Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp dệt may hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 135 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

ĐỒNG TRUNG DU

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh

Mã ngành:

8340102

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Chỉnh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và rất đáng tin .
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ...... tháng .... năm 2019
Tác giả luận văn

Đồng Trung Du



i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, tìm hiểu và nghiên cứu để hồn thành luận văn, tơi
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cơ giáo trong Khoa Kế toán và Quản
trị kinh doanh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, động
viên của các bạn cùng lớp CH26-QTKDB, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Quốc Chỉnh. Thầy đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Quản trị, Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, công nhân
viên và các em sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội; các nhà quản
lý doanh nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Hà Nội, ngày ...... tháng .... năm 2019
Tác giả luận văn

Đồng Trung Du

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục biểu đồ ............................................................................................................ ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................ xiii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................... 4

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................................... 4

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 4

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 4

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng đào tạo ........................................... 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Tổng quan về giáo dục đại học .......................................................................... 5

2.1.2.

Khái niệm đào tạo và chất lượng đào tạo ........................................................ 14

2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ............................................... 16

2.1.4.


Đánh giá chất lượng đào tạo ............................................................................ 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 24

2.2.1.

Chiến lược cải cách giáo dục đại học của Thái Lan và kinh nghiệm
nâng cao chất lượng đào tạo tại một số trường đại học ở Việt Nam ............... 24

2.2.2.

Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng đào tạo rút ra cho Trường
Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội ............................................................ 37

Phần 3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ....................... 39
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 39

iii


3.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của Trường................................................ 39

3.1.2.


Cơ cấu tổ chức quản lý .................................................................................... 41

3.1.3.

Cơ sở vật chất .................................................................................................. 41

3.1.4.

Kết quả đào tạo ................................................................................................ 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 43

3.2.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu............................................................. 43

3.2.2.

Phương pháp phân tích .................................................................................... 44

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 46
4.1.

Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp dệt may

Hà Nội theo đánh giá trong .............................................................................. 46

4.1.1.

Quy mô đào tạo ................................................................................................ 46

4.1.2.

Chất lượng đầu vào của sinh viên .................................................................... 48

4.1.3.

Kết quả đào tạo ................................................................................................ 49

4.1.4.

Hoạt động nghiên cứu khoa học. ..................................................................... 53

4.1.5.

Chương trình đào tạo ....................................................................................... 58

4.1.6.

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách
tham khảo...) .................................................................................................... 59

4.2.

Thực trạng chất lượng đào tạo tại trường đại học công nghiệp dệt

may Hà Nội theo đánh giá ngoài ................................................................... 61

4.2.1.

Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ đáp ứng nhu cầu của đơn vị
sử dụng nhân lực do nhà trường đào tạo ....................................................... 61

4.2.2.

Đánh giá của cựu sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường. ......................... 66

4.2.3.

Đánh giá của sinh viên về công tác đào tạo tại trường .................................... 71

4.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại trường đại học công
nghiệp dệt may Hà Nội .................................................................................... 71

4.3.1.

Chất lượng đội ngũ giảng viên ......................................................................... 71

4.3.2.

Phương pháp giảng dạy của giảng viên ........................................................... 73

4.3.3.


Chương trình đào tạo ....................................................................................... 74

4.3.4.

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học (giáo trình, học liệu, tài liệu tham
khảo...) ............................................................................................................. 77

4.3.5.

Công tác quản trị tại trường. ............................................................................ 82

iv


4.4.

Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong
giai đoạn 2020 - 2025 ...................................................................................... 83

4.4.1.

Định hướng phát triển của Trường .................................................................. 83

4.4.2.

Thực trạng chất lượng đào tạo của Trường...................................................... 84

4.4.3.

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của Trường trong giai

đoạn 2020 - 2025 ............................................................................................. 89

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 107
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 107

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................ 108

5.2.1.

Với Nhà nước và các bộ ngành liên quan ...................................................... 108

5.2.2.

Với Bộ Giáo dục – Đào tạo............................................................................ 108

5.2.3.

Với Tập đoàn Dệt may Việt Nam .................................................................. 109

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 111

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CTĐT

Chương trình đào tạo

ĐHCN

Đại học Cơng nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

PGS

Phó giáo sư

TB

Trung bình

TN

Tốt nghiệp


TS

Tiến sĩ

TT.ĐBCL

Trung tâm Đảm bảo chất lượng

USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam đồng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Tổng số thí sinh đăng ký dự tuyển vào trường, số thí sinh trúng tuyển
và nhập học (hệ chính quy) .......................................................................... 46
Bảng 4.2. Số lượng sinh viên tại các ngành học tính đến năm học 2018-2019 ........... 47
Bảng 4.3. Điểm trung bình của thí sinh được tuyển ..................................................... 48
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả xét học vụ ........................................................................ 49
Bảng 4.5. Kết quả tốt nghiệp của sinh viên .................................................................. 49
Bảng 4.6. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp ................................................... 50
Bảng 4.7. Việc làm và thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp ...................................... 51
Bảng 4.8. Vị trí làm việc của sinh viên sau tốt nghiệp ................................................. 52

Bảng 4.9. Kết quả đánh giá sự hài lòng về hoạt động nghiên cứu khoa học của
cán bộ, chuyên viên, nhân viên và , giảng viên ........................................... 53
Bảng 4.10. Số lượng cán bộ cơ hữu tham gia thực hiện đề tài khoa học ....................... 57
Bảng 4.11. Tổng số học phần và tín chỉ đào tạo của các ngành ..................................... 58
Bảng 4.12. Những khó khăn trong q trình học tập của sinh viên ............................... 59
Bảng 4.13 . Thống kê các hạng mục cơ sở vật chất của trường ..................................... 59
Bảng 4.14. Ký túc xá cho sinh viên ................................................................................ 60
Bảng 4.15. Tổng số đầu sách trong thư viện (bao gồm giáo trình, học liệu, tài liệu,
sách tham, tạp chí, e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) ....................................... 61
Bảng 4.16. Đánh giá của các nhà quản lý doanh nghiệp về kỹ năng chuyên môn
của người lao động là sinh viên do nhà trường đào tạo ............................... 63
Bảng 4.17. Các đánh giá khác của các nhà quản lý doanh nghiệp với người lao
động là sinh viên do nhà trường đào tạo ...................................................... 65
Bảng 4.18. Kết quả đánh giá sự hài lòng của cựu sinh viên về cơ sở vật chất phục
vụ các hoạt động đào tạo (theo thang đo Likert 5 cấp độ) ........................... 66
Bảng 4.19. Kết quả đánh giá của cựu sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng
viên (theo thang đo Likert 5 cấp độ) ............................................................ 68
Bảng 4.20. Đánh giá của cựu sinh viên về mục tiêu đào tạo và chương trình đào
tạo (theo thang đo Likert 5 cấp độ) .............................................................. 69
Bảng 4.21. Đánh giá của sinh viên về hoạt động đào tạo tại trường .............................. 71
Bảng 4.22. Phân loại giảng viên theo trình độ ............................................................... 71

vii


Bảng 4.23. Phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử dụng ngoại
ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu. ................................ 72
Bảng 4.24. Đánh giá của sinh viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên (theo
thang đo Likert 4 cấp độ) ............................................................................. 73
Bảng 4.25. Kết quả đánh giá của sinh viên về những học phần đã học trong

chương trình đào tạo (theo thang đo Likert 5 cấp độ).................................. 75
Bảng 4.26. Kết quả đánh giá sự hài lòng của cán bộ, chuyên viên, nhân viên về cơ sở
vật chất phục vụ hoạt động đào tạo (theo thang đo Likert 5 cấp độ) ..................... 78
Bảng 4.27. Kết quả đánh giá sự hài lòng của giảng viên về cơ sở vật chất phục vụ
các hoạt động đào tạo (theo thang đo Likert 5 cấp độ) ................................ 79
Bảng 4.28. Kết quả đánh giá sự hài lòng của sinh viên về cơ sở vật chất phục vụ
các hoạt động đào tạo (theo thang đo Likert 5 cấp độ) ................................ 80
Bảng 4.29. Kết quả đánh giá sự hài lòng của Cán bộ, chuyên viên, nhân viên, và
giảng viên và Sinh viên về công tác quản trị của nhà trường ...................... 82
Bảng 4.30. Tổng hợp nguyên nhân và cách khắc phục những hạn chế trong công
tác đào tạo tại trường.................................................................................... 87

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1. Đánh giá mức độ hài lịng của giảng viên về chương trình đào .................... 66
Biểu đồ 2. Tần xuất liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ...................................... 82
Biểu đồ 3. Hiệu quả liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ..................................... 82
Biểu đồ 4. Đánh giá của nhà quản lý doanh nghiệp về kiến thức chuyên môn của
người lao động là sinh viên do nhà trường đào tạo ....................................... 83
Biểu đồ 5. Đánh giá của nhà quản lý doanh nghiệp về ý thức, thái độ làm việc của
người lao động là sinh viên do nhà trường đào tạo ....................................... 84

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên luận văn: Đồng Trung Du
Tên đề tài: Nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may

Hà Nội
Ngành: Quản trị kinh doanh

Mã số: 8340102

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Nâng cao chất lượng đào tạo là một yêu cầu khách quan, cấp thiết đặt ra đối với
tất cả các cơ sở giáo dục nói chung, trong đó có Trường Đại học Công nghiệp Dệt may
Hà Nội. Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học thực trạng chất lượng
đào tạo, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo của Trường là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp từ kết quả
điều tra khảo sát của Trung tâm đảm bảo chất lượng và phương pháp điều tra - khảo sát
bằng phỏng vấn trực tiếp (các nhà quản lý doanh nghiệp, các chuyên viên, cán bộ kỹ
thuật giỏi ở các doanh nghiệp). Đối tượng điều tra là các cán bộ quản lý, chuyên viên,
nhân viên, giáo viên, sinh viên đã và đang học tập tại trường; các doanh nghiệp có sử
dụng lao động do Trường đào. Từ các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, tác giả đã tổng
hợp, chọn lọc các thơng tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Đối với các dữ
liệu sơ cấp, tác giả đã tổng hợp, phân loại và so sánh; xử lý các số liệu với sự hỗ trợ của
phần mềm Excel. Trên cơ sở các dữ liệu trên, tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê
mô tả, phương pháp so sánh và phương pháp chuyên gia để phân tích và đạt các mục
tiêu nghiên cứu đã đề ra.
Kết quả nghiên cứu chính của luận văn bao gồm:
- Thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
được tác giả đánh giá thơng qua các tiêu chí: Quy mô đào tạo; Chất lượng đầu vào của sinh
viên; Kết quả tốt nghiệp của sinh viên; Tỷ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội theo đánh giá trong bao gồm các tiêu chí: Chất lượng đội ngũ
giảng viên; Phương pháp giảng dạy của giảng viên; Chương trình đào tạo; Hoạt động
nghiên cứu khoa học; Cơ sở vật chất kỹ thuật, giáo trình, học liệu, tài liệu tham khảo;

Cơng tác quản trị tại trường.
- Về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội theo đánh giá ngoài, đề tài đánh giá thông qua: Đánh giá của cựu sinh
viên và doanh nghiệp sử dụng nhân lực do nhà trường đào tạo.

x


- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công
nghiệp Dệt may Hà Nội.
Qua nghiên cứu, có thể nhận định rằng: Nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo
đã đáp ứng được khá tốt nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo của Nhà
trường là chưa cao do công tác đào tạo vẫn còn những hạn chế nhất định như: Tỉ lệ
giảng viên có trình độ sau đại học cịn chưa cao (đặc biệt là số lượng Giáo sư, Phó giáo
sư, Tiến sĩ); Phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa có được hiệu quả cao; Tỷ lệ
tuyển sinh giữa các ngành cịn có độ chênh lệch q lớn; Kết quả tốt nghiệp của sinh
viên còn ở mức thấp; Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao nhưng vị trí việc làm
chưa tốt. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu học tập của sinh viên; Giáo
trình, học liệu, tài liệu tham khảo cịn ít. Hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt là
nghiên cứu khoa học trong sinh viên còn quá nhiều hạn chế; Chất lượng các hoạt động
phục vụ công tác đào tạo còn chưa cao. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào
tạo, Nhà trường cần áp dụng đồng bộ các giải pháp sau: Phát triển đội ngũ giảng viên;
Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông tuyển sinh, quảng bá về các ngành nghề đào
tạo; Đổi mới phương pháp giảng dạy; Thường xuyên rà soát, đánh giá để điều chỉnh
chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo trong từng giai đoạn; Đầu tư phát
triển hơn nữa cho hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện dạy học; Đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu khoa học; Tăng cường hoạt động liên kết đào tạo với các doanh nghiệp để
sinh viên ra trường đáp ứng tốt nhất nhu cầu của doanh nghiêp...

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Dong Trung Du
Thesis title: “Improving the quality of education in Hanoi Industrial Textile
Garment University”
Major: Business administration

Code: 8340102

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Improving the quality of education is an objective and urgent requirement which
is set out for all educational institutions in general, including Hanoi Industrial Textile
Garment University. Therefore, it is necessary to study and evaluate scientifically the
situation of educational quality, and identify the influencing factors. It is also necessatu
to propose solutions to improve the educational quality of the University. That has
theoretical and practical meanings.
Materials and Methods
The secondary data was collected from the survey results of Quality Assurance
Center. The direct interview was used as a method of investigation (managers,
executives, skilled technical staffs in business enterprises). The subjects of investigation
were managers, executives, staffs, lectures and students who have been studying at the
University. The business enterprises using labor educated by the University were
surveyed. The secondary data was aggregated and selected relevant information for the
research. The primary data was synthesized, classified and compared. Data processing
was performed by Excel software. On the basis of data, the methods such as descriptive
statistics, comparative and expert methods were used to analyze and achieve the targets.
Main findings and conclusions
- The situation of educational quality in Hanoi Industrial Textile Garment

University was evaluated through the following criteria: Scale of education; Input
quality of students; Graduation results of students; The employment rate of postgraduate students.
- The factors affecting the quality of education Hanoi Industrial Textile Garment
University (according to the internal assessment) including the criteria: Quality of
lectures; Teaching methods of lecturers; Education program; Scientific research
activities; Facilities, curriculum, materials forming a course, references; Administration
in the University.

xii


- The factors affecting the quality of education Hanoi Industrial Textile Garment
University (according to the external assessmen) including: Assessments of alumni and
assessments of business enterprises using human resources educated by the University.
- The proposed solutions to improve educational quality Hanoi Industrial Textile
Garment University.
The study indicated that: The human resources educated by the University have
met the needs well. However, the educational quality of the University was not high
because the training still had certain limitations such as: The proportion of lecturers
with postgraduate qualifications was quite low (especially the number of Professors,
Associate Professors and Doctors); The teaching methods of lectures have not been
highly effective; The difference in enrollment rate among majors was large; The
graduation results of students were still low; The percentage of graduates with jobs was
high but the job positions were not good; The facilities did not meet the needs of
students; The curriculum, materials forming a course, references were limit; The
scientific research activities, especially scientific research of students had a lot of
limitations; The quality of activities serving education was quite low. In the coming
time, to improve the quality of education, the University should implement the
following solutions simultaneously: Strenthening lectures; Promoting enrollment and
advertising training professions; Innovating teaching methods; Regularly reviewing and

evaluating to adjust the program in accordance with the objectives in each period;
Investing for facilities and means of eduction; Promoting scientific research activities;
Strengthening the linkages with business enterprises in education.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỉ 21, xu thế quốc tế hoá ngày càng mạnh mẽ, phân
công lao động ngày càng sâu sắc, hầu hết các quốc gia đều mở cửa nền kinh tế
để tận dụng triệt để hiệu quả lợi thế so sánh của nước mình. Việt Nam cũng đang
trong quá trình thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Ngành dệt may là một ngành đóng vai trị quan trọng không thể thiếu trong
công cuôc xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh vai trò cung cấp
hàng hoá cho thị trường trong nước, ngành dệt may hiện nay đã vươn ra các thị
trường nước ngoài và ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Với tốc độ tăng trưởng và khả năng mở rộng xuất khẩu của ngành, Đảng
và Nhà nước ta đã nhận thấy cần thúc đẩy hơn nữa xuất khẩu dệt may và
các mặt hàng khác vì đó là giải pháp tốt nhất cho nền kinh tế của nước ta.
Nhà nước đã kịp thời có những quy định nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất hàng
xuất khẩu, cụ thể là chiến lược phát triển kinh tế theo hướng thị trường mở,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh công nghiệp hố-hiện đại hố đất nước.
Chính nhờ những chính sách và những quy định mới đó mang đến cho ngành dệt
may những động lực và định hướng phát triển mới.
Với xu hướng phát triển không ngừng của ngành dệt may Việt Nam trong
môi trường kinh tế thế giới nhiều biến động thì đây chính là một sự kiện
đáng mừng.
Dệt may khơng chỉ đóng vai trị là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt
Nam mà còn là một trong những ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm với khoảng

2,5 triệu lao động. Tuy nhiên, phần lớn số lao động trong ngành dệt may hiện nay
là lao động phổ thông, thực hiện các cơng đoạn gia cơng sản phẩm, cịn các khâu
u cầu có trình độ kỹ thuật như nhuộm, hồn thiện vải hay thiết kế sản phẩm
đang thiếu và yếu.
Việc thiếu nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những nguyên nhân
khiến ngành sản xuất nguyên phụ liệu may mặc của Việt Nam khó phát triển và
phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Thêm vào đó,
các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao như: thiết kế thời trang, xây dựng thương hiệu
của doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng rất hạn chế. Mặc dù Việt Nam nằm

1


trong top 5 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, nhưng chưa có thương hiệu thời
trang nào thuần Việt được người tiêu dùng thế giới biết đến.
Trong tổng số hơn 6.000 doanh nghiệp ngành dệt may ở Việt Nam, số
doanh nghiệp ở lĩnh vực dệt (bao gồm dệt, nhuộm, in, hồn tất) chỉ chiếm hơn
khoảng 30%, số cịn lại chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực may gia công sản phẩm
theo đơn của các thương hiệu thời trang nước ngồi.
Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có thể đầu tư tạo ra sản phẩm dệt may
hoàn thiện, bao gồm cả sản xuất vải, thiết kế mẫu và cắt may. Trong đó, đối với
các quy trình nhuộm, hồn thiện vải và thiết kế mẫu sản phẩm vẫn phải thuê
chuyên gia, kỹ thuật viên người nước ngồi với chi phí rất cao. Điều này làm
tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của
doanh nghiệp nước ngoài.
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, để có thể duy trì
sự phát triển cũng như tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, các chuyên gia
cho rằng, Việt Nam cần đầu tư đúng mức cho việc đào tạo, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Ngành dệt may Việt Nam đã phát triển đến quy mô nhất định nên
trong thời gian tới cần có sự chuyển đổi về chất, tức là phải chuyển sang giai đoạn

tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Để làm được điều đó, ngành dệt may phải tái cơ cấu và
phân bố lại sản xuất gắn với việc tái cấu trúc lại lực lượng lao động theo hướng nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực. Chỉ có khi chất lượng lao động được tăng lên thì
doanh nghiệp mới có thể khai thác tốt các nguồn nguyên liệu, tăng năng suất lao
động và năng lực quản lý để tăng khả năng cạnh tranh. Cụ thể, doanh nghiệp phải
đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo nguồn nhân lực, chủ động tuyển dụng và có trách
nhiệm đào tạo chuyên sâu với những nhân viên cam kết gắn bó lâu dài. Bên cạnh đó,
cần có chính sách khuyến khích người lao động chủ động nâng cao trình độ, tay
nghề bằng chế độ lương, thưởng phù hợp. Bên cạnh trách nhiệm của các doanh
nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có sự tham gia tích cực của
các cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ sở đào tạo. Trong đó, Nhà nước cần quy
hoạch hệ thống cơ sở đào tạo ngành dệt may tương xứng với quy mơ và nhu cầu
thực tế của ngành.
Cả nước hiện có 19 trường Cao đẳng, 19 trường Đại học và 3 Viện có
chương trình đào tạo liên quan chun ngành cơng nghệ dệt, may hoặc thiết kế thời
trang. Trong đó, ngoại trừ các trường chính quy thuộc Tập đồn Dệt may Việt Nam
có số lượng tuyển sinh khoảng 3.000 chỉ tiêu, còn lại các cơ sở đào tạo khác chỉ

2


tuyển 20 - 30 chỉ tiêu/năm. Số lao động được đào tạo trong các cơ sở này chỉ mới
đáp ứng được khoảng 15% nhu cầu nhân lực của toàn ngành. Trong khi đó, khuynh
hướng hiện nay của các doanh nghiệp là ưu tiên thu hút lao động có tay nghề chứ
không đầu tư cho các hoạt động đào tạo. Các chuyên gia cho rằng, việc thiếu hụt lao
động chất lượng trong ngành dệt may xuất phát từ thực tế đào tạo nhân lực.
Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội là trường chính quy thuộc
Tập đồn Dệt may Việt Nam. Trường được thành lập năm 1967. Trải qua hơn 50
năm xây dựng và phát triển, nhà trường đã thu được những thành cơng nhất định
đóng góp vào sự phát triển của ngành dệt may nói riêng và của sự nghiệp Cơng

nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung. Hàng năm, Trường đào tạo gần
2000 nhân lực cho ngành dệt may. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành
hiện chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu thực tế cả về số lượng và chất
lượng. Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường đã nhìn thấy những thánh thức,
những địi hỏi, những khó khăn trước mắt trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao. Mặc dù Nhà trường đã có những giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng công tác đào tạo tuy nhiên trong những năm gần đây, công tác đào tạo
tại Trường Đại học Cơng nghiệp Dệt may Hà Nội vẫn chưa có nhiều chuyển biến
tích cực. Có thể kể đến như: quy mô tuyển sinh không được mở rộng nhiều; mất
cân bằng về quy mô đào tạo giữa các ngành; chất lượng đội ngũ giảng viên chưa
đáp ứng nhu cầu đào tạo; khả năng liên kết với các doanh nghiệp trong công tác
đào tạo còn yếu; kết quả học tập của sinh viên còn thấp khiến khoảng cách giữa
đào tạo và nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là khá xa...
Xuất phát từ thực tế trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng
đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo tại Trường Đại học
Công nghiệp Dệt may Hà Nội trong những năm gần đây, đề xuất giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo của trường những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về đào tạo và
chất lượng đào tạo của trường Đại học.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội trong những năm gần đây.

3


- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công

nghiệp Dệt may Hà Nội trong giai đoạn 2020 - 2025.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng đào tạo tại Trường Đại học
Công nghiệp Dệt may Hà Nội.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1. Phạm vi nội dung
+ Các vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo và chất lượng đào tạo.
+ Thực trạng công tác đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may
Hà Nội.
+ Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp
Dệt may Hà Nội.
1.3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu này được thực hiện tại Trường Đại học Công nghiệp Dệt may
Hà Nội và một số đơn vị đang sử dụng nguồn nhân lực do nhà trường đào tạo.
1.3.2.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: 4/2018 đến 4/2019.
1.3.2.4. Hạn chế của đề tài
Đề tài nghiên cứu trong bối cảnh Trường Đại học Công nghiệp Dệt may
Hà Nội chưa tổ chức tự đánh giá cơ sở giáo dục theo quy định về kiểm định chất
lượng cơ sở giáo dục Đại học năm 2017 với 25 tiêu chuẩn và 111 tiêu chí nên kết
quả nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc so sánh những số liệu phản ánh chất lượng
đào tạo giữa các năm 2016, 2017 và 2018.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Dệt
may Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Nhà trường?
- Nhà trường cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo?

4



PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG
ĐÀO TẠO
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Tổng quan về giáo dục đại học
2.1.1.1. Khái niệm về giáo dục đại học
Trong một xã hội đầy ắp những khác biệt, với nhiều hệ tư tưởng và ý kiến
đa dạng, cụm từ “giáo dục đại học” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Sự đa
dạng về quan điểm là khó tránh khỏi, và nhiều người cho rằng đó là điều cần thiết.
Tuy nhiên, mục đích của chúng ta là thảo luận và tìm hiểu về chất lượng trong giáo
dục đại học, nên chúng ta cần tự hỏi: trong từ “đại học” (higher education)
thì cái được xem là “đại” (higher) nằm ở chỗ nào? Bạn, với tư cách là một nhà
giáo, một trong những bên hữu quan trong giáo dục đại học, sẽ cho rằng từ “đại” ở
đây khơng chỉ đơn thuần có nghĩa là là một cấp học cao hơn trong cấu trúc giáo
dục của một quốc gia. Ý nghĩa của nó rộng hơn thế. Xét về cấp bậc, giáo đục đại
học bao gồm việc giảng dạy và học tập ở cao đẳng và đại học nhằm giúpsinh viên
đạt được một tấm bằng của bậc đại học. Giáo dục đại học truyền cho người học
những kiến thức và hiểu biết sâu sắc nhằm giúp họ đạt tới những giới hạn mới của
tri thức trong từng lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống – các lĩnh vực chuyên
sâu. Có thể nói vắn tắt rằng đại học là “sự hiểu biết ngày càng nhiều
hơn về mộtlĩnh vực ngày càng hẹp hơn”. Sinh viên được phát triển khả năng tựđặt
ra những câu hỏi và tìm kiếm sự thật; khả năng phân tích và phản biện về những
vấn đề đương đại. Đại học không chỉ mở rộng năng lực trí tuệ của từng cá nhân
trong lĩnh vực chun mơn của họ, mà cịn giúp họ mở rộng tầm nhìn và hiểu biết
đối với thế giới xung quanh. Theo Ronald Barnett (1992), có 4 khái niệm thơng
dụng nhất về giáo dục đại học:
- Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân
lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một q trình trong
đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị

trường lao động. Như vậy, giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát
triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp.
- Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Theo cách
nhìn này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học
và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sẽ khơng ngừng tìm những chân

5


trời kiến thức mới. Chất lượng ở đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học
và tinh thần làm việc nghiêm nhặt để thực hiện các nghiên cứu có chất lượng.
- Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu
quả. Rất nhiều người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo
dục. Do vậy, các cơ sở giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu
quả các hoạt động dạy và học bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng
cao tỷ lệ kết thúc khóa học của sinh viên.
- Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người
học. Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người
học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập
thường xuyên và linh hoạt.
Giáo dục đại học (tiếng Anh: higher education) là giai đoạn giáo dục bậc cao
thường diễn ra ở các trường đại học, trường cao đẳng, học viện, và viện công nghệ,
bao gồm các bậc sau trung học phổ thông như cao đẳng, đại học, và sau đại học
Rhodes and Frank H. T (2009), (dịch Hồng Kháng, Tơ Diệu Lan, và Lê Lưu
Diệu Đức dịch, 2009).
Quyền tiếp cận giáo dục đại học được nói đến trong một số văn kiện nhân
quyền quốc tế. Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và
Văn hóa (1966) của Liên Hiệp Quốc cho rằng "giáo dục đại học phải được phổ
cập bình đẳng cho mọi người bằng những phương cách thích hợp, tùy thuộc vào
khả năng, và đặc biệt phải tiến dần đến miễn phí." Điều 2 của Cơng ước châu Âu

về Nhân quyền (1950) quy định các nước ký tên phải bảo đảm quyền giáo dục.
Giáo dục đại học bao gồm các hình thức giáo dục diễn ra ở các cơ sở học
tập bậc sau trung học, cuối khóa học thường được trao văn bằng học thuật hoặc
cấp chứng chỉ. Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ bao gồm các trường đại
học và viện đại học mà còn các trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường
cao đẳng, trường đại học công lập và tư thục hệ hai năm, và viện kỹ thuật. Điều
kiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là phải hoàn
thành giáo dục trung học, và tuổi nhập học thông thường là khoảng 18 tuổi
(Higher education”. Encyclopedia Britannica).
Giáo dục đại học bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực
tập (như trong các trường y khoa và nha khoa), và phụng sự xã hội của các cơ
sở giáo dục đại học. Các hình thức giáo dục đại học bao gồm: giáo dục tổng
quát (general education), thường bao gồm đáng kể những yếu tố lý thuyết và

6


trừu tượng cùng với những khía cạnh ứng dụng; giáo dục chú trọng đến các
ngành khai phóng (liberal arts education), bao gồm các ngành nhân văn, khoa
học, nghệ thuật; giáo dục mang tính huấn nghệ (vocational education), kết hợp
cả việc giảng dạy lý thuyết lẫn những kỹ năng thực hành; giáo dục chuyên
nghiệp (professional education), như trong các ngành kiến trúc, kinh
doanh, luật, y khoa, v.v...
Ở nhiều quốc gia phát triển, có tới 50 phần trăm dân số theo học trong các
cơ sở giáo dục đại học. Giáo dục đại học do đó rất quan trọng đối với kinh tế quốc
gia, với tư cách là một ngành kinh tế và là nơi giáo dục và đào tạo nhân lực cho
phần còn lại của nền kinh tế. Những người theo học đại học thường kiếm được
mức lương cao hơn và ít có khả năng bị thất nghiệp hơn so với những người có
học vấn thấp hơn (Michael Simkovic and Risk-Based Student Loans, 2013),
(OECD, Education at a Glance, 2011).

2.1.1.2. Vai trò của giáo dục đại học trong xã hội
Giáo dục đại học nói chung thường được hiểu là bao gồm giảng dạy,
nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng. Thực ra, khi phân tích kỹnhững quan
điểm khác nhau về giáo dục đại học, chúng ta có thể kể ra nhiều vai trị khác
nhau của giáo dục đại học trong xã hội. Giáo dục đại học đóng vai trị là “hệ
thống ni dưỡng” (feeder system) của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn
cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch,
thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Một quốc gia muốn phát triển về khoa học
cơng nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố: một hệ
thống giáo dục đại học và một lực lượng lao động. Việc phát triển những
ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnh vực nơng nghiệp, an
tồn thực phẩm và các ngành cơng nghiệp khác của chúng ta chính là nhờ có
một hạ tầng giáo dục đại học đẳng cấp quốc tế. Giáo dục đại học còn tạo ra các
cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ
năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội. Ủy ban Kothari (1996) liệt kê
những vai trò sau đây của các trường đại học (các cơ sở giáo dục đại học trong
xã hội hiện đại):
- Tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, khơng ngừng nghỉ và khơng chùn
bước trong q trình kiếm tìm chân lý, thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của
những kiến thức và niềm tin cũ dưới ánh sáng của những nhu cầu mới và khám
phá mới;

7


- Nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời
sống, phát hiện những con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm
năng của mình bằng cách trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi
dưỡng các mối quan tâm, các thái độ, các giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh
thần đúng đắn.

- Cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực
nông nghiệp, nghệ thuật, y dược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành
nghề khác; những người này sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức
trách nhiệm cao đối với cộng đồng.
- Nỗ lực thúc đẩy chất lượng sống và công bằng xã hội, giảm thiểu những
khác biệt về văn hố xã hội thơng qua việc phổ cập giáo dục; và
- Ni dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên, những thái độ
và giá trị cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã
hội, và từ đó nhân rộng những thái độ và giá trị này ra cho cả cộng đồng
(GOI, 1966, p. 497-8).
2.1.1.3. Giáo dục đại học tại Việt Nam
Các chính thể độc lập ở Việt Nam từ thế kỷ 20 nói chung đều nhấn mạnh
đến công tác giáo dục và quyền được giáo dục của người dân, mặc dù triết lý
giáo dục, mục tiêu giáo dục, và cách tổ chức thực hiện có khác nhau. Điều này
thể hiện trong các tuyên bố của chính phủ Trần Trọng Kim thời Đế quốc Việt
Nam (Việt Đông xuất bản cục, 1945), và trong các bản hiến pháp của Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa (1946 và 1959), Việt Nam Cộng hòa(1956 và 1967), và Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1980 và 1992). Riêng Hiến pháp Việt Nam
Cộng hịa cịn nói rõ "nền giáo dục đại học được tự trị." (Hiến pháp Việt Nam
Cộng hòa, 1967).
Năm 1975, sau chiến tranh, tất cả các cơ sở giáo dục đại học tư thục từng
hoạt động ở miền Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng hịa bị giải thể, các cơ sở
giáo dục đại học công lập bị giải thể hoặc bị chia ra hay sắp xếp lại theo mô hình
phân tán ngành học của Liên Xơ; quyền tự trị đại học bị bãi bỏ (Nguyễn Thanh
Liêm và Lê Văn Duyệt, 2006). Giáo dục Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, gồm cả giáo dục
đại học, bị chính trị hóa [Huy Đức, 2012], và hồn tồn nằm dưới sự quản lý của nhà
nước và Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều 36 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam (1992) quy định "nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục


8


quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo
viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng." (Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam, 1980).
Giáo dục đại học Việt Nam ở miền Bắc trước 1975 và ở cả nước sau 1975
tn theo mơ hình bao cấp giống như ở các nước xã hội chủ nghĩa khác. Hàng
năm, nhà nước phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục đại học, căn cứ
vào tính tốn nhu cầu của các cơ quan và các địa phương. Căn cứ vào chỉ tiêu đó,
ngân sách được phân bổ cho các bộ chủ quản, rồi các bộ rót tiền xuống cho các
cơ sở giáo dục do mình quản lý. Sinh viên ra trường được nhà nước phân cơng
cơng việc. Tình hình thay đổi kể từ năm 1987, khi những lĩnh vực trước đây
thuộc khu vực công bắt đầu do "các thành phần kinh tế" khác đảm trách; biên
chế khơng cịn nhu cầu và sinh viên ra trường khơng có việc làm vì khơng cịn
được phân cơng về các cơ quan nhà nước. Điều này đã dẫn đến việc các cơ sở
giáo dục đại học có nguy cơ tan rã, do "sinh viên không muốn học, thầy cô không
muốn dạy" (Huy Đức, 2012).
Mùa hè năm 1987, Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp triệu tập các
hiệu trưởng và bí thư Đảng ủy các trường đại học về dự một hội nghị ở Nha
Trang. Hội nghị đã thảo luận kế hoạch cải cách bao gồm bốn tiền đề đào tạo: Đào
tạo không chỉ cho các cơ quan nhà nước mà còn cho cả các thành phần kinh tế;
đào tạo theo dự báo về yêu cầu nhân lực trong tương lai; đào tạo phục vụ nhu cầu
học tập của người dân, không kèm trách nhiệm phân cơng, sinh viên tự tìm việc
làm; đào tạo đa dạng, có cả những loại hình đào tạo phi chính quy, khơng chỉ
bằng ngân sách nhà nước mà cịn thu học phí. Cũng trong thời kỳ này, chính
quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu sửa đổi chính sách phân
loại "13 hạng thanh niên" trong tuyển sinh (Huy Đức, 2012).
Giáo dục đại học Việt Nam trải qua chuyển biến lớn vào đầu thập
niên 1990 với sự ra đời của loại hình cơ sở giáo dục đại học được gọi là "đại học"

(GS. TSKH Lâm Quang Thiệp), gấn giống mơ hình viện đại học hay university;
mỗi "đại học" được thành lập trên cơ sở sáp nhập một số trường đại học đơn
ngành đơn lĩnh vực.
Ngày 18 tháng 6 năm 2012, Quốc hội lần đầu tiên thông qua Luật Giáo
dục Đại học, đưa ra "quy định về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo
dục đại học, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ, hoạt động hợp

9


tác quốc tế, bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, giảng
viên, người học, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học và quản lý nhà nước
về giáo dục đại học." (Luât giáo dục đại học, 2012).
2.1.1.4. Hệ thống cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam có các tên gọi: trường đại học,
trường đại học bách khoa, trường đại học tổng hợp, trường đại học cộng
đồng, viện đại học, viện đại học bách khoa, đại học, đại học quốc gia, học
viện, nhạc viện, trường cao đẳng, trường cao đẳng cộng đồng, v.v... Trong ngôn
ngữ hàng ngày, "trường đại học" và "viện đại học" thường được gọi ngắn gọn
hay thân mật là "đại học", mặc dù "đại học" là một loại hình cơ sở riêng biệt.
* Trường đại học
Trường đại học (từ tương tự trong tiếng Anh: college; có khi còn được
dịch ra tiếng Anh là university) là một loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt
Nam. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể Việt Nam
Dân chủ Cộng hịa và Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có tên là trường đại
học và theo mơ hình phân mảnh ngành học và phân mảnh cơ sở giáo dục
của Liên Xô, tức là mỗi trường đại học tập trung vào một chun ngành hay một
nhóm chun ngành riêng; ví dụ: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại
học Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh,... Trong
trường đại học thường có các khoa; trong khoa có các bộ mơn.

Trường đại học có khi là một đơn vị thành viên trong một viện đại học, ví
dụ Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gịn, hay trong một đại
học, ví dụ Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Đà Nẵng.
Trường đại học tổng hợp (từ tương tự trong tiếng Anh: college hoặc
university) là loại hình cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam dưới hai chính thể
Việt Nam Dân chủ Cộng hịa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Các trường
loại này gồm có Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay thuộc Đại học Quốc gia Hà
Nội), Trường Đại học Tổng hợp Huế (nay thuộc Đại học Huế), và Trường Đại học
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh). Các trường đại học tổng hợp này chỉ tập trung vào các ngành nhân
vănvà khoa học cơ bản.

10


Trường đại học bách khoa (từ tương tự trong tiếng Anh: polytechnic), có
khi cịn gọi là trường đại học kỹ thuật, là loại hình cơ sở giáo dục đại học của
Việt Nam dưới hai chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam. Các trường loại này gồm có Trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng (nay thuộc Đại học Đà Nẵng), và
Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh (nay thuộc Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh). Các trường đại học bách khoa này chỉ tập trung
vào các ngành kỹ thuật và công nghệ.
Trường đại học cộng đồng (từ tương tự trong tiếng Anh: community
college) là cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa ngành được thành lập ở Việt Nam
dưới chính thể Việt Nam Cộng hịa. Sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở
các viện đại học, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các
trường đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và
quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương trong các
mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế (Nguyễn Thanh Liêm và Lê Văn Duyệt, 2006).

Khởi điểm của mơ hình trường đại học cộng đồng ở Việt Nam là một nghiên cứu
của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào
luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Nam California năm 1970 [Do, Khe Ba, 1970]. Cơ
sở đầu tiên được hình thành là Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập
năm 1971 ở Định Tường, sau khi mơ hình giáo dục mới này được mang đi trình
bày sâu rộng trong dân chúng (Nguyễn Thanh Liêm và Lê Văn Duyệt, 2006).
* Viện đại học
Viện đại học (từ tương tự trong tiếng Anh: university) là một loại hình cơ
sở giáo dục đại học của Việt Nam. Hầu hết các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam
dưới chính thể Việt Nam Cộng hịa có tên là viện đại học theo mơ
hình university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín
chỉ; ví dụ: Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Vạn Hạnh.
Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường
gọi tắt là phân khoa) hoặc trường hay trường đại học (school hay college). Trong
mỗi phân khoa hay trường có các ngành; mỗi ngành tương ứng với
một ban (tương đương với đơn vị khoa hiện nay) (Nguyễn Thanh Liêm và Lê
Văn Duyệt, 2006). Giáo dục Việt Nam thời Liên bang Đơng Dương có một cơ sở
giáo dục theo mơ hình viện đại học là Viện Đại học Đơng Dương (Université

11


×