Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu SH6 - T42 - THỨ TỰ TRONG Z

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.47 KB, 3 trang )

Trường THCS Tà Long – Giáo án số học 6
Ngày soạn: …………..
Tiết 42: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Học sinh biết so sánh hai số nguyên.
- Biết giá trị tuyệt đối của một số nguyên là gì.
II. Kỹ năng:
- Biết cách so sánh hai số nguyên đúng, chính xác.
- Tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên.
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Rèn cho học sinh tư duy so sánh, logic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án.
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ:
Viết tập hợp các số nguyên? So sánh tập hợp các số nguyên dương và số N* ?
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
GV: Ôn lại phần so sánh hai số tự nhiên trên tia số.
Vậy còn trong tập Z việc so sánh tuân theo quy tắc ấy không ? –10 và +1 số nào lớn
hơn? Để biết được số nào lớn hơn. Đó chính là nội dung của bài …
2. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:


GV: Ta đã biết trong hai số tự nhiên
khác nhau có một số nhỏ hơn số kia và
trên tia số nằm ngang điểm bên trái
biểu diễn số nhỏ hơn. Chẳng hạn, 3 < 5
và điểm 3 ở bên trái điểm 5.
Đối với số nguyên cũng vậy: Trong
hai số khác nhau có một số nhỏ hơn số
kia. Số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b
được kí hiệu là a < b (cũng nói b lớn
hơn a, kí hiệu b > a).
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Em có nhận xét gì về việc biểu
1. So sánh hai số nguyên.

| | | | | | | | | |
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang),
điểm a nằm bên trái điểm b thì số
nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />Trường THCS Tà Long – Giáo án số học 6
diễn các số trên trục số?
HS: Trả lời.
GV: Nhìn vào trục số cho biết:
-5 nằm ở vị trí nào so với –3?
Từ đó: so sánh –5 và –3 ?
HS: Trả lời.
GV: Đặt câu hỏi tương tự cho câu b, c.
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Giới thiệu cho hs số liền trước, số
liền sau.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

GV: Treo bảng phụ yêu cầu ?2.
HS: Từng em lên bảng điền.
GV: Qua bài tập ?2 em rút ra những
nhận xét gì?
HS: Trả lời
?1
a. Điểm –5 nằm bên trái điểm –3
nên –5 < -3
b. Điểm 2 nằm bên phải điểm –3
nên 2 > -3GV:
* Chú ý: Số nguyên b gọi là số liền sau
của số nguyên a nếu a < b và không có
số nguyên nào nằm giữa a và b (lớn
hơn a và nhỏ hơn b). Khi đó ta cũng
nói a là số liền trước của b.
?2
a. 2 < 7 b. -2 > -7 c. -4 < -2
d. -6 < 0 e. 4 > -2 f. 0 < 3
 Nhận xét:
-Mọi số nguyên dương đều lớn hơn 0
-Mọi số nguyên âm đều bé hơn 0
-Mọi số nguyên âm đều bé hơn bất kì
số nguyên dương.
Hoạt động 2
GV: Em có nhận xét gì về khoảng
cách từ 3 đến 0 và khoảng cách từ -3 đến
0?
HS: Nhận xét: đều cách điểm 0 một khoảng là
3 đơn vị.
GV: Cho HS làm ?3

khoảng cách từ –1 và 1 đến 0 =?
khoảng cách từ –5 và 5 đến 0 =?
Tương tự, khoảng cách từ -3, 2, 0 đến
điểm 0?
HS: Lần lượt trả lời.
GV: Khoảng cách từ 3 hay từ -3 đến 0
đều bằng 3 đơn vị. Khoảng cách từ –3
đến 0 được gọi là giá trị tuyệt đối của –
3. K/h |-3| = 3.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
GV: Giới thiệu định nghĩa giá trị tuyệt
đối của số nguyên a và kí hiệu |a|
GV: Nêu 1 vài ví dụ.
HS: Ghi nhớ.
GV: Cho HS làm ?4
2. Giá trị tuyệt đối của một số
nguyên.

?3
* Đ/n: Khoảng cách từ điểm a đến
điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối
của số nguyên a.
Kí hiệu: |a|
|a|= khoảng cách từ a đến 0
|Ví dụ: 13| = 13; |-20| = 20
?4
|-1| = 1 ; |1| = 1
|-5| = 5 ; |5| = 5 ; |-3| = 3 ; |2| = 2
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />Trường THCS Tà Long – Giáo án số học 6
HS: Thực hiện.

GV: Qua ví dụ em có nhận xét gì?
HS: Trả lời.
* Nhận xét <sgk>
IV. Củng cố
- Dựa vào trục số so sánh hai số nguyên như thế nào?
- Thế nào là giá trị tuyệt đối của một số nguyên?
- Làm bài tập 11 sgk.
V. Dặn dò
- Nắm vững các kiến thức đã học.
- Làm bài tập 12, 13, 14, 15 sgk.
- Chuẩn bị chi tiết sau: “luyện tập”.
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />

×