Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.69 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b> -Ngun </b>
Tu©n-I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Giới thiệu tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo: Tài hoa, uyên bác, trí tuệ.
- Cảm nhận đợc vẻ đẹp của hình tợng Huấn Cao, quan điểm thẩm mĩ và tỡnh cảm yờu
nước kớn đỏo của nhà văn Nguyễn Tũn.
- Hiểu và phân tích đợc nghệ thuật của thiên truyện qua cách xây dựng nhân vật, tỡnh
huống.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu truyện ngắn hiện đại.
- Phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3. Thái độ:
Rèn luyện ý thức biết yêu quí cái đẹp và văn hố cổ truyền dân tộc - một vẻ đẹp cịn
<i>vang bóng</i> .
II. CHUẨN B CA THY_TRề:
- GV: SGK, SGV ngữ văn 11, STK, Thiết kế bài dạy, chuẩn bị phiếu học tập, câu hỏi
thảo luận, ứng dụng CNTT để hs dễ theo dõi.
- HS: đọc tác phẩm , tóm tắt tác phẩm, chuẩn bị câu hỏi mà GV yêu cầu.
III. PHƯƠNG PHÁP:
Phơng pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm, phân tích, thuyết trỡnh, kết hợp nêu vấn đề, so
sánh qua hình thức trao đổi, thảo luận nhóm. Lồng ghộp truyền thống văn húa dõn tộc.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. KiÓm tra bài cũ.
<b> 2. Bµi míi.</b>
<b>Hoạt động vào bài: MC trinh bày, giới thiệu tác phẩm CNTT của Nguyễn</b>
<b>Tuân.</b>
Nhà văn Nga nổi tiếng thế giới Đơx-tơi-ep ski đã nói: “Cái đẹp cứu rỗi, cứu vớt
thế giới này” câu nói ấy là nhằm khẳng định sức mạnh của cái đẹp, quả thật, cái đẹp sẽ
chiến thắng mọi hoàn cảnh, chiến thắng mọi thế lực để tỏa sáng và dẫn dắt cho thiên
lương con người, cứu rỗi thế giới. Và trong bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ đến với
truyện ngắn CNTT của nhà văn Nguyễn Tuân để hiểu rõ hơn về sức mạnh của cái đẹp.
<b>MC giới thiệu: Mục tiêu bài học và các đề mục cho bài học. </b>
<b>Hoạt động 1. MC HD các bạn tìm hiểu tác giả Nguyễn Tuân bằng hỡnh</b>
<b>thc phỏt vn, trỡnh by bng ph. </b>
<b>1. Tác giả ( 1910- 1987)</b>
- Xuất thân: gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
- Quê quán: Thanh Xuân, Hà Nội.
- Bản thân: Học hết bậc thành chung ở Nam Định, sau về Hà Nội viết văn, làm báo.
- 1930-1945 là cây bút tài hoa của trào lưu văn học lãng mạn, với ba đề tài chính :
Chủ nghĩa xê dịch, Vẻ đẹp vang bóng một thời, Đời sống trụy lạc.
- Sau cách mạng: dùng ngòi bút phục vụ cho hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Phong cách nghệ thuật: phong cách tài hoa, uyên bác; lối viết tự do, phóng túng;
cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo, sáng tạo.
- 1996, được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
<b>MC gọi các bạn trình bày tác giả, mời các bạn khác bổ sung phần khái </b>
<b>quát và PC nghệ thuật, MC chốt lại vấn đề.</b>
<b>Hoạt động 2. MC HD các nhóm tìm hiểu chung về tác phẩm bằng hình </b>
<b>thức phát vấn để tìm hiểu xuất xứ kết hợp với thuyết trình ngắn về nghệ thuật </b>
<b>thư pháp, vài dòng suy nghĩ về nhan đề, sử dụng sơ đồ cho phần nêu bố cục.</b>
<b>2. Tác phẩm: </b>
<b>a. Xuất xứ: </b>
- In năm 1938 trên tạp chí Tao đàn lúc đầu có tên là Dịng chữ cuối cùng sau in trong
tập Vang bóng một thời đổi tên thành Chữ người tử tù ( 1940 ).
- “Vang bóng một thời” có 11 truyện ngắn, là kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước
Cách mạng tháng Tám.
- Nhân vật là những người tài hoa, bất đắc chí nhưng ln giữ thiên lương. Họ lấy cái
ngông – tài hoa để đối lập, phủ định xã hội phàm tục đương thời.
Là <i>một văn phẩm gần đạt tới sự toàn diện và toàn mĩ </i> (Vũ Ngọc Phan).
<b>MC mời các nhóm phát biểu, nhận xét và chốt lại vấn đề.</b>
<b>Hs sử dụng sơ đồ để giới thiệu bố cục tác phẩm giúp các bạn có cái nhìn rõ</b>
<b>nét văn bản hơn, MC mời các nhóm cho ý kiến và chốt lại vấn đề và cho các bạn </b>
<b>đánh dấu trong sgk.</b>
<b>b. Bố cục:</b>
- Đoạn 1 (từ đầu đến “…ta dò ý hắn lần nữa xem sao”): Tâm trạng viên quản
ngục khi biết Huấn Cao cùng năm người tử tù sẽ đến nhà lao do mình cai quản.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “… ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”): Diễn
biến tâm trạng, hành động của quản ngục và Huấn Cao trong thời gian những người
tử tù ở đề lao.
- Đoạn 3 (còn lại): Huấn Cao cho chữ và lời khuyên quản ngục.
<b>c. Tóm tắt.</b>
<b>MC mời các bạn tóm tắt bằng hình thức phát vấn, MC nhân xét, bổ sung </b>
<b>(nếu có).</b>
Huấn Cao - khí phách hiên ngang, nổi tiếng tài viết chữ đẹp, cầm đầu cuộc nổi loạn
chống lại triều đình phong kiến nhưng thất bại, bị bắt giải đến đề lao.
Quản ngục – người phục vụ cho triều đình phong kiến, vốn say mê chữ đẹp, từng ao
ước có được chữ của ông Huấn.
Viên quản ngục đã biệt đãi với Huấn Cao với tấm lòng đầy ngưỡng mộ nhưng thái độ
lạnh nhạt, khinh bạc của Huấn Cao làm cho quản ngục rất khổ tâm, lại càng cháy bỏng
đam mê được chữ.
Vào một buổi chiều, hiểu được nỗi lòng và sở nguyện của quản ngục, Huấn Cao đồng
<b>MC cho các nhóm trình bày ý nghĩa nhan đề bằng hình thức phát vấn, MC</b>
<b>khắc sâu vấn đề bằng hình thức thuyết trình kèm một số hình ảnh về vẻ đẹp thư </b>
<b>pháp, truyền thống dân tộc và chốt lại ý nghĩa nhan đề.</b>
- Chữ: là hiện thân cho sự tài hoa, khí phách, thiên lương; chữ là người là kết tinh
Huấn Cao
- Với VQN: chữ còn là báu vật
CNTT – cái đẹp, sự tài hoa -> nét đẹp tâm hồn của người tử tù (Huấn Cao).
CNTT –> còn là nhân tố trung gian để những người tri kỉ gặp nhau.
<b>Hoạt động 3. GV UDCNTT cho hs xem hình ảnh về Nguyễn Tuân, một số </b>
<b>cách khái quát cũng như PCNT của nhà văn Nguyễn Tuân</b>
<b>GV UDCNTT cho hs xem một số hình ảnh về các sáng tác của nhà văn </b>
<b>Nguyễn Tuân, GV còn bổ sung giá trj nội dung và nghệ thuật của tập truyện </b>
<b>Vang bóng một thời.</b>
<b>Hoạt động 4. GV phát phiếu học tập, cho hs thảo luận nhóm tìm hiểu tình </b>
<b>huống truyện, hs trình bày kết quả thảo luận, GV nhận xét và chốt lại vấn đề. </b>
<b>1. T×nh hng trun.</b>
<b>a. Tên gọi: Cuộc gặp gỡ ối oăm, kì lạ giữa Huấn Cao và Quản </b>
ngục
<b>b. Kể lại tình huống:</b>
- Không gian, thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ
+ Không gian: nhà tù, nơi tội ác ngự trị.
+ Thời gian : những ngày cuối cùng của cuộc đời Huấn Cao.
Tạo kịch tính cho thiên truyện.
- Sự éo le trong thân phận của hai nhân vật:
Trên bình diện xã hội: đối địch
+ HC cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình mục nát.
+ QN đại diện cho bộ máy cai trị của chính triều đình mục nát đó.
Trên bình diện nghệ thuật: là tri âm, tri kỉ
+ HC tài hoa, khí phách
+ QN ngưỡng mộ khí phách, tài hoa của HC
- Cuộc đối mặt ngang trái: Cuộc giáp mặt của hai loại tù nhân
- HC bị cầm tù nhân thân, nhưng tự do về nhân cách.
- QN bị cầm tù về nhân cách dù tự do về nhân thân.
HC đã giải cứu được QN.
- Diễn biến tình huống:
+ Thái độ ban đầu: Khi chưa hiểu QN, HC tỏ thái độ coi thường,
khinh bạc, xem QN chỉ là kẻ tiêu nhân thị oai.
+ Thái độ về sau: Khi hiểu QN là người có tấm lịng « biệt nhỡn liên
tài », HC đã thay đổi thái độ, gọi QN là thầy quản, cảm thấy ân hận
và chấp nhận cho chữ.
<b>c. Ý nghĩa: Đề cao cái đẹp nhân cách của HC, ca ngợi lòng biết </b>
giá người, biết trọng người ngay của QN.
<b>Hoạt động 5. GV cho các nhóm trình bày ấn tượng chung về Viên quản </b>
<b>ngục, sau đó gọi một bạn trình bày khái qt về Viên quản ngục bằng sơ đồ. GV </b>
<b>nhận xét và hướng dn hs tỡm hiu nhõn Vin qun ngc.</b>
<b>2. Hình tợng nh©n vËt Viên quản ngục:</b>
- Nghề nghiệp - hồn cảnh sống: cai ngục, sống giữa chốn lao tù tối tăm, nơi tội ác
ngự trị dễ bị tha hóa về nhân cách.
- Phẩm chất, nhân cách:
+ Là người có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp:
Xem chữ Huấn Cao như “<i>báu vật</i>,” nếu không xin được thì “<i>ân hận suốt đời”.</i>
Băn khoăn lo lắng, tìm mọi cách để xin được chữ của Huấn Cao.
=> Biết thưởng thức nghệ thuật và trân trọng nghệ thuật
+ Là người có tấm lịng “biết giá người, biết trọng người ngay”, cảm phục tài năng
và nhân cách của Huấn Cao biệt nhỡn Huấn Cao, bình tĩnh, lễ độ trong ứng xử.
=> Đây chính là phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích và coi là: “<i>một tấm lịng</i>
<i>trong thiên hạ</i>”; “<i>một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc</i>
<i>luật đều hỗn loạn xô bồ</i>”.
+ Là người lương thiện, biết hướng thiện: Trước khi làm QN, ông cũng là người đèn sách
<i>“biết đọc vở nghĩa sách thánh hiền”, </i>khi làm QN, luôn day dứt vì đã <i>“chọn nhầm nghề”,</i>
khúm núm, xúc động trước lời khuyên của HC .
<b>Hoạt động 6. </b>
<b>- Củng cố: </b>
<b> </b>Qua những kiến thức vừa học trong truyện ngắn <i>Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân</i>, em
hãy cho biết chi tiết nào tạo cho em ấn tượng nhiều nhất? Vì sao?
- <b>Dặn dị: </b>Soạn <i>Chữ người tử tù (tt)- Nguyễn Tn</i>
+ Phân tích hình tượng Huấn Cao với ba đặc điểm: tài hoa, khí phách, thiên lương;
trình bày quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân.
+ Đọc kĩ cảnh cho chữ, cho biết tại sao NT nói đây là <i>Một cảnh tượng xưa nay chưa</i>
<i>từng có</i>?
+ Ý nghĩa của cảnh cho chữ?