Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 57 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

0


<b>MỤC LỤC </b>


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
<b>TRƯỜNG THPT LÊ XOAY </b>


<b>=====***===== </b>


<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ </b>



<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN </b>



Tên sáng kiến:


<b> “SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VÀ GIẢI QUYẾT </b>
<b>VẤN ĐỀ DỰA TRÊN NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH </b>
<b>TRONG GIẢNG DẠY GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 12” </b>


Tác giả sáng kiến: Hà Thị Nam
Mã sáng kiến: 21.53


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1
<b>MỤC LỤC</b>


<b>1. Lời giới thiệu ... 3 </b>


<b>2. Tên sáng kiến: ... 5 </b>


<b>3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: ... 5 </b>



<b>5. Mô tả bản chất sáng kiến ... 5 </b>


<b>5.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến ... 5 </b>


<i><b>5.1.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ... 5 </b></i>


<i><b>5.1.2. Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH </b></i>
<i><b>trong môn GDCD lớp 12 ... 8 </b></i>


<b>5.2. Vận dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp </b>
<b>điển hình trong giảng dạy giáo dục công dân lớp 12. ... 11 </b>


<i><b>5.2.1. Xây dựng nội dung trong chương trình GDCD lớp 12 áp dụng PPDH nêu </b></i>
<i><b>và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình. ... 11 </b></i>


<i><b>5.2.2. Minh họa giáo án thực nghiệm một số nội dung sử dụng PPDH nêu và </b></i>
<i><b>giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy </b></i>
<i><b>GDCD lớp 12 ... 20 </b></i>


<b>5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:... 41 </b>


<b>6. Những thông tin cần được bảo mật</b>: Không ... 41


<b>7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: ... 41 </b>


<b>8. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:</b> ... 42


<b>9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến </b>
<b>theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: ... 48 </b>



<b>10. Danh sách các nhân áp dụng thử sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: ... 48 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2


<b>MỘT SỐ TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT </b>


- ĐC: Đối chứng.


- GDCD: Giáo dục công dân.
- GV: Giáo viên.


- HS: Học sinh.


- NCTHĐH: Nghiên cứu trường hợp điển hình.
- PPDH: phương pháp dạy học.


- SL: Số lượng.
- TL: Tỉ lệ.


- TN: Thực nghiệm.


- THCVĐ: Tình huống có vấn đề.
- THPT: Trung học phổ thông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3


<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ </b>


<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN </b>
<b>1. Lời giới thiệu </b>



Trong nhà trường trung học phổ thông (THPT), môn Giáo dục công dân
(GDCD) là một trong những mơn học đóng vai trị quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh. Mục tiêu của môn học không chỉ
cung cấp những kiến thức về thế giới quan, phương pháp luận; vấn đề đạo đức;
kinh tế - chính trị - xã hội và pháp luật mà cịn hình thành kĩ năng vận dụng kiến
thức vào cuộc sống, có cách ứng xử phù hợp với chuẩn mực xã hội và pháp luật
của nhà nước. Từ đó xây dựng thái độ ủng hộ cái đẹp, cái tiến bộ đồng thời lên
án cái xấu, cái lạc hậu; tin tưởng vào chủ trương đường lối của Đảng, tôn trọng
pháp luật của nhà nước… Môn GDCD lớp 12 là một phần trong chương trình đó
với nội dung chủ yếu là giáo dục, phổ biến kiến thức về pháp luật. Có thể nói,
đây là vấn đề hết sức quan trọng và rất thiết thực cần được giáo dục cho học sinh
đặc biệt trong bối cảnh xã hội đang phát triển về mọi mặt, trong xu thế tồn cầu
hóa và thời đại cách mạng 4.0. Bởi trong bối cảnh hiện nay, thiếu hiểu biết về
pháp luật sẽ là trở ngại lớn trong công việc cũng như trong cuộc sống của mỗi
người đặc biệt là học sinh - thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4


lượng, hiệu quả học tập bộ môn. Năm 2017, môn GDCD được quy định là môn
thi xét tốt nghiệp trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia (THPTQG) đối với
các học sinh thi Tổ hợp khoa học xã hội do đó việc xây dựng hứng thú học tập,
khắc sâu kiến thức và nâng cao kết quả học tập cũng như kết quả thi THPTQG
cho học sinh là việc làm hết sức cần thiết. Vì vậy, việc tìm tịi một giải pháp dạy
học đáp ứng yêu cầu trên luôn làm tôi quan tâm, trăn trở trong suốt quá trình dạy
học, giáo dục học sinh nói chung và khi giảng dạy GDCD lớp 12 cho học sinh
nói riêng bởi nội dung pháp luật chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi Trung học phổ
thông quốc gia.


Thực tế nhiều năm qua, tôi đã tiến hành dạy học với nhiều phương pháp và kĩ


thuật dạy học tích cực, tơi nhận thấy khi kết hợp phương pháp dạy học nêu và
giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu các trường hợp điển hình ln gây được
hứng thú học tập đối với học sinh đặc biệt khi giảng dạy về phần pháp luật ở lớp
12. Sở dĩ vậy là bởi đặc trưng của phương pháp nêu và giải quyết vấn đề đó là
khơi dậy sự tìm tịi, phát hiện và giải quyết vấn đề từ những tình huống có vấn
đề trong khi các tình huống đó lại là các trường hợp điển hình (những tình
huống có thật trong thực tế hoặc mơ phỏng từ thực tế) thì sức hấp dẫn của vấn
đề với học sinh sẽ rất cao. Các em sẽ cảm thấy bài học khơng cịn q khơ khan,
cứng nhắc mà trái lại rất gần gũi, sinh động và có ý nghĩa thiết thực cho bản
thân. Trong quá trình dạy học và tìm tịi các phương pháp dạy học bộ mơn có
khá nhiều đề tài khoa học, luận văn, sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương
pháp dạy học có chung quan điểm dạy học dựa trên nghiên cứu trường hợp điển
hình, tiêu biểu như: Sáng kiến kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình trong dạy học mơn Giáo dục công dân lớp 12” của tác giả
Phạm Thị Dinh trường Trung học phổ thông Sông Ray, tỉnh Đồng Nai; Luận
văn thạc sĩ “ Vận dụng PP nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học môn
GDCD ở các trường THPT huyện Lương Tài, Bắc Ninh ” của Nguyễn Thị Mai;
Luận văn thạc sĩ “Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong
dạy học mơn GDCD lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc Quang, tỉnh
Hà Giang” của Hồng Thị Thanh… Nhìn chung, các đề tài này đều có nội
dung khẳng định vai trị tích cực của việc dạy học nghiên cứu trường hợp điển
hình (NCTHĐH) trong môn GDCD đặc biệt với chương trình GDCD lớp 12.
Các đề tài cũng chỉ rõ những ưu điểm nội trội của cách dạy học này thông qua
các kết quả từ các nghiên cứu, thực nghiệm khi thực hiện đề tài. Tuy nhiên, tôi
nhận thấy các đề tài trên cũng có phần hạn chế như: hầu hết các đề tài chỉ đề cập
đến dạy học NCTHĐH một cách đơn thuần hoặc gắn với PPDH vấn đáp hay
những tình huống thơng thường mà chưa có sự kết hợp hiệu quả với PPDH tích
cực cụ thể. Mặt khác, các đề tài này cũng chưa xây dựng được khung chương
trình với các chủ đề hay các nội dung cụ thể trong bộ mơn có thể áp dụng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

5


<i>giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy </i>
<i>giáo dục công dân lớp 12”. </i>


<b>2. Tên sáng kiến: </b>


<i>Sử dụng phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu </i>
<i>trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục cơng dân lớp 12. </i>


<b>3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: </b>


Giảng dạy nâng cao hứng thú, hiệu quả học môn GDCD lớp 12 cho học sinh.
<b>4. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: Tháng 9 năm 2018. </b>


<b>5. Mô tả bản chất sáng kiến </b>


<b>5.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của sáng kiến </b>


<i><b>5.1.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề </b></i>


<i>5.1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và các mức độ của PPDH nêu và giải quyết vấn đề </i>
<i>* Khái niệm: </i>


Phương pháp dạy học (PPDH) nêu và giải quyết vấn đề, là một trong những
PPDH được nhiều nhà giáo dục, nhà nghiên cứu quan tâm trong hoạt động dạy
học vì vậy có khá nhiều quan điểm khác nhau của các nhà khoa học về PPDH
này. Theo V.O.Kôn: “Dạy học nêu vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tính
chất, tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ sinh viên những
điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết và cuối cùng là quá


trình hệ thống hóa, củng cố các kiến thức tiếp thu”[3]. Nhà giáo dục I.Ia.Lecce
thì cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó sinh viên
tham gia một cách có hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài
tốn có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu trong chương trình”[5].
Theo quan điểm của Nhà giáo Phùng Văn Bộ, ông cho rằng: “Phương pháp nêu
vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên sự điều khiển quá trình học tập, phát
huy tính độc lập tư duy nhận thức của đối tượng người học.”[3] Từ những cách
hiểu trên, ta có thể hiểu phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một
phương pháp dạy học trong đó giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều
khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo
để giải quyết vấn đề, thơng qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt
được những mục đích học tập. Mục đích của PPDH nêu và giải quyết vấn đề
hướng đến là người học tự tiếp cận và giải quyết các tình huống có vấn đề, rèn
luyện cho học sinh kỹ năng biết tranh luận để hình thành tư duy linh hoạt và
năng lực tự giải quyết vấn đề.


<i>* Đặc trưng của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề: </i>


- Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề là "tình
huống có vấn đề " được giáo viên sử dụng trong hoạt động dạy học thơng qua đó
học sinh có thể thực hiện được các nhiệm vụ học tập của bản thân một cách tích
cực, chủ động và sáng tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

6


qua q trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc
điều chỉnh kiến thức sẵn có. Tình huống có vấn đề là có vai trị đặc biệt quan
trọng, là cốt lõi, trọng tâm trong phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề,
vai trò này được thể hiện ở những điểm sau:



Thứ nhất, tình huống có vấn đề có thể là một sự kiện, một tình huống trong
bài học hay một hiện tượng đã và đang diễn ra trong thực tiễn cuộc sống chứa
đựng mâu thuẫn cần lý giải. THCVĐ là tình huống giáo viên đặt ra cho người
học những vấn đề nhận thức chứa đựng mâu thuẫn giữa tri thức đã biết với tri
thức phải tìm. Đây là động lực, nhân tố kích thích xuất hiện ở người học nhu cầu
tìm kiếm thông tin và sử dụng các thao tác của tư duy để tìm câu trả lời giải
quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn này chính là hạt nhân của các vấn đề nhận thức, khi
mâu thuẫn được giải quyết người học sẽ lĩnh hội được nội dung tri thức một
cách tự giác, tích cực và khơi nguồn cho sự nhận thức sáng tạo do đó THCVĐ
đề là yếu tố là hạt nhân và trọng tâm của PPDH nêu và giải quyết vấn đề.


Thứ hai, khi tiếp cận với THCVĐ người học tự tìm kiếm thơng tin để giải
quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt, định hướng của người thầy. Nhiệm vụ giải quyết
các THCVĐ không phải của người dạy mà là của người học. Quá trình người
học tự giải quyết THCVĐ được biểu hiện bằng các thao tác tìm kiếm mối quan
hệ giữa vấn đề được nêu ra với vốn tri thức đang sở hữu của bản thân. Do đó,
các THCVĐ cần xây dựng đảm bảo tính vừa sức với học sinh tránh những
THCVĐ đang đặt ra quá khó hoặc quá dễ dàng. Khi THCVĐ đưa ra khó quá sẽ
vượt quá khả năng nhận thức của học sinh khiến các em rất khó khăn để giải
quyết vấn đề. Ngược lại, với THCVĐ quá dễ hoặc ngay từ đầu giáo viên đã đưa
ra những gợi mở hoặc can thiệp quá sâu vào THCVĐ sẽ không tạo nên mâu
thuẫn địi hỏi học sinh phải nỗ lực, tích cực và sáng tạo để giải quyết vấn đề làm
triệt tiêu ý nghĩa và tính chất của tình huống đặt ra.


<i>* Các mức độ của PPDH nêu và giải quyết vấn đề: </i>


Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề có bốn mức độ khác
nhau, tùy vào từng nội dung, mục đích cũng như điều kiện thức tế giáo viên có
những lựa chọn mức độ phù hợp nhằm đem lại hiệu quả tối ưu khi áp dụng. Các
mức độ của dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề được thể hiện


qua bốn mức độ:


- Mức độ 1: Giáo viên là người đặt vấn đề, đưa ra cách giải quyết; học sinh thực
hiện giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên; giáo viên đánh giá, kết
luận.


- Mức độ 2: Giáo viên là người nêu vấn đề, gợi ý cách giải quyết; học sinh thực
hiện giải quyết vấn đề giáo viên giúp đỡ khi cần; giáo viên và học sinh cùng
đánh giá, kết luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

7


- Mức độ 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hồn cảnh của mình
hoặc của cộng đồng; Học sinh lựa chọn vấn đề giải quyết; học sinh tự đề xuất ra
giả thuyết, xây dựng kế hoạch giải quyết vấn đề; học sinh thực hiện kế hoạch
giải quyết vấn đề; học sinh tự đánh giá chất lượng và hiệu quả của việc giải
quyết vấn đề.


Trong thực tế giảng dạy học, giáo viên thường sử dụng PPDH nêu vấn đề ở
mức độ 1 và 2 cịn mức độ 3, 4 ít sử dụng bởi các mức độ này yêu cầu cao đối
với học sinh ngay từ khâu đầu tiên. Tuy nhiên, trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh nên khuyến khích giáo viên dạy học ở các mức
độ 3 và 4 nhằm phát huy được các năng lực, phẩm chất và kỹ năng cho học sinh
một cách tốt nhất.


<i>5.1.1.2. Ưu điểm và quy trình dạy học theo phương pháp dạy học nêu và giải </i>
<i>quyết vấn đề: </i>


<i>* Ưu điểm nổi bật của PPDH nêu và giải quyết vấn đề là: </i>



- Góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho
học sinh. Phát huy được khả năng vận dụng kiến thức đã biết của học sinh trong
việc giải quyết các vấn đề nhận thức. Từ việc sử dụng vốn kiến thức và kinh
nghiệm đã có học sinh sẽ xem xét, đánh giá, phát hiện và giải quyết vấn đề.


- Đây là phương pháp phát triển được khả năng tìm tịi, xem xét dưới nhiều
góc độ khác nhau. Trong khi phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh sẽ huy
động được tri thức và khả năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận
với bạn bè để tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.


- Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và
phương pháp nhận thức. Lúc này "giải quyết vấn đề" khơng cịn chỉ thuộc phạm
trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành
một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí
hàng đầu của con người để thích ứng với sự phát triển của xã hội.


Với những ưu điểm nổi trội trên, PPDH nêu và giải quyết vấn đề trong nhiều
năm nay luôn được đánh giá là một phương pháp dạy học tích cực, được sử
dụng khá phổ biến trong hoạt động dạy học. Đặc biệt, trong quá trình đổi mới
dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học việc sử dụng phương
pháp này là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực, tính tích cực,
sáng tạo và chủ động của học sinh.


<i>* Quy trình của PPDH nêu và giải quyết vấn đề: </i>Gồm các bước sau:
<b>- Bước 1: Xây dựng tình huống có vấn đề </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

8


- Bước 2: Nêu vấn đề (còn gọi là phát hiện vấn đề)
+ Phát hiện vấn đề từ một tình huống gợi vấn đề.



+ Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó.
- Bước 3: Tìm giải pháp


<b>+ Học sinh căn cứ vào vấn đề được phát hiện từ tình huống với các dữ kiện có </b>
trong tình huống cũng như kiến thức, kinh nghiệm đã có để tìm tịi, lựa chọn giải
pháp hợp lí nhất nhằm giải quyết vấn đề đã đặt ra.


- Bước 4: Trình bày và nghiên cứu sâu giải pháp


+ Học sinh trình bày lại toàn bộ từ việc phát biểu vấn đề cho tới giải pháp và
hiện thực hóa việc giải quyết vấn đề bằng giải pháp mình đã đưa ra. Tuy nhiên,
nếu vấn đề là một đề bài cho sẵn thì có thể khơng cần phải phát biểu lại vấn đề.


+ Sau khi học sinh trình bày và hiện thực hóa giải pháp giáo viên tiến hành hệ
thống hóa và tổng hợp tri thức - đây là giai đoạn cuối của quy trình sử dụng
PPDH nêu và giải quyết vấn đề. Mục đích của giai đoạn này là củng cố, khắc
sâu những tri thức khoa học mà người học đã chiếm lĩnh được. Đồng thời,
hướng dẫn học sinh vận dụng những kiến thức đó vào thực tế cuộc sống, lý giải
được các vấn đề xẩy ra trong thực tiễn; có thể, tìm hiểu những khả năng ứng
dụng kết quả và đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái
quát hoá, lật ngược vấn đề…


<i><b>5.1.2. Dạy học theo phương pháp nêu và giải quyết vấn đề dựa trên </b></i>
<i><b>NCTHĐH trong môn GDCD lớp 12 </b></i>


<i>5.1.2.1. Đặc trưng và ưu điểm và quy trình của dạy học dựa trên NCTHĐH </i>
<i>* Đặc trưng của dạy học NCTHĐH: </i>


Theo các nhà giáo dục học có thể hiểu dạy học NCTHĐH là phương pháp sử


dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp
thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một
số vấn đề nào đó. Đơi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực
hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết. Những
tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết và để giải quyết các vấn đề đó
địi hỏi có những quyết định dựa trên cơ sở lập luận. Các trường hợp cần được
xử lý về mặt lý luận dạy học. Bên cạnh việc mô tả trường hợp (mô tả sự kiện)
cần có sự lý giải, phân tích về mặt lý luận dạy học, dưới dạng những định
hướng, trợ giúp cho việc dạy và học phù hợp với mục đích đặt ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

9


thức làm việc chủ yếu là làm việc nhóm. Dạy học NCTHĐH có những đặc trưng
sau:


- Trường hợp được sử dụng thường được rút ra từ thực tiễn dạy học hoặc phản
ánh một tình huống thực tiễn dạy học.


- Mục đích của dạy học NCTHĐH không chỉ là việc truyền thụ tri thức lý
thuyết mà còn đề cao việc vận dụng tri thức vào việc giải quyết vấn đề trong
những tình huống cụ thể.


- Học sinh được đặt trước những tình huống cần quyết định, họ cần xây dựng
các phương án giải quyết vấn đề cũng như đánh giá các phương án từ đó quyết
định một phương án giải quyết vấn đề.


- Học sinh cần xác định những phương hướng hành động có ý nghĩa quan
trọng trong việc tìm ra quyết định.


<i>* Ưu điểm của dạy học NCTHĐH: </i>



- Một trong những ưu điểm nổi bật của dạy học NCTHĐH là tạo điều kiện
phát triển các năng lực then chốt chung như năng lực quyết định, năng lực giải
quyết vấn đề, tư duy hệ thống, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và cộng tác làm
việc. Cần phân biệt việc sử dụng các trường hợp làm ví dụ minh hoạ cho giờ học
thuyết trình khơng phải là phương pháp NCTHĐH, mà chỉ là ví dụ minh hoạ.
Dạy học NCTHĐH cần bao gồm việc tự lực giải quyết vấn đề và góp phần phát
triển tư duy tích cực - sáng tạo của học sinh. Tuy nhiên, cách dạy học này cũng
không loại trừ những mặt hạn chế nhất định như: đòi hỏi nhiều thời gian, thích
hợp cho việc vận dụng khơng thích hợp với việc truyền thụ tri thức mới một
cách hệ thống. Đòi hỏi cao đối với giáo viên, lúc này nhiệm vụ truyền thụ tri
thức của giáo viên là thứ yếu mà nhiệm vụ chính của họ là điều phối và tổ chức
q trình học tập. Đồng thời địi hỏi cao đối người học cần biết vận dụng tri thức
một cách tự lực trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra.


<i>* Quy trình dạy học NCTHĐH: </i>


Thơng thường dạy học NCTHĐH dược tiến hành theo các bước sau:
- Nhận biết trường hợp (tiếp cận vấn đề): Học sinh có thể nghe, đọc, xem về
trường hợp điển hình sau đó xác định vấn đề đặt ra của trường hợp (có sự dẫn
dắt của giáo viên).


- Thu thập thông tin: Học sinh thu thập thông tin về các trường hợp từ các tài
liệu có sẵn và tự tìm. Học cách tự lực tìm kiếm thơng tin, hệ thống hóa và đánh
giá thơng tin.


- Nghiên cứu, tìm tịi và quyết định giải pháp:


+ Tìm các phương án giải quyết và thảo luận (tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát,
điều tra). Đối chiếu và đánh giá các phương án giải quyết trên cơ sở các tiêu


chuẩn đánh giá đã được lập luận từ đó quyết định phương án.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

10


của giải pháp. Cân nhắc mối quan hệ theo các phương án giải quyết khác nhau;
các giải pháp ln liên quan đến các tình huống, điều kiện, thời gian cụ thể.


Có thể thấy, dạy học NCTHĐH sẽ giúp học sinh gặt hái cả về kiến thức
bài học và những năng lực cần thiết cho bản thân như: năng lực giải quyết vấn
đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự học; năng lực ngơn ngữ… phát huy được
tính tích cực, chủ động trong quá trình chiếm lĩnh và vận dụng tri thức. Đây
chính là mục tiêu của giáo dục phát triển năng lực người học hướng tới và cũng
là một phần trong mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thơng mới Bộ Giáo
dục và đào tạo đang xây dựng và tiến tới triển khai thực hiện.


<i>5.1.2.2. Khả năng sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên </i>
<i>nghiên cứu THĐH trong giảng dạy GDCD lớp 12 </i>


Chương trình GDCD lớp 12 với tồn bộ nội dung là kiến thức về pháp luật, có
thể khẳng định đây là một nội dung rất thiết thực, có ý nghĩa quan trọng trong
việc cung cấp kiến thức pháp luật và xây dựng ý thức, thói quen thực hiện và tôn
trọng pháp luật cho học sinh. Nội dung này được phát triển và mở rộng từ
chương trình giáo dục cơng dân cấp trung học cơ sở do đó khơng phải q mới
lạ với học sinh. Tuy nhiên, chương trình GDCD lớp 12 đề cập đến những nội
dung pháp luật cụ thể, chi tiết với nhiều lĩnh vực khác nhau, đa số các nội dung
trong chương trình đều có chung một khuôn mẫu là các quy định của pháp luật
thiên về mặt lý thuyết vì vậy khi tiếp cận học sinh luôn cảm thấy khô khan, cứng
nhắc, dài dịng thậm chí có những nội dung cịn khó hiểu, khó ghi nhớ. Vì vậy,
để giúp học sinh tiếp cận bài học, chiếm lĩnh được tri thức cũng như hình thành
các năng lực và kĩ năng nhất định thì việc dạy học theo phương pháp nêu và giải


quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một cách làm khả thi đặc biệt hiệu quả trong
dạy các nội dung pháp luật. Bởi khi gắn các quy định pháp luật với các tình
huống cụ thể (các trường hợp điển hình) bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống nội
dung bài học sẽ trở nên sống động và gần gũi, học sinh sẽ hứng thú đi đến dễ
dàng tiếp cận bài học, hiệu quả học tập được nâng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

11


đem lại sự hứng thú với học sinh mà còn giúp học sinh dễ dàng tiếp cận vấn đề,
tìm hướng giải quyết cũng như thấy rõ ý nghĩa của bài học. Đồng thời, giúp học
sinh hình thành những năng lực cụ thể khi giải quyết vấn đề thực tế như: tự tìm
tịi phát hiện, tự giải quyết vấn đề, đánh giá vấn đề và kĩ năng hợp tác khi làm
việc nhóm…Như vậy, dạy học sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên
NCTHĐH trong giảng dạy GDCD lớp 12 về bản chất là sử dụng PPDH nêu và
giải quyết vấn đề nhưng có điểm khác biệt so với sử dụng PPDH nêu và giải
quyết vấn đề thơng thường đó là các tình huống được sử dụng trong cách dạy
học này chính là “các trường hợp điển hình”.


Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toàn diện, trong nhiều năm nay các
nhà trường đã và đang tiến hành đổi mới về phương pháp dạy học theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh và bước đầu thu được những thành tựu
nhất định. Tuy nhiên, việc sử dụng, phối hợp các PPDH cũng như sử dụng các
PPDH tích cực vẫn còn những hạn chế nhất định nên chưa phát huy được tính
tích cực, sáng tạo và những năng lực cơ bản của học sinh. Việc gắn nội dung dạy
học với các tình huống thực tiễn chưa được chú trọng; dạy học thí nghiệm, thực
hành, dạy học thơng qua các hoạt động thực tiễn ít được thực hiện dẫn đến học
sinh thiếu hụt kĩ năng giải quyết các vấn đề; khi vận dụng kiến thức vào thực tế
gặp lúng túng, khó khăn…Từ những hạn chế đó, trong q trình giảng dạy mơn
GDCD lớp 12 tơi đã mạnh dạn sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên
những trường hợp điển hình nhằm mục đích gắn những kiến thức sách vở vào


thực tiễn đời sống trước hết để học sinh hứng thú với mơn học sau là dễ dàng
tìm hiểu kiến thức bài học đồng thời hình thành cho các em các năng lực giải
quyết vấn đề, tự học, sáng tạo; thái độ tích cực, chủ động trong học tập.


Áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong giảng dạy
GDCD lớp 12 sẽ phát huy được tối đa những ưu điểm của cả PPDH nêu và giải
quyết vấn đề và NCTHĐH, những mục đích dạy học như khơi gợi sự sáng tạo,
phát huy tính tích cực của học sinh, hình thành các năng lực nhận biết và tự giải
quyết vấn đề của học sinh đều đạt được kết quả như mong đợi, chất lượng dạy
học được cải thiện rõ rệt.


<b>5.2. Vận dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu </b>
<b>trường hợp điển hình trong giảng dạy giáo dục cơng dân lớp 12. </b>


<i><b>5.2.1. Xây dựng nội dung trong chương trình GDCD lớp 12 áp dụng PPDH </b></i>
<i><b>nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình. </b></i>


<i>5.2.1.1. Mục đích xây dựng: </i>


Trong q trình giảng dạy thực tế và triển khai thực hiện đề tài tôi đã xây
dựng những nội dung cụ thể chương trình GDCD lớp 12 có thể áp dụng PPDH
nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH cho từng bài nhằm mục đích:


- Đảm bảo tính khoa học và lô gic của các nội dung bài học trong chương
trình, tránh tình trạng chồng chéo hay bỏ sót nội dung nào đó trong mỗi bài học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

12


đề dựa trên NCTHĐH do đó việc lựa chọn, xác định từng nội dung cụ thể để áp
dụng hợp lí là rất cần thiết.



- Đem đến cái nhìn tổng quan về những nội dung được áp dụng trong chương
trình làm cơ sở cho việc áp dụng của giáo viên được chủ động, dễ dàng và thuận
lợi nhằm đem đến kết quả tối ưu.


<i>5.2.1.2. Những nội dung trong chương trình GDCD lớp 12 có thể áp dụng </i>
<i>PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình. </i>


Từ thực tiễn giảng dạy, tơi lựa chọn những nội dung áp dụng PPDH nêu và
giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH theo từng bài học trong chương trình
GDCD lớp 12 như sau:


<b>Bài </b>


<b>Nội dung áp dụng </b>
<b>trong chương trình </b>


<b>GDCD lớp 12 </b>


<b>Gợi ý những trường hợp điển hình </b>
<b>hay các tình huống có thật từ thực tế </b>


<b>(có tính thời sự trong thời gian </b>
<b>nghiên cứu đề tài) </b>


<b>Pháp luật và </b>
<b>đời sống </b>


<i><b>4. Vai trò của </b></i>
<i><b>pháp luật trong đời </b></i>


<i><b>sống </b></i>


<i>a. Pháp luật là </i>
<i>phương tiện để nhà </i>
<i>nước quản lí xã hội. </i>


- Phát hiện cơ sở sản xuất thuốc
chữa ung thư từ than tre ở Hải Phòng
theo baomoi.me.


- Doanh nghiệp và cá nhân trốn thuế
gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh
-Theo


- Tử hình “hoa hậu” ma túy Trần
Kim Yến – theo dantri.com.vn.


<i>b. Pháp luật là </i>
<i>phương tiện để công </i>
<i>dân thực hiện và bảo </i>
<i>vệ quyền, lợi ích hợp </i>
<i>pháp của mình</i>


- Ông Ngô Văn Nâu thuộc huyện
Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) được bồi
thường gần 5,3 tỷ đồng khi khiếu nại
theo trang


- Tòa án Nhân dân tỉnh Kiên Giang
đã xử vụ kiện cho ông H là khách hàng


bị mất xe máy Exciter khi đến uống cà
phê tại quán bà S. Kết quả Ông H được
chủ quán bồi thường 31 triệu đồng khi
bị mất xe máy (do chủ quán không treo
biển khách hàng tự trông xe) – theo
thongtinphapluatdansu.edu.vn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

13


<b>luật </b> <i>hình thức và giai </i>


<i>đoạn thực hiện pháp </i>
<i>luật. </i>


<i>b. Các hình thức </i>
<i>thực hiện pháp luật </i>


* Sử dụng pháp luật: - Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường
- Công dân được kinh doanh.


- Đám cưới Nhã Phương – Trường
Giang tổ chức hồnh tráng.


- Diễn viên, người dẫn chương trình
Quyền Linh, Cát Tường bán hàng
online- theo báo điện tử .
* Thi hành pháp luật: Những hình ảnh, sự việc có trong


đời thường về:



- Người tham gia giao thông dừng xe
khi đèn đỏ.


- Các doanh nghiệp nộp thuế cho nhà
nước theo báo tienphong.vn


- Nam thanh niên thực hiện nghĩa vụ
quân sự


* Tuân thủ pháp luật: - Học sinh xem video sau: Dùng chất
cấm ngâm giá đỗ, chủ cơ sở sản xuất bị
phạt 30 triệu đồng- theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

14
<i>2. Vi phạm pháp </i>
<i>luật và trách nhiệm </i>
<i>pháp lí </i>


<i>c. Các loại vi phạm </i>
<i>pháp luật </i>


* Vi phạm hình sự:


Video hoặc hình ảnh, câu chuyện về:
- Vụ thảm sát do Nguyễn Hải Dương
chủ mưu tạihuyện Chơn Thành, Bình
Phước.


- Xét xử vụ án ma túy lớn nhất tỉnh


Lạng Sơn – Vì Văn Thế.


* Vi phạm hành
chính:


- Formosa xả độc tố ra biển gây cá
chết ở miền Trung.


- Ngân hàng ACB bị phạt và truy thu hơn
11 tỷ đồng tiền thuế trong 2 năm 2016- 2017.


- Tái diễn tình trạng học sinh vi
phạm Luật An tồn giao thơng ở Thủ
đô Hà Nội – theo báo điện tử tập chí tài
chính.


* Vi phạm dân sự: - Hoa hậu Trương Hồ Phương Nga
và Cao Toàn Mỹ.


- Vi deo vụ kiệnVinasun và Grab.
* Vi phạm kỉ luật:


- Vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son,
Trương Minh Tuấn vi phạm kỷ luật rất
nghiêm trọng – Theo báo điện tử hội
nhà báo Việt Nam.


<b>Cơng dân bình </b>
<b>đẳng trước pháp </b>
<b>luật </b>



<i><b>2. Cơng dân bình </b></i>
<i><b>đẳng về trách nhiệm </b></i>
<i><b>pháp lí </b></i>


- Video xét xử vụ án Dương Chí
Dũng


- Xét xử vụ án Đinh La Thăng -
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản
trị Tập đồn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam; Bộ trưởng Bộ GTVT.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

15
<b>của công dân </b>


<b>trong một số lĩnh </b>
<b>vực của đời sống </b>
<b>xã hội </b>


<i><b>đẳng trong hơn nhân </b></i>
<i><b>gia đình </b></i>


<i>b. Nội dung quyền </i>
<i>bình đẳng trong hơn </i>
<i>nhân và gia đình </i>


- Nội dung bình
đẳng giữa vợ và
chồng



+ Bình đẳng trong
quan hệ nhân thân


+ Bình đẳng trong


quan hệ tài sản - Vi deo Vụ ly hôn của vợ chồng
“vua cà phê” bà Lê Hoàng Diệp Thảo
và Đặng Lê Nguyên Vũ.


<i><b>2. Quyền bình </b></i>
<i><b>đẳng trong lao động </b></i>


<i>b. Nội dung quyền </i>
<i>bình đẳng trong lao </i>
<i>động </i>


- Quyền bình đẳng
trong giao kết hợp


đồng lao động. - Tòa án nhân dân (TAND) TP.Biên
Hịa: bà Lê Thị Bình kiện Công ty cổ
phần Hịa Việt (phường Long Bình,
TP.Biên Hịa) hình thức sa thải người
lao động, buộc công ty phải bồi thường
các khoản liên quan với tổng số tiền
hơn 182 triệu đồng – theo
www.baodongnai.com.


<b>Quyền bình </b>


<b>đẳng giữa các </b>
<b>dân tộc, tôn giáo </b>


<i><b>1. </b></i> <i><b>Quyền bình </b></i>
<i><b>đẳng giữa các dân </b></i>
<i><b>tộc: </b></i>


<i>b. Nội dung quyền </i>
<i>bình đẳng giữa các </i>
<i>dân tộc </i>


+ Về chính trị


- Nông Đức Mạnh – Người dân tộc
Tày (Bắc Cạn), Nguyên Tổng Bí thư
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
IX, Chủ tịch Quốc hội khố IX, X.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

16


trị, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XII.
Đại biểu Quốc hội khóa X, XI, XII.


<b>Cơng dân với </b>
<b>các quyền tự do </b>
<b>cơ bản </b>


<b>1. Các quyền tự </b>
<b>do cơ bản của công </b>
<b>dân. </b>



<i><b>a. Quyền bất khả </b></i>
<i><b>xâm phạm về thân </b></i>
<i><b>thể của công dân </b></i>


* Nội dung quyền
bất khả xâm phạm về
thân thể của công
dân.


- Hà Nội: Bắt giữ người trái phép ở
Đồng Tâm – Mỹ Đức – Hà Nội
(4/2017).


- Vụ án Cao Thị Mỹ Duyên – nữ
sinh giao gà do Vì Văn Cơng chủ mưu
ở Điện Biên.


<i><b>b. Quyền được </b></i>
<i><b>pháp luật bảo hộ về </b></i>
<i><b>tính mạng, sức khỏe, </b></i>
<i><b>danh dự và nhân </b></i>
<i><b>phẩm của công dân </b></i>


* Nội dung quyền
được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức
khỏe, danh dự và
nhân phẩm của công
dân



- Truy tố 2 đối tượng là anh em ruột
ruột chủ mưu Nguyễn Minh Dũng (37
tuổi), Nguyễn Thị Ngọc Huyền (28
tuổi, là em gái của Dũng, cùng ngụ
huyện Bình Chánh


– Thành phố Hồ Chí Minh) đã "giam
lỏng", đánh đập cô gái mang thai gần 3
tuần dẫn tới thai nhi tử vong do – theo
baovinhlong.vn.


- Bà Quàng Thị Dung (39 tuổi) bị
Công an tỉnh Điện Biên cho biết vừa ra
quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng thiếu
phụ bị vì nói xấu người khác trên
Facebook theo báo điện tử
vnexpress.net.


<i><b>c. Quyền bất khả </b></i>
<i><b>xâm phạm về chỗ ở </b></i>
<i><b>của công dân</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

17


<i>chỗ ở của công dân </i> - Khởi tố vụ án “Xâm phạm chỗ ở
người khác” tại quận 1, TP Hồ Chí
Minh khi 40 đối tượng xông vào căn
nhà đang tranh chấp ở số 29 Nguyễn
Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1,


TP Hồ Chí Minh, tiến hành "cưỡng
chế" những người đang ở trong nhà.


- Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
đưa ông Nguyễn Ngọc Vảng (SN 1955,
ở Phú Xuyên, Hà Nội) và con trai là
Nguyễn Văn Chung (SN 1980) ra xét
xử phúc thẩm tội "Xâm phạm chỗ ở
của công dân" theo Điều 124, BLHS
(Theo báo điện tử Vieettnamnet.vn)
<i><b>d. Quyền được bảo </b></i>


<i><b>đảm an toàn và bí </b></i>
<i><b>mật thư tín, điện </b></i>
<i><b>thoại, điện tín </b></i>


<i>* Nội dung quyền </i>
<i>được bảo đảm an </i>
<i>toàn và bí mật thư </i>
<i>tín, điện thoại, điện </i>
<i>tín </i>


- Vợ nghe lén điện thoại của chồng:
Bị phạt đến 20 triệu – Theo
.


- Một người phụ nữ ở một tiểu
vương quốc nằm ở phía bắc UAE vừa
bị phạt tù 3 tháng vì xem điện thoại của
chồng mà không xin phép (sự việc diễn


ra năm 2018) – Theo báo điện tử pháp
luật và đời sống.


<i><b>e. Quyền tự do </b></i>
<i><b>ngôn luận </b></i>


- Vụ “sán lợn” ở Bắc Ninh: Tạm
giam hình sự đối tượng Nguyễn Bá
Mạnh (trú tại Thuận Thành – Bắc
Ninh). Đưa tin đồn thất thiệt gây hoang
mang dư luận trên trang
()


<b>Công dân với </b>
<b>các quyền dân </b>
<b>chủ </b>


<i><b>3. Quyền khiếu </b></i>
<i><b>nại, tố cáo </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

18


- Tố cáo bạo hành trẻ em ở trường
Mầm Xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Vụ kiện của Công ty TNHH
Thương mại và Sản xuất Đông
Phương, đơn vị sở hữu nhãn hiệu
Asano đã khởi kiện Công ty cổ phần
Điện tử Asanzo Việt Nam ra tịa vì vi
phạm nhãn hiệu Asano Asanzo phải


bồi thường 100 triệu đồng – theo báo
điện tử vietnamnet.vn.


<b>Pháp luật với </b>
<b>sự phát triển của </b>
<b>công dân </b>


<i><b>1. Quyền học tập, </b></i>
<i><b>quyền sáng tạo và </b></i>
<i><b>phát triển của công </b></i>
<i><b>dân </b></i>


<i>b. Quyền sáng tạo </i>
<i>của công dân </i>


- Vi phạm quyền sở hữu :


+ Nhạc sĩ Bảo Chấn đạo nhạc


+ Vi phạm nhãn hiệu - Vụ kiện của
Công ty TNHH Thương mại và Sản
xuất Đông Phương, đơn vị sở hữu nhãn
hiệu Asano đã khởi kiện Công ty cổ
phần Điện tử Asanzo Việt Nam ra tịa
vì vi phạm nhãn hiệu Asano Asanzo
phải bồi thường 100 triệu đồng – theo
báo điện tử vietnamnet.vn.


<b>Pháp luật với </b>
<b>sự pháp triển bền </b>


<b>vững của đất </b>
<b>nước </b>


<i><b>2. Nội dung cơ </b></i>
<i><b>bản của pháp luật về </b></i>
<i><b>sự phát triển bền </b></i>
<i><b>vững của đất nước </b></i>


<i>a. Một số nội dung </i>
<i>cơ bản của pháp luật </i>
<i>về phát triển kinh tế </i>


* Nghĩa vụ của
công dân khi tham
gia kinh doanh


- Vụ án Nguyễn Đức Kiên (bầu
Kiên), là cổ đông của Ngân Hàng
ACB, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT,
Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân
hàng ACB, bị truy tố 4 tội danh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

19


"lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "trốn
thuế".


Riêng tội trốn thuế Bị cáo Kiên phải
nộp phạt 75 tỉ đồng.



- Công ty Fomosa không thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ mơi trường…


<i>5.2.1.3. Quy trình áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên </i>
<i>cứu trường hợp điển hình trong giảng dạy GDCD lớp 12. </i>


Dạy học môn GDCD lớp 12 theo PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên
NCTHĐH là sự vận dụng linh hoạt trong kết hợp các phương pháp dạy học
nhằm đem lại hiệu quả tối ưu trong dạy học. Đối với dạy học theo PPDH nêu và
giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH cũng có quy trình nhất định. Quy trình này
được thực hiện theo các giai đoạn và các bước sau:


<i><b>* Giai đoạn 1</b></i>: Chuẩn bị của giáo viên – trong giai đoạn này giáo viên cần
thực hiện các bước sau:


- Bước 1: Xác định nội dung bài học có thể áp dụng (nếu có thể xây dựng
thành khung chương trình cho cả năm học càng tốt).


- Bước 2: Lựa chọn trường hợp điển hình phù hợp với nội dung bài học.
Trong một số trường hợp nội dung bài học dễ tiếp cận giáo viên có thể giao cho
học sinh chuẩn bị trước các trường hợp điển hình mà học sinh biết để nghiên
cứu phục vụ bài học.


- Bước 3: Xây dựng tình huống có vấn đề từ việc khai thác, nghiên cứu các
trường hợp điển hình đã lựa chọn hoặc có thể sử dụng chính trường hợp điển
hình như một tình huống có vấn đề nếu trường hợp đó phù hợp với bài học.


<i><b>* Giai đoạn 2</b>: Thiết kế giáo án dạy học và tổ chức lên lớp – là giai đoạn giáo </i>
viên tiến hành giảng dạy bài học có nội dung được áp dụng theo PPDH nêu và
giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH để giúp học sinh chủ động, sáng tạo chiếm


lĩnh nội dung bài học và hoàn thành các mục tiêu học tập theo giáo án đã được
thiết kế. Quá trình tổ chức dạy học này gồm có các bước cơ bản sau:


<b>Bước 1: Phát hiện vấn đề (nêu vấn đề) </b>


- Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng cách đưa ra các tình huống có
vấn đề được xây dựng dựa trên NCTHĐH hoặc đó chính là trường hợp điển
hình.


+ Giáo viên có thể đặt vấn đề hoặc nêu vấn đề hoặc cung cấp thông tin tình
huống (trường hợp điển hình) để học sinh tiếp cận và phát hiện vấn đề cần giải
quyết. Giáo viên có thể đưa ra những định hướng cho học sinh như:


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

20


+ Giáo viên gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề của tình huống (Đối
với mức độ cao hơn, học sinh tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải
pháp)


- Lưu ý: Vấn đề ở đây là tình huống có vấn đề được xây dựng dựa trên
NCTHĐH hoặc một trường hợp điển hình cụ thể phù hợp và đặt ra những yêu
cầu học sinh nhất định đối với học sinh khi tiếp cận tình huống đó.


<b>Bước 2: Tìm giải pháp giải quyết vấn đề </b>


- Giáo viên: có thể tổ chức hoạt động cho học sinh theo nhóm hay cá nhân,
tập thể nghiên cứu tình huống giáo viên đề ra, nêu hay phát hiện những vấn đề
khó hiểu, bất thường, mâu thuẫn hay phi lí trong tình huống


- Học sinh nghiên cứu để giải quyết vấn đề dựa trên định hướng cách giải


quyết vấn đề của giáo viên hoặc những gợi ý của giáo viên để học sinh tìm ra
giải pháp giải quyết vấn đề thông qua việc giáo viên đặt ra các câu hỏi dẫn dắt,
gợi ý.


- Từ việc đó học sinh đi đến phân tích, tìm hiểu tình huống để tìm ra giải pháp
giải quyết những vấn đề tồn tại của tình huống. Học sinh có thể tìm nhiều giải
pháp khác nhau sau đó cân nhắc và lựa chọn giải pháp hợp lí nhất để giải quyết
vấn đề.


<b>Bước 3: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề </b>


- Học sinh trong các nhóm tiến hành thực hiện giải pháp đã lựa chọn để giải
quyết vấn đề dựa định hướng hay trợ giúp (khi cần) của giáo viên.


- Yêu cầu: các vấn đề được đặt ra trong tình huống được xây dựng từ trường
hợp điển hình được giải quyết theo hướng linh động, sáng tạo những vẫn toát lên
được nội dung của bài học.


<b>Bước 4: Trình bày và nghiên cứu sâu giải pháp (Kết luận, phát triển vấn đề) </b>
- Đại diện học sinh của mỗi nhóm trình bày và báo cao kết quả việc thực hiện
các giải pháp giải quyết vấn đề của nhóm mình.


- Giáo viên, các nhóm đánh giá, nhận xét và bổ sung đi đến kết luận đồng thời
đặt ra những vấn đề mở rộng có liên quan đến nội dung bài học hoặc gợi mở một
hướng giải quyết khác hợp lí hơn.


<i><b>* Giai đoạn 3</b></i>: Giáo viên đánh giá, rút kinh nghiệm sau thực nghiệm áp dụng
(có những điều chỉnh nếu cần).


<i><b>5.2.2. Minh họa giáo án thực nghiệm một số nội dung sử dụng PPDH nêu </b></i>


<i><b>và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình trong giảng </b></i>
<i><b>dạy GDCD lớp 12 </b></i>


<i> 5.2.2.1. Bài 2 - Thực hiện pháp luật (tiết 3) </i>


- Nội dung áp dụng được thực hiện: Mục 2. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm
pháp lí phần c. Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.


<b>BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (Tiết 3) </b>
<b>A. MỤC TIÊU BÀI HỌC </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

21


- Hiểu và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí
tương ứng của mỗi loại vi phạm pháp luật.


<b>2. Về kỹ năng </b>


- Bước đầu có kỹ năng phân tích tính chất, mức độ một số hành vi của bản
thân và mọi người xung quanh để điều chỉnh hành vi của bản thân theo quy định
của pháp luật.


- Nhận biết, đánh giá và phân loại một số hành vi vi phạm pháp luật theo các
loại vi phạm pháp luật.


<b>3.Về thái độ </b>


- Có ý thức tơn trọng pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.


- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật đồng thời lên án những


hành vi trái quy định pháp luật, tơn trọng và có trách nhiệm với bản thân, gia đình
và xã hội.


<b>4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh </b>


- Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo; tự quản lí;
sử dụng cơng nghệ thơng tin và truyền thơng; tính tốn; sử dụng ngoại ngữ.


- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật
và chuẩn mực đạo đức xã hội; Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của
công dân với cộng đồng, đất nước.


<b>B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC </b>
<b>I. Hoạt động khởi động </b>


<i><b>* Mục tiêu</b></i>: Tạo khơng khí hứng thú, tâm lí vui tươi cho tiết học đồng thời
dẫn dắt vào bài học.


<i><b>* Cách thức thực hiện</b></i>: Tổ chức cho học sinh khởi động với trò chơi “ai tinh
mắt hơn”.


+ Thể lệ: Học sinh xem tranh rồi trả lời câu của giáo viên. Nhóm nào trả lời
đúng nhiều nhất là nhóm giành chiến thắng được quà của giáo viên. Giáo viên
chuẩn bị quà là một hộp nhỏ bên trong là 1 quyển sách về pháp luật (có thể là
luật giao thơng đường bộ).


+ Giáo viên Chia lớp thành 4 nhóm ( giáo viên có thể tổ chức chia nhóm từ
cuối buổi học trước) và đặt tên cho từng nhóm như sau:


+ Nhóm 1 - “Hình sự”, nhóm 2 - “Hành chính”, nhóm 3 - “Dân sự” và nhóm


4 - “Kỉ luật” các nhóm xem các hình ảnh sau rồi trả lời các câu hỏi sau ra phiếu
học tập (Ao) của nhóm mình (về sau nhóm sẽ gọi theo tên được đặt)


1. Tìm ra đặc điểm chung của các bức ảnh?


2. Trong các bức ảnh, có nhân vật nào em mà em đã biết về họ hay cảnh vật
nào đã được xem, nghe về nó?


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

22
Số 1


Số 2


Số 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

23
Số 5


Số 6


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

24
Số 8


<i><b>* Sản phẩm mong đợi</b></i>: Học sinh có tâm lí thoải mái, hứng thú học tập và giải
quyết tốt các yêu cầu đặt ra trở thành người thắng cuộc


Sau khi các nhóm trả lời câu hỏi, giáo viên và các nhóm thống nhất đáp án,
các nhóm đổi phiếu học tập cho nhau chấm:


1. Điểm chung của các bức ảnh trên là những đối tượng có hành vi vi phạm


pháp luật và bị xử lí hay các sự vật có liên quan đến các vụ việc vi phạm pháp
luật.


2. Tùy theo vốn hiểu biết của học sinh
3. Sắp xếp các bức ảnh theo nhóm sau:
- Nhóm 1: gồm số 1 và 6 (nguy hiểm)
- Nhóm 2: gồm số 2 và 5 (ít nguy hiểm)


- Nhóm 3: gồm số 3 và 4 (tài sản, thông tin cá nhân)
- Nhóm 4: gồm số 7 và 8 (thiếu ý thức kỉ luật)


=>Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất được u cầu các nhóm cịn lại một
trong các nội dung sau: thực hiện một tiết mục văn nghệ; tầm quất nhóm thắng
hoặc bị nhóm thắng vẽ râu lên mặt, buộc tóc 3 chỏm… Giáo viên có thể ghi
điểm cho đội trả lời đúng nhiều nhất sau đó dẫn dắt vào bài học. Các nhóm các
em vừa sắp xếp trên là đề cập đến 4 loại vi phạm pháp luật: hình sự, hành chính,
dân sự và kỉ luật. Vậy, cụ thể các loại vi phạm đó ra sao? Nếu vi phạm sẽ bị xử
lí như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên, hơm nay các em tìm hiểu bài 2 –
Thực hiện pháp luật (tiết 3).


<b>II. Hoạt động hình thành kiến thức </b>


<b>Tìm hiểu nội dung: Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. </b>
<i><b>1. Mục tiêu: </b></i>


- Học sinh hiểu và phân biệt được các loại vi phạm pháp luật: Vi phạm hình
sự; Vi phạm hành chính; Vi phạm dân sự và vi phạm kỉ luật và các trách nhiệm
pháp lí của các loại vi phạm pháp luật đó.


- Có năng lực đánh giá, nhận diện một số hành vi vi phạm pháp luật trong đời


sống; năng lực tự học…


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

25


<i><b>2. Phương pháp</b></i><b>: Sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên nghiên </b>
cứu trường hợp điển hình và các phương pháp khác như thuyết trình, vấn đáp…


<i><b>3. Cách tiến hành: </b></i>


<i>* Chuyển giao nhiệm vụ: Đây chính là bước 1 của dạy học nêu và giải quyết </i>
vấn đề dựa trên NCTHĐH. GV cho học sinh làm việc nhóm theo 4 nhóm đã chia
từ phần khởi động, mỗi nhóm có nhiệm vụ giải quyết 1 tình huống có sự hướng
dẫn của giáo viên, các nhóm trình bày cách giải quyết vào phiếu học tập (giấy
Ao).


<b>- Bước 1: Phát hiện vấn đề (nêu vấn đề): GV đưa ra các tình huống/ THĐH và </b>
các yêu cầu đề học sinh thực hiện.


+ Tình huống 1 - Nhóm Hình Sự:


“Bực tức vì khơng níu kéo được người yêu sau mâu thuẫn, D (25 tuổi) đã lập
mưu cướp tài sản gia đình bạn gái là H. Nhà H là biệt thự khá to và rộng nên để
phòng bất trắc D gọi điện cho bạn là T (27 tuổi) và K (15 tuổi) - cháu họ D cùng
thực hiện. T là họ hàng nhà H nên từ chối, Cháu K đang cần tiền vì mẹ ốm
nhưng cũng từ chối tham gia. D liền ra sức thuyết phục, cuối cùng cả T và K đều
tham gia. Trong đêm đột nhập vào nhà H, D cầm sẵn dao nhọn rồi đến phòng để
đồ phá két sắt, do có tiếng động mạnh nên D bị bố mẹ H phát hiện, D sợ hãi
vung dao chém lia lịa. T thấy vậy vội vàng ngăn cản nhưng không được cuối
cùng bố mẹ H bị thương nặng dẫn đến tử vong. K lúc đó quá sợ hãi nép dưới
chân cầu thang. Sau đó D vơ hết tiền, vàng trong két cùng T và K chạy trốn.


Ngay tối hôm sau, cả D, T và K đều bị bắt. Sau q trình điều tra, truy tố xét xử
Tịa án tun phạt D tử hình về tội giết người cịn T không bị khép vào tội danh
giết người mà bị đi tù vì tội cướp tài sản, K bị khép vào tội cướp tài sản nhưng
được hưởng hình phạt nhẹ nhất trong khung hình phạt của tội danh. K vơ cùng
ân hận về hành vi của mình và em thấy mình thật may mắn nhưng em thắc mắc
khơng hiểu sao mình lại được hưởng hình phạt thấp nhất như vậy?”


1. Em sẽ giải thích như thế nào để K hiểu được thắc mắc trên?


<i>(K khơng có hành vi giết người, mục đích của K là tài sản, K 15 tuổi - là </i>
<i>người chưa thành niên nên khi phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo </i>
<i>dục là chủ yếu do đó K được hưởng hình phạt nhẹ nhất trong khung hình phạt </i>
<i>của tội danh) </i>


2. Theo em, hành vi của D và đồng bọn có tính chất như thế nào? Bọn chúng
phải trả giá ra sao?


<i>(Hành vi của D và đồng bọn có tính chất nguy hiểm cho xã hội vì vậy D bị coi </i>
<i>là tội phạm, là hành vi vi phạm hình sự; D và đồng bọn phải chịu trách nhiệm </i>
<i>về hành vi của mình là chấp nhận phán quyết của Tịa án với những bản án tịa </i>
<i>đã tun – trách nhiệm hình sự.) </i>


3. Nếu K tham gia giết người cùng D thì có phải chịu trách nhiệm pháp lí
khơng?


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

26
+ Tình huống 2 - Nhóm Hành chính:


“Tuấn là học sinh lớp 11 (16 tuổi). Một hôm, xe đạp hỏng lại sắp muộn giờ đi
học Tuấn liền đi xe mô tô 125 phân khối đồng thời chở em gái 14 tuổi cùng đi


học. Tuấn và em gái đều đội mũ bảo hiểm nhưng trên đường đến trường Tuấn
vẫn bị công an giao thông lập biên bản xử phạt, Tuấn phải nột tiền phạt theo quy
định của pháp luật. Tuấn thấy q vơ lí! Tuấn đi xe có đội mũ bảo hiểm lại chưa
đủ 18 tuổi chưa phải chịu trách nhiệm pháp lí, cơng an xử phạt như vậy là sai
đối với Tuấn!”


1. Theo em, công an xử phạt Tuấn như vậy là đúng hay sai? Em sẽ giải như
thế nào để Tuấn hiểu?


<i>(Công an xử phạt như vậy là đúng, hành vi của Tuấn là vi phạm pháp luật </i>
<i>hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ, pháp luật quy định từ 16 tuổi trở </i>
<i>lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. </i>


2. Nếu em gái Tuấn chủ động đi xe máy trên thì em có bị xử phạt như Tuấn
khơng? Vì sao?


<i>(Nếu em gái Tuấn chủ động lại xe máy trên thì em khơng bị xử phạt tiền như </i>
<i>Tuấn vì em mới 14 tuổi nhưng hành vi của em là vi phạm pháp luật hành chính </i>
<i>do cố ýnên em phải chịu hình phạt là cảnh cáo, nhắc nhở) </i>


+ Tình huống 3 – Nhóm Dân sự:


“Bà Ng kí hợp đồng mua bán đất với ơng M, sau khi đã nhận đủ số tiền từ ông
M. Bà Ng đã không tiến hành làm các thủ tục sang nhượng đất cho M. Nhiều lần
ông M giục giã , bà Ng hứa hẹn sẽ hoàn thành trong nay mai. Chờ đợi cả mấy
tháng trời ông M không còn đủ kiên nhẫn mà yêu cầu bà Nga nếu khơng hồn
thiện chuyển giấy tờ đất ơng đã mua thì ơng sẽ kiện bà ra tịa và địi bồi thường.
Thấy vậy, bà Nga thách đố: có giỏi thì ông kiện đi, đã vậy tôi không làm giấy tờ
và trả tiền cho ơng nữa! Ơng M rất bức xúc trước thái độ và việc làm của bà Ng.”



1. Cho biết ý kiến của em về hành vi của bà Ng?


<i>(Hành vi của bà Ng là vi phạm quan hệ hợp đồng, quan hệ tài sản giữa bà và </i>
<i>ông M, đây là hành vi vi phạm pháp luật dân sự) </i>


2. Nếu ông M kiện bà Ng ra tòa bà, bà Ng phải chịu trách nhiệm pháp lí khơng?
<i>(Bà Ng phải chịu trách nhiệm pháp pháp lí về hành vi trái pháp luật của mình) </i>
+ Tình huống 4 – Nhóm Kỉ luật:


“Ơng S giám đốc cơng ty V muốn thu lợi từ dự án xây dựng mới trúng thầu
đã chỉ đạo Đ là trưởng phịng vật liệu của cơng ty V kí hợp đồng mua vật liệu
xây dựng với giá rẻ đồng thời rút ngắn một số công đoạn trong quy trình xây
dựng. Anh Đ là trưởng phịng vật tư khơng đồng ý trước ý kiến của ơng S vì cho
rằng điều đó là nguy hại ảnh hưởng lớn đến chất lượng dự án. Thấy vậy ông S tự
ý điều chuyển Đ từ chức trưởng phòng vật liệu xuống làm nhân viên kho.”


1. Hành vi của ơng S có vi phạm pháp luật khơng? Vì sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

27


2. Anh Đ có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình trước hành vi của ơng S?
<i>(Anh Đ có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của mình ) </i>


<i>* Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Gồm các bước 2 và 3 </i>
<b>- Bước 2: Tìm giải pháp giải quyết vấn đề </b>


- Học sinh làm việc theo nhóm thơng qua nghiên cứu, phân tích tình huống
vận dụng các kiến thức đã có để tìm ra giải pháp, lựa chọn giải pháp hợp lí để
giải quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra.



<b>- Bước 3: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề từ tình huống đặt ra: </b>


+ Sau khi tìm ra giải pháp, lựa chọn được giải pháp học sinh tiến hành giải
quyết vấn đề, ghi kết quả giải quyết vấn đề ra phiếu học tập của nhóm mình.


+ Ví dụ: Nhóm Hành chính: Giải quyết tình huống 2: Cả nhóm sẽ dựa trên
những kiến thức trao đổi, tranh luận để giải quyết vấn đề từ tình huống là trả lời
các câu hỏi gợi mở của giáo viên:


“ Tuấn là học sinh lớp 11 (16 tuổi). Một hôm, xe đạp hỏng lại sắp muộn giờ
đi học Tuấn liền đi xe mô tô 125 phân khối đồng thời chở em gái 14 tuổi cùng đi
học. Tuấn và em gái đều đội mũ bảo hiểm nhưng trên đường đến trường Tuấn
vẫn bị công an giao thông lập biên bản xử phạt, Tuấn phải nột tiền phạt theo quy
định của pháp luật. Tuấn thấy q vơ lí! Tuấn đi xe có đội mũ bảo hiểm lại chưa
đủ 18 tuổi chưa phải chịu trách nhiệm pháp lí, cơng an xử phạt như vậy là sai
đối với Tuấn!”


1. Theo em, công an xử phạt Tuấn như vậy là đúng hay sai? Em sẽ giải như
thế nào để Tuấn hiểu?


- Công an xử phạt như vậy là đúng, hành vi của Tuấn là vi phạm pháp luật
hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ, pháp luật quy định từ 16 tuổi trở
lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.


2. Nếu em gái Tuấn chủ động đi xe máy trên thì em có bị xử phạt như Tuấn
khơng? Vì sao?


- Nếu em gái Tuấn chủ động lại xe máy trên thì em khơng bị xử phạt tiền như
Tuấn vì em mới 14 tuổi nhưng hành vi của em là vi phạm pháp luật hành chính
do cố ý nên em phải chịu hình phạt là cảnh cáo, nhắc nhở…



<i>* Học sinh báo cáo kết quả: Đây bước thứ tư trong dạy học nêu và giải quyết </i>
vấn đề dựa trên NCTHĐH


<b>- Bước 4: Trình bày và nghiên cứu sâu giải pháp (Kết luận, phát triển vấn đề): </b>
Sau khi kết thúc làm việc nhóm, 4 nhóm mang phiếu học tập dán lên bảng
hoặc dán lên tường trong phòng học.


- Đại diện học sinh của mỗi nhóm trình bày và báo cáo kết quả việc thực hiện
các giải pháp giải quyết vấn đề của nhóm mình.


+ Học sinh đưa ra những căn cứ và lập luận về việc giải quyết vấn đề của nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

28


giữa các cá nhân, nhóm để hiểu vấn đề hơn, thậm chí tìm ra giải pháp hợp lí hơn
giải pháp đã đưa ra.


+ Giáo viên và học sinh cùng nhận xét, đánh giá các giải pháp đã thực hiện và
thống nhất giải pháp hợp lí và hiệu quả nhất.


<i><b>* Sản phẩm mong đợi</b>: Học sinh giải quyết được các vấn đề mà tình huống </i>
đặt ra, từ việc giải quyết các vấn đề đó hình thành kiến thức của bài học và năng
lực giải quyết vấn cho học sinh.


=> Giáo viên nhận xét, đánh giá, cho điểm 4 nhóm và yêu cầu học sinh phát
biểu sau khi giải quyết các tình huống trên các em đã xuất hiện những kiến thức
mới nào? Giáo viên kết luận, bổ sung và hệ thống các nội dung kiến thức cho bài
học trong bảng ghi nhớ sau (học sinh ghi vào vở):



Ghi nhớ


<i>- Vi phạm hình sự: </i>


+ Khái niệm: Vi phạm hình sự là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi
là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự.


+ Trách nhiệm pháp lí: Người vi phạm hình sự phải chịu trách nhiệm hình sự
cụ thể: chấp hành hình phạt theo quyết định của tịa án.


+ Một số tội phạm hình sự: Giết người, gây thương tích, tốn hại sức khỏe
người khác, buôn bán vận chuyển ma túy…


 Lưu ý:


+ Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.


Tuy nhiên, việc xét xử người chưa thành niên (đủ từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi)
phạm tội được áp dụng theo nguyên tắc lấy giáo dục là chính.


<i>- Vi phạm hành chính: </i>


+ Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội
thấp hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước


+ Trách nhiệm pháp lí: Người có hành vi vi phạm hành chính (cá nhân, tổ
chức, cơ quan) phải chịu trách nhiệm hành chính, như: bị phạt tiền, phạt cảnh
cáo, khơi phục lại tình trạng ban đầu, thu giữ tang vật, phương tiện được sử


dụng để vi phạm, …


+ Một số hành vi vi phạm hành chính: Bn bán hàng giả, hàng lậu; trốn thuế;
vi phạm luật an tồn giao thơng,…


 Lưu ý:


+ Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính
do mình gây ra.


+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm
hành chính do cố ý.


<i>- Vi phạm dân sự: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

29


+ Trách nhiệm pháp lí: Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách
nhiệm dân sự như: bồi thường thiệt hại về vật chất và đơi khi cịn có trách nhiệm
bồi thường tổn thất về tinh thần.


+ Một số hành vi vi phạm dân sự: tranh chấp đất đai, vi phạm hợp đồng đã kí,
xâm phạm bí mât đời tư của người khác…


 Lưu ý:


+ Người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự cần phải
có người đại diện hợp pháp.


<i>- Vi phạm kỷ luật: </i>



+ Khái niệm: Là hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kỉ luật lao động và công
vụ nhà nước.. do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.


+ Trách nhiệm pháp lí: Cán bộ, cơng chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu
trách nhiệm kỉ luật với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển
công tác khác, buộc thôi việc, ….


+ Một số hành vi vi phạm kỉ luật: tự ý nghỉ việc, đi làm muộn, không thực
hiện đúng quy trình làm việc đã được quy định…


<b>III. Luyện tập </b>


<i><b>* Mục tiêu:</b></i> Giúp học sinh khắc sâu được những nội dung kiến thức vừa học
đồng thời vận dụng các kiến thức và kĩ năng để giải quyết các bài tập tình huống
qua đó hình thành năng lực và kĩ năng cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

30


- Bài tập 1: Các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây thuộc các loại vi phạm pháp
luật nào và phải chịu trách nhiệm pháp lí nào? (hãy điền vào ơ tương ứng). Hãy
cho biết hành vi nào là hành vi tham nhũng? (nếu có thể chiếu lên màn hình máy
chiếu)


<i><b>* Đáp án: </b></i>


+ Vi phạm pháp luật hình sự và chịu trách nhiệm hình sự: b, c, e, i, k


+ Vi phạm pháp luật hành chính và chịu trách nhiệm hành chính: a, h
+ Vi phạm pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự: d, l



+ Vi phạm kỉ luật và chịu trách nhiệm kỉ luật: g
<i>+ Hành vi tham nhũng: b, e, k </i>


- Bài tập 2:


Lựa chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:


<b>Câu 1: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các </b>
A. quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.


B. quan hệ tài sản và quan hệ gia đình.
C. quan hệ kinh tế và quan hệ tình cảm.
D. quan hệ sở hữu và quan hệ gia đình.
<b>Câu 2: Vi phạm kỉ luật là hành vi </b>


A. xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật lao động
và pháp luật hành chính bảo vệ.


B. xâm phạm các quan hệ lao động do pháp luật lao động và pháp luật hành
chính bảo vệ.


<b>Hành vi vi phạm pháp luật </b> <b><sub>pháp luật </sub>Vi phạm </b>


<b>Trách </b>
<b>nhiệm </b>
<b>pháp lí </b>
a. Trốn thuế với số tiền là 5 triệu đồng


b. Lợi dụng quyền hạn để nhận 3 triệu đồng của


người khác và làm ngơ cho sai phạm của người đó.
c. Vu khống người khác gây hậu quả nghiêm trọng
d. Vi phạm hợp đồng kinh tế


e. Kiểm lâm nhận 20 triệu đồng của lâm tặc và
cho họ mang gỗ ra khỏi rừng.


g. Uống rượu say, gây gổ nơi làm việc


h. Tụ tập, đánh nhau gây mất trật tự nơi công cộng
i. Bắt giữ người trái pháp luật


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

31


C. xâm phạm các quan hệ lao động, quy tắc nhà nước, do pháp luật lao động
và pháp luật hành chính bảo vệ.


D. xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, do pháp luật hành
chính bảo vệ.


<b>Câu 3: Áp dụng pháp luật được hiểu là các cơ quan, cơng chức nhà nước có </b>
thẩm quyền ra quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện


A. các quyền và trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức.
B. các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.
C. các nghĩa vụ và lợi ích cụ thể của cá nhân, tổ chức .
D. các nghĩa vụ và quyền lợi cụ thể của cá nhân, tổ chức.


<b>Câu 4: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi lên phải chịu trách nhiệm hình </b>
sự về tội phạm nào dưới đây?



A. Tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.
B. Tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.


C. Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
D. Tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý hoặc đặc biệt nghiêm trọng.


<b>Câu 5: Độ tuổi nào dưới đây khi vi phạm pháp luật hành chính do cố ý phải </b>
chịu trách nhiệm hành chính ?


A. 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. 12 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.


<b>Câu 6: Anh T là nhân viên phịng bảo hiểm X, ngồi làm ở cơ quan anh còn </b>
kinh doanh thêm ở nhà. Anh thường xuyên đến cơ quan rất đúng giờ nhưng sau
đó nửa buổi anh viện lí do rồi về nhà để bán hàng. Hành vi của anh P có vi phạm
pháp luật khơng? Nếu có thì thuộc loại vi phạm nào?


A. Có / kỉ luật. B. Có / hành chính.
C. Khơng vi phạm. D. Có/ dân sự.


<b>Câu 7: Q 16 tuổi, đứng đầu đường dây chun bắt cóc và bn bán trẻ em. </b>
Khi bị bắt, Q khai đã thực hiện thành công 3 vụ. Theo em, hành vi của Q sẽ phải
chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?


A. Trách nhiệm dân sự. B. Trách nhiệm kỉ luật.
C. Trách nhiệm hành chính. D. Trách nhiệm hình sự.
<b>Câu 8: Anh Đ đang đi làm bằng xe máy, anh đi đúng luật thì bị T sang đường </b>
không đúng quy định nên đâm vào làm Đ bị thương nặng, tổn hại 13% sức khỏe.
Trong trường hợp này T đã vi phạm pháp luật nào?



A. Dân sự và hình sự. B. Hành chính và hình sự.
B. Hành chính và dân sự. D. Hình sự.


<b>Câu 9: Bực tức vì bị anh K nói xấulàm ảnh hưởng uy tín của mình nên anh S </b>
rủ bạn là G đánh K làm K bị gãy tay còn xe máy của K bị vỡ toàn bộ yếm. Q
đang đi cùng K thấy vậy xông vào đánh G làm bị thương gây tổn hại 13% sức
khỏe và phá hỏng đồ đạc có giá trị trong nhà S. Trong trường hợp này, những ai
vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

32


C. K, S, Q/ dân sự, hành chính. D. K, G, S / dân sự, kỉ luật.
<i><b>* Sản phẩm mong đợi: </b></i>


- Học sinh làm được bài tập, giải quyết được vấn đề đặt ra trong những câu
hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao (những câu hỏi được xây dựng thành tình
huống cụ thể).


<b>IV. Vận dụng/ Mở rộng. </b>


<i><b>* Mục tiêu</b></i>: HS vận dụng kiến thức đã hình thành ở các hoạt động để giải
quyết các vấn đề thực tiễn.


<i><b>* Cách tiến hành</b></i>:


GV giao bài tập cho học sinh:


- Tìm hiểu về một số vụ án trong các loại vi phạm hình sự, dân sự, hành
chính, kỉ luật hoặc những vụ án tham nhũng đã truy tố xét xử xong và nêu suy


nghĩ của bản thân


- Học sinh vận dụng kiến thức đã học làm một số câu hỏi tình huống trong đề
thi THPTQG năm 2018 sau:


+ Mã 301:


<b>Câu 111: Trên đường đến cơ quan, do sử dụng điện thoại khi đang lái xe mô </b>
tô, anh H đã va chạm với xe đạp điện của chị M đang dừng chờ đèn đỏ khiến chị
M ngã gãy tay. Đang cùng vợ là bà S bán hàng rong dưới lòng đường gần đó,
ơng K đến giúp đỡ chị M và cố tình đẩy đổ xe máy của anh H làm gương xe bị
vỡ. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hành chính vừa phải chịu trách
nhiệm dân sự?


A. Bà S và ông K. B. Anh H, bà S và ông K.
C. Anh H, bà S và chị M. D. Anh H và ông K.


<b>Câu 117: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng </b>
thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị
ứng tồn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu,chị T đã đưa chị P đi bệnh viện.
Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà
S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép
sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?


A. Bà S, ông M và chị T. B. Bà S, bà N và ông M.


C. Bà S, chị T và bà N. D. Bà S, ông M, chị T và bà N.
+ Mã 304:


<b>Câu 109: Ông A nhận một trăm triệu đồng tiền đặt cọc để chuyển nhượng </b>


quầy hàng kinh doanh của mình cho bà B. Vì được trả giá cao hơn nên ông A đã
chuyển nhượng quầy hàng trên cho anh H và trả lại toàn bộ tiền đặt cọc cho bà
B. Bức xúc, bà B cùng chồng là ơng P đón đường đập nát xe mô tô của ông A và
đánh trọng thương ông A khiến ông phải nhập viện điều trị một tháng. Những ai
dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?


A. Ông A, bà B và ơng P. B. Ơng A, anh H, bà B và ơng P.
C. Ơng A và anh H. D. Bà B và ông P.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

33
<i><b>* Sản phẩm mong đợi</b></i>:


- Học sinh kể được 1 vài vụ án và đưa ra được quan điểm, thái độ của bản
thân từ vụ án đó. Rút ra bài học cho bản thân: tơn trọng và thực hiện pháp luật.


- Học sinh trả lời được các câu hỏi trên cùng những lập luận dựa trên kiến
thức đã được học và các kĩ năng đã được hình thành.


<b>V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: </b>


- Có sự lựa chọn trường hợp điển hình phù hợp với thời gian tiết học


- Cần quan tâm đến một vài học sinh chưa thực sự tích cực trong hoạt động
nhóm


<i>5.2.2.2. Bài 4 – Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời </i>
<i>sống xã hội (tiết 1) </i>


- Nội dung áp dụng được thực hiện: mục b. Nội dung bình dẳng trong hơn
nhân và gia đình phần Bình đẳng giữa vợ và chồng. Các nội dung còn lại được


thực hiện theo phương pháp khác.


<b>BÀI 4: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CƠNG DÂN TRONG MỘT </b>
<b>SỐ LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI (Tiết 1) </b>


<b>A. MỤC TIÊU </b>
<b>1. Về kiến thức </b>


- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của cơng dân trong lĩnh vực
hơn nhân và gia đình được biểu hiện thông qua các mối quan hệ trong gia đình
như: quan hệ vợ chồng; cha mẹ và các con; ông bà và cháu; anh chị em trong gia
đình.


<b>2. Về kĩ năng </b>


- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân
trong các lĩnh vực hơn nhân và gia đình.


<b>3. Về thái độ, phẩm chất </b>


- Thái độ: Có ý thức tơn trọng các quyền bình đẳng của cơng dân trong hơn
nhân và gia đình, lên án, đấu tranh trước những hành vi xâm phạm quyền bình
đẳng trong hơn nhân và gia đình.


- Phẩm chất: u thương và có trách nhiệm với gia đình, có những việc làm nhất
định góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc


<b>4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh </b>


* Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo; tự quản lí;


sử dụng CNTT và truyền thơng; tính tốn; sử dụng ngoại ngữ.


* Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật
và chuẩn mực đạo đức xã hội; Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm của
cơng dân với gia đình.


<b>B. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC </b>
<b> I. Hoạt động khởi động: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

34


<i><b>* Cách thức thực hiện</b></i>: Tổ chức cho học sinh khởi động với video bài hát
“Một gia đình nhỏ một hạnh phúc to”


<i>(Ảnh được chụp trong video) </i>


<i><b>* Sản phẩm mong đợi</b></i>: Đem lại bầu khơng khí vui tươi, ấm áp giúp học sinh
có hứng thú đến với nội dung bài học.


Sau khi xem xong, giáo viên dẫn dắt vào nội dung bài học: Như các em đã
biết, gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình hạnh phúc sẽ tạo nên xã hội hạnh
phúc. Để có được điều đó cần rất nhiều điều kiện, trong đó việc đảm bảo sự
công bằng, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt giữa vợ và
chồng là một điều kiện khơng thể thiếu bởi đó là cơ sở để củng cố tình yêu giữa
vợ và chồng từ đó xây dựng gia đình hạnh phúc. Vậy quyền bình đẳng trong hơn
nhân gia đình được pháp luật quy định như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài
4: Quyền bình đẳng của cơng dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (tiết 1)


<b>II. Hoạt động hình thành kiến thức </b>



<b>Hoạt động 1:1. Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình – a. Thế nào là </b>
<b>bình đẳng trong hơn nhân và gia đình</b><i><b>. </b></i>


<i><b>* Mục tiêu: </b></i>


- Học sinh hiểu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ và
chồng trong hôn nhân.


- Có năng lực đánh giá, nhận diện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng trong hôn nhân trong thực tiễn; năng lực tự học, tự giải quyết
vấn đề.


- Có ý thức nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật trong hôn nhân và gia đình.
<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


+ Giáo viên đặt vấn đề: Giới thiệu về vấn đề tình u, hơn nhân và gia đình
(có thể nhắc lại bài 12 – GDCD lớp 10), Luật Hơn nhân gia đình…


+ Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận lớp:


1. Hôn nhân được đánh dấu bằng sự kiện nào?


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

35


- Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận, tranh luận để trả lời vấn đề
đặt ra.


- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ.


+ HS: Cử đại diện trình bày


+ HS: Nhận xét bổ sung


- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét kết quả
thảo luận và định hướng học sinh nêu:


+ Kết hôn (Giấy chứng nhận đăng kí kết hơn).


+ Mục đích của hơn nhân: Xây dựng gia đình hạnh phúc; Sinh con và nuôi
dạy con; Tổ chức đời sống vật chất và tinh thần của gia đình.


+ Trong hôn nhân, các thành viên có mối quan hệ bình đẳng với nhau theo
quy định của pháp luật.


<i><b>* Sản phẩm mong đợi</b>: Học sinh giải quyết được các vấn đề mà tình huống </i>
đặt ra, từ việc giải quyết các vấn đề đó hình thành kiến thức của bài học và năng
lực giải quyết vấn cho học sinh đồng thời có được bài học cho bản thân từ tình
huống trên.


=> Giáo viên kết luận và hệ thống các nội dung kiến thức cho bài học trong
bảng ghi nhớ sau (HS ghi vào vở):


Ghi nhớ:


Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và
quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên
tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các
mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.



<b>Hoạt động 2:b. Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình – </b><i><b>Bình đẳng giữa </b></i>
<i><b>vợ và chồng. </b></i>


<i><b>1. Mục tiêu: </b></i>


- Học sinh hiểu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của vợ và
chồng trong hôn nhân. Nắm được các quyền và nghĩa vụ cụ thể của vợ và chồng
trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.


- Có năng lực đánh giá, nhận diện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng
giữa vợ và chồng trong hôn nhân trong thực tiễn; năng lực tự học, tự giải quyết
vấn đề.


- Có ý thức nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật.
<i><b>2. Cách tiến hành: </b></i>


<b>- Bước 1: Phát hiện vấn đề (nêu vấn đề) </b>
<i>* Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

36


(Lưu ý: Học sinh đã được giao nhiệm vụ từ tiết học trước về tìm hiểu vụ ly
hơn giữa vợ chồng “vua cà phê” bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê
Nguyên Vũ – chủ tịch tập đoàn cà phê Trung Nguyên)


<i>Vợ chồng bà Thảo ơng Vũ tại Tịa </i>
+ Giáo viên yêu cầu 2 đội chơi giải quyết tình huống sau:


“Do cuộc sống vợ chồng có nhiều bất đồng nên bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã
làm đơn ly hôn chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch tập đoàn cà phê


Trung Nguyên). Cuộc ly hôn đã kéo dài trong 3 năm (từ 2017), trở thành một
cuộc ly hôn nhiều điều tiếng, ồn ào được dư luận xã hội quan tâm mà chưa có
hồi kết.”


1. Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc ly hôn giữa bà Thảo và ơng Vũ
kéo dài và chưa có hồi kết? Em có đề xuất nào có thể đẩy nhanh cuộc ly hôn này
không?


<i>(Nguyên nhân: quyền nhân thân không được đảm bảo, ông Vũ không tôn </i>
<i>trọng bà Thảo khi bỏ nhà lên núi thiền trong thời gian dài…; vấn đề tài sản </i>
<i>chung và tài sản riêng giữa hai bên còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất.... </i>
<i>Học sinh nêu đề xuất theo quan điểm của mình.) </i>


2. Đứng trên lập trường của bản thân, em sẽ đưa ra những lập luận nào để
bảo vệ thân chủ của mình?”


<i>(Học sinh nêu lập luận theo quan điểm của mình.) </i>
<i>* Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập: </i>


<b>- Bước 2: Tìm giải pháp giải quyết vấn đề </b>


+ Hai đội chơi làm việc theo nhóm thông qua nghiên cứu, phân tích, tranh
luận vận dụng các kiến thức đã có để đưa ra giải pháp giải quyết các vấn đề mà
tình huống đặt ra.


Ví dụ: Với u cầu để bảo vệ thân chủ thì em cần lập luận ra sao?


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

37


được coi là tài sản chung giữa vợ và chồng do đó yêu cầu Tòa xét xử theo luật


định.


<b>- Bước 3: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề từ tình huống đặt ra: </b>


+ Các thành viên của đội chơi thực hiện giải pháp đã lựa chọn để giải quyết
vấn đề, các em sẽ tìm tịi, đưa ra các chứng cứ để thuyết phục Tòa nhằm bảo vệ
thân chủ của mình.


* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:


<b>- Bước 4: Trình bày và nghiên cứu sâu giải pháp (Kết luận, phát triển vấn đề) </b>
+ Hai đội chơi tiến hành phiên tòa và phần tranh luận để bảo vệ quyền lợi cho
thân chủ của đội mình. Qua đó tình huống được giải quyết, các nội dung kiến
thức được hình thành đồng thời việc tranh luận giữa 2 đội sẽ giúp sáng tỏ vấn đề
và tìm được giải pháp hợp lí nhất.


<i><b>* Sản phẩm mong đợi</b>: Học sinh giải quyết được các vấn đề mà tình huống </i>
đặt ra, từ việc giải quyết các vấn đề đó hình thành kiến thức của bài học và năng
lực giải quyết vấn cho học sinh đồng thời có được bài học cho bản thân từ tình
huống trên.


=> Giáo viên kết luận để học sinh thấy được vấn đề nhân thân, tài sản là một
trong những nội dung quan trọng trong mối quan hệ vợ chồng nên cần phải có
quy định của pháp luật về vấn đề đó để bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên trong
hôn nhân và cả khi phải ly hôn…và hệ thống các nội dung kiến thức cho bài học
trong bảng ghi nhớ sau (học sinh ghi vào vở):


Ghi nhớ:


<i>b. Nội dung bình đẳng trong hơn nhân và gia đình </i>


<i><b>*</b> Bình đẳng giữa vợ và chồng: </i>


Pháp luật nước ta quy định: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vị và
quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Điều nay được thể hiện thông qua
quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.


<i>- Trong quan hệ nhân thân: </i>


+ Vợ chồng tơn trọng, giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau, tơn trọng quyền tự do
tín ngưỡng, tơn giáo của nhau.


+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt…
<i>- Trong quan hệ tài sản: </i>


+ Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản được
thể hiện qua quyền chiếm hữu, sở hữu, định đoạt. (Giáo viên có thể giải thích rõ
3 quyền này cho học sinh).


+ Đối với tài sản chung pháp luật quy định phải ghi tên cả vợ và chồng, các
giao dịch dân sự hay trao đổi, cho, tặng, mượn đều có sự bàn bạc, thảo thuận của
vợ và chồng (Tài sản chung là tài sản có được trong thời kỳ hơn nhân…).


+ Pháp luật nước ta quy định về quyền được có tài sản riêng của vợ hoặc
chồng, đối với tài sản này vợ hoặc chồng tồn quyền quyết định (Tài sản riêng:
có trước hôn nhân hoặc được thừa kế, tặng riêng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

38
dựng gia đình hạnh phúc bền vững.


<b>Hoạt động 3:1. Bình đẳng trong hơn nhân và gia đình – </b><i><b>Bình đẳng giữa </b></i>


<i><b>cha mẹ và con; giữa ơng bà và cháu; giữa anh, chị, em. </b></i>


<i><b>* Mục tiêu: </b></i>


- Học sinh hiểu được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
và con; ông bà và cháu; anh chị em trong gia đình.


- Có năng lực đánh giá, nhận diện một số hành vi vi phạm quyền bình đẳng
giữa cha mẹ và con; ông bà và cháu; anh, chị, em đồng thời hình thành năng lực
tự học, tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống gia đình, trong xã hội.


- Có ý thức nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, có trách nhiệm đối với cha mẹ,
ơng bà và các chị, em trong gia đình góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc.


<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:


+ Tổ chức cho học sinh thảo luận lớp theo chủ đề gợi ý sau:


Mối quan hệ giữa cha mẹ và con; ông bà và cháu; anh, chị, em trong gia đình
em được thể hiện như thế nào? Cho biết suy nghĩ của em về các biểu hiện đó?


- Học sinh thực hiện nhiệm vụ:


+ Học sinh thảo luận, tranh luận và phát biểu ý kiến; giáo viên có sự dẫn dắt,
định hướng trong quá trình tranh luận góp phần hình thành kiến thức cho học
sinh.


<i><b>* Sản phẩm mong đợi: </b></i>



+ Học sinh kể được những biểu hiện cơ bản trong các mối quan hệ giữa cha
mẹ và con; ông bà và cháu; anh, chị, em trong gia đình. Đưa ra quan điểm của
mình về những biểu hiện đó (có thể đồng tình hoặc khơng đồng tình).


=> Giáo viên kết luận và hệ thống các nội dung kiến thức cho bài học trong
bảng ghi nhớ sau (HS ghi vào vở):


Ghi nhớ:


<i>b. Nội dung bình đẳng trong hơn nhân và gia đình </i>
<i>* Bình đẳng giữa cha, mẹ và con. </i>


- Cha mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế) có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với
con: yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con,
chăm lo học tập và phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức cho con…


- Cha mẹ không được phân biệt đối xử với các con, các con trai – gái đều
được chăm sóc, giáo dục và học tập như nhau, không được lạm dụng sức lao
động của con, xúi giục, ép buộc con làm trái pháp luật, trái đạo đức.


- Ngược lại, con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha
mẹ, chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm mọi hành vi ngược đãi, hành
hạ, xúc phạm cha mẹ.


<i>* Bình đẳng giữa ông bà và cháu. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

39
<i>* Bình đẳng giữa anh, chị, em. </i>



- Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau.


- Trong trường hợp cha mẹ khơng cịn hoặc khơng có điều kiện thì anh, chị
em phải có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.


<b>III. Luyện tập </b>


<i><b>* Mục tiêu:</b></i> Giúp học sinh khắc sâu được những nội dung kiến thức vừa học
đồng thời vận dụng các kiến thức và kĩ năng để giải quyết các bài tập tình huống
qua đó hình thành năng lực và kĩ năng cho học sinh.


<i><b>* Cách tiến hành: </b></i>


- Học sinh làm bài tập trắc nghiệm (Giáo viên chiếu lên màn hình máy chiếu):
<b>Câu 1: Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau </b>
đây?


A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội


C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.


<b>Câu 2: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết </b>
hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:


A. Hơn nhân B. Hịa giải C. Li hôn D. Li thân.
<b>Câu 3</b>: Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình:
A. Đùm bọc, ni dưỡng nhau trong trường hợp khơng cịn cha mẹ.
B. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.



C. u q kính trọng ơng bà cha mẹ.


D. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.


<b>Câu 4: Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là: </b>
A. Các thành viên trong gia đình đối xử cơng bằng, dân chủ, tơn trọng lẫn nhau.


B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải
quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.


C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ
nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.


D. Tất cả các phương án trên.


<b>Câu 5: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là: </b>


A. Vợ và chồng có quyền như nhau trong chiếm hữu, định đoạt và sử dụng tài
sản chung.


B. Chồng là người toàn quyền quyết định tài sản chung của gia đình.
C. Tài sản chung ai quyết định cũng thế không cần phải trao đổi, bàn bạc với nhau.
D. Chỉ khi nào chồng cho phép mới vợ mới được sử dụng, định đoạt tài sản chung.
<b>Câu 6: Trong mối quan hệ vợ chồng, tài sản riêng được hiểu là: </b>


A. tài sản do vợ và chồng tạo ra do lao động, sản xuất kinh doanh trong thời
kì hơn nhân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

40



C. tài sản của vợ hoặc chồng có trước khi kết hơn hay được thừa kế riêng
trong thời kì hơn nhân.


D. tài sản mỗi người có được trước khi kết hơn và tồn bộ tài sản có được
trong thời kỳ hơn nhân.


<b>Câu 7: Biểu hiện của bình đẳng trong hơn nhân là: </b>


A. Chỉ có người vợ mới có nghĩa vụ kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và giáo
dục con cái.


B. Chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú và quyết định số con.


C. Vợ, chồng cùng bàn bạc với nhau trong việc quyết định các cơng việc của
gia đình.


D. Việc ni dạy con hồn tồn là trách nhiệm của người vợ người chồng còn
lo việc lớn.


<b>Câu 8: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? </b>
A. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.


B. Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con ni.


D. Cha mẹ được quyền quyết định việc lựa chọn trường, chọn ngành học cho con.


<b>Câu 9: Cha mẹ không được ép buộc, xúi giục con làm những điều trái pháp </b>
luật là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong qun hệ hơn nhân và gia đình?



A. Bình đẳng giữa các thế hệ. B. Bình đẳng về quyền tự do.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ của cha mẹ. D. Bình đẳng giữa cha mẹ và con.
<b>Câu 10: Bà L là giáo viên nghỉ hưu, gần đây bà đã tự nguyện cho Hội khuyến </b>
học phường mượn ngôi nhà là tài sản bà được cháu trai tặng riêng làm địa điểm
mở lớp học tình thương mặc dù ông P chồng bà không muốn bà cho mượn chút
nào.Việc làm của bà L là


A. vi phạm quan hệ tài sản về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.


B. khơng vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
C. vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong hơn nhân gia đình.
D. vi phạm quan hệ nhân thân trong bình đẳng giữa vợ và chồng.


<i><b>* Sản phẩm mong đợi: </b></i>


- Học sinh làm được bài tập, giải quyết được vấn đề đặt ra trong những câu
hỏi vận dụng thấp và vận dụng cao (những câu hỏi được xây dựng thành tình
huống cụ thể).


<b>IV. Vận dụng/ Mở rộng. </b>


<i><b>* Mục tiêu</b></i>: HS vận dụng kiến thức đã hình thành ở các hoạt động để giải
quyết các vấn đề thực tiễn


<i><b>* Cách tiến hành</b></i>:


- Giáo viên giao nhiệm vụ:


+ Tìm những câu chuyện ý nghĩa hoặc những câu chuyện khiến em trăn trở về


chủ đề gia đình có thực trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

41
+ Mã 102:


<b>Câu 118: Vì con trai là anh C kết hơn đã nhiều năm mà chưa có con nên bà G </b>
mẹ anh đã thuyết phục con mình bí mật nhờ chị D vừa li hôn mang thai hộ. Phát
hiện việc anh C sống chung như vợ chồng với chị D là do bà G sắp đặt, chị H vợ
anh đã tự ý rút toàn bộ số tiền tiết kiệm của gia đình rồi bỏ đi khỏi nhà. Thương
con, bà T mẹ chị H sang nhà thông gia mắng chửi bà G. Những ai dưới đây vi
phạm nội dung quyền bình đẳng trong hơn nhân và gia đình?


A. Bà G, anh C, bà T và chị H. B. Bà G, chị D và anh C.
C. Bà G, anh C, chị H và chị D. D. Bà G, anh C và chị H.
+ Mã 304:


<b>Câu 110: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ </b>
chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai
tuổi thường xun khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông
gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị
đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi
phạm nội dung quyền bình đẳng trong hơn nhân và gia đình?


A. Anh H, chị M và ông G. B. Chị M, bà S, ông G và chị Y.
C. Anh H, chị M và bà S. D. Anh H, chị M, bà S và ông G.
<b>C. Tài chính và việc làm. </b>


- Học sinh làm bài ở nhà
<i><b>* Sản phẩm mong đợi: </b></i>



- Học sinh tìm được một số câu chuyện điển hình về gia đình trong cuộc sống
và hoàn thành các câu hỏi trắc nghiệm trong đề thi THPTQG.


<b>V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY: </b>


- Giáo viên cần nhắc nhở một số học sinh chuẩn bị tốt nội dung đã yêu cầu để
phục vụ bài học.


- Có sự gợi mở nhất định cho học sinh đối với tình huống khó.
<b>5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: </b>


- Trong điều kiện giảng dạy của nhà trường, tôi đã áp dụng sáng kiến và
thu được nhiều lợi ích như nâng cao hứng thú học tập của học sinh, đạt kết quả
cao trong học tập bộ môn và trong kỳ thi THPTQG.


- Sáng kiến có thể áp dụng trong dạy học cho bộ mơn GDCD nói chung
và GDCD lớp 12 nói riêng trong tất cả các nhà trường THPT và có thể áp dụng
trong ôn thi THPTQG môn GDCD.


<b> 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không </b>
<b> 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: </b>


- Về phía giáo viên:


+ Giáo viên cần phải trau dồi kiến thức chuyên môn sâu sắc, linh hoạt trong sử dụng các
PPDH và có vốn hiểu biết xã hội về nội dung kiến thức của đề tài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

42


hành áp dụng sáng kiến. Đồng thời, giáo viên cần tiến hành ứng dụng công nghệ


thông tin trong khi áp dụng sáng kiến.


- Về phía học sinh: Học sinh phải có thái độ học tập nghiêm túc; tìm hiểu
và chuẩn bị đầy đủ theo các yêu cầu của GV trước khi học; có tinh thần chủ
động, tích cực, sáng tạo trong giờ học, tích cực tham gia các nhiệm vụ học tập
khi giáo viên đề ra.


<b>8. Đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: </b>


Để đánh giá lợi ích của sáng kiến, tơi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm
ở lớp mình dạy. Sau khi thực nghiệm đề tài, trải qua quá trình phân tích định
tính, định lượng và xử lý kết quả thực nghiệm đã khẳng định sử dụng PPDH nêu
và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một giải pháp mang tính khả thi và
thu được nhiều lợi ích. Cụ thể q trình thực nghiệm và kết quả như sau:


<i>* Q trình thực nghiệm: Tơi xác định các nội dung sau: </i>


- Địa bàn thực nghiệm: Tôi tiến hành thực nghiệm tại trường THPT Lê Xoay,
nơi tôi đang làm việc.


- Thời gian thực nghiệm: Năm học 2018 – 2019.


- Đối tượng thực nghiệm: tôi chọn 2 lớp tôi trực tiếp giảng dạy sau:
Lớp 12A10: Lớp thực nghiệm (TN) có sĩ số 35 học sinh (HS).
Lớp 12A8: Lớp đối chứng (ĐC) có sĩ số 31 HS.


Hai lớp trên có điểm đầu vào, kết quả điểm mơn GDCD nói riêng và điểm
trung bình học tập của năm học 2017- 2018 là tương đối như nhau. Cụ thể:


<i>Bảng kết quả học tập môn GDCD tại lớp thực nghiệm (12A10) và lớp đối </i>


<i>chứng (12A8) trước khi thực nghiệm </i>


<b>Lớp </b> <b>Sĩ số </b>


<b>Điểm </b>


<b>Trung bình </b> <b>Khá </b> <b>Giỏi </b>


<b>SL </b> <b>TL </b>


<b>(%) </b> <b>SL </b>


<b>TL </b>


<b>(%) </b> <b>SL </b>


<b>TL </b>
<b>(%) </b>
<b>ĐC </b>


<b>(12A8) </b> 31 1 3.2 11 35,5 19 61,3


<b>TN </b>


<b>(12A10) </b> 35 1 2.9 13 37,1 21 60


- Thực nghiệm được tiến hành song song trên 2 lớp (lớp thực nghiệm và lớp
đối chứng) tại trường THPT Lê Xoay. Lớp đối chứng được tiến hành trước, tôi
giảng dạy theo nội dung, phương tiện và phương pháp truyền thống, sẵn có. Với
lớp thực nghiệm, tôi giảng dạy theo kế hoạch, thiết kế sử dụng PPDH nêu và


giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH đã minh họa ở trên. Cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

43


đình – phần “Bình đẳng giữa vợ và chồng” tôi tiến hành kiểm tra 15 phút đối với
cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng (cùng bài, cùng đề kiểm tra).


+ Sau khi thực nghiệm xong tất cả các nội dung, tôi tiến hành lấy ý kiến phản
hồi của HS bằng phiếu điều tra và hỏi trực tiếp học sinh của lớp thực nghiệm
(12A10).


<i>* Kết quả thu được sau thực nghiệm: </i>


Để đánh giá kết quả tổng hợp về nhận thức, thái độ và hành vi của học
sinh, tôi đã tiến hành kiểm tra 15 phút dành cho cả lớp đối chứng, lớp thực
nghiệm và phiếu trưng cầu ý kiến học sinh sau khi sử dụng PPDH nêu và giải
quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH dành riêng cho lớp thực nghiệm. Sau đó, tơi sử
dụng một số cơng thức tốn học để tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm.
Gồm có bộ câu hỏi đánh giá sau:


<b>- Đánh giá về nhận thức: Đề kiểm tra tiến hành sau khi thực nghiệm dành cho </b>
cả hai lớp (Đính kèm phụ lục)


<b>- </b>Đánh giá về thái độ học tập: Phiếu khảo sát trưng cầu ý kiến học sinh sau
khi áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH dành cho lớp
thực nghiệm (Đính kèm phụ lục). Tôi thu được kết quả sau:


I. Về nhận thức:


- Sau khi cho HS cả hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra, tôi đã thu được kết


quả về số lượng (SL) theo điểm trung bình, khá, giỏi như sau:


<i>Bảng kết quả về nhận thức tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực nghiệm </i>


<b>Lớp </b> <b>Sĩ số </b> <b>Điểm </b>


<b>Trung bình </b> <b>Khá </b> <b>Giỏi </b>


<b>SL </b> <b>SL </b> <b>SL </b>


<b>ĐC (12A8) </b> 31 1 8 22


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

44


<i>Biểu đồ thể hiện kết quả về mặt nhận thức tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng </i>


+ Bảng kết quả cũng như biểu đồ trên cho thấy, kết quả học tập bộ môn của lớp
thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, cụ thể: ở lớp đối chứng vẫn tồn tại
HS ở điểm trung bình chiếm 3,2% còn ở lớp thực nghiệm khơng có HS điểm
trung bình, tỉ lệ HS đạt điểm ở mức khá thấp hơn lớp đối chứng chiếm 35% ( lớp
ĐC chiếm 38,7%) và tỉ lệ đạt điểm giỏi là 65% (lớp ĐC chiếm 58.1%). Với kết
quả này phần nào khẳng định việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa
trên NCTHĐH đã mang đến hiệu quả nhất định trong việc nâng cao chất lượng
học tập bộ môn GDCD lớp 12.


- Tiến hành áp dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong
toàn bộ năm học 2018 – 2019 cho lớp thực nghiệm tôi thu được kết quả thi
THPTQG năm 2018- 2019 như sau:


<i>Bảng kết quả thi THPTQG giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau thực </i>


<i>nghiệm: </i>


<b>Lớp </b> <b>Sĩ số </b> <b>Điểm thi THPTQG </b> <b>Điểm </b>


<b>trung bình </b>


<b>Trung bình </b> <b>Khá </b> <b>Giỏi </b>


<b>SL </b> <b>SL </b> <b>SL </b>


<b>ĐC (12A8) </b> 31 0 8 23 8,44


<b>TN (12A10) </b> 35 0 5 30 8,55




0
5
10
15
20
25
30


SL SL SL


Trung bình Khá Giỏi


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

45



<i>Biểu đồ thể hiện kết quả thi THPTQG giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng </i>
<i>sau thực nghiệm: </i>


+ Nhìn vào bảng và biểu đồ kết quả trên cho thấy điểm trung bình chung thi
THPTQG ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng tuy không nhiều nhưng
đáng chú ý là số lượng học sinh đạt điểm giỏi ở lớp này cao hơn hẳn lớp đối
chứng với số lượng là 30/35 HS chiếm 85,7% lớp đối chứng có 23/31 HS chiếm
74,2%. Điều này, một lần nữa khẳng định việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết
vấn đề dựa trên NCTHĐH đã có những tác động nhất định làm nâng cao nhận
thức cũng như phát triển tư duy của học sinh. Kết quả này đã góp phần nâng cao
điểm trung bình mơn GDCD tồn trường làm cho điểm thi môn GDCD của nhà
trường được xếp thứ nhất tỉnh trong kỳ thi THPTQG năm 2019.


II. Về thái độ:


<i>* Qua quan sát của giáo viên: </i>HS hào hứng, quan tâm đến các tình huống
được xây dựng từ các trường hợp điển hình (hoặc các trường hợp điển hình được
sử dụng); các em tích cực tìm tịi, tranh luận để đưa ra giải pháp giải quyết vấn
đề được đặt ra từ tình huống.


<i>* Kết quả phiếu trưng cầu ý kiến: </i>


- Với các câu hỏi 1, 2, 3: Về thái độ tích cực trong xây dựng bài, làm việc
nhóm và hồn thành nhiệm vụ tơi thu được kết quả: Đa số học sinh có thái độ
tích cực trong phát biểu bài học, làm việc nhóm và hồn thành nhiệm vụ học tập
đều ở mức độ rất tích cực/ rất tốt và tích cực/ tốt, chỉ có tỉ lệ nhỏ ở mức bình
thường thậm chí là 0% đối với mức khơng quan tâm/ khơng hồn thành. Điển
hình như câu hỏi số 2, có 22/35 ý kiến HS chiếm tỉ lệ 62,9% cho rằng rất tích
cực, 22,9% (8/35) cho rằng tích cực, 8,5 % cho rằng bình thường, căng thẳng
5,7% và 0 % cho rằng không quan tâm. Từ kết quả này cho thấy, đa số học sinh


có thái độ tích cực làm việc nhóm khi giáo viên u cầu giải quyết các vấn đề
mà tình huống điển hình. Khi được giáo viên hỏi lí do, các em lí giải các tình


0
5
10
15
20
25
30
35


SL SL SL


Trung bình Khá Giỏi


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

46


huống điển hình đa số gần gũi trong cuộc sống nên mang đến sự quan tâm và
hứng thú đồng thời các em muốn vận dụng kinh nghiệm và các kiến thức đã học
để giải quyết tình huống thử xem sức mình đến đâu. Do vậy, việc GV sử dụng
các trường hợp điển hình là rất cần thiết để phát huy năng lực tự giải quyết vấn
đề cho học sinh.


- Với câu hỏi 6: thái độ tiếp nhận các tình huống điển hình từ bài học của HS
là khác nhau, tuy nhiên đa số học sinh có tâm lí thích thú, quan tâm đến các tình
huống được đặt ra. Cụ thể:


<b>Thái độ của HS khi dạy học dựa trên NCTHĐH </b>



<b>Thái độ </b> <b>SL (HS) </b> <b>TL(%) </b>


Rất thích, hào hứng tham gia 22/35 62,9


Thích 8/35 22,9


Bình thường 3/35 8,5


Căng thẳng 2/35 5,7


Uể oải, chán nản 0 0


Không quan tâm 0 0


Ý kiến khác:……… 0 0


<b> </b>


+ Về cách xử sự của HS khi tiếp nhận các tình huống điển hình và các nhiệm
vụ học tập ở câu 7 và câu 8, ý kiến học sinh tích cực suy nghĩ, thảo luận, tìm tịi
để giải quyết vấn đề chiếm số lượng tương đối cao, cụ thể: ở câu 7, số lượng ý
kiến về thái đô tích cực suy nghĩ và thực hiện yêu cầu và nội dung tích cực suy
nghĩ, huy động kiến thức để thực hiện nhiệm vụ ở câu 8 đều đạt là 30/35 chiếm
tỉ lệ 85,7%; nội dung có suy nghĩ nhưng không phát biểu ý kiến là 11,4%. Ở câu
hỏi này có tỉ lệ rất thấp với nội dung không quan tâm và không tham gia là
2,9%.


<b>Thái độ của HS khi dạy học dựa trên NCTHĐH (Câu hỏi 7) </b>


<b>Hoạt động của HS </b> <b>SL (HS) </b> <b>TL(%) </b>



Tích cực suy nghĩ và thực hiện theo yêu cầu 30 85,7
Suy nghĩ vấn đề nhưng không phát biểu ý kiến 4 11,4


Không quan tâm, không tham gia 1 2,9


Ý kiến khác 0 0


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

47


kiến HS chiếm tỉ lệ cao trên 86%. Điều này cho thấy tính tích cực của việc áp
dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một giải pháp có
tính khả thi và đem lại hiệu quả tương đối tốt trong dạy học theo định hướng
phát triển năng lực của học sinh.


+ Đối với nội dung đánh giá về tính khoa học, tính thực tiễn và tính vừa sức
(tính sư phạm) ở câu hỏi 9 phần lớn ý kiến HS cho rằng các tình huống được xây
dựng trên các trường hợp điển hình khá gần gũi, hấp dẫn, đa dạng, vừa sức và
gắn với nội dung bài học chiếm tỉ lệ 90% và ý kiến HS cho rằng hơi khó chiếm
6%, địi hỏi q sức với bản thân các em chiếm 4%. Với kết quả này, một mặt
giáo viên tiếp tục phát huy việc áp dụng PPDH trên vừa có những điều chỉnh
hợp lí trong xây dựng các tình huống điển hình nhằm đảm bảo cho tất cả học
sinh có cơ hội tham gia và phát huy hết khả năng của mình.


+ Các câu hỏi 5 và 10 có nội dung về điểm khơng hài lịng của em khi được
học bài theo PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH và đề xuất của
em để nâng cao hiệu quả của PPDH này tôi thu được kết quả sau: Hầu hết học
sinh lựa chọn phương án có ý kiến khác cùng với đề xuất: Cần tiến hành PPDH
này với những hình thức phong phú, thực tế hơn khơng nên bó hẹp trong khơng
gian lớp học và thời gian của 1 giờ học, ý kiến này chiếm tỉ lệ 82%. Một số học


sinh khơng có ý kiến khác và đề xuất nào đối với việc sử dụng PPDH trên.


<i>* Kết luận: </i>


Sau khi thực nghiệm đề tài, trải qua q trình phân tích định tính, định
lượng và xử lý kết quả thực nghiệm đã khẳng định sử dụng PPDH nêu và giải
quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH là một giải pháp mang tính khả thi và thu được
nhiều lợi ích.


Việc sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH trong
dạy học GDCD lớp 12 đã nâng cao được kết quả học tập bộ môn thể hiện qua
điểm số của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng. Đặc
biệt, ở lớp thực nghiệm số học sinh đạt điểm giỏi cao hơn nhiều so với lớp đối
chứng trong nhận thức và trong kỳ thi THPTQG. Đồng thời, qua quan sát giờ
dạy thực nghiệm cũng như thực tế áp dụng tôi nhận thấy việc sử dụng PPDH
nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH đã tạo được hứng thú đối với học
sinh, các em tích cực trong các hoạt động được giao, khơng khí lớp học sơi nổi,
thoải mái và vui vẻ, hiệu quả làm việc nhóm được nâng cao. Năng lực tự học, tự
giải quyết vấn đề của học sinh bước đầu được hình thành, các em biết cách giải
quyết hợp lí trước một số tình huống đặt ra trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

48
sống và học tập hàng ngày.


<b>9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng </b>
<b>sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: </b>


- Các tổ chức, cá nhân có thể thu được những lợi ích nhất định trong việc áp
dụng sáng kiến như: nâng cao chất lượng học tập bộ môn, nâng cao điểm thi
THPTQG môn GDCD đối với những học sinh thi Tổ hợp khoa học xã hội bởi


PPDH nêu và giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH thực sự là một giải pháp khá
hiệu quả, đảm bảo tính khả thi trong dạy học các nội dung pháp luật của môn
GDCD lớp 12. Đặc biệt, giải pháp này khá phù hợp và mang lại hiệu quả khơng
chỉ cho các lớp 12 nói chung mà cả cho các lớp ôn thi THPTQG môn GDCD.


<b>10. Danh sách các nhân áp dụng thử sáng kiến kinh nghiệm lần đầu: </b>
<b>Số </b>


<b>TT </b> <b>Tên tổ chức/cá nhân </b> <b>Địa chỉ </b>


<b>Phạm vi/Lĩnh vực </b>
<b>áp dụng sáng kiến </b>
1 Hà Thị Nam Trường THPT Lê Xoay GDCD 12


<i>Vĩnh Tường, ngày...tháng....năm... </i>
<b>Thủ trưởng đơn vị </b>


<i>Vĩnh Tường, ngày 15 tháng 2 năm 2020 </i>
<b>Tác giả sáng kiến </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

49


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>


<b>1. Mai Văn Bính (Chủ biên, 2018), Sách giáo khoa GDCD lớp 12, Nxb Giáo </b>
dục Việt Nam, Hà Nội.


<b>2. Mai Văn Bính (Tổng Chủ biên, 2007), Sách giáo viên GDCD lớp 12, Nxb </b>
Giáo dục, Hà Nội.



<b>3</b>. Phùng Văn Bộ (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên
cứu triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.


<b>4. Phạm Thị Dinh (2015), Vận dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp </b>
điển hình trong dạy học mơn GDCD lớp 12, Sáng kiến kinh nghiệm, Trường
THPT Sông Ray, Đồng Nai.


<b>5</b>. I.Ia.Lecnen (1976), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội,


<b>6. V.O.Kon (1976), Những cơ sở dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội. </b>
<b>7. Hoàng Thị Thanh (2019), Sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp </b>
điển hình trong dạy học mơn GDCD lớp 12 ở các trường THPT huyện Bắc
Quang, tỉnh Hà Giang”, Luận văn thạc sĩ.


<b>8. Đề thi THPTQG; Đề thi khảo sát chất lượng của Tỉnh.</b>
<b>9. Tài liệu từ Internet </b>


<b>- </b>
-


-


-


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

50
<b>PHỤ LỤC </b>
<b>1. </b> <b>Bộ câu hỏi đánh giá kết quả thực nghiệm </b>


<i><b>1.1.</b><b> Đề kiểm tra nhận thức </b></i>



<b>Họ và tên:………... </b> <b>ĐỀ KIỂM TRA MÔN GDCD </b>


<b>Lớp: ……… </b> <i>Thời gian: 15 phút </i>


<b>Câu 1: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật </b>
<b>A. có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm. </b>


<b>B. có mức độ rất nguy hiểm và bị coi là tội phạm. </b>
<b>C. có mức độ đặc biệt nguy hiểm. </b>


<b>D. có mức độ nguy hiểm và bị coi là tội phạm. </b>


<b>Câu 2: Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm tới các quan hệ </b>
<b>A. sở hữu và quan hệ gia đình. </b> <b>B. tài sản và quan hệ gia đình. </b>
<b>C. kinh tế và quan hệ tình cảm. </b> <b>D. nhân thân và quan hệ tài sản. </b>
<b>Câu 3: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi </b>
tội phạm và bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?


<b>A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. </b> <b>B. Từ đủ 14 tuổi trở lên. </b>
<b>C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. </b> <b>D. Từ đủ 17 tuổi trở lên. </b>


<b>Câu 4: Anh K là trưởng phòng tài nguyên của sở T. Anh thường xuyên đến cơ </b>
quan rất đúng giờ để điểm danh, sau 15 – 20 phút anh đi ra ngoài ăn sáng. Hành
vi của anh P có vi phạm pháp luật khơng? Nếu có thì thuộc loại vi phạm nào?


<b>A. Có / kỉ luật. </b> <b>B. Có / hành chính. </b>


<b>C. Khơng vi phạm. </b> <b>D. Có/ dân sự. </b>


<b>Câu 5: A là sinh viên đại học đi xe máy Air blade về quê chơi, T 16 tuổi - em </b>


trai A mượn xe máy của anh trở K - bạn cùng lớp đi chơi. Do vừa nghe điện
thoại vừa lái xe nên T đã đâm vào xe của X đang sang đường (đúng quy định)
làm X bị thương nặng, tổn hại 13% sức khỏe. Trong trường hợp này T đã vi
phạm pháp luật nào?


<b>A. Dân sự và hình sự. </b> <b>B. Hành chính và hình sự. </b>
<b>C. Hành chính và dân sự. </b> <b>D. Hình sự. </b>


<b>Câu 6: </b>Anh G có tình cảm với chị H nhưng chị H lại thích anh K. Bực tức vì
anh K ở nơi khác đến tán gái làng nên G đã rủ X và P đánh K làm K bị gãy tay
còn xe máy của K bị vỡ toàn bộ yếm, đèn. S bạn K khi nghe K kể liền đến gặp G
để nói chuyện, trong lúc bực tức S đánh G bị thương gây tổn hại 11% sức khỏe
và phá hỏng đồ đạc có giá trị trong nhà G. Trong trường hợp này, những ai vi
phạm pháp luật và vi phạm pháp luật nào?


<b>A. G, X, P, S/ hình sự, hành chính. </b> <b>B. G, X, P, S/ - hình sự, dân sự. </b>
<b>C. G, X, P, S/ dân sự, hành chính. </b> <b>D. K, G, X, P/ dân sự, kỉ luật. </b>


<b>Câu 7: Vợ chồng giữ gìn danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau là biểu hiện </b>
bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

51


<b>Câu 8: Sau khi kết hôn với anh G (20 tuổi), chị L (18 tuổi) quyết định học thêm </b>
đại học để lấy bằng cử nhân nhưng anh G không cho phép, nhiều lần ngăn cản.
Hành vi của anh G đã


<b>A. xâm phạm quyền, nghĩa vụ học tập của vợ. </b>
<b>B. phù hợp với vai trò của người chồng. </b>



<b>C. xâm phạm quyền riêng tư của vợ. </b>
<b>D. xâm phạm quan hệ nhân thân trong hôn nhân. </b>


<b>Câu 9: Trong mối quan hệ vợ chồng, tài sản riêng được hiểu là: </b>


<b>A. tài sản do vợ và chồng tạo ra, thu nhập do lao động trong thời kì hôn nhân. </b>
<b>B</b>. tài sản vợ và chồng được thừa kế hay được tặng chung trong thời kỳ hôn nhân.


<b>C. tài sản vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn hay tài sản được thừa kế riêng, </b>
được tặng riêng cho vợ hoặc chồng trong thời kì hơn nhân.


<b>D. tài sản mỗi người có được trước khi kết hơn và tồn bộ tài sản có được </b>
trong thời kỳ hơn nhân.


<b>Câu 10: Pháp luật quy định như thế nào về tài sản chung của vợ chồng? </b>
<b> A. Người chồng có quyền sử dụng và định đoạt. </b>


<b> B. Vợ, chồng có quyền sở hữu ngang nhau. </b>


<b> C. Người vợ có tồn quyền sử dụng và định đoạt. </b>


<b> D. Người chồng có quyền định đoạt sau khi thơng báo cho vợ biết. </b>


<b>Câu 11: Bà L là giáo viên nghỉ hưu, gần đây bà đã tự nguyện cho Hội khuyến </b>
học phường mượn ngôi nhà là tài sản bà được cháu trai tặng riêng làm địa điểm
mở lớp học tình thương mặc dù ơng P chồng bà khơng muốn bà cho mượn chút
nào. Việc làm của bà L là


<b>A. vi phạm quan hệ nhân thân trong bình đẳng giữa vợ và chồng. </b>
<b>B. vi phạm quan hệ tài sản trong bình đẳng giữa vợ và chồng. </b>



<b>C. khơng vi phạm bình đẳng trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. </b>
<b>D. vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. </b>


<b>Câu 12: Do có tính ghen tng, anh Đ đã nhiều lần đánh vợ mình là chị V nên </b>
chị đã viết đơn li hơn gửi Tịa án nhân dân. Chị gái của chị V là chị M thương
em nên đã lên Facebook nói xấu, bơi nhọ anh Đ khiến uy tín của anh ở cơ quan
bị ảnh hưởng. Bà Q là mẹ ruột của anh Đ biết chuyện liền đuổi chị V ra khỏi nhà
và gọi điện cho bố mẹ chị V để lăng mạ, xúc phạm. Những ai sau đây vi phạm
quyền bình đẳng trong hơn nhân và gia đình?


<b>A. Anh Đ và chị M. </b> <b>B. Anh Đ và bà Q. </b>


<b>C. Anh Đ, bà Q và chị M. </b> <b>D. Chị V, anh Đ và chị M. </b>
<i>---<b>HẾT</b>--- </i>


<b>ĐÁP ÁN </b>


<b>1 </b> <b>2 </b> <b>3 </b> <b>4 </b> <b>5 </b> <b>6 </b> <b>7 </b> <b>8 </b> <b>9 </b> <b>10 </b> <b>11 </b> <b>12 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

52
<i><b>1.2.</b></i> <i><b>Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh </b></i>


<b>PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN HỌC SINH </b>


<b>SAU KHI SỬ DỤNG PPDH NÊU VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DỰA TRÊN </b>
<b>NCTHĐH TRONG GIẢNG DẠY GDCD LỚP 12 </b>


<i>Mong các em vui lịng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau bằng </i>
<i>cách đánh dấu (<b>x</b>) vào <b>� </b>trước câu trả lời đúng với ý kiến của các em (ở một số </i>


<i>câu có thể chọn nhiều hơn 1 câu trả lời); hoặc ghi câu trả lời vào một số câu </i>
<i>hỏi dưới đây . </i>


<b>Trường ……….. </b>
<b>Lớp ……… </b>


<b>Họ và tên ……….(Có thể ghi hoặc không) </b>
<b>Câu 1. </b>Trong giờ học em có tham gia phát biểu ý kiến của mình trước những
trường hợp điển hình giáo viên đề cập đến không?


� Rất thường xuyên� Thường xuyên� Thỉnh thoảng � Không bao giờ


<b>Câu 2. Khi tiến hành làm việc nhóm để tìm giải pháp giải quyết tình huống điển </b>
hình được đặt ra em thường tham gia ở mức độ nào?


� Rất tích cực � Tích cực � Bình thường � Khơng quan tâm


<b>Câu 3. </b>Khi được giao nhiệm vụ giải quyết các tình huống điển hình được đặt ra
trong bài học em hoàn thành ra sao?


� Rất tốt � Tốt � Bình thường � Khơng hồn thành


<b>Câu 4. Các trường hợp điển hình được đưa ra trong bài học về nội dung pháp </b>
luật trong mơn GDCD lớp 12 có tác dụng giúp em trong việc:


� Dễ dàng tiếp cận nội dung bài học.
� Khắc sâu kiến thức bài học


� Kích thích hứng thú học tập mơn học.



� Rèn luyện tư duy, năng lực tự giải quyết vấn đề.


Ý kiến khác ………


<b>Câu 5. Điểm không hài lòng của em khi sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề </b>
dựa trên NCTHĐH?


� Những trường hợp điển hình được đề cập đến khơng liên quan đến bài học.
� Hình thức học tập theo đơn vị lớp không phù hợp với PPDH này.


� Cách thức tổ chức dạy học chưa hợp lí.


Ý kiến khác ………


<b>Câu 6: Trong giờ học môn GDCD với nội dung pháp luật, khi giáo viên sử dụng các </b>
tình huống được xây dựng từ các trường hợp điển hình em cảm thấy:


� Rất thích, hào hứng tham gia.
� Thích.


� Bình thường.
� Căng thẳng.
�Uể oải, chán nản.
� Không quan tâm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

53


<b>Câu 7: Trong giờ học môn GDCD lớp 12, sau khi giáo viên tổ chức dạy học dựa </b>
trên NCTHĐH, em thường:



� Tích cực suy nghĩ và thực hiện yêu cầu.


� Suy nghĩ vấn đề nhưng không phát biểu ý kiến tham gia.
� Không quan tâm, không tham gia.


Ý kiến khác………
<b>Câu 8: Trong giờ học môn GDCD lớp 12, em thường tham gia những hoạt động </b>
nào để giải quyết vấn đề được đặt ra trong bài học:


� Tích cực suy nghĩ và huy động kiến thức của bản thân để thực hiện.
� Tích cực tìm tịi và nghiên cứu tài liệu để giải quyết vấn đề.


� Thảo luận với các bạn trong nhóm, lớp để giải quyết.
� Khơng quan tâm, không tham gia giải quyết.


Hoạt động khác………


<b>Câu 9: Trong dạy học mơn GDCD lớp 12, các tình huống điển hình được đưa ra </b>
trong bài học thường:


� Vừa sức, đảm bảo thực hiện tốt.


� Gần gũi, đa dạng và hấp dẫn đối với học sinh.
� Bình thường, thiếu hấp dẫn.


� Phải nỗ lực hết sức mới giải quyết được.


� Cố gắng hết sức nhưng không giải quyết được.
� Xa rời nội dung bài học.



� Gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.


Ý kiến khác………
<b>Câu 10: Đề xuất của em để giáo viên có thể xây dựng và sử dụng PPDH nêu và </b>
giải quyết vấn đề dựa trên NCTHĐH hiệu quả hơn?


………
….………


Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của em!


<b>2. </b> <b>Kết quả thi THPTQG của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng năm học </b>
<b>2018 – 2019: </b>


<b>ĐIỂM THI THPTQG MÔN GDCD NĂM 2019 </b>
<b>(LỚP TN – 12 A10) </b>


<b>STT </b> <b>LỚP </b> <b>HỌ VÀ TÊN </b> <b>ĐIỂM </b>


1 12A10 LÊ THỊ THU AN 8.50


2 12A10 NGUYỄN PHƯƠNG ANH 8.75


3 12A10 NGUYỄN THỊ HẢI ANH 7.75


4 12A10 LÊ HỒNG ÁNH 9.50


5 12A10 LÊ THỊ NGỌC ÁNH 9.25


6 12A10 HỒNG NGỌC BÍCH 8.25



7 12A10 TRẦN THỊ KIỀU DIỄM 8.00


8 12A10 TRƯƠNG QUANG DIỄN 8.75


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

54


10 12A10 LÊ THANH DUYÊN 8.50


11 12A10 NGUYỄN THỊ DUYÊN 9.25


12 12A10 LÊ THỊ THÚY HIỀN 9.00


13 12A10 TRẦN THỊ THU HIỀN 7.50


14 12A10 ĐẶNG THỊ HOAN 9.50


15 12A10 NGUYỄN THỊ HUYỀN 8.00


16 12A10 ĐỖ THỊ HƯƠNG 9.25


17 12A10 LÊ THỊ HƯƠNG 8.00


18 12A10 NGUYỄN THỊ HƯƠNG 8.75


19 12A10 ĐẶNG THỊ THU HƯỜNG 7.25


20 12A10 NGUYỄN THỊ KIM LIÊN 8.00


21 12A10 LÊ THỊ MỸ LINH 8.75



22 12A10 NGUYỄN THỊ MỸ LINH 7.75


23 12A10 LƯƠNG HỒNG LOAN 9.00


24 12A10 NGUYỄN THỊ NGA 9.50


25 12A10 NGUYỄN HỒNG NHUNG 8.25


26 12A10 NGUYỄN THỊ NHUNG 9.25


27 12A10 KIỀU THỊ THU PHƯƠNG 8.25


28 12A10 LƯƠNG HỒNG PHƯƠNG 8.25


29 12A10 NGUYỄN THỊ QUỲNH 8.25


30 12A10 NGUYỄN THỊ QUỲNH 8.75


31 12A10 HỒ PHƯƠNG THẢO 9.00


32 12A10 NGUYỄN THỊ THẢO 9.00


33 12A10 VĂN THỊ THU 9.25


34 12A10 TRẦN THỊ THÙY 8.50


35 12A10 TRƯƠNG NGỌC TÚ 7.75


<b>ĐIỂM THI THPT QG NĂM 2019 </b>


<b>(LỚP ĐC – 12 A8)</b>


<b>STT </b>


<b>LỚP </b> <b>HỌ VÀ TÊN </b> <b>ĐIỂM THI </b>


<b>MÔN GDCD </b>


1 12A8 ĐỖ THỊ LAN ANH 8.75


2 12A8 NGUYỄN THỊ LAN ANH 7.50


3 12A8 NGUYỄN THỊ LAN ANH 9.00


4 12A8 PHẠM TUYẾT MAI ANH 9.00


5 12A8 NGUYỄN THỊ NGỌC ÁNH 8.00


6 12A8 TRẦN ĐỨC BÁCH 7.00


7 12A8 LÊ THỊ LINH CHI 8.75


8 12A8 LÊ THỊ GIANG 8.75


9 12A8 HOÀNG THU HẰNG 9.00


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

55


11 12A8 LÊ THỊ BÍCH HỒNG 8.25



12 12A8 BÙI THỊ HUỆ 9.50


13 12A8 TRẦN THỊ THÚY HƯƠNG 9.00


14 12A8 ĐỖ THỊ THU HƯỜNG 8.50


15 12A8 NGUYỄN THỊ BÍCH LAN 9.00


16 12A8 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LY 7.75


17 12A8 NGUYỄN THỊ NGỌC MAI 8.75


18 12A8 PHAN TRÀ MY 8.25


19 12A8 CAO THỊ HUYỀN MỸ 7.75


20 12A8 NGUYỄN THỊ NHÀN 9.25


21 12A8 BÙI THỊ HUỆ PHƯƠNG 7.25


22 12A8 ĐỖ HỒNG THẮM 8.00


23 12A8 ĐỖ THANH THÚY 7.75


24 12A8 LÊ THỊ MINH THƯ 9.00


25 12A8 NGUYỄN THỊ THANH THƯƠNG 9.50


26 12A8 LÊ THỊ THU TRANG 7.75



27 12A8 LÊ THỊ TRANG 8.50


28 12A8 NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG 8.00


29 12A8 NGUYỄN THỊ THU TRANG 9.50


30 12A8 VŨ THỊ MAI TRANG 8.00


31 12A8 VŨ THỊ ÁNH TUYẾT 9.00


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57></div>

<!--links-->
Sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề để nâng cao hiệu quả giảng dạy phần kim loại hoá học 12 trung học phổ thông
  • 107
  • 775
  • 3
  • ×