Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2008-2009 (Bản không chia cột)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.79 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TOÁN HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (SGK/51) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: - Học sinh nắm được hai đường thẳng( hai đoạn thẳng) song song với nhau không bao giờ caét nhau. - Rèn kỹ năng nhận biết và vẽ được hai đường thẳng song song. - Các em trình bày sạch sẽ, vẽ đường thẳng song song đúng, chính xác. II – Các hoạt động dạy học HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ GV ghi sẵn bài tập trên bảng: Bài1: Viết 5 số tự nhiên: Đều có 4 chữ số:1,0,9,3 Baøi 2:Vieát moãi soá sau thaønh toång : 90860 ; 1 503 027 3 Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi. HS nhận xét từng bài làm trên bảng Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học HĐ3: TÌM HIỂU VỀ HAI ĐOẠN THẲNG SONG SONG. - Yêu cầu mỗi em vẽ một hình chữ nhật, đọc tên hai chiều dài và hai chiều rộng. A B. D C -Trên HCN có 2 chiều dài song song với nhau và 2 chiều rộng song song với nhau. - Yêu cầu HS kéo dài về 2 phía của 2 chiều dài( hoặc 2 chiều rộng) một hình chữ nhật. Nhận xét xem 2 đường đó có cắt nhau không? * Kết luận: Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau. HĐ 4: THỰC HÀNH(14’) - Yêu cầu HS đọc đề và làm bài tập 1, 2, 3. - Theo dõi giúp đỡ những em yếu. - Gọi lần lượt HS lên bảng làm. - Sửa bài chung cho cả lớp. Yêu cầu đổi vở chấm đúng sai. Baøi 1: A B M N. D. C. Q. a) Caùc caëp caïnh song song: AB vaø DC ; BC vaø AD. b) Caùc caëp caïnh song song ø: MN vaø PQ ; NP vaø MQ.. Lop4.com. P.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Baøi 2 : A. B. C. G. E. D. Trong hình bên, cạnh BE song song với cạnh AG ; CD và AG ; EC và GD. - Yêu cầu HS sửa bài nếu sai. Baøi 3 : E M. Q. N. D. G. P. I H Hình 1: a) - Cặp cạnh song song với nhau: NM và PQ b) - Cặp cạnh NMvuông góc với MQ; MQ vuông góc với PQ Hình 2: a) - Cặp cạnh song song với nhau: DI và GH b) -Cặp cạnh DIvuông góc với IH; IH vuông góc với HG - Yêu cầu HS sửa bài nếu sai. HĐ5: CỦNG CỐ DẶN DÒ Học và chuẩn bị bài mới Nhận xét giờ học Bổ sung: - Thời gian: - Nội dung: - Phương pháp: - Nội dung khác:. LỊCH SỬ ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN (SGK/25) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Học sinh nắm được sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khoå. - Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất đất nước , lập nên nhà Ñinh naêm ( 968). - Trình bày được nguyên nhân đất nước rơi vào cảnh loạn lạc và Đinh Bộ Lĩnh đã có công trong buổi đầu độc lập của đất nước.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Các em tự hào về trang sử vẻ vang của dân tộc trong thời kì chống giặc ngoại xâm. II.Chuaån bò : -Giáo viên : Tranh ảnh có liên quan đến bài; phiếu bài tập. -Hoïc sinh : Xem noäi dung baøi, III.Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới HĐ1: TÌM HIEåU TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TA SAU KHI NGÔ QUYỀN MẤT.  Mục tiêu : HS nắm được câu chuyện về Ñinh Boä Lónh  Cách tiến hành: Làm việc cả lớp - Yêu cầu học sinh đọc nội dung sách giáo khoa phần 1, làm việc nhóm cặp và trả lời câu hoûi : + Sau khi Ngô Vương mất tình hình đất nước ta như thế nào? - Yeâu caàu HS xem thoâng tin trong SGK. + Em biết gì về thời thơ ấu của Đinh Bộ Lĩnh? * GV chốt: Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư (Gia Viễn, Ninh Bình ngày nay) . Truyện Cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra là người cương nghị, mưu cao và có chí lớn. HĐ2: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN. - Yêu cầu xem sách phần 2 và trả lời câu hỏi. + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ? + Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì? - Gv giaûng: + Hoàng : là Hoàng đế , ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa. + Đại Cồ Việt: là nước Việt to lớn. + Thái Bình: yên ổn không có loạn lạc và chiến tranh. HÑ3 : LAØM BAØI TAÄP. - Yeâu caàu hoïc sinh thaûo luaän nhoùm, noäi dung : - Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình dất nước trước và sau khi được thống nhất: - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. - Sửa hoàn chỉnh phiếu. Caùc maët Thời Trước khi thống nhất Sau khi thoáng nhaát gian - Đất nước -Bị chia thành 12 sứ - Đất nước quy về 1 mối. -Trieàu ñình -Lục đục - Được tổ chức lại quy củ. - Đời sống của nhân dân - Làng mạc, đồng ruộng bị tàn - Đồng ruộng trở lại xanh tươi phá, dân đổ máu vô ích. ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC - Nhận xét chung giờ học - Học bài, và chuẩn bị bài mới Phần bổ sung. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐẠO ĐỨC. Thứ ba 6/11/2007 TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC (SGK/52) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Giuùp HS oân taäp veà: - HS nắm được cách vẽ: Hai đường thẳng vuông góc là vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Các em vẽ được 2 đường thẳng vuông góc tức là vẽ được đường cao của hình tam giác. - Giaùo duïc hoïc sinh tính caån thaän trong khi veõ. II – Các hoạt động dạy học HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ GV ghi sẵn bài tập trên bảng: + Thế nào là hai đường thẳng song song ? - 1 em leân baûng laøm. + Hình bên có những cặp cạnh nào song song với nhau? A B. D. C. Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi. HS nhận xét từng bài làm trên bảng Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học HĐ3: TÌM HIỂU CÁCH VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 em xem nội dung trong sách tìm ra cách thực hiện vẽ 2 đường thaúng vuoâng goùc. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày và thực hiện vẽ. Choát caùch veõ: a) Vẽ hai đường thẳng vuông góc: Vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước. 1. Đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng AB. 2. Chuyển dịch êke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh thứ 2 của êke gặp điểm E. Vạch một đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua điểm E và vuông góc với đường thaúng AB. C. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> A. E. B. D - Cho HS thực hành vẽ đường cao của hình tam giác. - 1 em lên bảng, dưới lớp vẽ bảng con. A. B. C H. - Cho 1 em nhaéc laïi caùch veõ. HĐ4 : THỰC HÀNH ( 20’) - Yêu cầu HS đọc đề và làm bài 1,2,3. - Theo dõi HS làm bài, giúp đỡ những HS yếu. - Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài. - Chấm bài ở bảng và yêu cầu HS sửa bài theo đáp án sau : Bài 1: Vẽ hai đường thẳng AB đi qua điểm E và vuông góc với đường thẳng CD. C C. E. D. D. E. E. D. C. Bài 2: Từ đỉnh A của hình tam giác ABC, hãy vẽ một đường thẳng vuông góc với BC.. A. B. C. C A. B. C. B A. Baøi 3 : a) Đường thẳng MN đi qua điểm E và vuông góc với CD, cắt CD tại điểm G. A. D HĐ5: CỦNG CỐ DẶN DÒ Học và chuẩn bị bài mới. E. B. G. C. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Nhận xét giờ học Bổ sung: - Thời gian: - Nội dung: - Phương pháp: - Nội dung khác:. KỸ THUẬT KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2) (SGK/17) (Thời gian dự kiến: 35 phút) I-Mục tiêu: HS biết -Học sinh thực hành khâu đột thưa. -Vận dụng kiến thức đã học thực hiện các thao tác khâu đột thưa trên vải. -Giáo dục ý thức thực hiện an toàn lao động. II. Chuẩn bị: -Giáo viên : Mẫu khâu đột thưa.. -Học sinh : Một mảnh vải kích thước 20 x 30 cm, kim, chỉ, phấn, kéo, thước. III. Các hoạt động dạy – học: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Kiểm tra bài cũ . Giới thiệu bài mới HĐ 3 : HS THỰC HAøNH KHAÂU ĐOäT THƯA( 23’) -Yêu cầu hs nhắc lại kĩ thuật khâu đột thưa. -Yêu cầu hs thực hiện vài mũi khâu đột thưa. =>Theo doõi, nhaän xeùt. -Yêu cầu hs nêu các bước khâu đột thưa : 1.Vạch dấu đường khâu. 2.Khâu lược ghép hai mảnh vải. 3.Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường. -Yêu cầu hs nêu cách kết thúc đường khâu : 1.Khâu lại mũi ở mặt phải đường khâu. 2.Nút chỉ ở mặt trái đường khâu. -Nêu yêu cầu thực hành và cho hs thực hành trên vải =>Theo dõi, hướng dẫn thêm. HĐ 4 : ĐÁNH GIÁ KẾT QUAû HOïC TAäP CUûA HS( 10’) -Cho hs tröng baøy saûn phaåm. -Nêu tiêu chuẩn đánh giá : 1.Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải. 2.Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 3.Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. 4.Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau. 5.Hoàn thành đúng thời gian qui định. -Cho hs tự đánh giá. -Nhận xét, đánh giá kết quả của hs. NHẬN XÉT - DẶN DÒ Nhận xét giờ học. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau Phần bổ sung:. LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ : Ước Mơ (SGK/87) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Cung cấp và mở rộng cho HS vốn từ ngữ thuộc chủ điểm: Tên đôi cánh ước mơ. + Hiểu được ý nghĩa của một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm. - Bước đầu phân biệt được giá trị của những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ. - Các em thấy được sự phong phú của Tiếng Việt. II. Chuẩn bị : - GV : Ghi trước ví dụ lên bảng phụ. - HS : Xem trước bài trong sách. III. Các hoạt động dạy - học : 1.OÅn ñònh : Chuyeån tieát 2.Kiểm tra : “ Dấu ngoặc kép”. HS1: Sử dụng dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp. HS2. Sử dụng dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng . HĐ1: LUYỆN TẬP.( 18’) Baøi 1: - Gọi HS đọc yêu cầu: Ghi lại những từ ngữ trong bài tập đọc Trung thu độc lập cùng nghĩa với từ ước mơ. - Cho HS trao đổi nhóm 2 em tìm và ghi vào nháp. - Yeâu caàu HS phaùt bieåu yù kieán. - GV kết hợp giải nghĩa 1 số từ, nhận xét, chốt lời giải đúng. + Mơ tưởng: mong mỏi và tưởng tượng điều mình mong mỏi sẽ đạt được trong tương lai. + Mong ước: mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu BT2. * Lưu ý : Hs có thể sử dụng từ điển. - Yêu cầu các nhóm chọn từ cùng nghĩa với từ ước mơ. - Phát phiếu và một vài trang từ điển pô tô cho HS. - Đại diện nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả - Cùng HS nhận xét, sửa sai và tổng kết xem nhóm nào nhiều từ đúng. Yêu cầu HS thực hiện vào vở. Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu BT3. Ghép thêm vào sau từ “ước mơ” những từ ngữ thể hiện sự đánh giá về những ước mơ cụ thể). - Yêu cầu từng nhóm đôi trao đổi bài và tìm đáp án đúng.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả. - Yêu cầu các Hs khác cùng Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng… + Đánh giá không cao : ước mơ nho nhỏ. + Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Bài 4 : - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 4 . ( Nêu ví dụ minh hoạ về một loại ước mơ nói trên) - Yêu cầu trao đổi nhóm bàn. Mỗi em nêu ví dụ về 1 loại ước mơ. - Goïi HS phaùt bieåu yù kieán, giaùo vieân nhaän xeùt. Bài 5: - Yêu cầu HS nêu yêu cầu( Tìm hiểu các thành ngữ). - Từng cặp trao đổi, sau đó trình bày cách hiểu thành ngữ. GV bổ sung để có nghĩa đúng. - GV cùng Hs nhận xét, bổ sung để có nghĩa đúng. + Cầu được ước thấy: đạt được điều mình mơ ước. + Ước sao được vậy: đồng nghĩa với cầu được ước thấy. + Ước của trái mùa: muốn những điều trái với lẽ thường. + Đứng núi này trông núi kia: không bằng lòng với cái hiện đang có, lại mơ tưởng tới cái khác chưa phaûi cuûa mình. 4- Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn học bài, ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập và chuẩn bị bài mới. Phần bổ sung:. THỂ DỤC ĐỘNG TÁC CHÂN – TRÒ CHƠI :“NHANH LÊN BẠN ƠI” Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: (SGV/66) II – Địa điểm – Phương tiện: (SGV/66) III – Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung và phương pháp A- Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học - Chạy nhẹ nhàng quanh sân - Chợi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát B- Phần cơ bản a/ Baøi theå duïc phaùt trieån chung : - Ôn động tác vươn thở Động tác này giáo viên cần uốn nắn cho học sinh từng cử động ở mỗi nhịp và hô chậm .. Lop4.com. Định lượng 6 – 10 phút 1–2 1 – 2 vòng. Đội hình    .  18 –22 phút 14 - 15 phút 2 - 3 laàn.  .

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Ôn động tác tay Nhịp hô dứt khoát Giáo viên quan sát và sau đó nhận xét nhấn mạnh khuyết điểm của từng động tác để học sinh chú ý . - Học động tác chân .:. Giáo viên thực hiện mẫu động tác ,nhấn mạnh ở những nhịp caàn löu yù . – -Lần 1 giáo viên thực hiện chậm cho học sinh quan sát , -Lần 2 học sinh cùng thực hiện theo . -Lần 3 tập cùng chiều với học sinh . Các lần còn lại cho cán sự hô Sau đó cho học sinh cùng tập theo . Giáo viên đi quan sát học sinh thực hiện . -Tâp phối hợp cả 3 động tác. Điều khiển cho cán sự lớp hô . * Thi đua giữa các tổ với nhau . 1 lần b/ Trò chơi vận động Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi” - GV nêu tên trò chơi. Nhắc HS cách chơi. 1 nhóm làm mẫu. Chơi thử, chơi chính thức. Phạt những em phạm quy. - GV quan sát nhận xét, tuyên dương tổ thắng cuộc C- Phần kết thúc - Thực hiện một số động tác thả lỏng - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao bài về nhà. 2 - 3 laàn.  .  4 - 5 laàn. 2-3 laàn    . . 4 – 6 phút 1–2 1–2 1–2 2–3. 4 hàng dọc. Thứ tư 7/11/ 2007 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA (SGK/88) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu - HS chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, của người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Kể được câu chuyện đã chọn theo lời kể của mình có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu boä. - Chăm chú nghe bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ truyện trang 40 SGK. III. Các hoạt động dạy - học : 1. OÅn ñònh : Neà neáp. 2. Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe ( đã đọc) về những ước mơ.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Nêu ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể. 3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề. HĐ1: TÌM HIỂU ĐỀ. - Gọi HS đọc đề bài. - GV đọc và nêu câu hỏi đểø phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ trọng tâm của đề. Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. GV: Câu chuyện các em kể phải là ước mơ có thực, nhân vật trong câu chuyện phải là các em hoặc bạn bè, người thân. * Gợi ý HS kể chuyện: Giúp Hs hiểu các hướng xây dựng cốt truyện: - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 2. - GV dán tờ phiếu ghi 3 hướng xây dựng cốt truyện, gọi HS đọc. + Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp. + Những cố gắng để đạt ước mơ. + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. + Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe. - Gọi 1 em đọc gợi ý 3 ( Đặt tên câu chuyện) - GV dán lên bảng dàn ý KC để HS chú ý khi kể. Nhắc nhở HS: Kể câu chuyện đã chứng kiến em phải mở đầu chuyện ở ngôi thứ nhất (tôi, em) HĐ2: THỰC HÀNH KỂ CHUYỆN (18’) Á a. Keå trong nhoùm: - Yêu cầu từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện về ước mơ của mình. - GV theo dõi, nghe HS kể, hướng dẫn góp ý. b. Thi kể trước lớp: - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. - Sau mỗi lần kể, GV yêu cầu các bạn dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyeän baïn keå. - Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở tiết trước. - Nhận xét, cho điểm từng HS. =>Theo dõi, bổ sung ý kiến cho từng truyện, đánh giá chung. - GV và cả lớp nhận xét và bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất để tuyên dương trước lớp. 5- Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học - Dặn HS øvề kể lại cho người thân và bạn bè nghe và chuẩn bị bài sau. Phần bổ sung:. TOÁN VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (SGK/53) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Nắm được cách vẽ hai đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. - Biết sử dụng thước thẳng và êke để vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. - Giaùo duïc HS caån thaän , veõ chính xaùc . II. Các hoạt động dạy - học : HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ GV chuẩn bị trước trên bảng: +Vẽ đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E. + Vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này. Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi. HS nhận xét từng bài làm trên bảng Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học HĐ3: : HƯỚNG DẪN VẼ HAI ĐƯỜNG SONG SONG. - GV thực hiện các bước vẽ theo SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ, vừa nêu cách vẽ cho cả lớp quan sát. - Vẽ đường thẳng CD đi qua E và song song với đường thẳng AB cho trước. Ta coù theå veõ: 1. Vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB. 2. Vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN ta được đường thẳng CD song song với đường thẳng AB. - Gọi 1 em lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp. M C E D. A. N. B. + Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và AB ? - GV nêu lại trình tự các bước vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB nhö phaàn baøi hoïc trong SGK. HĐ 4: LUYỆN TẬP Baøi1: - Goïi HS neâu yeâu caàu baøi 1 - GV yêu cầu 1 HS vẽ lên bảng đường thẳng AB qua M và song song với đường thẳng CD , cả lớp thực hiện vẽ vào vở bài tập. C D. A. B M. Bài 2:- Gọi 1HS nêu yêu cầu bài toán và vẽ lên bảng hình tam giác ABC.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Yêu cầu HS vẽ đường AX đi qua A và song song với BC, đường thẳng CY qua C và song song với AB. Yêu cầu 1HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ.Cả lớp cùng thực hiện. Y A X G. D. B. C H. Bài 3: - Gọi 1 em đọc yêu cầu - GV theo dõi, giúp đỡ những em còn lúng túng. - Nhaän xeùt HS veõ treân baûng. - Sửa theo đáp án: C. B. E. A D HĐ4: CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Dặn HS về nhà ôn luyện và chuẩn bị bài mới - Nhận xét giờ học Bổ sung: - Thời gian: - Nội dung: - Phương pháp: - Nội dung khác:. KHOA HỌC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC (SGK/36) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: -Hiểu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước. -Biết được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. -Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện. II – Đồ dùng dạy học - Phiếu học tập, Phiếu trò chơi. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Hình minh hoạ trong SGK.. III – Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới HĐ1: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC.(18’)  Mục tiêu: HS kể được những việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.  Cách tiến hành: Quan sát và thảo luận theo cặp Bước 1: - Yêu cầu HS thảo luận những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước trong đời sống hằng ngày. Bước 2: -Yeâu caàu hs thaûo luaän nhoùm - Đại diện các nhóm trình bày. =>Theo doõi, nhaän xeùt, goùp yù. - GV toùm taét laïi caùc yù kieán cuûa HS vaø ruùt ra nhaän xeùt chung. *Kết luận: Không chơi gần hồ, ao, sông suối, giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ, tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. HĐ2: MỘT SỐ NGUYÊN TẮC KHI ĐI BƠI.(18’) Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.  Mục tiêu: HS nêu được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.  Cách tiến hành: Quan sát và thảo luận theo cặp Bước 1: Nêu được một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi. - Laøm vieäc theo nhoùm, thaûo luaän noäi dung: +Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?. - Theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ nhóm còn lúng túng. Bước 2: - Gọi đại diện 1-2 nhóm trình bày kết quả trước lớp. * Gv chốt và giảng thêm: Không xuống nước bơi lội khi đang ra mồ hôi.Trước khi xuống nước phải vận động, tập các bài theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút chân. - Đi bơi ở các bể bơi phải tuân theo nội quy của bể bơi, tắm sạch trước và sau khi bơi để giữ vệ sinh chung vaø veä sinh caù nhaân. - Không bơi khi vừa ăn no hoặc khi quá đói. - Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. - Goïi moät soá Hs neâu noäi dung phaàn baïn caàn bieát trong SGK. HĐ2: TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI .(12’)  Mục tiêu: HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuới nước và vận động các bạn cùng thực hieän.  Cách tiến hành: Bước 1: HS thảo luận nhóm - Chia lớp theo nhóm 6 em, mỗi nhóm chọn một tình huống để thể hiện cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước - Cho các nhóm thể hiện trò chơi trước lớp.Các nhóm khác theo dõi , nhận xét. Bước 2: - Yêu cầu các nhóm so sánh kết quả lựa chọn và giải thích tại sao lại lựa chọn như vậy?. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GV tuyeân döông caùc nhoùm vaø keát thuùc troø chôi. =>Theo doõi, nhaän xeùt. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC - Nhận xét chung giờ học - Học bài và chuẩn bị bài cũ Phần bổ sung:. MĨ THUẬT VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐƠN GIẢN HOA LÁ (SGK/23) (Thời gian dự kiến: 35 phút) I - Mục tiêu - HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa lá đơn giản trong trang trí. - HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá đơn giản. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích. - HS yêu thích vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên, có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối. II- Đồ dùng dạy học - Chuẩn bị 1 số mẫu vẽ - Bài vẽ của HS lớp trước. III- Các hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Kiểm tra bài cũ - Giới thiệu bài mới HĐ1: QUAN SÁT VÀ NHẬN XÉT - GV dùng tranh ảnh hoặc hoa lá thực, bài trang trí hình vuông, … để HS xem và nhận ra: + Tên của bông hoa, chiếc lá. + Hình dáng, đặc điểm của mỗi loại hoa, lá. + Màu sắc của mỗi loại hoa, lá + Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa 1 số bông hoa, chiếc lá. + Kể tên hình dáng, màu sắc của 1 số loại hoa lá khác mà em biết. - HS tự chọn nội dung để vẽ tranh HĐ2: CÁCH VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ - GV cho HS xem bài vẽ hoa, lá của HS các lớp trước. - GV yêu cầu HS quan sát kỹ hoa lá trước khi vẽ - GV gợi ý HS cách vẽ thông qua hình gợi ý: + Vẽ khung hình chung của hoa lá. + Ứơc lượng tỉ lệvà vẽ phác các nét chính của hoa lá. + Chỉnh sửa hình cho gần với mẫu + Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa lá + Vẽ màu theo ý thích HĐ3: THỰC HÀNH - HS làm bài cá nhân vào vở thực hành. - Trong khi HS vẽ, GV đi từng bàn để quan sát, hướng dẫn thêm cho các em. - GV nhắc HS quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ. - GV theo dõi gợi ý, bổ sung để các em hoàn thành bài tập ở lớp - Khen ngợi HS vẽ nhanh, động viên các em vẽ chậm. HĐ4: NHẬN XÉT- ĐÁNH GIÁ - GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp. - Xếp loại, khen ngợi, nhận xét chung. - GV tổng kết, có thể chọn 1 số bài vẽ đẹp làm ĐDDH. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Dặn HS về quan sát lọ, hoa, quả và chuẩn bị mẫu cho bài học sau . Phần bổ sung: :. TOÁN THỰC HAØNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT (SGK/54) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Giúp HS: Biết sử dụng ê ke để vẽ hình chữ nhật theo độ dài hai cạnh cho trước. - Các em vẽ được hình chữ nhật thành thạo, chính xác. - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác trong toán học, trình bày sạch sẽ. II.Đồ dùng dạy học: - Thước thẳng và ê ke . II. Các hoạt động dạy - học : HĐ1: KIỂM TRA BÀI CŨ GV chuẩn bị trước trên bảng: + Vẽ đường thẳng CD song song với đường thẳng AB cho trước . + Vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC Gọi 2 HS lên bảng làm. Cả lớp theo dõi. HS nhận xét từng bài làm trên bảng Nhận xét, chấm điểm, tuyên dương hay nhắc nhở HS HĐ2: GIỚI THIỆU BÀI: GV nêu mục tiêu giờ học HĐ3: HƯỚNG DẪN VẼ HÌNH CHỮ NHAäT THEO ĐỘ DAøI CÁC CAïNH . - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD A B. D C - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét: các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật ABCD . - GV kiểm tra bằng êke và kết luận đúng. + Nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật ABCD? * GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm và chiều rộng 2cm. * GV yêu cầu HS vẽ từng bước + Vẽ đoạn thẳng CD có chiều dài 4cm. GV vẽ dường thẳng vuông góc với DC tại D, trên dường thẳng đó lấy đoạn thẳng DA bằng 2cm. + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, trên đoạn thẳng đó lấy đoạn thẳng CB = 2cm. + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD. HĐ5: LUYỆN TẬP .(15’) - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1,2 .. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật. - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp. -GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật Baøi 1: M N. P. Q. Giaûi. Chu vi hình chữ nhật MNPQ là: ( 5+3) x 2= 16( cm). Baøi 2: - GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau. A B - Hs tự làm bài vào vở - 1 em lên bảng sửa. Lớp nhận xét. - Sửa bài nếu sai. D C HĐ4: CỦNG CỐ- DẶN DÒ - Dặn HS về nhà ôn luyện và chuẩn bị bài mới - Nhận xét giờ học Bổ sung: - Thời gian: - Nội dung: - Phương pháp: - Nội dung khác:. LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐỘNG TỪ (SGK/93) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - HS hiểu được ý nghĩa của động từ . - Tìm được động từ có trong câu văn, đoạn văn. - Dùng những động từ hay, có ý nghĩa khi nói hoặc viết . II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn bài tập1 phần nhận xét. - Giaáy khoå to vaø buùt daï. - Tranh minh hoạ trang 94/ SGK. III.Các hoạt động dạy và học : 1.OÅn ñònh : 2.Bài cũ : “ Mở rộng vốn từ Ước mơ” - Gọi HS đọc thuộc các câu thành ngữ ở tiết trước và giải nghĩa. + Nêu ước mơ của em và cho biết loại đánh giá ước mơ đó? 3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> HĐ1: NHẬN XÉT VAØ RÚT RA GHI NHỚ. - Gọi 2HS đọc nối tiếp nhau phần nhận xét 1 và 2. - Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm để tìm ra các từ theo yêu cầu . - Goïi HS phaùt bieåu yù kieán . - GV kết luận lời giải đúng : * Các từ chỉ hoạt động : + Cuûa anh chieán só: nhìn, nghó + Cuûa thieáu nhi: thaáy * Các từ chỉ trạng thái của các sự vật : + Của dòng thác: đổ ( hoặc đổ xuống). + Của lá cờ : bay - GV nêu: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, vật . Đó là các động từ. Vậy động từ là gì? - Gọi HS trả lời , GV ghi bảng: * Ghi nhớ : Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về động từ chỉ hoạt động, trạng thái. HĐ2: THỰC HÀNH Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu. - Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ , sau đó đại diện các nhóm lên dán phiếu trên bảng , các nhóm khaùc nhaän xeùt BS - GV kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ. Các HĐ ở nhà. Các HĐ ở trường. Đánh răng, rửa mặt ăn cơm, uống nước, trông em , quét nhà, tưới cây , nhặt rau, đun nước…. Hoïc baøi , laøm baøi, nghe giaûng, lau baøn, lau baûng, kê bàn ghế, chào cờ, hát , muùa, keå chuyeän, taäp vaên ngheä…. Baøi 2: - Gọi HS đọc yêøu cầu và nôi dung - Yeâu caàu HS thaûo luaän caëp ñoâi, sau đó làm vào vở. - Gọi 2 em lên bảng làm, lớp nhận xeùt. - GV kết luận lời giải đúng.. Baøi 3: - Gọi HS đọc yêu cầu - GV treo tranh minh hoạ và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi. - Tổ chức cho HS thi diễn kịch câm. * Hoạt động nhóm. - GV gợi ý các hoạt động cho từng nhóm. VD: + Động tác học tập + Động tác vệ sinh thân thể + Động tác vui chơi, giải trí * GV nhận xét tuyên dương nhóm diễn được nhiều động tác khó và đoán đúng ĐT chỉ hoạt động cuûa nhoùm baïn. 4- Củng cố dặn dò - Nhận xét giờ học. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Dặn học baøi, ghi nhớ kiến thức vừa luyện tập và chuẩn bị bài mới. Phần bổ sung:. AÂM NHAÏC. ÔN TẬP BÀI HÁT : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH. TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 2.(SGK/16,17) Thời gian dự kiến: 35 phút. I / Mục tiêu: - Hs hát đúng giai điệu và thuộc lời ca , bíêt thể hiện tình cảm cũa bài , - HS biết hát gõ đệm theo tiết tấu , nhịp , phách, . tập biểu diễn. - Đọc đúng cao độ , trường độ và ghép lời ca bài TĐN số 2 : Nắng vàng. II/ Chuẩn bị: - Nhạc cụ quen dùng : song loan , thanh phách, trống con ,mõ, đàn. III/ Các hoạt động dạy học: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Bài cũ: HS hát trên ngựa ta phi nhanh- NX,. 3/ Bài mới: a/ Giới thiệu bài: Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh . Tập đọc nhạc : TĐN số 2 GV ghi bảng - hs nhắc lại b/ HĐ1 : Khởi động : Đ-R-M-F-S-L-S. ( AAAA). HĐ2 : Ôn bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh _ Hs nghe giai điệu bài hát. _ HS hát ôn cả lớp : GV lưu ý sửa sai . _ HS hát theo dãy tổ , nhóm. _ Tập hát đối đáp theo dãy , mỗi dãy hát mội câu _ HS hát kết hợp gõ đệm các nhạc cụ _ HS hát nhún theo nhịp, hs biểu diển. - Gv cho hs tự tìm động tác phụ hoạ cho bài hát HĐ3: Tập đọc nhạc.số 2 a. Luyện tập cao độ: - GV đánh đàn: Đồ - Rê – mi – Son :hs đoán nốtnhạc và đọc lên. - Hs xác định nốt trên khuông. - HS đọc nốt theo đàn ( kết hợp đọc AAAAA) theo thứ tự đi lên rồi đi xuống: Đô – Rê – Mi – Son b. Luyện tập tiết tấu: - Số chỉ nhịp của bài tiết tấu là bao nhiêu?(2/4) - Bài tiết tấu có những hìnhnốt gì?( Nốt mócđơn, nốt đen , nốt trắng) - Có thể mời 1hs gõ mẫu. - Gv gõ mẫu, hs gõ bài tiết tấu. c. TĐN số 2:Nắng vàng. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Số chỉ nhịp của bài tập đọc nhạc là bao nhiêu? - Bài TĐN có những hìnhnốt gì? - HS xác định tên và hình nốt trên khuông trong bài đọc nhạc. - Sau đó gv đàn cho hs hát xướng âm từng câu , đến hết bài .Lưu ý chỗ luyến :ấm - Tập ghép lời ca . - Cho hs hát xướng âm kết hợp ghép lời ca. - HS kết đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách - Hs trả lo8ì câu hỏi 2 sgk/17 4 / Củng cố - Dặn dò - HS hát lại bài hát Trên ngựa ta phi nhanh - Về nhà tập hát thêm. - Tập chép bài TĐN số 2 vào tập chép nhạc 5/ NX tiết học. Phần bổ sung:. THỂ DỤC. ĐỘNG TÁC LƯNG - BỤNG TRÒ CHƠI: “ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI “ Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu: (SGV/72) II – Địa điểm – Phương tiện: (SGV/72) III – Nội dung và phương pháp lên lớp Nội dung và phương pháp A- Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến yêu cầu bài học - Xoay các khớp tay, chân, đầu gối, hông, vai - Chạy nhẹ nhàng quanh sân - Chợi trò chơi: Tìm người chỉ huy - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát B- Phần cơ bản a/ Bài thể dục phát triển chung: - Ôn động tác vươn thở , tay, chân. Động tác vươn thở, tay , chân . Thực hiện theo sự điều khiển của giáo viên 1 lần sau đó các lần sau cho cán sự hô. -Cho từng tổ lên trình diễn và các tổ khác nhận xét . - Học động tác lưng - bụng +Giáo viên nêu tên động tác sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác cho học sinh nắm và bắt chước . + Lần 1: giáo viên thực hiện chậm cho học sinh quan sát +Lần 2: học sinh cùng thực hiện theo +Lần 3: tập cung chiều với học sinh . GV hô nhịp cho học sinh. Lop4.com. Định lượng 6 – 10 phút 1–2 1 – 2 vòng. Đội hình    .  18 –22 phút 12 – 14 phút 3 – 4 lần 2x8 nhịp/lần.    .     .

<span class='text_page_counter'>(20)</span> thực hiện toàn bộ động tác . +Lần 4: GV có thể cho cán sự hô để dành thời gian sửa sai cho hoïc sinh . Chú ý khi tập động tác này chưa yêu cầu học sinh gập thân sâu vaø chi caàn chaân thaúng khi gaäp thaân . *Tâp phối hợp cả 4 động tác : 1-2 lần Điều khiển cho cán sự lớp hoâ . + GV quan sát nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS + Tập trung cả lớp để củng cố b Trò chơi: Con cóc là cậu ông trời - GV nêu tên trò chơi. Nhắc HS cách chơi. 1 nhóm làm mẫu. Chơi thử, chơi chính thức. Phạt những em phạm quy. Tuyên dương những em hoàn thành vui chơi của mình C- Phần kết thúc - Thực hiện một số động tác thả lỏng - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp - GV cùng HS hệ thống bài - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao bài về nhà. 4 – 6 phút 1–2 1–2 1–2 2–3.    . . Thứ sáu 9/11/2007 TẬP LÀM VĂN. LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN (SGK/95) Thời gian dự kiến: 35 phút I – Mục tiêu - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi . - Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích. - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra. II. Các hoạt động dạy – học: 1.OÅn ñònh: neà neáp 2 Kieåm tra baøi cuõ: Kiểm tra 2 em kể lại truyện Yết Kiêu chuyển từ loại thoại sang lời kể. - Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung. - Nhaän xeùt, chaám ñieåm. 3 Bài mới:- Giới thiệu bài, ghi đề. HĐ1 : HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN TÍCH ĐỀ BAØI. - Treo đề bài lên bảng. Gọi 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tìm những từ ngữ quan trọng. GV gạch dưới những từ ngữ ấy. Đề bài : Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật,…). Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×