) đã công bố [22],[30]. Tuy nhiên,
số lượng các nghiên cứu trên các đối tượng này vẫn còn khá khiêm tốn trên thế giới
và cũng như ở Việt Nam. Theo tìm hiểu của chúng tơi tại thời điểm hiện tại, hiện
chỉ có nghiên cứu đa trung tâm về đặc điểm ĐTĐ típ 2 ở người trẻ châu Á (JADE)
năm 2014 có phân nhóm trên dân số Việt Nam, ngồi ra chưa có nghiên cứu nào
khác của Việt Nam về vấn đề này, nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm khảo
sát câu hỏi nghiên cứu sau:
Có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng điều trị ở những
đối tượng ĐTĐ típ 2 khởi phát sớm (từ 18 đến 30 tuổi) so với nhóm ĐTĐ típ 2 khởi
phát ở lứa tuổi điển hình (từ 40 tuổi trở lên) không?
Với những kết quả từ nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm vào
những hiểu biết hiện tại về ĐTĐ típ 2 khởi phát sớm, đặc biệt trên dân số Việt

Nam, góp phần nêu lên sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng, sự xuất hiện các biến
chứng mạn cũng như khả năng kiểm soát các mục tiêu điều trị, đồng thời có thể
giúp các bác sĩ lâm sàng quan tâm hơn khi tiếp cận với các đối tượng đặc biệt này.

.


.

3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Khảo sát sự khác biệt về một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đáp ứng
điều trị giữa nhóm bệnh nhân đái tháo đường típ 2 khởi phát sớm (từ 18 đến
≤30 tuổi) so với nhóm khởi phát điển hình (≥40 tuổi).
2. Mục tiêu chuyên biệt
2.1.

Mô tả và so sánh một số đặc điểm về lâm sàng (nghề nghiệp, trình độ học
vấn, hút thuốc lá, uống rượu, tiền căn gia đình, tiền căn thai kỳ, triệu
chứng tăng đường huyết lúc khởi phát, tăng huyết áp, thừa cân, hội
chứng chuyển hóa, biến chứng mạn) ở hai nhóm tại thời điểm lần đầu và
lần cuối đến khám và ở phân nhóm mắc đái tháo đường từ 10 năm trở
lên.

2.2.

Mô tả và so sánh một số đặc điểm về cận lâm sàng (đường huyết đói,
HbA1c, lipid máu, độ lọc cầu thận, tỉ lệ albumin/creatinine niệu) ở hai

nhóm tại thời điểm lần đầu và lần cuối đến khám và ở phân nhóm mắc
đái tháo đường từ 10 năm trở lên.

2.3.

Mô tả và so sánh một số đặc điểm về điều trị (đạt mục tiêu HbA1c, kiểm
sốt lipid máu, kiểm sốt huyết áp) ở hai nhóm tại thời điểm lần cuối đến
khám và ở phân nhóm mắc đái tháo đường từ 10 năm trở lên.

.


.

4

Chương 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình Đái tháo đường
Đái tháo đường là một vấn nạn y tế toàn cầu. Nếu như các tổ chức y tế trên thế giới đã
và đang quan tâm hơn đến các bệnh lý tim mạch vì tỉ lệ tử vong cao nhất, hay đưa ra
các chương trình rất cụ thể và truyền thơng khá tốt cho việc phòng ngừa các bệnh lây
nhiễm như Lao, HIV/AIDS từ cách đây hơn ba thập kỷ thì đái tháo đường lại chỉ mới
được xã hội quan tâm nhiều hơn trong khoảng hai thập kỷ gần đây. Theo thống kê của
Tổ chức y tế Thế giới (WHO) năm 2016, ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng
thứ 7, vượt qua các nguyên nhân tử vong do lao, tai nạn giao thông và tiêu chảy [49],
đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến tàn tật và tử vong do bệnh lý tim mạch và
nhiễm trùng. Vì vậy, hiểu biết đúng về ĐTĐ và nhận thấy được vai trò của nó sẽ giúp

ngăn chặn các biến chứng cũng như ảnh hưởng xấu của ĐTĐ lên sức khỏe tồn cầu.
1.1.1 Tình hình Đái tháo đường trên thế giới
Theo thống kê của WHO, năm 1980 chỉ có 108 triệu người mắc ĐTĐ trên thế giới,
chiếm 4,7% dân số trưởng thành. Tuy nhiên chỉ sau 34 năm, con số này đã tăng lên gần
gấp 4 lần, với 422 triệu người mắc ĐTĐ năm 2014, chiếm 8,5% dân số trưởng thành
[49]. Đến năm 2017, IDF đã ước lượng có khoảng 425 triệu người từ 20-79 tuổi được
chẩn đốn ĐTĐ trên tồn thế giới, trong đó 79% sống ở các nước có thu nhập từ thấp
đến trung bình. Với tốc độ tăng như hiện tại, IDF cũng dự đốn đến năm 2045 sẽ có
629 triệu người mắc ĐTĐ trên toàn cầu, tương đương với 9,9% dân số thế giới [28].
Tính đến năm 2017, Bắc Mỹ có tỉ lệ bệnh lưu hành cao nhất (13%), thấp nhất là châu
Phi với 3,3% [28]. Tuy nhiên do số lượng dân số ở vùng châu Á-Thái Bình Dương cao
nhất thế giới nên số lượng bệnh nhân ở khu vực này chiếm tỉ lệ cao nhất, 227 triệu
người (chiếm 50%) [49]. Trung Quốc là quốc gia có số bệnh nhân mắc ĐTĐ cao nhất

.


.

5

trong nhiều năm qua (114 triệu người năm 2017), riêng ở khu vực Đông Nam Á là
Indonesia với 10 triệu người [28].
Trong số các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTĐ, 87-91% là ĐTĐ típ 2, 7-12% là ĐTĐ
típ 1, cịn lại các típ khác chiếm 1-3% [16],[17],[26],[32]. Ở các quốc gia có thu nhập
cao, đa số trẻ em được chẩn đốn với ĐTĐ típ 1, tuy nhiên số lượng các nghiên cứu
định típ ở các quốc gia có thu nhập trung bình, thấp chưa đủ để kết luận tỉ lệ giữa các
típ ĐTĐ ở dân số các nước này. Theo ghi nhận của IDF năm 2017, hơn 2/3 số bệnh
nhân mắc ĐTĐ đang ở trong độ tuổi lao động (20-64 tuổi), với nam nhiều hơn nữ 17,1
triệu người (tỉ lệ bệnh lưu hành ở nam là 9,1% so với 8,4% ở nữ). Ở cả hai giới, nhóm

tuổi từ 65 đến 79 tuổi đều chiếm tỉ lệ cao nhất [28].
Vùng châu Á-Thái Bình Dương là một trong những vùng có tỉ lệ ĐTĐ gia tăng nhanh
và nhiều nhất trong hai thập kỷ gần đây. Trong đó, báo cáo của IDF năm 2017 ghi nhận
tỉ lệ hiện mắc ĐTĐ trong vùng là 9,5%, sau khi điều chỉnh theo tuổi, là 8,6%, với gần
159 triệu người đang sống chung với ĐTĐ. Tuy nhiên, hơn 50% bệnh nhân chưa được
chẩn đoán ĐTĐ dù đã có đủ tiêu chuẩn của bệnh [28].
1.1.2 Tình hình Đái tháo đường tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á với hơn 95 triệu dân, đứng hàng
thứ 14 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới, có tuổi thọ trung bình là 76 tuổi,
và thuộc nhóm thu nhập trung bình-thấp so với thế giới [7]. Năm 1990, một nghiên cứu
dịch tễ khảo sát tỉ lệ ĐTĐ tại ba thành phố lớn đại diện cho ba vùng miền của Việt
Nam ghi nhận tỉ lệ Đái tháo đường ở Hà Nội là 1,2%, Huế là 0,9% và thành phố Hồ
Chí Minh là 2,5% [1]. Thống kê của WHO năm 2014 cho thấy tỉ lệ ĐTĐ ở Việt Nam
tăng gần gấp hai lần từ năm 1980 đến năm 2014 (từ khoảng 2,5% lên gần 5%). Tỉ lệ
thừa cân, béo phì và ít hoạt động thể lực lần lượt là 20,4%, 3,5% và 23,6%. Giới nữ có
tỉ lệ ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ cao hơn so với nam giới [45]. Trong 1 nghiên cứu tại
thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 ghi nhận tỉ lệ bệnh nhân ĐTĐ đủ tiêu chuẩn của

.


.

6

Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ nhưng chưa được chẩn đoán là 15,3% và tiền ĐTĐ là 55,8%
[4]. Miền Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ ĐTĐ cao hơn các khu vực
cịn lại, được giải thích một phần do đây là một khu vực thành thị hiện đại nhất Việt
Nam, ý thức người dân trong việc khám và tầm soát sớm ĐTĐ khá cao, áp dụng nhiều
phương pháp chẩn đoán ĐTĐ như HbA1c, nghiệm pháp dung nạp glucose, đi kèm với

tăng các yếu tố nguy cơ của ĐTĐ như BMI, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt
động thể lực [90].
Tỉ lệ ĐTĐ tăng dần qua các năm cùng với tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam
ngày càng tăng khiến cho việc kiểm soát ĐTĐ trở thành vấn đề của cả xã hội vì chi phí
khá lớn. Ước tính rằng chi phí dành cho ĐTĐ năm 2007 khoảng 320 triệu đô la Mỹ, và
dự đốn sẽ tăng lên 1,1 tỉ đơ la Mỹ năm 2025 [23]. Tuy nhiên, ĐTĐ là một trong
những bệnh lý nằm trong danh sách được hưởng bảo hiểm y tế ở Việt Nam, điều này
cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân ĐTĐ khi phải đối diện với bệnh
mãn tính này.
1.1.3 Ảnh hưởng của Đái tháo đường
Trong hai thập kỷ gần đây, mơ hình bệnh tật của thế giới dường như đã có sự chuyển
dịch từ các bệnh nhiễm trùng sang các bệnh không nhiễm. Theo thống kê của Tổ chức
Y tế thế giới, nếu như năm 2000 chỉ có 4/10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên
tồn cầu thuộc nhóm bệnh khơng nhiễm thì đến năm 2014, nhóm bệnh lý khơng nhiễm
đã góp phần vào 60% các bệnh lý gây tử vong nhiều nhất trên thế giới, mà trong đó
ĐTĐ xếp thứ 7/10 [49]. Số lượng bệnh nhân tử vong do ĐTĐ ước tính vào năm 2017
của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế là 4 triệu người và kinh phí dành cho ĐTĐ chiếm hơn 7 tỉ
đô la Mỹ. 21,3 triệu trẻ sinh ra bị ảnh hưởng bởi tình trạng tăng đường huyết của mẹ
trong thai kỳ. Tính riêng ở vùng châu Á-Thái Bình Dương năm 2017, đã có 1,3 triệu
người tử vong vì ĐTĐ, cao nhất so với các vùng khác trên thế giới, tuy nhiên kinh phí

.


.

7

y tế dành cho ĐTĐ ở vùng này còn khá thấp, chỉ bằng 1/3 Bắc Mỹ và 2/3 châu Âu
[28].

Đái tháo đường là một bệnh lý chuyển hóa, tác động lên nhiều cơ quan. Tình trạng
kiểm sốt đường huyết kém, kéo dài sẽ gây những tác động xấu lên lớp nội mạc mạch
máu, do đó gây ảnh hưởng lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, ĐTĐ cũng
làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và kéo dài thời gian lành vết thương. Biến chứng mạn
của ĐTĐ có thể chia ra làm hai nhóm: biến chứng mạch máu lớn và biến chứng mạch
máu nhỏ. Cơ chế bệnh sinh của biến chứng mạch máu nhỏ chủ yếu là sự dày lên của
lớp màng đáy mao mạch, còn ở các mạch máu lớn là sự tiến triển dần của mảng xơ vữa
do tác động phối hợp của nhiều yếu tố như thành mạch, tiểu cầu, hệ thống đông máu,
hồng cầu, chuyển hóa lipid và các bệnh đi kèm (tăng huyết áp, hút thuốc lá). Tỉ lệ hiện
mắc ít nhất một biến chứng mạn tại thời điểm mới chẩn đốn ĐTĐ típ 2 khá cao, từ
52% đến 56% [40],[66].
Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế năm 2017: bệnh nhân ĐTĐ tăng nguy cơ
mắc các bệnh lý răng miệng, 1/3 bệnh nhân ĐTĐ có bệnh lý võng mạc do ĐTĐ và là
nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực ở những người trong độ tuổi lao động. Trẻ sinh
ra từ các bà mẹ mắc ĐTĐ hoặc tăng đường huyết trong thai kỳ tăng nguy cơ béo phì,
ĐTĐ, tăng huyết áp và bệnh thận mạn sau này. Bệnh nhân ĐTĐ tăng từ 2 đến 3 lần
nguy cơ tim mạch, 10 lần nguy cơ bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Và cứ mỗi 30 giây,
trên thế giới sẽ có 1 bệnh nhân ĐTĐ bị mất đi một phần chi do nhiễm trùng [28].
Tại Việt Nam, hiện chưa có dữ liệu quốc gia để thống kê về các biến chứng gây ra do
ĐTĐ tuy nhiên theo thống kê từ IDF năm 2017, có hơn 29 000 trường hợp tử vong liên
quan đến ĐTĐ [28], cao hơn gấp 3 lần số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông
năm 2017 [3]. Những con số trên như tiếng chng báo động địi hỏi xã hội và y tế cần
quan tâm một cách đúng mức hơn với các bệnh lý mãn tính khơng lây nhiễm, mà cụ
thể là bệnh Đái tháo đường.

.


.


8

1.2 Người trẻ tuổi và các vấn đề liên quan
Nhắc đến bệnh lý mãn tính, người ta thường nghĩ đến người trung niên, hay người cao
tuổi. Nhìn lại khoảng hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, các tổ chức về y tế trên thế giới
đều đang tập trung hơn vào các bệnh lý mãn tính khơng lây nhiễm vì tỉ lệ các bệnh lý
này ngày càng tăng như bệnh lý tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính , bệnh ung
thư và bệnh đái tháo đường [49]. Sự thay đổi các yếu tố môi trường đã tác động vào
những yếu tố di truyền sẵn có làm thay đổi dịch tễ học của nhiều bệnh lý. Trong đó,
người trẻ tuổi là một trong những đối tượng cần được quan tâm hơn.
Thứ nhất, người trẻ tuổi chưa được định nghĩa một cách thống nhất giữa các tổ chức và
quốc gia. Nếu như người cao tuổi được định nghĩa rõ ràng là 60 hoặc 65 tuổi tùy theo
các hiệp hội trên thế giới [6],[47], thì người trẻ tuổi lại là khái niệm khá mơ hồ. Sự
phân định chưa rõ ràng này dẫn đến các nghiên cứu trên người trẻ khó có sự thống nhất
và đối chiếu lẫn nhau. Ví dụ như trong nghiên cứu về Đái tháo đường ở người trẻ,
chúng tôi ghi nhận được rất nhiều mốc tuổi khác nhau như trong nghiên cứu của tác giả
Ranjit ở Ấn Độ là từ 18 đến 25 tuổi [68], của tác giả Abdulghani ở Úc là 15 đến 30 tuổi
[11], một nghiên cứu đa trung tâm trên người châu Á của tác giả Yeung là từ 18 đến
dưới 40 tuổi [97].
Thứ hai, người trẻ tuổi nếu khơng tính trẻ em và thanh thiếu niên thì có thể xem giới
hạn dưới là 16-20 tuổi [5],[48]. Ở lứa tuổi này, về sinh lý và tâm lý đều là ranh giới cho
sự chuyển tiếp từ trẻ em sang người trưởng thành. Sự thay đổi về các hormone và sự
trưởng thành của một số cơ quan trong quá trình dậy thì làm ảnh hưởng đến các hành
vi và các q trình chuyển hóa khác trong cơ thể [64], [94]. Đồng thời, tâm lý trong
giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi, chịu tác động của các mối quan hệ xung quanh
như bạn bè, mạng xã hội, hội nhóm, gia đình và nhà trường. Do đó, một số bệnh lý có
xu hướng xuất hiện nhiều hơn hoặc nặng hơn lên ở giai đoạn này.

.



.

9

Thứ ba, lối sống của các cá nhân trong khoảng tuổi này cũng có sự khác biệt. Một số
người trẻ có lối sống năng động, thích vận động, quan tâm đến sức khỏe. Ngược lại, đa
số là lao động trí óc, làm việc trong văn phòng, có lối sống tĩnh tại, ít vận động [81].
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng khác biệt hơn rất nhiều so với các lứa tuổi khác.
Nếu như ở giai đoạn trẻ em, phần lớn chế độ ăn do gia đình và nhà trường quyết định,
thì ở giai đoạn này, do đặc tính cơng việc và môi trường làm việc, hầu như chế độ ăn
thường là thức ăn nhanh với nhiều mỡ bảo hòa, thức uống với nhiều carbohydrat và đa
phần không đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày [39],[95].
Tuy nhiên, trình độ học vấn của nhóm đối tượng này cũng cao hơn so với các thế hệ
trước, đồng thời mạng internet hiện tại khá phổ biến nên việc tiếp thu các thơng tin,
kiến thức sẽ thuận lợi hơn. Do đó, việc giáo dục truyền thông y tế cho các bệnh nhân
trẻ tuổi và mục tiêu cá thể hóa điều trị cũng sẽ dễ dàng đạt được hiệu quả hơn.
1.3 Đái tháo đường típ 2 khởi phát sớm ở người trẻ tuổi
1.3.1 Dịch tễ
ĐTĐ típ 2 trước đây cịn được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin hay ĐTĐ không
liên quan đến tự miễn và phần lớn được chẩn đoán ở người trung niên, lớn tuổi. Tuy
nhiên, tần suất lưu hành bệnh ngày càng tăng đáng kể ở những bệnh nhân trẻ hơn, thậm
chí là ở trẻ em, cùng với sự tăng cao tình trạng béo phì trên tồn cầu. Cách đây khoảng
ba thập kỷ, tỉ lệ ĐTĐ típ 2 chỉ chiếm khoảng 3% các trường hợp ĐTĐ mới mắc ở
thanh thiếu niên, tuy nhiên đến năm 2005, 45% trẻ em mới phát hiện ĐTĐ được chẩn
đốn với ĐTĐ típ 2 [53]. Tỉ lệ người trẻ mắc ĐTĐ típ 2 tăng cao khơng chỉ ở Hoa Kỳ
mà cịn ở các quốc gia khác trên thế giới. Với cùng BMI, người châu Á có xu hướng
mắc ĐTĐ sớm hơn người da trắng [18],[41]. Trong một nghiên cứu ở Nhật, tỉ lệ trẻ em
và thanh thiếu niên được chẩn đốn ĐTĐ típ 2 chiếm 80% các trường hợp ĐTĐ ở
người trẻ mới phát hiện [54]. Tương tự ở Đài Loan, 54,2 % trường hợp người trẻ mới

được chẩn đốn ĐTĐ thuộc típ ĐTĐ típ 2, với tỉ lệ mắc mới là 6,5/100 000 [54]. Trong

.


.

10

một khảo sát tại Trung Quốc năm 2010, tỉ lệ ĐTĐ típ 2 ở người từ 18 đến 29 tuổi là
4,5%, từ 30 đến 39 tuổi là 6,6% và 50% dân số nghiên cứu đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
tiền ĐTĐ bằng nghiệm pháp dung nạp 75g glucose (theo ADA 2010) [71].
Gần đây nhất, nghiên cứu JADE của tác giả Chan và cộng sự [97] báo cáo năm 2014
đã cho thấy rằng tỉ lệ ĐTĐ típ 2 ở người trẻ dưới 40 tuổi chiếm 18% trong tổng số
41029 bệnh nhân ĐTĐ típ 2 ở châu Á. Trong nghiên cứu này, ở nhóm ĐTĐ khởi phát
sớm ở người trẻ, tỉ lệ bệnh nhân nam hơi cao hơn nữ (57% so với 43%), 60% có trình
độ học vấn từ trung học phổ thơng trở lên, và đa số đều có việc làm. Trên 60% bệnh
nhân trong nhóm này khơng hút thuốc lá, khơng uống rượu và có tiền căn gia đình có
người được chẩn đoán ĐTĐ. Một điều đáng ghi nhận là chỉ có khoảng 40% bệnh nhân
trong nhóm khởi phát sớm có vận động thể lực ít nhất ba lần một tuần, thấp hơn so với
nhóm khởi phát lớn tuổi hơn, với 50% bệnh nhân có tập thể lực ít nhất ba lần mỗi tuần.
BMI và vịng eo của nhóm khởi phát sớm cũng cao hơn hẳn nhóm khởi phát muộn.
Từ những con số trên, chúng tơi nhận thấy ĐTĐ típ 2 khởi phát ở người trẻ tuổi khơng
cịn giới hạn ở phạm vi hàng loạt ca mà đã và đang trở thành một xu hướng. Nếu không
được quan tâm đầy đủ từ xã hội thì trong tương lai khơng xa, ĐTĐ khởi phát sớm ở
người trẻ cùng với béo phì trẻ em có thể sẽ trở thành những vấn nạn y tế xã hội toàn
cầu với nhiều ảnh hưởng đến kinh tế và chất lượng cuộc sống.
1.3.2 Sinh lý bệnh
Cơ chế bệnh sinh ĐTĐ típ 2 đến nay vẫn cịn chưa rõ ràng, được quy cho các yếu tố đa
gen, và sự tương tác giữa gen và môi trường, cũng như tuổi, giới, chủng tộc và lối sống

cũng là các yếu tố nguy cơ quan trọng [74]. Ở những bệnh nhân này, nồng độ insulin
trong huyết tương có thể bình thường, giảm hoặc thậm chí tăng cao hơn so với bình
thường. Hầu hết bệnh nhân có tình trạng đề kháng insulin ở các cơ quan đích (gan, cơ,
mỡ), gây cản trở việc đưa insulin vào tế bào để thực hiện chức năng, nên giai đoạn đầu
của bệnh, tế bào beta thường tăng sản xuất insulin để bù trừ, làm tăng nồng độ insulin

.


.

11

trong huyết tương. Khi bệnh diễn tiến kéo dài, tế bào beta tụy cạn kiệt dần, lúc này sự
tiết insulin giảm dần đến giai đoạn bệnh nhân sẽ thiếu hụt hồn tồn insulin và cần
insulin ngoại sinh như ĐTĐ típ 1. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ĐTĐ típ 2
nhưng khơng có tình trạng đề kháng insulin hoặc đề kháng ít, nhưng lại nổi bật là sự
giảm dần chức năng tế bào beta làm giảm tiết insulin là chủ yếu [65].
Sinh lý bệnh của ĐTĐ típ 2 bao gồm đề kháng insulin và khiếm khuyết tiết insulin. Đề
kháng insulin là sự giảm khả năng đáp ứng của các tế bào với tác động của insulin. Ở
những bệnh nhân đề kháng insulin, tế bào đích thường giảm khả năng dự trữ glucose
dưới dạng khơng oxy hóa, giảm oxy hóa axit béo, giảm chuyển đổi q trình oxy hóa
giữa glucose và axit béo trong khi nồng độ insulin tăng cao trong huyết tương. Đồng
thời số lượng và chức năng của ti thể ở những tế bào này cũng giảm. Tình trạng viêm
cũng góp phần vào hiện tượng đề kháng insulin biểu hiện bằng sự tăng tế bào viêm và
nồng độ axit béo tự do trong huyết tương. Yếu tố tuổi tác và q trình lão hóa cũng là
một yếu tố đóng góp quan trọng. Tiếp theo đó, hiện tượng khiếm khuyết tiết insulin
thường xảy ra, điển hình là sau một giai đoạn cường insulin. Biểu hiện đầu tiên là sự
mất khả năng tiết insulin pha đầu kèm với mất sự dao động các đỉnh tiết insulin, dẫn
đến hiện tượng tăng đường huyết sau các bữa ăn. Khi tiến triển, sự tiết insulin giảm

dần, làm giảm khả năng ức chế tân tạo glucose ở gan, dẫn đến tăng đường huyết đói.
Tuy nhiên tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra khi sự tiết insulin không bù trừ đủ so
với nhu cầu insulin (bị ảnh hưởng bởi tình trạng đề kháng insulin). Khi tình trạng
đường huyết tăng cao kéo dài, các tế bào beta sẽ bị tổn thương làm ức chế tiết insulin
hơn nữa hay cịn gọi là tình trạng ngộ độc đường. Đồng thời các axit béo tự do tăng cao
trong máu cũng góp phần làm chết tế bào beta theo chương trình và làm nặng thêm sự
suy giảm bài tiết insulin.
Dựa vào những nghiên cứu gần đây, người ta thấy rằng cơ chế sinh bệnh của ĐTĐ típ 2
ở người trẻ gần như tương tự với ĐTĐ típ 2 ở độ tuổi điển hình. Tình trạng đề kháng

.


.

12

insulin xuất hiện sớm nhất, tiếp theo sau là sự suy giảm chức năng tế bào beta tụy. Tuy
nhiên, sự suy giảm tế bào beta diễn ra nhanh hơn ở những đối tượng mắc ĐTĐ trẻ tuổi.
Trong 1 nghiên cứu của Gungor và Arslanian, khi so với nhóm người lớn mắc ĐTĐ típ
2, nhóm mắc ĐTĐ típ 2 trẻ tuổi ở giai đoạn đầu có sự tăng tiết insulin hơn nhưng sự
suy giảm tế bào beta cũng diễn ra nhanh hơn (giảm 15% mỗi năm) [98]. Trong một
nghiên cứu khác so sánh các đối tượng thanh thiếu niên với cùng BMI và lượng mỡ
tạng, cho thấy rằng nhóm có ĐTĐ típ 2 giảm nhạy cảm insulin (giảm 50%) và giảm tiết
insulin pha đầu (giảm 75%) so với nhóm khơng có ĐTĐ [79]. Khi so sánh giữa hai
nhóm thiếu niên béo phì có và khơng có tiến triển đến tình trạng rối loạn dung nạp
glucose sau một thời gian theo dõi khoảng 30 tháng cho thấy lượng tế bào beta ban đầu
thấp hơn ở nhóm xuất hiện rối loạn dung nạp glucose, vì thế đặt ra vấn đề sự khiếm
khuyết tế bào beta nền là yếu tố góp phần vào sự xuất hiện rối loạn dung nạp glucose
và ĐTĐ típ 2 sau này. Ở một nghiên cứu khác cho thấy sự đề kháng insulin xuất hiện

trước khi khởi phát bệnh từ 10 đến 20 năm và đó cũng là một yếu tố tiên đoán cho sự
phát triển đến ĐTĐ sau này. Khi có đề kháng insulin, tế bào beta phải tăng hoạt động
để sản xuất insulin bù trừ và dẫn đến suy tế bào beta sớm. Có mối liên quan nghịch
giữa sự nhạy cảm insulin và hàm lượng mỡ tạng trong cơ thể [77].
Các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 trẻ tuổi cũng có thể có kháng thể tự miễn và những đối tượng
này thường diễn tiến suy giảm tế bào beta nhanh hơn và ít béo phì hơn [79]. Các tự
kháng thể với tế bào đảo tụy đã được phát hiện bao gồm rất nhiều lọai khác nhau. Tuy
nhiên có năm loại có giá trị cao trong chẩn đốn và được đo lường dễ dàng bao gồm
kháng thể kháng bào tương tế bào đảo tụy (ICA), kháng thể kháng men glutamic acid
decarboxylase (AntiGAD), kháng nguyên tế bào đảo tụy liên quan Tyrosine
phosphatase (IA-2) và kháng thể kháng insulin (IAA), kháng thể kháng ZnT8
(ZnT8A). Mặc dù không thể xác định được chắc chắn kháng thể nào sẽ xuất hiện trước
hay sau, nhưng ICA có vẻ là kháng thể được phát hiện sớm nhất và nhiều nhất, theo

.


.

13

sau là GADA, ZnT8A và IA-2 [70]. Các kháng thể tuy khơng có ý nghĩa ở những bệnh
nhân ĐTĐ típ 2 điển hình tuy nhiên nó giúp chẩn đốn trong một số trường hợp khó
phân biệt ĐTĐ típ 2 và các thể ĐTĐ khác. Ở những bệnh nhân khởi phát giống ĐTĐ
típ 2 nhưng có kháng thể kháng tế bào đảo tụy dương tính gợi ý thể LADA, và tiên
lượng khả năng phải dùng insulin sớm để kiểm soát đường huyết. Hay trong một số
trường hợp nhập viện lần đầu vì nhiễm toan ceton do tăng đường huyết ở những bệnh
nhân béo phì và có dấu hiệu của đề kháng insulin, kháng thể kháng tế bào đảo tụy có
thể giúp phân biệt ĐTĐ típ 1 ở bệnh nhân béo phì hay ĐTĐ típ 2 nhiễm ceton (có thể
gặp ở những bệnh nhân trẻ, béo phì, có đề kháng insulin). Hay trong trường hợp bệnh

nhân ĐTĐ không nhiễm toan ceton nhưng thể trạng gầy và triệu chứng tăng đường
huyết không rõ, nghi ngờ khơng phải ĐTĐ típ 1 hoặc típ 2 điển hình.
Kháng thể kháng bào tương tế bào đảo tụy lần đầu tiên được mô tả năm 1974 bởi
Bottazzo và cộng sự [15]. ICA có thể xem là kháng thể khó đo lường nhất nhưng giá
thành tương đối rẻ. Nó phát hiện được 70-80% các bệnh nhân ĐTĐ típ 1 mới khởi
phát, nhưng giảm chỉ còn 5% sau 10 năm. Trong nghiên cứu DPT-1, những bệnh nhân
có ICA dương tính, thường có giảm tiết insulin pha đầu, tiên lượng khởi phát ĐTĐ típ
1 sau 5 năm là 60%, sau 10 năm là khoảng 90%. Sử dụng insulin sớm cũng không thể
giúp ngăn ngừa diễn tiến sang ĐTĐ típ 1 ở những đối tượng này [70].
GAD là men xúc tác chuyển hóa axit glutamic thành chất ức chế dẫn truyền thần kinh
GABA. Năm 1990, người ta phát hiện ra phân tử GAD và nó được xem là một chỉ dấu
tiên lượng khả năng tiến triển đến ĐTĐ. GAD là một men nội bào, nồng độ cao ở các
tế bào thần kinh, và dường như không biểu hiện trên bề mặt tế bào beta tụy. GAD gồm
2 đồng phân, tuy nhiên kháng thể kháng đồng phân GAD 65000 Da thường được phát
hiện hơn đồng phân 67000 Da. Tương tự như ICA, AntiGAD được phát hiện ở 70-80%
bệnh nhân ĐTĐ típ 1, nhưng nó hằng định hơn ở những bệnh nhân mắc bệnh lâu năm,
và là kháng thể được chọn lựa ở các đối tượng nghi ngờ thuộc típ LADA [70].

.


×