Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4 - Trường Tiểu học Trâm Vàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.61 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Tên đề tài: “Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng”. Họ và tên tác giả: Trần Thị Thanh Thúy Đơn vị: Trường Tiểu học Trâm Vàng - Thanh Phước - Gò Dầu - Tây Ninh. 1/ Lí do chọn đề tài: - Xuất phát từ tầm quan trọng của môn học. - Học sinh còn đọc sai từ, đọc chưa trôi chảy, chưa đúng, chưa hay, ngắt nghỉ tùy tiện,... - Đa số các em chưa đọc diễn cảm được bài văn, chưa hiểu nghĩa từ, vốn từ chưa phong phú. - Rèn cho học sinh kỹ năng đọc diễn cảm tốt, hiểu được nội dung tác phẩm nhằm giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong Tiếng Việt. - Giúp học sinh học tốt và hứng thú trong học tập nhằm đạt được mục tiêu của môn học đề ra. 2/ Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: - Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng. - Nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài. - Khảo sát chất lượng học sinh lớp 4C. 3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới: - Giáo viên tổ chức giờ dạy trên lớp bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm làm cho tiết học thêm sinh động để thu hút học sinh hơn. - Hướng dẫn học sinh thực hiện thành thạo các thao tác nghe, nói đọc viết trong Tiếng Việt. - Để tạo niềm say mê trong học tập, giáo viên rèn cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước qua các tác phẩm văn học. - Sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng, thoải mái, linh hoạt nhằm giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn. 4/ Hiệu quả áp dụng: Áp dụng có hiệu quả trong việc giảng dạy môn Tập đọc ở Lớp 4C. 5/ Phạm vi áp dụng: Học sinh Lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng. Trâm Vàng, ngày 28 tháng 02 năm 2014 Người thực hiện. Trần Thị Thanh Thúy Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. A. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tiếng Việt là một trong những môn học ở bậc Tiểu học góp phần vào việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người. Môn Tiếng Việt còn giúp các em hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống xung quanh, bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm chân chính trong sáng như: Tình cảm gia đình, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, yêu con người…Muốn học sinh học tốt môn Tiếng Việt để sau này các em biết sử dụng Tiếng Việt thành thạo và có khả năng giao tiếp tốt hơn thì học sinh phải học tốt phân môn Tập đọc. Trong phân môn Tập đọc, đọc là khâu quan trọng nhất. Đọc là hoạt động ngôn ngữ làm cho con người mở rộng khả năng tiếp nhận thông tin và thông báo thông tin. Do đó đọc là một trong những kĩ năng chính của học sinh Tiểu học. Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy kĩ năng đọc của các em chưa đáp ứng yêu cầu mà giáo viên mong muốn. Các em còn đọc chậm, đọc nhỏ, ngắt nghỉ hơi tùy tiện, chưa biết đọc diễn cảm nên các em chưa cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả muốn gửi gắm trong từng tác phẩm. Chính vì những vấn đề trên tôi nhận thấy việc rèn cho các em có kĩ năng đọc là rất cần thiết và quan trọng. Vậy làm thế nào để giúp các em đọc tốt, cảm thụ tốt các tác phẩm? Chúng ta cần thực hiện quy trình giảng dạy bài Tập đọc ở Lớp 4 như thế nào để giúp các em đọc đúng, đọc hiểu, đọc diễn cảm được tác phẩm. Đồng thời đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm kích thích hứng thú học tập cho học sinh? Chính vì vậy, tôi chọn giải pháp “Rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng”. 2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Nội dung và phương pháp dạy phân môn Tập đọc lớp 4. - Biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 4. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu giới hạn trong phạm vi học sinh Lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng, huyện Gò Dầu năm học 2013 – 2014. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để hoàn thành đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau: a/ Phương pháp đọc tài liệu: Phương pháp này giúp tôi thu thập những thông tin có liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu làm cơ sở lí luận để thực hiện đề tài. b/ Phương pháp quan sát: Quan sát cách học của học sinh và thường xuyên dự giờ hữu nghị các tiết Tập đọc của giáo viên trong đơn vị để rút kinh nghiệm. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. c/ Phương pháp đàm thoại: Tôi luôn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp để học hỏi cách giảng dạy, thường xuyên trò chuyện với học sinh để thấy được những thuận lợi và khó khăn trong việc dạy và học. d/ Phương pháp thực hành: Học sinh cần được thực hành nhiều thì mới rèn kĩ năng đạt hiệu quả cao. e/ Phương pháp phân tích tổng hợp: So sánh, đối chiếu đánh giá thực trạng và thực tế áp dụng. f/ Giả thiết khoa học: Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng đều mang nhiệm vụ chung là hình thành và phát triển ngôn ngữ cho học sinh, rèn kĩ năng giao tiếp, làm giàu vốn từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, đối chiếu, liên tưởng, ghi nhớ,..) Vì thế, nếu chúng ta tìm được biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Tập đọc, học tốt môn Tiếng Việt là chúng ta đã góp phần thực hiện được một trong những mục tiêu giáo dục của bậc Tiểu học, giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp, đồng thời học tốt các môn học khác trong chương trình.. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học là: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học môn Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy của học sinh. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Phân môn Tập đọc lớp 4 giúp học sinh củng cố và phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở lớp dưới. Đồng thời tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh và bồi dưỡng thêm khả năng đọc diễn cảm cho học sinh. Phân môn Tập đọc còn xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở thư viện, sử dụng sách công cụ (từ điển, sổ tay từ ngữ ngữ pháp) và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc. Chức năng của phân môn Tập đọc là luyện đọc: rèn cho học sinh đọc đúng, đọc trôi chảy, tiến tới đọc diễn cảm để học sinh cảm thụ được cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm văn học. Đồng thời giúp học sinh nhận ra được những tin hoa văn hóa của dân tộc trong mỗi bài tập đọc. Mỗi một bài tập đọc là một văn bản, là một bức tranh thu nhỏ về hiện thực cảnh đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người, xã hội…là một lời dạy sâu sắc đối với học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỂN: 1/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu: Lớp 4C của Trường Tiểu học Trâm Vàng với tổng số học sinh là 32/22 em nữ có những thuận lợi và khó khăn như sau: 1.1. Thuận lợi: - Được sự quan tâm hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường và sự giúp đỡ nhiệt tình của Tổ chuyên môn. - Giáo viên được trang bị đầy đủ kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học, được cung cấp đủ tài liệu, sách giáo khoa phục vụ tốt việc giảng dạy. - Học sinh đi học đều có động cơ học tập đúng đắn. 1.2. Hạn chế về phía học sinh: - Học sinh còn đọc chưa trôi chảy, chưa đúng, chưa hay, ngắt nhịp còn tùy tiện. - Đa số các em chưa biết cách đọc diễn cảm, chưa hiểu nghĩa từ, vốn từ chưa phong phú. - Trình độ học sinh chưa đồng đều. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. - Các em còn phát âm sai các phụ âm đầu d/v/gi, s/x,…chưa phân biệt thanh hỏi/ thanh ngã. 1.3. Hạn chế về phía giáo viên: - Việc rèn đọc cho học sinh trong giờ Tập đọc còn ít, do đó giáo viên không có thời gian rèn đọc cho học sinh nhiều khi các em phát âm sai, ngắt nghỉ chưa đúng. - Việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh còn mang tính hình thức, giáo viên còn chú trọng nhiều đến việc tìm hiểu nội dung bài. - Số lượng học sinh đọc bài còn ít. 2/ Sự cần thiết của đề tài: Nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong phân môn Tập đọc. Rèn cho học sinh từ chỗ đọc đúng, đọc hay, biết ngắt nghỉ, biết đọc diễn cảm, hiểu được nội dung tác phẩm giáo viên cần khắc phục những hạn chế trên để giúp học sinh phát triển khả năng đọc của mình. III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ: 1. Vấn đề đặt ra: Trong quá trình giảng dạy từ đầu năm tôi nhận thấy việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc là tạo điều kiện để giáo viên đạt được mục tiêu dạy học của mình và thực hiện phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức hoạt động. 1.1 Khảo sát chất lượng đọc của học sinh ở các tiết Tập đọc đầu năm học: TSHS 32/22. Phát âm sai SL TL 7/5 21.9%. Ngắt nghỉ sai SL TL 9/4 28.1%. Đọc đúng SL TL 12/9 37.5%. Đọc diễn cảm SL TL 4/4 12.5%. 1.2 Nguyên nhân: a/ Về phía học sinh: Học sinh yếu thì lười học, không chú ý trong giờ học, không nghe bạn và giáo viên đọc để sửa chữa cho bạn điều chỉnh cho mình. Các em chưa chuẩn bị bài kĩ ở nhà, không luyện đọc trước ở nhà. Những học sinh đọc đúng thì chưa rèn đọc diễn cảm. b/ Về phía giáo viên: Trong giờ Tập đọc giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh đọc sai. Nặng nề về nội dung bài đọc. Giáo viên thường gọi các em đọc đúng, đọc hay vì vậy các em đọc tốt sẽ càng tốt hơn. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Khi rèn đọc diễn cảm cho học sinh giáo viên chưa quan tâm nhiều chỉ gọi 2 – 3 em đọc cho cả lớp nghe. Ít cho học sinh nhận xét cách đọc của bạn, học sinh còn nhận xét chung chung là bạn đọc hay hoặc chưa hay mà giáo viên chưa nhấn mạnh và chỉnh sửa cụ thể hay ở chỗ nào? chưa hay ở chỗ nào ? 2. Giải pháp thực hiện: 3.1 Để tiết Tập đọc đạt kết quả, đạt mục tiêu cần đạt giáo viên và học sinh cần chuẩn bị một số công việc sau: * Đối với giáo viên: - Tham khảo kĩ nội dung sách hướng dẫn giảng dạy để lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với học sinh lớp mình. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học phong phú gây hứng thú học tập cho học sinh. - Chú ý rèn đọc nhiều cho học sinh; quan tâm nhiều hơn đến học sinh đọc yếu; sửa dứt điểm, nhanh chóng, kịp thời việc phát âm sai, đọc không đúng tiếng hoặc ngắt nghỉ chưa đúng của học sinh. * Đối với học sinh: - Học sinh cần chuẩn bị bài kĩ ở nhà, đọc bài trước nhiều lần. - Có thói quen đọc sách thường xuyên, rèn đọc đúng ở bất kì văn bản nào. 3.2 Để thực hiện tốt mục đích yêu cầu của việc “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh” trong giờ Tập đọc tôi chú ý các vấn đề sau: 3.2.1 Giải pháp 1: Rèn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh. * Đọc đúng các âm dễ lẫn: Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng các âm đầu trong các bài đọc và trong giao tiếp. + Ví dụ 1: Khi dạy bài “Dế mèn bênh vực kẻ yếu” - Tiếng Việt lớp 4 ( phần I). Là bài học đầu tiên của chương trình, tôi đã tiến hành hướng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các phụ âm đầu hay đọc lẫn như sau: (Các tiếng có phụ âm đầu “d/ v/ gi”) - Học sinh đọc bài một lượt - Toàn lớp đọc thầm. - Học sinh đưa ra các từ hay đọc lẫn ở trong bài đó là: “Đi vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu…..” - Gọi một học sinh đọc các từ đó. - Cho học sinh khác nhận xét xem bạn đọc đúng, sai. - Nếu học sinh đọc vẫn sai - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc lại. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Mặt khác cho học sinh có thể so sánh phân biệt để đọc cho đúng. “Vài” ở đây là chỉ số lượng,... khác “dài” chỉ khoảng cách. Hoặc trong bài Mẹ Ốm – Trần Đăng Khoa: “Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.” - Học sinh thường phát âm sai “ gió” thành “dó”; “giường” thành “dường” Như vậy chúng ta cần chỉ rõ cho học sinh khi nào phát âm là “d”, khi nào phát âm là “v” hoặc “gi” trên cơ sở học sinh hiểu nghĩa của từ. + Ví dụ 2: Khi dạy bài “Người ăn xin” - Tiếng Việt lớp 4 - phần 1. - Tôi tiến hành hướng dẫn học sinh đọc đúng phụ âm đầu (d/ v/ gi) như sau: - Gọi học sinh lần lượt đọc bài. - Học sinh khác chú ý lắng nghe bạn đọc, phát hiện những tiếng bạn đọc chưa đúng phụ âm đầu. - Giáo viên ghi lên bảng chẳng hạn (già, giàn giụa, giọng, vẫn...) - Gọi những học sinh đọc chưa đúng đọc lại - Học sinh khác nhận xét bạn đọc được chưa... không được đọc là “dà”; “dàn dụa”, “dọng”, “dẩn”. Đối với phụ âm s/x tôi cho học sinh phát âm như sau: y sĩ, ngủ say, sừng sững, xả thân, sững sờ, xưởng sửa chữa, sao sớm, sâu xa…. + Ví dụ 3: Khi dạy bài “Tre Việt Nam” của tác giả Nguyễn Duy - Tiếng Việt lớp 4. Tôi thường lắng nghe và quan sát kĩ cách phát âm của học sinh để nhắc nhở và uốn nắn kịp thời khi các em phát âm sai một số từ như: tre xanh, bao giờ, sao, sỏi, siêng, sương,… * Đọc đúng các vần: Không những yêu cầu học sinh đọc đúng phụ âm đầu như trên mà cần rèn cho các em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các em hay phát âm sai, tôi đã hướng dẫn cụ thể như sau: - Cho các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc sai ghi lên bảng và sửa cho học sinh. Ví dụ 1: Đối với các tiếng kết thúc bằng n/ ng: “quãng” vần “ang” không đọc là “quãn” vần “an”; “chán ngán” không đọc là “cháng ngáng”; “thịnh vượng” không đọc “thịnh vượn”;…. Ví dụ 2: Đối với các tiếng kết thúc bằng t/ c: lũ lụt, gặm nát, nắm chặt, vàng bạc, nặc nô,…. Ví dụ 3: Đối với các nguyên âm đôi: “thí nghiệm” không đọc “thí nghịm”; “uống rượu” vần “ươu” không đọc là “uống riệu” vần “iêu” hoặc cho học sinh phát hiện các tiếng có vần khó như “tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn ngoèo, ngọ nguậy,...” - Gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. - Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh. Bên cạnh hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần như trên tôi còn luyện đọc đúng dấu thanh. * Đọc đúng dấu thanh. Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như thanh ngã (~) phát âm thành thanh hỏi (’) hoặc thanh sắc (') như tiếng “mãi” thành “mải” hoặc “mái”... là sai nghĩa của câu. Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc như: + Ví dụ: Khi dạy bài “Chú Đất Nung” - Nguyễn Kiên (Tiếng Việt lớp 4 – tập 1) - Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn. - Giáo viên gọi một số học sinh đọc. - Học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa. - Nếu vẫn còn học sinh đọc chưa đúng. - Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh. Chẳng hạn như: “Kị sĩ” thanh ngã không đọc là “kị sỉ” thanh hỏi hoặc “kị sí” thanh sắc. “Cưỡi ngựa tía” thanh ngã không đọc là “Cưởi ngựa tía” thanh hỏi hoặc “Cưới ngựa tía” thanh sắc. Hoặc từ “Dũng cảm” thanh ngã không đọc là “Dủng cảm” thanh hỏi hoặc “Dúng cảm” thanh sắc.... Việc rèn cho học sinh phát âm đúng giáo viên cần lưu ý sửa sai triệt để ở lớp và bất kì tiết học nào. Đồng thời nhắc nhở học sinh đọc đúng tốc độ, cường độ và giọng đọc cũng rất cần thiết. 3.2.2 Giải pháp 2: Rèn đọc đúng tốc đọc, cường độ và giọng đọc Khi học sinh đã phát âm đúng, chuẩn nhưng còn đọc chậm tôi luyện đọc cho học sinh đọc nhanh, đọc rõ ràng, đọc trôi chảy bằng cách cho học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu, bạn đọc. Giáo viên phải điều chỉnh tốc độ học của các em nếu các em đọc nhanh cần nhắc đọc vừa tốc độ (không phải đọc nhanh là hay, là đúng) nếu học sinh đọc chậm chúng ta cần động viên các em cố gắng đọc nhanh hơn, đọc đúng tốc độ. Tùy thuộc vào nội dung và nghệ thuật của từng bài tập đọc mà tôi hướng dẫn học sinh có cách thể hiện giọng đọc sao cho phù hợp. Có bài đọc với giọng vui tươi trong sáng, có bài đọc với giọng âu yếm dịu dàng đầy tình thương, có bài đọc với giọng nhẹ nhàng suy tư, có bài đọc với giọng hóm hỉnh, có bài đọc với giọng châm biếm, có bài đọc với giọng tha thiết tự hào. Hướng dẫn học sinh chuyển sắc thái giọng đọc qua các bài tập đọc là thể loại truyện: học sinh biết phân biệt lời của người dẫn chuyện với lời của nhân vật. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Ví dụ 1: Bài “Những hạt thóc giống” – Truyện dân gian Khmer (Tiếng Việt 4, tập 1) cần đọc chậm rãi, lời cậu bé Chôm lo lắng, lời nhà vua thì dõng dạc. Bài “Nỗi vằn dặt của An – đrây – ca” của tác giả Xu-khôm-lin-xki cần đọc chậm với giọng trầm, buồn; còn đối với bài “Chị em tôi” – Liên Hương cần đọc với giọng nhẹ nhàng, hóm hỉnh,…. Ví dụ 2: Bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu – Tô Hoài (Tiếng Việt 4, tập 1). Tôi nhắc nhở học sinh đọc toàn bài với giọng chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (lời Nhà Trò – giọng kể lể đáng thương; lời Dế Mèn an ủi động viên Nhà Trò – giọng mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện sự bất bình, thái độ kiên quyết) Ví dụ 3: Bài Chú Đất Nung – Tô Hoài (Tiếng Việt 4, tập 1) cần đọc toàn bài với giọng hồn nhiên; đọc phân biệt lời người kể với lời nhân vật: chàng kị sĩ (kênh kiệu), ông Hòn Rấm (vui, ôn tồn), chú bé Đất (chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo, đáng yêu – thể hiện rõ ở câu cuối: Nào, nung thì nung ! ) Khi rèn cường độ đọc cần rèn cho học sinh đọc vừa phải (không quá to hay quá nhỏ) từ đó xác định cường độ đọc và giọng đọc cho từng câu, từng bài cụ thể. Ví dụ: Bài Trong quán ăn “Ba cá bống” của tác giả A-lếch- xây Tôn-xtôi. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc cả bài với giọng rõ ràng, nhanh, bất ngờ, hấp dẫn; đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhân vật (Lời người dẫn chuyện: chậm rãi – phần đầu truyện, nhanh hơn, bất ngờ, li kì – phần sau; lời Bu-ra-ti-nô: thét, dọa nạt; lời lão Bara-ba: lúc đầu hùng hổ, sau ấp úng, khiếp đảm - Ở…sau bức tra…anh trong nhà bác Cáclô ạ; lời cáo A-li-xa: chậm rãi, ranh mãnh.) 3.2.3 Giải pháp 3: Rèn học sinh cách ngắt giọng Hướng dẫn học sinh biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ cũng là một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cách đọc diễn cảm. Tôi hướng dẫn cho học sinh biết cách ngắt giọng theo một số quy tắc sau: - Ngắt giọng theo ngữ pháp: Trong mỗi bài Tập đọc cụ thể tôi chú cho học sinh tập phát hiện đến chỗ cần ngắt, nghỉ hơi cho phù hợp với quy tắc ngữ pháp bằng cách dùng bút chì gạch một gạch (/) đối với chỗ cần ngắt hơi, gạch hai gạch (//) đối với chỗ nghỉ hơi dựa trên những vốn kiến thức đã học từ phân môn Luyện từ và câu về cách ngắt, nghỉ giọng khi gặp dấu câu, giữa trạng ngữ và thành phần chính của câu, giữa chủ ngữ và vị ngữ,… Ví dụ: Cho học sinh thảo luận tự phát hiện những chỗ cần ngắt giọng theo đúng quy tắc ngữ pháp trong đoạn văn sau: Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn// để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời/ và bao giờ cũng hy vọng khi tha thiết cầu xin//: “Bay đi diều ơi!// Bay đi!//” Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi/ mang theo nỗi khát khao của tôi.// ( Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh).. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. - Ngắt nghỉ theo cụm từ và cách giữ hơi ở những câu văn dài: Đây là việc làm khó nên tôi thường hướng dẫn học sinh bằng cách tôi đọc mẫu để cho học sinh phát hiện ra chỗ ngắt, nghỉ hơi. Ví dụ: Nhưng ai nấy đều nói là đòi hỏi của công chúa không thể thực hiện được/ vì mặt trăng ở rất xa/ và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.// (Rất nhiều mặt trăng – Ma Văn Kháng) - Ngắt theo nhịp thơ: Nhịp vần tạo nên nhạc điệu và là đặc trưng của thơ ca. Muốn vậy ngay từ bước đầu giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nhận biết thể thơ tìm ra nhịp thơ phổ biến từ đó có cách ngắt giọng phù hợp. Ví dụ: Thơ lục bát thì nhịp thơ phổ biến là 2/4 và 4/4. Vì vậy khi đọc bài Mẹ Ốm – Trần Đăng Khoa học sinh phải biết phát hiện và ngắt đúng nhịp thơ ở mỗi dòng trong khổ thơ sau: Cánh màn/ khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ/ cuốc cày sớm trưa.// Nắng mưa/ từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ/ đến giờ chưa tan.// Hoặc trong thể thơ thất ngôn thì nhịp phổ biến là 4/3. Chẳng hạn trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”của nhà thơ Huy Cận. Từ việc nắm vững nhịp của thể thơ là nhịp 4/3 mà học sinh có thể ngắt đúng từng dòng thơ như sau: Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa Sóng đã cài then/ đêm sập cửa.// Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.// Nhịp thơ có thể được ngắt rất linh hoạt tuỳ thuộc vào ý nghĩa ngữ pháp của mỗi dòng thơ, câu thơ, đặc biệt là trong thể thơ tự do học sinh khó có thể tìm ra nhịp thơ phổ biến vì vậy cần có sự hướng dẫn gợi mở của giáo viên. Tôi đặc biệt lưu ý hướng dẫn học sinh cách lấy hơi và ngắt hơi khi đọc thơ sao cho có cách ngắt nhịp mà vẫn giữ ngữ điệu mượt mà tự nhiên. Đoạn thơ tuy có nhiều câu thơ, dòng thơ nhưng ý thơ vẫn liền một mạch từ đầu đến cuối không bị gián đoạn. Như vậy phải đọc sao cho nhịp thơ rõ mà ý thơ vẫn liền một mạch theo cảm xúc. Lưu ý học sinh cách đọc thơ với giọng chậm rãi, thong thả, tự nhiên và có sức rung động từ bên trong. - Ngắt giọng biểu cảm : Thông qua hiểu nội dung, cảm thụ bài sâu sắc giáo viên hướng dẫn học sinh cách ngắt nhịp biểu cảm tạo cho người nghe sự tập trung chú ý và góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao hơn cho văn bản. Ví dụ: Câu thơ “Mẹ/ là đất nước tháng ngày của con.//” (Mẹ Ốm Trần Đăng Khoa). Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Từ việc học sinh hiểu rõ qua bài thơ tác giả muốn nói lên niềm tự hào, lòng biết ơn và tình cảm sâu sắc của tác giả đối với mẹ và mẹ có vai trò đặc biệt đối với tác giả. Tôi gợi ý để học sinh ngắt nhịp như thế nào để làm nổi bật hình ảnh người “Mẹ” và học sinh đã phát hiện đúng ngắt giọng sau tiếng “Mẹ”. 3.2.4 Giải pháp 4: Rèn học sinh đọc thầm Đọc thầm là học sinh đọc bằng mắt. Đọc thầm là yêu cầu cao, đọc với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn. Khi hướng dẫn học sinh đọc thầm giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể để định hướng rõ yêu cầu đọc thầm cho học sinh (đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời câu hỏi nào,…) - Tôi thường tổ chức cho học sinh đọc thầm để tìm các đoạn của bài văn. Ví dụ: Bài “Đôi giày ba ta màu xanh” – Hàng Chức Nguyên (Tiếng Việt 4, tập 1). Học sinh có thể đọc thầm cả bài và dễ dàng nhận ra bài văn này được chia làm 2 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Đọc thầm để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, qua đó giúp các em hiểu được nội dung bài đọc giúp các em trau dồi kĩ năng đọc hiểu, bước đầu cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học tạo điều kiện để các em đọc diễn cảm tốt hơn. Yêu cầu đọc thầm phải gắn với những nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ: Khi dạy bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” - Tô Hoài (Tiếng Việt 4, tập 1) câu lệnh có thể kết hợp như sau: Em hãy đọc thầm phần đầu truyện và tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt. Không cắt rời câu lệnh làm hai: yêu cầu học đọc thầm, học sinh đọc xong mới nêu câu hỏi. - Ngoài ra, tôi còn sử dụng hình thức đọc thầm để giúp học sinh học thuộc lòng hoặc ghi nhớ một đoạn văn hoặc thơ đã học. Ví dụ: Bài “Tuổi Ngựa” - Xuân Quỳnh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh đọc thầm để ghi nhớ từng đoạn thơ và cả bài thơ trong thời gian nhất định. 3.2.5 Giải pháp 5: Rèn học sinh đọc đúng ngữ điệu. Đọc đúng ngữ điệu bao gồm lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ và cả trường độ của giọng đọc... Như vậy đọc đúng ngữ điệu là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn... đúng phong cách và chức năng của văn bản các em đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của bài đọc. Đọc đúng ngữ điệu là thể hiện hài hòa về âm hưởng của bài đọc. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc, vì vậy đọc đúng ngữ điệu rất quan trọng, giúp học sinh bước đầu thâm nhập vào văn bản, làm việc với văn bản. Chẳng hạn khi học sinh đọc giáo viên hướng dẫn cụ thể, từng thể loại như sau: * Hướng dẫn đọc các câu đối thoại, lời nhận vật. Ví dụ: Bài Chị em tôi – Liên Hương (Tiếng Việt 4, tập 1) giáo viên hướng dẫn học sinh diễn tả đúng ngữ điệu lễ phép trong câu nói của người con và ân cần trong lời đáp của người cha. Đoạn đối thoại giữa hai chị em phải thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật: chị nóng nảy, bực bội; em mỉa mai, cười cợt. Lời dạy của cha vừa nhẹ nhàng, vừa nghiêm khắc. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Hoặc khi dạy bài: “Những hạt thóc giống” - Tiếng Việt 4 - Tập 1. Tôi hướng dẫn cụ thể như sau để học sinh biết đọc lời của nhân vật, cho học sinh đọc thầm 1 lượt. Hỏi: - Bài có mấy nhận vật? Đó là những nhận vật nào? - Lời của từng nhân vật đọc như thế nào? - Giáo viên đọc mẫu đúng lời của các nhân vật. Lời của Chôm: Ngây thơ, lo lắng: “Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được.'' Lời của Nhà vua: - Khiêm tốn (lúc giải thích thóc giống đã được luộc). - Khi dõng dạc (Lúc ca ngợi chú bé Chôm) “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này” Sau khi hướng dẫn và đọc mẫu, giáo viên cho học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, Nhà vua, chú bé). * Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ ngữ hình ảnh quan trọng. Ví dụ: Khi dạy bài “Đôi giày ba ta màu xanh” - Tiếng Việt lớp 4 - Phần 1 Bài có 2 đoạn: Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của đôi giày cần đọc giọng thế nào. Đoạn 2: Đọc giọng thế nào thấy được tâm trạng của cậu bé. - Đoạn 1: Đọc giọng hồi tưởng, nhẹ nhàng nhấn giọng một số từ ... Chao ôi!/ đôi giày mới đẹp làm sao!/ cổ giày cao,/ ôm sát chân,/ thân giày làm bằng vải cứng,/ dáng thon thả,/ màu vải như màu da trời.... - Đoạn 2: Nhấn giọng từ ngữ tả sự xúc động niềm vui sướng của cậu bé. Hôm nhận giày, tay Lái run run,/ môi cậu mấy máy,/ mắt hết nhìn đôi giày,/ lại nhìn xuống đôi chân,/ Lái cột hai chiếc giày vào nhau,/ đeo vào cổ,/ nhảy tưng tưng... * Hướng dẫn nhấn giọng đối với thơ: Ví dụ 1: Khi dạy bài “Truyện cổ nước mình” (Tác giả: Lâm Thị Mỹ Dạ - Tiếng Việt 4 - Phần 1) Thơ lục bát: Thể thơ lục bát cần đọc giọng thong thả, trầm tĩnh, sâu lắng. Sự ngắt nhịp của câu thơ rất đa dạng, phù hợp với nội dung của từng câu thơ như: Tôi yêu/ truyện cổ nước tôi// Vừa nhân hậu/ lại tuyệt vời sâu xa// Thương người/ rồi mới thương ta// Yêu nhau/ chi mới cách xa/ cũng tìm// Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa// Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi// Câu thì nhịp 3/5, câu thì 2/4, câu lại nhịp 2/2/2 và câu nhịp 3/3. Khi dạy, chúng ta cho học sinh thấy được sự ngắt nhịp cũng như sự gieo vần của các dòng thơ. Thơ lục bát thường tiếng thứ 6 của câu 6 gieo vần với tiếng thứ 6 của câu 8 (Vần “ôi” của tiếng “tôi” gieo với vần “ơi” của tiếng “vời”….) Ví dụ 2: Khi dạy bài “Dòng sông mặc áo” - Nguyễn Trọng Tạo (Tiếng Việt lớp 4, tập 2). Để thấy được niềm vui bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra những vẻ đẹp đổi thay muôn màu của dòng sông qua sự ngắt nhịp của câu thơ. Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ/ Dòng dông đã mặc bao giờ/ áo hoa/ Ngước lên/ bỗng gặp la đà/ Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa/ áo ai/ Thơ tự do: Khi dạy bài “Tuổi ngựa” của tác giả: Xuân Quỳnh (Tiếng Việt lớp 4 Phần 1). Bài thơ mỗi dòng gồm 5 tiếng. Yêu cầu học sinh đọc ngắt nhịp khác với bài thơ lục bát. Để miêu tả được ước vọng lãng mạng của đứa con. Lắng lại đầy trìu mến của tình cảm mẹ con, thể hiện rõ sự ngắt nhịp, nhấn giọng như: Mẹ ơi/con sẽ phi/ nhịp 2/3 Qua bao nhiêu/ngọn gió/ nhịp 3/2 Gió xanh/miền trung du/ nhịp 2/3 Gió hồng/vùng đất đỏ nhịp 2/3 Gió đen hút/đại ngàn/.... nhịp 3/2 Con/mang về/ cho mẹ/ nhịp 1/2/2 Ngọn gió của/ trăm miền.// nhịp 3/2 Ngoài việc rèn đọc đúng âm, vần và đúng ngữ điệu...của các bài văn, bài thơ chúng ta cần rèn cho học sinh biết đọc hiểu được tác phẩm để các em cảm nhận được tâm tư, tình cảm của tác giả. 3.2.6 Giải pháp 6: Rèn học sinh đọc hiểu Đọc hiểu là thông qua đọc, người đọc hiểu được nội dung tư tưởng chủ đề đơn giản của bài. Nhận biết được đề tài, chủ đề đơn giản của bài. Nắm được dàn ý sơ lược, tóm tắt được nội dung chính của bài, của đoạn, phát hiện được giá trị của tác phẩm trong việc biểu đạt nội dung. Hiểu được ý nghĩa của bài. Hình thành kĩ năng đọc lướt nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Biết ghi các thông tin cần thiết. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu. * Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của đoạn, bài. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của bài, đoạn. Tôi đã cho học sinh dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu như: Ví dụ 1: Khi dạy bài “Điều ước của vua Mi-đát” – Thần thoại Hi Lạp (Tiếng Việt 4, tập 1) Học sinh đọc đoạn 1 và các em biết được điều ước thật tham lam của vua Mi-đát: “... Xin thần cho mọi vật tôi chạm đến đều hóa thành vàng...” và niềm sung sướng của nhà vua khi điều ước được thực hiện thật tốt đẹp: “Vua Mi-đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng. Vua ngắt một quả táo, quả táo cũng thành vàng nốt. Tưởng không có ai trên đời sung sướng hơn thế nữa!” Đoạn 3: Học sinh đọc và thấy được sai lầm và sự hối hận của nhà vua khi chọn một điều ước quá tham lam. “…. Nhà vua sung sướng ngồi vào bàn. Và lúc đó ông mới biết mình đã xin một điều ước khủng khiếp. Các thức ăn, thức uống khi vua chạm tay vào đều biến thành vàng. Mi-đát bụng đói cồn cào, chịu không nổi, liền chắp tay cầu khẩn: Xin thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy lại điều ước để cho tôi được sống.” Đoạn 4: Học sinh rút ra được ý nghĩa của câu chuyện (Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.) Ví dụ 2: Khi dạy bài “Chợ tết” - Đoàn Văn Cừ (Tiếng Việt lớp 4 – tập 2) Thông qua đọc, học sinh hiểu và thấy được vẻ đẹp của bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc và vô cùng sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bức tranh ấy nói lên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê: Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nhảy hoài trong ruộng lúa... Bức tranh giàu màu sắc của chợ tết được tạo bởi các màu: Trắng, đỏ, hồng, làm, xanh, biếc, thắm, vàng, tím, son. Ngay cả màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: (hồng, đỏ, tía, thắm, son...) Học sinh hiểu được như vậy là do đọc từng đoạn, bài thông qua các câu hỏi gợi ý của sách giáo khoa và giáo viên đưa ra. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Hoa học trò” - Xuân Diệu (Tiếng việt lớp 4 – tập 2) Để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. Tôi đã cho học sinh đọc đoạn, đọc bài và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu nội dung như: + Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? Vì: Phượng là loại cây gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng nhiều ở sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Hoa phượng nở là nghĩ đến kỳ thi và những ngày hè. + Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời, sắc màu như muôn ngàn con bướm thắm ... + Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. Lúc đầu đỏ nhạt, gặp mưa hoa càng tươi. Dần dần số hoa tăng, màu đỏ đậm dần theo thời gian…. + Nêu cảm nhận của em khi đọc bài văn đó. (Học sinh tự do nói cảm nghĩ của mình). * Đối với một số bài có câu hỏi quá dài, nhiều ý giáo viên có thể tách thành các câu hỏi nhỏ để quá trình đọc hiểu của các em được thuận lợi hơn. Ví dụ: Bài Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh (Tiếng Việt 4, tập 1), câu hỏi: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào? Giáo viên có thể tách thành hai câu hỏi nhỏ: Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? (Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời); Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào? (Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng mình cháy lên, cháy mãi khát vọng….) Như vậy, thông qua đọc học sinh không những thấy được, hiểu được, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Đồng thời có thể truyền tải những cái hay, cái đẹp đó đến mọi người thông qua hình thức đọc diễn cảm. 3.2.7. Giải pháp 7: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Đọc diễn cảm đối với các em lớp 4 còn quá mới mẻ và thường gặp nhiều khó khăn: Các em thường đọc một mạch từ đầu đến hết bài bằng một giọng đều đều, không thể hiện cảm xúc; có em thể hiện một cách thái hóa sự biểu lộ cảm xúc của mình gây phản cảm cho người nghe (cố ý gằn giọng quá mạnh hoặc nhấn giọng ở những chỗ không cần thiết,…); có em đọc quá nhỏ, quá to, quá nhanh hoặc quá chậm nên chưa thể hiện được rõ những tâm tư, tình cảm của tác giả gửi gắm vào trong từng tác phẩm. Giáo viên cần hướng dẫn đọc diễn cảm thông qua việc gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài thơ, phù hợp tính cách nhân vật trong bài văn để bước đầu các em làm chủ được giọng đọc với giọng điệu, tốc độ, cao độ, cường độ, âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung bài. Đồng thời tư thế, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt là những biểu hiện bên ngoài của người đọc có tác dụng bổ sung cho ngữ điệu đọc. Nét mặt phải thể hiện được thái độ của người đọc đối với nội dung tác phẩm một cách tự nhiên. Đọc một câu chuyện vui nét mặt phải tươi sáng. Đọc một câu chuyện buồn nét mặt cũng biểu lộ sự đồng cảm. Ngoài ra việc thể hiện ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ còn thể hiện khả năng cảm thụ được các tác phẩm văn học. Đọc diễn cảm mang lại cho các em sự cảm thụ và cảm xúc về văn học giúp các em đến với nội dung bài một cách sâu sắc hơn, nhanh thuộc bài hơn. Qua đó các em thích thú tham gia vào quá trình học, cùng làm việc với nhau và có điều kiện để phát triển tư duy và ngôn ngữ cũng như tình cảm thẩm mĩ, đạo đức của mình. Khả năng và mức độ cảm thụ của từng học sinh là khác nhau nên dẫn đến việc mỗi em sẽ có cách thể hiện cách đọc diễn cảm sáng tạo khác nhau. Với những em có năng lực đọc diễn cảm tốt, tôi khuyến khích để các em có thể tự chọn đoạn văn mà mình thích để Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. thể hiện cách đọc sáng tạo (nhắc các em đọc sao cho phù hợp với nội dung và giá trị nghệ thuật của bài) Ví dụ: Bài Cánh diều tuổi thơ – Tạ Duy Anh (Tiếng Việt 4, tập 1) giáo viên có thể hướng dẫn học sinh miêu tả lại bằng lời niềm vui sướng của trẻ thơ khi chơi trò chơi thả diều qua đoạn 1 của bài theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên nêu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Bước 2: Hướng dẫn giọng đọc và một số từ ngữ cần được nhấn giọng (đọc với giọng vui, tha thiết, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều) Bước 3: Giáo viên đọc mẫu. Bước 4: Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm theo nhóm và thi đua trình bày. Bước 5: Nhận xét – Biểu dương các nhóm đọc tốt, thể hiện đúng giọng đọc. * Khi dạy các bài thơ, bài văn có câu hỏi, câu cảm giáo viên cần hướng dẫn các em đọc đúng giọng của từng loại câu để thể hiện cảm xúc của nhân vật và của tác giả. Ví dụ: Bài Chị em tôi – Liên Hương (Tiếng Việt 4, tâp 1) Mày tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Ủa, chị cũng ở đó sao? Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! Tôi sẽ hướng dẫn học sinh đọc cao giọng ở cuối câu hỏi nhấn giọng ở những từ để hỏi. Hay câu: “ Hồi nãy chị bảo đi học nhóm mà! ” đọc với giọng tinh nghịch, giả bộ ngây thơ. * Đối với văn bản phi nghệ thuật: Chúng ta cần hướng dẫn học sinh xác định giọng đọc sao cho phù hợp nội dung cần thông báo, làm rõ thông tin giúp người đọc tiếp nhận được vấn đề trong văn bản. Ví dụ: Bài Vẽ về cuộc sống an toàn – Báo Đại Đoàn Kết (Tiếng Việt 4, tập 2) cần hướng dẫn học sinh đọc to, rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn nhằm thể hiện đầy đủ nội dung của bản tin. Để tiết Tập đọc đạt hiệu quả tôi cần chú ý cho học sinh đọc nhiều lần, học sinh nào cũng được đọc. Trong giờ học nên tuân theo nguyên tắc học sinh là chủ thể, giáo viên là người hướng dẫn tổ chức. Giáo viên chúng ta nên chú ý quan tâm đến học sinh yếu nhiều hơn. Rèn cho học sinh đọc từ thấp đến cao, ban đầu là phát âm đúng, đọc đúng tiếng, đúng tốc độ, ngắt nghỉ hơi đúng và nâng cao hơn là đọc diễn cảm bài văn, bài thơ. Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh chúng ta cần hướng dẫn các em thực hiện đạt các yêu cầu sau: Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. - Đọc phát âm đúng. - Đọc ngắt nghỉ hơi theo dấu câu; ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ ở những câu dài. - Đọc to rõ ràng, trôi chảy, lưu loát. - Biết đọc nhấn giọng, thay đổi sắc thái giọng đọc phù hợp với văn cảnh, lời nhân vật. Ngoài ra, trong quá trình giảng dạy để tiết Tập đọc đạt yêu cầu chúng ta cần tạo không khí sôi động như tổ chức cho các em đọc thi đua theo nhiều hình thức: đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc theo vai,…; Có thể tổ chức đọc truyện cho các em nghe, cho các em nghe băng đĩa kể chuyện trong các tiết sinh hoạt ngoài giờ, sinh hoạt tập thể. 3. Hướng dẫn thực hiện: Để thực hiện rèn kĩ năng đọc cho học sinh tôi vận dụng các giải pháp trên vào một bài tập đọc cụ thể như sau: Bài Tuổi Ngựa – Xuân Quỳnh (Tiếng Việt 4, tập 1) Khi rèn phát âm cho học sinh tôi chú ý lắng nghe học sinh đọc bài và sửa chữa kịp thời những phát âm chưa đúng của các em về: - Âm: ngọn gió, vùng, giấy, viết, vẫn, xôn xao, sao, … - Vần: đen hút, đại ngàn, ngạt ngào, triền núi, ... - Thanh: chỗ, sẽ, dẫu, ... Khi học sinh đã phát âm chuẩn tôi hướng dẫn cho học sinh về tốc độ, cường độ và giọng điệu của bài thơ: Đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng, nhanh hơn và trải dài ở khổ thơ (2, 3) miêu tả ước vọng lãng mạn của đứa con tuổi Ngựa; lắng lại đầy trìu mến ở hai dòng kết bài thơ – cậu bé đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ. Hướng dẫn cách ngắt nhịp của bài thơ: Đa số các câu thơ đều được ngắt theo nhịp 3/2. Tuy nhiên để miêu tả được ước vọng lãng mạng của đứa con. Lắng lại đầy trìu mến của tình cảm mẹ con, thể hiện rõ sự ngắt nhịp, nhấn giọng như: Mẹ ơi/con sẽ phi/ nhịp 2/3 Qua bao nhiêu/ngọn gió/ nhịp 3/2 Gió xanh/miền trung du/ nhịp 2/3 Gió hồng/vùng đất đỏ nhịp 2/3 Gió đen hút/đại ngàn/.... nhịp 3/2 Con/mang về/ cho mẹ/ nhịp 1/2/2 Ngọn gió của/ trăm miền.// nhịp 3/2 Tôi tổ chức cho các em luyện đọc theo nhóm để nắm vững những nội dung trên. Đồng thời kết hợp đọc thầm để giải nghĩa một số từ khó “tuổi Ngựa; đại ngàn; trung du”. Để giúp các em hiểu được nội dung bài thơ tôi tiếp tục rèn cho học khả năng đọc hiểu: - Học sinh đọc thành tiếng khổ thơ 1 (lời đối đáp giữa hai mẹ con cậu bé) và trả lời: Bạn nhỏ tuổi gì? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào? Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. - Học sinh đọc thầm từng khổ 2, 3 và trả lời hai câu hỏi tiếp theo trong sách giáo khoa: “Ngựa con” theo ngọn gió rong chơi những đâu? và Điều gì hấp dẫn “ngựa con” trên những cánh đồng hoa? - Học sinh đọc lướt khổ 4, thảo luận nhóm đôi câu hỏi: Trong khổ thơ cuối, “ngựa con” nhắn nhủ với mẹ điều gì? - Giáo viên có thể thay đổi hình thức học tập để phát huy tính tích cực và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ở câu hỏi 5 trong sách giáo khoa có thể tổ chức thảo luận nhóm 4 hoặc 5 để trả lời câu hỏi. - Tiếp theo, tôi yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài thơ và nêu lên nội dung, ý nghĩa bài thơ. Sau khi đã hiểu được nội dung bài thơ, hiểu được tâm tư, tình cảm của tác giả. Tôi tiếp tục hướng dẫn các em đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ theo các bước: - Giáo viên nêu khổ thơ cần luyện đọc diễn cảm (khổ 2). - Giáo viên đọc mẫu và nêu lên giọng đọc, các từ ngữ cần nhấn giọng. - Tổ chức cho học sinh luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Học sinh thi đua đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương học sinh đọc hay. - Tổ chức cho học sinh nhẩm học thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ. 4. Kết quả: Thực tế áp dụng “Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Trâm Vàng” năm học 2013 - 2014, tôi đã đạt được kết quả như sau:. TSHS/nữ 32/22. Đọc phát âm sai. Đọc ngắt nghỉ sai. Đọc đúng. Đọc diễn cảm. SL. TL. SL. TL. SL. TL. SL. TL. 2/1. 6.3%. 3/1. 9.4%. 15/10. 46.9%. 12/10. 37.4%. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. C. KẾT LUẬN 1. Kết luận chung: Theo sự phát triển chung của nền giáo dục hiện đại, mỗi môn học khi được xây dựng đều phải nhằm mục đích phát triển tâm lí, nhân cách của học sinh nhằm chuyển thành tựu của nền văn minh hiện đại thế giới thành thành tựu cá nhân của học sinh. Muốn nâng cao hiệu quả của các tiết dạy Tập đọc để học sinh đọc đúng, đọc hay và cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài học thì việc rèn đọc đúng có vai trò quan trọng, học sinh có đọc đúng thì các em mới hiểu đúng nội dung bài, mới diễn tả được cảm xúc của mình. Để đạt được những điều trên mỗi cá nhân chúng ta cần phải mẫu mực trong lời nói, việc làm, phải yêu nghề, luôn nghiên cứu tìm hiểu nội dung nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực bản thân, thường xuyên dự giờ ở đồng nghiệp để học hỏi thêm kinh nghiệm giảng dạy. Để giúp cho học sinh Lớp 4 có kĩ năng đọc tốt. Giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong tiếng Việt... góp phần hình thành nhân cách con người. Thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc, có khả năng tư duy cao và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Mặt khác mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người. Thông qua đọc diễn cảm giúp học sinh tiếp thu nội dung của bài dễ dàng hơn. Nắm được dàn ý sơ lược. Tóm tắt được nội dung chính của bài. Biết phát hiện giá trị nghệ thuật và nhận xét đánh giá bài. Từ đó các em có thể tự viết được các câu, đoạn, bài văn bằng chính sự hiểu biết của mình. Để học sinh đọc tốt, thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của bộ môn. Chúng ta cần nắm được: - Mục tiêu của bậc tiểu học - Mục tiêu của bộ môn Tiếng Việt - Mục tiêu của phân môn cần đạt. - Xác định đúng mục tiêu của bài. + Nắm vững nội dung chương trình tiếng Việt bậc học nhất là chương trình của Lớp 4, xem có hợp lý, vừa sức học sinh không. + Cần lựa chọn, sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học của bộ môn, phân môn. Để gây hứng thú quá trình học tập của học sinh, huy động được mọi học sinh cùng tích cực học tập. + Thực hiện tốt tất cả các giải pháp mà tôi đã đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này. Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp học sinh đọc tốt, góp phần không nhỏ trong việc giúp học sinh Lớp 4 tiếp thu các bộ môn khoa học khác. Nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Biện pháp rèn kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 4C, Trường Tiểu học Trâm Vàng. 2. Bài học kinh nghiệm: Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, điều tra thực tiễn lớp học trong việc thực hiện các kĩ năng đọc cho học sinh, tôi đã rút ra một số bài học sau: - Trong giờ Tập đọc giáo viên nên cho nhiều học sinh luyện đọc thì mới có hiệu quả. - Việc rèn đọc cho học sinh phải kiên trì và thường xuyên. - Cần khắc phục tình trạng học sinh đọc thầm một cách hình thức. - Khi học sinh đọc sai giáo viên cần có cách sửa sai phù hợp với từng đối tượng học sinh. - Giáo viên phải nắm chắc trình độ của từng học sinh. - Giáo viên phải phát âm chuẩn và đọc mẫu rõ ràng, chính xác mới có tác dụng để học sinh học theo. - Dạy Tập đọc nói riêng, Tiếng Việt nói chung giáo viên cần phải trang bị cho mình những kiến thức về văn học. - Trong giờ học cần tạo không khí vui tươi, thoải mái tránh các qui định máy móc tạo áp lực cho học sinh. 3. Hướng phổ biến áp dụng đề tài: Đề tài này được áp dụng có hiệu quả cho học sinh Lớp 4C và các lớp khác trong khối. Tôi nghĩ giải pháp này có thể vận dụng cho các trường khác trong huyện. 4. Hướng nghiên cứu tiếp: Năm học sau tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về phân môn Chính tả để giúp các em có thể học tốt các mạch kiến thức trong chương trình Tiếng Việt lớp 4.. Giáo viên thực hiện: Trần Thị Thanh Thúy. Lop4.com. Trang 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×