Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Bài giảng giao an dia li 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.36 KB, 94 trang )


TUẦN 1 TIẾT 1 NGÀY SOẠN: 16/8/2009 ----- NGÀY DẠY: 17/8/2009

BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục têu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Hiểu được nội dung chương trình địa lí lớp 6. Đồng thời nắm được phương pháp học bộ
môn.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe giảng, chép bài, cách học và tiếp thu những kiến
thức của bộ môn.
3. Thái độ:
- Hình thành cho các em thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học này, biết liên hệ
thực tế khi đã được học trên lớp về những nội dung của môn địa lí 6p.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Quả địa cầu, bản đồ tự nhiên thế giới.
- Tranh ảnh về trái đất.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1.Ôn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
- Không kiểm tra.
3. Bài mới:
- Ở Tiểu học, các em đã được làm quen với kiến thức địa lí. Bắt đầu từ lớp 6, Địa lí sẽ là
một môn học riêng trong nhà trường phổ thông.
- Môn Địa lí giúp các em có những hiểu biết về Trái Đất - môi trường sống của chúng ta;
biết và giải thích được vì sao trên bề mặt Trái Đất, mỗi miền đều có những phong cảnh,
những đặc điểm tự nhiên riêng và ngay cả con người sinh sống ở các miền ấy cũng có những
cách làm ăn, sinh hoạt riêng.
- Việc học tập Địa lí cũng sẽ giúp các em hiểu được thiên nhiên và cách thức sản xuất của
con người ở địa phương, đất nước mình.Môn địa lí, gắn liền với thiên nhiên, với đất nước và


đời sống của con người, nên việc học tập tốt môn Địa lí trong nhà trường sẽ giúp các em mở
rộng những hiểu biết về các hiện tượng địa lí xẩy ra ở xung quanh. Thêm yêu thiên nhiên, yêu
quê hương, yêu đất nước.
- GV: Môn địa lí 6 nghiên cứu những vấn đề gì
- GV: Cho học sinh nắm được nội dung phân phối chương
trình địa 6
1. Nội dung của môn địa lí
6
- Chương trình địa lí lớp 6
gồm 1tiết/tuần. Cả năm có 37
tuần. Nội dung gồm hai
chương.

1
- GV:Trái Đất- môi trường sống của con người với các đặc
điểm riêng về vị trí trong vũ trụ, hình dáng, kích thước và
những vận động của nó, đã sinh ra trên Trái Đất vô số
những hiện tượng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Đó là những hiện tượng gì? để giải đáp được những câu hỏi
đó, tìm trong nội dung của môn học Địa lí lớp 6.
CH: Vậy em có biết trái đất của chúng ta có hình dạng như
thế nào, nó ở vị trí như thế nào rong vũ trụ…..?
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả địa cầu.
CH: Tại sao lại có ngày và đêm, các mùa xuân, hạ, thu,
đông?
- GV: Môn địa lý lớp 6 còn đề cập đến các thành phần tự
nhiên nên Trái Đất- đó là đất đá, không khí, nước, sinh
vật… cùng những đặc điểm riêng của chúng.
- GV: Nội dung về bản đồ là một phần của chương trình
môn học, giúp các em có những kiến thức ban đầu về bản

đồ và phương pháp sử dụng chúng trong học tập và trong
cuộc sống.
- GV: Môn Địa lí ở lớp 6 không chỉ nhằm cung cấp kiến
thức mà còn chú ý đến việc hình thành và rèn luyện cho
các em những kỹ năng về bản đồ; kỹ năng thu thập, phân
tích, xử lý thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề cụ thể v.v…
Đó là những kỹ năng cơ bản, rất cần thiết cho việc học tập
và nghiên cứu địa lí. Ngoài ra, chúng còn làm cho vốn hiểu
biết của các em trong thời đại hiện nay thêm phong phú.
* Chương: I. TRÁI ĐẤT.
- Trái Đất - môi trường sống
của con người với các đặc
điểm riêng về vị trí trong vũ
trụ, hình dáng, kích thước và
những vận động của nó.
* Chương: II.CÁC THÀNH
PHẦN TỰ NHIÊN CỦA
TRÁI ĐẤT
- Môn địa lý lớp 6 còn đề cập
đến các thành phần tự nhiên
nên Trái Đất- đó là đất đá,
không khí, nước, sinh vật…
- Nội dung về bản đồ là một
phần của chương trình môn
học, giúp các em có những
kiến thức ban đầu về bản đồ
và phương pháp sử dụng
chúng trong học tập và trong
cuộc sống.
2. Cần học môn địa lí như


2
- GV: Sự vật và hiện tượng địa lí không phải lúc nào cũng
xẩy ra trước mắt chúng ta.
CH: Muốn học tốt môn địa lí chúng ta cần có những biện
pháp gì?
- HS: Học Địa lí, cần phải phải quan sát đối tượng địa lí
trên tranh ảnh, hình vẽ và nhất là trên bản đồ.
- GV: Kiến thức trong giáo trình Địa lí 6 này được trình
bày cả hai kênh: kênh chữ và kênh hình. Do đó, các em
phải biết quan sát và khai thác kiến thức ở cả kênh hình
(hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, bản đồ v.v…) và kênh chữ để trả
lời các câu hỏi hoàn thành các bài tập. Như vậy, các em
không chỉ có kiến thức mà còn rèn luyện được kỹ năng địa
lí, đặc biệt là kĩ năng quan sát, phân tích và xử lý thông
tin.
- GV: Để học tốt môn Địa lí, các em còn phải biết liên hệ
những điều đã học với thức tế, quan sát những hiện tượng
địa lí xẩy ra ở xung quanh mình để tìm cách giải thích
chúng.
thế nào?
- Học Địa lí, phải quan sát
các đối tượng địa lí trên tranh
ảnh, hình vẽ và nhất là trên
bản đồ.
- Các em phải biết quan sát
và khai thác kiến thức ở cả
kênh hình và kênh chữ để trả
lời các câu hỏi hoàn thành
các bài tập. Ngoài kiến thức

các em còn rèn luyện được
kỹ năng địa lí, đặc biệt là kĩ
năng quan sát, phân tích và
xử lý thông tin.
- Để học tốt môn Địa lí, các
em còn phải biết liên hệ
những điều đã học với thức
tế, quan sát những hiện tượng
địa lí xẩy ra ở xung quanh
mình để tìm cách giải thích
chúng.
4 . Cũng cố
CH: Môn địa lí lớp 6 giúp các em hhiểu biết được nhưng vấn đề gì?
CH: Để học tốt môn địa lí lớp 6, các em cần học như thế nào?
5. Hướng dẫn học sinh về nhà
- Học trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài mới “ Vị trí hình dạng và kích thước trái đất”
TUẦN 2 TIẾT 2 NGÀY SOẠN: 22/8/2009 ----- NGÀY DẠY : 23/8/2009

3

Chương I. TRÁI ĐẤT

Bài 1 VỊ TRÍ HÌNH DẠNG KÍCH THƯỚC CỦA TRÁI ĐẤT.
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Nắm được hệ mặt trời gồm: Mặt trời và 9 hành tinh, vị trí của trái đất trong hệ mặt trời.
- Hiểu rõ và trình bày được hình dạng kích thước của trái đất, khái niệm về kinh tuyến, vĩ
tuyến. Trong đó có kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, ý nghĩa của hệ thống kinh vĩ tuyến.

2. Kĩ năng:
- Xác định được kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, kinh tuyến đông kinh tuyến tây, vĩ tuyến bắc
vĩ tuyến nam.
3. Thái độ:
- Giúp các em có hiểu biết chính xác hơn về vũ trụ bao la mà các em đang sinh sống.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Mô hình quả địa cầu.
- Tranh Hệ mặt trời và mạng lưới kinh vĩ tuyến.
- Tranh ảnh về trái đất, các mẩu chuyện về trái đất.
III. Tiến trình thực hiện bài học:
1. Kiểm tra bài cũ:
CH: Nêu khái quát nội dung chương trình và phương pháp học môn địa lí lớp 6?
2. Bài mới:
- Trong vũ trụ bao la, Trái Đất của chúng ta rất nhỏ nhưng nó là thiên thể duy nhất có sự
sống trong hệ Mặt Trời. Từ xưa đến nay con người luôn tìm cách khám phá những bí ẩn của
Trái Đất (như vị trí, hình dạng, kích thước).
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H 1 SGK.
TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI
CH: Quan sát H 1 kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời, cho
biết trái đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần mặt trời.
Hãy xác định trên tranh treo tường?
- HS: Học sinh trình bày trên tranh treo tường. Trái Đất là
một trong chín hành tinh quay xung quanh một ngôi sao lớn,
tự phát ra ánh sáng. Đó là Mặt Trời. Trái đất nằm ở vị trí thứ
ba theo thứ tự xa dần mặt trời Là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái
Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao
Hải Vương và Sao Diêm Vương.
1. Vị trí của trái đất.
- Trái Đất là một trong chín
hành tinh quay xung quanh

một ngôi sao lớn, tự phát ra
ánh sáng. Đó là Mặt Trời.
Trái đất nằm ở vị trí thứ ba
theo thứ tự xa dần mặt trời.

4
- GV: Mặt Trời cùng các hành tinh quay xung quanh nó gọi
là hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời tuy rộng lớn, nhưng chỉ là một
bộ phận nhỏ bé trong một hệ lớn hơn là hệ Ngân Hà.
- GV: Các hành tinh cũng không tự phát ra ánh sáng, mà chỉ
phản xạ ánh sáng của Mặt Trời chiếu vào. Ngoài 9 hành tinh
trên trong hệ Mặt trời còn có hàng nghìn tiểu hành tinh (quay
xung quanh Mặt trời ở khoảng giữa Hoả tinh và Mộc tinh),
các sao chổi (cũng là những hành tinh có quỹ đạo hình elíp
rất dẹt).
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả địa cầu (Quả Địa cầu là
mô hình của Trái Đất, biểu hiện hình dáng thực tế của Trái
Đất được thu nhỏ lại).
CH: Hãy mô tả lại hình dạng quả địa cầu mà em vừa quan
sát?
- HS: Trái Đất có dạng hình cầu, dẹt ở hai đầu phình to ở
giữa.
- GV: Hãy quan sát trên H 2 SGK.
CH: Cho biết độ dài bán kính, độ dài của đường xích đạo từ
đó rút ra nhận xét về kích thước của trái đất và xác định trên
tranh treo tường?
- HS: Độ dài bán kính là 6370km. Độ dài đường xích đạo là
40076km. Trái Đất có dạng hình cầu và kích thước rất lớn.
- GV: H ướng dẫn hs quan sát H 3 SGK.
CH: Hãy cho biết các đường nối hai điểm cực là những

đường gì. Chỉ trên tranh vẽ?
- HS: Chỉ trên tranh vẽ. Các đường nối cực bắc với cực nam
đó là những đường kinh tuyến.
CH: Những vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các
đường kinh tuyến là những đường gì. Chỉ trên qua địa cầu?
- HS: Các vòng tròn trên quả địa cầu vuông góc với các
đường kinh tuyến là những đường vĩ tuyến.
- GV: Hướng dẫn hs đọc “ Nếu mỗi đường kinh tuyến …..
làm gốc và ghi 0
o

CH: Nếu cách một độ ta vẽ một đường kinh tuyến và vĩ tuyến
thì trên bề mặt trái đất có bao nhiêu đường kinh tuyến và bao
nhiêu đường vĩ tuyến?
- HS: Có 360 đường kinh tuyến và 181 đường vĩ tuyến.
- GV: Người ta chọn một đường kinh tuyến và một đường vĩ
tuyến làm gốc và đánh dấu 0
o
2. Hình dạng kích thước
của Trái Đất và hệ thống
kinh, vĩ tuyến.
- Trái Đất có dạng hình cầu
và kích thước rất lớn. Diện
tích 510.101.000km
2
- Trên bề mặt quả Địa Cầu
người ta vẽ mạng lưới kinh
tuyến và vĩ tuyến

5

CH: Hãy xác định các đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc
trên quả địa cầu và rút ra nhận xét về vị trí?
- HS: Xác định trên quả địa cầu
+ Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn
Grim-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn.
+ Vĩ tuyến gốc là đường xích đạo.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H3 SGK.
CH: Đường kinh tuyến đối diện với đường kinh tuyến gốc là
đường kinh tuyến bao nhiêu độ. Đường kinh tuyến này có ý
nghĩa như thế nào?
- HS: Đường kinh tuyến đối diện với đường kinh tuyến gốc
là đường kinh tuyến 180
o
vai trò tạo thành vòng tròn chia đôi
trái đất thành nửa cầu đông và nửa cầu tây.
CH: Dựa vào H3 hãy xác định các đường kinh tuyến tây, các
đường kinh tuyến đông. Cho biết qui luật phân bố?
- HS: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh
tuyến Đông. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
là những kinh tuyến Tây.
CH: Dựa vào H3 hãy xác định vị trí của đường xích đạo và
rút ra nhận xét về các đường vĩ tuyến nằm trên và dưới
đường xích đạo?
HS: Đường xích đạo là vĩ tuyến lớn nhất trên quả Địa Cầu.
Nó chia quả Địa Cầu ra nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam.
Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ
tuyến Bắc. Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là
những vĩ tuyến Nam. Nhờ có hệ thống kinh vĩ tuyến mà
người ta có thể xác định được vị trí của mọi điểm trên quả
Địa Cầu.

- Để đánh số các kinh tuyến
và vĩ tuyến trên Trái Đất,
người ta phải chọn một
kinh tuyến và một vĩ tuyến
làm gốc và ghi 0
o
.
4:Cũng cố:
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu dưới đây.
Câu 1: Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời?
a) Thứ 2; b) Thứ 3; c) Thứ 4; d) Thứ 5.
Câu 2: Trong số các hành tinh sau, hành tinh nào gần Mặt Trời nhất?
a) Sao Kim; b) Sao Thủy; c) Sao Hỏa; d) Sao Trái Đất.
Câu 3: Bán kính của Trái Đất (theo sách giao khoa) là:
a) 6370 km; b) 6372 km; c) 6373 km; d) 6376 km.
Câu 4: Độ dài đường xích đạo là :
a) 40067km; b) 40076km; c) 40760km; d) 40670km.

6
Câu 5: Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau là 5
0
thì trên quả Địa Cầu có tất cả số kinh tuyến là:
a) 71 ; b) 72; c) 73 ; d) 74.
Câu 5: Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 1
0
thì trên quả Địa Cầu có tất cả số vĩ tuyến là :
a) 180 ; b) 181; c) 182 ; d) 183.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. Đọc bài đọc thêm.

- Làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 2 “ Bản đồ cách vẽ bản đồ ”.
TUẦN 3 TIẾT 3 NGÀY SOẠN: 30/8/2009 ----- NGÀY DẠY 31/8/2009
Bài 2 BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ.
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm về bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo các phương
pháp chiếu đồ khác nhau.
- Biết một số việc cơ bản khi vẽ bản đồ.
2. Kĩ năng:-
- Biết thu thập thông tin về các đối tượng địa lí, Biết cách chuyển mặt cong của TĐ lên
mặt phẳng của giấy.
3. Thái độ :
- Tạo thích thú trong việc tìm kiếm thong tin trong quá trình học về bản đồ.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Quả địa cầu.
- Một số loại bản đồ ( Bản đò thế giới, Châu Âu, Châu Á, bán cầu đông, bán cầu tây).
III. Tiến trình tổ chức bài học:
1. Kiểm tra bài cũ:
CH: Trình bày đặc điểm vị trí, hình dạng kích thước của trái đất và hệ thống kinh vĩ tuyến?
- HS: Trình bày trên quả địa cầu
2. Bài mới.
- Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu, học tập Địa lý và đời sống. Vẽ bản đồ là
cách biểu thị và thu nhỏ hình dạng tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ bề mặt
Trái Đất. Dựa vào bản đồ, chúng ta có thể thu được nhiều thông tin như: vị trí, đặc điểm, sự
phân bố của các đối tượng Địa lý và các mối quan hệ giữa chúng.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát một số loại bản đồ. Dựa vào
bản đồ, chúng ta có thể thu được nhiều thông tin như: vị trí,
đặc điểm, sự phân bố của các đối tượng Địa lý và các mối

quan hệ giữa chúng.
1. Vẽ bản đồ là biểu hiện
mặt cong hình cầu của
Trái Đất lên mặt phẳng
của giấy .

7
- HS: Quan sát bề mặt quả địa cầu và bề mặt bản đồ thế
giới.
CH: Hãy so sánh hai hình thức thể hiện bề mặt trái đất mà
chúng ta vừa quan sát?
- HS: Trên quả địa cầu là mặt cong, trên bản đồ là mặt
phẳng.
- GV: Hướng dẫn học sinh đọc “ Bề mặt Trái Đất …… lên
mặt phẳng của giấy”
CH: Muốn vẽ được bản đồ người ta phải làm như thế nào?
- HS: Bề mặt Trái Đất là mặt cong còn bản đồ là mặt phẳng.
Vì vậy, muốn vẽ được bản đồ người ta phải chiếu các điểm
trên mặt cong của Trái Đất hoặc dựa vào các phương pháp
toán học để vẽ chúng lên mặt phẳng của giấy.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H4 và H5 SGK. Nếu ta dàn
bề mặt của quả Địa Cầu theo các đường kinh tuyến để
chuyển thành mặt phẳng thì sẽ có bản đồ như hình bề mặt
quả Địa Cầu được dàn phẳng như H4.
CH: Hai bản đồ H4 và H5 khác nhau như thế nào?
- HS: Trên H4 các vùng gần cực bị tách xa nhau, trên H5
các vùng gần cực được nối liền với nhau.
CH: Quan sát trên H5 hãy nhận xét diện tích vùng đất được
đánh dấu số 1 và 2?
- HS: Hai vùng đất có diện tích gần bằng nhau.

- GV: Trên thực tế diện tích hai vùng đất này trênh lệch rất
lớn, vùng đất được đánh dấu số 2 có diện tích gấp chín lần
vùng đất được đấnh dấu số 1.
- Hãy quan sát H6 và H7 SGK.
CH: Nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh vĩ
tuyến trên các hình?
- HS: H5 có các đường kinh vĩ tuyến thẳng. H6 có các
đường kinh tuyến cong, vĩ tuuyến thẳng. H7 có đường kinh
tuyến cong vĩ tuyến cong.
CH: Từ những quan sát trên em hãy rút ra nhận xét các hình
thức vẽ bản đồ?
- HS: Khi chuyển từ mặt cong ra mặt phẳng, các vùng đất
biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng nhất định, so với
hình dạng thực trên bề mặt Trái Đất. Tuỳ theo cách chiếu
đồ khác nhau mà chúng ta có các bản đồ khác nhau. Các
vùng đất được biểu hiện trên bản đồ có thể đúng diện tích
nhưng sai hình dạng, hoặc đúng hình dạng những sai diện
tích v.v… Khu vực càng xa trung tâm chiếu đồ, thì sự biến
dạng càng rõ rệt. Vì vậy, người sử dụng bản đồ phải biết ưu
điểm và hạn chế của từng loại bản đồ, để biết cách sử dụng
cho phù hợp với mục đích của mình.
- GV: Khi vẽ bản đồ người ta cần thực hiện những công
- Khi chuyển từ mặt cong ra
mặt phẳng, các vùng đất biểu
hiện trên bản đồ đều có sự
biến dạng nhất định, so với
hình dạng thực trên bề mặt
Trái Đất. Tuỳ theo cách
chiếu đồ khác nhau mà
chúng ta có các bản đồ khác

nhau.

8
việc gì?
- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục 2 SGK.
CH: Để vẽ được bản đồ người ta phải lần lượt làm những
công việc gì?
- HS: Trước đây, muốn vẽ bản đồ về một vùng đất nào,
người ta thường phải đến tận nơi đo đạc, tính toán, ghi chép
các đặc điểm các đối tượng để có đầy đủ thông tin về vùng
đất đó. Ngày nay, để vẽ bản đồ người ta đã sử dụng cả ảnh
hàng không và ảnh vệ tinh.
Khi đã có đủ thông tin, người vẽ bản đồ còn phải tính tỷ
lệ, lựa chọn các kí hiệu để thể hiện các đối tượng đó trên
bản đồ.
2. Thu thập thông tin và sử
dụng các ký hiệu để thể
hiện các đối tượng trên
bản đồ.
- Để vẽ bản đồ cần thu thập
thông tin, tính tỉ lệ lựa chọn
kí hiệu để thể hiện các đối
tượng địa lí trên bản đồ.
4:Cũng cố:
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất trong những câu sau.
Câu 1: Định nghĩa về Bản đồ:
a) Bản đồ là một tấm ảnh tái hiện lại một lãnh thổ trên bề mặt đất đưa lên giấy.
b) Bản đồ là một bức tranh phản ánh một lãnh thổ trên bề mặt đất đưa lên giấy.
c) Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ, tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái

Đất.
d) Bản đồ là sơ đồ tái hiện lại một lãnh thổ trên bề mặt đất đưa lên giấy.
Câu 2: Từ mặt cong của Trái Đất khi chuyển lên mặt phẳng của bản đồ các đối tượng bị:
a) Thay đổi về hình dạng b) Thay đổi về kích thước
c) Thay đổi về phương hướng d) Cả ba phương án trên (a,b,c)
Câu 6: Tại các vị trí trên bản đồ, nơi nào có ít sự thay đổi, biến dạng nhất:
a) Mọi vị trí trên bản đồ. b) Tại các góc của bản đồ.
c) Tại trung tâm bản đồ. d) Tại trung tâm chiếu đồ.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài 3 “ Tỉ lệ bản đồ”.

TUẦN 4 TIẾT 4 NGÀY SOẠN: 6/9/2009 ----- NGÀY DẠY7/9/2009
Bài 3. TỈ LỆ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Hiểu tỉ lệ bản đồ là gì và nắm được hai loại số tỉ lệ và thước tỉ lệ.
2. Kĩ năng:
- Biết tính khoảng cách trên thực tế dựa vào số tỉ lệ và tước tỉ lệ.

9
3. Thái độ:
- Giúp HS cẩn thận hơn trong quá trình tính toán và đọc tỉ lệ, để các em ý thức về vấn đề
học địa lí có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Một số bản đồ có tỉ lệ khác nhau.
- H.8 SGK phóng to.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:
CH: Bản đồ là gì. Để vẽ được bản đồ ta phải lần lượt làm những công việc gì?
2. Bài mới:
- Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều nhỏ hơn kích thước thực của chúng. Để làm được
điều này, người vẽ bản đồ đã phải tìm cách thu nhỏ theo tỉ lệ khoảng cách và kích thước của
các đối tượng địa lí để đưa lên bản đồ. Vậy tỉ lệ bản đồ có công dụng gì? Bài mới.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát và so sánh H.8 và H.9 SGK.
CH: Cùng là bản đồ của một khu vực của TP Đà Nẵng, dựa
vào đâu mà người ta có thể, thể hiện dưới hai hình thức như
vậy?
- HS: Tỉ tệ bản đồ ……
- GV: Bản đồ nào cũng cần có tỉ lệ và tỉ lệ của bản đồ
thường được ghi ở phía dưới hay góc của bản đồ.
CH:Vậy tỉ lệ bản đồ là gì?
- HS: Tỷ lệ bản đồ là tương quan tỉ số cố định giữa những
khoảng cách theo đường đo trên bản đồ và những khoảng
cách tương ứng theo đường đo trên thực địa.
- GV: Tỉ lệ bản đồ được thể hiện ở hai dạng tỉ lệ số và tỉ lệ
thước, vậy cụ thể như thế nào hs đọc “ Thật ngữ tỉ lệ số. Tỉ
lệ thước” SGK.
TRAO ĐỔI CẶP ĐÔI.
CH: Thế nào là tỉ lệ thước, tỉ lệ số?
- HS:
+ Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng
lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
Ví dụ: tỉ lệ 1: 100.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ
bằng 100.000 cm ngoài thực địa hay 1km trên thực địa.

+ Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo
đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tượng ứng trên

thực địa.
Ví dụ: mỗi đoạn 1cm bằng 1 km hoặc 10 km v.v…
CH: Trên H.8 và H.9 cho biết mỗi cm trên bản đồ bằng bao
1. Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa
khoảng cách trên bản đồ so
với khoảng cách tương ứng
trên thực địa. Tỉ lệ bản đồ
chỉ rõ mức độ thu nhỏ của
đối tượng địa lí được thể
hiện trên bản đồ.
- Tỉ lệ số: là một phân số
luôn có tử số là 1. Mẫu số
càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và

10
nhiêu cm trên thực địa?
- HS: Bản đồ H.8 1cm trên bản đồ = 7.500cm/ thực địa.
Bản đồ H.9 1cm trên bản đồ = 15.000cm/ thực địa.
CH: Bản đồ nào trong hai bản đồ trên có tỉ lệ lớn hơn. Bản
đồ nào thể hiện đối tượng địa lí chi tiết hơn. Từ đó rút ra
nhận xét?
- HS: Bản đồ H.8 có tỉ lệ lớn hơn và chi tiết hơn.
Tỉ lệ bản đồ có liên quan đến mức độ thể hiện các đối
tượng địa lí trên bản đồ. Tỉ lệ càng lớn mức độ chi tiết của
bản đồ càng cao.
- GV: Hướng dẫn hs đọc “Những bản đồ có tỉ lệ trên ….. là
những bản đồ có tỉ lệ nhỏ”
CH: Cho biết cách phân loại tỉ lệ bản đồ?
- HS: Tuỳ theo tỉ lệ bản đồ có thể phân ra: bản đồ có tỷ lệ

rất nhỏ (từ 1: 10.000.000 trở lên), bản đồ có tỉ lệ nhỏ (từ 1:
1.000.000 đến 1: 10.000.000), bản đồ có tỉ lệ trung bình
(các bản đồ nghiên cứu, du lịch v.v… có tỉ lệ 1: 100.000, 1:
50.000, 1: 25.000), các bản đồ có tỉ lệ lớn (bản đồ một
thành phố, bản đồ ruộng đất … có tỉ lệ 1: 10.000, 1: 5000)
- GV: Hướng dẫn hs đọc nội dung mục a SGK.
CH: Nêu cách tính khoảng cách trên thực địa (theo đường
chim bay) dựa vào tỉ lệ thước ?
- HS: Muốn tính khoảng cách trên thực địa (theo đường
chim bay) dựa vào tỉ lệ thước, chúng ta có thể làm như sau:
+ Đánh dấu khoảng cách giữa hai điểm vào cạnh một tờ
giấy hoặc thước kẻ.
+ Đặt cạnh tờ giấy hoặc thước kẻ đã đánh dấu dọc theo
thước tỉ lệ và đọc trị số trên thước tỉ lệ.
+ Nếu đo khoảng cách bằng compa thì đối chiếu khoảng
cách đó với khoảng cách trên thước tỉ lệ, rồi đọc trị số.
CH: Nêu cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ
số?
- HS: Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số
càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
Ví dụ: tỉ lệ 1: 100.000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ bằng
100.000 cm ngoài thực địa hay 1km trên thực địa.
HỌC SINH LÀM BÀI TẬP THEO NHÓM
CH: Đo tính khoảng cách trên thực địa theo đường chim bay
từ khách sạn Hải Vân đến khách sạn Thu Bồn. Từ khách sạn
ngược lại
Tỉ lệ thước: tỉ lệ được vẽ cụ
thể dưới dạng một thước đo
đã tính sẵn, mỗi đoạn đều
ghi số đo độ dài tượng ứng

trên thực địa.
- Tỉ lệ càng lớn mức độ chi
tiết của bản đồ càng cao.
2. Đo tính các khoảng cách
thực địa dựa vào tỉ lệ
thước hoặc tỉ lệ số trên bản
đồ.

11
Hoà Bình đến khách sạn Sông Hàn? (Lưu ý đổi ra mét, km)
- HS: Làm bài tập và báo cáo kết quả.
+ Từ KS Hải Vân đến KS Thu Bồn dài 5,5cm × 7.500cm
=
+ Từ KS Hoà Bình đến KS Sông Hàn dài 4cm × 7.500cm
4 Cũng cố:
PHIỂU HỌC TẬP
Câu 1: Khi định nghĩa về tỉ lệ bản đồ
a) là một phân số luôn nhỏ hơn 1
b) là một phân số có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
c) là một phân số có tử số là 1, mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng lớn và ngược lại.
d) là một phân số có tử số và mẫu số khác 1
Câu 2: Tỉ lệ bản đồ cho ta biết:
a) Kích thước thật của vùng lãnh thổ thể hiện
b) Bản đồ được thu nhỏ bao nhiêu lần so với thực tế
c) Vùng đất đó rộng hay hẹp
d) Vùng đất đó có những lãnh thổ nào
Câu 3: Tỷ lệ số là một phân số:
a) Luôn có tử số là 1. b) Luôn có tử số là 10
c) Luôn có tử số là 100. d) Luôn có tử số khác với các số trên
Câu 4: Tỉ lệ số của bản đồ có mẫu số là 10.000 thì 1 cm trên bản đồ bằng bao nhiêu mét trên

thực địa.
a) 10 (m); b) 100 (m); c) 1000 (m); d) 10.000 (m).
Câu 5: Bản đồ có tỉ lệ 1: 1.000.000, thì 3cm trên bản đồ bằng bao nhiêu mét trên thực địa.
a) 3.000 (m); b) 30.000 (m); c) 300.000 (m); d) 3.000.000 (m).
Câu 7: Tỉ lệ bản đồ có vai trò phản ánh:
a) mức độ thu nhỏ bản đồ so với thực tế.
b) mức độ chi tiết của các đối tượng.
c) quyết định khổ giấy và phạm vi thể lãnh thổ biểu hiện.
d) ba phương án trên (a,b,c).
Câu 8: Căn cứ vào tỉ lệ người ta chia mấy loại bản đồ.
a) 2 loại; b) 3 loại; c) 4 loại; d) 5 loại.
Câu 9: Trình tự các bước khi tiến hành xác định khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số
trên bản đồ.
a) + Đo khoảng cách tương ứng trên bản đồ
+ Tính toán theo tỉ lệ số của bản đồ
+ Xác định khoảng cách tương ứng trên bản đồ
+ Xác định khoảng cách trên thực địa
b) + Tính toán theo tỉ lệ số của bản đồ
+ Đo khoảng cách tương ứng trên bản đồ
+ Xác định khoảng cách tương ứng trên bản đồ
+ Xác định khoảng cách trên thực địa
c) + Xác định khoảng cách tương ứng trên bản đồ
+ Đo khoảng cách tương ứng trên bản đồ

12
+ Tính toán theo tỉ lệ số của bản đồ
+ Xác định khoảng cách trên thực địa
d) + Đo khoảng cách tương ứng trên bản đồ
+ Tính toán theo tỉ lệ số của bản đồ
+ Xác định khoảng cách tương ứng trên bản đồ

+ Xác định khoảng cách trên thực địa
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 2,3 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ.
- Chuẩn bị trước bài 4 “ Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí”.
TUẦN 5 TIẾT5 NGÀY SOẠN: 13/9/2009 ----- NGÀY DẠY14/9/2009
Bài 4. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ
VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Nắm được các qui định trên bản đồ.
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ và quả địa cầu.
2. Kĩ năng:
- Biết cách xác định phương hướng, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ,
trên quả địa cầu.
3. Thái độ:
- HS thích thú trong quá trình tìm hiếu thực tế về những nội dung đã được học, yêu thích và
khám phá tự nhiên.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ Châu Á
- Quả địa cầu.
III. Tiến trình thực hiện bài học.
1. Kiểm tra bài cũ:
CH: Thế nào là tỉ lệ bản đồ. Tỉ lệ bản đồ có ý nghĩa như thế nào đối với người đọc bản đồ.
Một bản đồ có tỉ lệ 1:100.000 vậy 1cm/bản đồ bằng bao nhiêu cm, m, km trên thực địa?
2. Bài mới:
- Khi sử dụng bản đồ, chúng ta cần biết những quy ước về phương hướng của bản đồ, đồng
thời cũng cần biết cách xác định vị trí các địa điểm trên bản đồ, nghĩa là phải biết cách xác
định tọa độ của bất cứ địa điểm nào trên bản đồ. Vậy cụ thể như thế nào bài mới.

- GV: Muốn xác định phương hướng trên bản đồ trước hết
chúng ta cần xác định phần chính giữa (trung tâm) của bản
đồ từ phần trung tâm của bản đồ ta có thể xác định được các
1.Phương hướng trên bản
đồ.

13
hướng trên bản đồ.
- Học sinh đọc nội dung mục 1 SGK.
CH: Ngoài xác định phần trung tâm, chúng ta cần dựa vào
yếu tố nào khác để xác định phương hướng trên bản đồ?
- HS: Hệ thống kinh vĩ tuyến.
- GV: Vậy khi dựa vào đường kinh tuyến và vĩ tuyến ta cần
xác định như thế nào hãy quan sát trên H10 SGK
HOẠT ĐỘNG NHÓM
CH: Dựa vào H10 trình bày cách xác định phương hướng
trên bản đồ dựa vào các đường kinh vĩ tuyến?
- HS: Trình bày trên H10 phóng to
Phía trên của đường kinh tuyến chỉ hướng bắc, đầu dưới
chỉ hướng nam, đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng đông,
đầu bên trái của vĩ tuyến chỉ hướng tây. Với các bản đồ
không vẽ kinh vĩ tuyến thì chúng ta phải dựa vào mũi tên chỉ
hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm
các hướng còn lại. Các hướng trên bản đồ được quy định
như hình 10.
CH: Nêu cách xác định các phương hướng còn lại?
- HS: Khoảng giữa Tây – Bắc (Tây Bắc); Tây – Nam
(Tây Nam); Đông – Nam (Đông Nam); Đông - Bắc (Đông
Bắc).
- GV: Như vậy chúng ta đã xác định được phương hướng

trên bản đồ vậy cách xác định kinh độ vĩ độ toạ độ địa lí như
- Muốn xác định phương
hướng trên bản đồ, chúng ta
cần phải dựa vào các đường
kinh tuyến, vĩ tuyến.
- Phía trên của đường kinh
tuyến chỉ hướng bắc, đầu
dưới chỉ hướng nam, đầu
bên phải của vĩ tuyến chỉ
hướng đông, đầu bên trái
của vĩ tuyến chỉ hướng tây.

14
thế nào
CH: Nhắc lại thế nào là kinh tuyến đông, Kinh tyuến tây. Vĩ
tuyến bắc, vĩ tuyến nam?
- HS: Những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là kinh
tuyến Đông. Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
là những kinh tuyến Tây.
Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc là những vĩ
tuyến Bắc. Những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam là
những vĩ tuyến Nam.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H11 SGK.
CH: Điểm C nằm trên đường kinh tuyến nào, bao nhiêu độ.
Vĩ tuyến nào, bao nhiêu độ?
- HS: Điểm C nằm trên đường kinh tuyến Tây ở 20
o
Tây.
Nằm trên đường vĩ tuyến 10
o

Bắc.
- GV: Đó chính là kinh độ, vĩ độ địa lí của điểm C (Vị trí của
điểm C).
CH: Thế nào là kinh độ vĩ độ của một điểm?
- HS: Kinh độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ
từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc. Vĩ độ của
một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua
điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
CH:Vậy vị trí của điểm C được xác định như thế nào?
- HS: Vị trí của một điểm trên bản đồ (hoặc trên quả Địa
Cầu) được xác định là chỗ cắt nhau của hai đường kinh
tuyến và vĩ tuyến qua điểm đó.
- GV: Đó cũng chính là toạ độ địa lí của điểm C
CH: Vậy toạ độ địa lí của một điểm được định nghĩa như thế
nào. Cách viết toạ độ địa lí, cho ví dụ?
- HS: Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là toạ
độ địa lí của điểm đó, viết toạ độ địa lí của một điểm, người
ta thường viết kinh độ ở trên và vĩ độ ở dưới.
Ví dụ:
2. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa
lí.
- Kinh độ của một điểm là
khoảng cách tính bằng số
độ từ kinh tuyến đi qua
điểm đó đến kinh tuyến
gốc. Vĩ độ của một điểm là
khoảng cách tính bằng số
độ từ vĩ tuyến đi qua điểm
đó đến vĩ tuyến gốc.
- viết toạ độ địa lí của một

điểm, người ta thường viết
kinh độ ở trên và vĩ độ ở
dưới.

15

- GV: Trong nhiều trường hợp, vị trí của điểm này còn được
xác định thêm bởi độ cao (so với mực nước biển). Ví dụ: độ
cao 140m, độ cao 50m, v.v…
HỌC SINH LÀM VIỆC THEO NHÓM
- HS: Làm việc theo nhóm (Bàn), Làm bài theo phiếu thảo
luận.
a. Xác định hướng bay :
Nơi đi Nơi đến Hướng
Hà Nội Viêng Chăn TN
Hà Nội Gia-các-ta N
Hà Nội Ma-ni-la ĐN
Cu-a-la Lăm-pơ Băng Cốc TB
Cu-a-la Lăm-pơ Ma-ni-la ĐB
Ma-ni-la Băng Cốc TN
3. Bài tập:
a. Xác định hướng bay:
b. Ghi toạ độ địa lí của các
điểm:
130
o
Đ
- A
10
o

B

110
o
Đ
- B
10
o
B
130
o
Đ
- C
0
o

c. Tìm trên bản đồ các
điểm có toạ độ địa lí.
140
o
Đ 120
o
Đ
0
o
10
o
N
d. Xác định hướng đi từ
điểm 0.

0 → A (Bắc); 0 → B
(Đông)
0 → C (Nam); 0 → D (Tây)
4Cũng cố:
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy khoanh tròn vào một câu trả lời thích hợp nhất.
Câu 8: Để xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ cần.
a) Xác định kinh độ; b) Xác định vĩ độ
c) Xác định cả kinh độ và vĩ độ; d) Xác định hướng.
Câu 9: Ngoài 4 hướng chính là Tây, Bắc, Đông, Nam còn có 4 hướng phụ là
a) Tây Bắc, Bắc Đông, Đông Nam, Nam Tây.

16
b) Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Đông Nam.
c) Bắc Tây, Tây Nam, Nam Đông, Đông Bắc.
d) Bắc Tây, Bắc Đông, Đông Nam, NamTây.
5.Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập 1,2 SGK. Làm bài tập trong tập bản đồ
- Chuẩn bị trước bài 5 “ Kí hiệu bản đồ. Cách thể hiện địa hình trên bản đồ”

TUẦN 6 TIẾT 6 NGÀY SOẠN: 20/9/2009 ----- NGÀY DẠY21/9/2009
Bài 5. KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ.
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Hiểu kí hiệu bản đồ là gì. Biết các đặc điểm và sự phân loại các kí hiệu bản đồ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc kí hiệu trên bản đồ sau khi đối chiếu với bảng chú giải, đặc biệt là kí hiệu độ
cao của địa hình dựa vào thang mầu và đường đồng mức.

3. Thái độ:
- HS có ý thức học tập tốt trong quá trình học địa lí, qua việc vận dụng những hiểu biết của
mình vào cuộc sống.
II. Phương tiện dạy học cần thiết.
- Một số bản đồ có các kí hiệu phù hợp với sự phân loại trong SGK.
- Tranh ảnh về các đối tượng địa lí (Tự nhiên, kinh tế) và các kí hiệu tương ứng với biểu
hiện của chúng.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
CH: Nêu cách xác định phương hướng trên bản đồ? Và xác định phương hướng trên bản đồ
treo tường?
CH: Thế nào là kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí. Cách viết toạ độ địa lí?
2. Bài mới:
- Để vẽ được một tấm bản đồ người ta phải lần lượt làm những công việc gì?
Để vẽ bản đồ cần thu thập thông tin, tính tỉ lệ lựa chọn kí hiệu để thể hiện các đối tượng
địa lí trên bản đồ.
- Khi vẽ bản đồ các nhà địa lí đã dùng các kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí. Vậy kí
hiệu bản đồ có đặc điểm gì? Trên bản đồ có những loại kí hiệu nào để tìm hiểu được điều đó.
Bài mới.
- GV: Bản đồ nào cũng có một hệ thống các kí hiệu để biểu
hiện các đối tượng về mặt đặc điểm, số lượng, cấu trúc cũng
như vị trí, sự phân bố của chúng trong không gian....
Tất cả các kí hiệu đó đều được giải thích trong bảng chú giải
thường đặt ở cuối bản đồ.
1. Các loại kí hiệu bản đồ.

17
- GV: Treo bản đồ có kí hiệu phù hợp với SGK, hướng dẫn
học sinh quan sát H14.
CH: Xác định trên bản đồ treo tường một số loại kí hiệu trên

bản đồ?
- HS: Xác định trên bản đồ treo tường.
CH: Kí hiệu bản đồ là gì?
- HS: Kí hiệu bản đồ có thể là những hình vẽ, màu sắc…
được dùng một cách quy ước để thể hiện các sự vật, hiện
tượng địa lí trên bản đồ…
CH: Ý nghĩa của kí hiệu bản đồ?
- HS: Giúp người đọc hiểu được bản đồ……
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H14 và H15 SGK.
CH: Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ người ta
thường dùng những loại kí hiệu bản đồ nào?
- HS: Để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta
thường dùng các kí hiệu: kí hiệu điểm, kí hiệu đường, kí hiệu
diện tích.
CH: Chỉ trên bản đồ các loại kí hiệu thường dùng?
- HS: Chỉ trên bản đồ. Sân bay, cảng biển(Kí hiệu điểm).
Ranh giới quốc gia, tỉnh, sông, đường giao thông (Kis hiệu
đường). Vùng nông nghiệp, vùng kinh tế (Kí hiệu diện tích).
- GV: Trong các loại kí hiệu kể trên lại được phân ra thành
ba dạng kí hiệu hình học, chữ, tượng hình.
CH: Hãy chỉ các loại, dạng kí hiệu mà chúng ta vừa tìm hiểu
trên bản đồ treo tường?
- HS: Lên xác định trên bản đồ treo tường.
- GV: Hướng dẫn học sinh quan sát hệ thống màu sắc trên
bản đồ tự nhiên.
CH: Em có nhận xét gì về hệ thống màu sắc được in trên bản
đồ?
- HS: Rất nhiều màu sắc khác nhau
CH: Người ta in nhiều màu sắc như vậy nhằm mục đích gì?
- HS: Thể hiện độ cao của địa hình trên bản đồ.

CH:Hãy lên xác định trên bản đồ treo tường các khu vực có
độ cao 0m đến 200m, 500m đến 1000m và trên 1500m?
- HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.
- GV: Ngoài thể hiện độ cao thang màu còn thể hiện độ sâu
của biển và đại dương.
Để thể hiện độ cao người ta còn sử dụng đường đồng mức.
- Kí hiệu bản đồ là những
dấu hiệu quy ước dùng để
thể hiện các đối tượng địa lí
trên bản đồ.
- Để thể hiện các đối tượng
địa lí trên bản đồ, người ta
thường dùng các kí hiệu: kí
hiệu điểm, kí hiệu đường, kí
hiệu diện tích.
2. Cách biểu hiện địa hình
trên bản đồ.

18
HS: Đọc khái niệm đường đồng mức ở trang 85 SGK.
CH: Nêu khái niện đường đồng mức?
- HS: Đường đồng mức là những đường nối những điểm có
cùng độ cao.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H16 SGK.
CH: Mỗi lát cắt cách nhau bao nhiêu mét?
- HS: Mỗi lát cắt cách nhau 10m
CH: Đường đông mức ở phía nào gần nhau hơn?
- HS: Ở phía tay trái.
CH: Hãy rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa độ dốc của
sườn núi với khoảng cách của các đường đồng mức?

- HS: Các đường đồng mức càng gần nhau thì địa hình càng
dốc.
CH: Có mấy hình thức thể hiện độ cao của địa hình?
- HS: Độ cao của địa hình trên bản đồ được biểu hiện bằng
thang màu hoặc bằng đường đồng mức.
CH: Em có nhận xét gì về hệ thống kí hiệu trên bản đồ?
- HS: Hệ thống kí hiệu trên bản đồ hết sức đa dạng.
CH: Muốn đọc được kí hiệu bản đồ cần phải dựa vào yếu tố
nào?
- HS: Dựa vào bảng chú giải.
CH: Hãy chỉ các loại, dạng kí hiệu mà chúng ta vừa tìm hiểu
trên bản đồ treo tường?
- HS: Lên xác định trên bản đồ treo tường.
- Đường đồng mức là
những đường nối những
điểm có cùng độ cao
- Các đường đồng mức
càng gần nhau thì địa hình
càng dốc.
- Độ cao của địa hình trên
bản đồ được biểu hiện bằng
thang màu hoặc bằng
đường đồng mức.
4 Cũng cố:
PHIẾU HỌC TẬP
- Hãy khoanh tròn vào một câu trả lời thích hợp nhất.
Câu 1: Các kí hiệu trên bản đồ
a) Rất đa dạng. b) Rất đơn điệu.
c) Rất giống nhau. d) Rất tuỳ tiện.
Câu 2: Trên bản đồ các đối tượng địa lí được biểu hiện bằng các loại kí hiệu:

a) Điểm. b) Diện tích. c) Đường. d) Cả ba loại.
Câu 3: Các dạng kí hiệu trên bản đồ thường là:
a) Kí hiệu hình học.
b) Kí hiệu chữ.

19
c) Kí hiệu tượng hình.
d) Cả ba loại trên.
Câu 4: Kí hiệu diện tích dùng để thể hiện các đối tượng phân bố:
a) Theo vùng.
b) Theo đường.
c) Theo điểm.
d) Theo cả ba trường hợp trên (a,b,c).
Câu 5: Kí hiệu điểm là những kí hiệu thể hiện những đối tượng.
a) Sân bay, bến cảng.
b) Nhà máy, thuỷ điện.
c) Cả a,b.
d) Ranh giới tỉnh.
Câu 6: Để biểu hiện độ cao của địa hình, trên bản đồ người ta dùng.
a) Bằng thang màu.
b) Bằng các đường đồng mức.
c) Cả hai phương án trên (a,b).
d) Bằng chữ.
Câu 7: Đường đồng mức là những đường nối những điểm:
a) Có cùng độ cao.
b) Khác nhau về độ cao.
c) Những điểm gần nhau.
d) Những điểm bất kỳ.
Câu 8: Nếu ta cắt ngang một quả núi bằng những lát cắt song song, cách nhau, thì những
đường chu vi của những lát cắt là:

a) Những đường song song.
b) Những đường đồng mức.
c) Những đường giao nhau.
d) Những đường thẳng bất kỳ.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK.
- Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành.
- Chuẩn bị trước bài thực hành vào vở bài tập.
TUẦN 7 TIẾT 7 NGÀY SOẠN: 26/9/2009 ----- NGÀY DẠY 28/9/2009

Bài 6 THỰC HÀNH
TẬP SỬ DỤNG ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC ĐO ĐỂ VẼ SƠ ĐỒ LỚP HỌC
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học, học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Ôn lại những kiến thức đã học trong phần bản đồ.
2. Kĩ năng:
- Biết cách sử dụng địa bàn để tìm phương hướng của các đối tượng địa lí.
- Biết đo các khoảng cách trên thực tế và tính tỉ lệ khi đưa lên sơ đồ.

20
- Biết vẽ sơ đồ đơn giản của một lớp học hoặc một khu vực của trường trên giấy.
3. Thái độ:
- Tạo hứng thú trong học, phát huy tinh thần tư duy sang tạo của cá nhân trong quá trình
học.
II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Địa bàn: 4 chiếc.
- Thước dây: 4 chiếc.
- Thước kẻ, com pa, giấy vẽ, bút……
III. Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp trong quá trình thực hành.
2. Bài mới:
- Ở những tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu thế nào là bản đồ, tỉ lệ bản đồ, kí hiệu và
phương hướng trên bản đồ, hôm nay chúng ta sẽ đem những kiến thức đó để vẽ của lớp ta trên
giấy.
- GV: Hướng dẫn hs hiểu cấu tạo và cách sử dụng địa bàn.
Kim Địa bàn là một thanh nam châm được sơn màu đỏ trắng hoặc đỏ xanh( một đầu chỉ
hướng bắc, một đầu chỉ hướng nam.
Khi sử dụng địa bàn để tìm phương hướng cần đặt địa bàn thăng bằng, không được
nghiêng, sau đó xác định các hướng Bắc, Nam, Tây, Đông. Khi đã xác định được các hướng
chính chúng ta sẽ xác định các hướng phụ còn lại.
CÁCH TIẾN HÀNH
* GV: Chia lớp thành 4 nhóm (Theo tổ).
- Nhóm trưởng (Tổ trưởng) cử các nhóm viên của mình, thư kí đo chiều dài, rộng của lớp
học, cửa ra vào, cửa sổ, bục giảng, bàn giáo viên, bàn học sinh.
Khi đã có đầy đủ số liệu cần xác định phương hướng trên giấy vẽ Theo qui định phía trên
của tờ giấy là hướng bắc, sau đó xác định các hướng còn lại.
Tiến hành xác định hướng của lớp học. Đặt tỉ lệ, tính tỉ lệ.
Trước tiên cần vẽ khung lớp học, sau đó tiến hành vẽ các đối tượng địa lí ở bên trong như
bàn giáo viên, bục giảng, bàn học sinh ……..
* Học sinh làm bài.
* Lưu ý bản vẽ cần có đủ tên sơ đồ, tỉ lệ sơ đồ, mũi tên chỉ hướng bắc, ghi chú các đối
tượng địa lí khác.
Trong quá trình học sinh làm bài, GV kiểm tra, hướng dẫn, sửa chữa giúp các nhóm nắm
vững cách làm.
4 Cũng cố:
- GV: Thu bài của các nhóm và đưa ra nhận xét về ưu nhược điểm của từng bài.
Nhận xét tinh thần thái độ làm việc của hs trong giờ thực hành ( Tuyên dương cho điển
đối với những nhóm, cá nhân hoàn thành tốt nội dung bài. Nhắc nhở các nhóm, cá nhân chưa

tích cực trong giờ học ).
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: Địa bàn cấu tạo gồm những bộ phận nào.
a) Hộp địa bàn, kim địa bàn, mặt số.
b) Kim địa bàn, hộp địa bàn.
c) Hộp địa bàn, mặt số.

21
d) Mặt số, hộp địa bàn.
Câu 2: Muốn xác định hướng trên thực địa người ta dùng.
a) Địa bàn. b) Mắt thường. c) compa. d) Thước kẻ.
Câu 4: Một bản đồ với tỉ lệ 1: 300 000, hỏi 1cm ở trên bản đồ ứng với bao nhiêu km ngoài
thực địa?
a) 3km. b) 30 km. c) 2,5 km. d) 1,5 km.
Câu 5: Đo ngoài thực địa được độ dài 4500m, hỏi ứng với bao nhiêu cm trên bản đồ có tỉ lệ
1: 300 000.
a) 3 cm. b) 1,5 cm. c) 2 cm. d) 4,5 cm.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Về nhà ôn lại nội dung từ bài 1 đến bài 5.
- Tiết 8 kiểm tra viết 45’ ( 1 Tiết ).
TUẦN 8 TIẾT 8 NGÀY SOẠN: 4/10/2009 ----- NGÀY DẠY5/10/2009
KIỂM TRA VIẾT 45’
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Thông qua bài đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh từ bài 1 đến bài 5 từ đó đưa ra
phương pháp giảng dạy hợp lí, hiệu quả hơn.
2. kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng xác định và trả lời đúng nội dung câu hỏi.
3. Thái độ:
- Rèn luyện đức tính thật thà, trung thực, nghiêm túc trong quá trình làm bài.

II. Các phương tiện dạy học cần thiết:
- Đề kiểm tra – Đáp án - Biểu điểm.
III. Tiến trình tổ chức giờ kiểm tra:
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số lớp. Nhắc nhở hs đọc kĩ câu hỏi trước khi làm bài.
2. Giáo viên phát đề kiểm tra:
* Nội dung của đề kiểm tra:
I. Trắc nghiệm(3 đ)
1. Hãy xác định câu đúng và câu sai : (1 đ )
Để học tập tốt môn địa lí 6, học sinh phải:
a. Quan sát các sự vật, hiện tượng địa lí.
b. Liên hệ những điều đã học với thực tế.
c. Quan sát sự vật và tìm cách giải thích chúng.
d. Chữ viết đẹp.
e. Học và làm bài tập đầy đủ trước khi lên lớp.
2. Hãy chọn câu trả lời đúng: (0,5 đ)
Đường đồng mức là đường:
a. Vòng tròn có ghi số
b. Nối những ddieemr có cùng độ cao.
c. vòng quanh một quả đồi.

22
d. cả a, b, c, là sai
3. Trên quả địa cầu, cứ 5 độ ta vẽ một kinh tuyến thì số kinh tuyến là: (0.5 đ)
a. 71.
b. 72
c. 73
d. 74
4.Ghép ý cột A vaB sao cho đúng(1 đ)
A B

Khoảng cách các đường đồng mức thưa Địa hình dốc
Khoảng cách các đường đồng mức sít Địa hình thoải
II. Tự luận(7 đ):
Câu 1(2 đ):
Hãy ghi tên các hướng quy định trên bản đồ vào hình sau:
Câu 2( 2 đ):
Thế nào là kinh độ, vĩ độ và toạ độ địa lí của một điểm? Cho ví dụ về Toạ độ địa lí của
một điểm bất kì trên Trái Đất?
3. Học sinh làm bài
4 . Đánh giá:
- GV: Nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà:
- Chuẩn bị trước bài 7 “Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất”
TUẦN 9 TIẾT 9 NGÀY SOẠN: 10/10/2009 ----- NGÀY DẠY14/10/2009
Bài 7 SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC VÀ CÁC HỆ QUẢ
I. Mục tiêu bài học:
- Sau bài học học sinh cần.
1. Kiến thức:
- Biết sự chuyển động tự quay quanh một trục tưởng tượng của trái đất, hướng chuyển động
từ tây sang đông. Thời gian tự quay quanh trục của trái đất là 24 giờ (Một ngày đêm).
- Trình bày được một số hệ quả của sự vận động của trái đất quanh trục.
+ Hiện tượng ngày và đêm liên tiếp diễn ra ở khắp mọi nơi trên trái đất.
+ Mọi vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.
2. Kĩ năng:

23
- Biết dùng quả địa cầu chứng minh hiện tượng trái đất tự quay quanh trục, hiện tượng ngày
đêm kế tiếp nhau trên trái đất.
3. Thái độ:
HS yêu quý thiên nhiên và thích thú tìm hiểu, khám phá tự nhiên tạo hứng thú trong học tập,

cuộc sông.
II. Các thiết bị dạy học cần thiết:
- Quả địa cầu.
- Các hình vẽ trong SGK phóng to.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp trong quá trình giảng bài mới.
2. Bài mới:
- Trái đất có nhiều vận động. Vận động tự quay quanh trục là một vận động chính của trái
đất, vận động này sinh ra hiện tượng ngày và đêm ở khắp mọi nơi trên trái đất và làm lệch
hướng các vật chuyển động trên cả hai nửa cầu. Vậy để tìm hiểu hiện tượng này. Bài mới.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả địa cầu.
? Em hiểu thế nào là trục của Trái Đất?
- HS: Là đường nối từ cực bắc xuống cực nam.
- GV: Thực ra đó chỉ là một trục tưởng tượng vì khi quay
trên Trái Đất có hai vị trí quay tại trỗ đó là cực bắc và cực
nam.
? Em có nhận xét gì về trạng thái của trục Trái Đất so với
mặt phẳng của quĩ đạo?
- HS: Nghiêng 66
o
33’.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H19 SGK. Trái Đất luôn tự
quay quanh một trục tưởng tượng.
? Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào. Hãy thực
hiện trên quẩ địa cầu?
- HS: Hướng quay từ tây sang đông, hs thực hiện trên quả
địa cầu.
? Trái Đất tự quay một vòng quanh trục hết bao nhiêu thời
gian?

- HS: Hết 24h = 1 ngày đêm.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H20 SGK.
? Người ta chia bề mặt Trái Đất thành bao nhiêu khu vực
giờ. Mỗi khu vực giờ cách nhau bao nhiêu độ?
- HS: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch trên thế giới,
người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 khu vực giờ. Mỗi
khu vực giờ cách nhau 15
o
kinh tuyến.
? Giờ ở các khu vực đó có giống (Trùng) nhau hay không?
1. Sự vận động của Trái Đất
quanh trục.
- Trái Đất tự quay một vòng
quanh trục theo hướng từ tây
sang đông trong 24h (1 ngày
đêm).

24
- HS: Mỗi khu vực có một giờ riêng, đó là giờ riêng đó là
giờ khu vực.
? Khu vực nào được đánh dấu số 0 (Giờ gốc)
-HS: Khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa
(giờ GMT).
? Việt Nam nằm ở múi giờ thứ mấy theo giờ GMT?
- HS: Việt Nam nằm ở múi giờ thứ 7 theo giờ GMT.
? Ở khu vực giờ gốc là 12h vậy Việt Nam lúc đó là mấy giờ?
- HS: Việt Nam là 19h (Tức 7h tối)
- GV: Dùng ánh sáng qua khe cửa chiếu vào quả Địa Cầu.
? Em có nhận xét gì về khoảng được chiếu sáng trên quả địa
cầu?

- HS: Bề mặt quả Địa Cầu không được chiếu sáng hết, do
có hình cầu.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát H21 SGK
? Hãy xác định khoảng nào là ngày, khoảng nào là đêm?
- HS: Khoảng được chiếu sáng là ngày, khoảng không được
chiếu sáng là đêm
? Vậy tại sao trên trái đất lại có ngày và đêm diễn ra liên
tục?
- HS: Vì Trái Đất luôn vận động tự quay xung quanh trục
? Tại sao ta thấy Mặt Ttrời mọc ở hướng đông lặn ở hướng
tây?
- HS: Vì mặt trời đứng im, Trái Đất thì chuyển động từ tây
sang đông nên ta thấy chiều chuyển động ngược lại của mặt
trời.
- GV: Hướng dẫn hs quan sát quả Địa Cầu ở trạng thái đứng
im giỏ một giọt nước ở gần cực bắc.
? Hãy nhận xét hướng chảy của giọt nước đó?
- HS: Giọt nước chảy xuôi theo chiều kinh tuyến.
? Vậy khi Trái Đất quay giọt nước còn chảy theo hướng ban
đầu nữa không?
- HS: Hướng chảy của giọt nước đã bị lệch hướng.
- Người ta chia bề mặt Trái
Đất thành 24 khu vực giờ.
Mỗi khu vực có một giờ
riêng, đó là giờ riêng đó là
giờ khu vực.
2. Hệ quả của sự vận động
tự quay quanh trục của
Trái Đất.
- Do Trái Đất tự quay quanh

trục từ tây sang đông nên
khắp mọi nơi trên Trái Đất
đều lần lượt có ngày và đêm.

25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×