Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.9 KB, 40 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
<b>TRƯỜNG THPT LÊ XOAY</b>
<b>=====***=====</b>
<b>Tên sáng kiến: Vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy</b>
<b>* Mã sáng kiến: 57</b>
<b>BÁO CÁO KẾT QUẢ</b>
<b>NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN</b>
<b>1. Lời giới thiệu </b>
Trong hệ thống giáo dục nước ta, môn học nào cũng quan trọng và giữ vị
trí nhất định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục là đào tạo những con người
phát triển toàn diện, phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Lịch sử
với đặc thù riêng của bộ mơn có vai trị vơ cùng quan trọng trong đào tạo năng
lực của học sinh, đào tạo con người có bản sắc dân tộc, có tư duy độc lập sáng
tạo.
Trong thực tế, theo khảo sát của các nhà giáo dục Việt Nam, những năm
gần đây, chất lượng môn lịch sử của học sinh THPT ở nước ta ngày càng giảm
Xuất phát từ thực tế đó, việc đổi mới dạy và học lịch sử sao cho hiệu quả,
để học sinh biết, hiểu và tự hào về lịch sử…luôn là vấn đề trăn trở của những
người trong ngành giáo dục, của những người tâm huyết với lịch sử và đặc biệt là
những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn này.
Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc đổi
mới phương pháp dạy học môn lịch sử, tôi đã chọn đề tài<b>: Vận dụng dạy học</b>
<b>tích cực trong giảng dạy chủ đề: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 -2000)</b>
<b>Lịch sử lớp 12, tại trường THPT Lê Xoay.</b>
<b>2. Tên sáng kiến: Vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề:</b>
<b>Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 -2000), Lịch sử lớp 12, tại trường THPT</b>
<b>Lê Xoay.</b>
<b>3. Tác giả sáng kiến:</b>
- Họ và tên: Đặng Thị Thu Hường
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Lê Xoay
- Số điện thoại: 0986.176.456
- Email:
<b>4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.</b>
<b>5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:</b>
<b>7. Mô tả bản chất của sáng kiến:</b>
<b>7.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>
Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8, khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã khẳng định nhiệm vụ của ngành giáo dục là
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và
đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ chủ yếu học trên lớp
sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa,
nghiên cứu khoa học. Đẩy mạng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy và học”.
Trong lời mở đầu cuốn “Lịch sử nước ta” (1941) Bác Hồ đã khẳng định:
<i>“Dân ta phải biết sử ta</i>
<i>Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”</i>
Hai câu thơ trên vừa là lời khẳng định tầm quan trọng của lịch sử vừa là
lời nhắn nhủ của Người đối với mỗi người dân Việt Nam đặc biệt là những người
nghiên cứu lịch sử hãy không ngừng nghiên cứu tìm tịi, giành tâm huyết để biết,
để hiểu, để u và tự hào lịch sử dân tộc.
Môn lịch sử là một môn học vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho học
sinh những tri thức cần thiết, hữu ích về đời sống xã hội qua các thời kì lịch sử.
Từ đó học sinh có thể rút ra những bài học, quy luật áp dụng cho cuộc sống hiện
tại. Mặt khác môn lịch sử giáo dục cho học sinh về truyền thống dân tộc từ đó
Tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội chuyên ngành Sử từ năm 2003, đến
nay đã là một giáo viên dạy lịch sử hơn 10 năm, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm
cách đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn để cố gắng giúp học sinh thêm hiểu,
thêm yêu bộ môn lịch sử.
phương pháp dạy học đem lại hứng thú học tập cho học sinh trong việc tiếp thu
kiến thức, có thể nói đem lại làn gió mới cho các tiết học tránh được lối truyền
thụ kiến thức thụ động, một chiều, học sinh đã tích cực, chủ động trong lĩnh hội
tri thức và vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn đặt
ra
Từ cơ sở lí luận về định hướng đổi mới dạy học và thực tiễn đổi mới
phương pháp day học tôi đã lựa chọn đề tài: Vận dụng dạy học tích cực trong
<b>giảng dạy chủ đề: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 -2000), lịch sử lớp 12 tại</b>
<b>trường THPT Lê Xoay.</b>
<b>7.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU </b>
Nghiên cứu, vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề: Các nước
Á, Phi, Mĩ Latinh (1945-2000), lịch sử lớp 12 tại trường THPT Lê Xoay.
<b>7.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU </b>
<b>a. Khách thể nghiên cứu </b>
Quá trình dạy học lịch sử 12 ở trường THPT
<b>b. Đối tượng nghiên cứu </b>
Học sinh lớp 12, trường THPT Lê Xoay – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc.
<b>c. Phạm vi nghiên cứu </b>
Lịch sử thế giới lớp 12, phần Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000)
<b>7.4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC </b>
Nghiên cứu, vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề: Các nước
Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 -2000), lịch sử lớp 12 tại trường THPT Lê Xoay sẽ góp
phần khắc sâu kiến thức trọng tâm, phát triển kỹ năng cho học sinh, giúp học sinh
thêm hứng thú và yêu thích lịch sử.
<b> 7.5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU </b>
- Nghiên cứu cơ sở lí luận
- Nghiên cứu thực trạng về việc dạy và học lịch sử hiện nay ở trường
THPT.
- Nghiên cứu tìm ra qui trình sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích
cực nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.
- Thực nghiệm để kiểm chứng kết quả.
<b>7.6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>
<b>a.</b> <b>Phương pháp nghiên cứu lí thuyết </b>
- Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận về kỹ năng của bộ mơn.
- Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết
- Phương pháp phân loại
<b>b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn </b>
- Phương pháp quan sát, điều tra, khảo sát
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
<b>7.7. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI </b>
<b>a. Về mặt lí luận:</b>
Góp phần làm rõ cơ sở về lý luận của một chuyên đề dạy lịch sử có sự kết
hợp sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm đổi mới giảng dạy.
<b>b. Về mặt thực tiễn</b>
Xây dựng quy trình vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề: Các
nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 -2000), lịch sử lớp 12 tại trường THPT Lê Xoay
<b>7.8. CẤU TRÚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM </b>
Sáng kiến kinh nghiệm gồm có ba chương
<b>Chương I: Trình bày kết quả nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của</b>
đề tài.
<b>Chương II: Trình bày về qui trình thực hiện đề tài</b>
<b>Chương III: Trình bày về quá trình và kết quả kiểm nghiệm khi vận dụng</b>
dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945
<b>Nội dung cụ thể: </b>
<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:</b>
<b>1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề</b>
Dạy và học tích cực nhằm hướng tới tăng cường sự tham gia tích cực của
học sinh, tạo điều kiện phân hóa trình độ, đáp ứng các phong cách học, phát huy
khả năng tối đa của người học. Đảm bảo cho người học không những học “sâu”
mà cịn học “thoải mái”. Qua đó hình thành các kĩ năng hợp tác, giao tiếp, trình
bày, tìm kiếm, thu thập, xử lí thơng tin, giải qut vấn đề,... Đồng thời khuyến
khích giáo viên tìm tịi, sáng tạo, linh hoạt trong áp dụng các phương pháp, kĩ
thuật dạy học phù hợp với đối tượng học sinh và bối cảnh địa phương.
Để không ngừng phát triển các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực,
đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về chủ đề này. Và cũng có rất nhiều giáo
án, bài soạn ở các bộ mơn trong đó có lịch sử nghiên cứu theo hướng dạy học tích
cực. Tuy nhiên, để phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực đạt hiệu quả thì cần
căn cứ vào tình hình cụ thể của từng nơi, từng trường cụ thể, từng đối tượng học
sinh cụ thể.
còn ít, chủ yếu là những vấn đề lý luận chung chứ ít áp dụng theo từng bài, từng
chuyên đề dạy học cụ thể và chưa có sự kiểm nghiệm thực tế về hiệu quả.
<b>2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài:</b>
<b>a. Cơ sở lý luận của đề tài:</b>
Trong những năm gần đây, dạy học tích cực đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo chỉ đạo, thể chế hóa thơng qua các văn bản hướng dẫn giáo viên các cấp áp
Các phương pháp và kĩ thuật dạy học như: sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải
bàn, học theo hợp đồng, theo dự án... nhằm phát huy tối đa khả năng, hình thành
năng lực của người học. Học sinh được học thông qua thực hành và trải nghiệm,
tăng cường tính tự học, thay học “nơng” bằng học “sâu”. Học sinh được học trong
những giờ học thực sự có ý nghĩa thay cho thụ động lắng nghe, ghi chép, truyền
thụ một chiều, mang tính áp đặt như trước đây.
<b>b. Cơ sở thực tiễn của đề tài (Thực trạng tại trường THPT Lê Xoay</b>
<b>trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm): </b>
* Những thuận lợi:
<i>Về phía GV:</i>
Ngay từ đầu năm học nhóm chuyên môn đã sinh hoạt thường xuyên,
nghiêm túc, tích cực: đã rà sốt lại chương trình giảm tải, xây dựng chương trình
nhà trường, xây dựng các kế hoạch dạy học theo chuyên đề, kế hoạch nhóm, kế
hoạch cá nhân, GV đã tích cực học tập và nghiên cứu các công văn chỉ đạo thực
hiện nhiệm vụ năm học, ..Đặc biệt giáo viên đã được tập huấn phương pháp và kĩ
thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn HS tự học do Sở GD ĐT tổ
chức qua các năm, qua đó GV đã được học cách xây dựng; thiết kế bài học theo
các hoạt động học của HS, GV được học tiêu chí phân tích, rút kinh nghiệm bài
học theo hướng dẫn trong Cơng văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014
<i>Về phía HS :</i>
Có ý thức học tập tương đối tốt, một số HS đã được tập dượt phương pháp
<b>* Những khó khăn:</b>
Về phía GV:
- GV chưa mạnh dạn xây dựng hoạt động học cho HS theo hướng tự tìm
tịi, khám phá.
- Chuẩn bị bài dạy theo hướng phát triển năng lực của học sinh và hướng
dẫn học sinh tự học cần nhiều thời gian, cần sự chuẩn bị công phu và kỹ lưỡng
nên nhiều giáo viên cịn ngại.
Về phía HS:
- Đa số học sinh kĩ năng trình bày bài, ghi chép bài, thực hiện các nhiệm
vụ GV giao ở lớp còn chưa cao.
- Việc kết phối hợp theo dõi HS học bài, làm bài về nhà của GV với gia
đình cịn hạn chế và kém hiệu quả
- Một số HS thiếu tính tự giác trong việc tự học và tự làm bài tập ở nhà.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, với mong muốn đóng góp
một phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn lịch
sử, tác giả đã chọn đề tài: Vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề:
<b>Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 - 2000), lịch sử lớp 12 tại trường THPT Lê</b>
<b>Xoay.</b>
<b>CHƯƠNG II: QUI TRÌNH VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH CỰC</b>
<b>TRONG GIẢNG DẠY CHUYÊN ĐỀ: CÁC NƯỚC Á, PHI, MĨ LATINH</b>
<i><b>1. Phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học là gì? </b></i>
<b>Phương pháp dạy học: Khái niệm phương pháp dạy học ở đây được hiểu</b>
theo nghĩa hẹp, đó là các phương pháp dạy học, các mơ hình hành động cụ thể.
Phương pháp dạy học cụ thể là những cách thức hành động của giáo viên và học
sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội
dung và điều kiện dạy học cụ thể. Phương pháp dạy học cụ thể bao gồm những
phương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn. Bên
cạnh các phương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực
quan, làm mẫu, có thể kể một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết
vấn đề, phương pháp học tập theo tra cứu, phương pháp dạy học dự án…
<b>Kỹ thuật dạy học: Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên</b>
và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển
quá trình dạy học. Bên cạnh các kĩ thuật dạy học thường dùng, có thể kể đến một
số kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật
công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật bể cá, kỹ thuật tia chớp…
<i><b>2. Một số phương pháp dạy học tích cực</b></i>
<b>a. Dạy học giải quyết vấn đề</b>
có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thơng qua việc giải
quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức.
Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận
thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với những mức
độ tự lực khác nhau của học sinh. Các tình huống có vấn đề là những tình huống
khoa học chun mơn, cũng có thể là những tình huống gắn với thực tiễn.
<b>b. Dạy học theo dự án</b>
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện
một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo
ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với
tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế
họach, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết
quả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án
Dạy học dự án là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm
dạy học định hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và
quan điểm dạy học tích hợp. Dạy học dự án góp phần gắn lý thuyết với thực hành,
tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo
năng lực làm việc tự lực, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức
hợp, tinh thần trách nhiệm và khả năng cộng tác làm việc của người học.
<b>3. Một số kĩ thuât dạy học tích cực</b>
<b>a. Kỹ thuật động não (Brainstorming)</b>
Động não hay Công não (<i>Brainstorming</i>) là một phương pháp đặc sắc dùng
để phát triển nhiều giải pháp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt
động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó rút ra rất nhiều giải
pháp căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một
cách rất phóng khống và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ
càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như khơng giới hạn bởi các khía
cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
<b>b. Kỹ thuật XYZ (Còn gọi là kỹ thuật 635)</b>
Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực
<b>c. Kỹ thuật mảnh ghép </b>
tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp
tác (Khơng chỉ nhận thức hồn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt
kết quả và hồn thành nhiệm vụ ở Vịng 2).
<b>d. Bản đồ tư duy (Sơ đồ tư duy)</b>
Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép có thể sử dụng màu sắc và hình ảnh
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Nhờ sự kết nối giữa các nhánh, ý tưởng được
liên kết, do vậy bao quát được phạm vi sâu rộng. Kỹ thuật sơ đồ tư duy do Tony
Buzan đề xuất, xuất phát từ cơ sở sinh lý thần kinh về q trình tư duy: Não trái
đóng vai trị thu thập các dữ liệu mang tính logic như số liệu, não phải đóng vai
trị thu thập dữ liệu như hình ảnh, nhịp điệu, màu sắc, hình dạng v.v… Sơ đồ do
học sinh tự xây dựng sẽ giúp học sinh nhớ bài tốt hơn là sơ đồ do giáo viên xây
dựng, sau đó giảng giải cho học sinh.
<b>e. Kỹ thuật động não ABC</b>
Trước khi yêu cầu học sinh thảo luận về một chủ đề quan trọng, giáo viên
nên kích hoạt những kiến thức có sẵn của các em. Một trong những hình thức
kích hoạt là sử dụng kỹ thuật động não ABC. Học sinh sẽ nghĩ đến những từ ngữ
có liên quan đến chủ đề thảo luận, theo trình tự ABC.
<b>4. Vận dụng dạy học tích cực trong chuyên đề: Các nước Á, Phi, Mĩ</b>
<b>A. MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ: </b>
<b>1. Về kiến thức:</b>
Sau khi học xong chuyên đề học sinh cần nắm được:
* <i><b>Về khu vực Đơng Bắc Á</b></i>
- Những biến đổi về chính trị, kinh tế của khu vực Đông Bắc Á sau chiến
tranh thế giới thứ hai.
- Nắm được những sự kiện cơ bản của cuộc cách mạng ở Trung Quốc
(1946 – 1949) và ý nghĩa việc thành lập nước CHND Trung Hoa và những thành
tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung
* <i><b>Về các nước Đông Nam Á.</b></i>
- Nhận thức được quá trình giành độc lập và thành lập các quốc gia ở Đông
Nam Á, đặc biệt là các nước Inđônêxia, Lào và Campuchia.
- Những thành tựu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của các
nước Đông Nam Á sau khi giành được độc lập đặc biệt của nhóm 5 nước sáng lập
ASEAN.
- Hiểu rõ sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN: từ ASEAN 5 đến
ASEAN 10.
- Nhận thức được việc làm hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập và
những thành tựu về mọi mặt trong thời kì xây dựng đất nước của nhân dân Ấn
Độ.
<i><b>* Về các nước châu Phi và Mĩ La Tinh:</b></i>
Hiểu được quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập của nhân dân Châu Phi và
Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới thứ 2 diễn ra sôi nổi, các nước lần lượt giành
được độc lập và bảo vệ được nền độc lập của mình.
<b>2. Về thái độ:</b>
- Khâm phục cuộc đấu tranh giành, bảo vệ độc lập và những thành tựu
trong xây dựng đất nước mà các nước Á, Phi và Mĩ la tinh
- Bồi dưỡng tinh thần đồn kết quốc tế, có thái độ đồng tình, ủng hộ cuộc
đấu tra giành bảo vệ độc lập ở các nước châu Á, Phi và Mĩ La tinh.
<b>3. Về kĩ năng:</b>
- Rèn luyện khả năng khái quát, tổng hợp các vấn đề trên cơ sở những sự
kiện đơn lẻ.
- Rèn luyện tư duy phân tích, so sánh các sự kiện tiêu biểu. Biết sử dụng lược
đồ để trình bày các sự kiện tiêu biểu của phong trào đấu tranh giành bảo vệ độc lập.
- Rèn luyện khả năng đánh giá, rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
<b>4. Định hướng năng lực hình thành cho học sinh</b>
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề,
năng lực sáng tạo..
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tổng hợp, liên hệ, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, so sánh đối
chiếu.
+ Năng lực tái hiện diễn biến các phong trào đấu tranh giành độc lập.
+ Năng lực phân tích tính chất, ý nghĩa, rút ra bài học kinh nghiệm.
<b>B. Chuẩn bị của GV, HS.</b>
1. Giáo viên
- SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Máy tính, máy chiếu, phiếu học tập, giấy A0, Bút dạ.
- Hệ thống câu hỏi.
2. Học sinh
- SGK, tài liệu tham khảo, giấy A0, bút dạ.
- Chuẩn bị kỹ bài theo yêu cầu của cô.
<b>3. Giáo viên thống nhất kế hoạch học chuyên đề và giao nhiệm vụ cụ thể</b>
<b>cho HS:</b>
<b>3.1. </b><i><b>Tiết 1: Các nước Đông Bắc Á.</b></i>
<b>* Giáo viên:</b> yêu cầu HS tìm hiểu trước phần kênh hình và kênh chữ để thảo
luận trên lớp:
- Lược đồ các nước ĐBA trước và sau CTTG II.
- Hình ảnh Mao Trạch Đơng
- Tranh ảnh về thành tựu kinh tế, KHKT – quân sự của Trung Quốc trong
công cuộc cải cách - mở cửa...
- Tư liệu tham khảo về Trung Quốc...
<b>* Học sinh: tự khai thác tư liệu tham khảo trên mạng, báo chí về thành tựu</b>
cơng cuộc cải cách - mở cửa ở Trung quốc (từ 1978); chuẩn bị trước nội dung thảo
luận để trình bày trước lớp.
<i><b>3.2. Tiết 2 và 3: Các nước Đông Nam Á.</b></i>
<b>* Giáo viên:</b> yêu cầu HS tìm hiểu trước phần kênh hình và kênh chữ để thảo
luận trên lớp:
- Lược đồ các nước ĐNA sau CTTG II.
- Tranh ảnh về thành tựu kinh tế của các nước sáng lập ASEAN
- Tư liệu tham khảo về ASEAN...
<b>* Học sinh: tự khai thác tư liệu tham khảo trên mạng, báo chí về ĐNA (đặc</b>
biệt là ASEAN); chuẩn bị trước nội dung thảo luận để trình bày trước lớp.
<i><b>3.3. Tiết 4: Ấn Độ, Châu Phi và Mĩ Latinh.</b></i>
<i><b>3.4. Tiết 5: Kiểm tra 1 tiết.</b></i>
<b>C. Tiến trình tổ chức dạy học: </b>
<b>1.Ổn định lớp</b>
<b>- Lớp:</b>
<b>2. Tổ chức dạy học chuyên đề: </b>
<b>Tiết 1, Bài 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á</b>
<b>A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP</b>
<b>1. Mục tiêu</b>
GV sử dụng Lược đồ các nước Đơng Bắc Á, HS có thể xác định trên bản đồ
các nước, các vùng lãnh thổ ở khu vực Đơng Bắc Á, HS có thế biết đây là một khu
vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên, trước chiến tranh khu vực này đều là
thuộc địa của phát xít Nhật. Tuy nhiên các em chưa biết được sau khi chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc, tình hình khu vưc có nhiều biến đổi quan trọng cả về
chính trị và kinh tế.
2. Phương thức
<b>1. Mục tiêu</b>
- Trình bày được những chuyển biến của khu vực Đơng Bắc Á sau CTTG II;
Từ đó thấy được đây là khu vực phát triển năng động và đầy tiềm năng trên TG.
<b>2. Phương thức</b>
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS nghiên cứu vào SGK, quan sát
lược đồ ĐBA trước và sau CTTG II để so sánh, nhận xét, tìm ra những chuyển biến
lớn của khu vực về chính trị, kinh tế.
- GV hướng dẫn HS khai thác sâu hơn về tình hình Triều Tiên thơng
+ Lễ kí Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm diễn ra giữa những quốc gia
nào?
+ Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên lại xuất hiện
hai nhà nước?
+ Sự kiện này có tác động như thế nào đối với hai miền Triều Tiên?
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi
đàm thoại ở các cặp đơi, nhóm để tìm hiểu.
- HS suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
<b>3. Gợi ý sản phẩm</b>
* Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai khu vực Đơng Bắc Á có nhiều thay đổi
quan trọng
- Chính trị:
+ Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành cơng, nước Cộng hịa Nhân dân
Trung Hoa ra đời. Những năm 90, Hồng Kông, Ma Cao trở về chủ quyền của
Trung Quốc, Đài Loan vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của nước này.
+ Năm 1948, xuất hiện hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên: Đại hàn Dân
quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
+ Chiến tranh giữa hai miền Triều tiên kéo dài từ năm 1950 đến 1953 mới
kết thúc, cuối cùng Triều Tiên bị chia cắt bởi vĩ tuyến 38.
- Kinh tế:
+ Sau khi thành lập, các nước Đông Bắc Á bắt tay vào phát triển kinh tế và
đạt được nhiều thành tựu: Hàn Quốc, Đài Loan trở thành “con rồng kinh tế”, Nhật
Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh và cao nhất thế giới.
<b>II. Trung Quốc:</b>
- Giúp HS hiểu được sự ra đời của nhà nước mới theo chế độ XHCN có ý
nghĩa rất lớn với cả thế giới.
<b>* Phương thức</b>
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK , quan sát hình 8 SGK “chủ tịch Mao
Trạch Đơng tun bố thành lập nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa”.
+ Tóm tắt cuộc nội chiến giữa lực lượng Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản
( từ tháng 6-1946 đến tháng 10-1949).
+ Theo em cuộc nội chiến 1946 – 1949 ở TQ có tính chất gì? Tại sao?
+ Em biết gì về nhân vật Mao Trạch Đơng (tiểu sử, con người). Ơng có vai trị và
ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử phát triển của đất nước Trung Hoa? Bức ảnh muốn
nói lên điều gì?
+ Sự ra đời nước CHND Trung Hoa có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với
Trung Quốc và đối với thế giới?
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi
đàm thoại ở các cặp đơi, nhóm để tìm hiểu.
- HS suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa
Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản (1946-1949). Được sự ủng hộ to lớn của Liên Xơ, sau
thời gian phịng ngự tích cực, qn giải phóng Trung Quốc chuyển sang phản cơng và lần
lượt giải phóng các vùng do Quốc dân đảng kiểm soát. Cuộc nội chiến kết thúc, cuối năm
1949, quân Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu thất bại chạy sang Đài Loan,
toàn bộ Trung Quốc lục địa được giải phóng, nước CHND Trung Hoa ra đời ngày
1-10-1949, do Mao Trạch Đông làm Chủ tịch.
- Cuộc nội chiến ở Trung Quốc đã hoàn thành 2 nhiệm vụ dân tộc (được độc
lập hồn tồn), dân chủ (xố bỏ được tàn dư phong kiến)
- Mao Trạch Đông quê ở Hồ Nam, xuất thân trong một gia đình nơng dân nghèo.
Ông là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Trung Quốc; lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc
kháng chiến chống Nhật ( 1937-1945), có cơng lao to lớn trong việc thống nhất lục địa
Trung Quốc như một quốc gia.
- Ý nghĩa sự thành lập nước CHND Trung Hoa:
+ Đối với trong nước:
. Cuộc nội chiến kết thúc thắng lợi của ĐCS đã đánh dấu cuộc CMDTDC TQ đã
hoàn thành.
nhân dân TQ từ địa vị nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa ĐCS thành đảng cầm
quyền.
+ Đối với thế giới:
. Cách mạng Trung Quốc thành công, Trung Quốc tuyên bố đi lên CNXH, làm
CNXH nối liền từ châu Âu sang châu Á, do đó đã tăng cường lực lượng của CNXH.
. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới mà trước hết là
các nước ĐNA.
<b>2. Cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc</b>
<b>* Mục tiêu</b>
- Giúp HS nắm được nội dung, thành tựu của công cuộc cải cách của TQ từ
năm 1978 đến nay từ và sự thay đổi của bộ mặt đất nước TQ sau cải cách.
<b>* Phương thức</b>
GV chia cả lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS nghiên cứu SGK và làm việc trong thời
gian 4 phút theo những vấn đề sau:
Nhóm 1: Vì sao TQ tiến hành cải cách, mở cửa? cuộc cải cách mở cửa ở TQ được
đánh dấu bằng sự kiện nào?
Nhóm 2: Nội dung công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc?
Nhóm 3: Mục tiêu của cơng cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc là gì? Cải cách
có phải là từ bỏ CNXH?
Nhóm 4: Nhận xét những thành tựu đã đạt được sau cuộc cải cách mở cửa ở Trung
Quốc. Liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam?
HS thảo luận theo nhóm trình bày. GV nhận xét, bổ sung, làm rõ các ý. GV sử
dụng những hình ảnh tiêu biểu về công cuộc đổi mới ở TQ như cầu lớn Nam Phố,
Thượng Hải, chân dung nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ, quang cảnh buổi lễ trả Hồng
Kông cà Ma Cao về Trung Quốc để HS thấy được những thành công bước đầu trong
công cuộc cải cách ở Trung Quốc.
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
- Hoàn cảnh:
+ Sau 20 không ổn định ( 1959-1978), Trung Quốc đứng trước sự khủng hoảng
gay gắt về kinh tế - chính trị. Yêu cầu bức thiết nhất ở Trung Quốc lúc đó là phải tiến
hành cải cách, đổi mới để giải quyết khủng hoảng xã hội.
+ Tháng 12-1978, Trung ương ĐCS Trung Quốc đề ra đường lối mới do Đặng
Tiểu Bình khởi xướng, mở đầu cuộc cải cách kinh tế xã hội
- Nội dung đường lối cải cách mở cửa:
+ Kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản:
. Con đường CNXH.
. Chuyên chính dân chủ nhân dân.
. Sự lãnh đạo của ĐCS TQ.
. Kiên trì chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông.
+ Thực hiện cải cách trong nước, mở cửa với nước ngoài, chuyển nền kinh tế với
mục tiêu biến TQ thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
- Thành tựu:
+ Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao, GDP tăng trung bình hàng năm đạt 8%,
thu nhập quốc dân tăng nhanh đời sống nhân dân có nhiều cải thiện.
+ Khoa học- kĩ thuật: thử thành cơng bom ngun tử, chương trình thám hiểm
khơng gian được thực hiện từ năm 1992. Năm 2003 phóng tàu vũ trụ “Thần Châu 5”
cùng nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian vũ trụ. Sự kiện này đưa
Trung Quốc là một trong 3 nước trên thế giới có tàu cùng con người bay vào vũ trụ.
+ Đối ngoại: thực hiện đa dạng hóa quan hệ, vị thế trên trường quốc tế được nâng
cao; thu hồi chủ quyền Hồng Công, Ma Cao.
- Ý nghĩa:
+ Những thành tựu trên chứng minh sự đúng đắn trong đường lối cải cách
đất nước; làm tăng cường sức mạnh và vị thế của TQ.
+ Là bài học quý cho những nước đang tiến hành xây dựng và đổi mới đất
nước, trong đó có VN.
<b>C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP</b>
<b>1. Mục tiêu: Nhằm củng cố kiến thức, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mà</b>
HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: những biến đổi của khu
vực ĐBA sau CTTG2; Công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978).
<b>2. Phương thức</b>
GV giao nhiệm vụ cho HS và cho HS hoạt động cá nhân, trong q trình làm
1. Lập niên biểu các sự kiện thể hiện sự biến đổi của khu vực Đông Bắc Á
sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Lập niên biểu các sự kiện chính trong lịch sử Trung Quốc từ năm 1949
đến năm 2000.
...
<i><b>Tiết 2 và 3: Bài 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á </b></i>
Với việc HS quan sát lược đồ ĐNA cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và Lược
đồ ĐNA sau CTTG2, các em có thể so sánh thấy được sự chuyển biến lớn của khu
vực về chính trị: Các nước trong khu vực đều giành được độc lập. Tuy nhiên các
em chưa thể biết được đầy đủ, chi tiết cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân
ĐNA diễn ra như thế nào? Việc giành được độc lập đã giúp các nước có điều kiện
xây dựng phát triển kinh tế xã hội với nhiều thành tựu rực rỡ. Từ đó sẽ kích thích
sự tị mị, lịng khao khát muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình
thành kiến thức mới ở bài học
<b>2. Phương thức:</b>
GV giao nhiệm vụ cho HS: GV yêu cầu HS nắm được tình hình ĐNA cuối
thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và Lược đồ ĐNA sau CTTG2 để so sánh, nhận xét, tìm
ra những chuyển biến lớn của khu vực về chính trị, kinh tế.
<b>3. Gợi ý sản phẩm: </b>
Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn
<b>B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: </b>
<b>I. Các nước Đông Nam Á</b>
<b>1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai</b>
<b>Hoạt động 1. Tìm hiểu vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc</b>
<b>lập</b>
<b>* Mục tiêu: Giúp HS thấy được sự thay đổi, phát triển sôi động của khu vực</b>
này sau CTTG II.
<b>* Phương thức:</b>
- GV yêu cầu HS quan sát lược đồ khu vực ĐNA sau Chiến tranh thế giới
thứ hai và trả lời câu hỏi:
+ Qua quan sát lược đồ và SGK, em hãy kể tên các nước trong khu vực
ĐNA.
+ Tại sao trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á
lại trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
+ Phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước ĐNA sau Chiến tranh thế
giới thứ hai bùng nổ trong hồn cảnh lịch sử nào?
+ Nhìn trên lược đồ, em hãy xác định các nước Đông Nam Á giành được độc
lập năm 1945 và những nước giành độc lập sau năm 1945?
+ Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi
đàm thoại ở các cặp đơi, nhóm để tìm hiểu.
- HS suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
- ĐNA hiện nay có 11 quốc gia: Philippin, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt
Nam, Mianma, Xingapo, Inđônêxia và Đông Timo. Trước CTTG2, các nước ĐNA
đều là thuộc địa của thực dân phương Tây, trừ Xiêm.
+ ĐNA là một khu vực quan trọng được coi là “ ống thơng gió”, “ ngã ba
đường”, là nơi giao lưu giữa hai luồng văn hóa Đơng - Tây, có vị trí đặc biệt quan
trọng về hàng hải, an ninh, quốc phòng cho nên từ rất sớm, ĐNA đã là điểm đến
của các nước thực dân. Duy nhất có Thái Lan, nhờ chính sách ngoại giao khơn
khéo đã thốt khỏi sự kiểm sốt của các nước tư bản phương Tây và trở thành nước
phụ thuộc với vị trí vùng đệm và về cơ bản vẫn giữ được độc lập.
- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, phát xít Nhật đã xâm chiếm khu vực
này và bành trướng thế lực ở đây. Tháng 8-1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng
minh, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, điều kiện lịch sử này đã tạo cơ hội
khách quan thuận lợi cho các nước ĐNA đứng lên giành độc lập.
+ Năm 1945, có 3 nước tuyên bố độc lập: Inđônêxia ( 8-1945), Việt Nam
(9-1945), Lào (10-1945)
+ Ngay sau đó, các nước phương Tây xâm lược trở lại, các nước ĐNA tiếp
tục đấu tranh đến những năm 50 của thế kỉ XX, nhiều nước giành được độc lập:
- Kết quả: Đến giữa những năm 70, các nước ĐNA đã giành được độc lập.
Đây là biến đổi vơ cùng quan trọng vì sẽ tạo điều kiện cho các nước ĐNA phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng một cộng đồng ASEAN vững mạnh như
ngày nay.
- Cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước ĐNA diễn ra dưới những hình
thức khác nhau:
+ Con đường đấu tranh vũ tranh: Việt Nam, Lào, Campuchia.
+ Con đường đấu tranh hịa bình ít đổ máu, đấu tranh kết hợp với thương
thuyết giành độc lập: Mã Lai, Inđônêxia, Philippin.
<b>Hoạt động 2. Tìm hiểu cách mạng Lào (1945-1975) và Campuchia</b>
<b>( 1945-1993).</b>
- Giúp HS tìm hiểu những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập của Lào
và Cam-phu-chia; tinh thần đoàn kết chiến đấu của 3 dân tộc Đông Dương.
<b>* Phương thức</b>
- GV hướng dẫn HS lập bảng niên biểu các giai đoạn phát triển của cách
mạng Lào và Campuchia.
- Qua tìm hiểu quá trình đấu tranh của Lào và CPC, em hãy cho biết tình
đồn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương được thể hiện như thế nào?
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân nhân sau đó
- HS suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
<b>Bảng 1: Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào (1945 – 1975)</b>
<i><b>Các giai đoạn</b></i> <i><b>Thời gian</b></i> <i><b>Sự kiện chính và kết quả</b></i>
<i><b>Khởi</b></i> <i><b>nghĩa</b></i>
<i><b>chống quân phiệt</b></i>
<i><b>Nhật (1945)</b></i>
23/8/1945
12/10/1945
- Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
- Chính phủ Lào tuyên bố độc lập
<i><b>Kháng chiến</b></i>
<i><b>chống Pháp </b></i>
<i><b>(1945 – 1954)</b></i>
3/1945
1946 – 1954
07/1954
- Thực dân Pháp trở lại xâm lược Lào
- Phối hợp với nhân dân VN và CPC tiến hành
kháng chiến chống Pháp
- Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ cơng nhận
các quyền dân tộc cơ bản của Lào.
<i><b>Kháng chiến</b></i>
<i><b>chống Mĩ </b></i>
<i><b>(1954 – 1975)</b></i>
22/3/1955
21/2/1973
05 – 12/1975
01/12/1975
- Đảng nhân dân CM Lào được thành lập, lãnh
đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Mĩ.
- Mĩ và tay sai phải kí Hiệp định Viêngchăn
lập lại hồ bình, thực hiện hồ hợp dân tộc ở
Lào.
- Quân dân Lào nổi dậy giành chính quyền
trong cả nước.
- Nước CHND Lào chính thức thành lập.
<b>Bảng 2: Các giai đoạn phát triển của cách mạng CPC (1945 – 1993)</b>
<i><b>Các giai đoạn</b></i> <i><b>Thời gian</b></i> <i><b>Sự kiện chính và kết quả</b></i>
<i><b>chống Pháp</b></i>
<i><b>(1945 – 1954)</b></i>
10/1945
1951
09/11/1953
- Pháp trở lại xâm lược CPC
- Đảng nhân dân CM CPC được thành lập,
lãnh đạo nhân dân đấu tranh.
07/1954
Pháp vẫn cịn chiếm đóng.
- Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ công nhận
các quyền dân tộc cơ bản của CPC.
<i><b>Thời kì trung lập</b></i>
<i><b>(1954 – 1970)</b></i>
1954 – 1970 - Chính phủ Xihanúc thực hiện đường lối hồ
bình trung lập; đẩy mạnh cơng cuộc xây dựng
kinh tế, văn hố, giáo dục của đất nước.
<i><b>Kháng chiến</b></i>
<i><b>chống Mĩ</b></i>
<i><b>(1970 – 1975)</b></i>
18/3/1970
17/4/1975
- Mĩ điều khiển tay sai lật đổ chính phủ
Xihanúc.Campuhia tiến hành kháng chiến
chống Mĩ.
- Giải phóng thủ đô Phnômpênh. Đế quốc Mĩ
bị đánh bại.
<i><b>Đấu tranh chống</b></i>
<i><b>tập đoàn Khơme</b></i>
<i><b>đỏ (1975 – 1979)</b></i>
1975 – 1979
07/01/1979
- Nhân dân Campuchia nổi dậy đánh đuổi tập
đoàn Khơme đỏ do Pônpốt cầm đầu.
- Tập đồn Pơnpốt bị lật đổ. Nước CHND
Campuchia được thành lập.
<i><b>Nội chiến </b></i>
<i><b>(1979 – 1993)</b></i>
1979
23/10/1991
9/1993
- Bùng nổ nội chiến giữa Đảng nhân dân cách
mạng và các phe phái đối lập, chủ yếu là lực
lượng Khơme đỏ.
- Được cộng đồng quốc tế giúp đỡ, Hiệp định
hồ bình về Campuchia được kí kết tại Pari.
- Tổng tuyển cử bầu Quốc hội mới thành lập
Vương quốc CPC do Xihanúc làm quốc
vương.
- Tình đồn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đơng Dương được thể hiện:
Trong suốt tiến trình đấu tranh CM, nhân dân 3 nước VN, Lào, CPC luôn sát cánh
kề vai, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. Chiến thắng đạt được ở mỗi nước đều có tác
động cổ vũ, động viên hoặc cũng chính là thắng lợi của các nước bạn. Đặc biệt,
trong chiến dịch ĐBP (1954), quân dân Lào và CPC đã giúp đỡ đắc lực cho quân
dân VN cả về vật chất lẫn tinh thần. Thắng lợi của vẻ vang của quân dân VN trong
chiến dịch ĐBP đã buộc đế quốc Pháp – Mĩ phải kí Hiệp định Giơnevơ, cơng nhận
các quyền cơ bản của cả 3 nước Đơng Dương… Tình đồn kết, tương trợ của cả 3
nước ĐD là 1 trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của CM 3
nước.
<b>2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đơng Nam Á</b>
<b>a. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN</b>
<b>* Phương thức: </b>
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm nhỏ ( theo bàn), dựa theo Phiếu học
tập sau:
<i><b>Các chiến lược phát triển kinh tế của 5 nước sáng lập ASEAN:</b></i>
<i>Chiến lược</i> <i>Hướng nội</i> <i>Hướng ngoại</i>
<i>Thời gian</i>
<i>Mục tiêu</i>
<i>Nội dung</i>
<i>Thành tựu</i>
<i>Hạn chế</i>
<i><b>- </b></i>Lý do nào khiến nhóm 5 nước sáng lập ra ASEAN đã chuyển chiến lược
kinh tế hướng nội sang chiến lược kinh tế hướng ngoại vào những năm 60-70 của
thế kỉ XX trở đi?
- Việc thay đổi chiến lược phát triển kinh tế đã tạo ra sự thay đổi như thế nào
cho nền kinh tế của các nước sáng lập ra ASEAN?
- HS làm việc theo nhóm dựa vào SGK để hồn thành phiếu học tập.
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
<i><b>Các chiến lược phát triển kinh tế của 5 nước sáng lập ASEAN</b></i>
<b>Vấn đề so sánh</b> <b>Chiến lược hướng nội</b> <b>Chiến lược hướng ngoại</b>
Thời gian Từ khi giành độc lập đến<sub>những năm 60 - 70 </sub><sub>của thế</sub>
Từ năm 60 - 70 của thế kỉ XX trở
đi.
Mục tiêu
Nhanh chóng xố bỏ nghèo
nàn, lạc hậu, xây dựng nền
kinh tế tự chủ.
Khắc phục những hạn chế của
chiến lược hướng nội, làm cho
kinh tế phát triển, tạo nhiều việc
làm, giải quyết thất nghiệp, giải
quyết vấn đề thị trường.
Nội dung
Đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng nội địa, thay
thế hàng nhập khẩu, lấy thị
trường trong nước làm chỗ
dựa để phát triển sản xuất.
Thành tựu
Sản xuất đã đáp ứng nhu
cầu cơ bản của nhân dân,
Bộ mặt kinh tế, xã hội của các
nước này có sự biến đổi to lớn : tỉ
trọng công nghiệp và dịch vụ trong
nền kỉnh tế cao hơn nông nghiệp.
Hạn chế Thiếu vốn, nguyên liệu và
công nghệ.
Phụ thuộc vào vốn, thị trường
nước ngoài quá lớn
<b>3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN.</b>
<b>* Mục tiêu: HS nắm được những nét chủ yếu về tổ chức ASEAN: Bối cảnh</b>
thành lập, mục tiêu chính, sự mở rộng về tổ chức, quá trình hoạt động, quan hệ Việt
Nam - ASEAN.
<b>* Phương thức</b>
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Tổ chức ASEAN được thành lập trong bối cảnh lịch sử nào?
+ Mục tiêu chính của tổ chức này là gì?
+ Quá trình hoạt động và mở rộng số thành viên của tổ chức này diễn ra như
thế nào?
+ GV yêu cầu HS quan sát H11-SGK trả lời câu hỏi: Em biết gì về các nhân
vật trong bức hình? Bức hình phản ánh sự kiện lịch sử gì?
+ Vì sao Việt Nam gia nhập ASEAN? Việc gia nhập ASEAN sẽ tạo ra những
thời cơ và thách gì đối với đất nước?
- Trong hoạt động này GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân nhân sau đó
trao đổi đàm thoại ở các cặp đơi, nhóm để tìm hiểu.
- HS suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu.
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
- Hoàn cảnh ra đời:
+ Sau khi giành được độc lập, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á bước
vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện rất khó khăn. Các nước có nhu cầu
hợp tác với nhau để cùng giải quyết khó khăn và phát triển
+ Các tổ chức mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều,
những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã tác động đến các nước
Đông Nam Á.
+ Ngày 8-8-1967 tại Băng Cốc (Thái Lan), 5 nước: In-đô-nê-xi-a,
Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-lip-pin thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN).
- Mục tiêu: Xây dựng khu vực thịnh vượng dựa trên cơ sở hợp tác...
- Quá trình phát triển và mở rộng tổ chức:
+ Giai đoạn 1967-1975: ASEAN là một tổ chức còn non yếu, hợp tác còn
+ Tháng 2- 1976, Hội nghị cấp cao Ba-li kí Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ở
Đông Nam Á
+ Năm 1984 Bru-nây gia nhập... tháng 7-1995 Việt Nam gia nhập ASEAN.
Tháng 9-1997, Lào và Mianma gia nhập... Tháng 4- 1999 Campuchia được kết nạp
vào ASEAN.
+ Từ 5 nước sáng lập ban đầu đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành 10
nước thành viên... ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông
Nam Á thành khu vực hồ bình và ổn định hợp tác cùng phát triển.
+ H11 thể hiện bước phát triển vượt bậc của tổ chức ASEAN từ 6 nước
thành viên tiến lên 10 nước - tức là tất cả các nước ĐNA vào thời điểm đó. Các nhà
lãnh đạo của 10 nước khoác chặt tay nhau thể hiện sự quyết tâm, đoàn kết thống
nhất để đưa ĐNA trở thành khu vực phát triển thịnh vượng trong thế kỉ XXI.
- Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1995:
+ Mục đích, nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN nhất là Hiệp ước
Bali năm 1976 phù hợp yêu cầu phát triển của nước ta. Quan hệ ASEAN với Việt
Nam chuyển sang đối thoại hợp tác. Xu thế của thế giới từ nửa sau những năm 70
chuyển dần sang đối thoại hợp tác...
+ Đường lối đổi mới của Đảng ta năm 1986 về đối ngoại Việt Nam muốn
làm bạn với các nước, đa dạng hóa đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế...
<b>C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP</b>
<b>1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà HS</b>
đã lĩnh hội được ở hoạt động hình thành kiến thức về: quá trình đấu tranh giành độc
lập của các quốc gia ĐNA, tiêu biểu là Lào và Campuchia; Quá trình xây dựng,
phát triển và vai trò của tổ chức ASEAN; Những nét lớn về cuộc đấu tranh giành
độc lập và công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai.
- GV giao nhiệm vụ cho HS: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho HS
làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc, HS có thể trao đổi với bạn hoặc cơ giáo.
1. Lập bảng niên biểu về sự thành lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á
theo nội dung sau: Quốc gia, thời gian, nội dung sự kiện.
2. Hãy trình bày những biến đổi quan trọng của các nước ĐNA từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay. Theo em, trong những biến đổi đó thì biến đổi nào là
quan trọng nhất? Vì sao?
<b>3. Gợi ý sản phẩm</b>
1. Lập bảng niên biểu về sự thành lập các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á
theo nội dung sau: Quốc gia, thời gian, nội dung sự kiện.
<b>Quốc gia</b> <b>Thời gian</b> <b>Nội dung sự kiện</b>
Inđônêxia 17-8-1945 Tuyên bố độc lập, thành lập nước cộng hòa
Việt Nam 2-9-1945 Tuyên bố độc lập, thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa
Lào 12-10-1945
2-12-1975
- Tuyên bố độc lập, Chính phủ Lào ra mắt quốc dân
- Nước CHDCND Lào thành lập
Philippin 4-7-1946 Mĩ công nhận độc lập, nước Cộng hòa Philippin ra đời
Mianma 4-1-1948 Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập
Campuchia 9-11-1953
21-7-1954
- Pháp trao trả độc lập cho Campuchia nhưng quân đội
Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia
- Pháp cơng nhận độc lập hồn tồn của Campuchia
Xingapo 3-6-1959
9-8-1965
- Anh trao trả quyền tự trị
- Tách khỏi Malaixia, thànhlập nước Cộng hòa
Xingapo
Malaixia 31-8-1957 Tuyên bố độc lập
Brunay 1-1-1984 Tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp
Anh
Đông Timo 20-5-2002 Tuyên bố là quốc gia độc lập
2. Hãy trình bày những biến đổi quan trọng của các nước ĐNA từ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai đến nay. Theo em, trong những biến đổi đó thì biến đổi nào là
quan trọng nhất? Vì sao?
a, Những biến đổi của các nước ĐNA từ sau CTTG2 đến nay
+ Các nước ĐNA từ thân phận các nước thuộc đia, nửa thuộc và lệ thuộc đã trở
thành những nước độc lập (Tóm tắt q trình giành độc lập của các nước ĐNA sau
CTTG2)..
Lan, Malaixia đặc biệt là Xingapo có nền kinh tế phát triển nhất ở khu vực ĐNA và đươc
xếp vào hàng các nước tiên tiến trên thế giới.
+ Cho đến năm 1999, các nước ĐNA đều gia nhập Hiệp hội các quốc gia ĐNA
nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hịa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước
trong khu vực.
b. Trong những biến đổi đó, biến đổi quan trọng nhất là : từ thân phận các nước
thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc đã trở thành những nước độc lập. Nhờ có độc lập các
nước ĐNA mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội
của mình ngày càng phồn vinh.
<b>D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG</b>
<b>1. Mục tiêu</b>
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn
đề mới trong học tập và thực tiễn về
+ Hịa bình, an ninh và ổn định khu vực...
+ Vai trò của tổ chức ASEAN, mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN.
<b>2. Phương thức</b>
- GV giao nhiệm vụ cho HS ( HS làm bài tập ở nhà)
<i>1. Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á cần làm gì để bảo đảm hịa</i>
<i>bình, an ninh và ổn định ở khu vực? </i>
<i>2. Sưu tầm tranh ảnh về tổ chức ASEAN</i>
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương...
<b>3. Gợi ý sản phẩm</b>
<i>1. Hiện nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hịa</i>
<i>bình, an ninh và ổn định ở khu vực? </i>
- Tôn trọng và nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc trong Hiệp ước Bali
2-1976, căn cứ vào công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc tuyên bố về
cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, những tuyên bố có tính pháp lý quốc tế
khác.
- Từ các căn cứ trên, Hiệp hội các quốc gia ĐNA cần:
+ Đoàn kết với nhau thể hiện trách nhiệm chung đấu tranh bảo vệ hịa bình
và an ninh khu vực
+ Lên án mạnh mẽ những hành động vi phạm các nguyên tắc gây mất hịa
bình và an ninh khu vực.
(Cần vận dụng mục tiêu của ASEAN, các nguyên tắc trong Hiệp ước Bali và
liên hệ với tình hình thực tế để trình bày suy nghĩ của bản thân về một trong những
việc mà Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm để bảo đảm hồ bình, an ninh
và ổn định ở khu vực nói chung, ở Biển Đơng nói riêng (chẳng hạn như Đồn kết
và thể hiện trách nhiệm chung đối với các vấn đề liên quan đến hịa bình, an ninh
và phát triển của khu vực; thể hiện vai trị trung tâm trong vấn đề Biển Đơng; lên
án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu Trung Quốc tôn
trọng luật pháp quốc tế...).
<i>2. Sưu tầm tranh ảnh về tổ chức ASEAN</i>
...
Tiết 4: ẤN ĐỘ, CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH
<b>1. ẤN ĐỘ</b>
<b>a. Tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập</b>
<b>* Mục tiêu: HS nắm được những nét chính của phong trào đấu tranh giành độc lập</b>
dân tộc của nhân dân Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự ra đời của nước Cộng
hòa Ấn Độ ( 1950).
<b>* Phương thức:</b>
- GV sử dụng lược đồ các nước Nam Á,yêu cầu HS giới thiệu khái quát về
Ấn Độ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
+ Sử dụng kĩ thuật: mảnh ghép
+ Lớp được chia thành 4 nhóm chuyên gia (khoảng 10 đến 11 học sinh), GV
chia nhóm cho HS chuẩn bị ở nhà trước và được thể hiện trên giấy A0 (yêu cầu thể
hiện một cách sinh động bao gồm có nội dung và hình ảnh).
+ Nhóm 1: + Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giành
độc lập của nhân dân Ấn Độ có gì nổi bật?
+ Nhóm 2: + Vì sao thực dân Anh lại đưa ra phương án Maobattơn? Nêu nội
dung của nó?
+ Nhóm 3: Vì sao Ấn Độ đấu tranh chính trị hồ bình lại giành được độc
lập?
Nêu ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng hồ Ấn Độ.
+ Nhóm 4: GV u cầu HS quan sát bức ảnh chân dung Thủ tướng Nêru hỏi:
Em biết gì về G.Nêru? Ơng có ảnh hưởng như thế nào đối với lịch sử Ấn Độ?
- HS dán sản phẩm của nhóm mình trong lớp ở các vị trí khác nhau theo sơ
đồ Gv đưa ra
- HS nhóm chuyên gia có thời gian 7 phút để các thành viên lần lượt thuyết
trình cho nhau nghe về sản phẩm của Nhóm mình.
- Nhóm chun gia các thành viên được đánh số thứ tự từ 1 đến 10
- Nhóm mảnh ghép: Được chia thành 4 nhóm:
+ Nhóm A: các thành viên của nhóm chuyên gia mang số 1, 2 của tất cả các
nhóm và 3 (của nhóm 1,2)
+Nhóm B: các thành viên của nhóm chuyên gia mang số 3 (của nhóm 3, 4)
số 4, 5 của tất cả các nhóm
+Nhóm C: các thành viên của nhóm chuyên gia mang số 6,7 của tất cả các
nhóm và số 8 (của nhóm 1, 2)
+ Nhóm D: các thành viên của nhóm chuyên gia mang số 8 (của nhóm 3,4)
và số 9,10, 11 của tất cả các nhóm
- Nhóm mảnh ghép lần lượt di chuyển đến các sản phẩm của Nhóm chuyên
gia theo chiều kim đồng hồ
(Theo sơ đồ). Đến sản phẩm của nhóm nào thì chun gia của nhóm đó có
nhiệm vụ thuyết trình sản phẩm của nhóm mình. Thời gian cho các nhóm di chuyển
và thuyết trình là 4 phút.
- Sau khi đã hết thời gian của Nhóm mảnh ghép, các thành viên trở lại nhóm
chuyên gia của mình
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
N4 N
2
N3
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
A
B
D
- Ấn Độ nằm ở miền Nam châu Á, là quốc gia rộng lớn đông dân thứ hai thế
giới, với 1 tỉ 20 triệu người ( 2003). Ấn Độ bị thực dân Anh xâm chiếm biến thành
thuộc địa, đời sống nhân dân cực khổ, vì vậy nhân dân Ấn Độ tiếp tục vùng lên đấu
tranh chống thực dân Anh.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại,
phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
- Kết quả:
Trước sức ép của phong trào quần chúng, thực dân Anh phải công nhận độc
lập hoàn toàn cho Ấn Độ. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập
nước Cộng hòa. Nước Cộng hòa Ấn Độ được thành lập đánh dấu thắng lợi to lớn
của nhân dân Ấn Độ.
- Ý nghĩa:
+ Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi to
lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
- G. Nêru ( 1889-1964) là người có đóng góp lớn trong việc lãnh đạo nhân
dân Ấn Độ đấu tranh giành độc lập. sau khi Ganđi qua đời ( 1948), ông trở thành
lãnh tụ của Đảng Quốc đại, đã đưa sự nghiệp giải phóng dân tộc đến thắng lợi hồn
tồn, thành lập nước Cộng hịa Ấn Độ ( 26-1-1950). Ơng được bầu làm thủ tướng
Ấn Độ, ông đề ra nhiều kế hoach xây dựng phát triển kinh tế đất nước như cải tạo
nơng nghiệp, điện khí hóa đất nước...
<b> b. Công cuộc xây dựng đất nước.</b>
<b>* Mục tiêu: HS nắm được những thành tựu mà nhân dân Ấn Độ đạt được</b>
trong q trình xây dựng đất nước và chính sách đối ngoại của Ấn Độ.
<b>* Phương thức:</b>
- Ấn Độ đã đạt được những thành tựu nổi bật như thế nào trong cơng cuộc
xây dựng và phát triển đất nước?
- Trình bày chính sách đối ngoại của nước Cộng hịa Ấn Độ?
<b>* Gợi ý sản phẩm</b>
- Sau khi giành độc lập, Ấn Độ bước vào thời kì xây dựng đất nước, phát
triển kinh tế, văn hóa và đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
+ Trong nông nghiệp: nhờ thành tựu của cuộc “ cách mạng xanh” từ giữa
những năm 70 của thế kỉ XX Ấn Độ đã tự túc được lương thực và năm 1995 là
nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.
+ Công nghiệp: Đứng thứ 10 thế giới.
- Chính sách đối ngoại:
+ Xây dựng chính sách đối ngoại hịa bình, trung lập, tích cực.
+ Ủng hộ phong trào đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
+ Là một trong những nước sáng lập Phong trào khơng liên kết.
+ Ngày càng có vai trị, vị trí quan trọng trên trường quốc tế.
<b>2. Những thắng lợi lớn của phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Phi:</b>
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai với những điều kiện lịch sử mới….cuộc
đấu tranh giành độc lập của nhân dân Châu Phi có những bước phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt từ những năm 50 của thế kỉ XX, từ Bắc Phi phong trào nhanh chóng lan ra
các vùng khác.
+ Mở đầu là cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập (1952)
…lập nên nước Cộng hòa Ai Cập (18-6-1953). Năm 1952, nhân dân Libi giành
được độc lập, tiếp đó các quốc gia độc lập lần lượt xuất hiện như Tuynidi, Marốc,
Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghinê (1958)….
+ Năm 1960 với sự kiện 17 nước Châu Phi được trao trả độc lập đã được lịch
sử ghi nhận là năm Châu Phi. Trải qua 8 năm đấu tranh vũ trang chống Pháp (1954
- 1962), nhân dân Angiêri đã giành được thắng lợi.
+ Năm 1975, với thắng lợi của nhân dân Mơdămbích và Ănggơla trong cuộc
đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha, về cơ bản đã chấm dứt sự tồn tại của chủ
nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó.
+ Từ sau năm 1975, nhân dân các thuộc địa còn lại ở Châu Phi hoàn thành
cuộc đấu tranh đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập dân tộc và quyền
sống của con người. Tháng 4-1980 nước cộng hòa Dimbabuê được thành lập, tháng
3-1990, Mamibia tuyên bố độc lập. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng
tộc ở Nam Phi giành được thắng lợi…
<b>3. Những thắng lợi của phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở</b>
<b>Mĩ La tinh.</b>
-Nhiều nước Mĩ Latinh đã giành độc lập từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lệ
thuộc vào Mĩ. Mĩ tìm cách xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực này.
-Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh là chống chế độ độc tài, bảo vệ
độc lập, thực hiện dân chủ.
-Hình thức đấu tranh của Mĩ Latinh là rất phong phú:
+ Đấu tranh vũ trang ở Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa,
Chilê, En Xanvađo...
+ Bãi công của công nhân ở nhiều nước.
+ Nổi dậy của nơng dân địi ruộng đất.
-Q trình đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh :
+ Năm 1952, chế độ độc tài được thiết lập ở Cuba, chúng đàn áp nhân dân,
xoá bỏ dân chủ... Nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh dưới sự lãnh đạo của
Phiđen. Ngày 1-1-1959, chế độ độc tài sụp đổ, nước Cộng hoà Cuba ra đời do
Phiđen đứng đầu.
+ Trong những năm 60 - 70, phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài thân
Mĩ phát triển mạnh ở khu vực và thu nhiều thắng lợi.
- Năm 1964, phong trào đấu tranh của nhân dân Panama địi thu hồi chủ
quyền kênh đào diễn ra sơi nổi. Đến năm 1999, Mĩ phải trả lại kênh đào Panama.
-Trong năm 1963, vùng biển Caribê có 13 quốc gia giành độc lập.
-Chế độ độc tài bị xóa bỏ ở Achentina sau 1982, Bolivia (1982), Braxin
(1985), Chilê (1998), EnXanvađo (1989), Urugoay (1989). ..Kết quả là chính quyền
độc tài ở nhiều nước đã bị lật đổ, các chính phủ dân chủ được thành lập.
...
<b>Tiết 5: KIỂM TRA MỘT TIẾT(40 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỂ</b>
<b>KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ)</b>
<b>1. MA TRẬN CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM</b>
<b>Nội dung</b> <b>Nhận biết</b> <b>Thông hiểu</b> <b>Vận dụng</b> <b>Vận dụng</b>
<b>cao</b>
1. Các
nước Đông Bắc
Á
Câu 1, 2, 3, 4 Câu 21, 22 Câu 31 Câu 40
2. Các nước
Đông Nam Á.
Câu 5, 6, 7 Câu 23, 24, 25,
26, 27, 28, 29,
30
Câu 32, 33 Câu 39
3. Ấn Độ Câu 8, 9, 10, 11,
12, 13
Câu 34, 35
4. Châu Phi và
Mĩ La Tinh
Câu 14, 15, 16,
17, 18, 19, 20
Câu 36, 37, 38
<b>2. THIẾT KẾ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TRONG CHUYÊN ĐỀ: </b>
<b>Câu 1. Ba“con rồng” kinh tế ở Đông Bắc Á gồm</b>
A. Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan. B. Hàn Quốc, Hồng Công, Ma Cao.
C. Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. D. Hàn Quốc, Nhật Bản, Ma Cao.
<b>Câu 2. Ngày 01/10/1949 ở Trung Quốc diễn ra sự kiện</b>
B. Đảng Cộng sản tổ chức phản cơng.
C. nước Cộng hịa Nhân dân Trung Hoa ra đời.
D. kết thúc giai đoạn phịng ngự tích cực của quân giải phóng.
<b>Câu 3. Nội dung cải cách ở Trung Quốc từ 1978 là</b>
A. lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm.
B. lấy cải tổ chính trị làm trung tâm.
C. lấy xây dựng kinh tế - chính trị làm trung tâm.
D. lấy xây dựng văn hóa - tư tưởng làm trung tâm.
<b>Câu 4. Trước sự lớn mạnh của cách mạng Trung Quốc, lực lượng Quốc</b>
<b>dân đảng đã</b>
A. phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào
cách mạng Trung Quốc.
B. cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc.
C. chủ động hòa hoãn với Đảng cộng sản.
D. huy động tồn bộ lực lượng qn đội chính quy tấn cơng vào vùng
giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
<b>Câu 5. Cách mạng Lào năm 1945 giành chính quyền từ </b>
A. phát xít Nhật. B. đế quốc Pháp và phong kiến tay sai.
C. triều đình phong kiến Lào. D. phát xít Nhật và phong kiến tay sai.
<b>Câu 6. Nội dung nào là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội mà</b>
<b>nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện sau khi giành độc lập?</b>
A.Trình độ sản xuất thấp.
B. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
C. Tệ tham nhũng và quan liêu phát triển.
D. Thiếu vốn, nguyên liệu và thiếu thị trường.
<b>Câu 7. Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực</b>
<b>hiện chính sách đối ngoại như thế nào?</b>
A. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đơng Nam Á.
B. Đồn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ.
C. Hịa bình, trung lập.
D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
<b>Câu 8. Đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ</b>
<b>sau Chiến tranh thế giới thứ hai là</b>
A. công nhân, nơng dân, binh lính.
B. cơng nhân, binh lính, học sinh, địa chủ.
C. cơng nhân, nơng dân, binh lính, học sinh, sinh viên.
D. nông dân, địa chủ, binh lính.
<b>Câu 10. Giai cấp nào lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ởẤn Độ</b>
<b>sau Chiến tranh thế giới thứ hai?</b>
A .Giai cấp tư sản. B. Giai cấp vơ sản.
C. Q tộc tư sảnhóa. D. Giai cấp nông dân.
<b>Câu 11. Thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia (Ấn Độ và</b>
<b>Pakixtan) trên cơ sở</b>
A. văn hóa B . tôn giáo C. lãnh thổ D.dân cư
<b>Câu 12. Nội dung của “Kế hoạch Maobáttơn” là gì?</b>
A. Thành lập nước Ấn Độ của người theo Hồi giáo và nước Pakistan của
người theo Ấn Độ giáo
B. Chia Ấn Độ thành hai vùng: Đông và Tây Ấn Độ
C. Thành lập nước Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và nước Apganixtan
của người theo Hồi giáo
D. Thành lập nước Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và nước Pakistan của
người theo Hồi giáo.
<b>Câu 13. Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những</b>
<b>cường quốc phần mềm lớn nhất thế giớilà</b>
A.Cách mạng đỏ. B. Cách mạng trắng.
C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng chất xám.
<b>Câu 14. Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi đặc</b>
<b>biệt phát triển</b>
A. từ những năm 40 của thế kỷ XX. B. từ những năm 50 của thế kỷ XX.
C. từ những năm 60 của thế kỷ XX. D. từ những năm 70 của thế kỷ XX.
<b>Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng</b>
<b>tộc (Apacthai) ở Nam Phi ?</b>
A. Hiến pháp tháng 11-1993.
B. Nenxơn Manđêla trở thành tổng thống người da đen đầu tiên.
C. Nenxơn Manđêla được trả tự do.
D. Nhân dân Nam Phi nổi dậy khởi nghĩa vũ trang.
<b>Câu 16. Lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau</b>
A. Trung và Nam Mĩ.
B. Trung Mĩ, Nam Mĩ và vùng biển Caribê.
C. Nam Mĩ, Trung Mĩ, vùng biển Caribê và một phần Bắc Mĩ (Mêhicô).
D. Nam Mĩ, Trung Mĩ và Bắc Mĩ.
<b>Câu 18. Phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu Phi từ</b>
<b>những năm 50 của thế kỷ XX, mở đầu ở</b>
A. Bắc Phi. B. Trung Phi. C. Đông Phi. D. Nam Phi.
<b>Câu 19. Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi bị xóa bỏ vào thời gian</b>
<b>nào?</b>
A. Tháng 11/1993. B. Tháng 4/1993.
C. Tháng 1/1994. D. Tháng 2/1994.
<b>Câu 20. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ</b>
<b>latinh đã được mệnh danh là</b>
A. "Hòn đảo tự do". B. "Lục địa mới trỗi dậy".
C. "Lục địa bùng cháy”. D. "Hòn đảo anh hùng”.
<b>Câu 21. Nội dung nào không </b><i><b>phải</b></i><b> là ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng</b>
<b>hịa Nhân dân Trung Hoa?</b>
A. Hồn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
B. Chấm dứt100 năm ách nô dịch và đô hộ của chủ nghĩa đế quốc.
C. Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới.
D. Xây dựng đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
<b>Câu 22.Cuộc chiến tranh Triều Tiên ( 1950 - 1953) là sản phẩm của</b>
A. sự đụng đầu trực tiếp Xô – Mĩ. B. chiến tranh lạnh.
C. mẫu thuẫn giữa hai miền Triều Tiên. D. sự đụng đầu gián tiếp Xô – Mĩ.
<b>Câu 23. Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại</b>
<b>sau khi giải quyết xong vấn đề</b>
A. Việt Nam. B. nhân quyền.
C. biển Đông. D. Campuchia.
<b>Câu 24. Biến đổi quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á từ sau</b>
<b>Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là</b>
A. trở thành các quốc gia độc lập.
B. trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
C. trở thành một khu vực hịa bình, hợp tác, hữu nghị.
D. thành lập Hiệphội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
<b> Câu 25. ASEAN là một tổ chức ra đời nhằm cùng hợp tác trên lĩnh vực</b>
A. kinh tế, chính trị. B. kinh tế, quân sự.
<b>Câu 26. Sự kiện nào đã mở ra thời kì phát triển mới cho tổ chức</b>
<b>ASEAN?</b>
A. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
B. Vấn đề Cam pu chia được giải quyết
C. Chiến tranh lạnh chấm dứt.
D. Hiệp ước Ba li được kí kết năm 1976.
<b>Câu 27. Đâu </b><i><b>khơng</b></i><b> phải là nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN ?</b>
A. Cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển
B. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài
C. Nhiều tổ chức hợp tác khu vực thế giới xuất hiện nhiều
D. Cần có nhiều thuộc địa.
<b>Câu 28. Mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn</b>
<b>từ năm 1967 đến năm 1976 là</b>
A. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.
B. đối đầu căng thẳng.
C. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.
D. giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống
Pháp và Mỹ.
<b>Câu 29. Nội dung nào sau đây </b><i><b>không có</b></i><b> trong chiến lược cơng nghiệp</b>
<b>hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN?</b>
A. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
B. tiến hành “mở cửa” nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật
D. phát triển ngoại thương.
<b>Câu 30. Ý nào </b><i><b>không phải</b></i><b> là biến đổi của các nước Đông Nam Á sau</b>
<b>Chiến tranh thế giới thứ hai?</b>
A. Các nước Đông Nam Á hầu hết tham gia ASEAN.
B. Hầu hết các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
C. Kinh tế các nước Đông Nam Á đều phát triển.
D. Các nước Đông Nam Á đều tham gia các liên minh quân sự.
<b>Câu 31. Điều kiện cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi của cách mạng</b>
<b>dân tộc dân chủ Trung Quốc là</b>
A. lực lượng cách mạng Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai phát
triển mạnh.
B. được sự giúp đỡ của Liên Xô.
C. tác động của phong trào cách mạng thế giới.
<b>Câu 32. Nguyên nhân khách quan đã tạo điều kiện cho các quốc gia</b>
<b>Đông Nam Á giành được độc lập năm 1945?</b>
A. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.
C. Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Inđônêxia.
D. Thực dân Pháp bị Nhật đảo chính mất quyền thống trị ở Đông Dương.
<b>Câu 33. Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã tập</b>
<b>trung đẩy mạnh hoạt động hợp tác tronglĩnh vực nào là chủ yếu?</b>
A. Hợp tác trên lĩnhvực du lịch. B . Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế.
C. Hợp tác trên lĩnhvực quân sự. D. Hợp tác trên lĩnhvựcgiáodục.
<b>Câu 34. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đối tượng và mục tiêu cốt lõi</b>
<b>của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ là</b>
A. chống thực dân Anh, đòi độc lập dân tộc.
B. chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc.
C. chống thực dân Anh, thành lập Liên đoàn Hồi giáo.
D. chống chế độ phong kiến, xây dựng xã hội tự do.
<b>Câu 35. Việc thực dân Anh đưa ra phương án “Mao-bát-tơn”, chia đất</b>
<b>nước Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị - Ấn Độ và Pakixtan đã chứng tỏ</b>
A. cuộc đấu tranh đòi độc lập dân tộc của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi
hoàn toàn.
B. thực dân Anh không quan tâm đến việc cai trị Ấn Độ nữa.
C. thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị và bóc lột Ấn Độ.
D. thực dân Anh đã nhượng bộ, là điều kiện thuận lợi cho nhân dân Ấn Độ
tiếp tục đấu tranh.
<b>Câu 36. Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải phóng dân tộc ở khu</b>
<b>vực Mĩ Latinh với châu Phi là</b>
A. đấu tranh chống lại bọn đế quốc thực dân và tay sai để giải phóng dân tộc,
giành lại độc lập, chủ quyền.
B. đấu tranh chống lại các thế lực thân Mỹ để thành lập các chính phủ dân
tộc, dân chủ; qua đó giành lại độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.
C. đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị để giành lại nền độc lập dân
tộc.
D. đấu tranh chính trị kết hợp với hịa bình thương lượng để bảo vệ độc lập
dân tộc.
<b>Câu 37. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và Mĩ Latinh sau</b>
<b>Chiến tranh thế giới thứ hai có tác dụng gì đối với thế giới?</b>
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
C. Làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân.
D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào giải phóng dân tộc trên
thế giới.
<b>Câu 38. Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Cuba luôn luôn ủng hộ</b>
<b>và quan tâm phong trào cách mạng ở các nước Á – Phi, đặc biệt là </b>
A. Angiêri. B. Trung Quốc C. Nam Phi. D. Việt Nam.
<b>Câu 39. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế</b>
<b>của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?</b>
A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.
C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc
tế.
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc
<b>Câu 40. Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ cơng cuộc xây dựng đất</b>
<b>nước của Ấn Độ và công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc trong quá</b>
<b>trình đổi mới đất nước?</b>
A. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp để xuấ khẩu lúa
gạo.
B. Đẩy mạnh cuộc “Cách mạng chất xám” để trở thành nước xuất khẩu.
C. Ứng dụng các thành tựu khoa học – kĩ thuật trong xây dựng đất nước.
D. Nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân để khai thác hợp lí các nguồn tài
nguyên.
<b> ...</b>
<b>D. Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới.</b>
*GV củng cố và ra bài tập về nhà:
<i><b>I. TỰ LUẬN:</b></i>
<i><b>Câu 1:</b></i> Trình bày thay đổi mang tính chất bước ngoặt đầu tiên của Trung
Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai.
<i><b>Câu 2:</b></i> Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975. Trong
thời kì này cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam có điểm gì giống nhau? Vì sao?
<i><b>Câu 3:</b></i> Trình bày hồn cảnh ra đời, mục đích và q trình phát triển của tổ
chức ASEAN. Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để xây dựng một cộng
đồng ASEAN vững mạnh, hội nhập và phát triển?
<b>Câu 1. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của sự thành lập nước Cộng </b>
<b>hòa Nhân dân Trung Hoa?</b>
A. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
B. Chấm dứt 100 năm ách nô dịch và đơ hộ của chủ nghĩa đế quốc.
C. Có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng thế giới.
D. Xây dựng đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
<b>Câu 2. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc với đặc</b>
<b>điểm</b>
A. lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm.
B. lấy cải tổ chính trị làm trung tâm.
C. lấy xây dựng kinh tế- trị làm trung tâm.
D. lấy xây dựng văn hóa- tư tưởng làm trung tâm.
<b>Câu 3. Nguyên nhân khách quan đã tạo điều kiện cho các quốc gia Đông</b>
<b>Nam Á giành được độc lập năm 1945?</b>
A. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện.
B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh khơng điều kiện.
C. Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Inđơnêxia.
D. Thực dân Pháp bị Nhật đảo chính mất quyền thống trị ở Đông Dương.
<b>Câu 4. Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế </b>
<b>của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai?</b>
A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương.
B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.
C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc
tế.
D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc.
<b>Câu 5. Nội dung nào </b><i><b>không </b></i><b>phải là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng</b>
<b>nội mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện sau khi giành độc lập?</b>
A. Trình độ sản xuất thấp.
B. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài.
C. Tệ tham nhũng và quan liêu phát triển.
D. Thiếu vốn, nguyên liệu và thiếu thị trường.
<b>* Chuẩn bị bài mới: Đọc trước và trả lời các câu hỏi về chương các nước</b>
Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản.
<i><b>a. Mục đích thực nghiệm</b></i>
Thực nghiệm nhằm kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài
đã nêu ra: Phát triển được kỹ năng cơ bản về bộ môn lịch sử cho học sinh, nâng cao
chất lượng kết quả bộ mơn, góp phần giúp học sinh thêm hứng thú với lịch sử, khơi
dậy ở các em sự tò mị, tự tìm hiểu và khám phá lịch sử.
<i><b>b. Nhiệm vụ thực nghiệm</b></i>
Sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực thơng qua một chun đề
dạy cụ thể.
Để đạt được mục đích trên, thực nghiệm có các nhiệm vụ sau:
- Triển khai chuyên đề dạy theo hướng sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy
học tích cực.
- Đánh giá tính khả thi của các bài học này, từ đó điều chỉnh, bổ sung để
hồn thiện.
- Chọn hai lớp: một lớp thực nghiệm, một lớp làm đối chứng và tiến hành
dạy và kiểm tra trên lớp thực nghiệm.
- So sánh, đối chiếu kết quả học tập ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng để
đánh giá hiệu quả của việc hình thành và phát triển năng lực học tập của học sinh.
- Phân tích kết quả thực nghiệm
<i><b>c. Đối tượng thực nghiệm </b></i>
Thực nghiệm được tác giả thực hiện tại trường THPT Lê Xoay.
Ở trường THPT Lê Xoay chúng tôi tiến hành tại lớp 12A9 và 12A1
Lớp đối chứng là lớp 12 A 1 gồm 44 học sinh
<b>2. Quá trình thực nghiệm</b>
<i><b>a. Chuẩn bị thực nghiệm</b></i>
Chuẩn bị giáo án giảng dạy thực nghiệm theo hướng dạy học tích cực trong
dạy chuyên đề: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh, lịch sử 12.
Trao đổi với GV cùng nhóm Sử để góp ý và tham gia giảng dạy về việc sử
dụng hướng sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học tích trong dạy học lịch sử
lớp 12 thông qua bài giảng theo giáo án thực nghiệm của mình.
<i><b>b. Nội dung thực nghiệm</b></i>
- Bài dạy là: Dạy học theo hướng tích cực trong dạy chuyên đề: Các nước Á,
Phi, Mĩ Latinh , lịch sử 12.
- Địa điểm giảng: Ở trường THPT Lê Xoay
Giáo viên thực nghiệm: Cô Đặng Thị Thu Hường giảng dạy ở lớp 12A9
Lớp đối chứng : 12A 1
<i><b>a. Đánh giá định tính</b></i>
Qua theo dõi tiến trình giảng dạy trên lớp, trao đổi với giáo viên giảng dạy
và dự giờ chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Dạy học theo sáng kiến vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề:
- Hoạt động học tập, trao đổi thảo luận của học sinh diễn ra rất sơi nổi,hứng
thú, thu hút được sự tham gia tích cực và hào hứng của học sinh.
<i><b>b. Đánh giá định lượng</b></i>
Các bài giảng ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được đánh giá theo
phương pháp thống kê toán học
Trường
Điểm
Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Tên lớp Sĩ số
THPT
Lê Xoay
ĐC 12A1 44 0 0 0 0 0 9 12 18 4 1 0
TN 12A9 41 0 0 0 0 0 0 6 13 20 2 0
TN - Thực nghiệm; ĐC- Đối chứng
<b> KẾT LUẬN CHƯƠNG III</b>
Đánh giá kết quả thu được qua quá trình kiểm nghiệm sư phạm
Kết quả thu được cho thấy: Kết quả của lớp thực nghiệm có số điểm bình
qn cao hơn. Từ đó có thể khẳng định việc dạy học theo sáng kiến vận dụng dạy
học tích cực trong giảng dạy chủ đề: Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 -2000), lịch
sử lớp 12 tại trường THPT Lê Xoay đạt kết quả tốt.
KẾT LUẬN CHUNG
Nghiên cứu, đánh giá lại về thực trạng của quá trình dạy và học lịch sử ở
trường THPT hiện nay.
Khẳng định việc vận dụng dạy học tích cực trong giảng dạy chủ đề: Các
nước Á, Phi, Mĩ Latinh (1945 -2000), lịch sử lớp 12 tại trường THPT Lê Xoay đạt
kết quả tốt.
Thấy được hiệu quả của việc Kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết đưa
ra.
- Giáo viên phải có sự hiểu biết về lý thuyết dạy học tích cực trong dạy học
bộ mơn
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho quá trình s ử dụng phương pháp
và kỹ thuật dạy học tích cực dạy ( phịng học có máy chiếu, có bảng thơng minh ,
có loa…)
- Chủ trương của nhà trường (Có sự khuyến khích việc thực hiện đổi mới
lịch sử, mua sắm trang thiết bị phục vụ bộ môn lịch sử…)
- Chủ trương của Các cơ quan quản lý (Có các văn bản chỉ đạo hoạt động đổi
- Sự tích cực của học sinh: Học sinh hứng khởi, tham gia đầy đủ các hoạt
động trong quá trình dạy Sử.
<b>10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng</b>
sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
<i>- </i>Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong quá trình dạy và học sẽ góp
phần đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay
- Nâng cao hiệu quả dạy và học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện
nay.
<b>11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp</b>
<b>dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):</b>
<b>Số TT</b> <b>Tên tổ chức/cá</b>
<b>nhân</b> <b>Địa chỉ</b>
<b>Phạm vi/Lĩnh</b>
<b>vực</b>
<b>áp dụng sáng</b>
<b>kiến</b>
01 12A9
Lớp 12A9 –
Trường THPT
Lê Xoay
Vận dụng dạy
học tích cực
trong giảng dạy
chủ đề: Các
nước Á, Phi, Mĩ
Latinh (1945
-2000), lịch sử
lớp 12 tại trường
THPT Lê Xoay
02 12A1 Lớp 12A1 –
Trường THPT
Vận dụng dạy
Lê Xoay
thường khi dạy
chương:Các
nước Á, Phi, Mĩ
Latinh (1945
-2000), lịch sử
lớp 12 tại trường
THPT Lê Xoay
<i>...,</i>
<i>ngày...tháng.</i>
<i>...năm...</i>
<b>Thủ trưởng</b>
<b>đơn vị/</b>
<b>Chính quyền</b>
<b>địa phương</b>
<i>(Ký tên, đóng</i>
<i>dấu)</i>
<i>..., ngày...tháng...năm...</i>
<b>Tác giả sáng kiến</b>
<i>(Ký, ghi rõ họ tên)</i>