Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án tự chọn Ngữ văn 12 chuẩn kì 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.2 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>– Tæ V¨n – Tiết tự chọn 4 + 5: Làm văn Ngày soạn: 30/09/2010. LUYỆN ĐỀ VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: -. Củng cố kiến thức đã học về bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.. -. Vận dụng hiểu biết xã hội để làm bài.. 2. Kĩ năng: -. Củng cố kĩ năng phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.. -. Biết cách nhìn nhận, đánh giá về một hiện tượng xã hội.. B. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: -. Ra đề.. -. Phương tiện: Giáo án, tài liệu tham khảo.. 2. Học sinh: -. Nắm vững những kiến thức cơ bản về bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống.. -. Tham khảo một số đề và tự hình thành dàn ý để củng cố kiến thức, kĩ năng.. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) -. Chuẩn bị bài của HS.. 3. Bài mới (40’) – Tiết 4 Hoạt động của GV & HS. Nội dung bài học. I. TÌM HIỂU CHUNG (3’) Cách nghị luận về một hiện tượng đời sống: - Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng đời sống. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. - Thân bài: GV cho HS nhắc lại những kiến thức cần + Nêu hiện trạng. ghi nhớ về cách làm văn nghị luận về một + Nguyên nhân. hiện tượng đời sống. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 8.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> – Tæ V¨n – + Hậu quả. - Kết bài: Nêu suy nghĩ, bày tỏ ý kiến của bản thân.. Hoạt động 3: Luyện tập. GV ra đề, hướng dẫn HS lập dàn ý cho những đề bài đó. -. GV chú ý hướng HS vào những biểu hiện thực tế mà bản thân các em là những người trong cuộc.. -. Áp dụng hành động đối với đối tượng học sinh, đặc biệt thời gian tan học và tham gia giao thông trong đời sống thường ngày.. II. LUYỆN TẬP (37’) 1. Đề 1 Mỗi người chúng ta cần có suy nghĩ và hành động ntn để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Hãy viết bài văn ngắn phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên. 1.1) Tìm hiểu đề: (5’) - Nội dung nghị luận: Nêu ý kiến về tình hình tai nạn giao thông và giải pháp khắc phục. - Nội dung cụ thể: + Tình hình tai nạn giao thông hiện nay. + Hậu quả. + Nguyên nhân. + Trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần khắc phục tai nạn giao thông. - Phương pháp lập luận: Phân tích, chứng minh, bình luận. - Tư liệu: Lấy trong thực tế và thông tin hàng ngày. 1.2) Lập dàn ý: (32’) a) Mở bài: - Giao thông có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia. - Nhìn vào huyết mạch giao thông có thể đánh giá nền văn minh, tình hình kinh tế, an ninh của một quốc gia. - Hiện nay giao thông ở nước ta đã và đang có nhiều bước tiến bộ. Song ý thức tham gia giao thông của người dân vẫn còn là một vấn đề rất cần quan tâm. Tai nạn giao thông đang là thực trạng nhức nhối của toàn xã hội. - Giảm thiểu tai nạn giao thông là mục tiêu, trách nhiệm và mong muốn của tất cả mọi người. b) Thân bài:  Tai nạn giao thông đang là mối nguy hại đối với tất cả mọi người, mọi ngành: - Tai nạn diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ở nhiều loại phương tiện: ô tô, xe máy, xe đạp… tất cả. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 9.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> – Tæ V¨n – các loại đường, nhất là đường bộ. Trung bình 33 – 34 người chết và bị thương / ngày do tai nạn giao thông. - Tai nạn giao thông đáng lo ngại nhất là ở các thành phố lớn với mật độ dân cư đông đúc, phương tiện đi lại dày đặc…  Những hiện trạng nêu trên do nhiều nguyên nhân gây ra: - Ý thức tham gia giao thông của con người còn hạn chế. - Thiếu hiểu biết về luật giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ. - Nhiều phương tiện tham gia giao thông đã quá hạn sử dụng những vẫn được kiểm định và lưu hành bình thường. - Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông còn thấp; đường xá, cầu cống bị đào bới liên tục. - Mật độ tham gia giao thông quá tải khiến đường xá xuống cấp nhanh. - Việc áp dụng xử phạt đối với người vi phạm về giao thông chưa nghiêm chỉnh.  Hậu quả để lại do tai nạn giao thông thật đáng lo ngại: - Gây thiệt hại nặng nề về người và của, gây mất mát thương tâm cho người thân, xã hội. - Nhà nước, cá nhân thiệt hại nhiều về kinh tế mỗi khi đường bị ách tắc giao thông do tai nạn xảy ra.  Tuổi trẻ học đường cần phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông? - Nghiêm túc học tập, nắm vững luật giao thông. - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông. + Không đi xe máy khi chưa đến tuổi và chưa có giấy phép lái xe. + Đội mũ bảo hiểm theo đúng quy định. + Không lạng lách, tổ chức đua xe trái phép…. - Tích cực tuyên truyền Luật giao thông trong cộng đồng. c) Kết bài: - Tai nạn giao thông là mối đe dọa, là nỗi kinh hoàng của mọi gia đình và cộng đồng. Mỗi người phải biết quý trọng tính mạng của chính. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 10.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> – Tæ V¨n – Tiết 5. -. mình để cẩn trọng khi tham gia giao thông. Tuổi trẻ phải tích cực hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.. 2. Đề 2 Trong Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003, Cô-phi An-nan viết: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Chú ý: Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. - Đây là vấn đề đặt ra trong bài Thông Anh (chị) suy nghĩ ntn về ý kiến trên. điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS. Vì vậy, GV định 2.1) Tìm hiểu đề: hướng cho HS làm bài dựa vào nội - Vấn đề: Nêu suy nghĩ về ý kiến của Cô-phi An-nan về dung của bài học. căn bệnh thế kỉ HIV/AIDS. - Đồng thời vận dụng cả những hiểu - Nội dung cụ thể: biết của bản thân về vấn đề + Thế giới khốc liệt của AIDS. HIV/AIDS khi làm bài. + Không có khái niệm giữa chúng ta và họ. + Im lặng là đồng nghĩa với cái chết. - Phương pháp lập luận: Giải thích, chứng minh, bình luận. - Tư liệu: + Bản thông điệp của Cô-phi An-nan. + Dẫn chứng từ thực tiễn trên sách báo và thông tin đại chúng. 2.2) Lập dàn ý: a) Mở bài: - Nhân loại đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nhức nhối. Trong đó, đại dịch HIV/AIDS là một thảm họa kinh hoàng. - Mặc dù còn nhiều việc mang tính trọng trách đối với một Tổng thư kí Liên hiệp quốc, song Cô-phi An-nan vẫn giành sự quan tâm đặc biệt tới vấn đề phòng chống HIV/AIDS. - Trong bản Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1/12/2003, ông nhấn mạnh: “Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm chúng ta và họ. Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. b) Thân bài:. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 11.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> – Tæ V¨n – * HIV/AIDS là một vấn đề mang tính toàn cầu. - Giải thích khái niệm HIV/AIDS. - Thực trạng ở VN và cả thế giới, AIDS vẫn không ngừng phát triển và có chiều hướng gia tăng với tốc độ báo động, đặc biệt là ở phụ nữ. Mỗi phút có khoảng 10 người nhiễm HIV. - HIV/AIDS để lại những hậu quả khôn lường đối với mỗi cá nhân, mỗi quốc gia và toàn nhân loại. + Tuổi thọ bị giảm sút nghiêm trọng. + Gây thiệt hại về người và của. + Băng hoại giá trị đạo đức, suy triệt giống nòi. + Ngăn cản sự phát triển của xã hội. - AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa khôn lường đưa loài người đến chỗ diệt vong. * Trong thế giới của AIDS, không có khái niệm chúng ta và họ. - Chúng ta: chỉ những người khỏe mạnh, may mắn không hoặc chưa bị nhiếm HIV/AIDS. - Họ: chỉ những người đang sống với HIV/AIDS. - Khái niệm chúng ta và họ là một thực tế đã xảy ra trong xã hội, bởi: + Những người mắc bệnh thường bị những người xung quanh sợ hãi, xa lánh không dám tiếp xúc, kể cả người thân, do tính chất đặc biệt về sự nguy hiểm của căn bệnh này. + Đối với người bị HIV/AIDS, đó là nỗi kinh hoàng nên rất nhiều người vì mặc cảm mà tự xa lánh cộng đồng, thậm chí tuyệt vọng tìm đến cái chết.  Thực tế xã hội vô tình tạo nên hai thế giới: chúng ta và họ. Cô-phi An-nan không chỉ nêu lên thực tế mà là lời cảnh báo, nhắc nhở thái độ sai lầm đó. AIDS chỉ lây lan qua những con đường nhất định. Vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết đúng đắn về HIV/AIDS để có cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Đồng thời tạo được môi trường thân thiện, vòng tay thân ái đối với những người sống chung với AIDS. * Trong thế giới của AIDS, im lặng đồng nghĩa với cái chết. - Như chúng ta đã biết, AIDS là đại dịch vô cùng nguy hiểm, là thảm họa của loài người. Nếu không tích cực. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 12.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> – Tæ V¨n – phòng chống, AIDS sẽ gõ cửa từng nhà và đưa loài người đến chỗ diệt vong. - Vì thế, Cô-phi An-nan kêu gọi loài người chung tay đẩy lùi thảm họa bằng mọi cách có thể. + Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và hành động thực tiễn ở mỗi quốc gia. + Tăng nguồn lực trong cuộc phòng chống AIDS. + Phải giúp đỡ những người sống chung với AIDS hòa nhập với cộng đồng. + Tuyên truyền rộng rãi về công cuộc phòng chống HIV/AIDS. + Tránh thái độ kì thị, phân biệt đối xử, tạo hàng rào ngăn cách.  Người khỏe mạnh, người bị bệnh im lặng đều đồng nghĩa với cái chết. * Mỗi người trong chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm nhằm góp phần đẩy lùi thảm họa HIV/AIDS. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học. - Luôn tu dưỡng phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh. Không quan hệ tình dục trước hôn nhân và bừa bãi. - Dựa trên dàn ý đã lập, HS hoàn thiện bài Không tiêm chích ma túy…. viết (bài viết ngắn, khoảng 600 từ). - Tham gia các hoạt động xã hội cùng cộng đồng phòng chống căn bệnh HIV/AIDS. - Khoan dung, nhân ái đối xử tốt với người mắc bệnh. Giúp họ ổn định về tinh thần và vững vàng hơn trong cuộc sống. c) Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của lời nói và ý thức bản thân trước đại dịch khủng khiếp này. 4. Củng cố, dặn dò (2’) - Nắm được những yêu cầu cơ bản và cách giải quyết hai đề bài trên. - Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4. - Chuẩn bị nội dung bài: Luyện đề về dạng nghị luận một bài thơ, đoạn thơ. Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi, ………… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. Tự chọn 6: Làm văn. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 13.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> – Tæ V¨n – Ngày soạn 7/10/2010. LUYỆN ĐỀ VỀ DẠNG NGHỊ LUẬN MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Giáo viên: Ra đề, hướng dẫn HS cách làm. 2. Học sinh: Nắm vững cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới (40’) Hoạt động của GV & HS. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’). Nội dung bài học Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi, ……….. Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. (3’). 1.Mở bài:. GV cho HS nhắc lại cách nghị luận về Giới thiệu: bài thơ, đoạn thơ. - Tác giả Quang Dũng. -. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.. -. Vị trí, nội dung của đoạn trích.. 2. Thân bài: a) Luận điểm 1: Bài thơ được khơi nguồn từ nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian, cảnh vật. -. Hình ảnh con sông Mã – một chứng nhân gắn bó bao kỉ. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 14.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> – Tæ V¨n – niệm với Tây Tiến – nó không còn là con sông vô hồn của địa lí, mà là dòng sông chảy dọc suốt bài thơ, chở nặng những nỗi niềm cảm xúc khó quên, những kỉ niệm buồn vui mà Tây Tiến đã từng đi qua.. Hoạt động 3: Luyện tập (34’’) - GV ra đề, hướng dẫn HS cách làm.. -. - Căn cứ vào nội dung phân tích, xác định luận điểm của bài viết: + Nỗi nhớ khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật.. Câu thơ mở đầu diễn tả nỗi nhớ ấy. Dòng sông Mã anh hùng, Tây Tiến thắm tình đồng đội giờ đã qua, nhưng vẫn còn đây mênh mang một nỗi nhớ. Cũng như Quang Dũng, Chế Lan Viên từng dâng ngập trong lòng nỗi niềm da diết khi hồi nhớ là kí ức một thời hành quân: Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ,. + Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội và thơ mộng, trữ tình.. Nơi nào qua mà lại chẳng yêu thương.. + Người lính Tây Tiến với chất hiện thực (khó khăn, gian khổ) hòa quyện trong cái vẻ hào hoa, lãng mạn.. (Tiếng hát con tàu). Điệp từ nhớ kết hợp với từ láy “chơi vơi” tạo nên âm hưởng tha thiết ngân mãi trong lòng nười đọc, vọng mãi vào thời gian, năm tháng, tô đậm các cung bậc cảm xúc..  Nỗi nhớ khơi nguồn mạch cảm xúc cho toàn bộ bài thơ. HS thực hiện việc lập dàn ý theo hướng Để rồi hình ảnh theo dọc suốt Tây Tiến chính là những địa dẫn của GV. danh trên mảnh đất miền Tây in dấu chân qua của người lính Tây Tiến. b) Luận điểm 2: Dọc theo nỗi nhớ của Tây Tiến, một bức tranh thiên nhiên được vẽ lên – bức tranh thiên nhiên miền Tây.. - Phân tích đề: + Dạng nghị luận. + Vấn đề nghị luận. + Nội dung chính cần triển khai. + Phạm vi và thao tác lập luận.. - Những địa danh nơi người lính Tây Tiến đi qua: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu gợi lên một nơi núi rừng hoang sơ, heo hút, hẻo lánh và đầy lạ lẫm.. - Các từ ngữ giàu tình tạo hình được huy động: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời… diễn tả thật - Lập dàn ý. đắc địa cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ, hiểm trở. Độ cao + Triển khai dàn ý theo bố cục 3 phần. của núi như chọc thủng trời; độ sâu của dốc thì thăm thẳm, thế núi như vút lên dựng đứng rồi đột ngột đổ xuống bất + Xây dựng luận điểm, luận cứ. ngờ, nguy hiểm, kết hợp với cái heo hút, hoang vu, vắng + Sắp xếp luận điểm, luận cứ cho lặng đến rợn người của núi rừng khiến ta liên tưởng tới loogic, hợp lí. những câu thơ của Lí Bạch khi tả thác Hương Lô: Thác bay thẳng xuống ba ngàn thước, Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây. - Thơ Quang Dũng còn rất giàu chất nhạc. Chất nhạc được tạo bởi qua cách sử dụng thanh điệu rất tài tình: những thanh trắc khiến tiết tấu câu thơ đọc lên như chính sự khó khăn, hiểm trở của con đường hành quân cứ tăng lên mãi. - Rồi câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”, thanh bằng. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 15.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> – Tæ V¨n – gợi nhịp thơ nhẹ nhàng, êm ái, cảm giác như trút hết được tất cả những mệt mỏi, căng thẳng khi con người đã chiếm lĩnh được những đỉnh cao của dốc núi.  Thiên nhiên vừa mang nét hoang sơ, hùng vĩ vừa êm ái, trữ tình. c) Luận điểm 3: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên rất rõ nét trên nền của bức tranh thiên nhiên miền Tây. - Quang Dũng không hề né tránh sự thật bi thương của đoạn binh Tây Tiến trên bước đường hành quân, Nhà thơ nói “anh bạn” là nói về những đồng chí của mình, ngày nối ngày, đêm nối đêm đối mặt với bao khó khăn, thử thách: mưa nắng khắc nghiệt, đói rét, bệnh tật. Nó làm cho các anh mệt mỏi, kiệt sức. Nhưng cái chết, sự hi sinh của họ được nhà thơ diễn tả hết sức bay bổng, ngạo nghễ, nhẹ tựa lông hồng: không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Sống hay chết thì tinh thần người lính vẫn bình tâm, kiên định. - Hai câu thơ cuối gợi cho người lính cảm giác ấm áp như được sống giữa quê nhà. Hình ảnh cơm lên khói tỏa hương thơm của nếp xôi ngày mùa và hình ảnh những cô gái Mai Châu hiện lên gợi về bao nỗi nhớ xôn xao…. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học. (2’). - Quang Dũng sáng tạo một từ khá lạ lẫm: “mùa em” – giống như “mùa con voi xuống sông lấy nước, mùa em đi phát rẫy làm nương, anh vào rừng đặt bẫy cài chông…”; Mùa em là mùa lúa chín, mùa xôi thơm, mùa căng tròn nhựa sống.  Thiên nhiên không chỉ thơ mộng, trữ tình mà còn ấm áp tình người.. HS thực hiện yêu cầu của đề bài sau:. 3) Kết bài:. Phân tích chân dung người lính Tây Tiến - Nghệ thuật: cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực đan cài trong mỗi cặp câu thơ tạo nên chất lính của Tây được miêu tả qua khổ thơ: Tiến. Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, …………… Sông Mã gầm lên khúc độc hành. (Tây Tiến – Quang Dũng). - Đoạn thơ gợi tả bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và dữ dội nhưng cũng rất đỗi thơ mộng và ấm áp tình người. Xen lồng vào cảnh là tình cảm gắn bó, mặn nồng, tha thiết của người lính Tây Tiến với cảnh và người miền Tây.. 4. Củng cố, dặn dò (2’) -. Nắm được cách giải quyết đề văn về đoạn 1 trong bài thơ Tây Tiến.. -. Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Phân tích đoạn thơ thứ 2 của bài Tây Tiến.. Tự chọn 7: Làm văn Ngày soạn 7/10/2010. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 16.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> – Tæ V¨n – LUYỆN ĐỀ “Tây Tiến” A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. 2. Kĩ năng: - Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. - Huy động kiến thức và những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Giáo viên: Ra đề, hướng dẫn HS cách làm. 2. Học sinh: Nắm vững cách nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (3’) GV kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS. 3. Bài mới (40’) Hoạt động của GV & HS. Hoạt động 1: Giới thiệu bài (1’). Nội dung bài học Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, ……………… Sông Mã gầm lên khúc độc hành.. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. (3’). 1.Mở bài:. GV cho HS nhắc lại cách nghị luận về Giới thiệu: bài thơ, đoạn thơ. - Tác giả Quang Dũng. -. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ.. -. Vị trí, nội dung của đoạn trích.. 2. Thân bài: a) Luận điểm 1: Hai câu thơ đầu của đoạn được xem là nét khắc họa về cuộc sống và chiến đấu của người lính Tây Tiến với nét hào hùng, và bi tráng.. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 17.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> – Tæ V¨n – - Cụm từ “không mọc tóc”  Khắc họa hình hài kì dị của người lính vì những khó khăn, gian khổ. Quang Dũng đã dùng những hình ảnh rất hiện thực để tô đậm cái phi thường của người lính.. Hoạt động 3: Luyện tập (34’’) - GV ra đề, hướng dẫn HS cách làm.. - Bi thương: Ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da - Căn cứ vào nội dung phân tích, xác dẻ xanh như màu lá. Đoàn quân trông thật kì dị: " TT đoàn binh...oai hùm". định luận điểm của bài viết: Đó là hậu quả của những ngày hành quân vất vả vì + Nỗi nhớ khơi nguồn cảm hứng đói và khát, của những trận sốt rét ác tính làm tóc nghệ thuật. rụng không mọc lại được, da dẻ héo úa như tàu lá. + Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ - Tố Hữu: dội và thơ mộng, trữ tình. Giọt giọt mồ hôi rơi + Người lính Tây Tiến với chất hiện Trên má anh vàng nghệ thực (khó khăn, gian khổ) hòa Anh vệ quốc quân ơi quyện trong cái vẻ hào hoa, lãng Sao mà yêu đến thế mạn. - Chính Hữu: Tôi với anh đôi người xa lạ HS thực hiện việc lập dàn ý theo Sốt run người vầng trán toát mồ hôi hướng dẫn của GV. b) Luận điểm 2: Dọc theo nỗi nhớ của Tây Tiến, những tâm hồn lãng mạn, bay bổng vượt lên những khói bom, lửa đạn để đến với giấc mơ về những dáng kiều thơm.. - Phân tích đề: + Dạng nghị luận. + Vấn đề nghị luận. + Nội dung chính cần triển khai. + Phạm vi và thao tác lập luận.. - Thủ pháp nghệ thuật đối lập, giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn mạnh mẽ: “Quân xanh màu lá”, tương phản với “dữ oai hùm”. Cả “Đoàn binh không mọc tóc”, ba nét vẻ đều sắc, góc cạnh hình ảnh những “Vệ túm”, “Vệ trọc” một thời gian khổ đươc nói đến một cách hồn nhiên.. - Lập dàn ý.. - Quân phục xanh màu lá, nước da xanh và đầu không mọc tóc vì sốt rét rừng, thế mà quắc thước hiên + Triển khai dàn ý theo bố cục 3 ngang, xung trận đánh giáp lá cà “dữ oai hùm” làm phần. cho giặc Pháp kinh hồn bạt vía. “Đoàn binh” gợi lên + Xây dựng luận điểm, luận cứ. sự mạnh mẽ lạ thường của “Quân đi điệp điệp trùng trùng”, của “tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (sức + Sắp xếp luận điểm, luận cứ cho mạnh ba quân nuốt trôi trâu). loogic, hợp lí. - Ba từ “dữ oai hùm”, gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm, người lính TT vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. - “Mắt trừng” dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù khiếp sợ.. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 18.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> – Tæ V¨n –  Tâm hồn Lãng mạn: Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về một dáng kiều thơm, nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa. Trước hết đó là một vẻ đẹp tấm lòng luôn hướng về Tquốc, hướng về Thủ đô. Người lính dẫu ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi mà lòng lúc nào cũng hướng về HNội, về quê hương. c) Luận điểm 3: Hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên với ý chí, nghị lực, với lí tưởng sống cao cả ngay cả lúc hi sinh. - Câu “rải rác...” toàn từ Hán Việt gợi không khí cổ kính. Miêu tả về cái chết, không né tránh hiện thực. Những nấm mồ hoang lạnh mọc lên vô danh nhưng không làm chùn bước chân Tây Tiến. - Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy. Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn. Chính vì vậy mà hình ảnh những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi rừng hoang biên giới xa xôi đã bị mờ đi trước lí tưởng quên mình vì Tổ quốc của người lính Tây Tiến. - Tinh thần chiến đấu “Chiến trường...”. Ba từ “chẳng tiếc đời xanh” vang lên vừa gợi vẻ bất cần đồng thời mang vẻ đẹp thời đại “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, cống hiến trọn đời vì độc lập tự do của đất nước của dân tộc. - Ôi tổ quốc ta yêu như máu thịt, Như mẹ cha, như vợ như chồng. Ôi tổ quốc nếu cần ta chết, Cho mỗi ngôi nhà con suối, dòng sông. ơ.  Hình ảnh ấy làm ta liên tưởng tới vẻ đẹp của những tráng sĩ thời xưa ví như Thái Tử Kinh Kha sang đất Tần hành thích Tần Thủy Hoàng cũng mang tinh thần:Tráng sĩ một đi không trở về.  Không chỉ mang vẻ đẹp của thời đại mà ở người lính TT còn phảng phất vẻ đẹp của tinh thần hiệp sĩ. Coi nhẹ cái chết: “Áo bào............độc hành”.. - Hiện thực: Người lính chết không có manh vải liệm chỉ có manh chiếu bọc thân nhưng vẫn xem cái chết. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 19.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> – Tæ V¨n – nhẹ như lông hồng. Câu thơ của QDũng không dừng lại ở mức tả thực mà đẩy lên thành cảm hứng tráng lệ, coi chiếu là áo bào để cuộc tiễn đưa trở nên trang nghiêm, cổ kính. - QDũng đã tráng lệ hoá cuộc tiễn đưa bi thương bằng hình ảnh chiếc áo bào và sự hy sinh của người lính đã được coi là sự trở về với đất nước, với núi sông. Cụm từ “anh về đất” nói về cái chết nhưng lại bất tử hoá người lính, nói về cái bi thương nhưng lại bằng Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học. (2’) hình ảnh tráng lệ. Chết là về với đất mẹ “Người hi HS thực hiện yêu cầu của đề bài sau: sinh đất hồi sinh/ Máu người hóa ngọc lung linh giữa đời”.Mạch cảm xúc ấy đã dẫn tới câu thơ đầy Phân tích chân dung người lính Tây tính chất tráng ca “Sông Mã gầm lên khúc độc Tiến được miêu tả qua khổ thơ: hành”. Doanh trại bừng lên hội đuốc  Sông Mã tiễn đưa bằng bản nhạc của núi rừng hoa, đượm chất bi tráng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng về với non sông tổ quốc. …………… Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa. - Nghệ thuật: sử dụng nhiều từ Hán Việt gợi sắc thái cổ kính, trang nghiêm. Lời thơ hàm súc vừa đượm (Tây Tiến – Quang chất hiện thực vừa gợi chất hào hùng, bi tráng. Dũng) 3) Kết bài: - Nghệ thuật: cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực đan cài trong mỗi cặp câu thơ tạo nên chất lính của Tây Tiến. - Đoạn thơ tạc lên một bức tượng đài về những người lính Tây Tiến vừa hào hoa, lãng mạn, vừa dũng cảm, hiên ngang nhưng cũng đầy chất bi tráng. 4. Củng cố, dặn dò (2’) -. Nắm được cách giải quyết đề văn về đoạn 3 trong bài thơ Tây Tiến.. -. Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Sự nghiệp và phong cách sáng tác của Tố Hữu.. Tiết tự chọn 8: Làm văn Ngày soạn: 21/10/2010. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 20.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> – Tæ V¨n – LUYỆN CÂU 2 ĐIỂM VỀ TÁC GIẢ TỐ HỮU A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố nội dung đã học về đường thơ và phong cách sáng tác của Tố Hữu. 2. Kĩ năng: Trình bày câu trả lời ngắn về tác giả văn học. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Giáo viên: - Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Thực hành vận dụng. 2. Học sinh: - Đọc lại nội dung mục II và III trong bài Việt Bắc – phần I, tác giả. - Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (42’) Hoạt động của GV & HS. Nội dung bài học. (20’) Hoạt động 1: Giới thiệu bài Câu 1: Anh (chị) hãy nêu những nét chính về các chặng đường thơ Tố Hữu. mới. Hướng trả lời: 1. Khái quát về Tố Hữu: Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách HS nhắc lại cách thức trình bày mạng VN. Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và câu trả lời ngắn về tác giả hoặc phản ánh chân thực những chặng đường cách mạng đầy gian một vấn đề về tác phẩm văn khổ hi sinh của dân tộc; đồng thời cũng là chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của học. chính nhà thơ. 2. Triển khai cụ thể: Từ ấy ( 1937 – 1946) - Là tập thơ đầu tay của TH gắn với 10 năm chiến đấu say mê, sôi động của đất nước. - Nội dung: Tập thơ gồm ba phần: * Máu lửa: Là tiếng reo vui của tâm hồn trẻ khát khao sống, gặp gỡ ánh sáng lí tưởng ( từ ấy, liên hiệp lại). * Xiềng xích: Là tiếnghát chiến đấu, bản quyết tâm thư của. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 21.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> – Tæ V¨n –. Hoạt động 3: Luyện tập. -. GV ra đề, hướng dẫn HS làm bài.. -. HS trình bày thành câu trả lời hoàn chỉnh vào vở ghi.. -. GV chữa bài.. người chiến sĩ quyết không khuất phục trước kẻ thù. Bộc lộ một tâm hồn tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, khát khao tự do ( tâm tư trong tù, con cá chột nưa). * Giải phóng: Là tiếng thơ tuyên truyền vận động quần chúng đấu tranh, say sưa ca ngợi thắng lợi của CM ( Huế tháng tám). Việt Bắc (1947 – 1954) - Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Nội dung: Tập thơ viết về cuộc sống và con người kháng chiến. Ca ngợi lãnh tụ- HCM và quê hương Việt Bắc. Gió lộng ( 1955 – 1961) - Tập thơ gắn liền với giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiếp tục cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. - Nội dung: Ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, công cuộc xây dựng XHCN. bày tỏ tình cảm Nam Bắc và ý chí đấu tranh thống nhát tổ quốc. Ra trận ( 1962 - 1971), máu và hoa ( 1972- 1977) - Là chặng đường thơ TH trong những năm kháng chiến chống Mĩ cho tới ngày toàn thắng. - Nội dung: Cổ vũ cuộc kháng chiến chống Mĩ ở hai miền Bắc Nam. Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng CM. Khẳng định ý nghĩa lớn lao cao cả của cuộc K/C chống Mĩ đối với thời đại và lịch sử dân tộc. Thể hiện những suy nghĩ về dân tộc và con người VN. Một tiếng đờn (1992) và Ta với ta (1999) - Giọng thơ trầm lắng, đượm chất suy tư, chiêm nghiệm về cuộc đời và con người. - Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn toả sáng ở mỗi hồn người. Câu 2 : Anh (chị) hãy trình bày những nét chính về phong cách thơ Tố Hữu. Hướng trả lời:. 1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang đậm chất trữ tình chính trị. a) Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn. - Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, cái tôi. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 22.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> – Tæ V¨n – nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. - Lẽ sống ở người chiến sĩ cách mạng Tố Hữu có sự vận động: + Ở tập thơ "Từ ấy", lí tưởng đẹp nhất của mỗi người lúc đó là dũng cảm dấn thân vào con đường cách mạng giải phóng dân tộc. + Từ tập thơ "Việt Bắc", ông nhấn mạnh mục đích sống cao cả của đời người là vì cuộc sống tươi đẹp của dân tộc, vì những giá trị nhân văn cao quý của con người: - Tình cảm hướng tới là những tình cảm lớn, mạng tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: - Niềm vui lớn: + Niềm vui khi bắt gặp ánh sáng lí tưởng của Đảng: Từ ấy. + Niềm hân hoan vui sướng trước những chiến thắng vang dội của non sông, Tổ quốc: b)Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. - Đối tượng phản ánh: những sự kiện chính trị lớn của đất nước, những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân, những biến cố rộng lớn liên quan tới vận mệnh dân tộc. - Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc. - Các nhân vật trữ tình thường mang phẩm phất tiêu biểu cho toàn dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại. c) Giọng thơ Tố Hữu là giọng thơ tâm tình, thiết tha, đằm thắm. - Giọng thủ thỉ tâm tình rất tự nhiên mà cũng rất chân thực. - Ông sử dụng cách xưng hô rất thân mật, gần gũi: mình với ta, bạn đời, bạn, người ban...; lối hô gọi... Chất Huế đã thấm sâu vào hồn thơ từ tấm bé với những câu ca dao, dân ca, những điệu hò mái nhì mái đẩy "man mác nước sông Hương". Đồng thời cũng là biểu hiện của quan Hoạt động 4: Hướng dẫn tự niệm về mối giao cảm giữa nhà thơ và bạn đọc ở Tố Hữu: học. -. Nêu những nét chính về "Thơ là chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của một người đến cuộc đời của nhà thơ Tố. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 23.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> – Tæ V¨n –. -. Hữu? Yếu tố quê hương, gia với những người nào đó có sự cảm thông chung dựa trên cơ sở đình có ảnh hưởng ntn tới sự đồng ý, đồng tình". nghiệp và phong cách sáng tác thơ ca của Tố Hữu sau 2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. này ntn? - Thể thơ: Tố Hữu đặc biệt thành công khi vận dụng những thể Trả lời thành đoạn văn ngắn thơ truyền thống của dân tộc, đb là thể thơ lục bát, thơ thất vào vở. ngôn. - Ngôn ngữ: giản gị, gần gũi với đời sống thường ngày.. 4. Củng cố, dặn dò (2’) - Thực hiện yêu cầu trong hoạt động 4. - Chuẩn bị nội dung bài: Luyện đề về “Việt Bắc”. ------------------------------------------. Tự chọn 9: Làm văn Ngày soạn: 29/10/2010. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 24.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> – Tæ V¨n – LUYỆN ĐỀ “Việt Bắc” – Tố Hữu – A. TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Củng cố nội dung đã học về bài thơ Việt Bắc và phong cách thơ Tố Hữu. 2. Kĩ năng: Trình bày câu trả lời ngắn về tác giả văn học. B. ẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH 1. Giáo viên: - Phương tiện: Giáo án, sgk, tài liệu chuẩn KT – KN, tài liệu tham khảo. - Phương pháp: Thực hành vận dụng. 2. Học sinh: - Đọc lại nội dung bài Việt Bắc – phần II, tác phẩm. - Phương tiện: sgk, vở soạn, tài liệu tham khảo. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (không) 3. Bài mới (43’) Hoạt động của GV & HS. Nội dung bài học. Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. (1’). Đề bài: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: Những đường Việt Bắc của ta, ……… Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.. Hoạt động 2: Tìm hiểu chung. 1. Vấn đề cần phân tích: (5’) (3’) - Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật cảm hứng sử thi và lãng HS nhắc lại cách nghị luận về mạn của cái tôi chiến sĩ về một VB – căn cứ kháng chiến một bài thơ, đoạn thơ. hào hùng với bao kỉ niệm chiến đấu và chiến thắng. - Ý cần triển khai: + 6 Câu đầu: Âm hưởng anh hùng ca về một VB chiến đấu và chiến thắng. + 2 câu tiếp: Cảm hứng lãng mạn hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh tương lai tươi sáng của dân tộc. + 4 câu cuối: VB căn cứ địa hào hùng với những tên đất, tên làng gắn liền với những chiến công oanh liệt. 2. Dàn ý cụ thể: (32’) Hoạt động 3: Luyện tập. (80’) -. GV ra đề, hướng dẫn HS. a) Mở bài: - Việt Bắc là cơ quan đầu não trong kháng chiến chống. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 25.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> – Tæ V¨n – làm bài.. Pháp, đây còn là căn cứ địa vững chắc của Trung Ương Đảng và Chính phủ trong suốt 15 năm kháng chiến. - HS trình bày dàn ý của mình vào vở ghi theo hướng dẫn - Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ VB trở về xuôi. Tố Hữu đã viết bài thơ để bày tỏ nỗi niềm, tình chi tiết của GV. cảm của những người cán bộ, người chiến sĩ cách mạng - GV kiểm tra vở ghi của một số dành cho mảnh đất, con người đã từng cưu mang, gắn bó HS. suốt 15 năm kháng chiến. - VB là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thi phẩm xuất sắc của thơ ca kháng Pháp. b) Thân bài: - Nếu những đoạn thơ trước mang nặng nỗi niềm về một VB cảnh và người ân tình, ân nghĩa; một VB nghèo mà chân tình, rộng mở thì ở đoạn thơ này, nhà thơ dẫn người đọc vào khung cảnh VB chiến đấu và chiến thắng với những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức. - Cách mạng và kháng chiến đã xua tan đi vẻ hiu hắt của núi rừng; đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, con người VB cùng sức mạnh vô song của khối đoàn kết dân tộc trong kháng chiến.  Cảm hứng sử thi: - Không gian rộng lớn nơi núi rừng Tây Bắc giờ đây đều là của ta, đều thuộc về ta. Đêm đêm những bước chân hành quân rầm rập, làm rung chuyển cả đất trời, bước chân của những ngươi khổng lồ đội trời đạp đất, làm nên những kì tích muôn đời. - Nổi bật lên là hình ảnh quân đội nhân dân VN. Ý thơ ngợi ca sức mạnh hùng hậu của quân đội ta: Quân đi điệp điệp trùng trùng/Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Càng đẹp, càng sống động hơn hình ảnh ánh sao đầu súng lấp lánh dưới trời đêm, khiến người đọc nhớ đến hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu. Những câu thơ giàu chất tạo hình, vừa hiện thực, vừa lãng mạn gợi nhiều liên tưởng về vẻ đẹp của người lính. - Kháng chiến của chúng ta là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Người người đánh giặc, nhà nhà đánh giặc, nông dân miền xuôi tấp nập lên đường góp sức người sức của cho tiền tuyến. Hình ảnh của họ thật hào hùng, hoành tráng – Bước chân nát đá buôn trùng lửa bay.  Sự kếp hợp kì diệu giữa hình ảnh thực dân công đỏ đuốc cả đoàn và những liên tưởng lãng mạn, bay bổng bước chân nát đá vừa làm sống dậy nguồn sức mạnh to lớn của dân tộc, vừa thần thoại hóa sức mạnh của con người trong kháng chiến.. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 26.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> – Tæ V¨n – Bước chân của họ là những bước chân của con người đội đá vá trời, rung chuyển càn khôn, đạp bằng gian nguy làm nên chiến thắng, khiến cả thế giới phải khâm phục.  Cảm hứng lãng mạn: - Hình ảnh đối lập Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/Đèn pha bật sáng như ngày mai lên diễn tả cảm hứng tự hào, tinh thần lạc quan tin tưởng về một tương lai tươi sáng của kháng chiến, của dân tộc. - Đoạn thơ đã có sự phá vỡ tính cân xứng của nhịp thơ trong phần đầu đoạn để tạo ra tiết tấu phi đối xứng (Quân đi / điệp điệp trùng trùng..Dân công / đỏ đuốc từng đoàn…Nghìn đêm / thăm thẳm sương dày…) làm cho giọng thơ trở nên mạnh mẽ, dồn dập như bước chân hành quân của người lính xông pha nơi trận địa.  Những tên tuổi VB làm nên lịch sử oai hùng. - Những tên tuổi – tên đất, tên làng, tên sông, tên núi của trăm miền hòa với những chiến công lừng lẫy cùng VB đã đi vào trang sử vàng của dân tộc. - Niềm vui chiến thắng của dân tộc tràn ngập những câu thơ, tràn vào tâm tư người đọc niềm vui chiến thắng bất tận của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Hoạt động 4: (2’) c) Kết bài: Hướng dẫn tự học. - Tự hoàn thiện 2 đề văn vào - VB không chỉ còn là một cái tên, một vùng đất mà trở thàh biểu tượng cho sức mạnh, cho linh hồn kháng chiến. vở tự học. - Với những đóng góp về nội dung cũng như nghệ thuật, VB - Tìm những tư liệu viết về xứng danh là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thi phẩm người lính trong thời kháng xuất sắc của thơ ca kháng Pháp Pháp. 4. Củng cố, dặn dò (2’) -. Nắm được cách giải quyết đề văn về đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc.. -. Thực hiện yêu cầu của hoạt động 4, chuẩn bị nội dung: Luyện đề “Đất nước” của NKĐ. Tiết tự chọn 10: Làm văn Ngày soạn: 4/11/2010. N¨m häc 2010 - 2011 Lop10.com. 27.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×