Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án SH6 - T47 - TÍNH CHẤT PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.8 KB, 2 trang )

Trường THCS Tà Long – Giáo án số học 6
Ngày soạn: …………..
Tiết 47: TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN
A. MỤC TIÊU:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:
I. Kiến thức:
- Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết
hợp , cộng với 0, cộng với số đối.
II. Kỹ năng:
- Sử dụng tính chất để tính tổng nhanh, hợp lí.
III. Thái độ:
- Rèn cho học sinh tính chính xác, cẩn thận.
- Rèn cho học sinh tư duy so sánh, logic.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Nêu vấn đề.
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
I. Giáo viên: Sgk, giáo án.
II. Học sinh: Sgk, dụng cụ học tập.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ:
1. Cho a, b, c  N. Nêu các tính chất của phép cộng trong N.Viết công thức
2. Tính và so sánh
(-2) + (-3) =
(-3) + (-2) =
III. Nội dung bài mới:
1. Đặt vấn đề:
Các tính chất của phép cộng trong N có còn đúng trong Z?
2. Triển khai bài dạy
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:


GV: Yêu cầu hs làm ?1
Nhận xét gì về giá trị của 2 tổng
HS: Thực hiện.
GV: Như vậy có nhận xét gì khi ta
đổi chỗ các số lượng? Thì tổng nó
như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Phát biểu tổng quát?
HS : Trả lời.
1. Tính chất giao hoán.
?1 Tính và so sánh:
-8 + 4 = -(8 - 4)= -4
4 + (-8) = -(8 - 4) = -4
Vậy –8 + 4 = 4 + (8)
Tổng quát:
Cho a,bZ
a + b = b + a
VD: Tính và so sánh
(-5) + (4) + (-9) và (-9) + (-5) + 4
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu hs thực hiện ?2
2. Tính chất kết hợp.
?2 Tính và so sánh
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />Trường THCS Tà Long – Giáo án số học 6
Tính và so sánh kết quả.
HS: Thực hiện.
GV: Dựa vào bài toán hãy phát biểu
tổng quát tính chất?
HS: Trả lời.
GV: Dựa vào tính chất hãy làm ví dụ:

Tính:
(-2003)+19+2003+(-19)?
HS: Thực hiện.
GV: Chú ý cho hs khi áp dụng tính
chất cho nhiều số.
HS: Ghi nhớ.
[(-3)+4]+2=1+2=3
(-3)+[4+2)=(-3)+6=3
[(-3)+2]+4=(-1)+4=3
Tổng quát:
Cho a,b,cZ
(a+b)+c=a+(b+c)
VD: tính
(-2003)+19+2003+(-19)
= [(-2003)+2003]+[19+(-19)] = 0
Chú ý: sgk
Họat động 3
GV: Nhắc lại tính chất cộng với số
0 ở trong N?
HS: Trả lời.
GV: Tính chất này vẫn đúng với a, b  Z
Ví dụ: (-2) + 0 = 0 + (-2) = -2
HS: Ghi nhớ.
3. Cộng với số 0.
a+0=0+a=a
VD: (-2)+0=0+(-2)=-2
Hoạt động 4
GV: Giới thiệu số đối tổng quát.
HS: Theo dõi và ghi nhớ.
GV: Tính: 5 + (-5) = ?

HS: 0
GV: Tổng quát vấn đề?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu hs làm ?3
HS: Thực hiện.
4. Cộng với số đối.
+) Số đối của a là –a.
+) Số đối của –a là a.
+) -(-a) = a.
+ Số đối của 0 là 0
* Tổng của hai số nguyên đối nhau
luôn bằng 0.
a + (-a) = 0
?3 Tính
(-2)+(-1)+0+1+2 =
[(-2)+2]+[(-1)+1]+0 =
0 + 0 + 0 = 0
IV. Củng cố
- Phép cộng các số nguyên có những tính chất nào?
- Làm bài tập 36 sgk.
V. Dặn dò
- Nắm vững các kiến thức đã học.
- Làm bài tập 37, 38, 39 40 sgk.
- Chuẩn bị cho tiết sau: “Luyện tập”.
Giáo viên: Nguyễn Duy Trí. />

×