Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Tập huấn về biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập Địa lý THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.38 MB, 116 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> MỤC LỤC Trang </b>
<b>Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ </b>


1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 4


2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá 6


<b>Phần thứ hai: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA </b>


<b> I. Kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra </b> 13


Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra 13


Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra 13


Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra (bảng mơ tả tiêu chí của đề kiểm tra) 14


Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận 34


Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm 36


Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra 38


<b> II. Ví dụ minh họa </b> 37


Ví dụ 1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 12 (CT Chuẩn) 40
Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I Địa lí 10-Chương trình chuẩn 47
Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì II Địa lí 11-Chương trình chuẩn 54
Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì II Địa lí 12-Chương trình chuẩn 60


<b>Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, SỬ DỤNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP </b>



1. Về dạng câu hỏi 67


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

3. Yêu cầu về câu hỏi 68


4. Định dạng văn bản 68


5. Sử dụng câu hỏi của môn học trong thư viện câu hỏi 70


<b>Phần thứ tư: HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG </b>


1. Nhiệm vụ của chuyên viên và giáo viên cốt cán 70


2. Nhiệm vụ của cán bộ quản lí 71


3. Nhiệm vụ của giáo viên 71


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Phần thứ nhất: ĐỊNH HƯỚNG CHỈ ĐẠO ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ </b>


Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm theo dõi quá trình học tập của học sinh, đưa ra các giải pháp
kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy của thày, phương pháp học của trò, giúp học sinh tiến bộ và đạt được mục tiêu
giáo dục.


Theo Từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là: Xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Như vậy, việc
kiểm tra sẽ cung cấp những dữ kiện, những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá học sinh.


Một số nhà nghiên cứu cho rằng: “Kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoặc hoạt động giáo viên sử dụng để thu
thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kỹ năng và thái độ học tập của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm
cơ sở cho việc đánh giá”; Kiểm tra được hiểu theo nghĩa rộng như là theo dõi quá trình học tập và cũng có thể được hiểu
theo nghĩa hẹp như là công cụ kiểm tra hoặc một bài kiểm tra trong các kỳ thi”; “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện,


những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”.


Có nhiều khái niệm về Đánh giá, được nêu trong các tài liệu của nhiều tác giả khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt:
“Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị”. Dưới đây là một số khái niệm thường gặp trong các tài liệu về đánh giá kết
quả học tập của học sinh:


- “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thơng tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân
của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu giáo dục, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành
động giáo dục tiếp theo nhằm phát huy kết quả, sửa chữa thiếu sót”.


- “Đánh giá kết quả học tập của học sinh là quá trình thu thập và xử lí thơng tin về trình độ, khả năng đạt được mục
tiêu học tập của HS cùng với tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm
của giáo viên và nhà trường để HS học tập ngày một tiến bộ hơn”.


- “Đánh giá có nghĩa là: Thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ
phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh
trong q trình thu thập thơng tin; nhằm ra một quyết định”


- “Đánh giá được hiểu là q trình hình thành những nhận định, phán đốn về kết quả cơng việc, dựa vào sự phân
tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để
cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về
mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong các tiêu chuẩn hay kết quả học tập. Đánh giá có thể là đánh giá
định lượng (quantitative) dựa vào các con số hoặc định tính (qualitative) dự vào các ý kiến và giá trị”.


Đánh giá gồm có 3 khâu chính là: Thu thập thơng tin, xử lí thơng tin và ra quyết định. Đánh giá là một quá trình
bắt đầu khi chúng ta định ra một mục tiêu phải theo đuổi và kết thúc khi đưa ra quyết định liên quan đến mục tiêu đó,
đồng thời cũng lại mở đầu cho một chu trình giáo dục tiếp theo.



Đánh giḠthực hiện đồng thời 2 chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi về quá trình dạy học, vừa góp phần
điều chỉnh hoạt động này.


Chuẩn đánh giá là căn cứ quan trọng để thực hiện việc đánh giá, chuẩn được hiểu là yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần
đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm.


<i>Việc đánh giá phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau đây </i>
<i> 1. Đảm bảo tính khách quan, chính xác </i>


Phản ánh chính xác kết quả như nó tồn tại trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu đề ra, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của người đánh giá.


<i> 2. Đảm bảo tính tồn diện </i>


Đầy đủ các khía cạnh, các mặt cần đánh giá theo yêu cầu và mục đích.
<i> 3. Đảm bảo tính hệ thống </i>


Tiến hành liên tục và đều đặn theo kế hoạch nhất định, đánh giá thường xuyên, có hệ thống sẽ thu được những
thông tin đầy đủ, rõ ràng và tạo cơ sở để đánh giá một cách toàn diện.


<i> 4. Đảm bảo tính cơng khai và tính phát triển </i>


Đánh giá được tiến hành công khai, kết quả được công bố kịp thời, tạo ra động lực để thúc đẩy đối tượng được
đánh giá mong muốn vươn lên, có tác dụng thúc đẩy các mặt tốt, hạn chế mặt xấu.


<i>5. Đảm bảo tính cơng bằng </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>1. Định hướng chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá </b>


1) Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp QLGD



Đổi mới KT-ĐG là một yêu cầu cần thiết phải tiến hành khi thực hiện đổi mới PPDH cũng như đổi mới giáo dục.
Đổi mới GD cần đi từ tổng kết thực tiễn để phát huy ưu điểm, khắc phục các biểu hiện hạn chế, lạc hậu, yếu kém, trên
cơ sở đó tiếp thu vận dụng các thành tựu hiện đại của khoa học GD trong nước và quốc tế vào thực tiễn nước ta. Các cấp
quản lý GD cần chỉ đạo chặt chẽ, coi trọng việc hướng dẫn các cơ quan quản lý GD cấp dưới, các trường học, các tổ
chuyên môn và từng GV trong việc tổ chức thực hiện, sao cho đi đến tổng kết, đánh giá được hiệu quả cuối cùng. Thước
đo thành công của các giải pháp chỉ đạo là sự đổi mới cách nghĩ, cách làm của từng CBQLGD, của mỗi GV và đưa ra
được các chỉ số nâng cao chất lượng dạy học.


2) Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là GV cùng bộ môn


Đơn vị tổ chức thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG là trường học, môn học với một điều kiện tổ chức dạy
học cụ thể. Do việc đổi mới KT-ĐG phải gắn với đặc trưng mỗi môn học, nên phải coi trọng vai trò của các tổ chuyên
môn, là nơi trao đổi kinh nghiệm giải quyết mọi khó khăn, vướng mắc. Trong việc tổ chức thực hiện đổi mới KT-ĐG,
cần phát huy vai trò của đội ngũ GV giỏi có nhiều kinh nghiệm, GV cốt cán chuyên môn để hỗ trợ GV mới, GV tay
nghề chưa cao, không để GV nào phải đơn độc. Phải coi trọng hình thức hội thảo, thao giảng, dự giờ thăm lớp để rút
kinh nghiệm kịp thời, đánh giá hiệu quả từng giải pháp cụ thể trong việc đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG: ra đề kiểm
tra bảo đảm chất lượng, kết hợp hình thức tự luận với trắc nghiệm cho phù hợp với đặc trưng bộ môn.


3) Cần lấy ý kiến xây dựng của HS để hoàn thiện PPDH và KT-ĐG


Đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG chỉ mang lại kết quả khi HS phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo, biết
tự tìm cho mình PP học tập hữu hiệu, biết tự học, tự đánh giá kết quả học tập. Trong môi trường sư phạm thân thiện,
việc thu thập ý kiến xây dựng của HS để giúp GV đánh giá đúng về mình, tìm ra con đường khắc phục các hạn chế,
thiếu sót, hồn thiện PPDH, đổi mới KT-ĐG là hết sức cần thiết và là cách làm mang lại nhiều lợi ích, phát huy mối
quan hệ thúc đẩy tương hỗ giữa người dạy và người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Đổi mới KT-ĐG chỉ có hiệu quả khi kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Sau mỗi kỳ kiểm tra, GV
cần bố trí thời gian trả bài, hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả làm bài, tự cho điểm bài làm của mình, nhận xét mức độ
chính xác trong chấm bài của GV. Trong quá trình dạy học và khi tiến hành KT-ĐG, GV phải biết “khai thác lỗi” để


giúp HS tự nhận rõ sai sót nhằm rèn luyện PPHT, PP tư duy.


Chỉ đạo đổi mới KT-ĐG phải đồng thời với nâng cao phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV, đầu tư nâng cấp
CSVC, trong đó có thiết bị dạy học và tổ chức tốt các phong trào thi đua mới phát huy đầy đủ hiệu quả.


5) Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới KT-ĐG đối với đổi mới PPDH


Trong mối quan hệ hai chiều giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH, khi đổi mới mạnh mẽ PPDH sẽ đặt ra yêu
cầu khách quan phải đổi mới KT-ĐG, bảo đảm đồng bộ cho quá trình hướng tới nâng cao chất lượng dạy học. Khi đổi
mới KT-ĐG bảo đảm u cầu khách quan, chính xác, cơng bằng sẽ tạo tiền đề xây dựng môi trường sư phạm thân thiện,
tạo động lực mới thúc đẩy đổi mới PPDH và đổi mới cơng tác quản lý. Từ đó, sẽ giúp GV và các cơ quan quản lý xác
định đúng đắn hiệu quả giảng dạy, tạo cơ sở để GV đổi mới PPDH và các cấp quản lý đề ra giải pháp quản lý phù hợp.


<i>6) Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT-ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương </i>
<i>đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. </i>


Trong nhà trường, hoạt động dạy học là trung tâm để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, thực hiện sứ mệnh
“trồng người”. Hoạt động dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi tạo lập được môi trường sư phạm lành mạnh, bầu khơng khí
thân thiện, phát huy ngày càng cao vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Do đó, phải đưa nội dung chỉ đạo đổi
<i>mới PPDH nói chung và đổi mới KT-ĐG nói riêng thành trọng tâm của cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm </i>
<i>gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Cũng </i>
trong mối quan hệ đó, bước phát triển của cuộc vận động và phong trào thi đua này sẽ tạo động lực thúc đẩy quá trình
<b>đổi mới PPDH và đổi mới KT-ĐG đạt được mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy nâng cao chất lượng GD toàn diện. </b>


<b>2. Một số nhiệm vụ trong chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá </b>
<b>2.1. Các công việc cần tổ chức thực hiện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

b) Để làm rõ căn cứ khoa học của việc KT-ĐG, cần tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV cốt cán và toàn thể GV nắm
vững CTGDPT của cấp học, từ mục tiêu cấp học, cấu trúc chương trình, chương trình các mơn học, các hoạt động GD
và đặc biệt là chuẩn KT-KN, yêu cầu về thái độ đối với người học.



Phải khắc phục tình trạng GV chỉ dựa vào sách giáo khoa để làm căn cứ soạn bài, giảng dạy và KT-ĐG đã thành
thói quen, tình trạng này dẫn đến việc kiến thức của HS không được mở rộng, không được liên hệ nhiều với thực tiễn,
làm cho giờ học trở nên khơ khan, gị bó, dẫn đến kiểm tra đánh giá đơn điệu, khơng kích thích được sự sáng tạo của HS.


c) Để vừa coi trọng việc nâng cao nhận thức vừa coi trọng đổi mới trong hoạt động KT-ĐG của từng GV, phải lấy
đơn vị trường học và tổ chuyên môn làm đơn vị cơ bản triển khai thực hiện.


Từ năm học 2010-2011, các Sở GDĐT cần chỉ đạo các trường PT triển khai một số chuyên đề sinh hoạt chuyên
môn sau đây (tổ chức theo cấp: cấp tổ chuyên môn, cấp trường, theo các cụm và toàn tỉnh, thành phố).


- Về nghiên cứu Chương trình GDPT: Chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với người học của các môn học và
các hoạt động GD; khai thác chuẩn để soạn bài, dạy học trên lớp và KT-ĐG.


- Về PPDH tích cực: Nhận diện PPDH tích cực và cách áp dụng trong hoạt động dạy học, nghệ thuật bồi dưỡng tình
cảm hứng thú học tập cho HS; phát huy quan hệ thúc đẩy giữa đổi mới KT-ĐG với đổi mới PPDH.


- Về đổi mới KT-ĐG: các phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của HS và cách áp dụng; cách kết hợp
đánh giá của GV với đánh giá của HS, kết hợp đánh giá trong với đánh giá ngoài.


- Về kỹ thuật ra đề kiểm tra, đề thi: Kỹ thuật ra đề kiểm tra tự luận, đề trắc nghiệm và cách kết hợp hợp lý hình thức
tự luận với hình thức trắc nghiệm cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học; xây dựng ma trận đề kiểm
tra; biết cách khai thác nguồn dữ liệu mở: Thư viện câu hỏi và bài tập, trên các Website chuyên môn.


- Về sử dụng SGK: GV sử dụng SGK và sử dụng chuẩn KT-KN của chương trình mơn học thế nào cho khoa học,
sử dụng SGK trên lớp thế nào cho hợp lý, sử dụng SGK trong KT-ĐG;


- Về ứng dụng CNTT: Ứng dụng CNTT để sưu tầm tư liệu, ứng dụng trong dạy học trên lớp, trong KT-ĐG và quản
lý chuyên môn thế nào cho khoa học, tránh lạm dụng CNTT;



- Về hướng dẫn HS đổi mới PPHT, biết tự đánh giá và thu thập ý kiến của HS đối với PPDH và KT-ĐG của GV;
Ngồi ra, căn cứ tình hình cụ thể của mình, các trường có thể bổ sung một số chuyên đề phù hợp, thiết thực đáp ứng
nhu cầu của GV.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Về PP tiến hành của nhà trường, mỗi chuyên đề cần chỉ đạo áp dụng thí điểm, xây dựng báo cáo kinh nghiệm và
thảo luận, kết luận rồi nhân rộng kinh nghiệm thành công, đánh giá hiệu quả mỗi chuyên đề thông qua dự giờ thăm lớp,
thanh tra, kiểm tra chuyên môn.


Trên cơ sở tiến hành của các trường, các Sở GDĐT có thể tổ chức hội thảo khu vực hoặc toàn tỉnh, thành phố,
nhân rộng vững chắc kinh nghiệm tốt đã đúc kết được. Sau đó, tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên môn theo từng
chuyên đề để thúc đẩy GV áp dụng và đánh giá hiệu quả.


<b>2.2. Phương pháp tổ chức thực hiện </b>


a) Công tác đổi mới KT-ĐG là nhiệm vụ quan trọng lâu dài nhưng phải có biện pháp chỉ đạo cụ thể có chiều sâu
cho mỗi năm học, tránh chung chung theo kiểu phát động phong trào thi đua sôi nổi chỉ nhằm thực hiện một “chiến
dịch” trong một thời gian nhất định. Đổi mới KT-ĐG là một hoạt động thực tiễn chun mơn có tính khoa học cao trong
nhà trường, cho nên phải đồng thời nâng cao nhận thức, bổ sung kiến thức, trang bị kỹ năng cho đội ngũ GV, đông đảo
HS và phải tổ chức thực hiện đổi mới trong hành động, đổi mới cách nghĩ, cách làm, đồng bộ với đổi mới PPDH, coi
trọng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, kiểm chứng kết quả để củng cố niềm tin để tiếp tục đổi mới.


Trong kế hoạch chỉ đạo, phải đề ra mục tiêu, bước đi cụ thể chỉ đạo đổi mới KT-ĐG để thu được kết quả cuối cùng,
phát động, xây dựng, củng cố thành nền nếp chuyên môn vững chắc trong hoạt động dạy học:


- Trước hết, phải yêu cầu và tạo điều kiện cho từng GV nắm vững chuẩn KT-KN và yêu cầu về thái độ đối với
<i>người học đã được quy định tại chương trình mơn học vì đây là căn cứ pháp lý khách quan để tiến hành KT-ĐG; </i>


- Phải nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò và tầm quan trọng của KT-ĐG, sự cần thiết khách quan phải đổi mới
KT-ĐG, bảo đảm khách quan, chính xác, cơng bằng để nâng cao chất lượng dạy học;



- Phải trang bị các kiến thức và kỹ năng tối cần thiết có tính kỹ thuật về KT-ĐG nói chung và các hình thức KT-ĐG
nói riêng, trong đó đặc biệt là kỹ thuật xây dựng các đề kiểm tra. Cần sử dụng đa dạng các loại câu hỏi trong đề kiểm tra.
Các câu hỏi biên soạn đảm bảo đúng kỹ thuật, có chất lượng.


Đây là khâu cơng tác có tầm quan trọng đặc biệt vì trong thực tế, phần đông GV chưa được trang bị kỹ thuật này khi
được đào tạo ở trường sư phạm, nhưng chưa phải địa phương nào, trường PT nào cũng đã giải quyết tốt. Vẫn cịn một bộ
phận khơng ít GV phải tự mày mò trong việc tiếp cận hình thức trắc nghiệm, dẫn đến chất lượng đề trắc nghiệm chưa cao,
chưa phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng bộ mơn, khơng ít trường hợp có tình trạng lạm dụng trắc nghiệm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

b) Các cấp quản lý phải coi trọng sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân điển hình tập thể, cá nhân tiên tiến
trong đổi mới KT-ĐG.


c) Trong mỗi năm học, các cấp quản lý tổ chức các đợt kiểm tra, thanh tra chuyên đề để đánh giá hiệu quả đổi mới
KT-ĐG ở các trường PT, các tổ chuyên mơn và từng GV. Thơng qua đó, rút ra kinh nghiệm chỉ đạo, biểu dương khen
thưởng các đơn vị, cá nhân làm tốt, uốn nắn các biểu hiện bảo thủ ngại đổi mới hoặc thiếu trách nhiệm, bàng quan thờ ơ.


<b>2.3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện </b>


a) Trách nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo:


- Cụ thể hóa chủ trương chỉ đạo của Bộ GDĐT về đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG, đưa công tác chỉ đạo đổi mới
<i>PPDH, đổi mới KT-ĐG làm trọng tâm của cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng </i>
<i>tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”, với mục tiêu xây dựng môi trường sư phạm </i>
lành mạnh và phát huy vai trị tích cực, tinh thần hứng thú, chủ động, sáng tạo trong học tập của HS;


- Lập kế hoạch chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG dài hạn, trung hạn và năm học, cụ thể hóa các trong tâm
cơng tác cho từng năm học:


+ Xác định rõ mục tiêu cần đạt được, nội dung, đối tượng, phương pháp tổ chức bồi dưỡng, hình thức đánh giá,
kiểm định kết quả bồi dưỡng; lồng ghép việc đánh giá kết quả bồi dưỡng với việc phân loại GV, cán bộ quản lý cơ sở


GD hằng năm theo chuẩn đã ban hành.


+ Xây dựng đội ngũ GV cốt cán vững vàng cho từng bộ môn và tập huấn nghiệp vụ về đổi mới PPDH, đổi mới
KT-ĐG cho những người làm công tác thanh tra chuyên môn.


<b>+ Tăng cường đầu tư xây dựng CSVC, thiết bị dạy học để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG. </b>
+ Giới thiệu các điển hình, tổ chức trao đổi, phổ biến và phát huy tác dụng của các gương điển hình về đổi mới
PPDH, đổi mới KT-ĐG.


+ Tổ chức tốt việc bồi dưỡng GV:


<i>Cần tổ chức sử dụng tài liệu “Hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN của Chương trình giáo dục phổ thơng” do Bộ </i>
GDĐT ban hành, sớm chấm dứt tình trạng GV chỉ dựa vào SGK như một căn cứ duy nhất để dạy học và KT-ĐG, khơng
có điều kiện và thói quen tiếp cận nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương trình mơn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

+ Lập chuyên mục trên Website của Sở GDĐT về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về thư viện câu hỏi và bài
tập, đề kiểm tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa…;


+ Thí điểm hình thức dạy học qua mạng (learning online) để hỗ trợ GV, HS trong giảng dạy, học tập, ôn thi;


- Chỉ đạo phong trào đổi mới PPHT để phát huy vai trị tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện đạo
đức của HS, gắn với chống bạo lực trong trường học và các hành vi vi phạm quy định của Điều lệ nhà trường.


b) Trách nhiệm của nhà trường, tổ chuyên môn và GV:
- Trách nhiệm của nhà trường


+ Cụ thể hóa chủ trương của Bộ và Sở GDĐT về chỉ đạo đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG đưa vào nội dung các kế
hoạch dài hạn và năm học của nhà trường với các yêu cầu đã nêu. Phải đề ra mục tiêu phấn đấu tạo cho được bước
chuyển biến trong đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG; kiên trì hướng dẫn GV thực hiện, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm,
nhân điển hình tiên tiến và chăm lo đầu tư xây dựng CSVC, TBDH phục vụ đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG;



+ Tổ chức hợp lý việc lấy ý kiến của GV và HS về chất lượng giảng dạy, giáo dục của từng GV; đánh giá sát đúng
trình độ, năng lực đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG của từng GV trong trường, từ đó, kịp thời động viên, khen thưởng
những GV thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả;


<i>+ Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng GV: </i>


(i) Trước hết, phải tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của chương trình, tích cực chuẩn bị
TBDH, tự làm đồ dùng DH để triệt để chống “dạy chay”, khai thác hồ sơ chuyên môn, chọn lọc tư liệu liên hệ thực tế
<i>nhằm kích thích hứng thú học tập cho HS. </i>


(ii) Nghiên cứu áp dụng PPDHTC vào điều kiện cụ thể của lớp; nghiên cứu tâm lý lứa tuổi để vận dụng vào hoạt
<i>động giáo dục và giảng dạy. Nghiên cứu các KN, kỹ thuật dạy học và kỹ năng tổ chức các hoạt động cho HS. Tổ chức </i>
cho GV học ngoại ngữ, tin học để làm chủ các phương tiện dạy học, ứng dụng CNTT, khai thác Internet phục vụ việc
học tập nâng cao trình độ chuyên môn.


(iii) Hướng dẫn GV lập hồ sơ chuyên môn và khai thác hồ sơ để chủ động liên hệ thực tế dạy học, bồi dưỡng tình
cảm hứng thú học tập cho HS.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

+ Kiểm tra các tổ chuyên môn và đánh giá hoạt động sư phạm của GV:


(i) Kiểm tra công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của GV, kịp thời động viên mọi cố gắng sáng tạo, uốn nắn các
biểu hiện chủ quan tự mãn, bảo thủ và xử lý mọi hành vi thiếu tinh thần trách nhiệm;


(ii) Tiến hành đánh giá phân loại GV theo chuẩn đã ban hành một cách khách quan, chính xác, cơng bằng và sử
dụng làm căn cứ để thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng;


+ Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS để quản lý học tập HS ở nhà, bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS học lực yếu
kém, giảm lưu ban, bỏ học:



(i) Duy trì kỷ cương, nền nếp và kỷ luật tích cực trong nhà trường, kiên quyết chống bạo lực trong trường học và mọi vi
phạm quy định của Điều lệ nhà trường, củng cố văn hóa học đường tạo thuận lợi để tiếp tục đổi mới PPDH, KT-ĐG;


(ii) Tổ chức phong trào đổi mới PPHT để thúc đẩy tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo và lấy ý kiến phản hồi của
HS về PPDH, KT-ĐG của GV.


+ Khai thác CNTT trong công tác chỉ đạo đổi mới PPDH, KT-ĐG:


+ Lập chuyên mục trên Website của trường về PPDH và KT-ĐG, lập nguồn dữ liệu về câu hỏi và bài tập, đề kiểm
tra, giáo án, kinh nghiệm, các văn bản hướng dẫn đổi mới PPDH, KT-ĐG, các video bài giảng minh họa…;


+ Thí điểm hình thức dạy học qua mạng LAN của trường (learning online) để GV giỏi, chuyên gia hỗ trợ GV, HS
trong giảng dạy, học tập, ôn thi.


- Trách nhiệm của Tổ chuyên môn:


+ Đơn vị tổ chức bồi dưỡng thường xuyên quan trọng nhất là các tổ chun mơn. Cần coi trọng hình thức tổ chức
cho GV tự học, tự nghiên cứu, sau đó GV có kinh nghiệm hoặc GV cốt cán chủ trì thảo luận, giải đáp thắc mắc, trao đổi
kinh nghiệm. Sau khi nghiên cứu mỗi chuyên đề, cần tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm để hỗ trợ GV thực hiện đổi mới
PPDH và KT-ĐG;


+ Tổ chức cho GV nghiên cứu nắm vững chuẩn KT-KN của CT môn học và hoạt động GD mình phụ trách và tổ
chức đều đặn việc dự giờ và rút kinh nghiệm, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm; thảo
luận cách giải quyết những vấn đề mới, vấn đề khó, phát huy các hoạt động tương tác và hợp tác trong chuyên môn;


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

giá thông qua chứng minh khả năng của học sinh (sử dụng nhạc cụ, máy móc...); đánh giá thơng qua thuyết trình; đánh
giá thơng qua hợp tác theo nhóm; đánh giá thơng qua kết quả hoạt động chung của nhóm…


+ Đề xuất với Ban giám hiệu về đánh giá phân loại chuyên môn GV một cách khách quan, công bằng, phát huy vai
trò GV giỏi trong việc giúp đỡ GV năng lực yếu, GV mới ra trường;



+ Phản ánh, đề xuất với nhà trường về công tác chuyên môn và công tác bồi dưỡng GV, phát hiện và đề nghị nhân
điển hình tiên tiến về chun mơn, cung cấp các giáo án tốt, đề kiểm tra tốt để các đồng nghiệp tham khảo;


+ Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV thực hiện đổi mới PPDH, đổi mới KT-ĐG có hiệu quả.
- Trách nhiệm của GV:


<i>+ Mỗi GV cần xác định thái độ cầu thị, tinh thần học suốt đời, không chủ quan thỏa mãn; tự giác tham gia các lớp </i>
bồi dưỡng, tự bồi dưỡng thường xuyên và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ GV cốt cán chuyên môn khi được lựa chọn;
kiên trì vận dụng những điều đã học để nâng cao chất lượng dạy học;


+ Phấn đấu thực sự nắm vững nội dung chương trình, đổi mới PPDH và KT-ĐG, rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật dạy
học (trong đó có kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác internet…), tích lũy hồ sơ chuyên môn, tạo được uy tín chun
mơn trong tập thể GV và HS, khơng ngừng nâng cao trình độ các lĩnh vực hỗ trợ chuyên môn như ngoại ngữ, tin học;


+ Thực hiện đổi mới PPDH của GV phải đi đôi với hướng dẫn HS lựa chọn PPHT hợp lý, biết tự học, tự đánh giá,
tự chủ, khiêm tốn tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp và của HS về PPDH, KT-ĐG của mình để điều chỉnh;


+ Tham gia tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; dự giờ của đồng nghiệp, tiếp nhận đồng nghiệp dự giờ của mình,
thẳng thắn góp ý kiến cho đồng nghiệp và khiêm tốn tiếp thu góp ý của đồng nghiệp; tự giác tham gia hội giảng, thao
giảng, thi GV giỏi, báo cáo kinh nghiệm để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm nhằm trau dồi năng lực chuyên môn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>Phần thứ hai: BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA </b>
<b>I. KĨ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA </b>


Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Đánh giá kết quả
học tập là quá trình thu thập và xử lí thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ
sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để
học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.



Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều cơng cụ, phương pháp và hình thức khác nhau.
Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Để đảm bảo
việc đánh giá kết quả học tập địa lí của học sinh được khách quan, đủ độ tin cậy cần thực hiện đúng quy trình đánh giá
cũng như quy trình soạn đề kiểm tra. Quy trình biên soạn đề kiểm tra cần được thực hiện theo 6 bước sau đây:


<b>Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>


- Đánh giá kết quả học tập của HS nhằm mục đích làm sáng tỏ mức độ đạt được của HS về kiến thức, kĩ năng, thái
độ so với mục tiêu dạy học đã đề ra, cơng khai hóa các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi HS, của tập thể
lớp, giúp HS nhận ra sự tiến bộ cũng như tốn tại của cá nhân HS, thúc đẩy, khuyến khích việc học tập của HS; cần tạo
điều kiện để học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và được tự đánh giá kết quả học tập của chính mình;


- Kiểm tra là việc làm thường xuyên nhằm thu thập được các thông tin đầy đủ, khách quan về các kết quả học tập
của HS so với mục tiêu cụ thể dặt ra cho từng giai đoạn nhất định để tạo ra những căn cứ đúng đắn cho việc đánh giá kết
quả học tập của HS;


- Kiểm tra, đánh giá không chỉ giúp cho HS biết mình đạt được mức nào so với mục tiêu môn học để tiếp tục cố
gắng, phấn đấu trong học tập mà cịn có tác dụng giúp GV biết được những điểm đã đạt được, chưa đạt được của hoạt
động dạy học, giáo dục của mình, từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc bổ sung cho công tác chuyên môn, hỗ trự HS đạt
được kết quả mong muốn. Các kết quả kiểm tra đánh giá còn hỗ trợ đắc lực cho cơng tác quản lí giáo dục, chỉ đạo
chuyên môn cũng như việc xây dựng và hồn tất chương trình, sách giáo khoa;


- Kiểm tra, đánh giá giúp cho phụ huynh HS trong việc lựa chọn cách giáo dục, chọn hướng nghề nghiệp cho con em.
<b>Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

1. Đề kiểm tra tự luận;


2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;


3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.



Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp
với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học
sinh chính xác hơn.


Nếu đề kiểm tra kết hợp hai hình thức thì nên cho học sinh làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm khách quan độc lập với
việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm khách quan trước, thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.


<b>Bước 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra (bảng mô tả tiêu chí của đề kiểm tra) </b>


Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận
thức của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thơng hiểu và vận dụng (gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ
cao). Vận dụng ở mức độ cao có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá.


Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số
điểm của các câu hỏi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA </b>
<b> (Dùng cho loại đề kiểm tra TL hoặc TNKQ) </b>


<b>Vận dụng </b>
<b> Cấp độ </b>


<b>Tên </b>
<b>chủ đề </b>


<b>(nội dung,chương…) </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b>



<b> </b>


<b>Cấp độ thấp </b> <b>Cấp độ cao </b>


<b>Cộng </b>


<i><b>Chủ đề 1 </b></i>


Chuẩn KT, KN
cần kiểm tra


(Ch)


<b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b>


<i>Số câu </i>


<i>Số điểm Tỉ lệ % </i>


<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i>... điểm=...% </i>
<i><b>Chủ đề 2 </b></i>



(Ch) <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b>


<i>Số câu </i>


<i>Số điểm Tỉ lệ % </i>


<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i>... điểm=...% </i>
...
...
<i><b>Chủ đề n </b></i>


(Ch) <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b>


<i>Số câu </i>


<i>Số điểm Tỉ lệ % </i>


<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>


<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i>... điểm=...% </i>
Tổng số câu


Tổng số điểm
Tỉ lệ %


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA </b>
<b>(Dùng cho loại đề kiểm tra kết hợp TL và TNKQ) </b>


<b>Vận dụng </b>
<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b>


<b> Cấp độ thấp </b> <b>Cấp độ cao </b>
<b> Cấp độ </b>


<b>Tên </b>
<b>Chủ đề </b>


(nội dung, chương…) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL


<b>Cộng </b>


<i><b>Chủ đề 1 </b></i> Chuẩn KT,
KN cần kiểm



<b>tra (Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b> <b>(Ch) </b>


<i>Số câu </i>


<i>Số điểm Tỉ lệ % </i>


<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>... điểm=...% </b></i>


<i><b>Chủ đề 2 </b></i>


(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)



<i>Số câu </i>


<i>Số điểm Tỉ lệ % </i>


<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>... điểm=...% </b></i>
...
...
<i><b>Chủ đề n </b></i>


(Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch) (Ch)


<i>Số câu </i>



<i>Số điểm Tỉ lệ % </i>


<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>Số điểm </b></i>
<i>Số câu </i>
<i><b>... điểm=...% </b></i>


Tổng số câu
Tổng số điểm


<i>Tỉ lệ %</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>CÁC THAO TÁC XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA </b>
<b>Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra </b>


<b>Chủ đề (nội dung, </b>


<b>chương)/Mức độ nhận </b>


<b>thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá
...% tổng số điểm


=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá
...% tổng số điểm


=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;



...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá
...% tổng số điểm


=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm ...


Tổng số câu ...


...điểm;
...% tổng số điểm



...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm
<b>Lưu ý </b>


Dựa vào chuẩn KT-KN trong chương trình giáo dục phổ thông để liệt kê các nội dung cần kiểm tra đánh giá. Nội
dung cần kiểm tra đánh giá có thể là các chủ đề hoặc nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông hoặc tài liệu
hướng dẫn thực hiện chuẩn KT-KN. Không liệt kê các nội dung kiểm tra đánh giá theo đơn vị bài trong SGK.


Nội dung kiểm tra bao gồm các lĩnh vực: kiến thức, kĩ năng, thái độ; trước mắt cần tập trung vào kiến thức, kĩ năng địa
lí. Kiến thức địa lí bao gồm các biểu tượng, khái niệm, các mối quan hệ và các quy luật địa lí. Các kĩ năng địa lí bao gồm kĩ
năng sử dụng bản đồ, phân tích tranh ảnh, phân tích số liệu; kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ... Vì vậy, trong các bài kiểm tra
cần có kênh hình hoặc bảng số liệu,... để có thể vừa kiểm tra được mức độ nắm vững kiến thức, vừa kiểm tra được kĩ năng
của học sinh; nội dung kiểm tra không chỉ bao gồm nội dung lí thuyết, mà cịn cần bao gồm cả nội dung thực hành.


Kiến thức địa lí của học sinh cần được đánh giá theo các mức độ : biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh
giá. Các kĩ năng địa lí được đánh giá theo mức độ thuần thục và theo chất lượng của công việc. Tuy nhiên phải căn cứ
vào khả năng, trình độ nhận thức của học sinh ở từng cấp và lớp học mà xác định mức độ đánh giá kết quả học tập cho
phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>Ví dụ: Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 12 - Chương trình chuẩn, nội dung cần kiểm tra là các đơn vị </b>
chuẩn kiến thức-kĩ năng của học kì I, phần nội dung này được liệt kê vào cột thứ nhất:


<b>Chủ đề (nội </b>


<b>dung)/mức độ nhận </b>


<b>thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


Vị trí địa lí và phạm vi
lãnh thổ


Lịch sử hình thành và
phát triển lãnh thổ


Đặc điểm chung của tự
nhiên


Vấn đề sử dụng và bảo
vệ tự nhiên


Tổng số điểm
Tổng số câu


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy </b>
<b>Chủ đề (nội </b>


<b>dung)/mức độ nhận </b>
<b>thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá


Chuẩn cần đánh giá


Chuẩn cần đánh giá
...% tổng số


điểm =...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá
...% tổng số



điểm =...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá
...% tổng số


điểm =...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm


Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá Chuẩn cần đánh giá
...% tổng số


điểm =...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm


Tổng số câu


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;


...% tổng số điểm
<b>Lưu ý </b>


- Sử dụng chuẩn KT-KN trong chương trình GDPT mơn Địa lí để làm căn cứ kiếm tra đánh giá: chuẩn kiến thức, kĩ
năng môn học là những kiến thức, kĩ năng tối thiểu, mà mọi đối tượng học sinh ở các vùng miền khác nhau cần đạt được
sau khi học xong mơn Địa lí ở trường phổ thơng. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, về
đối tượng học sinh và thực tiễn của địa phương có thể nâng cao hơn mức độ yêu cầu cần đạt so với chuẩn kiến thức, kĩ
năng đã quy định trong chương trình.


- Mỗi chủ đề, nội dung nên có chuẩn đại diện; số lượng chuẩn KT-KN cần đánh giá ở mỗi chủ đề tương đương với
thời lượng quy định trong PPCT; chọn các chuẩn có vai trị quan trọng hơn trong chủ đề, chương, nội dung của chương
trình GDPT;


- Số lượng chuẩn đánh giá ở mức độ tư duy cao nhiều hơn so với tư duy thấp.


Thao tác 2. Viết các chuẩn cần


đánh giá đối với mỗi cấp độ tư



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>Ví dụ: Các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy của đề kiểm tra học kì I Địa lí 12 </b>
<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>


<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


Vị trí địa lí và phạm vi
lãnh thổ


Trình bày được vị trí địa



Phân tích được ý nghĩa
đối với tự nhiên nước ta


Lịch sử hình thành và
phát triển lãnh thổ


Trình bày được đặc điểm
giai đoạn phát triển của tự


nhiên Việt Nam: Tiền
Cambri


Đặc điểm chung của tự
nhiên


- Nguyên nhân chủ yếu
làm cho thiên nhiên nước
ta phân hóa theo chiều
Bắc Nam


- Phân tích đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía
Bắc


Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu



Vấn đề sử dụng và bảo vệ
tự nhiên


Trình bày được một số
tác động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra ở địa


phương


Biện pháp phòng chống.


Tổng số điểm
Tổng số câu


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<b>Thao tác 3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương...) </b>
<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>


<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>



...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;



...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm


Tổng số câu



...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm
<b>Lưu ý </b>


- Căn cứ vào thời lượng giảng dạy của mỗi nội dung, chủ đề kiểm tra; Dựa vào quy định của PPCT để phân chia điểm
cho hợp lí.


- Dựa vào mức độ quan trọng của mỗi chủ đề để chia điểm cho các chuẩn;


- Dựa vào kinh nghiệm và trình độ của GV; dựa vào trình độ thực tế của HS (ma trận đề không thể dùng mãi mãi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Ví dụ: Các chủ đề, nội dung của đề kiểm tra học kì I Địa lí 12 với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%), phân phối cho các </b>
chủ đề và nội dung như sau: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ: 2tiết tương đương 14,3%, Lịch sử hình thành và phát triển
lãnh thổ: 2 tiết tương đương 14,3%, Đặc điểm chung của tự nhiên: 8tiết tương đương 57%, Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự
nhiên: 2tiết tương đương 14,3%. Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng và
<b>làm tròn số phần trăm điểm cho mỗi chủ đề, ta phân phối tỉ lệ điểm cho các chủ đề như sau: </b>


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức </b>



<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
Vị trí địa lí và phạm vi


lãnh thổ


Trình bày được vị trí địa


Phân tích được ý nghĩa
đối với tự nhiên nước ta
20% tổng số điểm


=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Lịch sử hình thành và


phát triển lãnh thổ


Trình bày được đặc điểm
giai đoạn phát triển của tự
nhiên Việt Nam: Tiền
Cambri


15% tổng số điểm
=...điểm



...% tổng số điểm
=...điểm;
Đặc điểm chung của tự


nhiên


- Nguyên nhân chủ yếu
làm cho thiên nhiên nước
ta phân hóa theo chiều
Bắc Nam


- Phân tích đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía
Bắc (khí hậu, cảnh quan).


Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu


50% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;



...% tổng số điểm
=...điểm;
Vấn đề sử dụng và bảo vệ


tự nhiên


Trình bày được một số tác
động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra ở địa
phương.


Biện pháp phòng chống.


15% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm


Tổng số câu


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;


...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


<i>20 % </i>



<i>15 % </i>



<i>50 % </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

<b>Thao tác 4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra </b>
<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>


<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;



...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;



...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm


Tổng số câu


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm



...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


<b>Lưu ý: Bài kiểm tra có thể để điểm 10 hoặc điểm 100. Tuy nhiên sau khi xây dựng đề kiểm tra và hướng dẫn chấm, </b>
biểu điểm ta quy về điểm 10 theo đúng quy chế kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT.


Thao tác 4. Quyết định tổng số


điểm của bài kiểm tra



</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<b>Thao tác 5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung,...) tương ứng với tỉ lệ % đã tính ở thao tác 3 </b>
<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>


<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;



...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;



% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm


Tổng số câu


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm



</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>Ví dụ: Trên cơ sở phân phối phần trăm điểm cho mỗi chủ đề và tổng điểm số của bài kiểm tra ta tính điểm số cho </b>
mỗi chủ đề như sau:


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
Vị trí địa lí và phạm vi


lãnh thổ


Trình bày được vị trí địa


Phân tích được ý nghĩa
đối với tự nhiên nước ta
20% tổng số điểm


=2,0điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Lịch sử hình thành và


phát triển lãnh thổ



Trình bày được đặc điểm
giai đoạn phát triển của tự


nhiên Việt Nam: Tiền
Cambri


15% tổng số điểm
=1,5điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;
Đặc điểm chung của tự


nhiên


- Nguyên nhân chủ yếu
làm cho thiên nhiên nước
ta phân hóa theo chiều
Bắc Nam


- Phân tích đặc điểm
thiên nhiên phần lãnh thổ
phía Bắc (khí hậu, cảnh
quan).


Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu



50% tổng số điểm
=5,0điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


Vấn đề sử dụng và bảo vệ
tự nhiên


Trình bày được một số
tác động tiêu cực do thiên


nhiên gây ra ở địa
phương.


Biện pháp phòng chống.


15% tổng số điểm
=1,5điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;



...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm 10


Tổng số câu 05


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


<i>20 % x 10 điểm = 2 điểm </i>



<i>15 % x 10 điểm = 1,5 điểm </i>



<i>50 % x 10 điểm = 5 điểm </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Thao tác 6. Tính số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng (% điểm và điểm số) </b>
<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>


<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>



% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


....% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm
=...điểm



...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm ...


Tổng số câu ...



...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm
<b>Lưu ý </b>


- Căn cứ vào mục đích của kiểm tra đánh giá (KT 15 phút, 1 tiết, học kì, thi)
- Căn cứ vào hình thức ra đề kiểm tra đánh giá (tự luận, trắc nghiệm).


- Căn cứ vào thời lượng dạy học trên lớp và mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá.
- Căn cứ vào thực tế trình độ của HS địa phương.


Thao tác 6. Tính số


điểm cho mỗi



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

<b>Ví dụ: Tính % điểm số và số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng: trên cơ sở coi điểm số của 1 chủ đề hay nội dung là </b>
100% ta phân phối % điểm sau đó tính điểm số cho mỗi chuẩn ở các cột mức độ nhận thức (Vị trí địa lí 2,0 điểm=100%,
nhận biết 50%=1,0 điểm, thông hiểu 50%=1,0điểm)


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức </b>



<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
Vị trí địa lí và phạm vi


lãnh thổ


Trình bày được vị trí địa


Phân tích được ý nghĩa
đối với tự nhiên nước ta


20% tổng số điểm
=2,0điểm


50% tổng số điểm
=1điểm;


50% tổng số điểm
=1điểm;
Lịch sử hình thành và


phát triển lãnh thổ


Trình bày được đặc điểm
giai đoạn phát triển của tự
nhiên Việt Nam: Tiền
Cambri


15% tổng số điểm
=1,5điểm



100% tổng số điểm
=.1,5điểm;
Đặc điểm chung của tự


nhiên


- Nguyên nhân chủ yếu
làm cho thiên nhiên nước
ta phân hóa theo chiều
Bắc Nam


- Phân tích đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía
Bắc (khí hậu, cảnh quan).


Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu


50% tổng số điểm
=5,0điểm


60% tổng số điểm
=3điểm;


20% tổng số điểm
=1điểm;



20% tổng số điểm
=1điểm;
Vấn đề sử dụng và bảo vệ


tự nhiên


Trình bày được một số tác
động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra ở địa phương


Biện pháp phòng chống.


15% tổng số điểm
=1,5điểm


50% tổng số điểm
=0,75điểm;


50% tổng số điểm
=0,75điểm;
Tổng số điểm 10


Tổng số câu 05


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm



...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


20% x 5 = 1,0 điểm


60%



</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>Thao tác 7. Tính tổng số điểm cho mỗi cột </b>
<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>


<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm


=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm


=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm ...


Tổng số câu ...


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


Tính điểm ở mỗi cột bằng cách cộng dồn điểm số ở các chủ đề trong cùng một cột mức độ nhận thức.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Ví dụ:


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
Vị trí địa lí và phạm vi



lãnh thổ


Trình bày được vị trí
địa lí


Phân tích được ý nghĩa đối
với tự nhiên nước ta


20% tổng số điểm
=2,0điểm


50% tổng số điểm
=1điểm;


50% tổng số điểm =1điểm;


Lịch sử hình thành và
phát triển lãnh thổ


Trình bày được đặc
điểm giai đoạn phát
triển của tự nhiên Việt


Nam: Tiền Cambri
15% tổng số điểm


=1,5điểm


100% tổng số điểm
=.1,5điểm;


Đặc điểm chung của tự


nhiên


- Nguyên nhân chủ yếu làm
cho thiên nhiên nước ta phân
hóa theo chiều Bắc Nam
- Phân tích đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
(khí hậu, cảnh quan).


Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu


50% tổng số điểm
=5,0điểm


60% tổng số điểm =3điểm; 20% tổng số điểm
=2điểm;


20% tổng số điểm
=2điểm;
Vấn đề sử dụng và bảo


vệ tự nhiên


Trình bày được một số tác


động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra ở địa phương


Biện pháp phòng chống.


15% tổng số điểm
=1,5điểm


50% tổng số điểm
=0,75điểm;


50% tổng số điểm
=0,75điểm;
Tổng số điểm 10


Tổng số câu 05


2,5điểm; 4,0điểm; 1,75điểm; 1,75điểm;


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<b>Thao tác 8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột </b>
<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>


<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm


=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm


=...điểm;


% tổng số điểm =...điểm ...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;


...% tổng số điểm
=...điểm;
Tổng số điểm ...


Tổng số câu ...


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm


...điểm;
...% tổng số điểm
<b>Lưu ý </b>



Cộng dồn số điểm ở mỗi cột, sau đó tính ra %, ta sẽ thấy được các mức độ nhận thức được hiển thị % trong tổng 100%
của đề kiểm tra. Trên cơ sở tính tốn này có thể điều chỉnh lại các tỉ lệ % và số điểm cho cân đối và hợp lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

<b>Ví dụ: </b>


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
Vị trí địa lí và phạm vi


lãnh thổ


Trình bày được vị trí
địa lí


Phân tích được ý nghĩa đối
với tự nhiên nước ta


20% tổng số điểm
=2,0điểm


50% tổng số điểm
=1điểm;


50% tổng số điểm =1điểm;


Lịch sử hình thành và
phát triển lãnh thổ



Trình bày được đặc
điểm giai đoạn phát
triển của tự nhiên Việt


Nam: Tiền Cambri
15% tổng số điểm


=1,5điểm


100% tổng số điểm
=.1,5điểm;
Đặc điểm chung của tự


nhiên


- Nguyên nhân chủ yếu làm
cho thiên nhiên nước ta phân
hóa theo chiều Bắc Nam
- Phân tích đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
(khí hậu, cảnh quan).


Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu


50% tổng số điểm
=5,0điểm



60% tổng số điểm =3điểm; 20% tổng số điểm
=2điểm;


20% tổng số điểm
=2điểm;
Vấn đề sử dụng và bảo


vệ tự nhiên


Trình bày được một số tác
động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra ở địa phương


Biện pháp phòng chống.


15% tổng số điểm
=1,5điểm


50% tổng số điểm
=0,75điểm;


50% tổng số điểm
=0,75điểm;
Tổng số điểm 10


Tổng số câu 05


2,5điểm; 25% tổng số
điểm



4,0điểm; 40% tổng số điểm 1,75điểm; 17,5% tổng số
điểm


1,75điểm; 17,5% tổng số
điểm


2,5/10 =


25%



</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

<b>Thao tác 9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết </b>
Ví dụ: Ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 12


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
Vị trí địa lí và phạm vi


lãnh thổ


Trình bày được vị trí
địa lí


Phân tích được ý nghĩa đối
với tự nhiên nước ta


20% tổng số điểm
=2,0điểm



50% tổng số điểm
=1điểm;


50% tổng số điểm =1điểm;


Lịch sử hình thành và
phát triển lãnh thổ


Trình bày được đặc
điểm giai đoạn phát
triển của tự nhiên Việt


Nam: Tiền Cambri
15% tổng số điểm


=1,5điểm


100% tổng số điểm
=.1,5điểm;
Đặc điểm chung của tự


nhiên


- Nguyên nhân chủ yếu làm
cho thiên nhiên nước ta phân
hóa theo chiều Bắc Nam
- Phân tích đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
(khí hậu, cảnh quan).



Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu


50% tổng số điểm
=5,0điểm


60% tổng số điểm =
3 điểm;


20% tổng số điểm =
1 điểm;


20% tổng số điểm =
1 điểm;
Vấn đề sử dụng và bảo


vệ tự nhiên


Trình bày được một số tác
động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra ở địa phương


Biện pháp phòng chống.


15% tổng số điểm
=1,5điểm



50% tổng số điểm
=0,75điểm;


50% tổng số điểm
=0,75điểm;
Tổng số điểm 10


Tổng số câu 05


2,5điểm; 25% tổng số
điểm


4,0điểm; 40% tổng số điểm 1,75điểm; 17,5% tổng số
điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Theo Nikko việc xây dựng ma trận đề kiểm tra gồm 9 thao tác trên, tuy nhiên với quá nhiều thao tác khi thực
hiện vừa có thể dễ quên, nhầm lẫn và mất thời gian. Vì vậy khi xây dựng ma trận ta có thể gộp một số thao tác tính
điểm lại cho gọn hơn, nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các nội dung của ma trận. Các thao tác xây dựng ma trận có thể rút
gọn lại như sau:


<b>Thao tác 1. Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương...) cần kiểm tra (như thao tác 1 đã ví dụ minh họa ở trên) </b>
<b>Thao tác 2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy (như thao tác 2 đã ví dụ minh họa ở trên) </b>
<b>Thao tác 3. Tính điểm cho bài kiểm tra và các ô của ma trận. </b>


- Quyết định tổng số điểm cho toàn bài kiểm tra (như thao tác 4);


- Quy định % điểm và điểm số cho các chủ đề cần kiểm tra (tính điểm theo hàng);


- Quy định % điểm và điểm số cho các mức độ nhận thức ở một chủ đề (quy định điểm cho từng ô của ma trận). Để
dễ thực hiện và tránh được các trường hợp tính điểm ra số điểm lẻ ta có thể ngầm mặc định % tổng điểm cho các mức độ


nhận thức (% tổng điểm tại các cột), rồi mới tính % điểm và số điểm cụ thể cho các ô của ma trận; cộng điểm theo cột,
tính % điểm số theo cột.


<b>Thao tác 4. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. </b>


<b>Trường hợp khác, có thể xây dựng ma trận đề tổng hợp bằng cách: </b>



- Các chủ đề, nội dung kiến thức kĩ năng của giữa kì, một học kì hoặc cả năm được liệt kê vào cột: chủ đề, nội dung;
- Các đơn vị chuẩn kiến thức kĩ năng ở các chủ đề, nội dung được đưa vào các ô của ma trận.


- Trên cơ sở ma trận này ta có thể chiết xuất thành nhiều đề kiểm tra khác nhau.


Tuy nhiên việc quyết định tỉ lệ phần trăm điểm, điểm số cho các chủ đề, các đơn vị chuẩn ở các mức độ nhận thức
khó khăn hơn, việc lựa chọn các chuẩn để viết đề kiểm tra dễ nhầm lẫn và phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của GV.


<b>Ví dụ: Ma trận nội dung kiến thức kĩ năng của học kì I, Địa lí 12 </b>


Dựa vào ma trận dưới đây ta có thể viết được nhiều đề kiểm tra khác nhau. Ví dụ ở chủ đề Vị trí địa lí và lãnh thổ
nước ta, chẳng hạn với cơ cấu điểm số bằng 20%, ta có thể viết được các câu hỏi như sau:


Câu 1. Trình bày hệ tọa độ địa lí nước ta


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Câu 4. Dựa vào Atlats Địalí Việt Nam và kiến thức đã học trình bày vị trí địa lí nước ta
Các câu hỏi này được sử dụng để xây dựng thành các đề kiểm tra khác nhau.


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức </b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
Vị trí địa lí và phạm vi



lãnh thổ


Trình bày được vị trí địa lí,
giới hạn lãnh thổ VN


Phân tích được ý nghĩa
đối với tự nhiên, kinh
tế-xã hội và quốc phòng
nước ta


- Xác định được vị trí địa lí
Việt Nam trên bản đồ
- Vẽ lược đồ Việt Nam
20% tổng số điểm


=2,0điểm
Lịch sử hình thành và


phát triển lãnh thổ


Trình bày được đặc điểm
giai đoạn phát triển của tự
nhiên Việt Nam: Tiền
Cambri


Biết được mối quan hệ
giữa lịch sử địa chất và
các điều kiện Địa lí của
nước ta



Đọc được lược đồ cấu trúc địa
chất


15% tổng số điểm
=1,5điểm
Đặc điểm chung của tự


nhiên - Phân tích các thành phần


tự nhiên để thấy được các
đặc điểm cơ bản của
TNVN


- Phân tích và giải thích
được đặc điểm cảnh quan
ba miền tự nhiên nước ta


- Sử dụng bản đồ tự nhiên để
trình bày các đặc điểm nỏi bật
về địa hình, khí hậu, sơng ngịi,
đất đai, động thực vật, nhận xét
mối quan hệ tác động qua lại
giữa chúng


- Phân tích biểu đồ khí hậu và bảng
số liệu về khí hậu ở một số địa điểm


Sử dụng bản đồ và
kiến thức dã học để


trình bày các đặc
điểm của ba miền tự
nhiên


50% tổng số điểm
=5,0điểm
Vấn đề sử dụng và bảo


vệ tự nhiên


- Trình bày được một số
tác động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra


- Biết được sự suy thoái
của tài nguyên rừng, da
dạng sinh học, đất


Nguyên nhân và biện
pháp bảo vệ tài ngun
mơi trường


Trình bày được một số tác
động tiêu cực do thiên nhiên
gây ra ở địa phương


Biện pháp phòng
chống.


15% tổng số điểm


=1,5điểm
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 05


2,5điểm; 25% tổng số
điểm


4,0điểm; 40% tổng số
điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<b>Bước 4. Viết đề kiểm tra từ ma trận </b>


- Dựa vào ma trận đề kiểm tra xây dựng đề kiểm tra, có thể chỉ sử dụng hình thức tự luận hoặc sử dụng cả hai hình
thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm;


- Một câu hỏi kiểm tra có thể là một chuẩn hay hơn một chuẩn, tùy thuộc vào nội dung của chuẩn có thể tích hợp
lại với nhau để biên soạn 01 câu hỏi;


- Trong một câu hỏi có thể có 01 hoặc một vài mức độ nhận thức, tuy nhiên chỉ nên ghép các mức độ nhận thức có
cùng nội dung vào một câu hỏi và không nên ghép lớn hơn hai mức độ nhận thức;


- Cho điểm cho từng câu trong đề kiểm tra: dựa vào ma trận để tính điểm cho các câu hỏi kiểm tra. Chú ý ở các câu
hỏi ghép chuẩn hoặc ghép mức độ nhận thức thì cộng điểm của các chuẩn ghép lại hoặc mức độ nhận thức thành điểm của
câu hỏi.


<b>a. Các yêu cầu đối với câu hỏi có nhiều lựa chọn </b>


1) Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;


2) Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;


3) Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;


4) Khơng trích dẫn ngun văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5) Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;


6) Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7) Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;


8) Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9) Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;


10) Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;


<i>11) Khơng đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “khơng có phương án nào đúng”. </i>
<b>b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

2) Câu hỏi có phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày, trọng tâm cần nhấn mạnh và số điểm hay không?
3) Câu hỏi có yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới hay khơng?


4) Xét trong mối quan hệ với câu hỏi khác của bài kiểm tra, câu hỏi tự luận có thể hiện nội dung và cấp độ tư duy
đã nêu trong tiêu chí kiểm tra hay khơng?


5) Nội dung câu hỏi có cụ thể hay khơng? Nó có đặt ra yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu
đó hay chỉ đưa ra một yêu cầu chung chung mà bất cứ một câu trả lời nào cũng phù hợp?


6) Yêu cầu của câu hỏi có phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh hay không?


7) Để đạt được điểm cao, học sinh phải chứng minh quan điểm hơn là nhận biết về thực tế, khái niệm,…?
8) Ngôn ngữ trong câu hỏi có chuyển tải được hết những yêu cầu của người ra đề đối với học sinh hay khơng?
9) Câu hỏi có được diễn đạt theo cách giúp học sinh hiểu được:



- Độ dài của câu trả lời?
- Mục đích của bài kiểm tra?
- Thời gian trả lời câu hỏi?


- Tiêu chí đánh giá/ chấm điểm bài kiểm tra?


10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi đó có nêu rõ bài
làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm
của mình chứ khơng chỉ đơn thuần là quan điểm mà chúng đưa ra?


<b>c. Các tiêu chí biên soạn đề kiểm tra viết mơn Địa lí </b>
- Phản ánh được mục tiêu giáo dục


- Phạm vi kiến thức, kĩ năng


+ Kiến thức và kĩ năng được kiểm tra toàn diện; kiến thức và kĩ năng nằm trong chương trình giáo dục phổ thơng.
Khơng sử dụng kiến thức, kĩ năng xa lạ để ra đề kiểm tra.


+ Số câu hỏi đủ để bao quát được các chủ đề đã học, nhưng đảm bảo phù hợp với thời gian kiểm tra và trình độ
của HS. Khơng nên ra nhiều câu hỏi ở một nội dung.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

+ Nên kết hợp trắc nghiệm tự luận và khách quan


+ Tỉ lệ các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan phù hợp với bộ môn (Tỉ lệ trắc nghiệm khách quan và tự
luận tùy theo từng địa phương, đối tượng học sinh và điều kiện về cơ sở vật chất,... có thể chọn tỉ lệ trắc nghiệm khoảng
20-30%; tự luận khoảng 70-80%).


- Đề kiểm tra có tác dụng phân hóa: Có các câu hỏi ở các mức độ nhận thức khác nhau, nên để mức độ nhận thức
cao có tỉ lệ điểm số hơn các mức độ nhận thức thấp.



- Có giá trị phản hồi: Có tình huống để HS bộc lộ điểm mạnh, yếu về nhận thức và năng lực. Phản ánh được ưu
điểm và thiếu sót chung của HS.


- Độ tin cậy: Hạn chế tính chủ quan của người ra đề và người chấm bài kiểm tra. Đáp án biểu điểm chính xác để
mọi GV và HS vận dụng cho kết quả giống nhau


- Tính chính xác, khoa học: Khơng có sai sót, diễn đạt rõ ràng,chặt chẽ, truyền tải hết yêu cầu tới HS, các câu hỏi
đảm bảo đơn nghĩa.


- Tính khả thi: Câu hỏi phù hợp với trình độ, thời gian làm bài của HS, có tính đến thực tiễn của địa phương.
<b>Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>


- Dựa vào ma trận đề và đề kiểm tra, kết hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông để
xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm. Trong quá trình xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm cũng cần tính đến
năng lực thực tế của HS địa phương.


- Việc xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm còn phụ thuộc vào trình độ của GV.
<b>Cách tính điểm </b>


<b> a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan </b>


<i><b>Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi. </b></i>


<i>Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm. </i>


<i><b>Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai </b></i>


được 0 điểm.



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

ax


10


<i>m</i>


<i>X</i>


<i>X</i> , trong đó


<i>+ X là số điểm đạt được của HS; </i>
<i>+ Xmax</i> là tổng số điểm của đề.


<i>Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh làm được 32 điểm thì qui </i>
về thang điểm 10 là: 10.32 8


40  điểm.


<b>b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan </b>


<i><b>Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần </b></i>


tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.


<i>Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 </i>
điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được 3 0, 25


12 điểm.


<i><b>Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi </b></i>



phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai
được 0 điểm.


Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:


.


<i>TN</i> <i>TL</i>
<i>TL</i>


<i>TN</i>


<i>X</i> <i>T</i>


<i>X</i>


<i>T</i>


 , trong đó


<i>+ XTN</i> là điểm của phần TNKQ;


<i>+ XTL</i> là điểm của phần TL;


<i>+ TTL</i> là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.


<i>+ TTN</i> là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.


Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:



ax


10


<i>m</i>


<i>X</i>


<i>X</i> , trong đó


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<i>Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì </i>
điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là: 12.60 18


40


<i>TL</i>


<i>X</i>   . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học
sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10.27 9


30  điểm.


<b>c. Đề kiểm tra tự luận </b>


- Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B7 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>RUBRIC ĐỀ KIỂM TRA </b>
(Hướng dẫn cho điểm tham khảo)



<b>Mơn Địa lí </b>
<b>Nội </b>


<b>dung </b>


<b> Mức </b>
<b>độ </b>
<b>Tiêu chí </b>


<b>(10-9 điểm) </b> <b>(8-7 điểm) </b> <b>(6-5 điểm) </b> <b>(4-3 điểm) </b> <b>(2-1 điểm) </b>


<i><b>Kiến thức </b></i>


- Nêu được đầy đủ nội
dung như đáp án.


- Lấy được 1 ví dụ điển
hình.


- Bộc lộ được nội
dung


- Lấy được 1 ví dụ
đúng.


- Bộc lộ được nội
dung


- Lấy được 1 ví dụ



- Bộc lộ được nội
dung


- Bộc lộ nội
dung


<i><b>Tư duy </b></i>


Có phương pháp trả lời
hệ thống, khoa học. Ví
dụ cụ thể, điển hình.


Có phương pháp trả
lời khoa học. Ví dụ
cụ thể.


Có phương pháp trả
khoa học. Ví dụ
chưa được điển
hình.


Phương pháp trả lời
chưa khoa học. Ví
dụ chưa đúng.


Chưa có phương
pháp Ví dụ chưa
có.


Câu 1



<i><b>Kỹ năng </b></i>


Lập luận lơ gíc. Trình
bày đẹp, khoa học


Lập luận lơ gíc.
Trình bày được.


Lập luận lơ gíc.
Trình bày chưa
khoa học.


Lập luận chưa tốt.
Trình bày vụng.


Lập luận và
trình bày chưa
được.


<i><b>Kiến thức </b></i>


- Nêu được đầy đủ nội
dung như đáp án


- Bộc lộ được nội
dung


- Bộc lộ được nội
dung



- Bộc lộ được nội
dung


- Bộc lộ nội
dung


<i><b>Tư duy </b></i>


Có phương pháp trả lời
hệ thống, khoa học.


Có phương pháp trả
lời khoa học.


Có phương pháp trả
khoa học.


Phương pháp trả lời
chưa khoa học.


Chưa có phương
pháp.


Câu 2


<i><b>Kỹ năng </b></i>


Lập luận lơ gíc. Trình
bày đẹp, khoa học.



Lập luận lơ gíc.
Trình bày được.


Lập luận lơ gíc.
Trình bày chưa
khoa học.


Lập luận chưa tốt.
Trình bày vụng.


Lập luận và
trình bày chưa
được.


<i><b>Kiến thức </b></i>


- Nêu được đầy đủ nội
dung như đáp án


- Bộc lộ được nội
dung


- Bộc lộ được nội
dung


- Bộc lộ được nội
dung


- Bộc lộ nội


dung
<i><b>Tư duy </b></i>


Có phương pháp trả lời
hệ thống, khoa học.


Có phương pháp trả
lời khoa học.


Có phương pháp trả
khoa học.


Phương pháp trả lời
chưa khoa học.


Chưa có phương
pháp.


Câu 3


<i><b>Kỹ năng </b></i>


Lập luận lơ gíc. Trình
bày đẹp, khoa học


Lập luận lơ gíc.
Trình bày được


Lập luận lơ gíc.
Trình bày chưa


khoa học.


Lập luận chưa tốt.
Trình bày vụng


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của
đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.


2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp
với cấp độ nhận thức cần đánh giá khơng? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp khơng?


3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
<b>II. VÍ DỤ MINH HỌA </b>


<b>Ví dụ 1. Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì I Địa lí 12 (CT Chuẩn) </b>
<b>1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>


- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề Địa lí tự nhiên của học kì I,
Địa lí 12, chương trình chuẩn;


- Phát hiện sự phân hố về trình độ học lực của HS trong q trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân
hóa cho phù hợp;



- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí tự
nhiên Việt Nam; tìm được ngun nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá
cho HS;


- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thơng tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
<b>2. Xác định hình thức kiểm tra </b>


<b> Hình thức kiểm tra tự luận </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Ở đề kiểm tra học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng
100%), phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 2 tiết (14,3%); Lịch sử hình thành
và phát triển lãnh thổ 2 tiết (14,3%); Đặc điểm chung của tự nhiên 8 tiết (57,1%); Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên 2
tiết (14,3%); Địa lí nơng nghiệp 4 tiết (28,6%). Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn
quan trọng ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:


<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức</b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ cao </b>
<i><b>Vị trí địa lí và phạm vi </b></i>


<i><b>lãnh thổ </b></i>


Trình bày được vị trí
địa lí


Phân tích được ý nghĩa đối
với tự nhiên nước ta



20% tổng số điểm
=2,0 điểm


50% tổng số điểm
=1 điểm


50% tổng số điểm
=1 điểm
<i><b>Lịch sử hình thành và </b></i>


<i><b>phát triển lãnh thổ </b></i>


Trình bày được đặc
điểm giai đoạn phát
triển của tự nhiên Việt


Nam: Tiền Cambri
15% tổng số điểm


=1,5 điểm


100% tổng số điểm
=.1,5điểm


<i><b>Đặc điểm chung của </b></i>
<i><b>tự nhiên </b></i>


- Nguyên nhân chủ yếu làm
cho thiên nhiên nước ta phân
hóa theo chiều Bắc Nam


- Phân tích đặc điểm thiên
nhiên phần lãnh thổ phía Bắc
(khí hậu, cảnh quan).


Phân tích các số liệu về
khí hậu


Giải thích các số liệu về
khí hậu


50% tổng số điểm
=5,0 điểm


60% tổng số điểm
=3 điểm


40% tổng số điểm
=2 điểm
<i><b>Vấn đề sử dụng và bảo </b></i>


<i><b>vệ tự nhiên </b></i>


Trình bày được một số tác
động tiêu cực do thiên
nhiên gây ra ở địa phương


Biện pháp phòng chống.


15% tổng số điểm
=1,5 điểm



50% tổng số điểm
=0,75 điểm


50% tổng số điểm
=0,75 điểm
Tổng số điểm 10


Tổng số câu 05


2,5điểm;
25% tổng số điểm


4,0 điểm;
40% tổng số điểm


1,75điểm;
17,5% tổng số điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Ta có thể xoay ngang ma trận, tuy nhiên việc xoay ngang ma trận vẫn phải đảm bảo đầy đủ nội dung và các mức
độ nhận thức.


<b>Chủ đề (nội </b>
<b>dung)/mức độ nhận </b>


<b>thức </b>


<b>Nội dung kiểm tra (theo chuẩn KT-KN) </b> <b>Nhận biết </b> <b>Thông </b>
<b>hiểu </b>



<b> Vận dụng </b>
<b>cấp độ thấp </b>


<b>Vận dụng </b>
<b>cấp độ cao </b>


<b>Cộng </b>


<i><b>KT: Trình bày được vị trí địa lí </b></i>


Phân tích được ý nghĩa đối với tự nhiên
nước ta


50%


(1,0đ) 50%
(1,0đ)
<b>Vị trí địa lí và </b>


<b>phạm vi lãnh thổ </b>
20% tổng số điểm


=2điểm
<i><b>KN </b></i>
20% tổng
điểm
(2đ)
01câu


<i>KT: Trình bày được đặc điểm giai đoạn phát </i>



triển của tự nhiên Việt Nam: Tiền Cambri


100%
(1,5đ)
<b>Lịch sử hình </b>


<b>thành và phát </b>
<b>triển lãnh thổ </b>
15% tổng số điểm


=1,5điểm <i>KN </i>


15% tổng
điểm
(1,5đ)
01câu
<i><b>KT: </b></i>


- Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên
nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam
- Phân tích đặc điểm thiên nhiên phần lãnh
thổ phía Bắc (khí hậu, cảnh quan).


20%
(1,0đ)


40%
(2,0đ)
<b>Đặc điểm chung </b>



<b>của tự nhiên </b>
50% tổng số điểm


= 5,0 điểm


<i>KN: Phân tích, giải thích các số liệu về khí </i>


hậu
20%
(1,0đ)
20%
(1,0đ)
50% tổng
số điểm =


(5,0đ)
02câu


<i>KT: Trình bày được một số tác động tiêu cực </i>


do thiên nhiên gây ra ở địa phương. Biện
pháp phòng chống.


50%
(0,75đ)


50%
(0,75đ)
<b>Vấn đề sử dụng và </b>



<b>bảo vệ tự nhiên </b>
15% tổng số điểm


=1,5điểm
<i><b>KN: </b></i>
15% tổng
điểm
(1,5đ)
01câu


Tổng số: 10điểm 2,5đ=25% 4,0đ=40% 1,75đ=17,5% 1,75đ=17,5% 10đ=10%


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

<b>4. Viết đề kiểm tra từ ma trận </b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - ĐỊA LÍ 12 </b>
<b>(chương trình chuẩn) </b>


<b>Câu 1. (2,0 điểm) </b>Trình bày hệ tọa độ địa lí nước ta. Đánh giá ảnh hưởng vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta.


<b>Câu 2. (1,5 điểm) Nêu đặc điểm khái quát của giai đoạn </b>Tiền Cambri trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh
thổ nước ta.


<b>Câu 3. (3,0 điểm)</b> Nguyên nhân chủ yếu làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam. Phân tích đặc
điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (khí hậu, cảnh quan).


<b>Câu 4. (2,0 điểm)</b> Cho bảng số liệu sau:


<b>Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở một số địa điểm của nước ta </b>



<b>Địa điểm </b> <b>Lượng mưa (mm) </b> <b>Lượng bốc hơi (mm) </b> <b>Cân bằng ẩm (mm) </b>


Hà Nội 1676 989 +687


Huế 2868 1000 +1868


TP.Hồ Chí Minh 1931 1686 +245


Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên. Giải thích nguyên nhân.
<b>Câu 5. (1,5 điểm)</b> Hãy nêu một số thiên tai thường hay xảy ra ở địa phương em. Nêu biện pháp phòng chống.
<b>5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>


Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng ma trận hai chiều. Điểm toàn bài
kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm trịn số đến 0,5 điểm. HS khơng làm theo cách trình bày trên nhưng đảm bảo
chính xác và đủ nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.


<b>Câu 1. (2,0 điểm) </b>


<i>- (1,0đ) Hệ tọa độ địa lí nước ta: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Điểm cực Bắc: 23023’B (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Điểm cực Nam: 8034’B (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau).
Điểm cực Tây: 10209’Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên).
Điểm cực Đông: 109024’Đ (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà).


+ Trên biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta cịn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6050/B và từ khoảng kinh độ 1010 Đ đến trên
117020/ Đ trên biển Đơng.


<i>HS trình bày được từ hai điểm cực cho 1đ, trình bày đủ các điểm cực của đất liền, thiếu điểm cực ở biển cho 0,75đ </i>
<i>- (1,0đ) Ảnh hưởng vị trí địa lí đối với khí hậu nước ta: </i>



+ Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc khí hậu có tính chất nhiệt đới: có nền nhiệt độ cao,
chan hoà ánh nắng. Nằm trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, khu vực gió mùa điển
hình nhất trên thế giới, nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.


+ Tác động của các khối khí di chuyển qua biển kết hợp với vai trò của Biển Đông, nguồn dự trữ dồi dào về nhiệt
và ẩm, đã làm cho khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hịa hơn.


+ Tuy nhiên nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai : bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm nên cần có các
biện pháp phịng chống tích cực và chủ động.


<i>HS trình bày được 1 ý cho 0,25 đ, 02 ý cho 0,75 điểm, đủ ý được 1đ </i>
<b>Câu 2. (1,0điểm) </b>


Đặc điểm khái quát của giai đoạn tiền Cambri tạo trong lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ nước ta


- Là giai đoạn cổ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử phát triển lãnh thổ Việt Nam được xem là giai đoạn hình thành
nền móng ban đầu của lãnh thổ nước ta.


- Chỉ diễn ra trong một phạm vi hẹp trên phần lãnh thổ nước ta hiện nay: tập trung ở khu vực núi cao Hoàng Liên
Sơn và Trung Trung Bộ.


- Các điều kiện cổ địa lí cịn rất sơ khai và đơn điệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

<i>- (1,0đ) Nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hoá theo chiều Bắc-Nam </i>
+ Vị trí địa lí của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam.


+ Lãnh thổ nước ta kéo dài từ bắc xuống nam khoảng 150 vĩ tuyến.
+ Tác động của gió mùa đơng bắc và các khối khí khác.



+ Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.


<i>HS trình bày được mỗi nguyên nhân cho 0,25 điểm. </i>


<i>- (2,0đ) Đặc điểm thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc (khí hậu, cảnh quan) </i>


+ Khí hậu nhiệt đới thể hiện ở nhiệt độ trung bình năm trên 200C. Do ảnh hưởng gió mùa đơng bắc nên trong năm
có mùa đông lạnh với 2 - 3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn.


+ Cảnh quan thiên nhiên: Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh; Cảnh
quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng nhiệt đới gió mùa. Trong rừng, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra
cịn có các lồi cây á nhiệt đới và ơn đới.


<i>HS trình bày được mỗi ý cho 1,0đ. Trong ý nếu HS trình bày khơng đủ nội dung có thể trừ điểm từ 0,25 đến 0,75đ. </i>
<b>Câu 4. (2,0 điểm)</b>


<i><b>- (1,0đ) So sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm: </b></i>


+ Lượng mưa có sự thay đổi từ Bắc vào Nam: Huế có lượng mưa lớn nhất, Hà Nội có lượng mưa nhỏ nhất.
+ Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam.


+ Cân bằng ẩm: Cao nhất ở Huế và thấp nhất ở TP Hồ Chí Minh.


<i>HS trình bày được 1 ý cho 0,5đ, 2 ý cho 0,75đ, trình bày khơng như phần hướng dẫn trên, nhưng đủ nội dung </i>
<i>vẫn cho điểm tối đa. </i>


<i><b>- ( 1,0đ) Giải thích: </b></i>


+ Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất do ảnh hưởng của dãy Bạch Mã đón gió thổi theo hướng Đông
bắc từ biển vào, ảnh hưởng của bão và dải hội tụ nhiệt đới. Mưa nhiều, lượng bốc hơi nhỏ nên cân bằng ẩm lớn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

+ Hà Nội tuy lượng mưa ít hơn, nhưng có mùa đơng lạnh nên lượng bốc hơi thấp do vậy cân bằng ẩm cao.


<i>HS trình bày được 1 ý cho 0,5đ, 2 ý cho 0,75đ, trình bày khơng như phần hướng dẫn trên, nhưng đủ nội dung </i>
<i>vẫn cho điểm tối đa. </i>


<b>Câu 5. (1,5đ) </b>


<i>Câu hỏi này là câu hỏi mở, HS nêu được các hiện tượng thiên tai: bão, lũ, lụt, hạn hán,... ở địa phương và nêu </i>
<i>được biện pháp phòng chống. Chú ý trân trọng ý kiến và sự sáng tạo của HS trong khi chấm phần này </i>


<b>6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề
và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.


2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp
với cấp độ nhận thức cần đánh giá khơng? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp khơng?


3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

<b>Ví dụ 2. Xây dựng đề kiểm tra học kì I Địa lí 10-Chương trình chuẩn </b>
<b>1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>


- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề của học kì I Địa lí 10.


- Phát hiện sự phân hố về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân


hóa cho phù hợp;


- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần nội dung
học kì I; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;


- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh q trình dạy học và quản lí giáo dục.
<b>2. Xác định hình thức kiểm tra </b>


<b> Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan </b>
<b>3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp </b>
<b>độ cao </b>
<b>Chủ đề (nội </b>


<b>dung)/mức độ </b>


<b>nhận thức </b> TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN


KQ


TL
<b>Thổ nhưỡng </b>


<b>quyển và sinh </b>
<b>quyển </b>


Biết được khái niệm
đất, thổ nhưỡng


quyển


Hiểu quy luật phân
bố 1 số loại đất và
<b>thực vật chính </b>


<i>Tỉ lệ 15% </i>
<i>Số điểm 1,5điểm </i>


<i>Tỉ lệ 33,3% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>


<i>Tỉ lệ 66,7% </i>
<i><b>Số điểm 1,0đ </b></i>


<b>Một số quy luật </b>
<b>chủ yếu của lớp </b>
<b>vỏ Địa lí </b>


Trình bày quy
luật thống nhất
và hoàn chỉnh
<b>của lớp vỏ ĐL </b>


<i>Tỉ lệ 15% </i>


<i> Số điểm 1,5 điểm </i>


<i>Tỉ lệ100% </i>
<i><b>Số điểm 1,5đ </b></i>



<b>Địa lí dân cư </b> Biết được các
thành phần tạo
nên sự gia tăng


dân số


Phân biệt được
quần cư nông
thôn và thành


<b>thị </b>


Nguyên nhân ảnh
hưởng tỉ lệ sinh, tử


và GTTN


<i>Tỉ lệ 25% Số điểm </i>
<i>2,5điểm </i>


<i>Tỉ lệ 20% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>


<i>Tỉ lệ 20% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>


<i>Tỉ lệ 60% </i>
<i><b>Số điểm 1,5đ </b></i>



<b>Cơ cấu nền </b>
<b>kinh tế </b>


Biết được các
hợp phần tạo nên
CC thành phần
KT


Nhận xét sự
chuyển dịch CC
ngành KT


<i>Tỉ lệ 20% </i>
<i> Số điểm </i>
<i>2,0 điểm </i>


<i>Tỉ lệ 25% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>


<i>Tỉ lệ 75% </i>
<i><b>Số điểm 1,5đ </b></i>


<b>Địa lí nơng </b>
<b>nghiệp </b>


Phân tích các nhân
tố tự nhiên tác động
đến SXLT


Vẽ biểu đồ về sản


lượng LTTG và


nhận xét


<i>Tỉ lệ25 % </i>
<i>Số điểm </i>
<i>2,5 điểm </i>


<i>Tỉ lệ 40% </i>
<i><b>Số điểm 1,0đ </b></i>


<i>Tỉ lệ 60% </i>
<i><b>Số điểm 1,5đ </b></i>


Tổng số 100%=
10điểm


Số điểm 3,0
30%


Số điểm 4,0
40%


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

<b>4. Viết đề kiểm tra từ ma trận </b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 10 </b>
(Chương trình chuẩn)


<b>I. Phần trắc nghiệm (2,0điểm) </b>



Câu 1. Khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng là
A. thổ nhưỡng B. độ phì của đất


C. lớp phủ thổ nhưỡng D. lớp vỏ phong hóa
Câu 2. Thành phần tạo nên sự gia tăng dân số tự nhiên là


A. tỉ lệ xuất cư và nhập cư B. tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô
C. quy mô dân số D. chính sách dân số của mỗi quốc gia
Câu 3. Quần cư nông thôn và quần cư thành thị có sự khác biệt rất lớn về
A. chức năng và mức độ tập trung dân cư


B. quy mô dân số


C. cấu trúc các điểm quần cư
D. lối sống


Câu 4. Khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là các bộ phận hợp thành
A. cơ cấu ngành kinh tế B. cơ cấu thành phần kinh tế


C. cơ cấu lãnh thổ D. cơ cấu nền kinh tế
<b>II. Phần tự luận (8,0 điểm) </b>


<b>Câu 1. ( 2,5 điểm) </b>


Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm những thành phần tự nhiên ảnh hưởng qua lại và phụ thuộc lẫn nhau.
Anh (chị) hãy:


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

b. Trình bày quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
<b>Câu 2. (1,5 điểm) </b>



Trình bày ngun nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.
<b>Câu 3. (1,5 điểm) </b>


Cho bảng số liệu sau:


Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Việt Nam năm 1995 và 2007


(Đơn vị %)


Khu vực kinh tế Năm 1995 Năm 2007


Nông – lâm – ngư nghiệp 27,2 20,3


Công nghiệp – xây dựng 28,8 41,5


Dịch vụ 44 38,2


Nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007.
<b>Câu 4. (2,5điểm) </b>


Nơng nghiệp có vai trị quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội bền vững. Anh (chị) hãy
a. Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp


b. Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007 dựa vào bảng số liệu sau đây:


Năm 1980 1992 2002 2007


Bò (triệu con) 1218 1281 1360 1558


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5điểm </b>



<b>Câu </b> 1 2 3 4


<b>Ý đúng </b> B B A B


<b>II. Phần tự luận </b>
<b>Câu 1. (2,5 điểm) </b>


<i>a. ( 1,0 điểm) Nguyên nhân dẫn đến sự phân bố các loại đất chính và thảm thực vật theo vĩ độ </i>
- Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến phân bố đất và thảm thực vật


- Tương ứng với các kiểu khí hậu sẽ có các thảm thực vật và nhóm đất chính.


<i>HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài không như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. </i>
<i>b. (1,5 điểm) Quy luật thống nhất và hồn chỉnh của lớp vỏ địa lí. </i>


- (0,5đ) Khái niệm: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn
nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí.


<i>HS nêu khơng đầy đủ trừ 0,25đ </i>
- (0,5đ) Nguyên nhân:


+ Do tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực, nội lực,
chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập.


+ Những thành phần này luôn thâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất năng lượng với nhau, khiến chúng có sự gắn
bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.


<i>HS làm được 1 ý cho 0,25đ, HS làm bài khơng như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. </i>



- (0,5đ) Biểu hiện: Trong tự nhiên bất cứ lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc
nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần cịn lại và tồn bộ lãnh thổ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên.


- (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất sinh thô: các yếu tố tự nhiên-sinh học, phong tục tập quán và tâm lí xã
hội, trình độ phát triển kinh tế-xã hội, các chính sách phát triển dân số của các quốc gia.


- (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ suất tử thô: các tiến bộ khoa học kĩ thuật về y tế, điều kiện sống, thu nhập,
thiên tai, chiến tranh,...


- (0,5đ) Nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là sự biến động của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.
<i>Ở mỗi nguyên nhân HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ </i>


<b>Câu 3. (1,5 điểm) </b>


- ( 0,75đ) Nhận xét về cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và 2007


+ Năm 1995 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, thấp nhất là khu vực nông nghiệp.
+ Năm 2007 chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp, thấp nhất là khu vực nông nghiệp.


<i>HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài khơng như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. </i>
- (0,75đ) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007.


+ Tỉ trọng của khu vực kinh tế công nghiệp tăng (dẫn chứng)
+ Tỉ trọng của khu vực nông nghiệp và dịch vụ giảm (dẫn chứng)


<i>HS làm được 1 ý cho 0,5đ, HS làm bài khơng như cách trình bày trên nhưng đủ nội dung vẫn cho điểm tối đa. </i>
<b>Câu 4. (2,5điểm) </b>



<i>a. (1,5điểm) Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến ngành sản xuất nông nghiệp </i>


- (0,5đ) Đất trồng: quỹ đất ảnh hưởng đến quy mô và mức độ tập trung của sản xuất nơng nghiệp; tính chất đất ảnh
hưởng đến phân bố cây trồng và vật nuôi; độ phì của đất ảnh hưởng đến năng suất sản xuất.


- (0,5đ) Khí hậu, nước: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ảnh hưởng đến phân bố sản xuất nông nghiệp; các điều kiện
thời tiết tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất; nguồn nước ngầm, nước mặt tạo điều kiện cung cấp
nước tưới cho sản xuất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

<i>Ở mỗi điều kiện sản xuất HS nêu không đầy đủ trừ 0,25đ </i>


<i>b. (1,0điểm) Vẽ biểu đồ thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007 </i>


Biểu đồ số lượng đàn bò trên thế giới giai đoạn 1980-2007


<i>Vẽ biểu đồ dạng cột, hoặc đường với đầy đủ nội dung, chính xác, có khoảng cách năm, tên biểu đồ, chú giải cho </i>
<i>điểm tối đa, thiếu mỗi nội dung trừ 0,25 điểm. </i>


<i>Vẽ các dạng khác không cho điểm. </i>


<b>6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề
và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.


2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp
với cấp độ nhận thức cần đánh giá khơng? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp không?



3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

<b>Ví dụ 3. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì II Địa lí 11-Chương trình chuẩn </b>
<b>1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>


- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề Nhật Bản, Trung Quốc


- Phát hiện sự phân hoá về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân
hóa cho phù hợp;


- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của các chủ đề trong chương trình GDPT; tìm
được ngun nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;


- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh q trình dạy học và quản lí giáo dục.
<b>2. Xác định hình thức kiểm tra </b>


<b> Hình thức kiểm tra tự luận, kết hợp với trắc nghiệm khách quan </b>
<b>3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra </b>


<b>Ma trận đề kiểm tra 1 tiết, học kì II, Địa lí 11 (Chương trình chuẩn) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ </b>
<b>cao </b>


<b>Chủ đề (nội </b>
<b>dung)/mức độ </b>


<b>nhận thức </b> TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN



KQ


TL
<b>Nhật Bản </b> Biết được


phạm vi
lãnh thổ của
Nhật Bản


Phân tích
được đặc
điểm dân cư


và lao động
của Nhật


Bản


Giải thích được
sự phân bố các


ngành công
nghiệp của Nhật


Bản


Nhận xét số liệu về
thành tựu kinh tế
của Nhật Bản



Giải thích
được thành
tựu phát triển


kinh tế của
Nhật Bản


<i>Tỉ lệ 50% </i>
<i>Số điểm 5 điểm </i>


<i>Tỉ lệ 10% </i>
<i>Số điểm </i>
<i>0,5đ </i>


<i>Tỉ lệ 20% </i>
<i>Số điểm 1,0đ </i>


<i>Tỉ lệ 10% </i>
<i>Số điểm 0,5đ </i>


<i>Tỉ lệ 40% </i>
<i>Số điểm 2,0đ </i>


<i>Tỉ lệ 20% </i>
<i>Số điểm 1,0đ </i>


<b>Trung Quốc </b> Biết vị trí
địa lí lãnh
thổ Trung



Quốc


Phân tích được
nguyên nhân
phát triển kinh


tế của Trung
Quốc


Giải thích được sự
phân bố các trung
tâm công nghiệp
và các ngành trồng
trọt của TQ


Vẽ và phân tích
được các thành tựu
phát triển kinh tế
của TQ thông qua
1 ngành kinh tế


<i>Tỉ lệ 50% </i>
<i>Số điểm 5 điểm </i>


<i>Tỉ lệ 10% </i>
<i>Số điểm </i>


<i>0,5đ </i>



<i>Tỉ lệ 10% </i>
<i>Số điểm 0,5đ </i>


<i>Tỉ lệ 20% </i>
<i>Số điểm 1,0đ </i>


<i>Tỉ lệ 60% </i>
<i>Số điểm 3,0đ </i>


Tổng số100%
= 10điểm


Số điểm 2,0
20%


Số điểm 4,0
40%


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>4. Viết đề kiểm tra từ ma trận </b>


Đề kiểm tra 1 tiết, học kì II, Địa lí 11, chương trình chuẩn
<b>I. Trắc nghiệm (2,0 điểm) </b>


<i>Câu 1. Đảo lớn nhất của Nhật Bản là </i>


A. Hô-cai-đô B. Kiu-xiu
C. Hôn-su D. Xi-cô-cư
Câu 2. Công nghiệp Nhật Bản tập trung dọc theo ven biển vì:
A. ở đây tập trung dân cư đông đúc, sẵn nhân công.
B. nơi có nhiều khống sản kim loại, nhiên liệu.


C. nơi phá triển mạnh ngành dịch vụ.


D. nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu, bn bán với nước ngoài.
Câu 3. Biên giới của Trung Quốc với các nước láng giềng chủ yếu là:


A. núi thấp, độ dốc thấp đi lại dễ dàng.
B. đồng bằng và cao nguyên.


C. núi cao, hoang mạc.


D. núi đồi thấp xen cách đồng rộng.


<i><b>Câu 4. Nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua đã có những thay đổi quan trọng là do: </b></i>
A. giàu tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào.


B. nguồn lao động dồi dào và tỉ lệ lao động lành nghề cao.
C. tiến hành hiện đại hóa và cải cách mở cửa.


<i><b>D. quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường </b></i>
<b>II. Tự luận (8,0 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<b> Giải thích vì sao các trung tâm công nghiệp lớn và các ngành trồng trọt của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở phía </b>
Đơng lãnh thổ.


<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>
Cho bảng số liệu:


Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản qua các giai đoạn


(Đơn vị: %)



Giai đoạn 1950- 1954 1960- 1964 1965- 1969 1970- 1073 1990-2005


Tăng GDP (%) 18,8 15,8 13,7 7,8 2,4


a. (2,0 điểm) Dựa vào số liệu trên nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn.


b. (1,0 điểm) Tại sao trong giai đoạn 1950 - 1969, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển với tốc độ rất nhanh và sau
đó lại chậm lại?


<b>Câu 3. ( 3,0 điểm) </b>
Cho bảng số liệu


Cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 1985 và năm 2004


(Đơn vị: %)


Năm 1985 2004


Xuất khẩu 39,3 51,4


Nhập khẩu 60,7 48,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

<b>5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>


<b>I. Phần trắc nghiệm (2,0 điểm) Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5điểm </b>


<b>Câu </b> 1 2 3 4


<b>Ý đúng </b> C D C C



<b>II. Phần tự luận </b>


<b>Câu 1. (1,0 điểm). </b>


<b> Các trung tâm công nghiệp lớn và các ngành trồng trọt của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở phía Đơng lãnh thổ </b>
Trung Quốc vì:


- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi: vị trí dễ dàng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trên thế giới
thông qua các cảng biển, gần các quốc gia, khu vực phát triển; địa hình đồng bằng, đồi núi thấp, khí hậu cận nhiệt đới
gió mùa và ơn đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn (miền tây khó khăn hơn).


- Có nhiều nguồn tài ngun phát triển cơng nghiệp: khống sản quặng sắt, than, đồng, thiếc, ...


- Dân cư tập trung đông đúc nhất là các đồng bằng châu thổ và vùng ven biển, có sẵn nguồn lao động, thị trường
rộng lớn. Các thành phố lớn cũng tập trung ở đây.


- Miền đơng có lịch sử phát triển cơng nghiệp sớm, ở đây tập trung nhiều khu chế xuất.
<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>


a. (2,0 điểm) Khái quát tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn


- Sau năm 1950, kinh tế được khôi phục và tiếp tục phát triển với tốc độ cao trong những giai đoạn tiếp theo (dẫn chứng).
- Những năm 1970 – 1973, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm (dẫn chứng).


- Từ năm 1990 đến 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, sau đó là giai đoạn phục hồi.


b. (1,0 điểm) Giai đoạn 1950 - 1969, nền kinh tế của Nhật Bản phát triển với tốc độ rất nhanh và sau đó lại chậm lại vì:
- Sau 1950 Nhật Bản đầu tư hiện đại hóa cơng nghiệp, tăng vốn và áp dụng kỹ thuật mới; tập trung phát triển các



</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

- Năm 1970 – 1973 do khủng hoảng dầu mỏ trên thế giới, Nhật Bản là nước nhập dầu mỏ nên bị ảnh hưởng nặng nề.
- Từ năm 1991 trở lại đây tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, với những khó khăn về cạnh tranh, thị trường và các
tác động khác.


<b>Câu 3. ( 3,0 điểm) </b>


a. (1,5điểm) Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc giai đoạn 1985-2004.


Biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc năm 1985 và năm 2004
b. (1,5điểm) Nhận xét sự thay đổi trong cơ cấu xuất nhập khẩu của nước này giai đoạn 1985-2004.
Cơ cấu xuất – nhập có sự thay đổi:


+ Tỉ trọng giá trị xuất khẩu từ 1985 đến 2004 tăng mạnh (dẫn chứng)
+ Tỉ trọng giá trị nhập khẩu từ 1985 đến 2004 giảm mạnh (dẫn chứng)


+ Năm 1985 Nhật Bản là nước nhập siêu, năm 2004 ngược lại Nhật Bản là nước xuất siêu.
<b>6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp
với cấp độ nhận thức cần đánh giá khơng? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp khơng?


3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


4) Hồn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.


<b>Ví dụ 4. Xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, học kì II Địa lí 12-Chương trình chuẩn </b>
<b>1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>



- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề dân cư, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, địa lí nơng nghiệp, địa lí cơng nghiệp.


- Phát hiện sự phân hố về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân
hóa cho phù hợp;


- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của các chủ đề trong chương trình
GDPT; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;


- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh q trình dạy học và quản lí giáo dục.
<b>2. Xác định hình thức kiểm tra </b>


<b> Hình thức kiểm tra tự luận </b>


<b>3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra </b>


<b>Ma trận đề kiểm tra 1 tiết, học kì II, Địa lí 12 (Chương trình chuẩn) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức</b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ </b>
<b>cao </b>


<b>Địa lí dân cư </b> Biết chứng minh nước ta có
số dân đơng và kết cấu dân


số trẻ



Trình bày được mối quan hệ
giữa dân số, lao động và việc
làm


25% tổng số điểm
=2,5điểm


<i>40% tổng số điểm =1điểm; 60% tổng số điểm =1,5điểm; </i>
<b>Chuyển dịch cơ cấu </b>


<b>kinh tế </b>


Trình bày đươc ý nghĩa của
chuyển dịch cơ cấu kinh tế
đối với sự phát triển kinh tế


đất nước
5% tổng số điểm


=0,5điểm


100% tổng số điểm
=.1,5điểm;
<b>Một số vấn đề phát </b>


<b>triển và phân bố nơng </b>
<b>nghiệp </b>


Trình bày những thuận lợi,


khó khăn về tự nhiên để
PT&PB ngành thủy sản


Vẽ biểu đồ và nhận xét vầ
sự chuyển dịch cơ cấu


nông nghiệp các năm


40% tổng số điểm
=4,0điểm


<i>38% tổng số điểm </i>
<i>=1,5điểm; </i>


<i>62% tổng số điểm </i>
<i>=2,5điểm; </i>


<b>Một số vấn đề phát </b>
<b>triển và phân bố sản </b>


<b>xuất công nghiệp </b>


Giải thích được vì sao 1
vùng lãnh thổ cơng nghiệp
có mức độ tập trung cao


Biết sử dụng Atlát địa lí
VN và kiến thức đã học
trình bày phân hóa lãnh
thổ công nghiệp



30% tổng số điểm
=3,0điểm


<i>50% tổng số điểm =1,5điểm; </i> <i>50% tổng số điểm </i>
<i>=1,5điểm; </i>


Tổng số10điểm
Tổng số câu 04


2,5điểm;
25% tổng số điểm


4,5điểm;
45% tổng số điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

<b>4. Viết đề kiểm tra từ ma trận </b>


Đề kiểm tra 1 tiết, học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn
<b>Câu 1. (2,5 điểm)</b>


Dân số, lao động, việc làm là những vấn đề kinh tế-xã hội quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Anh,
chị hãy:


a. Chứng minh rằng nước ta có số dân đơng và kết cấu dân số trẻ.
b. Trình bày mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở nước ta.
<b>Câu 2. ( 3,0 điểm)</b>


Cho bảng số liệu sau



Giá trị sản xuất nông nghiệp (giá thực tế) phân theo ngành năm 1999 và năm 2008


(Đơn vị: %)


Ngành Năm 1999 Năm 2008


Tổng số 100 100


Trồng trọt 79,2 71,4


Chăn nuôi 18,5 27,1


Dịch vụ nông nghiệp 2,3 1,5


a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nông nghiệp nước ta năm 1999 và năm 2008.
b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta trong giai đoạn trên.


c. Trình bày ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế đất nước
<b>Câu 3. (1,5 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Sử dụng Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy:


- Trình bày cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở Bắc Bộ, Đồng bằng sơng Hồng và phụ cận.


- Vì sao ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận mức độ tập trung công nghiệp thuộc vào loại cao nhất nước ta.
<b>5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>


Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng ma trận hai chiều. Điểm toàn bài
kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm trịn số đến 0,5 điểm. HS khơng làm theo cách trình bày trên nhưng đảm bảo
chính xác và đủ nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.



<b>Câu 1. (2,5 điểm)</b>


a. (1,0điểm) Chứng minh nước ta có số dân đông và kết cấu dân số trẻ.


- Dân số Việt Nam là 84156 nghìn người (2006), đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, thứ 13 trên thế giới. Trong khi đó diện tích
nước ta đứng thứ 58 trên thế giới.


- Nước ta có kết cấu dân số trẻ, năm 2006 tỉ lệ người ở các nhóm tuổi: từ 0-14 tuổi: 27,0%; từ 15-59 tuổi: 64%; từ 60 tuổi trở
lên 9,0% (năm 2009 tỉ lệ tương ứng là 25%, 66% và 9%).


b. (1,5 điểm) Trình bày mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm ở nước ta.


- Dân số tác động trực tiếp đến nguồn lao động và giải quyết việc làm ở nước ta: Nước ta có dân số đơng, dân số vẫn
còn tăng nhanh, kết cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động rất dồi dào. Trong khi đó, nền kinh tế cịn chậm phát triển dẫn
đến việc làm đang trở thành vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta.


- Sự tác động trở lại của lao động và việc làm đối với sự phát triển dân số ở nước ta hiện nay: Lao động nước ta chủ
yếu hoạt động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, năng suất thấp, thu nhập của lao động cịn thấp, trình độ dân trí
chưa cao nên mức gia tăng dân số ở nông thôn, ở các vùng dân tộc ít người cịn cao, kéo theo tốc độ gia tăng dân số của
<i>cả nước còn cao. </i>


<b>Câu 2 (2,5 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

Biểu đồ thể hiện cơ cấu nông nghiệp nước ta năm 1999 và năm 2008.


<i>Biểu đồ có đầy đủ nội dung, chính xác về tỉ lệ, hai biểu đồ bằng nhau hoặc hình biểu đồ năm 2008 lớn hơn năm </i>
<i>1999 vẫn cho điểm tối đa, biểu đồ năm 1999 to hơn năm 2008 không cho điểm </i>


b. (1,0điểm) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nước ta trong giai đoạn trên.



- (0,25đ) Cơ cấu nông nghiệp của nước ta đang có sự chuyển dịch, tuy nhiên sự chuyển dịch diễn ra còn chậm.
- (0,75đ) Giai đoạn 1999-2008 tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt giảm, những vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất
(dẫn chứng).


Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tăng (dẫn chứng)


Tỉ trọng giá trị sản xuất của ngành dịch vụ chiếm không đáng kể và thay đổi không ảnh hưởng nhiều đến cơ cấu giá
trị sản xuất nơng nghiệp.


c. (0,5điểm) Trình bày ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế đất nước


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

Những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên để phát triển và phân bố ngành thủy sản của nước ta.
a. (1,0điểm) Thuận lợi


- Nước ta có vùng biển rộng thuộc biển Đông. Đây là một vùng biển nhiệt đới, nhiệt độ tương đối ấm (trung bình
200C), thích hợp với sự sinh trưởng phát triển của nhiều loài thuỷ, hải sản. Biển có 2000 lồi cá (trong đó có 100 lồi có
giá trị kinh tế), 70 lồi tơm (có 20 lồi có giá trị kinh tế), 50 loài cua biển, 650 loài rong biển. Trữ lượng hải sản nước ta
khoảng 3 - 3,5 triệu tấn


- Dọc bờ biển có nhiều cửa sơng, vũng, vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng cá. Đây là điều kiện thuận lợi để
phát triển đánh bắt xa bờ và khai thác hợp lí tài nguyên biển.


- Có các ngư trường trọng điểm là:
+ Hải Phịng - Quảng Ninh.


+ Ninh Thuận - Bình thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
+ Minh Hải - Kiên Giang.


+ Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.



- Nước ta cịn có 1,2 triệu ha các diện tích mặt nước có thể ni trồng thuỷ hải sản. Năm 2005 cả nước có khoảng
959,9 nghìn ha diện tích mặt nước được sử dụng ni thuỷ sản, tập trung phần lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long (658,6
nghìn ha).


b. (0,5 điểm) Khó khăn


Hàng năm có từ 9 - 10 trận bão và áp thấp nhiệt đới, 30 - 35 đợt gió mùa đơng bắc, chủ yếu ở các tỉnh Bắc Bộ và
Duyên hải miền Trung gây thiệt hại về người, tài sản của ngư dân, hạn chế ngày ra khơi.


<b>Câu 4. (3,0 điểm) </b>


- (1,5 điểm) Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận.


+ (0,25đ) Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sơng Hồng và vùng phụ cận là khu vực có mức độ tập trung công nghiệp vào loại
cao nhất trong cả nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

+ (0,75đ) Từ Hà Nội, hoạt động công nghiệp với chuyên môn hoá khác nhau lan toả theo nhiều hướng dọc các
tuyến giao thông huyết mạch. Đó là hướng Hải Phịng -Hạ Long -Cẩm Phả (cơ khí - khai thác than), Đáp Cầu -Bắc
Giang (vật liệu xây dựng, phân hố học), Đơng Anh Thái Ngun (cơ khí, luyện kim), Việt Trì Lâm Thao (hố chất
-giấy), Hồ Bình - Sơn La (thuỷ điện), Nam Định -Ninh Bình -Thanh Hoá (dệt - may, điện, xi măng).


- (1,5 điểm) Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng và phụ cận mức độ tập trung công nghiệp thuộc vào loại cao nhất
nước ta vì:


+ (0,5đ) Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sơng Hồng và phụ cận có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển cơng nghiệp: có cảng
biển Hải Phịng, Cái Lân; nằm liền kề với vùng giàu khoáng sản, thủy điện nhất nước ta; có vùng kinh tế trọng điểm phía
Bắc, có thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn.


+ (0,5đ) Có nguồn lao động dồi dào và tập trung đơng đảo lao động có trình độ, lao động lành nghề; có hệ thống cơ


sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng thuộc vào loại tốt của nước ta; lịch sử phát triển công nghiệp sớm.


+ (0,25đ) Có sẵn một số nguồn nguyên liệu để phát triển cơng nghiệp: khống sản, nơng sản,...
+ (0,25đ) Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước lớn.


<b>6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề
và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.


2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp
với cấp độ nhận thức cần đánh giá khơng? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp khơng?


3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

<b>Phần thứ ba: HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG, SỬ DỤNG THƯ VIỆN CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP </b>


Thư viện câu hỏi, bài tập là tiền đề để xây dựng Ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc dạy và học của các thày cô
giáo và học sinh, đặc biệt là để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong khuôn khổ phần viết này chúng tôi nêu một
số vấn đề về Xây dựng Thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet.


Mục đích của việc xây dựng Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet là nhằm cung cấp hệ thống các câu hỏi,
bài tập có chất lượng để giáo viên tham khảo trong việc xây dựng đề kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng. Các câu hỏi của thư viện chủ yếu để sử dụng cho các loại
hình kiểm tra: kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì; dùng cho hình thức luyện tập và ơn tập. Học sinh có thể tham khảo
Thư viện câu hỏi, bài tập trên mạng internet để tự kiểm tra, đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức và năng lực học; các đối tượng
khác như phụ huynh học sinh và bạn đọc quan tâm đến giáo dục phổ thông tham khảo.



Trong những năm qua một số Sở GDĐT, phòng GDĐT và các trường đã chủ động xây dựng trong website của
mình về đề kiểm tra, câu hỏi và bài tập để giáo viên và học sinh tham khảo. Để Thư viện câu hỏi, bài tập của các trường
học, của các sở GDĐT, Bộ GDĐT ngày càng phong phú cần tiếp tục tổ chức biên soạn, chọn lọc câu hỏi, đề kiểm tra có
phần gợi ý trả lời; qui định số lượng câu hỏi và bài tập, font chữ, cỡ chữ; cách tạo file của mỗi đơn vị.


Trên cơ sở nguồn câu hỏi, bài tập từ các Sở và các nguồn tư liệu khác Bộ GDĐT đã và đang tổ chức biên tập,
thẩm định, đăng tải trên website của Bộ GDĐT và hướng dẫn để giáo viên và học sinh tham khảo sử dụng.


Để xây dựng và sử dụng thư viện câu hỏi và bài tập trên mạng internet đạt hiệu quả tốt nên lưu ý một số vấn đề sau:
<b>1. Về dạng câu hỏi </b>


Nên biên soạn cả 2 loại câu hỏi, câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan (nhiều lựa chọn, điền
khuyết, đúng sai, ghép đôi..). Ngồi các câu hỏi đóng (chiếm đa số) cịn có các câu hỏi mở (dành cho loại hình tự luận),
<b>có một số câu hỏi để đánh giá kết quả của các hoạt động thực hành, thí nghiệm. </b>


<b>2. Về số lượng câu hỏi </b>


<b> Số câu hỏi của một chủ đề của chương trình giáo dục phổ thơng (GDPT) tương ứng với một chương trong SGK, </b>
bằng số tiết của chương đó theo khung phân phối chương trình nhân với tối thiểu 5 câu/1 tiết. Hàng năm tiếp tục bổ sung
để số lượng câu hỏi và bài tập ngày càng nhiều hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

<i> Đối với các cấp độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) thì tuỳ theo mục tiêu của từng chủ đề để quy định </i>
tỉ lệ phù hợp đối với số câu hỏi cho từng cấp độ, nhưng cần có một tỉ lệ thích đáng cho các câu hỏi vận dụng, đặc biệt là
vận dụng vào thực tế.


Việc xác định chủ đề, số lượng và loại hình câu hỏi nên được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với khung phân
phối chương trình, các chương, mục trong sách giáo khoa, quy định về kiểm tra định kì và thường xuyên.


Số lượng câu hỏi tuỳ thuộc vào số lượng của các chủ đề, yêu cầu về chuẩn KT, KN của mỗi chủ đề trong chương


trình GDPT.


Mỗi mơn cần thảo luận để đi đến thống nhất về số lượng câu hỏi cho mỗi chủ đề.
<b>3. Yêu cầu về câu hỏi </b>


Câu hỏi, bài tập phải dựa vào chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình GDPT do Bộ GDĐT ban hành, đáp ứng
được yêu cầu về: lí thuyết, thực hành, kĩ năng của một mơn học hoặc tích hợp nhiều môn học. Các câu hỏi đảm bảo
được các tiêu chí đã nêu ở Phần thứ nhất (trang ).


Thể hiện rõ đặc trưng môn học, cấp học, thuộc khối lớp và chủ đề nào của môn học.
Nội dung trình bày cụ thể, câu chữ rõ ràng, trong sáng, dễ hiểu.


Đảm bảo đánh giá được học sinh về cả ba tiêu chí: kiến thức, kỹ năng và thái độ.
<b>4. Định dạng văn bản </b>


Câu hỏi và bài tập cần biên tập dưới dạng file và in ra giấy để thẩm định, lưu giữ. Về font chữ, cỡ chữ thì nên sử dụng
font chữ Times New Roman, cỡ chữ 14.


<b> Mỗi một câu hỏi, bài tập có thể biên soạn theo mẫu: </b>


<b>BIÊN SOẠN CÂU HỎI </b>
Mã nhận diện câu hỏi : ______


MƠN HỌC: _____________
<i>Thơng tin chung </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

* Chủ đề: _____________________________
* Chuẩn cần đánh giá: _____________


KHU VỰC VIẾT CÂU HỎI



HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI HOẶC KẾT QUẢ


<b>5. Các bước tiến hành biên soạn câu hỏi của mỗi môn học </b>


<i> Bước 1: Phân tích các chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng đối với từng môn học, theo </i>
khối lớp và theo từng chủ đề, để chọn các nội dung và các chuẩn cần đánh giá. Điều chỉnh phù hợp với chương trình và
<b>phù hợp với sách giáo khoa. </b>


<i> Bước 2: Xây dựng “ma trận số câu hỏi” (hoặc ma trận đề đối với đề kiểm tra) của từng chủ đề, cụ thể số câu cho mỗi </i>
chủ đề nhỏ, số câu TNKQ, số câu tự luận ở mỗi chuẩn cần đánh giá, mỗi cấp độ nhận thức (tối thiểu 2 câu hỏi cho mỗi chuẩn
cần đánh giá). Xây dựng một hệ thống mã hoá phù hợp với cơ cấu nội dung đã được xây dựng trong bước I.


<i>Bước 3: Biên soạn các câu hỏi theo ma trận đã xây dựng. </i>


Cần lưu ý: Nguồn của câu hỏi? Trình độ của các đội ngũ viết câu hỏi ? Cách thức đảm bảo câu hỏi được bảo mật ?
<i>Bước 4: Tổ chức thẩm định và đánh giá câu hỏi. Nếu có điều kiện thì tiến hành thử nghiệm câu hỏi trên thực tế một </i>
mẫu đại diện các học sinh.


<i>Bước 5: Điều chỉnh các câu hỏi (nếu cần thiết), hoàn chỉnh hệ thống câu hỏi và đưa vào thư viện câu hỏi. </i>
- Thiết kế một hệ thống thư viện câu hỏi trên máy tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

- Cách thức xây dựng đề kiểm tra


- Chuẩn bị sổ tay hướng dẫn người sử dụng
- Tập huấn sử dụng thư viện câu hỏi


<b>6. Sử dụng câu hỏi của mỗi môn học trong thư viện câu hỏi </b>


Đối với giáo viên: tham khảo các câu hỏi, xem xét mức độ của câu hỏi so với chuẩn cần kiểm tra để xây dựng các


đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập, hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định
trong chương trình giáo dục phổ thơng.


Đối với học sinh: truy xuất các câu hỏi, tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến
thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định
hướng việc học tập cho bản thân.


Đối với phụ huynh học sinh: truy xuất các câu hỏi sao cho phù hợp với chương trình các em đang học và mục tiêu
các em đang vươn tới, giao cho các em làm và tự đánh giá khả năng của các em đối với yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ
năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thơng, từ đó có thể chỉ ra những kinh nghiệm trong học tập và định
hướng việc học tập cho các em.


<b>Phần thứ tư: HƯỚNG DẪN TẬP HUẤN TẠI ĐỊA PHƯƠNG </b>
<b>1. Nhiệm vụ của chuyên viên bộ môn và báo cáo viên cốt cán </b>


<i>a. Xây dựng kế hoạch chi tiết đợt bồi dưỡng, tập huấn </i>
- Lập kế hoạch tập huấn ở địa phương


- Dự kiến số lượng HV, số lớp/đợt tập huấn; thời gian; địa điểm tập huấn
- Phân công báo cáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

- Nội dung tập huấn tại địa phương cần tiến hành như Bộ GDĐT đã tập huấn cho GV cốt cán.
- Cần nghiên cứu mục tiêu, nội dung, đối tượng, điều kiện bồi dưỡng.


- Xác định yêu cầu, đánh giá kết quả đợt bồi dưỡng thơng qua các mẫu phiếu thăm dị, khảo sát trước và sau đợt tập huấn.
- Chú ý đến tổ chức các hoạt động (hoạt động của BCV và HV) cho đợt tập huấn, BCV tạo điều kiện cho tất cả HV
được làm việc phát biểu và thực hiện các nhiệm vụ do BCV giao. Tăng cường tính thực hành trong đợt tập huấn, phát
huy tính chủ động sáng tạo của HV


- Kết quả cuối cùng của đợt tập huấn là HV biết cách xây dựng đề kiểm tra theo quy trình, xây dựng được ma trận


đè kiểm tra theo yêu cầu; xây dựng được các câu hỏi và bài tập theo các mức độ nhận thức; sử dụng hệ thống câu hỏi và
bài tập để xây dựng đề kiểm tra.


Các tài liệu mà Bộ GDĐT trang bị cho HV là những tài liệu để tập huấn tại địa phương. Trên cơ sở các tài liệu này
BCV cấp tỉnh soạn nội dung, kế hoạch, các hoạt động tập huấn cho phù hợp với địa phương.


<b>2. Đối với cán bộ quản lí </b>


- Nắm vững chủ trương đổi mới GDPT, đổi mới kiểm tra đánh giá, cụ thể hóa các văn bản của ngành để thực hiện
trong thực tiễn giáo duc.


- Nắm vững yêu cầu dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình giáo dục phổ
thông, nắm vững quy trình ra đề kiểm tra để chỉ đạo GV thực hiện.


- Tổ chức cho GV và các tổ bộ môn xây dựng thư viện hệ thống câu hỏi và bài tập theo các mức nhận thức; hướng
dẫn GV sử dụng.


- Có các biện pháp quản lí, kiểm tra, đánh giá GV khi thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá. Động viên khen thưởng
kịp thời các GV có thành tích trong đổi mới.


<b>3. Đối với GV </b>


- Nắm vững quy trình ra đề kiểm tra, các thao tác xây dựng ma trận, nghiên cứu và vận dụng vào việc xây dựng các
đề kiểm tra cho môn học.


- Biết sử dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng để xây dựng ma trận và đề kiểm tra.
- Biết xây dựng và sử dụng câu hỏi và bài tập trong thư viện câu hỏi và bài tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>PHỤ LỤC </b>
<b>1. Các mức độ nhận thức </b>



<b>Bảng tổng hợp các mức độ nhận thức </b>


<b>Mức độ </b> <b>Sự thể hiện </b> <b>Các hoạt động tương ứng </b>


<b>Nhận biết </b> Quan sát và nhớ lại thông tin, nhận biết được thời gian, địa


điểm và sự kiện, nhận biết được các ý chính, nắm được chủ
đề nội dung.


Liệt kê, định nghĩa, thuật lại, nhận dạng, chỉ ra,
đặt tên, sưu tầm, tìm hiểu, lập bảng kê, trích dẫn,
kể tên, ai, khi nào, ở đâu v.v...


<b>Thông hiểu </b>


Thông hiểu thông tin, nắm bắt được ý nghĩa, chuyển tải kiến
thức từ dạng này sang dạng khác, diễn giải các dữ liệu, so
sánh, đối chiếu tương phản, sắp xếp thứ tự, sắp xếp theo
nhóm, suy diễn các nguyên nhân, dự đốn các hệ quả.


Tóm tắt, diễn giải, so sánh tương phản, dự đoán,
liên hệ, phân biệt, ước đoán, chỉ ra khác biệt đặc
thù, trình bày suy nghĩ, mở rộng, v.v...


<b>Vận dụng </b>


Sử dụng thông tin, vận dụng các phương pháp, khái niệm và
lý thuyết đã học trong những tình huống khác, giải quyết vấn
đề bằng những kỹ năng hoặc kiến thức đã học



Vận dụng, thuyết minh, tính tốn, hồn tất, minh
họa, chứng minh, tìm lời giải, nghiên cứu, sửa đổi,
liên hệ, thay đổi, phân loại, thử nghiệm, khám phá
v.v...


<b>Vận dụng </b>
<b>sáng tạo </b>


Phân tích nhận ra các xu hướng, cấu trúc, những ẩn ý, các bộ
phận cấu thành.


Sử dụng những gì đã học để tạo ra nhữg cái mới, khái quát
hóa từ các dữ kiện đã biết, liên hệ những điều đã học từ
nhiều lĩnh vực khác nhau, dự đoán, rút ra các kết luận.


So sánh và phân biệt các kiến thức đã học, đánh giá giá trị
của các học thuyết, các luận điểm, đưa ra quan điểm lựa
chọn trên cơ sở lập luận hợp lý, xác minh giá trị của chứng
cứ, nhận ra tính chủ quan.


Có dấu hiệu của sự sáng tạo.


Phân tích, xếp thứ tự, giải thích, kết nối, phân loại,
chia nhỏ, so sánh, lựa chọn, giải thích, suy diễn
Kết hợp, hợp nhất, sửa đổi, sắp xếp lại, thay thế,
đặt kế hoạch, sáng tạo, thiết kế, chế tạo, điều gì sẽ
xảy ra nếu?, sáng tác, xây dựng, soạn lập, khái
quát hóa, viết lại theo cách khác



</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<b>a. Nhận biết: </b>


Là nhớ lại các dữ liệu, thông tin đã có trước đây, có nghĩa là có thể nhận biết thông tin, tái hiện, ghi nhớ lại,... Đây
là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa
ra hoặc dựa trên thơng tin có tính đặc thù của một khái niệm, sự vật hiện tượng.


Có thể cụ thể hoá các yêu cầu như sau :


+ Nhận ra, nhớ lại các khái niệm, biểu tượng, sự vật, hiện tượng hay một thuật ngữ địa lí nào đó,..
+ Nhận dạng: hình thể, địa hình, vị trí,...


+ Liệt kê và xác định các vị trí tương đối, các mối quan hệ đã biết giữa các yếu tố, các hiện tượng.
Các động từ tương ứng với cấp độ biết có thể được xác định là: trình bày, nêu, liệt kê, xác định,...
<i>Ví dụ: </i>


- Trình bày được vị trí địa lí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ


- Hoặc khi dạy về nội dung Phân tích việc sử dụng các thế mạnh để phát triển cây công nghiệp ở Trung du và miền
núi Bắc Bộ, GV cho HS nhớ lại đặc điểm địa hình gợi ý cho HS nhớ lại đặc điểm địa hình của Đơng Bắc và Tây Bắc ở
chủ đề địa lí tự nhiên của Địa lí 12.


<b>b. Thông hiểu: </b>


Là khả năng nắm được, hiểu được, giải thích và chứng minh được các sự vật và hiện tượng địa lí. Học sinh có
khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình, sử dụng được kiến thức và kĩ năng trong tình huống
quen thuộc


Có thể cụ thể hố mức độ thông hiểu bằng các yêu cầu :


+ Diễn tả bằng ngơn ngữ cá nhân về khái niệm, tính chất của sự vật hiện tượng.


+ Biểu thị, minh hoạ, giải thích được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng.


+ Lựa chọn, sắp xếp lại những thông tin cần thiết để giải quyết một vấn đề nào đó.
+ Sắp xếp lại các ý trả lời theo cấu trúc lơgic.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<i>Ví dụ: </i>


- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Hoặc trên cơ sở HS nhớ lại đặc điểm địa hình của Đông Bắc, Tây Bắc GV cho HS đánh giá ảnh hưởng đến phát
triển cây công nghiệp.


<b>c. Vận dụng: </b>


Là khả năng sử dụng các kiến thức đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới: vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để
giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi HS phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, nguyên lý hay
ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó.


Có thể cụ thể bằng các yêu cầu sau đây:
- So sánh các phương án giải quyết vấn đề;


- Phát hiện lời giải có mâu thuẫn, sai lầm và chỉnh sửa được;


- Giải quyết được những tình huống mới bằng việc vận dụng các khái niệm, biểu tượng, đặc điểm đã biết,...


- Khái qt hố, trừu tượng hố từ tình huống quen thuộc, tình huống đơn lẻ sang tình huống mới, tình huống phức
tạp hơn.


Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể được xác định là: minh họa, sử dụng, áp dụng, chứng
minh, so sánh,...



<i>Ví dụ: </i>


- Sử dụng số liệu thống kê phân tích sự phát triển, cơ cấu giao thơng vận tải ở nước ta


- Hoặc Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam, hãy xác định quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp ở các trung tâm công
<i>nghiệp Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả. Nguyên nhân hình thành cơ cấu ngành cơng nghiệp ở các trung tâm này. </i>


<b>d. Vận dụng sáng tạo: </b>


Có thể hiểu là học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản, các kĩ năng, kiến thức để giải quyết mọt ván đề
mới chưa được học hay chưa trải nghiệm trước đây (sáng tạo). Vận dụng vấn đề đã học để giải quyết các vấn đề thực
tiễn cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

- Phân tích khả năng nhận biết chi tiết, phát hiện và phân biệt các bộ phận cấu thành của thong tin hay tình huống
- Tổng hợp khả năng hợp nhất các thành phần để tạo thành một tổng thể, sự vật lớn.


- Đánh giá là khả năng phán xét giá trị sử dụng thông tin theo tiêu chí thích hợp.


Các hoạt động tương ứng ở vận dụng sáng tạo là: phân biệt, so sánh, chia nhỏ các thành phần, thiết kế, rút ra kết
luận, tạo ra sản phẩm mới.


Các động từ tương ứng với cấp độ thơng hiểu có thể được xác định là: giải thích, trình bày mối quan hệ, so sánh, ...
<i>Ví dụ: </i>


- Tại sao địa hình nước ta có tính phân bậc?


- Hoặc phép chiếu hình bản đồ hình trụ đứng và hình nón đứng thường sử dụng để vẽ bản đồ khu vực nào? Tại sao?


Phần lớn chúng ta đều cảm nhận được rằng có nhiều cấp độ tư duy khác nhau, từ đơn giản cho đến phức tạp, sâu
sắc. Trên cơ sở thang phân loại của Bloom và thang phân loại của Nikko, căn cứ vào các mục tiêu giáo dục, các mục


đích học tập khác nhau và cấu trúc của q trình tiếp thu, ta có thể phân loại thành tư duy thành 4 mức độ nhận thức:
nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77></div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

<b>2. Giới thiệu một số đề kiểm tra </b>


Đề kiểm tra 1 tiết kì II địa lí 10 – chương trình chuẩn
<b>1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>


- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong chủ đề địa lí cơng nghiệp, và nội dung:
Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng và đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ.


- Phát hiện sự phân hố về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân
hóa cho phù hợp;


- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của các chủ đề trong chương trình
GDPT; tìm được ngun nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;


- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thơng tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
<b>2. Xác định hình thức kiểm tra </b>


<b> Hình thức kiểm tra tự luận </b>


<b>3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức</b>


<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ </b>
<b>cao </b>



<b>Địa lí cơng nghiệp </b> Trình bày được vai trị, đặc
điểm của sản xuất cơng


nghiệp


Giải thích được đặc điểm
phân bố của một số ngành
công nghiệp chủ yếu trên thế
giới


So sánh một số hình thức
tổ chức lãnh thổ cơng
nghiệp: Điểm, khu cơng


nghiệp


Phân tích tình hình
sản xuất một số
ngành công nghiệp


thông qua số liệu
thống kê


80% tổng số điểm
= 8,0 điểm


25 % tổng số điểm
= 2 điểm;



31,3% tổng số điểm
= 2,5điểm;


25 % tổng số điểm
= 2,0 điểm


18,7 % tổng số điểm
= 1,5 điểm


<b>Vai trò các nhân tố </b>
<b>ảnh hưởng và đặc </b>
<b>điểm phân bố các </b>


<b>ngành dịch vụ </b>


Trình bày được cơ cấu của
ngành dịch vụ


Phân tích được các nhân tố
ảnh hưởng tới sự phát triển
và phân bố ngành dịch vụ


20% tổng số điểm =
2,0 điểm


25 % tổng số điểm
= 0,5 điểm


75 % tổng số điểm
=1,5 điểm



Tổng số điểm: 10
Tổng số câu: 05


2,5 điểm; 25 % tổng số điểm 4,0 điểm; 40 % tổng số điểm 2,0 điểm; 20 % tổng số
điểm.


1,5 điểm; 15 % tổng
số điểm


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Đề kiểm tra 1 tiết, Học kì II, Địa lí 10, chương trình chuẩn
<b>Câu 1. (2 điểm) </b>


Hãy nêu vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp.
<b>Câu 2. (2,5 điểm) </b>


Giải thích tại sao cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến thực phẩm thường được các nước
đang phát triển như Việt Nam chọn là ngành để tiến hành cơng nghiệp hóa ?


<b>Câu 3 (2,0 điểm) </b>


So sánh sự khác nhau của điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung.
<b>Câu 4 (1,5 điểm) </b>


Cho bảng số liệu sau


Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới (%)


Năng lượng 1940 2000



Củi, gỗ 14 5


Than đá 57 20


Năng lượng nguyên tử, thủy điện 26 54


Dầu khí 3 14


Năng lượng mới 0 7


Hãy nhận xét, giải thích sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới thời kì 1940 – 2000.
<b>Câu 5 (2,0 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.
<b>5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>


Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng ma trận hai chiều. Điểm toàn bài
kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm trịn số đến 0,5 điểm. HS khơng làm theo cách trình bày trên nhưng đảm bảo
chính xác và đủ nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.


<b>Câu 1 (2 điểm) </b>


<b>(1 điểm)</b> Vai trị của ngành cơng nghiệp:
- (0,25) Có vai trị chủ đạo trong nền kinh tế


- (0,25) Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác và củng cố an ninh quốc phịng


- (0,25) Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và
giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.



- (0,25) Sản xuất ra các sản phẩm mới, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động và tăng thu nhập.
<i>Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm, nếu bài trả lời của HS khơng đầy đủ các nội dung trong một ý, có thể ghép các </i>
<i>ý không đầy đủ để cho điểm. </i>


<b>( 1 điểm) Đặc điểm của sản xuất công nghiệp:</b>


- (0,5) Bao gồm 2 giai đoạn ( vẽ sơ đồ về sản xuất cơng nghiệp)
- (0,25) Có tính tập trung cao độ


- (0,25) Bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân cơng tỉ mỉ và có sự phối hợp chặt chẽ để tạo ra sản phẩm
cuối cùng.


<i>Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm, nếu bài trả lời của HS không đầy đủ các nội dung trong một ý, có thể ghép các </i>
<i>ý khơng đầy đủ để cho điểm. </i>


<b>Câu 2 (2,5 điểm) </b>


Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến thực phẩm thường được các nước đang phát triển
như Việt Nam chọn là ngành để tiến hành công nghiệp hóa vì:


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

(0,5) Địi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng tương đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản
(0,5) Thời gian hoàn vốn nhanh, thu được lợi nhuận tương đối dễ dàng, có khả năng xuất khẩu


(0,5) Có khả năng giải quyết việc làm cho người lao động


(0,5) Nguyên liệu chủ yếu là các sản phẩm của ngành nông nghiệp do vậy phát triển hai ngành này tạo điều kiện
tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.


<i>Mỗi ý trả lời đúng, đầy đủ cho 0,5 điểm, nếu bài trả lời của HS không đầy đủ các nội dung trong một ý trừ </i>
<i>0,25 điểm. </i>



<b>Câu 3. (2,0 điểm) </b>


So sánh sự khác nhau của điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung
<b>(1,0 điểm) Điểm cô</b>ng nghiệp


(0,25) Đồng nhất với một điểm dân cư


(0,5) Gồm 1 đến 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản
(0,25) Không có mối liên hệ giữa các xí nghiệp


<b>(1,0 điểm)</b> Khu cơng nghiệp


(0,25) Khu vực có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi


(0,25) Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao
(0,25) Sản xuất các sản phẩm vừa để tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu


(0,25) Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ


<i>Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm, nếu bài trả lời của HS không đầy đủ các nội dung trong một ý, có thể ghép các </i>
<i>ý khơng đầy đủ để cho điểm. </i>


<b>Câu 4. (1,5 điểm) </b>


Cơ cấu sử dụng năng lượng trên thế giới có nhiều thay đổi:
- (0,25) Tỉ trọng của củi gỗ và than đá giảm mạnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

Nguyên nhân: là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, với công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trình độ văn minh
của nhân loại.



<i>Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm, nếu bài trả lời của HS không đầy đủ các nội dung trong một ý, có thể ghép các </i>
<i>ý không đầy đủ để cho điểm. </i>


<b>Câu 5. (1,5 điểm) </b>


* (0.5 điểm) Cơ cấu của ngành dịch vụ


- (0,25) Dịch vụ là ngành có cơ cấu rất phức tạp


- (0,25) Ở nhiều nước, người ta chia dịch vụ thành 3 nhóm: Dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công.
* (1,5 điểm) Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố các ngành dịch vụ


- (0,25) Trình độ phát triển của nền kinh tế và năng suất lao động xã hội
- (0,25) Quy mô, cơ cấu dân số và sức mua của dân cư.


- (0,25) Phân bố dân cư và mạng lưới quần cư
- (0,25) Mức sống và thu nhập thực tế


- (0,25) Truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân cư


- (0,25) Sự phân bố các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử, cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đặc biệt quan
trọng đối với việc hình thành các điểm du lịch.


<i>Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm, nếu bài trả lời của HS khơng đầy đủ các nội dung trong một ý, có thể ghép các </i>
<i>ý không đầy đủ để cho điểm. </i>


<b>6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:



1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề
và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


4) Hồn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.


<b>Đề kiểm tra học kì II Địa lí 11 – chương trình chuẩn </b>
<b>1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>


- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề của học kì II, Địa lí 11.


- Phát hiện sự phân hố về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân
hóa cho phù hợp;


- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của các chủ đề trong chương trình
GDPT; tìm được ngun nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;


- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thơng tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục.
<b>2. Xác định hình thức kiểm tra </b>


<b> Hình thức kiểm tra tự luận </b>


<b>3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>Chủ đề (nội dung)/mức </b>
<b>độ nhận thức</b>



<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>Vận dụng cấp độ </b>
<b>cao </b>


<b>Đông Nam Á </b>


Biết được vị trí địa lí và lãnh
thổ của khu vực Đông Nam


Á


Hiểu được mục tiêu của Hiệp
hội các nước Đông Nam Á


Vẽ biểu đồ và phân tích số
liệu kinh tế của các nước


ASEAN


65% tổng số điểm
= 6,5 điểm


31 % tổng số điểm
= 2,0 điểm;


31% tổng số điểm
= 2,0điểm;


38 % tổng số điểm
= 2,5 điểm


<b>Ơ-xtrây-li-a </b> Trình bày được đặc điểm tự


nhiên của Ơ-xtrây-li-a


Phân tích các đặc điểm dân
cư ảnh hưởng tới phát triển


kinh tế của Ô-xtrây-li-a


35% tổng số điểm=3,5
điểm


57 % tổng số điểm
= 2,0 điểm;


43 % tổng số điểm
= 1,5 điểm;
Tổng số điểm: 10


Tổng số câu


4,0 điểm; 40 % tổng số điểm 3,5 điểm; 35 % tổng số điểm 2,5 điểm; 25 % tổng số
điểm.


<b>4. Viết đề kiểm tra từ ma trận </b>


Đề kiểm tra 1 tiết, Học kì II, Địa lí 11, chương trình chuẩn
<b>Câu 1. (2,0 điểm) </b>


<b> Trình bày vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á </b>


<b>Câu 2. (2,0 điểm) </b>


Trong các mục tiêu chính của ASEAN tại sao lại nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng Đông Nam Á hịa bình, ổn định ?
<b>Câu 3 (2,5 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của Thái Lan năm 1999 và năm 2008


( Đơn vị:%)


Cơ cấu GDP 1999 2008


Nông, lâm, ngư nghiệp 11,4 8,9


Công nghiệp, xây dựng 42,8 47,9


Dịch vụ 45,8 43,2


Tổng số 100 100


a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Thái Lan năm 1999 và 2008
b. Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Thái Lan giai đoạn 1999- 2008.


<b>Câu 4 (2,0 điểm) </b>


<b> Trình bày đặc điểm tự nhiên của Ơ-xtrây-li-a </b>
<b> Câu 5 (1,5 điểm) </b>


Phân tích các đặc điểm dân cư ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a.
<b>5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>



Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng ma trận hai chiều. Điểm toàn bài
kiểm tra học kỳ tính theo thang điểm 10, làm trịn số đến 0,5 điểm. HS khơng làm theo cách trình bày trên nhưng đảm bảo
chính xác và đủ nội dung thì vẫn cho điểm tối đa.


<b>Câu 1 (2,0 điểm) </b>
- (1,5đ) Vị trí địa lí:


+ Nằm ở Đông Nam châu Á, nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, gồm 11 quốc gia
+ Vị trí cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

- (0,5đ) Lãnh thổ: bao gồm các đảo và quần đảo đan xen giữa các biển và vịnh rất phức tạp, tỏng diện tích khu vực
là 4,5 triệu km2.


<i> Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm, nếu bài trả lời của HS không đầy đủ các nội dung trong một ý, có thể trừ 0,25đ. </i>
<b> Câu 2 (2,0 điểm) </b>


Trong các mục tiêu chính của ASEAN lại nhấn mạnh đến mục tiêu xây dựng một Đơng Nam Á hịa bình, ổn định vì:
- (0,5đ) Mỗi nước trong ASEAN, ở các thời kì khác nhau đã chịu sự ảnh hưởng của sự mất ổn định, ngun nhân
chính là do vấn đề sắc tộc, tơn giáo hoặc do các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên cac nước đã nhận thức và thống
nhất cao với mục tiêu xây dựng một Đông Nam Á hịa bình, ổn định.


- (0,5đ) Trong các vấn đề biên giới, vùng biển đặc quyền kinh tế, đảo ở khu vực Đơng Nam Á cịn có các tranh
chấp do nhiều nguyên nhân và hồn cảnh lịch sử để lại vì vậy các nước trong khu vực cần phải tăng cường đối thoại, hơp
tác cùng nhau giải quyết các vấn đề trên một cách hịa bình để cùng phát triển.


- (0,5đ) Hiện nay sự ổn đinh của khu vực sẽ không tạo ra cớ để các thế lực bên ngoài can thiệp vào khu vực Đông
Nam Á.


- (0,5đ) Sự ổn định và hịa bình tạo ra nhiều cơ hội cho các nước Đông Nam Á thu hút đầu tư và hợp tác phát triển
kinh tế với các nước trên thế giới.



<i> Mỗi ý trả lời đúng, đầy đủ cho 0,5 điểm, nếu bài trả lời của HS không đầy đủ các nội dung trong một ý trừ </i>
<i>0,25 điểm. </i>


<b>Câu 3. (2,5 điểm) </b>


<i> a. (1,5điểm) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của Thái Lan năm 1999 và 2008 </i>


Vẽ hai biểu đồ hình trịn, đầy đủ nội dung, chính xác về hợp phần phần trăm, có tên, chú giải rõ ràng. Thiếu mỗi
nội dung trừ 0,25 điểm.


b. (1,0 điểm) Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Thái Lan giai đoạn 1999- 2008.


- (0,5đ) Cơ cấu GDP của Thái Lan đang có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.


- (0,5đ) Ngành kinh tế nơng, lâm, ngư tỉ trọng giảm và chiếm nhỏ nhất (dẫn chứng); ngành công nghiệp xây dựng tỉ
trọng tăng và chiếm cao nhất (dẫn chứng); các ngành dịch vụ tỉ trọng khá cao và giảm nhẹ (dẫn chứng).


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

<b>Câu 4. (1,5 điểm) </b>


Trình bày đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a


- (0,25đ) Ô-xtrây-li-a là quốc gia duy nhất chiếm cả một lục địa, diện tích đứng thứ 6 trên thế giới.


- (0,25đ) Địa hình thấp (2% diện tích lãnh thổ cao trên 1000m), chia thành 3 khu vực chính: cao nguyên miền Tây,
vùng đất thấp nội địa, vùng núi thấp, trung bình, đất cao và núi miền Đơng.


- (0,25đ) Khí hậu có nhiều kiểu khí hậu khác nhau (dẫn chứng)


- (0,25đ) Cánh quan đa dạng: núi ở miền Đông, hoang mạc ở nội địa, dải san hơ ở vùng biển Đơng Bắc



- (0,25đ) Ơ-xtrây-li-a giàu khống sản như: than, sắt, kim cương, dầu khí, chì, thiếc, đồng, man gan, uranium,...
<b>- (0,25đ) Ơ-xtrây-li-a có nhiều loài động vật bản địa, quý hiếm. </b>


<i> Mỗi ý trả lời đúng cho 0,25 điểm, nếu bài trả lời của HS không đầy đủ các nội dung trong một ý, có thể ghép các </i>
<i>ý khơng đầy đủ để cho điểm. </i>


<b>Câu 5. (1,5 điểm) </b>


<i> Đặc điểm dân cư ảnh hưởng tới phát triển kinh tế của Ơ-xtrây-li-a </i>


- (0,5đ) Số dân khơng lớn, gia tăng dân số chủ yếu do nhập cư từ các quốc gia khác nhau đến (dẫn chứng);
- (0,5đ) Dân cư phân bố không đều và mức độ đô thị hóa cao (dẫn chứng)


- (0,5đ) Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế: lao động có trình độ cao, tạo điều kiện cho phát triên kinh tế, song thiếu
lao động do số dân ít. Vùng trung tâm rộng lớn nhưng dân cư thưa thớt.


<i>Mỗi ý trả lời đúng cho 0,5 điểm, nếu bài trả lời của HS khơng đầy đủ, thiếu dẫn chứng có thể trừ 0,25 điểm. </i>
<b>6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề
và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


4) Hồn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.



<b>Đề kiểm tra học kì II Địa lí 12-Chương trình chuẩn </b>
<b>1. Xác định mục tiêu kiểm tra </b>


- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề của học kì II Địa lí 12.


- Phát hiện sự phân hố về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân
hóa cho phù hợp;


- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần nội dung
học kì II; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS;


- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể;
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh q trình dạy học và quản lí giáo dục.
<b>2. Xác định hình thức kiểm tra </b>


<b> Hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan </b>
<b>3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b>Nhận biết </b> <b>Thông hiểu </b> <b> Vận dụng cấp độ thấp </b> <b>vận dụng cấp độ </b>
<b>cao </b>
<b>Chủ đề (nội </b>


<b>dung)/mức độ </b>


<b>nhận thức </b> TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN


KQ


TL



<b>Vấn đề phát </b>
<b>triển GTVT và </b>
<b>TTLL </b>


Trình bày được 1 số
tuyến đường chính


<i>Tỉ lệ 5% </i>


<i>Số điểm 0,5điểm </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>
<b>Thương mại, du </b>


<b>lịch </b>


Hiểu được tình
hình phát triển DL
qua phân tích số
liệu TK


<i>Tỉ lệ 10% </i>


<i> Số điểm 1,0 điểm </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i>Số điểm 1,0đ </i>


<b>Trung </b> <b>du </b> <b>và </b>


<b>miền núi Bắc Bộ </b>


Ý nghĩa của
PTKT đối
với vùng


<i>Tỉ lệ 15% Số điểm </i>
<i>1,5điểm </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i>Số điểm </i>


<i><b>1,5đ </b></i>
<b>Đồng bằng sơng </b>


<b>Hồng </b>


Trình bày tình
hình chuyển dịch
CCKT


Hiểu lí do phải
chuyển dịch


CCKT


<i>Tỉ lệ 10% </i>


<i> Số điểm 1,0 điểm </i>



<i>Tỉ lệ 50% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>


<i>Tỉ lệ 50% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>


<b>Bắc Trung Bộ </b> Phân tích được


lí do hình thành
CCKT NLN


<i>Tỉ lệ 5 % </i>


<i>Số điểm 0,5 điểm </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>
<b>Duyên hải Nam </b>


<b>Trung Bộ </b>


Biết được tiềm
năng phát triển


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

<i>Tỉ lệ 5 % </i>


<i>Số điểm 0,5 điểm </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i><b>Số điểm 0,5đ </b></i>


<b>Tây Nguyên </b> Trình bày được


ĐKTN để PTKT
ở Tây Nguyên


<i>Tỉ lệ 15% </i>
<i>Số điểm 1,5đ </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i><b>Số điểm 1,5đ </b></i>


<b>Đơng Nam Bộ </b> Chứng minh và


giải thích được
khai thác KT
chiều sâu NN


<i>Tỉ lệ 20% </i>
<i>Số điểm 2,0đ </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i>Số điểm 2,0đ </i>
<b>Đồng bằng sông </b>


<b>Cửu Long </b>


Biết được
các biện
pháp cải tạo



đất phèn,
mặn


<i>Tỉ lệ 15% </i>
<i>Số điểm 1,5đ </i>


<i>Tỉ lệ 100% </i>
<i>Số điểm1,5 </i>


<i><b>đ </b></i>


Tổng số 100%=
10điểm


Số điểm 3,0
chiếm 30%


Số điểm 3,0
chiếm 30%


Số điểm 4,0
40%


<b>4. Viết đề kiểm tra từ ma trận </b>


Đề kiểm tra học kì II, Địa lí 12, chương trình chuẩn
<b>I. Trắc nghiệm (2,5 điểm) </b>


Câu 1: Tuyến đường có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của dải đất phía tây đất nước là
A. quốc lộ 1A. B. Quốc lộ 6.



C. Quốc lộ 9. D. Đường Hồ Chí Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

B. giảm tỉ trọng của khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.
C. giữ vững tỉ trọng của khu vực I, tăng dần tỉ trọng của khu vực II và khu vực III.
D. tăng dần tỉ trọng của khu vực I, khu vực II và khu vực III.


Câu 3: Cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sơng Hồng vì:
A. vùng này là một trong những vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta.


B. vùng này có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta, nhưng trong những năm qua sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế còn chậm nên chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.


C. vùng này giàu tài nguyên thiên nhiên, lại có số dân đông nhất cả nước.
D. trong vùng tập trung nhiều cơ sở kinh tế lớn của cả nước.


Câu 4: Việc hình thành cơ cấu nơng – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ dựa vào điều kiện nào sau đây?


A. Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp theo chiều Tây - Đơng; có vùng biển rộng lớn, giàu tiềm năng
phát triển các ngành kinh tế biển.


B. Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc – Nam, hẹp theo chiều Tây - Đông ; từ Tây sang Đông lần lượt là miền núi,
đồi, miền đồng bằng và vùng biển.


C. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp.
D. Vùng vừa có diện tích rừng lớn vừa có vùng biển giàu tiềm năng.


Câu 5: Hoạt động đánh bắt thủy sản ở Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện phát triển mạnh là do
A. hệ thống sơng ngịi dày đặc.



B. đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm, bãi cá.


C. có các cơ sở chế biến thủy sản hiện đại nhất cả nước.
D. ít thiên tai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Hãy nhận xét cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta.
<b>Câu 2. (1,5 điểm) </b>


Tại sao nói việc phát huy thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc bộ có ý nghĩa kinh tế lớn, ý nghĩa chính trị, xã
hội sâu sắc ?


<b>Câu 3. (1,5 điểm) </b>


Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy xác định vị trí giới hạn của vùng Tây Nguyên. Ý nghĩa vị
trí địa lí đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.


<b>Câu 4. (2,0điểm) </b>


Vì sao việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài ngun nơng
nghiệp của vùng?


<b>Câu 5. (1,5 điểm) </b>


Trình bày các biện pháp để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
<b>5. Xây dựng hướng dẫn chấm và biểu điểm </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>Câu </b> 1 2 3 4 5


<b>Ý đúng </b> D B B B B



<b>II. Phần tự luận </b>


<b>Câu 1. (1,0 điểm) </b>


- Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ 1995 đến 205 có
sự chuyển biến


- Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế Nhà nước giảm (dẫn chứng).
- Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tăng và chiếm
tỉ trọng cao nhất (dẫn chứng).


- Tỉ trọng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ phân theo thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng,
tuy nhiên chiếm tỉ trọng khơng lớn. (dẫn chứng).


<i>Mỗi ý trình bày đúng 0,25 điểm, HS trình bày khơng theo thứ tự trên, nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa </i>
<b>Câu 2. (1,5 điểm) </b>


* (0,5đ) Về mặt kinh tế: Thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. Cung cấp cho cả nước nguồn năng lượng, khống
sản, nơng sản… cho thị trường trong nước và quốc tế.


* (1,0đ) Về mặt chính trị, xã hội:


- Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người, chiếm 1/2 số dân tộc ít người của cả nước và có nhiều đóng
góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Việc phát huy các thế mạnh về kinh tế sẽ dần dần xóa bỏ sự chênh lệch về
trình độ phát triển giữa miền ngược và miền xuôi.


- Kinh tế của vùng còn chậm phát triển hơn so với các vùng khác, đời sống của đồng bào dân tộc cịn gặp nhiều khó
khăn. Do đó phát huy các thế mạnh sẽ nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đảm bảo sự bình đẳng giữa
các dân tộc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

- Đây là vùng căn cứ cách mạng, thủ đô kháng chiến trong thời kì chống Pháp; Có đường biên giới với Trung Quốc,
Lào và các tuyến giao thông (quốc lộ 1A, quốc lộ 6, 18…), cửa khẩu quốc tế quan trọng (Hà Khẩu, Móng Cái, Hữu
Nghị, Tây Trang….) góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế trao đổi hàng hóa với các nước Trung Quốc, Lào và các nước
khác trong khu vực.


<i>Mỗi ý trình bày đúng 0,25 điểm, HS trình bày khơng theo thứ tự trên, nhưng đủ ý vẫn cho điểm tối đa </i>
<b>Câu 3. (1,5 điểm) </b>


- Tây nguyên có diện tích 54,7 nghìn km2, đây là vùng duy nhất ở nước ta khơng giáp biển.


- Vị trí nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ dài mà hẹp, lại giáp với miền Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia.
- Vì vậy, Tây Ngun có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và phát triển kinh tế đất nước.


<i>Mỗi ý trình bày đúng 0,5 điểm, HS trình bày đủ ý nhưng có bố cục khác vẫn cho điểm tối đa. </i>
<b>Câu 4. (2,0điểm) </b>


Việc xây dựng các cơng trình thuỷ lợi có ý nghĩa hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí tài ngun nơng nghiệp của
vùng vì:


- (0,5đ) Đơng Nam Bộ là vùng khá giàu tiềm năng phát triển nông nghiệp (địa hình tương đối bằng phẳng; đất phù
sa cổ, ba dan; khí hậu cận xích đạo, thời tiết khí hậu khá ổn định,...), tuy nhiên khó khăn lớn nhát của vùng đối với phát
triển nông nghiệp là thiếu nước vào mùa khơ.


- (0,75đ) Để khắc phục tình trạng này nhiều cơng trình thuỷ lợi đã được xây dựng. Cơng trình thuỷ lợi Dầu Tiếng
trên thượng lưu sơng Sài Gịn (tỉnh Tây Ninh) là cơng trình thuỷ lợi lớn nhất của nước ta hiện nay. Hồ Dầu Tiếng rộng
270 km2, chứa 1,5 tỉ m3, bảo đảm tưới tiêu cho hơn 170 nghìn ha đất thường xuyên bị thiếu nước về mùa khô của tỉnh
Tây Ninh và của huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Dự án thuỷ lợi Phước Hoà được thực hiện sẽ giúp chia một phần
nước của sông Bé cho sơng Sài Gịn và sơng Vàm Cỏ Tây, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.


- (0,75đ) Việc giải quyết nước tưới cho các vùng khô hạn về mùa khô và tiêu nước cho các vùng thấp dọc sông


Đồng Nai và sơng La Ngà diện tích đất trồng trọt tăng lên, hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm cũng tăng và khả năng
bảo đảm lương thực, thực phẩm của vùng cũng khá hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Các biện pháp để cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.


- (0,5đ) Nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long: Nhân dân địa phương
đã có nhiều kinh nghiệm dùng nước ngọt để thau chua, rửa mặn. Cách làm phổ biến là chia ruộng thành các ơ nhỏ để có
đủ nước thau chua, rửa mặn, công việc này được thực hiện vào mùa khô.


- (0,5đ) Nghiên cứu để tạo ra các giống lúa chịu phèn, chịu mặn trong điều kiện tưới nước bình thường.


- (0,25đ) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhằm phá thế độc canh, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị
cao, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản và phát triển công nghiệp chế biến.


- (0,25đ) Đẩy mạnh trồng rừng ven biển.
<b>6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra </b>


Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:


1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề
và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.


2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp
với cấp độ nhận thức cần đánh giá khơng? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian dự kiến có phù hợp khơng?


3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh
<i>(nếu có điều kiện). </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<b>3. Giới thiệu một số câu hỏi </b>



Sơ đồ mối quan hệ giữa ma trận, thư viện câu hỏi và đề kiểm tra


<i><b>a. Địa lí 10 chương trình chuẩn </b></i>


Chủ đề Bản đồ
<i> Mức độ nhận thức biết: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

A. Phương vị nghiêng B. Phương vị ngang
C. Phương vị đứng D. Hình trụ đứng
Câu 2. Trong bản đồ, đầu trên của đường kinh tuyến chỉ hướng


A. Bắc B. Nam C. Đông D. Tây


Câu 3. Mạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình nón đứng có đặc điểm gì?
Câu 4. Nêu vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.


<i> Mức độ nhận thức hiểu: </i>


Câu 1. Phân biệt mạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu hình phương vị đứng và hình trụ đứng.


Câu 2. Dựa vào kí hiệu trên bản đồ 2.3 SGK, ta có thể biết được những đặc tính nào của đối tượng địa lí?
<i>Mức độ nhận thức vận dụng: </i>


Câu 1. Một bản đồ có tỉ lệ là 1: 3000 000 có nghĩa là 1cm trên bản đồ ứng với
A. 30 km ngoài thực địa B. 300 km ngoài thực địa


C. 3 km ngoài thực địa D. 3000 km ngoài thực địa


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

C. chấm điểm D. bản đồ – biểu đồ



Câu 6. Trên hình 2.3 (trg 11, SGK Địa lí 10), phương pháp dùng để biểu hiện hướng gió và bão trên bản đồ là
A. kí hiệu B. kí hiệu đường chuyển động


C. chấm điểm D. bản đồ – biểu đồ


Câu 7. Trên hình 2.4 (trg2, SGK Địa lí 10), phương pháp dùng để biểu hiện sự phân bố dân cư trên bản đồ là
A. kí hiệu B. kí hiệu đường chuyển động


C. chấm điểm D. bản đồ – biểu đồ
<i>Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo: </i>


Câu 1. Để trình bày và giải thích chế độ nước của một con sông cần sử dụng những bản đồ nào? Tại sao?
Câu 2. Cho biết phép chiếu đồ hình trụ đứng và hình nón đứng thường dùng để vẽ bản đồ khu vực nào? Tại sao ?


Chủ đề Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động chính của Trái Đất
<i>Mức độ nhận thức biết: </i>


Câu 1. Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà là
A. hành tinh B. vũ trụ
C. hệ mặt trời D. thiên thể
Câu 2. Hệ Mặt Trời là


A. một tập hợp chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó
B. khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.


C. một tập hợp các thiên thể nằm trong dải Ngân Hà.
D. một tập hợp gồm 8 hành tinh.


Câu 3. Mặt Trời lên thiên đỉnh là thời điểm



</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

B. 12h trưa hàng ngày.


C. tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất.


D. tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc với chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.


Câu 4. Hãy ghi các ngày xuân phân, thu phân, hạ chí và đơng chí vào chú thích (A, B, C, D) trong hình vẽ về các
mùa theo dương lịch ở bán cầu Bắc dưới đây:




A ... B ... C ... D ...
Câu 5. Hãy phân biệt: giờ địa phương, giờ múi và đường chuyển ngày quốc tế.


<i> Mức độ nhận thức hiểu: </i>


Câu 1. Trên Trái Đất có hiện tượng luân phiên ngày, đêm là do
A. Trái Đất tự quay và trên bề mặt Trái Đất có nhiều múi giờ.
B. Trái Đất hình khối cầu và tự quay quanh trục.


C. tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất mỗi nơi một khác.
D. các nơi trên Trái Đất nhìn thấy Mặt Trời ở những độ cao khác nhau.


A


C
D


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

Câu 2. Thời điểm trong năm ở mọi nơi trên bán cầu Bắc có thời gian ban ngày dài bằng thời gian ban đêm (bằng 12
giờ) là



A. ngày 21/3 và 23/9 B. ngày 22/6


C. ngày 22/12 D. Tất cả các ngày trong năm
Câu 3. Trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.


Câu 4. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất có ngày, đêm
khơng? Nếu có thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sao?


<i>Mức độ nhận thức vận dụng: </i>


Câu 1. Dựa vào hình vẽ dưới đây, hãy trình bày chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm.
Đường biểu diễn chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong năm


Câu 2. Sự chuyển động lệch hướng ban đầu của các vật thể trên Trái Đất do lực gì tác động? Lấy ví dụ tác động của
lực này đến các nhân tố tự nhiên trên bề mặt Trái Đất.


<i>Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo: </i>


Câu 1. Trình bày ý nghĩa của giờ địa phương, giờ múi, giờ quốc tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Chủ đề Cơ cấu nền kinh tế
<i>Mức độ nhận thức biết: </i>


Câu 1. Nguồn lực nào sau đây được phân loại căn cứ vào nguồn gốc?
A. Nội lực. B. Ngoại lực.


C. Tự nhiên. D. Tất cả các nguồn lực trên.


Câu 2. Khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là các bộ phận hợp thành


A. cơ cấu ngành kinh tế B. cơ cấu thành phần kinh tế


C. cơ cấu lãnh thổ D. cơ cấu nền kinh tế
<i>Mức độ nhận thức hiểu: </i>


Câu 1. Hãy phân biệt các loại nguồn lực phát triển kinh tế.


Câu 2. Nêu vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế.
<i>Mức độ nhận thức vận dụng: </i>


Câu 1. Cho bảng số liệu sau


Cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta năm 1995 và năm 2007 (%)


Ngành kinh tế Năm 1995 Năm 2007


Nông – lâm – ngư nghiệp 27,2 20,3


Công nghiệp – xây dựng 28,8 41,5


Dịch vụ 44 38,2


- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế ở nước ta năm 1995 và 2007.


- Nhận xét về cơ cấu ngành và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nước ta năm 1995 và năm 2007.
<i>Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

<i><b>b. Địa lí 11 chương trình chuẩn </b></i>


Chủ đề: Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH của các nhóm nước


<i>Mức độ nhận thức biết: </i>


Câu 1. Sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH giữa các nhóm nước trên thế giới được thể hiện qua sự khác
biệt về


A. đặc điểm phát triển dân số, diện tích lãnh thổ và thể chế chính trị.
B. đặc điểm phát triển dân số, diện tích lãnh thổ và bình quân GDP/người.


C. đặc điểm phát triển dân số, bình quân GDP/người; Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế.
D. đặc điểm phát triển dân số, bình qn GDP/người và thể chế chính trị.


Câu 2. 4 ngành công nghệ trụ cột trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. CN sinh học; CN vật liệu mới; CN năng lượng; CN thông tin.


B. CN sinh học; CN năng lượng; CN thông tin và CN vũ trụ


C. CN sinh học; CN thông tin; CN vũ trụ và công nghệ vật liệu mới
D. CN sinh học; CN thông tin; công nghệ vật liệu mới và CN hạt nhân


Câu 3. Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế thế giới?
<i> Mức độ nhận thức hiểu: </i>


Hiểu thế nào là nền kinh tế tri thức? Tác động của nền kinh tế tri thức đến sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
<i>Mức độ nhận thức vận dụng: </i>


Phân tích hai bảng số liệu 1.1, 1.2 trong SGK để làm rõ sự khác biệt về bình quân GDP / người; cơ cấu GDP phân
<b>theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển. </b>


<i>Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo: </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

Chủ đề Hoa Kì
<i>Mức độ nhận thức biết: </i>


Câu 1. Phần lãnh thổ Hoa kì nằm ở trung tâm Bắc Mĩ, phân hóa thành
A. hai vùng tự nhiên là vùng phía Tây và vùng phía Đơng.


B. ba vùng tự nhiên là vùng phía Tây, vùng phía Đơng và vùng Trung tâm.
C. ba vùng tự nhiên là vùng phía Tây, vùng Trung tâm và A-la-xca.


D. ba vùng tự nhiên là vùng phía Tây, vùng Trung tâm, vùng A-la-xca và Ha-oai .
Câu 2. Ngành kinh tế tạo nguồn hàng xuất khẩu chủ yếu của Hoa Kì là


A. .ngư nghiệp . B. nông nghiệp.
C. thủ công nghiệp. D. công nghiệp.
Câu 3. Hoa Kì là nước xuất khẩu nơng sản lớn


A. thứ hai thế giới. B. thứ năm thế giới.
C. hàng đầu thế giới. D. thứ tư thế giới.


<i>Mức độ nhận thức hiểu: </i>


Câu 1. Trình bày và giải thích đặc điểm kinh tế - xã hội của Hoa Kì.


Câu 2. Trình bày và giải thích vai trị của một số ngành kinh tế chủ chốt, sự chuyển dịch cơ cấu ngành của Hoa Kì.
<i>Mức độ nhận thức vận dụng: </i>


Câu 1. Căn cứ vào hình 6.1 trong SGK và kiến thức đã học, phân tích đặc điểm địa hình và sự phân bố khống sản
của Hoa Kì.


Câu 2. Sử dụng lược đồ Phân bố các vùng sản xuất nơng nghiệp chính của Hoa kì (hình 6.6. SGK), hãy mơ tả sự phân


bố các vùng sản xuất của nơng nghiệp chính của Hoa Kì.


Câu 3. Sử dụng lược đồ hình 6.7. Các trung tâm cơng nghiệp chính của Hoa Kì (SGK), hãy nêu rõ sự phân bố các
trung tâm cơng nghiệp chính của Hoa Kì.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

Câu 1. So sánh đặc điểm tự nhiên giữa vùng phía Tây và vùng phía Đơng của Hoa Kì.


Câu 2. Dựa vào bảng 6.1 vẽ biểu đồ thể hiện dân số Hoa Kì qua các năm, giải thích ngun nhân và phân tích ảnh
hưởng của sự gia tăng dân số đối với phát triển kinh tế.


<i><b>c. Địa lí 12 chương trình chuẩn </b></i>


Chủ đề Địa lí tự nhiên
<i> Mức độ nhận thức biết: </i>


Câu 1: Tỉ lệ diện tích địa hình núi cao trên 2000m so với diện tích tồn bộ lãnh thổ nước ta là
A. 1%. C. 87%.


B. 85%. D. 90%.


Câu 2: Đất mặn, đất phèn chiếm tới 2/3 diện tích tự nhiên của
A. đồng bằng sông Hồng.


B. đồng bằng sông Cửu Long.


C. các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ.
D. các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.


<b>Câu 3: Nhận định nào chưa chính xác về vùng đồng bằng ở nước ta? </b>
A. Tất cả các đồng bằng nước ta đều là những châu thổ sông.



B. Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn nhất trong các đồng bằng cả nước.


C. Nước ta có rất nhiều đồng bằng châu thổ rộng lớn được hình thành tại các vùng sụt võng.


D. Các đồng bằng duyên hải miền Trung là các đồng bằng ven biển đất nghèo dinh dưỡng, nhiều cát và ít
phù sa sơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

B. khí hậu ổn định, ít thiên tai.
C. có nguồn nhân lực dồi dào.


<b>D. cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú. </b>


Câu 5: Phần biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam rộng khoảng
A. 1,5 triệu km2. B. 1 triệu km2.


C. 0,6 triệu km2. D. 2 triệu km2.


Câu 6: Hai vịnh biển có diện tích lớn nhất của nước ta là
A. vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.


B. vịnh Thái Lan và vịnh Nha Trang.
C. vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong.
D. vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong.


Câu 7: Khống sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta là
A. vàng. B. titan.


C. dầu mỏ. D. sa khống.



Câu 8: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện ở


A. lượng mưa từ 1400 – 1800 mm/năm, độ ẩm trên 80%.
B. lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
C. lượng mưa từ 1500 – 2000 mm/năm, độ ẩm trên 80%.
D. lượng mưa từ 1800 – 2000 mm/năm, độ ẩm từ 60 – 80%.
Câu 9: Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực


A. Tây Nguyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

D. đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.


Câu 10: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có
A. địa hình thấp, lượng mưa lớn.


B. địa hình cao, sườn dốc trơ trụi, lượng mưa lớn.
C. địa hình cao, lượng mưa khơng lớn.


D. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ.


Câu 11: Trên lãnh thổ Việt Nam, số con sơng có chiều dài ≥ 10km/sơng là
A. 3620. B. 3260.


C. 2360. D. 2630.


Câu 12: Q trình hình thành đất đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới ẩm ở Việt Nam là
A. q trình rửa trơi các chất ba dơ dễ tan Ca2+, K2+, Mg2+.


B. quá trình hình thành đá ong.
C. quá trình feralit.



D. q trình tích tụ mùn trên núi.


Câu 13: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là hệ sinh thái
A. rừng rậm thường xanh quanh năm với thành phần động thực vật nhiệt đới chiếm ưu thế.
B. rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.


C. rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới.
D. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất pheralit..
Câu 14: Đoạn bờ biển có nhiều vũng, vịnh đẹp nhất nước ta thuộc
A. đồng bằng sông Hồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

D. Đông Nam Bộ.


Câu 15: Đặc điểm nào sau đây thuộc khí hậu miền núi Đơng Bắc?
A. Mùa đông đến muộn và kết thúc sớm.


B. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn.
C. Mùa đông đến sớm và kết thúc sớm.
D. Mùa đông đến muộn và kết thúc muộn.


<b>Câu 16: Nhận định nào dưới đây khơng đúng khi nói về thiên nhiên miền núi Tây Bắc? </b>
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đơng Bắc.


B. Có sự phân hóa theo độ cao rõ rệt nhất cả nước.
C. Mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây khơ nóng.


D. Mùa đông bớt lạnh hơn nhưng khô hơn so với các vùng khác của nước ta.
Câu 17: Miền địa hình có đầy đủ cả 3 đai cao ở nước ta là



A. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
B. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
C. Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
D. Trường Sơn Nam.


Câu 18: Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ là
A. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đơng Bắc.


B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Tây Nam.
C. ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc.


D. có sự giảm mạnh nhiệt độ theo độ cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

B. Đất đồng bằng chiếm chiếm 24%; đất vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60%.


C. Có các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới gió mùa, rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
D. Nằm ở độ cao 600 – 700m đến 1600m.


Câu 20: Các loại khống sản có trữ lượng lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. than bùn và vật liệu xây dựng.


B. sắt và than nâu.
C. bơ xít và dầu khí.
D. than nâu và bơ xít.


Câu 21: Để duy trì sự cân bằng của mơi trường sinh thái, cần nâng độ che phủ rừng nước ta lên tỉ lệ
A. 30 – 35%. B. 35 – 40%.


C. 40 – 45%. D. 45 – 50%.



Câu 22: Khu vực có tỉ lệ che phủ rừng thấp nhất nước ta hiện nay là
A. Tây Bắc. B. Tây Nguyên


C. Bắc Trung Bộ. D. Đông Bắc.


Câu 23: Hãy nêu những đặc điểm chung của địa hình nước ta.
<i>Mức độ nhận thức hiểu: </i>


Câu 1: Tính phân bậc của địa hình đồi núi nước ta là do


A. hoạt động Tân kiến tạo theo chu kì và có cường độ khác nhau.


B. ngoại lực làm cắt xẻ các bề mặt địa hình trong giai đoạn Tân kiến tạo.
C. vận động tạo núi Anpi yếu.


D. các hoạt động uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma...ở giai đoạn Tân kiến tạo.
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là do vị trí


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

B. nằm ở bán cầu Đông.
C. nằm ở bán cầu Bắc.


D. nằm trong vùng nội chí tuyến.


Câu 3. Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.


Câu 4: Khu vực đồi núi nước ta có những thế mạnh và hạn chế gì đối với việc phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 5: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta.


Câu 6: Giải thích q trình hình thành đất feralit. Tại sao nói q trình hình thành đất feralit là quá trình hình thành
đất chủ yếu ở nước ta?



Câu 7: Biển Đơng có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta?


Câu 8. Tại sao vào cuối mùa đơng, gió mùa Đơng Bắc gây mưa ở vùng ven biển Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng,
trong khi đó miền Nam hầu như lại khơng chịu ảnh hưởng?


Câu 9. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy giải thích tại sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa? Tính chất này được biểu hiện như thế nào?


Câu 10. Giải thích sự khác biệt về khí hậu giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.


Câu 11. Phân tích tác động của gió mùa Đơng Bắc tới đặc điểm khí hậu miền Bắc nước ta.
<i>Mức độ nhận thức vận dụng: </i>


Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau:


Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở nước ta (0C)


Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I Nhiệt độ trung bình tháng VII Nhiệt độ trung bình năm


Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2


Hà Nội 16,4 28,9 23,5


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7


Quy Nhơn 23,0 229,7 26,8


TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1



Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích.


Câu 2. Trình bày các nhân tố tác động đến sự hình thành đặc điểm khí hậu Việt Nam.


Câu 3: Nêu sự biến động và suy giảm tài nguyên rừng nước ta. Trình bày ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ tài
nguyên rừng.


<i>Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo: </i>


Câu 1: Trình bày sự khác nhau về địa hình giữa vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc.


Câu 2: So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sơng Cửu Long về điều kiện hình thành, đặc điểm địa hình và đất.
Câu 3: Đặc điểm địa hình và khí hậu ở miền Bắc và Đơng Bắc Bắc Bộ có mối quan hệ với nhau như thế nào?


Câu 4: Tại sao nói khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng không nhiều và việc khai hoang đất đồi núi làm
nông nghiệp cần phải hết sức thận trọng?


Câu 5: Nêu những điểm khác nhau giữa thiên nhiên miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với thiên nhiên miền Tây Bắc
và Bắc Trung Bộ.


Chủ đề Địa lí Vùng kinh tế-Trung du và miền núi Bắc Bộ
<i>Mức độ nhận thức biết: </i>


Câu 1. Khu vực Tây Bắc bao gồm


A. 6 tỉnh B. 4 tỉnh
C. 7 tỉnh D. 5 tỉnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

C. 50-100 người/km2 D. 300-500 người/km2



Câu 3. Cây công nghiệp được trồng với diện tích lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cà phê B. hồi


C. thảo quả D. chè


Câu 4. Đàn gia súc ở Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng lớn nhất cả nước là
A. trâu B. bò


C. dê D. lợn
<i> Mức độ nhận thức hiểu: </i>


Câu 1. Dựa vào Átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Nêu và đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí của vùng
đến việc phát triển kinh tế – xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.


Câu 2. Phân tích thế mạnh về khai thác và chế biến khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Những khó khăn
trong khai thác khoáng sản của vùng.


Câu 3. Phân tích các điều kiện thuận lợi, khó khăn và hiện trạng phát triển, phân bố cây công nghiệp, rau quả cận
nhiệt và ôn đới của Trung du và miền núi Bắc Bộ.


<i> Mức độ nhận thức vận dụng: </i>


Câu 1. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học :


a. Hãy xác định quy mô, cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.
b. Nguyên nhân hình thành cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp trên.


<i>Mức độ nhận thức vận dụng sáng tạo: </i>


Câu 1. Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du và miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa


chính trị xã hội sâu sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

<b>4. Các phiếu học tập </b>


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(Hoạt động cả lớp)


Ông/ Bà hãy đánh giá thực trạng tình hình đổi mới kiểm tra đánh giá của bản thân, hay của trường, địa phương
mình phụ trách hoặc giảng dạy.


Ưu điểm:


...
...
...
...


Nhược điểm:


...
...
...
...


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Hoạt động cả lớp)
Trong KTĐG, Ông/ Bà thường biên soạn đề KT theo quy trình nào ?


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(Hoạt động nhóm)


- Xây dựng 01 đề kiểm tra theo quy trình


- Nhóm 1, 2 biên soạn đề kiểm tra học kì II Địa lí 10.
- Nhóm 3, 4 biên soạn đề kiểm tra học kì II Địa lí 11.
- Nhóm 5, 6 biên soạn đề kiểm tra học kì II Địa lí 12.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
(Hoạt động nhóm)


- Dựa vào các câu hỏi và bài tập cho sẵn, xác định câu hỏi và bài tập ở mức độ nhận thức nào?
- Sửa chữa những sai sót của câu hỏi và bài tập cho sẵn.


- Hãy đề xuất cách sử dụng câu hỏi và bài tập.


<i>- Cho các câu hỏi và bài tập dưới đây, HV xếp các câu hỏi và bài tập này vào các mức độ nhận thức </i>


<b>Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp </b>


Câu 1. Chứng minh rằng cơ cấu cơng nghiệp nước ta có sự phân hố về mặt lãnh thổ. Tại sao có sự phân hố đó
Câu 2. Phân tích các thế mạnh về tự nhiên và hiện trạng phát triển công nghiệp khai thác than và dầu khí ở nước ta.
Câu 3. Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm. Những ngành công nghiệp nào được xác định là ngành trọng điểm ở
nước ta hiện nay. Tại sao nước ta phải đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.


Câu 4. Tại sao công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta.
Câu 5. Tại sao Hà Nội, Hải Phòng lại là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.


Câu 6. Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

b. Trình bày đặc điểm phân bố các nhà máy nhiệt điện ở nước ta.



Câu 7. Tại sao các nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp và thủy sản là những hàng hóa xuất khẩu chủ
lực và có tốc độ tăng nhanh trong những năm gần đây.


Câu 8.


a. Nêu điểm chung của các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta.


b. Phân tích thế mạnh để phát triển ngành công nghiệp điện lực với tư cách là một ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 9: Cho bảng số liệu sau:


<i>Số lượng quần áo may sẵn phân theo thành phần kinh tế của nước ta (Đơn vị : triệu cái) </i>


Thành phần kinh tế 1995 2006


Tổng cộng
Trong đó:


- Khu vực kinh tế Nhà nước
- Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước


- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài


172


72
73
27


1 155



145
426
584


a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu số lượng quần áo may sẵn phân theo thành phần kinh tế
năm 1995 và 2006.


b. Dựa vào biểu đồ nhận xét và giải thích.
Câu 10. Cho bảng số liệu sau:


<i>Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng nước ta năm 1996 và 2006 (Đơn vị %) </i>


Năm 1996 Năm 2006


Đồng bằng sông Hồng 17,1 20,6


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

Bắc Trung Bộ 3,2 2,2


Duyên hải Nam Trung Bộ 5,3 4,4


Tây Nguyên 1,3 0,7


Đông Nam Bộ 49,6 55,2


Đồng bằng sông Cửu Long 11,2 8,7


Không xác định 5,4 3,5


1. Xếp thứ tự từ cao đến thấp tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp phân theo vùng nước ta năm 1996 và 2006.
2. Nhận xét sự thay đổi cơ cấu công nghiệp phân theo vùng kinh tế nước ta giai đoạn 1996-2006.



</div>

<!--links-->

×