Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (743.54 KB, 104 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN VĂN PHÚ

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ ĐẤT CƠNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN
THẾ,
TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số:

8620115

Người hướng dẫn khoa học :

TS. Vũ Đức Hạnh


NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phú

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Vũ Đức Hạnh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức phịng Tài ngun và
Mơi trường huyện n Thế đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.

Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Phú


ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................ vi
Trích yếu luận văn ...................................................................................................... viii
Thesis abstract ............................................................................................................... x
Phần 1. Mở đầu ........................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................ 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về quản lý đất cơng ích ............................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý Nhà nước về đất cơng ích ........... 5

2.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất, đất cơng ích. ................. 16

2.2.


Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 24

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai ở một số nước trên thế giới............ 24

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất cơng ích ở một số địa phương
trong nước ..................................................................................................... 28

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm trong quản lý Nhà nước về đất cơng ích ........................ 30

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 31
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 31

3.1.1.

Đặc điểm của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang ............................................... 31

3.1.2.

Tổng quan đất cơng ích trên địa bàn huyện n Thế ...................................... 40

3.2.


Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 45

iii


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu .............................................................. 45

3.2.2.

Phương pháp điều tra thu thập thông tin ......................................................... 45

3.2.3.

Phương pháp xử lý thơng tin và phân tích số liệu ........................................... 46

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................... 48

Phần 5 Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 49
4.1.

Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất cơng ích trên địa
bàn huyện Yên Thế ........................................................................................ 49

4.1.1.

Đánh giá công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về

quản lý và sử dụng đất cơng ích ..................................................................... 49

4.1.2.

Đánh giá công tác tuyên truyền về quản lý và sử dụng đất cơng ích ............... 51

4.1.3.

Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính ............................................................ 53

4.1.4.

Quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơng ích .................... 54

4.1.5.

Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cơng ích ....................................... 56

4.1.6.

Quản lý tài chính về đất cơng ích ................................................................... 58

4.1.7.

Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và xử lý
vi phạm pháp luật về đất đai trong việc quản lý sử dụng đất cơng ích............. 61

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn

huyện Yên Thế .............................................................................................. 64

4.2.1.

Yếu tố khách quan ......................................................................................... 64

4.2.2.

Yếu tố chủ quan ............................................................................................. 69

4.3.

Định hướng và giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất cơng
ích trên địa bàn huyện Yên Thế...................................................................... 73

4.3.1.

Định hướng ................................................................................................... 73

4.3.2.

Giải pháp cụ thể ............................................................................................. 75

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 84
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 84

5.2.


Kiến nghị ....................................................................................................... 85

5.2.1.

Đối với Nhà nước .......................................................................................... 85

5.2.2.

Đối với UBND tỉnh Bắc Giang ...................................................................... 85

Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 86
Phụ lục ...................................................................................................................... 88

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

CC

Cơ cấu

CNh


Cơng nghiệp hóa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

ĐVt

Đơn vị tính

HĐH

Hiện đại hóa

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH - KT

Khoa học kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế xã hội

MT

Môi trường


SDĐ

Sử dụng đất

QLĐĐ

Quản lý đất đai

QLNN

Quản lý nhà nước

SL

Số lượng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TN

Tài nguyên

TNKS

Tài nguyên khoáng sản

TTCN


Tiểu thủ công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

XH

Xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.4.

Tổng hợp số lượng mẫu điều tra .............................................................. 46

Bảng 4.1.

Diện tích đất cơng ích của huyện n Thế năm 2017 ............................... 41

Bảng 4.2.

Hiện trạng sử dụng đất cơng ích của huyện n Thế năm 2017 ............... 42


Bảng 4.3.

Biến động đất cơng ích giai đoạn 2015 - 2017 ......................................... 43

Bảng 4.4.

Hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng đất cơng ích ................. 49

Bảng 4.5.

Đánh giá về văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng đất cơng ích ............. 50

Bảng 4.6.

Kết quả cơng tác tun truyền phổ biến pháp luật về quản lý đất cơng
ích huyện Yên Thế................................................................................... 51

Bảng 4.7.

Đánh giá của người dân và tổ chức về công tác tuyên truyền pháp luật
về quản lý sử dụng đất cơng ích ............................................................... 52

Bảng 4.8.

Kết quả khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính đất cơng ích trên địa bàn
huyện n Thế ........................................................................................ 53

Bảng 4.9.


Đánh giá về công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cơng ích............. 54

Bảng 4.10. Diện tích cơ cấu đất cơng ích năm 2020 ................................................... 55
Bảng 4.11. Đánh giá về cơng tác quản lý quy hoạch đất cơng ích trên địa bàn
huyện Yên Thế ........................................................................................ 56
Bảng 4.12. Kết quả thu hồi đất năm 2017 trên địa bàn huyện Yên Thế ................... 57
Bảng 4.13. Ý kiến của người dân về công tác tuyên truyền, vận động ........................ 58
Bảng 4.14. Thu tài chính từ cho th đất cơng ích năm 2017 ..................................... 59
Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá công tác quản lý tài chính về đất cơng ích tại huyện
n Thế................................................................................................... 60
Bảng 4.16. Kết quả thanh tra nội dung liên quan đến đất cơng ích trên địa bàn
huyện n Thế ........................................................................................ 62
Bảng 4.17. Kết quả điều tra hộ sử dụng đất cơng ích về cơ chế chính sách................ 64
Bảng 4.18. Kết quả sử dụng đất cơng ích của các hộ nơng dân điều tra năm 2017...... 65
Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của phát triển kinh tế xã hội đến
công tác quản lý Nhà nước về đất cơng ích .............................................. 66
Bảng 4.20. Đánh giá của cán bộ về ảnh hưởng của tự nhiên và kỹ thuật đến cơng tác
quản lý Nhà nước về đất cơng ích ............................................................ 67

vi


Bảng 4.21. Trình độ các cán bộ quản lý nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn
huyện n Thế đến năm 2017 ................................................................. 69
Bảng 4.22. Đánh giá của người dân và tổ chức về chất lượng cán bộ quản lý nhà
nước đối với đất cơng ích......................................................................... 71
Bảng 4.23. Đánh giá của người dân về thực hiện một số quyền lợi trong quản lý nhà
nước về đất cơng ích trên địa bàn huyện .................................................. 72

vii



TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Văn Phú
Tên luận văn: Giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn
huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang.
Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 8620115

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất cơng ích, từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn
huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn điểm
nghiên cứu, phương pháp điều tra thu thập thông tin, phương pháp xử lý thơng tin và
phân tích số liệu. Điểm nghiên cứu được tác giả lựa chọn tại 3 xã có biện pháp quản lý
đất cơng ích tốt, trung bình và chưa tốt, đó là An Thượng, Hương Vy và Phồn Xương.
Dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chí, quyết định, luận văn trước,
các báo cáo của các phòng, ban huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Dữ liệu sơ cấp được
tác giả thu thập bằng cách phát phiếu điều tra trực tiếp 10 cán bộ huyện, 30 cán bộ địa
chính xã và thơn, 120 hộ nơng dân và 12 tổ chức trên địa bàn 3 xã điều tra. Số liệu sau
khi được tác giả thu thập về sẽ được tổng hợp và phân tích để đánh giá thực trạng công
tác quản lý Nhà nước về đất công ích trên địa bàn huyện Yên Thế thời gian qua, đưa ra
một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn
Huyện trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Trong những năm vừa qua công tác QLNN về đất công ích trên địa bàn huyện

Yên Thế đã thu được những thành tựu đáng kể như: Đã ban hành được nhiều văn bản
hướng dẫn quản lý và sử dụng đất công ích; thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp
luật về quản lý và sử dụng đất cơng ích đến cho người dân; hồn thành việc lập bản đồ
địa chính và bản đồ quy hoạch sử dụng đất cơng ích; thực hiện nhiều cuộc thanh tra và
phát hiện ra nhiều trường hợp vi phạm trong sử dụng đất cơng ích; năm 2017 toàn
huyện đã thu được 1,489 tỷ đồng từ việc cho th đất cơng ích. Bên cạnh kết quả đã đạt
được, cơng tác QLNN về đất cơng ích trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vẫn
còn một số hạn chế, bất cập sau: Trình độ chun mơn của cán bộ làm công tác chuyên

viii


môn chưa được đào tạo bài bản, chuyên sâu mà chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm;
nhận thức của một số cán bộ và nhân dân còn hạn chế, chưa hiểu được tầm quan trọng,
ý nghĩa của công tác QLNN về đất cơng ích; việc cập nhật thơng tin về quản lý và SDĐ
còn chưa kịp thời; chất lượng xây dựng giá đất còn chưa sát với thực tế mà chủ yếu là rà
soát giá đất; các thủ tục hành chính vẫn cịn rườm rà, phức tạp.
Các yếu tố ảnh hưởng tới vấn đề quản lý nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn
huyện n Thế bao gồm: (1) Nhóm yếu tố khách quan (yếu tố về cơ chế chính sách;
điều kiện kinh tế - xã hội); (2) Nhóm yếu tố chủ quan (năng lực, trình độ của cán bộ
quản lý nhà nước; công tác tổ chức thực hiện của cơ quan nhà nước)
Để góp phần tăng cường QLNN về đất cơng ích trên địa bàn huyện n Thế, đề
tài đề xuất 7 giải pháp như sau: (1) Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật; (2) Đẩy
mạnh cơng tác tun truyền; (3) Hồn thiện cơng tác đo đạc lập bản đồ địa chính; (4)
Tăng cường hiệu lực pháp luật, có chế tài xử lý vi phạm pháp luật đất đai nghiêm khắc,
triệt để; (5) Tăng cường quản lý tài chính thu được từ đất cơng ích; (6) Nâng cao trình
độ chun mơn cho đội ngũ quản lý nhà nước về đất cơng ích; (7) Đầu tư kinh phí phục
vụ cơng tác quản lý nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn huyện n Thế.

ix



THESIS ABSTRACT
1. Name’s student: Nguyen Van Phu
2. Thesis title: “The Solutions of Strengthen the State Management of Public Land in
Yen The district, Bac Giang province”
3. Maijor: Agriculture Economics

Code: 8620115

4. School: Vietnam National University of Agriculture
Objective
To assess the situation of state management of public land, hence propose solutions
to strengthen the State management of public land in Yen The district, Bac Giang province.
Methodology
This study used primary and secondary data, the depth interviews, semi-structured
interviews 120 samples in departments of Agriculture and Rural development, Resources
and Environmental, household and 30 managers in local community. The research
methodology such as described statistical analysis, comparative, forecasting to assess the
public land management in Yen The district.
Result and discussion
In recent years, the state management of public land in Yen The district has gained
remarkable achievements such as There have been many documents guiding the
management and use of public land; propagate the law of public land to the local people;
Completion of cadastral mapping and map of public land; Carry out many inspections and
discover many cases of violations in public land. Total revenue of 1.489 trillion dong from
public land rental in 2017. In addition to the results achieved, the state management of
public land in Yen The district, Bac Giang province still has limitation such as The
professional qualifications of officers are not well-trained, the management of public land
base on experience; The awareness of some officials and people is still limited; Updating

information the management of public land is not timely; The quality of land is not close to
reality; Administrative procedures are still cumbersome and complicated.
Factors influencing the state management of public land in Yen The district included
(1) objective factors (policy mechanism, socio-economic conditions); (2) subjective
group (capacity and qualification of state management staffs, the policy and plan of
state agencies). Hence, the study propose the solutions 1) Finalization of legal
documents; (2) Improve the promote dissemination; (3) completing the cadastral survey
and mapping; (4) Strengthen law enforcement; (5) Strengthen financial management of
public land; (6) Raising the professional level for the state management official on
public land; (7) Funding for state management of public land in Yen The district.

x


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là nguồn tài ngun vơ cùng q giá, nó là địa bàn bàn phân bố
các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc
phòng, là tư liệu sản xuất đặc biệt. Nói về tầm quan trọng của đất, Các Mác
viết: “Đất là một phịng thí nghiệm vĩ đại, là kho tàng cung cấp các tư liệu lao
động, vật chất là vị trí để định cư, là nền tảng của tập thể”. Nói về vai trị của
đất với sản xuất, Mác khẳng định “Lao động không phải là nguồn duy nhất
sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ. Lao động chỉ là cha của của cải vật
chất, còn đất là mẹ”.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử
dụng đất ngày càng đa dạng và trở nên là vấn đề cấp thiết. Trong thời kỳ đầu
phát triển của kinh tế thị trường việc lớn mạnh của các Doanh nghiệp chủ yếu
là dựa vào đất đai tức là khai thác địa tô cần có một cơ chế quản lý hiện đại,
thích hợp và sử dụng tiết kiệm hơn nguồn nguyên liệu quý giá này. Tuy nhiên,
với diện tích đất rộng khắp trên cả nước, với nhiều loại đất được phân chia

khác nhau, thì đội ngũ quản lý, các cơ quan chức năng về đất đai hiện nay là
chưa cân bằng, chưa đủ để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát về khai thác và
sử dụng đất. Bên cạnh đó, cịn có nhiều nguyên nhân khác nữa tác động đến
việc quản lý và sử dụng đất ở nước ta hiện nay, do đó mà pháp luật đất đai cịn
nhiều sơ hở, trong một số lĩnh vực, một số khâu, của hoạt động quản lý, sử
dụng cịn nhiều thiếu sót và hạn chế.
Đất cơng ích cũng là một vấn đề nằm trong số cịn nhiều bất cập đó, là loại
đất được hình thành, với sự tự chủ trong việc xin giao, tự chịu trách nhiệm quản
lý và sử dụng đất cơng ích, của chính quyền địa phương. Diện tích đất để lại, chủ
yếu nhằm giải quyết tốt việc cải tạo và chỉnh trang diện mạo nông thôn, làm cơ
sở hạ tầng phát triển mọi mặt của địa phương.
Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, từ năm 2015 đến
nay trên địa bàn huyện Yên Thế đã chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung trong công
tác quản lý quỹ đất cơng ích và thực hiện việc cho thuê, thầu theo đúng quy
định của Luật đất đai. Tính đến tháng 12 năm 2017 huyện Yên Thế đã lập hồ sơ

1


cho th đất cơng ích với tổng diện tích là 416,9 ha, với tổng số thửa là 12.842
và 87 tổ chức và 12.755 hộ gia đình cá nhân và chủ yếu là nhóm đất nơng
nghiệp và tồn bộ diện tích đã cho thuê được lập hồ sơ theo dõi để đánh giá
thực tế sau khi huyện Yên Thế áp dụng luật đất đai đối với đất cơng ích và
nguồn thu từ đất cơng ích so với thời kỳ trước (Phịng Tài nguyên và Môi
trường huyện Yên Thế, 2017).
Tuy nhiên, trong những năm qua, cơng tác quản lý đất cơng ích của huyện
Yên Thế nói riêng và tỉnh Bắc Giang cũng như cả nước vẫn gặp rất nhiều khó
khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất cũng như việc chấp
hành chính sách pháp luật đất đai. Nguyên nhân chính là một số chính sách pháp
luật về quản lý và thực hiện chưa phù hợp với thực tế, chưa thực sự hiệu quả và

thường xuyên thay đổi trong khi việc thực thi chính sách pháp luật đất đai nói
chung và chính sách giao, cho th nói riêng ở một số địa phương còn nhiều hạn
chế. Để khắc phục tình trạng trên cần phải có giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về đất cơng ích trên địa bàn. Do vậy tôi lựa chọn đề tài:: “Giải pháp tăng
cường quản lý Nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc
Giang” làm đề tài tốt nghiệp bậc cao học của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản lý Nhà nước về đất cơng ích,
từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý Nhà nước về đất cơng ích
trên địa bàn huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý Nhà nước về đất cơng ích.
- Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đất cơng ích trên địa bàn
huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đất cơng ích tại
huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý đất cơng ích của
huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang.

2


1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
công tác quản lý nhà nước về đất cơng ích sử dụng trong nơng nghiệp trên địa bàn
huyện Yên Thế bao gồm: mối liên hệ trong hệ thống quản lý nhà nước về đất cơng
ích, hoạt động của các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước
và sử dụng đất cơng ích.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Về nội dung
Phản ánh thực trạng công tác quản lý Nhà nước về quản lý đất cơng ích sử
dụng trong nơng nghiệp, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất cơng
ích trên địa bàn huyện n Thế, tỉnh Bắc Giang.
1.3.2.2. Về không gian
Đề tài tiền hành nghiên cứu công tác quản lý và sử dụng đất cơng ích trên
địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh bắc Giang.
1.3.2.3. Về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm
2015, 2016, 2017. Số liệu sơ cấp được điều tra thu thập năm 2017 và tổng hợp
năm 2018.
- Thời gian thực hiện đề tài: từ ngày 25/8/2017 đến ngày 30/10/2018.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về quản lý
Nhà nước về đất cơng ích. Đề tài hệ thống hóa được khái niệm, đặc điểm và vai
trò của quản lý Nhà nước về đất cơng ích. Hệ thống được các nội dung quản lý
Nhà nước về đất cơng ích bao gồm: Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản
pháp luật về quản lý và sử dụng đất cơng ích; Tuyên truyền, phổ biến các quy
định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất cơng ích; Khảo sát, đo đạc lập bản
đồ địa chính; Quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơng ích;
Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cơng ích; Quản lý tài chính về đất
cơng ích; Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật đối với việc sử dụng đất
cũng như việc công khai đấu thầu đất công ích; Giải quyết tranh chấp đất, đất
công ích theo quy định Luật đất đai.

3


Về mặt thực tiễn: Quản lý nhà nước về đất cơng ích có vai trị rất quan

trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Quản lý
đất cơng ích hiệu quả làm tăng nguồn thu cho ngân sách các xã, ngồi ra cịn tăng
thu nhập và tạo việc làm cho người nông dân. Đề tài đã đánh giá được thực trạng
quản lý Nhà nước về đất cơng ích, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản
lý Nhà nước về đất cơng ích, từ đó đã đưa ra được một số giải pháp và các kiến
nghị góp phần tăng cường quản lý nhà nước về đất cơng ích trên địa bàn huyện
n Thế, tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ ĐẤT CƠNG ÍCH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của quản lý Nhà nước về đất cơng ích
2.1.1.1. Khái niệm
a. Đất cơng ích
Trong các quy định của pháp luật đất đai trước kia, cũng như Luật Đất đai
hiện hành khơng có một khái niệm cụ thể nào cho đất cơng ích, nhưng có thể rút ra
từ các quy định đó một cách khái qt: Đất cơng ích là diện tích đất mà mỗi xã,
phường căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mà được giữ lại
không quá năm phần trăm (5%) trong tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất
trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản của địa phương để thực hiện các mục
đích cơng ích tại xã, phường thuộc địa phương đó.
Từ khái niệm trên nên hiểu rằng, đất cơng ích là loại đất thuộc nhóm đất
nơng nghiệp, trích ra nhằm sử dụng vào mục đích cơng ích và chỉ được giữ lại
trong giới hạn pháp luật cho phép là từ 5% hoặc ít hơn, so với tổng diện tích đất
sản xuất nơng nghiệp có trong phạm vi địa bàn địa phương.
Luật đất đai từ năm 1993 đến nay đều thể hiện rõ về đất cơng ích “ Đất
cơng ích chỉ được cho thuê, đấu thầu, giao thầu chứ không giao cố định”. Luật

đất đai 1993 có hiệu lực đã khẳng định và thống nhất về quỹ đất cơng ích nhằm
bảo đảm cho Nhà nước có quỹ đất riêng để sử dụng “Nguồn thu từ đất cơng ích
để xây dựng đất nước” (Quốc hội, 1993).
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai 1993 và xuất phát từ yêu
cầu của giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ bẩy Ban chấp hành Trung ương Đảng
khoá IX đã ra Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước. Nghị quyết này là định hướng rất
quan trọng để Quốc hội khố IX, kỳ họp thứ 4 thơng qua Luật Đất đai mới vào
ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Luật Đất đai năm 2003 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất, thể hiện
đầy đủ nhất hơi thở của cuộc sống so với các Luật Đất đai năm 1993. Luật Đất

5


đai năm 2003 có rất nhiều nội dung mới, trong đó đáng chú ý tập trung vào các
vấn đề đang đặt ra trong quản lý sử dụng đất đai sau:
Xoá bỏ bao cấp về đất đai trên cơ sở coi đất đai là nguồn vốn, nguồn nội lực
to lớn của đất nước cần phải được định giá theo đúng quy luật của kinh tế thị
trường và phải được đối xử như một loại hàng hố có tính đặc thù trong q trình
giao dịch bất động sản;
Khuyến khích phát triển các giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất trên cơ
sở coi quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, hạn chế sự can thiệp
về hành chính khơng cần thiết trong thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho các quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn
liền với đất;
Theo quy định tại khoản 2 điều 7 Luật đất đai 2013, UBND cấp xã được sử
dụng đất nơng nghiệp vào mục đích cơng ích; được giao đất phi nông nghiệp để
sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở UBND, các cơng trình cơng cộng phục vụ

hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa
trang, nghĩa địa và cơng trình cơng cộng khác của địa phương (Quốc hội, 2013).
Theo quy định tại khoản 2 điều 141 Luật đất đai, UBND cấp huyện quản lý
đất bãi bồi ven sông, ven biển thường xuyên được bồi tụ hoặc thường xuyên bị
sạt lở. Theo khoản 2 điều 164 Luật đất đai 2013, UBND cấp tỉnh quản lý đất
chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở thuộc địa phương (Quốc hội, 2013).
Điểm d khoản 2 điều 10 Luật đất đai 2013 quy định:
“Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thơng (gồm cảng
hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường
sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thơng khác); thủy lợi; đất có di tích
lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi,
giải trí cơng cộng; đất cơng trình năng lượng; đất cơng trình bưu chính, viễn
thơng; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất cơng trình cơng cộng khác;”
(Quốc hội, 2013).
Theo quy định tại điều 132 Luật đất đai 2013, quỹ đất nông nghiệp sử
dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn do UBND cấp xã nơi có đất
quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt (Quốc
hội, 2013).

6


Quỹ đất nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích không quá 5% tổng
diện tích đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản để phục vụ
cho nhu cầu cơng ích của địa phương.
Nguồn của quỹ đất nông nghiệp là đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, đất khai
hoang, đất nông nghiệp thu hồi.
Đất cơng ích sử dụng vào mục đích xây dựng các cơng trình cơng cộng
của xã, phường, thị trấn. Nếu cịn đất cho hộ gia đình, cá nhân thuê để sản xuất

nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá. Thời hạn sử dụng đất
với mỗi lần thuê không quá 5 năm.
Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào
mục đích cơng ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã
quản lý và chỉ được dùng cho nhu cầu cơng ích của xã, phường, thị trấn theo quy
định của pháp luật (Quốc hội, 2013).
b. Quản lý Nhà nước đối với đất cơng ích
* Khái niệm quản lý Nhà nước
Theo Giáo trình quản lý hành chính Nhà nước; “Quản lý Nhà nước là sự
tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình
xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan
hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của
Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN” (Nguyễn
Khắc Thái Sơn, 2007).
Như vậy, quản lý Nhà nước là hoạt động mang tính chất quyền lực của
Nhà nước, được sử dụng quyền lực Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Quản lý Nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của Nhà nước
trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt trong mọi
các lĩnh vực trong xã hội nói chung và đất đai nói riêng. Chính vì vậy mà Nhà
nước ln khẳng định quyền lực của mình đối với các lĩnh vực thuộc thẩm
quyền của Nhà nước.
* Quản lý Nhà nước đối với đất cơng ích
Việc để lại một quỹ đất khơng q 5% đất nông nghiệp để sử dụng cho
nhu cầu công ích của các địa phương quy định lần đầu tiên được đề cập trong

7


Luật đất đai năm 1993 tại Điều 45. Sau hơn 10 năm thực hiên các quy định của
pháp luật đất đai về việc để lại quỹ đất cơng ích 5% cho các địa phương (còn gọi

là quỹ đất dự phòng), những địa phương có đất cơng ích đã giải quyết tốt việc cải
tạo và chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn làm đổi mới bộ mặt nông thổn, tạo
điều kiện thuận lợi cho chính quyền cơ sơ trong việc xã hội hoá các lĩnh vực văn
hoá, y tế, giáo dục thể dục thể thao ở nông thôn (Quốc hội, 2013).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc hình thành, quản lý và sử dụng quỹ đất
này rất khác nhau giữa miền Nam và miền Bắc, giữa đồng bằng và miền núi.
Sau Luật đất đai 2003 là 2013 có hiệu lực thì đã có nhiều quan niệm cho
là “quản lý quỹ đất cơng ích của Nhà nước khơng mang lại hiệu quả kinh tế” nó
khơng khác đối với các doanh nghiệp Nhà nước... Vì vậy trong nền kinh tế thị
trường này thì nên giao cho các tổ chức, hộ dân, doanh nghiệp thuê đất theo luật
“50 năm” để ổn định đầu tư sản xuất (Quốc hội, 2013).
Đặc điểm về chủ thể quản lý, tính chất quản lý, mục tiêu quản lý chính là
điều cốt lõi tạo nên sự khác biệt giữa quản lý đất được giao cho người dân và đất
công ích kể cả đất được cho người nước ngoài thuê đất để sử dụng vào mục đích
khác nhau và được cụ thể hóa tại điều 132 Luật đất đai 2013 khẳng định quỹ đất
nơng nghiệp sử dụng vào mục đích cơng ích của xã, phường, thị trấn do UBND
cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt (Quốc hội, 2013).
2.1.1.2. Vai trò của quản lý Nhà nước về đất cơng ích
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá đặt ra những yêu cầu to lớn đối
với công tác quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, trong đó
quản lý nhà nước về đất đai là một trong những lĩnh vực quan trọng hàng đầu. Để
phù hợp với quá trình đổi mới kinh tế, Đảng và nhà nước ln quan tâm đến vấn
đề đất đai và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý đất đai, điều chỉnh
các mối quan hệ đất đai theo kịp với tình hình thực tế (Nguyễn Lệ Hằng, 2012).
Đất đai, khi tham gia vào nền kinh tế thị trường thì có sự thay đổi căn bản
về bản chất kinh tế - xã hội: Từ chỗ là tư liệu sản xuất, điều kiện sống chuyển
sang là tư liệu sản xuất chứa đựng yếu tố sản xuất hàng hoá, phương diện kinh tế
của đất trở thành yếu tố chủ đạo quy định sự vận động của đất đai theo hướng
ngày càng nâng cao hiệu quả. Chính vì vậy, việc quản lý nhà nước về đất đai là

hết sức cần thiết, nhằm phát huy những ưu thế của cơ chế thị trường và hạn chế

8


những khuyết tật của thị trường khi sử dụng đất đai, ngồi ra cũng làm tăng tính
pháp lý của đất đai (Nguyễn Lệ Hằng, 2012).
2.1.2. Nội dung quản lý Nhà nước về đất cơng ích
2.1.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý và sử
dụng đất cơng ích
Để đảm bảo được vai trị quản lý của mình, bất kỳ một Nhà nước nào cũng
tạo ra và thực thi những chế tài phù hợp. Những chế tài này là tiền đề, hành
lang cho lĩnh vực áp dụng. Khơng có một quốc gia nào có thể có được hiệu quả
quản lý mà khơng cần đến chế tài. Ngay cả ở nước ta, hệ thống văn bản điều
chỉnh các mối quan hệ đất đai nói chung và cơng ích nói riêng rất đa dạng. Đó
là những công cụ để Nhà nước thực hiện được quyền quản lý của mình (Nguyễn
Lệ Hằng, 2012).
Trên cơ sở hiến pháp năm 1992, Luật Đất đai 1993 được ban hành nhằm
mục đích thể chế hố các chínhg sách đất đai góp phần hồn thiện chính sách đất
đai, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý của nhà nước. Luật Đất đai cũng đã được
ban hành và sửa đổi, bổ sung vào các năm 2003, 2005, 2013 sao cho hoàn thiện
hơn với tình hình sử dụng đất, chế độ sở hữu của đất nước.
Luật đất đai năm 2013 ra đời với nhiều nội dung mang tính chất đổi mới (ví
dụ như: sự phân chia đất theo tiêu chí mục đích sử dụng) là một bước tiến quan
trọng trong sự phát triển của hệ thống văn bản pháp luật về đất đai.Tiếp theo đó
nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2013 đã được ban hành:
luật, pháp lệnh,quyết định, nghị định, thông tư… để hướng dẫn, quy định cho
công tác quản lý các cấp, các ngành, các vùng, các địa phương. Các hoạt động,
mối quan hệ liên quan đến đất đai cịn được điều tiết thơng qua một loạt bộ luật
khác như: Luật Dân sự, Luật thuế sử dụng đất nơng nghiệp, Luật hình sự…và các

văn bản khác hướng dẫn thi hành, áp dụng luật có liên quan.
2.1.2.2. Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý và sử
dụng đất cơng ích
Hiện nay cơ bản dân trí nhận thức về đất cơng ích cịn rất hạn chế, chính
vì vậy mà việc tun truyền nội dung về các chủ trương, chính sách cũng như
Luật đất đai trên địa bàn cịn gặp rất nhiều khó khăn hai lữa các ban ngành chưa
thực sự quan tâm đến việc tuyên truyền chun đề về đất cơng ích, hệ thống loa
chuyền thanh của một số vùng chưa được quan tâm. Chính vì vậy mà nhận thức

9


của đại đa số người dân khi tham gia Luật đấu thầu cũng như hiểu về Luật đất
đai năm 2013 còn hạn chế nhất định. Phần lớn người dân từ trước đều nhận
khốn thầu từ thơn, bản nên chưa hiểu rõ về các quy định trong việc tham gia
đấu thầu cũng như các thủ tục khác khi đăng ký sử dụng đất cơng ích (Ngơ Duy
Hưng, 2015).
Khi được giải thích một số người dân còn cho là cơ quan Nhà nước làm
khó người dân khi đề nghị được thầu các diện tích đất cơng ích và có nhiều ý
kiến là thủ tục quá nhiều và khắt khe khi sử dụng đất phải đúng với mục đích khi
giao thầu... dẫn đến một số người dân cịn phản đối khơng tham gia nộp hồ sơ
đấu thầu những vẫn ngang nhiên sử dụng. Việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của
người dân khi tham gia th đất, đấu thầu đất cơng ích cịn chưa được các địa
phương quan tâm (Ngô Duy Hưng, 2015).
Theo quy định, quỹ đất cơng ích được sử dụng vào các mục đích như cho
th để sản xuất nơng nghiệp, ni trồng thủy sản hoặc xây dựng cơng trình cơng
cộng tại cấp xã, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; tiền thu được
từ việc cho thuê quỹ đất cơng ích được dùng cho nhu cầu cơng ích của địa
phương. Tuy nhiên, do quỹ đất này trước đây chưa được quy hoạch gọn vùng mà
nằm rải rác, xen kẹt và sự lỏng lẻo trong công tác quản lý dẫn tới bị sử dụng

khơng đúng mục đích, bị lấn chiếm, chiếm dụng, cho thuê sai quy định... ở một
số địa phương trên cả nước (Quốc hội, 2013).
Việc tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật về đất đai cần được
quan tâm hơn lữa, nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người dân khi sử dụng
đất đai nói trung và đất cơng ích nói riêng để thực hiện nghiêm các quy định của
pháp luật về đất đai đã ban hành.
Nhằm quản lý đất cơng ích theo quy hoạch, mang lại hiệu quả cao cho các
địa phương, UBND huyện và Phịng Tài ngun-Mơi trường có các văn bản đề
nghị UBND các xã, thị trấn khẩn trương tiến hành rà sốt lại tồn bộ diện tích đất
cơng ích và các hợp đồng cho th đất cơng ích trên địa bàn.
Ban hành các văn bản để chỉ đạo, quản lý các tổ chức, cá nhân khi tham
gia sử dụng đất công ích tại các xã, thị trấn nói riêng và huyện Yên Thế nói trung
là một nhiệm vụ quan trọng của Huyện uỷ và UBND huyện. Tuy nhiên để các
đối tượng sử dụng đất cơng ích áp dụng các quy định của Luật đất đai về hợp
đồng đấu thầu cũng như hồ sơ thuê đất theo quy định của Luật thì bên cạnh công

10


tác tuyên truyền vân động, các địa phương cần hướng dẫn các tổ chức, cá nhân
tham gia thuê đất, đấu thầu và các xã, thị trấn phải tuân thủ theo đúng quy định
ban hành. Việc tổ chức hướng dẫn cho các xã, thị trấn cũng như tại các thôn bản
áp dụng đúng theo quy định của pháp luật có thể thực hiện thông qua các lớp tập
huấn cho cán bộ quản lý và các tổ chức, cá nhân có như cầu tham gia thuê đất,
đấu thầu, giao thầu quỹ đất cơng ích. Mặc dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo về
quản lý, sử dụng quỹ đất cơng ích nhưng một số xã, phường, thị trấn chưa thật sự
quan tâm việc quản lý và sử dụng quỹ đất này, buông lỏng cơng tác thanh tra,
kiểm tra về tình hình quản lý quỹ đất cơng ích, nhiều trường hợp xây dựng nhà
trái phép trên quỹ đất cơng ích nhưng khơng được xử lý dứt điểm (Nguyễn Hữu
Hải, 2010).

Mục tiêu của Nhà nước là nhằm quản lý bình ổn quỹ đất cơng ích công ích
và đẩy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần. Do vậy, phải đẩy nhanh, mạnh
các chính sách khuyến khích các đối tượng tham gia hình thức đấu thầu với
phương trâm “nộp tiền thuê, thầu một lần theo hợp đồng” nhằm mục đích thúc
đẩy người trúng thầu phải có trách nhiệm đối với diện tích đã được trúng thầu,
thuê, đây là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng đất. Khuyến
khích người dân bằng các biện pháp hỗ trợ lại một phần kinh phí nộp tiền thuê,
thầu đất nếu trong quá trình sản xuất bị thiệt hải do thiên tai, dịch bệnh để người
sử dụng đất yên tâm khi sản xuất.
2.1.2.3. Khảo sát, đo đạc lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền xác nhận. Việc đo đạc, lập bản đồ địa chính được thực hiện chi tiết
đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (Quốc hội, 2013).
Thông qua các hoạt động: Lập, chỉnh lý bản đồ địa chính; điều tra, đánh giá
đất đai; thống kê, kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng thì nhà nước nắm chắc tình hình đất
đai, tức là Nhà nước biết rõ các thơng tin chính xác về số lượng đất đai, về chất
lượng đất đai, về tình hình hiện trạng của việc quản lý và sử dụng đất đai. Cụ thể:
Về số lượng đất cơng ích: Nhà nước nắm về diện tích đất cơng ích trong
tồn quốc gia, trong từng vùng kinh tế, trong từng đơn vị hành chính các địa
phương; nắm về diện tích của từng chủ sử dụng và sự phân bố trên bề mặt lãnh
thổ. Về chất lượng đất cơng ích: Nhà nước nắm về đặc điểm lý tính, hố tính của

11


từng loại đất, độ phì của đất, kết cấu đất, hệ số sử dụng đất v.v..., đặc biệt là đối
với đất nông nghiệp. Về hiện trạng sử dụng đất công ích: Nhà nước nắm về thực
tế quản lý và sử dụng đất: tính hợp lý, tính hiệu quả trong quản lý. Thực hiện
theo đúng quy hoạch, kế hoạch hay không. Nếu không hợp lý, hiệu quả không

đúng quy hoạch, kế hoạch thì xác định phương hướng khắc phục để giải quyết
các bất hợp lý trong sử dụng đất đai (Nguyễn Khắc Thái Sơn, 2007).
2.1.2.4. Quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơng ích
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là một nội dung quan trọng trong
việc quản lý nhà nước về đất đai, nó đảm bảo cho sự lãnh đạo, chỉ đạo một cách
thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai. Thông qua quy hoạch, kế hoạch đã
được phê duyệt, việc sử dụng các loại đất được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý.
Nhà nước kiểm soát được mọi diễn biến về tình hình đất đai. Từ đó, ngăn chặn
được việc sử dụng đất sai mục đích, lãng phí. Đồng thời, thông qua quy hoạch,
kế hoạch buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được phép sử dụng trong phạm vi
ranh giới của mình (Quốc hội, 2013).
Nhà nước lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơng ích đồng thời quản lý
việc lập quy hoạch, kế hoạch và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Việc
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơng ích phải đảm bảo các nguyên tắc sau
(Quốc hội, 2013):
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của
các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung
sử dụng đất của cấp.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trường; thích ứng
với biến đổi khí hậu.
- Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.

12



- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, cơng cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
2.1.2.5. Thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cơng ích
Theo Luật Đất đai năm 2013, “thu hồi, trưng dụng đất” là việc Nhà nước
ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao
cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của pháp luật”.
Việc thu hồi đất là một vấn đề rất phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của
dân cư, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức... Vì vậy cơng tác này cần được làm triệt
để, khoa học và chính xác, đảm bảo tính cơng bằng tránh thất thoát nguồn vốn
của Nhà nước.
Việc thu hồi đất là để tận dụng nguồn lực của đất đai nói chung và đất
cơng ích nói riêng. Mục đích trước hết của việc thu hồi đất là phục vụ cho lợi ích
quốc gia, cộng đồng. Chính phủ ban hành Nghị định 47/2014/CP ngày 15/5/2014
về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất (Chính phủ, 2014).
2.1.2.6. Quản lý tài chính về đất cơng ích
Tài chính là vấn đề khơng kém phần quan trọng để duy trì hoạt động
chung của Nhà nước và trong các lĩnh vực khác. Có tiền thì mới có kinh phí thực
hiện việc cần làm, đó là vấn đề khơng thể phủ nhận. Muốn có tài chính, cần xác
định nguồn thu chủ yếu của nước ta, thông qua việc Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất, cho thuê đất, thu thuế sử dụng đất, cho các chủ thể sử dụng vào
xây dựng, kinh doanh, canh tác,... đem về cho ngân sách quốc gia những khoản
tiền khá, phục vụ chi cho hoạt động đất nước (Lê Đình Thắng, 2000).
Bên cạnh tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, các hoạt động thu tiền sử
dụng từ đất đai cũng được xem như một cách quản lý đất đai, cụ thể là dưới hình
thức Nhà nước thu tiền sử dụng đất. Hiện nay, đất đai rất có giá trên thị trường,

Nhà nước xác định khung giá các loại đất làm căn cứ để tính tiền sử dụng đất cho
các chủ thể sử dụng, nhằm tạo nguồn thu cho quỹ tiền tệ quốc gia, đồng thời để
thực hiện các biện pháp quản lý Nhà nước đối với đất đai. Việc quy định các đối
tượng sử dụng phải trả tiền sử dụng đất, cịn nhằm khắc phục tình trạng sử dụng
đất kém hiệu quả, lãng phí do việc giao cấp đất sử dụng không phải trả tiền như

13


×