Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Mơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.79 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Gi¸o ¸n 4 TUẦN 31 [. Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012. TẬP ĐỌC - Tiết số: 61 ĂNG – CO VÁT I-MỤC TIÊU. 1.Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng (Ăng-co vát, Cam – pu – chia) chữ số La mã (XII – mười hai ). Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng– co Vát – một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu. 2.Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài. Hiểu nội dung của bài : Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia. II-ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC. -Ảnh đền Ăng – co Vát trong SGK. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ( 3 ph) -GV kiểm tra 2 – 3 HS học thuộc lòng bài thơ Dòng sông mặc áo, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc. 3.Dạy bài mới (32 ph) a.Giới thiệu bài Các bài đọc thuộc chủ điểm Khám phá thế giới đã đưa các em đi du lịch nhiều cảnh đẹp của đất nước như : vịnh Hạ Long, sông La, Sa pa….Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với đất nước Cam – pu – chia, thăm một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu – Ăng – co Vát. b.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài *Luyện đọc -HS đọc nối tiếp nhau 3 đoạn từ 2 – 3 lượt -GV đọc diễn cảm toàn bài. *Tìm hiểu bài -Gợi ý trả lời các câu hỏi : -Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? (Ăng – co Vát được xây dựng ở Cam – pu – chia từ đầu thế kỉ mười hai.) -Khu đền chính đồ sộ như thế nào ?( khu đền chính gồm 3 tầng với những ngọn tháp lớn, ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 gian phòng.) -Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ? ( Những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá, được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa). -Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? (Vào lúc hoàng hôn, Ăng – co Vát thật huy hoàng : Ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền; Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoè tán tròn; Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên nguy nghi, thâm nghiêm hơn với ánh chiếu vàng, khi đàn dơi bay toả ra các ngách. ) c. Hướng dẫn đọc diễn cảm. GV: Trần Thị Mơ. 1 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Gi¸o ¸n 4 - GV hướng dẫn các em đọc đúng giọng đọc và thể hiện biểu cảm bài văn (theo gợi ý ở mục 21 d). - GV hướng dẫn HS cả luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn sau. 4. Củng cố, dặn dò( 3 ph) - GV hỏi HS ý nghĩa bài văn: Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia. -GV nhận xét tiết học, chuẩn bị giờ sau. TOÁN - Tiết số: 151. THỰC HÀNH ( TT). I-MỤC TIÊU. Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Thước thẳng có vạch chia xăng – ti – mét (dùng cho mỗi HS). - Giấy hoặc vở để vẽ đoạn thẳng “ thu nhỏ” trên đó. III- CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. 1.Ổn định ( 1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ ( 3 ph) -Tập ước lượng độ dài của quyển SGK (Toán4) 3.Bài mới(32 ph) a) Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK) * GV nêu bài toán : Một bạn đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20m. Hãy vẽ đoạn thẳng (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400. * Gợi ý cách thực hiện : - Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo xăng – ti – mét) + Đổi 20m = 2000cm + Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm) - Vẽ vào tờ giấy hoặc đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm ( HS đã học cách vẽ đoạn htẳng có độ dài cho trước) chẳng hạn : 5cm Tỉ lệ 1 : 400 b) Thực hành +Bài 1: -GV giới thiệu ( chỉ lên bảng) Chiều dài bảng lớp học dài 3m (Lưu ý : GV nên lấy đúng chiều dài thật của bảng lớp, có thể chiều dài khoảng gần 3m, nhiệm vụ của HS là vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài trên bản đồ có tỉ lệ 1: 50(hoặc có thể chọn tỉ lệ nào đó thích hợp để HS tính nhẩm và dễ vẽ….) - HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ. GV hướng dẫn cho từng HS (nếu có khó khăn), chẳng hạn: - Đổi 3m = 300cm. - Tính độ dài thu nhỏ : 300 : 50 = 6 (cm). - Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm. A 6 cm B. GV: Trần Thị Mơ. 2 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Gi¸o ¸n 4 +Bài 2 (HS khá giỏi): GV cho HS tính chiều rộng, chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ. Sau đó HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài, chiều rộng có hình đó (đã được học), chẳng hạn -Đổi 8m = 800cm ; 6m =600cm. -Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ : 800 : 200 = 4 (cm). -Chiều rộng hình chữ nhật nhỏ : 600 : 200 = 3 (cm) -Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm. 3cm 4cm Tỉ lệ: 1: 200 4. Củng cố – dặn dò ( 3 ph) -Nhận xét ưu, khuyết điểm. -Chuẩn bị bài sau KHOA HOÏC TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT I-MUÏC TIEÂU Trình bày được sự trao đôi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các bô níc, khí ô xi và thải ra hơi nước khí ô xi, chất khoáng khác,… Thể hiện sư trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Hình trang 132, 133 SGK. - Giấy A0, bút vẽ đủ dùng cho các nhóm. III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Khởi động : 2. Kieåm tra baøi cuõ : Trả lời câu hỏi trong SGK. “ Nhu cầu không khí của thực vật” 3. Dạy bài mới : * Hoạt động 1 : Phát triển những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật. * Mục tiêu : HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống. * Caùch tieán haønh : - Bước 1:GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122 SGK; + Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình. + Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh ( ánh sáng,nước, chất khoáng trong đất) có trong hình. +Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các – bô- níc, khí ô- xi). - HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với các bạn. - GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm. -Bước 2: GV gọi HS trả lời câu hỏi : 3 GV: Trần Thị Mơ Trường tiểu học Thị trấn Me Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Gi¸o ¸n 4 - Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường thải ra môi trường trong quaù trình soáng. - Quá trình trên được gọi là gì ? Kết luận : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước,khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác…Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường. * Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật *Mục tiêu : Vẽ và trình bày trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. Bước 1 : Tổ chức, hướng dẫn. - Phaùt giaáy vaø buùt veõ cho caùc nhoùm. Bước 2 : Các em tham gia vẽ sơ đồ khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm. Bước 3 : Các nhóm treo sản phẩm. 4. Cuûng coá – daën doø : - Nhaän xeùt öu, khuyeán ñieåm - Chuẩn bị tiết sau “ Động vật cần gì để sống” Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012. .. TẬP LÀM VĂN - Tiết số: 61. LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT. I. MỤC TIÊU. Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn; quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. -Bảng phụ viết đoạn văn Con ngựa (hoặc tờ phiếu khổ to kẻ lời giài BT2). -Tranh ảnh một số con vật (để HS làm BT3). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ : không 3.Dạy bài mới (35 ph) a)Giới thiệu bài. GV nêu YC của tiết học. b)Hướng dẫn quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả. +Bài tập 1, 2. HS đọc kĩ đoạn Con ngựa. -GV dùng phấn gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả; dùng phần màu vàng gạch dưới chân các từ ngữ miêu tả từng bộ phận đó. Có thể chọn cách thể hiện khác theo bảng sau. Các bộ phận Từ ngữ miêu tả - Hai tai to dựng đứng trên cái đầu rất đẹp - Hai lỗ mũi ươn ướt, động đậy hoài - Hai hàm răng trắng muốt - Bờm Được cắt rất phẳng 4 GV: Trần Thị Mơ Trường tiểu học Thị trấn Me Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Gi¸o ¸n 4 - Ngực nở - Bốn chân khi - Cái đuôi dài ve vẩy hết sang phải lại sang trái +Bài tập 3 : -Một HS đọc nội dung BT3. GV treo một số ảnh con vật (GV và HS đã chuẩn bị). -GV nhắc các em. +Đọc 2 ví dụ (M) trong SGK để hiểu yêu cầu của bài : cách quan sát độc đáo từng bộ phận của con vật ; biết tìm những từ ngữ miêu tả chính xác đặc điềm các bộ phận đó. +Viết lại những từ ngữ miêu tả theo hai cột ở BT2. -GV nhận xét cho điểm một số bài thể hiện sự quan sát kĩ lưỡng, chọn từ ngữ miêu tả chính xác. 4. Củng cố, dặn dò(3 ph) -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS hoàn chỉnh kết quả quan sát các bộ phận của con vật (BT3). -Dặn HS quan sát con gà trống để chuẩn bị học tốt tiết TLV. TOÁN - Tiết số: 152. ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I.MỤC TIÊU. Giúp HS ôn tập về : - Đọc, viết số tự nhiên trong hệ thập phân. - Nắm được hàng và lớp ; giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. - Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ ( 3 ph) - Vẽ chiều dài hình chữ nhỏ : 6cm. - Vẽ chiều rộng hình chữ nhật nhỏ : 4cm. 3. Dạy bài mới ( 32 ph) a.Giới thiệu bài b.Nội dung +Bài 1 : Củng cố về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số. -GV hướng dẫn HS làm một câu (mẫu) trên lớp và chữa bài. -Lưu ý HS đọc có chữ số 0 ở giữa, chẳng hạn số 1237005 đọc là “ một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm”. +Bài 3 ý a: HS tự làm theo yêu cầu. a)Củng cố việc nhận biết của từng chữ số theo hàng lớp. -GV gọi HS nhắc lại “lớp đơn vị gồm : hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm ; lớp nghìn gồm : hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn ; lớp triệu gồm: hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu”. Khi chữa bài: “Trong số 67358, chữ số 5 thuộc hàng chục lớp đơn vị”. +Bài 2 (HS khá giỏi): GV có thể hướng dẫn HS quan sát kĩ phần mẫu trong SGK để biết được yêu cầu của bài. Từ đó, cho HS tự làm tiếp phần còn lại. Kết quả là :. GV: Trần Thị Mơ. 5 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Gi¸o ¸n 4 5794 = 5000+ 700 + 90 + 4 20292 = 20000 + 200 + 90 + 2 190 909 = 100000 + 90000 + 900 + 9 +Bài 4 : Củng cố về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. -GV cho HS nêu lại dãy số tự nhiên. 4.Củng cố, dặn dò( 3 ph) -Nhận xét ưu, khuyết điểm. -Chuẩn bị tiết sau “ Ôn tập về số tự nhiên (tt). LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết số: 31. THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I -MỤC TIÊU. 1. Hiểu được thế nào là trạng ngữ. 2. Biết nhận diện đươch trạng ngữ trong câu ; bước đầu viết được đoạn văn ngắn có ít nhất 1 câu có trạng ngữ. 3.HS khá giỏi viết đoạn văn có 2 câu có sử dụng trạng ngữ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. -Bảng phụ viết câu văn ở BT1 (phần luyện tập). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ ( 3 ph) -GV yêu cầu 1HS nói lại nội dung cần ghi nhớ ở tiết LTVC trước (Câu cảm) và đặt hai câu cảm. 3 Dạy bài mới ( 32 ph) a) Giới thiệu bài : Trong các tiết học trước, các em đã biết câu có hai thành phần là CN và VN. Đó là những thành phần chính của câu. Tiết học hôm nay giúp các em biết thành phần phụ của câu : Trạng ngữ (TrN). b)Phần nhận xét -Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu cầu 1, 2, 3. -Cả lớp suy nghĩ, lần lượt thực hiện từng yêu cầu. +Hai câu có gì khác nhau ? (Câu b có thêm hai bộ phận (được in nghiêng). +Đặt câu hỏi cho các phần in nghiêng. -Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng ? -Khi nào I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng ? +Tác dụng của phần in nghiêng (Nêu nguyên nhân (nhờ tinh thần ham học hỏi) và thời gian (sau này) xảy ra sự việc ở CN và VN (I-ren trở thành nhà khoa học nổi tiếng). b.Phần ghi nhớ -GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK. c. Phần luyện tập +Bài tập 1 -GV nhắc các em chú ý : Bộ phận trạng ngữ trả lời câu hỏi Khi nào? Ở đâu? Vì sao ? Để làm gì ?... -GV chốt lại lời giải : gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong các câu văn đã viết lên bảng phụ : - Ngày xưa , rùa có một cái mai láng bóng. - Trong vườn , muôn hoa đua nở.. GV: Trần Thị Mơ. 6 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Gi¸o ¸n 4 - Từ tờ mờ sáng , cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. Làng cô ở cách làng Mĩ Lí hơn mười lăm cây số. Vì vậy, mỗi năm cô chỉ về làng chừng hai ba lượt. +Bài tập 2 -GV nhận xét chấm điểm. VD : Tối thứ sáu tuần trước, mẹ bảo em : Sáng mai, cả nhà mình về quê thăm ông bà. Con ngủ sớm đi. Đúng 6 giờ sáng mai, mẹ sẽ đánh thức con dậy đấy…. 4. Củng cố – dặn dò ( 2 ph) -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS viết đoạn văn ở BT3 chua đạt yêu cầu, về nhà hoàn chỉnh, viết lại vào vở. Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2012. TẬP ĐỌC - Tiết số: 62 CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC. I. MỤC TIÊU. 1. Đọc lưu loát bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, bước đầu biết nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả. 2.Hiểu các từ ngữ trong bài. -Hiểu nội dung bài : Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước quê hương. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. -Tranh minh hoạ bài học trong SGK ; thêm ảnh chuồn chuồn, ảnh cây lộc vừng III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ (3 ph) -GV kiểm tra 2HS đọc bài Ăng –co- Vát trả lời các câu hỏi trong SGK. 3.Dạy bài mới (32 ph) a) Giới thiệu bài : Nếu chịu quan sát, chúng ta sẽ phát hiên ra vẻ đẹp của thế giới xung quanh, của muôn vật. Bài con chuồn chuồn nước tả con chuồn chuồn bé nhỏ và quen thuộc. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn Nguyễn Thế Hội, con vật quen thuôc ấy hiện lên thật đẹp và mới mẻ. b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài + Luyện đọc - GV hướng dẫn HS quan sát tranh, ảnh minh hoạ chuồn chuồn ; giải nghĩa thêm từ lộc vừng (bằng tranh, ảnh – một loại cây cảnh, hoa màu hồng nhạt, cánh là những tua mềm) ; HS phát âm đúng những tiếng :lấp lánh, lung linh, rung rinh, phân vân, mênh mông, lặng sóng….; Đọc đúng câu cảm (Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao). -GV đọc diễn cảm toàn bài c) Tìm hiểu bài : -Chú chuồn chuồn bằng những hình ảnh so sánh nào ? Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng ; Hai con mắt long lanh như thuỷ tinh ; Thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu ; Bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân. -Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ? HS có thể thích hình ảnh so sánh khác nhau. VD :+Em thích hình ảnh chuồn chuồn với bốn cái cánh mỏng như giấy bóng ; hai con mắt long lanh như thuỷ tinh vì đó là những hình ảnh so sánh đẹp giúp em hình dung được rõ hơn về đôi cánh và cặp mắt chuồn chuồn. 7 GV: Trần Thị Mơ Trường tiểu học Thị trấn Me Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Gi¸o ¸n 4 + Em thích hình ảnh thân chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu ; hoặc bốn cánh khẽ rung rung như còn đang phân vân vì những hình ảnh so sánh đó giúp em hình dung được rõ hơn về màu vàng của thân, độ rung nhẹ của bốn cánh chuồn chuồn. Cách so sánh đó cách mới lạ : so sánh màu vàng của thân chú chuồn chuồn với màu của nắng, so sánh độ rung của cánh với tâm trạng phân vân của con người. -Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ? Tả rất đúng về cách bay vọt lên rất bất ngờ của con chuồn chuồn nhờ thế tác giả kết hợp tả được một cách tự nhiên phong cảnh làng quê. -Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào? Những câu văn tả cảnh đẹp của làng quê dưới cánh bay của chuồn chuồn thể hiện tình yêu của tác giả với đất nước, quê hương : Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng ; luỹ tre xanh rì rào trong gió, bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh ; với những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra : cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi, trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút. GV : Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm mến yêu của mình với đất nước quê hương. d) Hướng dẫn đọc diễn cảm - GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn thể hiện diễn cảm (theo gợi ý của mục 2a) -GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn văn tiêu biểu trong bài. 4. Củng cố – dặn dò (3 ph) -GV nhận xét tiết học. -Yêu HS về nhà ghi lại các hình ảnh so sánh đẹp trong bài văn. TOÁN - Tiết số: 153. ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TT). I - MỤC TIÊU. -Giúp HS ôn tập về so sánh các số có đến 6 chữ số -Xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1.Ổn định(1 ph) 2. Kiểm tra bài cũ (3 ph) -2HS lên bảng chữa bài. 3.Dạy bài mới (35 ph) a) Giới thiệu bài : b) Nội dung +Bài 1dòng 1, 2: GV có thể HS so sánh hai số, chẳng hạn với trường hợp 989 – 1321 (hai số có số chữ số khác nhau). 34579 – 34601 ( hai số có chữ số bằng nhau). +Bài 2 : HS so sánh và sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn. +Bài 3 : Tương tự bài 2. -Có thể cho HS nhận xét để thấy được yêu cầu của bài tập này (sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ lớn tới bé) khác với bài 2. +Bài 5 (HS khá giỏi): HS tự làm bài rồi chữa bài. Có thể giải như sau, chẳng hạn :. GV: Trần Thị Mơ. 8 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Gi¸o ¸n 4 a)Các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là : 58 ; 60. Vậy x là : 58 ; 60 b)Các số bé lớn hơn 57 và bé hơn 62 là : 59 ; 61. c)Số tròn chục lớn hơn 57 và bé hơn 62 là : 60. Vậy x là : 60 3.Củng cố, dặn dò(2 ph) -Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau. LỊCH SỬ - Tiết số: 31. NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP. I. MỤC TIÊU. -Nắm được đôi nét về sự thành lập của Nhà Nguyễn: +Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long định đô ở Phú Xuân(Huế) -Nêu một vài chính sách cụ thể của vua Nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị: +Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước. +Tăng cường lực lượng quân đội +Ban hành bộ luật Gia Long . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Một số điều luật của bộ luật Gia Long (nói về sự tập trung quyền hành và những hình phạt đối với mọi hành động phản kháng nhà Nguyễn). III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ (3 ph) 3. Dạy bài mới (32 ph) *Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp. -GV tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? và đi đến kết luận : Sau khi Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. -GV thông báo : Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. * Hoạt động 2 : -GV hướng dẫn HS đi đến kết luận : Các nhà vua Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình. 4. Củng cố – dặn dò (3 ph) -Nhận xét ưu, khuyết điểm. KỂ CHUYỆN - Tiết số: 31. Ôn tập I.MỤC TIÊU. -Dựa vào gợi ý trong sgk, chọn và kể lại một câu chuyện, đoạn truyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm có nhân vật, ý nghĩa.. GV: Trần Thị Mơ. 9 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Gi¸o ¸n 4 -Hiểu cốt truyện, trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Một số truyện viết về du lịch hay thám hiểm trong truyện cổ tích, truyện danh nhân, truyện viễn tưởng, truyện thiếu nhi…. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.Ổn định (1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ (3 ph) 3.Bài mới (32 ph) a/ Giới thiệu bài và ghi đề bài b/ Hướng dẫn HS kể chuyện *Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài -Cho 1 HS đọc đề bài, GV viết lên bảng đề bài và gạch dưới những từ ngữ quan trọng. -Cho HS tiếp nối nhau đọc -Cho HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể -Dán tờ phiếu ghi vắn tắt dàn ý bài kể chuyện lên bảng lớp. -Nhắc nhở HS về giọng kể, nhìn vào các bạn là những người đang nghe mình kể. *HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện -Cho từng cặp HS lần lượt kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong các em trao đổi ý nghĩa câu chuyện. -Cho HS thi kể trước lớp và nêu ý nghĩa truyện. Đặt câu hỏi lẫn nhau Khi đến thăm quan du lich em câì để BVMT? 4.Củng cố – dặn dò(3 ph) -Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe. -Nhận xét tiết học. Biểu dương HS học tốt. ĐỊA LÍ - Tiết số: 31. THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. I.MỤC TIÊU. - HS biết nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng: +Vị trí ven biển đồng bằng duyên hải miền Trung. +Là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến giao thông. +Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch - Chỉ được vị trí Đà Nẵng trên bản đồ Việt Nam. - HS khá giỏi biết các loại đường giao thông đi từ thành phố Đà Nẵng đến các tỉnh khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bản đồ hành chính Việt Nam. - Một số ảnh về thành phố Đà Nẵng. - Lược đồ hình 1 bài 24. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ -Vì sao Huế trở thành thành phố du lịch? 3. Dạy bài mới (35 ph) a.Giới thiệu b.Giảng bài 1.Đà Nẵng- thành phố cảng * Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ. 10 GV: Trần Thị Mơ Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Gi¸o ¸n 4 +Bước 1 : -GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ và nêu được : -Đà Nẵng nằm ở phía nam đèo Hải Vân, bên sông Hậu và vịnh Đà Nẵng bán đảo Sơn Trà. -Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hậu gần nhau. Bước 2 : - HS nhận xét tàu đồ ở cảng biển Tiên Sa (tàu lớn hiện đại) Bước 3 : -GV yêu cầu HS quan sát hình 1 của bài và nêu được các phương tiện giao thông đến Đà Nẵng : + Tàu biển, tàu sông ( đến cảng sông Hậu, cảng biển Tiên Sa). + Ô tô (theo quốc lộ 1A đi qua thành phố). + Tàu hoả ( có nhà ga xe lửa). + Máy bay (có sân bay). - HS khá giỏi nêu các loại đường giao thông đi từ thành phố Đà Nẵng đến các tỉnh khác. -GV khái quát : Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở duyên hải miền Trung vì thành phố là nơi đến và nơi xuất phát (đầu mối giao thông) của nhiều tuyến đường giao thông : đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không. 2. Đà Nẵng – trung tâm công nghiệp * Hoạt động 2 : HS làm việc theo nhóm . Bước 1 : -GV cho HS nhóm dựa vào bảng kê tên các mặt hàng chuyên chở hàng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi trong SGK. -HS đọc đúng tên các mặt hàng từ nơi khác được đưa đến Đà Nẵng và hàng do Đà Nẵng lám ra được chở đi các địa phương trong cả nước hoặc xuất khẩu ra nước ngoài (cá, tôm đông lạnh). Bước 2 : -GV cho HS đọc đoạn văn trong SGK để bổ sung thêm một số địa điểm du lịch khác như Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm. Bước 3 : -GV đề nghị HS tìm lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch. HS cần nêu được do Đà Nẵng nằm trên bờ biển có cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. GV bổ sung do Đà Nẵng là đầu mối giao thông thuận tiện cho việc đi lại của du khách, có bảo tàng Chàm, nơi du khách có thể đến tham quan, tìm hiểu về đời sống văn hoá của người Chàm. Tổng kết bài : -GV cho HS lên chỉ vị trí thành phố Đà Nẵng vừa thành phố cảng, vừa trở thành thành phố du lịch. 4. Củng cố – dặn dò (3 ph) -GV nhận xét ưu, khuyết điểm.-Chuẩn bị bài sau Thứ năm ngày 5 tháng 4 năm 2012. TOÁN - Tiết số: 154 ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN (TT) I. MỤC TIÊU. Giúp HS ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3 ; 5 ; 9 .. GV: Trần Thị Mơ. 11 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Gi¸o ¸n 4 II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ ( 3 ph) GV cho 2 HS lên bảng thực hiện. 3.Dạy bài mới (32 ph) +Bài 1 : Trước khi làm bài, GV có thể cho HS nêu các điều kiện dấu hiệu chia hết cho 2 ; 3 ; 5 ; 9 và củng cố lại : -Dấu hiệu chia hết cho 2 ; 5 xét chữ số tận cùng. -Dấu hiệu chia hết cho 9 ; 3 ; xét tổng các chữ số của số đã cho. -HS tự làm bài và chữa bài. -Khi chữa bài, có thể HS giải thích cách làm. a)Chọn những số chia hết cho 2 (có chữ số tận cùng 0 ; 2 ;4 ; 6 ; 8). Tương tự đối với các rtường hợp còn lại. a) Lưu ý : sau khi tìm được các số chia hết cho 3 ( 7362 ; 2640 ; 20601 ; )có thể tìm các số chia hết cho cả 2 và 5 bằng những cách sau : -Cách 1 : Trong các số chia hết cho 2 (đã làm ở phần a), chọn ra những số chia hết cho 5. -Cách 2 : Trong các số chia hết cho 5 (đã làm ở phần a), chọn ra những số chia hết cho hết cho 2. -Cách 3 : Các số có chữ số tận cùng là 0 vừa cho hết cho 2 vừa chia hết cho 5. Vì vậy, xét chữ số tận cùng để xác định số chia hết cho cả 2 và 5 (2640). *Lưu ý : Cách 3 là cách làm thường được dùng nhiều nhất. d) Trong các số chia hết cho 5(đã làm ở phần a), chọn ra những số không chia hết cho 3 (tổng của các chữ số đó không chia hết cho 3). e) Trước hết xác định những số không chia hết cho 2 (có chữ số tận cùng là : 1; 3 ; 5 ; 7 ;9). Trong các số này, chọn ra những số không chia hết cho 9 (tổng của các chữ số không chia hết cho 9). Cũng có thể làm như sau : Trong phần b) đã tìm các số chia hết cho 9, vì vậy xác định được các số chia hết cho 9. Trong các số này , chọn ra những số không chia hết cho 2. +Bài 2 :Cho HS nêu yêu cầu của bài, tự làm bài rồi chữa bài +Bài 3 : Có thể hướng dẫn HS làm như sau : x chia hết cho 5 nên x có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 ; là số lẻ, vậy x có chữ số tận cùng là 5. Vì 23 < x < 31 nên x là 25. +Bài 4 (HS khá giỏi): HS tự làm bài, Khi chữa bài, Gv có thể cho HS giải thích cách làm, chẳng hạn như sau : Số vừa chia hết cho 5, vừa chia hết cho 2 phải có chữ số tận cùng là 0. Vậy, các số đó là : 520 ; 250. 4. Củng cố – dặn dò ( 3 ph) -Nhận xét ưu, khuyết điểm. -Chuẩn bị tiết sau “Luyện tập”. LUYỆN TỪ VÀ CÂU - Tiết số: 62. THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I .MỤC TIÊU. 1.Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi ở đâu ?). 2.Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn ; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. 12 GV: Trần Thị Mơ Trường tiểu học Thị trấn Me Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Gi¸o ¸n 4 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. -Bảng lớp viết : +Hai câu văn ở BT1 (phần Nhận xét). + Ba câu văn ở BT1 (phần Luyện tập). -Ba băng giấy – mỗi băng giấy viết 1 câu chưa hoàn chỉnh ở BT2 (Phần Luyện tập). -Bốn băng giấy – mỗi băng viết 1 câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 (phần Luyện tập). III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ (3 ph) GV kiểm tra 2HS đọc đoạn văn ngắn kể về một lần em đi chơi xa, trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ (BT2, phần Luyện tập, tiết LTVC trước). 3.Dạy bài mơí ( 32 ph) a.Giới thiệu bài : Giờ học trước, các em đã biết trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích….của sự việc nêu trong câu. Tiết học hôm nay giúp các em tìm hiểu kĩ về trạng ngữ chỉ nơi chốn. b.Phần nhận xét -GV nhắc HS : Trước hết, cần tìm thành phần CN,VN của câu. Sau đó, tìm thành phần trạng ngữ.Suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV mời 1HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu, chốt lại lời giải : +Bài 1 : Trạng ngữ (phần in đậm) trong các câu đã cho bổ sung ý nghĩa nơi chốn cho câu : a)Trước nhà, mấy cây hoa giấy//nở tưng bừng. b) Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu // vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô +Bài 2 : Đặt câu hỏi cho các trạng ngữ tìm được: a)Mấy cây hoa giấy được nở tưng bừng ở đâu ? b)Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu ? c. Phần ghi nhớ - Hai, ba HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - GV nhắc HS đọc thuộc phần ghi nhớ. d. Phần luyện tập +Bài tập 1 : -Cách thực hiện tương tự bài tập trên. GV mời HS lên bảng gạch dưới bộ phận VN trong câu, chốt lại lời giải : - Trước rạp , người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài. -Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội. - Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn… +Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu BT2. -GV nhắc HS : phải thêm đúng trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. Phát biểu ý kiến. GV dán 3 băng giấy lên bảng. Câu a : Ở nhà. em giúp bố làm những công việc gia đình. Câu b : Ở lớp. Em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu. Câu c : Ngoài vườn. Hoa đã nở. +Bài tập 3. GV: Trần Thị Mơ. 13 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Gi¸o ¸n 4 -Một HS đọc nội dung bài tập, trả lời câu hỏi : Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào ? (Đó là thành phần chính : CN, VN trong câu. -Cách thực hiện tiếp theo tương tự BT2 -GV dán 4 bảng băng giấy cho HS làm bài . -Chốt lại lời giải. VD : a) Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. người xe đi lại nườm nượp. những chiếc ô tô đang ầm ầm đi lại. các bạn nhỏ đang chơi trò chơi rước đèn. các vận động viên đang tập chạy. b) Trong nhà, mọi người đang nói chuyện sôi nổi. em bé đang ngủ say. bố em đang đọc báo. c)Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người. d) Ơ bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng. cây cối như tươi tốt um tùm hơn. 4.Củng cố, dặn dò(3 ph) -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS thuộc nội dung cần ghi nhớ, đặt thêm hai câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn, viết lại vào vở. CHÍNH TẢ - Tiết số:31. (Nghe – viết )NGHE LỜI CHIM NÓI I-MỤC TIÊU. 1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói. 2.Làm đúng bài tập 2a, 3a. II- ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC. - Một tờ phiếu viết nội dung BT2a, 3a. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ ( 3 ph) -GV kiểm tra 2 HS đọc lại thông tin trong BT3a hoặc 3b (tiết CT trước) : nhớ – viết lại tin đó trên bảng lớp : viết đúng chính tả. 3.Dạy bài mới (32 ph) a) Giới thiệu bài : GV nêu MĐ, YC của bài. b) Hướng dẫn HS nghe – viết -GV đọc bài chính tả Nghe lời chim nói. -GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ ; khoảng cách giữa các khổ thơ ; những từ ngữ dễ viết sai (lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha….). -ND : Bầy chim nói về những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước). HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu. c)Hướng dẫn làm các bài tập chính tả +Bài tập (2) – lựa chọn - GV nêu yêu cầu của bài tập ; lựa chọn bài tập cho HS ; phát phiếu cho các nhóm thi làm bài; nhắc các em làm nhiều hơn con số 3 trường hợp đã nêu (càng nhiều càng tốt). -GV khen ngợi nhóm tìm được đúng / nhiều tiếng (từ)/viết đúng chính tả. VD (để GV biết, không bắt buộc HS phải tìm nhiều từ như thế).. GV: Trần Thị Mơ. 14 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Gi¸o ¸n 4 +Bài tập (3) – lựa chọn -Cách thực hiện tương tự BT (2). -Điểm khác: GV dán phiếu mời các cá nhân thi làm bài đúng/nhanh ; chốt lại lời giải : 4. Củng cố, dặn dò(3 ph) -GV nhận xét giờ học. Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả, nhớ những mẫu tin thú vị trong BT(3) : Băng trôi, Sa mạc đen. Thứ sáu ngày 6 tháng 4 năm 2012. TẬP LÀM VĂN - Tiết số: 62 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I –MỤC TIÊU. Nhận biết được ý chính của từng đoạn trong bài văn miêu tả con chuồn nước; biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn; bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ viết các câu văn của BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ (3 ph) -GV gọi 2 – 3 HS đọc những ghi chép sau khi quan sát các bộ phận của con vật mình yêu thích (BT3, tiết TLV trước). 3.Dạy bài mới( 32 ph) a.Giới thiệu bài Trong các tiết TLV trước, các em đã học cách quan sát từng bộ phận của con vật và tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật các đặc điểm đó. Tiết này, các em sẽ họccách xây dựng đoạn văn trong bài văn miêu tả con vật. b.Hướng dẫn luyện tập +Bài tập 1 -HS đọc kĩ bài Con chuồn chuồn nước trong SGK, xác định trong các đoạn văn trong bài. Tìm ý chính của từng đoạn. Lời giải : Đoạn 1: (từ đầu …đến như còn đang phân vân): Tả ngoại hình của chú chuồn chuồn nước lúc đậu một chỗ. Đoạn 2 : (còn lại): Tả chú chuồn chuồn nước lúc tung cánh bay, kết hợp tả cảnh đẹp của thiên nhiên theo cánh bay của con chuồn chuồn. +Bài tập 2 -HS đọc yêu cầu bài, làm bài cá nhân – xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành đoạn văn hợp lí. -GV mở bảng phụ đã viết 3 câu văn : mời HS lên bảng đánh số thứ tự để sắp xếp các câu văn theo trình tự đúng, đọc kĩ đoạn văn. Lời giải : Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yến quàng chiếc tạp dỊ công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp. +Bài tập 3 -GV nhắc HS :. GV: Trần Thị Mơ. 15 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Gi¸o ¸n 4 +Mỗi em viết một đoạn văn có câu mở đoạn cho sẵn Chú gà nhà em đã ra dáng một chú gà trống đẹp. +Viết tiếp câu mở đoạn bằng cách miêu tả các bộ phận của gà trống (theo gợi ý), làm rõ con gà trống đã ra dáng một chú gà trống đẹp như thế nào. -Dán lên bảng tranh, ảnh gà trống. GV nhận xét, chữa mẫu, cho điểm (với đoạn viết tốt). 4. Củng cố, dặn dò ( 3 ph) -GV nhận xét tiết học. Yêu cầu hS về nhà sửa lại đoạn văn ở BT3, viết lại vào vở. -Dặn HS quan sát ngoại hình và hoạt động của con vật mình yêu thích để chuẩn bị cho tiết TLV tuần 32 – viết một đoạn văn miêu tả ngoại hình, hành động của con vật. TOÁN - Tiết số: 155. ÔN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN. I – MỤC TIÊU. -Giúp HS ôn tập về phép cộng trừ số tự nhiên. -Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. -Giải các bài toán liên quan đến phép cộng phép trừ. II – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ: Ko 3.Dạy bài mới (32 ph) +Bài 1 dòng 1,2 : Củng cố kĩ thuật tính cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính). -Đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. +Bài 2 : -HS tự làm rồi chữa bài. -Khi chữa bài có thể gọi HS nêu qui tắc “ Tìm một số hạng chưa biết” “Tìm số bị trừ chưa biết”. +Bài 4 dòng 1: -Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất, chẳng hạn : a)1268 + 99 + 501 = 1268 + ( 99 + 501 ) = 1268 + 600 = 1868 b) 87 + 94 + 13 + 6 = (87 + 13 )+ (94 + 6) = 100 + 100 = 200 -Nên khuyến khích HS tính nhẩm trong trường hợp đơn giản. +Bài 5 : Cho HS đọc bài toán và tự làm bài và chữa bài. Bài giải Trường Tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là : 1475 – 184 = 1291 (quyển) Cả hai trường quyên góp được số vở là : 1475 + 1291 = 2766 (quyển) Đáp số : 2766 quyển vở. +Bài 3 (HS khá giỏi): -Củng cố tính chất của phép cộng, trừ ; đồng thời củng cố biểu thức chứa chữ. -Khi chữa bài. GV có thể cho HS phát biểu lại các tính chất của phép cộng, trừ (tương ứng với các phần trong bài ). 4. Củng cố – dặn dò(4 ph). GV: Trần Thị Mơ. 16 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Gi¸o ¸n 4 -Nhận xét ưu, khưyết điểm. -Chuẩn bị tiết sau “ Ôn tập về phép tính với các số tự nhiên”. SINH HOẠT LỚP TUẦN 31 I/ MỤC TIÊU: - HS nắm được những ưu khuyết điểm trong tuần và kế hoạch tuần tới - Biết tự sửa chữa khắc phục. Rèn kĩ năng sinh hoạt tập thể - HS có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập II. CHUẨN BỊ: - Báo cáo tuần 31 - Kế hoạch tuần 32 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: * Họat động 1: Kiểm điểm các công tác đã thực hiện và chưa thực hiện được ở tuần 31 - Lớp trưởng điều khiển các tổ trưởng lên báo cáo về các mặt: + Đạo đức; Học tập; Chuyên cần. - Lớp trưởng nhận xét và đánh giá. - GV nhaän xeùt, khen ngợi và nhắc nhở chung. * Hoạt động 2: Triển khai nhiệm vụ tuần 31  Về học tập: - Trong lớp chú ý nghe giảng , hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ. - Duy trì tốt phong trào đôi bạn giúp nhau học tập, truy bài đầu giờ . - Duy trì phong trào rèn chữ viết ( 2 bài mỗi tuần )  Về đạo đức , tác phong: - Học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt, nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực.  Về chuyên cần: - GD HS đi đến nơi về đến chốn, hết giờ học phải về nhà, không la cà. * Hoạt động 3: Sinh hoạt văn nghệ, trò chơi. - Các tổ trình bày một số tiết mục văn nghệ. - Lớp trưởng điều khiển cho cả lớp chơi đố vui. ------------  -----------Mỹ thuật (GV chuyên ------------  -----------Thể dục (GV chuyên) ------------  -----------Thị trấn Me, ngày tháng 3 năm 2012 Ký duyệt của BGH. Chu Thị Minh Phương. GV: Trần Thị Mơ. 17 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Gi¸o ¸n 4. ĐẠO ĐỨC - Tiết số: 31. BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ( T2) I-MỤC TIÊU. -Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và có trách nhiệm gìn giữ môi trường trong sạch. -Nêu những việc làm phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ gìn giữ môi trường. -Tham gia bảo vệ môi trường ở nhà và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng. _HS khá giỏi không đồng tình với những hành vi làm ô nhiễm môi trường và biết nhắc bạn bè, người than cùng thực hiện bảo vệ môi trường. II-TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. - Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng. - SGK Đạo đức 4. - Phiếu giao việc. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Tiết 2 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ(3 ph) -HS đọc phần ghi nhớ.. GV: Trần Thị Mơ. 18 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Gi¸o ¸n 4 3.Bài mới (33 ph) a.Giới thiệu b.Các hoạt động *Hoạt động 1: Tập làm “ Nhà tiên tri” ( bài tập 2, SGK). 1.GV chia thành các nhóm. 2. Mỗi nhóm nhận một tình huống thảo luận và bàn cách giải quyết. 3. Đại diện các nhóm trình bày. Các lớp khác nghe bổ sung. 4. GV đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án đúng : a) Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này. b) Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước. c) Gây ra hạn hán, lũ lụt, hảo hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ…. d) Làm ô nhiễm nguốn nước, động vật dưới nước bị chết. đ ) Làm ô nhiễm không khí ( bụi, tiếng ồn ). e) làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. *Hoạt động 2 : Bày tỏ ý kiến của em (BT3, SGK). 1. GV mời một số HS trình báy ý kiến của mình. 2.GV kết luận về đáp án đúng. a) Không tán thành b) Không tán thành c) Tán thành. d) Tán thành. g) Tán thành. *Hoạt động 3 :Xử lí tình huống (bài tập 4,SGK). 1 GV chia HS thành các nhóm. 2. Từng nhóm một nhiệm vụ, thảo luận và tìm cách xử lí. 3. Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. 4. Gv nhận xét cách xử lí của từng nhóm và đưa ra những cách xử lí có thể như sau : a) Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang bếp khác. b) Đề nghị giảm âm thanh. c) Tham gia như thu nhặt phế liệu và dọn sạch sẽ đường làng. *Hoạt động 4 : Dự án “ tình nguyện xanh” 1. GV chia HS thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm : Tìm hiểu về tình hình môi trường ở xóm, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết. 2. Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. 3. GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. *Kết luận Tương tự đối với môi trướng lớp học. - GV nhắc lại các tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường. - GV mời 2 – 3 HS đọc to phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động Nhóm 2 : Tương tự đối với môi trường học. Nhóm 3 : Tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường ở địa phương. 4. Củng cố –dặn dò(3 ph) -Nhận xét ưu,khuyết điểm. -Chuẩn bị bài sau. GV: Trần Thị Mơ. 19 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Gi¸o ¸n 4 KHOA HỌC - Tiết số: 62. ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?. I – MỤC TIÊU. -Nêu những điêù kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường như nước, thức ăn, không khí và ánh sáng. II –ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Hình trang 124, 125 SGK. - Phiếu học tập. III –HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU. 1.Ổn định(1 ph) 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới (35 ph) a.Giới thiệu: b.Các hoạt động *Hoạt động 1 : Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống. + Mục tiêu : Biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật. +Cách tiến hành : Mở bài -Bắt đầu vào bài học. GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm thí nghiệm chứng minh cây cần gì để sống. (Muốn làm thí nghiệm tìm xem cây gì để sống, ta cho cây sống thiếu từng yếu tố, riêng cây đối chứng đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống). -GV nói rõ : Trong thí nghiệm. + 4 cây được dùng để làm thí nghiệm. + 1 cây được dùng để làm đối chứng. - Bài học này có thể sử dụng những kiến thức để cho chúng ta được nghiên cứu và tìm ra cách làm thí nghiệm chứng minh : Động vật cần gì để sống. Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn. -Tiếp theo, GV yêu cầu các en làm việc theo thứ tự sau : + Đọc mục quan sát trang 124 SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm. + Nêu nguyên tắc của thí nghiệm. +Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con. Bước 2 : -Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc theo hướng dẫn của GV. -GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm làm việc. Bước 3 : -GV yêu cầu đại diện một vài nhóm nhắc lại công việc các em đã làm và GV điền ý kiến của các em vào bảng sau (GV có thể viết trực tiếp hay giấy khổ to): * Hoạt động 2 : Dự đoán kết quả thí nghiệm. +Mục tiêu : Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường. +Cách tiến hành : Bước 1 : -GV yêu cầu HS thảo luận trong nhóm dựa vào câu hỏi trang 125 SGK :. GV: Trần Thị Mơ. 20 Lop4.com. Trường tiểu học Thị trấn Me.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×