Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện tiên du, tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.22 KB, 98 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN CHO SỰ NGHIỆP GIÁO
DỤC – ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH

Ngành:

Kế toán

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS Bùi Bằng Đồn

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Nếu có gì sai sót tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày …… tháng ….. năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Thanh Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn
sâu sắc tới PGS. TS Bùi Bằng Đồn đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
mơn Kế tốn Quản trị và Kiểm tốn, Khoa Kế tốn và Quản trị kinh doanh, Học viện Nơng
nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn
thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể các phòng ban, hội tại huyện Tiên Du đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.

Hà Nội, ngày... tháng... năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Huyền

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................ i
Lời cảm ơn .......................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................... v
Danh mục bảng ................................................................................................... vi
Danh mục sơ đồ, biểu đồ .................................................................................... vii
Trích yếu luận văn ............................................................................................. viii
Thesis abstract ...................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn ...................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 4

2.1.1.

Tổng quan về chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo .......... 4

2.1.2.

Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dụcđào tạo cấp huyện ............................................................................................ 9

2.2.

Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 17

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho giáo dục
- đào tạo của một số địa phương ở Việt Nam.................................................. 17


2.2.2.

Bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................ 21

2.2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu liên quan ......................................................... 21

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ................................... 23
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 23

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du ................................... 23

3.1.2.

Tình hình phát triển giáo dục, đào tạo tại huyện Tiên Du ............................... 27

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 30

3.2.1.

Khung phân tích của đề tài ............................................................................. 31


iii


3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ......................................................................... 31

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 34

3.2.4.

Phương pháp phân tích .................................................................................. 34

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................... 36
4.1.

Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục – đào tạo
huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 36

4.1.1.

Tình hình đầu tư Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo
tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ................................................................... 36

4.1.2.

Thực trạng chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục tại huyện Tiên Du .................................................................................... 40


4.2.

Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp
giáo dục trên địa bàn huyện Tiên Du .............................................................. 43

4.2.1.

Thực trạng quản lý lập, duyệt và phân bổ dự toán chi thường xuyên .............. 43

4.2.2.

Thực trạng chấp hành dự toán chi thường xuyên ............................................ 48

4.2.3.

Thực trạng quyết toán chi ngân sách nhà nước ............................................... 61

4.3.

Đánh giá về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
giáo dục – đào tạo tại huyện Tiên Du ............................................................. 63

4.3.1.

Những thành tựu đạt được.............................................................................. 63

4.3.2.

Những hạn chế tồn tại .................................................................................... 65


4.3.3.

Nguyên nhân của những hạn chế.................................................................... 67

4.4.

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho
giáo dục, đào tạo tại huyện Tiên Du ............................................................... 69

4.4.1.

Phương hướng phát triển giáo dục của huyện Tiên Du ................................... 69

4.4.2.

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Tiên Du .............................................. 71

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ........................................................................... 80
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 80

5.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 81

5.2.1.


Đối với Nhà nước .......................................................................................... 81

5.2.2.

Đối với Bộ Tài chính và Bộ giáo dục ............................................................. 81

Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 82
Phụ lục ............................................................................................................. 84

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ANQP

An ninh quốc phịng

BTC

Bộ Tài chính

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

DTNS


Dự tốn ngân sách

ĐTPT

Đầu tư phát triển

GDĐT

Giáo dục đào tạo

HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc Nhà nước

KTXh

Kinh tế - xã hội

NQD

Ngoài quốc doanh

NSNN

Ngân sách nhà nước


NSX

Ngân sách xã

QLNS

Quản lý ngân sách

QTNS

Quyết toán ngân sách

SNKT

Sự nghiệp kinh tế

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 2015 – 2017 ............................... 25

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Tiên Du.......................... 26
Bảng 3.3. Quy mô phát triển giáo dục tại huyện Tiên Du........................................... 28
Bảng 3.4. Số lượng giáo viên tại huyện Tiên Du theo năm học .................................. 29
Bảng 3.5. Số lượng đối tượng điều tra ....................................................................... 33
Bảng 4.1. Nguồn đầu tư cho giáo dục đào tạo tại huyện Tiên Du ............................... 37
Bảng 4.2. Tình hình đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo tại huyện
Tiên Du ..................................................................................................... 39
Bảng 4.3. Chi thường xuyên từ NSNN cho giáo dục tại huyện Tiên Du ..................... 41
Bảng 4.4. Tình hình thực hiện chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục
tại huyện Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 ................................................... 42
Bảng 4.5. Dự toán chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục tại huyện
Tiên Du giai đoạn 2015 - 2017 .................................................................. 45
Bảng 4.6. Ý kiến đánh giá về phân bổ dự toán tại huyện............................................ 47
Bảng 4.7. Ý kiến đánh giá cơng tác lập dự tốn đối với một số nhiệm vụ chi ............. 47
Bảng 4.8. Tình hình chi thường xuyên cho giáo dục, đào tạo của huyện Tiên Du ...... 49
Bảng 4.9. Tình hình thực hiện kế hoạch chi cho con người thuộc sự nghiệp giáo
dục tại huyện Tiên Du ............................................................................... 51
Bảng 4.10. Cơ cấu thực hiện chi cho con người thuộc chi sự nghiệp giáo dục tại
huyện Tiên Du .......................................................................................... 52
Bảng 4.11. Chi cho hoạt động chuyên môn của sự nghiệp giảng dạy tại huyện
Tiên Du ..................................................................................................... 54
Bảng 4.12. Chi mua sắm, sửa chữa thuộc sự nghiệp giáo dục tại huyện Tiên Du ......... 56
Bảng 4.13. Các khoản chi khác trong sự nghiệp giáo dục huyện Tiên Du .................... 57
Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá về phương thức cấp phát chi ngân sách ............................ 59
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá nguyên nhân của quản lý chi NSNN ................................. 60
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá việc lập báo cáo quyết toán chi ngân sách ........................ 63

vi



DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Quy trình lập, phân bổ và giao dự tốn ................................................................ 11

Sơ đồ 4.1.

Mơ hình cấp phát vốn ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục tại
huyện Tiên Du...................................................................................................... 36

Biểu đồ 4.1. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện công tác lập và phân bổ dự toán NSNN
cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Tiên Du ............................................ 46
Biểu đồ 4.2. Kết quả khảo sát công tác quản lý chấp hành chi NSNN cho sự nghiệp giáo
dục tại huyện Tiên Du .......................................................................................... 58
Biểu đồ 4.3. Đánh giá cơng tác quyết tốn NS huyện Tiên Du ................................................ 62

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền
Tên luận văn: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp
giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên Ngân

sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước
cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên Ngân
sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Ninh trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Xây dựng khung phân
tích của đề tài, phương pháp thu thập số liệu (thứ cấp và sơ cấp), phương pháp xử lý số
liệu, phương pháp phân tích.
Kết quả chính và kết luận:
1) Chi Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn
huyện quản lý bao gồm các khoản chi ngân sách cho các hệ thống trường mầm non,
trường tiểu học, trung học cơ sở, và các khoản chi cho các trường Đảng, đoàn thể. Bao
gồm các mục: chi mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ, chi cho quản
lý hành chính, chi công tác giảng dạy và chi cho con người. Chi NSNN cho sự nghiệp
GD-ĐT ln đóng vai trị quan trọng và chiếm tỷ trọng cao trong cơcấu chi NSNN của
nước ta.
2) Thực tiễn quản lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục trên địa bàn
huyện Tiên Du đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết kịp thời, đòi hỏi các ngành
chức năng, đặc biệt là ngành tài chính phải đổi mới tồn diện mới có thể đáp ứng yêu cầu
đặt ra. Quản lý chi NSNN cho giáo dục tại huyện Tiên Du còn một số hạn chế như: Công
tác quản lý lập, duyệt và phân bổ dự tốn cịn chưa được coi trọng; Cơ cấu chi thường
xuyên cho giáo dục đào tạo chưa hợp lý; q trình chi cịn gặp nhiều sai phạm; quyết tốn
chi nộp chậm.

viii


3) Trong thời gian tới, để giải pháp có tính khả thi nhằm thúc đẩy, khai thác mọi

tiềm năng phát triển trên địa bàn huyện cần thực hiện các giải pháp sau: (i) Nâng cao
hiệu quả công tác lập dự toán; (ii) Tăng cường kiểm soát chấp hành chi ; (iii) Nâng cao
hiệu quả cơng tác quyết tốn; (iv) Hồn thiện cơ cấu chi NSNN cho giáo dục (v) Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Các biện pháp đưa ra đều dựa trên các cơ sở thực tếtrên cơ sở bước đầu cho
phép khẳng định tính đúng đắn của đề tài và sự hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu của
tác giả luận văn. Nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp trên sẽ là cơ sở
giúp quá trình quản lý chi NSNN ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đạt được hiệu quả.

ix


THESIS ABSTRACT
Mater candidate: Nguyen Thi Thanh Huyen
Thesis title: "Regular expenditure management of district budget state for education
and training in Tien Du district, Bac Ninh province".
Major: Accountant

Code: 8340301

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives:
- To systematize theoretical and practical basis of regular expenditure management
of budget state for education and training in Tien Du district, Bac Ninh province
- To evaluate the situation of the regular expenditure management of budget
state for education and training in Tien Du district, Bac Ninh province.
- To propose some solutions to improve the regular expenditure management of
budget state for education and training in Tien Du district, Bac Ninh provincein the
coming time.
Materials and Methods:

The thesis uses the following research methods: Constructing the analysis
framework of the topic, methods of data collection (secondary and primary), methods of
data processing, methods of analysis.
Main findings and conclusions
1) State budget expenditures for education and training in the district
management includes budget expenditures for systems of kindergartens, elementary
schools, junior high schools and expenses for The Party, unions schools, include items
such as procurement of equipment, major repair and small construction, expenses for
administration, teaching and human expenses. State budget expenditures on education
and training plays an important role and accounts for a high proportion of the country's
state budget expenditure.
2) The practice of regular expenditure management of district budget state for
education and training in Tien Du district is putting up many issues that need to be
resolved in time, requires functional departments, especially the especially the financial
department, have to fully innovate to meet the requirements. State budget expenditure
management for education in Tien Du district has some limitations such as management,
preparation, approval and allocation of budget is not respected; The recurrent
expenditure structure for education and training is not reasonable; the expenditure
process is still many mistakes; Settlement of late payment.

x


3) In the coming time, in order to promote and exploit all potentials for
development in the district, the following solutions should be implemented: (i) Improve
the efficiency of estimation; (ii) Strengthening control of spending; (iii) improve the
efficiency of settlement; (iv) Improve the state budget spending on education. (v)
Strengthen the inspection and examination.
The measures taken are based on the initial factual basis that confirms the
correctness of the topic and the fulfillment of the research objectives of the thesis author.

If the implementation well and synchronously measures will be the basis to help the
management of state budget expenditure in Tien Du district, Bac Ninh province to
achieve efficiency.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bất kì chế độ xã hội nào thì giáo dục luôn là hoạt động quan trọng
đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. Bởi lẽ giáo dục là nền tảng
văn hóa, là cơ sở hình thành nhân cách và nâng cao ý thức của mỗi con người
trong xã hội.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển giáo dục – đào tạo, không
ngừng tăng cường đầu tư cho giáo dục - đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế mới, thị trường
lao động mới ở trong và ngoài nước. Phát triển văn hóa – giáo dục vừa là mục
tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua, nhà
nước đã thực hiện nhiều chính sách mới đối với ngành giáo dục và đào tạo, cụ
thể như: xã hội hóa giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý tài chính... Những chính
sách này nhằm mục đích tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển. Để làm
được điều này cần phải có sự thay đổi trong phương thức quản lý nhằm đồng bộ
hóa q trình đổi mới, từ đó đưa đến kết quả trong tăng cường giám sát, quản lý
quá trình sử dụng kinh phí, nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí.
Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
giúp các nhà quản lý có những đánh giá tổng quan về tình hình thực hiện nhiệm
vụ kế hoạch và dự tốn ngân sách, tình hình chấp hành chế độ tài chính kế tốn
và cơng tác quản lý tài chính của từng đơn vị
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ CNH-HĐH trong những năm qua chi ngân sách

cho hoạt động giáo dục nói chung, chi ngân sách cho giáo dục huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh nói riêng đã khơng ngừng tăng lên theo từng năm đã góp phần
quan trọng vào quá trình phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên thực
trạng hiện nay công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Tiên Du còn
nhiều hạn chế đặc biệt là vấn đề chi ngân sách cho giáo dục, cơng tác lập dự tốn
chưa sát với thực tế phát sinh của đơn vị, cơ cấu chi thường xuyên sự nghiệp giáo
dục chưa thật hợp lý, quyết toán chi cịn chậm.
Do vậy cần có những định hướng chiến lược đúng đắn cũng như cần
phải đổi mới và hoàn thiện chính sách, cơ chế quản lý chi thường xuyên

1


NSNN cho sự nghiệp giáo dục để phát triển giáo dục – đào tạo vì mục tiêu xây
dựng xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Xuất phát từ đó, tôi nghiên cứu
các quy định của Nhà nước về quản lý chi thường xuyên NSNN cho giáo dục
– đào tạo, từ tình hình thực tế của địa phương, đề xuất một số giải pháp góp
phần quản lý tốt hơn về chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo trên
địa bàn huyện. Chính vì vậy, tơi nghiên cứu đề tài “Quản lý chi thường
xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên
địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản
lý chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện
Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên
Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện;
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên Ngân sách

nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh
Bắc Ninh;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
Ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nội dung liên quan đến chi thường
xuyên và quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
– đào tạo trên địa bàn cấp huyện, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
công tác này tại địa bàn nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý
và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước cho
sự nghiệp giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

2


Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi quản lý
ngân sách nhà nước cấp huyện và các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh (chỉ tính từ ngân sách của huyện).
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ giai đoạn 20152017, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2018.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho giáo dục –

đào tạo
2.1.1.1. Đặc điểm và vai trò của giáo dục – đào tạo
Giáo dục là q trình giúp cho mỗi cá nhân tích lũy kiến thức, mở mang
trí tuệ, hình thành nhân cách, phẩm chất trí lực, để bảo tồn, phát triển văn minh
của cá nhân, của tập thể, của xã hội và của nhân loại. Triết học Mác xít đã khẳng
định rằng “Về mặt hiện thực, bản chất của con người là tổng hóa các mối quan hệ
xã hội. Tâm lý học và giáo dục học macxit đã chứng minh rằng mỗi con người tự
tạo ra bản chất của mình bằng con đường lĩnh hội và sáng tạo vốn kinh nghiệm
chung của loài người”. “Q trình giáo dục chính là q trình lãnh đạo tổ chức,
dẫn dắt các hoạt động dạy và hoạt động học: hoạt động học tập, hoạt động vui
chơi, hoạt động lao động, hoạt động giao lưu, v.v” (Phạm Minh Hạc, 2003). Như
vậy, giáo dục đồng nghĩa với sự chọn lọc, phát triển văn minh nhân loại. Đó là
một quá trình loại bỏ những thói hư, tật xấu, những hủ tục, lạc hậu để tiếp thu cái
tốt, cái mới văn minh, tiến bộ.
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần
dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra (Viện Ngôn ngữ
học, 2002).
Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các
biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ
năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích,
mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội
(Vũ Văn Tảo và cs., 2001).
Trải qua hàng ngàn năm thực hành, thử nghiệm, giáo dục học phương
Đông đã tổng kết được 4 mặt cơ bản nhất của hoạt động giáo dục là: giáo dục đạo
đức (đức học., giáo dục trí tuệ (trí dục., giáo dục thể chất (thể dục., giáo dục thẩm
mĩ (mĩ học (Vũ Văn Tảo và cs., 2001).
Vậy, giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc trưng của xã hội loài người.


4


Giáo dục nảy sinh cùng với xã hội loài người, trở thành một chức năng sinh hoạt
không thể thiếu được và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của xã
hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động xã
hội, một trong những nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội phát triển về mọi
mặt. Giáo dục mang tính lịch sử cụ thể, tính chất, mục đích, nhiệm vụ, nội dung,
phương pháp và tổ chức giáo dục biến đổi theo các giai đoạn phát triển của xã
hội, theo các chế độ chính trị - kinh tế của xã hội.
Đào tạo là quá trình tác động đến một con người nhằm làm cho người đó
lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, v.v. một cách có hệ thống
nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng nhận một sự
phân cơng lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy
trì và phát triển nền văn minh của loài người (Trung tâm biên soạn Từ điển Bách
khoa Việt Nam, 1995).
Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những
kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn,
đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho
người học đi vào cuộc sống lao động tự lập và góp phần xây dựng và bảo vệ đất
nước (Vũ Văn Tảo và cs., 2001).
Quá trình đào tạo bao gồm việc giáo dục và giáo dưỡng, dạy dỗ và tập
luyện, hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Đó là hoạt động truyền thụ và
hoạt động lĩnh hội của thầy và trò, của xã hội và thế hệ trẻ, của cha mẹ và con cái,
v.v.. Quá trình này mở đầu bằng những yêu cầu của xã hội cụ thể hóa theo từng
giai đoạn vào mục tiêu và phương thức đào tạo và khâu cuối cùng của quá trình
ấy là những phẩm chất nhân cách của học sinh (bao hàm cả năng lực hành động),
được bộc lộ trong khi các em thực hiện chức năng của mình trong xã hội. Quá
trình đào tạo bao giờ cũng là vịng trịn khép kín có mối hàn là hoạt động sản
xuất xã hội (Phạm Minh Hạc, 2003).

Về cơ bản, đào tạo là giảng dạy và học tập trong nhà trường, gắn với giáo
dục đạo đức, nhân cách. Kết quả và trình độ được đào tạo (trình độ học vấn) của
một người còn do việc tự đào tạo của người đó thể hiện ra ở việc tự học và tham
gia các hoạt động xã hội, lao động sản xuất rồi tự rút kinh nghiệm của người đó
quyết định. Chỉ khi nào quá trình đào tạo được biến thành q trình tự đào tạo
một cách tích cực, tự giáo dục thì việc đào tạo mới đạt hiệu quả cao.

5


Vai trò của giáo dục – đào tạo : Tổng hợp nghiên cứu của tác giả Ngô Thị
Thu Hà (2014) và Trần Duy (2015) về vai trò của giáo dục, đào tạo đối với việc
phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
- Giáo dục – đào tạo là động lực, là đòn bẩy cho sự phát triển của xã hội,
của đất nước: xã hội ngày càng phát triển, sự phát triển của xã hội loài người chịu
sự chi phối của nhiều yếu tố, các yếu tố này được gọi là nguồn lực. Có nhiều
nguồn lực tác động đến sự phát triển của xã hội, đất nước, trong đó có nhân lực,
tài lực, vật lực là những nguồn lực chủ yếu. Trong ba nguồn lực này, nhân lực trở
thành nguồn lực chủ đạo, có tính chất quyết định. Con người tồn tại với hai tư
cách: vừa là chủ thể của xã hội vừa là khách thể của xã hội. Với tư cách là chủ
thể của xã hội, con người trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động nhằm phát triển
xã hội và đất nước. Với tư cách này, con người là động lực, là đòn bẩy của mội
sự phát triển xã hội. Với tư cách là khách thể của xã hội, mọi hoạt động đều
nhằm vào phục vụ con người, phát triển con người. Như vậy, con người là mục
tiêu của mọi sự phát triển;
- Giáo dục – đào tạo là thước đo sự phát triển của một đất nước: Thực tiễn
của nhiều nước trên thế giới đã cho chúng ta thấy: Hai đất nước có cùng xuất
phát điểm ban đầu như nhau về kinh tế - xã hội, cùng trình độ phát triển như
nhau, nhưng chỉ sau một thời gian có sự cách biệt nhau về kinh tế - xã hội; một
nước phát triển nhanh, có trình độ khoa học kỹ thuật cao, một nước ngược lại rơi

vào trì trệ, phát triển chậm chạp, thậm chí tụt hậu dần. Đi tìm nguyên nhân của
điều này, người ta dễ nhận ra rằng nước nào chú trọng, quan tâm đến giáo dục –
đào tạo thì sẽ phát triển nhanh, và ngược lại. Theo tinh thần ấy, giáo dục – đào
tạo là thước đo sự phát triển của một quốc gia, một dân tộc. Trình độ dân trí,
trình độ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ thể hiện trình độ phát triển của đất nước.
- Giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự thắng lợi của công
cuộc công nghiệp hóa hiện đạo hóa đất nước: Cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa là một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ. Để công cuộc ấy
được thành cơng, địi hỏi bắt buộc phải đào tạo được một đội ngũ lao động có
trình độ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ cao, có tay nghề thành thạo, phục vụ đắc
lực và kịp thời cho các lĩnh vực kinh tế - xã hội, phải có một nền khoa học kỹ
thuật và cơng nghệ hiện đại. Trong khi đó, trình độ dân trí của nhân dân ta cịn
thấp, lực lượng lao động đã qua đào tạo và tỷ lệ công nhân bậc cao cịn q ít,
nền khoa học kỹ thuật cơng nghệ cịn chưa đáp ứng được những địi hỏi của các

6


lĩnh vực kinh tế - xã hội. Bất cập này chỉ có thể khắc phục được nhờ sự nghiệp
giáo dục – đào tạo.
2.1.1.2. Vai trò của chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo
Chi thường xun ngân sách Nhà nước có vai trị rất quan trọng để đảm
bảo kinh phí chủ yếu cho sự nghiệp giáo dục duy trì và phát triển theo đúng định
hướng của Nhà nước và đây là nguồn tài chính cơ bản. Vai trò của chi thường
xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo được cụ thể như sau:
Đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của hệ thống giáo dục: Chiếm tỷ
trọng lớn trong đầu tư cho giáo dục là ngân sách nhà nước. Nhà nước cung cấp
các phương tiện vật chất, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy.
Hằng năm do quy mô giáo dục mở rộng, tiếp đó là cơ sở vật chất xuống cấp, lạc
hậu nên cần có kinh phí cải tạo, xây mới, mở rộng. Tiếp đó, 80% chi thường

xuyên NSNN hiện nay dùng để đảm báo đời sống vật chất cho đội ngũ cán bộ
giáo viên và những người làm công tác quản lý trong ngành giáo dục. Khoản chi
này bao gồm lương, phụ cấp lương, các khoản phúc lợi khác. Đây là khoản
không thể thiếu, để bù đắp và tái sản xuất sức lao động cho đội ngũ cán bộ trong
ngành, tiếp đó giúp cho đời sống cán bộ trong ngành được ổn định (Vũ Văn
Phong, 2016).
Là công cụ điều chỉnh cơ cấu ngành giáo dục theo cấp học, theo vùng
miền khác nhau. Mỗi cấp học, mỗi vùng đều có những điều kiện nhất định về
chất lượng giảng dạy và điều kiện trang thiết bị cho học tập và giảng dạy. theo
định hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn nhất định sẽ
phân bổ nguồn chi có sự khác nhau giữa các vùng miền, cấp học. Đặc biệt ln
có sự ưu tiên cho các vùng khó khăn. Tăng đầu tư tại các vùng này có thêm
nguồn lực để xây dựng thêm cơ sở vật chất, thu hút được giáo viên có trình độ về
dạy tại các vùng này. Thông qua chi ngân sách sẽ điều tiết được cơ cấu chi cho
các vùng khác nhau từ đó cơ cấu ngành giáo dục sẽ theo định hướng của Nhà
nước (Vũ Văn Phong, 2016).
Chi thường xuyên ngân sách Nhà nước là điều kiện quan trọng quyết định
sự phát triển giáo dục. Chi thường xuyên NSNN được coi là yếu tố quan trọng
của quá trình phát triển trong sự nghiệp giáo dục, do đó phát triển giáo dục được
coi là mục tiêu, động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, địi hỏi
phải có nỗ lực, cố gắn của toàn ngành. Tuy nhiên, hiện nay do nguồn thu ngoài

7


ngân sách cịn hạn chế thì kinh phí từ ngân sách nhà nước đóng vài trị quan
trọng trong việc hiện đại hóa cơ sở vật chất, thực hiện tốt các chủ trương chính
sách về phát triển giáo dục của Nhà nước nói cách khác nguồn kinh phí từ ngân
sách có vai trò chủ yếu nhất đưa sự nghiệp giáo dục phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu của phát triển xã hội hiện nay (Vũ Văn Phong, 2016).

2.1.1.3. Nội dung chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục
– đào tạo
Chi thường xuyên NSNN là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm
bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên
của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh (Chính
phủ, 2015).
Căn cứ vào Quyết định số 186/QĐ – TTg ngày 10 tháng 02 năm 2017 của
Thủ tướng Chính phủ thì dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo bao gồm:
- Chi ngân sách cho hệ thống các trường học có:
+ Chi ngân sách cho hệ thống các trường mầm non và các trường phổ
thông;
+ Chi ngân sách cho các trường đại học, các học viện, các trường cao
đẳng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề;
+ Chi cho các trường Đảng, đoàn thể;
- Chi ngân sách cho các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo
như: Bộ giáo dục đào tạo, Sở giáo dục, phòng giáo dục....
Đối với các khoản chi thường xuyên căn cứ vào đối tượng của việc sử
dụng kinh phí NSNN có thể chia thành 4 nhóm mục chi sau:
+ Các khoản chi cho con người: Chi lương, các khoản phụ cấp theo
lương, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đoàn, chi phúc lợi
tập thể cho giáo viên, cán bộ nhân viên, chi học bổng và trợ cấp cho học sinh
sinh viên, tiền cơng....;
+ Chi về quản lý hành chính, chi về cơng tác phí, cơng vụ phí, điện nước,
xăng xe, văn phịng phẩm, chi hội nghị về cơng tác quản lý;
+ Chi cho hoạt động chuyên môn: Chi mua tài liệu, đồ dùng giảng dạy và

8



học tập chi hội thảo, hội giảng, chi cho các lớp bồi dưỡng học sinh bồi dưỡng
chuyên môn, các hoạt động chuyên đề về chuyên môn;
+ Chi mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhỏ phục vụ cho hoạt động chuyên
môn như: Mua sắm bàn ghế, bảng và các trang thiết bị khác, sửa chữa nhỏ trong
trường...;
Hầu hết các khoản chi trên là những khoản chi phát sinh thường xuyên,
tương đối ổn định và có thể định mức được. Do vậy trong công tác quản lý các
khoản chi này phải lấy định mức làm cơ sở, riêng các khoản mua sắm sửa chữa
nhỏ không phát sinh thường xuyên nên phải căn cứ vào thực trạng nhà cửa trang
thiết bị, chế độ chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ và đặc biệt là khả
năng nguồn vốn của NSNN để cấp phát và chi tiêu.
2.1.2. Quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo
dục- đào tạo cấp huyện
2.1.2.1. Đặc điểm chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cấp huyện cho sự
nghiệp giáo dục đào tạo
Từ những đặc điểm chung của chi thường xuyên NSNN (Vũ Văn Phong,
2016) và đặc điểm chi cho giáo dục – đào tạo (Hoàng Thị Duyên, 2016) , tác giả
tổng hợp và rút ra được đặc điểm của chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp
giáo dục như sau:
Một bộ phận chi thường xuyên NSNN cấp huyện chủ yếu phục vụ cho
giáo dục – đào tạo, trên phạm vi cấp huyện nên đối tượng sử dụng các khoản chi
này chính là các cơ quan, tổ chức giáo dục – đào tạo trên địa bàn huyện như: cấp
mầm non, cấp tiểu học, cấp trung học cơ sở.
Chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo là những
khoản chi liên quan đến con người vì vậy là một bộ phận chi quan trọng có liên
quan đến sự phát triển thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì vậy những khoản
chi này cần được đáp ứng kịp thời và đầy đủ.
Các đơn vị giáo dục đào tạo có nhiệm vụ giáo dục đào tạo theo chỉ tiêu
được giao và được đảm bảo chi theo chế độ từ nguồn ngân sách nhà nước.

Các đơn vị giáo dục đào tạo là đơn vị hành chính sự nghiệp, được trang trải
mọi khoản chi phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình từ nguồn NSNN theo
ngn tắc khơng bồi hồn một cách trực tiếp (Tăng Bình và Ngọc Tuyền, 2015).

9


Kế hoạch chi tài chính hàng năm giao cho các cơ sở giáo dục tính theo
năm tài chính, nhưng khi tính tốn để xây dựng dự tốn, phân bổ và điều hành
ngân sách lại phải tính đến năm học.
Xã hội hóa giáo dục ngày càng được khuyến khích, mở rộng, ngoài nguồn
thu chủ yếu từ NSNN cấp hàng năm, các đơn vị sự nghiệp giáo dục, đào tạo cịn
có các nguồn thu từ sự nghiệp (học phí, lệ phí tuyển sinh...), từ đóng góp của cha
mẹ học sinh, từ cộng đồng xã hội, từ các tổ chức cá nhân... đòi hỏi cơng tác quản
lý tài chính phải kế hoạch hóa được các nguồn thu này và phát huy tối đa hiệu
quả sử dụng, bảo đảm các quy định của pháp luật.
Chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục có hiệu lực tác động trong
khoản thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. Các khoản chi cho sự
nghiệp giáo dục chủ yếu để trang trải cho các nhu cầu thường xuyên, thiết yếu về
hoạt động giáo dục. Kết quả của hoạt động này, không tạo ra cửa cải vật chất cho
xã hội tại năm đó nhưng nếu về dài hạn, các khoản chi này tác động đến sự phát
triển của nền kinh tế.
2.1.2.2. Nội dung quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho giáo dục –
đào tạo trên địa bàn huyện
a. Lập dự toán chi thường xuyên ngân sách huyện
Trước khi cấp phát và sử dụng vốn NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
phải xây dựng dự toán theo đúng quy định, định mức và được cơ quan có thẩm
quyền xét duyệt, đồng thời việc cấp phát cũng phải dựa trên cơ sở kế hoạch và dự
toán đã được duyệt. Đơn vị được nhận nguồn NSNN phải sử dụng nguồn vốn
theo các khoản và mục đích đã định trước trong dự tốn đã trình lên. Ngồi ra,

tùy theo tình hình thực tế mà xét các khoản chi vượt dự tốn nhưng phải phù hợp
với chính sách, chế độ quản lý tài chính hiện hành. Khi lập dự toán chi NSNN
cho giáo dục – đào tạo cần phải dựa trên những căn cứ và quy trình sau:
Căn cứ của việc lập dự toán
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện;
- Dựa vào khả năng nguồn vốn ngân sách có thể chi cho sự nghiệp giáo
dục – đào tạo;
- Số kiểm tra dự tốn thu, chi ngân sách do UBND cấp huyện thơng báo;
- Tình hình thực hiện dự tốn ngân sách năm trước và một số năm liền kề,
ước thực hiện NS năm hiện hành;

10


- Dự báo những xu hướng và vấn đề có tác động đến ngân sách năm kế
hoạch;
Quy trình lập dự tốn chi
Các đơn vị trường học

(5)

Phịng Tài chính kế hoạch

(1)
(2)
Thường trực HĐND huyện

(3)

(5)


UBND huyện

(5)

Kho bạc nhà nước huyện

(4)
(4)

Phiên họp HĐND huyện

Sơ đồ 2.1. Quy trình lập, phân bổ và giao dự toán
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp (2018)

Bước (1): Cuối năm tài chính, các đơn vị xây dựng dự tốn căn cứ vào
nhiệm vụ của năm học chuyển lên phòng tài chính – kế hoạch.
Bước (2): Phịng tài chính – kế hoạch sau khi nhận được bảng xây dựng
dự toán của các đơn vị sẽ tổng hợp các chỉ tiêu chi ngân sách cho giáo dục đào
tạo cấp huyện nói chung và chi thường xuyên cho giáo dục – đào tạo nói riêng.
Bước (3): Phịng tài chính – kế hoạch trình thường trực HĐND huyện xem
xét cho ý kiến về dự toán chi thường xuyên ngân sách cho sự nghiệp giáo dục –
đào tạo
Phân bổ và quyết định giao dự tốn
Bước (4): Phịng tài chính – kế hoạch chỉnh lại dự toán ngân sách gửi đại
biểu HĐND huyện trước phiên họp của HĐND huyện về dự toán ngân sách;
HĐND huyện thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.
Bước (5): UBND huyện giao dự toán cho các đơn vị, đồng thời gửi Phịng
Tài chính - kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện; thực hiện cơng khai dự
tốn ngân sách huyện.

b. Chấp hành ngân sách
Sau khi HĐND huyện thông qua dự toán và phân bổ dự toán chi cho giáo
dục, UBND huyện tiến hành ra quyết định giao dự toán và phân bổ dự toán cho

11


các trường. Căn cứ quyết định của UBND huyện, phòng tài chính - kế hoạch
thực hiện thơng báo dự tốn cho các đơn vị dự toán đồng thời hướng dẫn triển
khai thực hiện dự toán, các đơn vị dự toán lập dự toán chi tiết hàng tháng, quý,
năm theo mục, gửi Phịng tài chính – kế hoạch và Kho bạc Nhà nước làm căn cứ
để kiểm soát và quản lý chi.
Chấp hành dự toán chi NSNN cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo cần chú ý
đến các yêu cầu cơ bản sau:
- Đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, trên cơ sở dự toán chi
đã xác định.
- Tiến hành cấp phát vốn, kinh phí một cách đầy đủ, kịp thời, tránh mọi sơ
hở gây lãng phí, thất thốt vốn của NSNN.
- Trong q trình sử dụng các khoản chi ngân sách phải hết sức tiết
kiệm, đúng chính sách chế độ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của
mỗi khoản chi.
Quá trình tổ chức điều hành cấp phát và sử dụng khoản chi NSNN cho sự
nghiệp giáo dục - đào tạo cần dựa trên những căn cứ sau:
- Dựa vào định mức chi đã được duyệt của từng chỉ tiêu trong dự toán.
Đây là căn cứ tác động có tính chất bao trùm đến việc cấp phát và sử dụng các
khoản chi bởi vì mức chi của từng chỉ tiêu là cụ thể hoá mức chi tổng hợp đã
được cơ quan quyền lực Nhà nước phê duyệt.
- Dựa vào khả năng nguồn kinh phí NSNN có thể đáp ứng chi cho sự
nghiệp giáo dục - đào tạo. Mức chi trong dự toán mới chỉ là con số dự kiến, khi
thực hiện phải căn cứ vào điều kiện thực tế của năm kế hoạch mới chuyển hóa

được chỉ tiêu dự kiến thành hiện thực.
- Dựa vào định mức, chế độ chỉ tiêu sử dụng kinh phí NSNN hiện hành.
Đây là những căn cứ pháp lý có tính bắt buộc q trình cấp phát và sử dụng kinh
phí phải tuân thủ, là căn cứ để đánh giá tính hợp lệ, hợp pháp của việc cấp phát
và sử dụng các khoản chi.
Các biện pháp cơ bản để tổ chức tốt công tác cấp phát và sử dụng các
khoản chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo bao gồm:
- Cụ thể hóa dự tốn chi tổng hợp cả năm thành nhu cầu chi hàng quý (có
chia tháng) để làm căn cứ quản lý, cấp phát.

12


- Quy định rõ ràng trình tự cấp phát, trách nhiệm và quyền hạn của mỗi cơ
quan (Tài chính, Kho bạc, Giáo dục và đào tạo) trong quá trình cấp phát, sử dụng
các khoản chi NSNN. Cơ quan Tài chính phải thường xuyên xem xét khả năng
đảm bảo kinh phí cho giáo dục - đào tạo, bàn bạc với cơ quan giáo dục điều
chỉnh kịp thời dự toán chi trong phạm vi cho phép.
- Hướng dẫn các đơn vị cơ sở trong ngành giáo dục thực hiện tốt chế độ
hạch toán kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, hạch tốn đầy đủ
rõ ràng các khoản chi cho từng loại hoạt động.
- Thường xuyên kiểm tra tình hình nhận và sử dụng kinh phí NSNN ở các
đơn vị giáo dục, đảm bảo đúng dự toán, phù hợp với định mức chế độ chi NSNN
hiện hành. Cùng với việc cấp phát các nguồn kinh phí thì Sở tài chính phối hợp
với Phịng Tài chính- kế hoạch huyện kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu
và sử dụng ngân sách tại các trường. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt
quá nguồn cho phép, sai chính sách, chế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ
báo cáo thì có quyền u cầu Kho bạc nhà nước tạm dừng thanh toán.
c. Quyết toán chi thường xuyên NSNN cấp huyện cho giáo dục – đào tạo
- Hết kỳ kế tốn (tháng, q, năm) các đơn vị dự tốn và ngân sách các cấp

phải thực hiện cơng tác khóa sổ kế toán theo quy định.
- Thực hiện điều chỉnh quyết toán ngân sách trong thời gian chỉnh lý, là
thời gian các cấp ngân sách thực hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo
cáo và đối chiếu, điều chỉnh những sai sót trong q trình hạch tốn, kế tốn,
hồn chỉnh số liệu để quyết tốn chi NSNN năm báo cáo.
- Việc thẩm tra quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân
sách cấp dưới phải được Phòng TCKH huyện thực hiện, trước khi tổng hợp quyết
toán chi NSNN trên địa bàn huyện.
- Báo cáo quyết toán chi NSNN của các đơn vị phải được Phịng Tài chính
– kế hoạch thẩm định, HĐND huyện phê chuẩn theo thẩm quyền.
2.1.2.3. Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên Ngân sách nhà nước cho giáo dục
– đào tạo cấp huyện
Chi thường xuyên NSNN cho giáo dục – đào tạo là một một phận của chi
NSNN nên các khoản chi này tuân thủ theo quy trình ngân sách.
a. Nguyên tắc quản lý chi theo dự toán

13


×