Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Các nhân tố gây stress đối với người thực hiện công tác quản lý dự án xây dựng tại việt nam nhận định và đề xuất giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 128 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HỌC VIÊN: TRẦN THỊ DIỆU LINH

ĐỀ TÀI: NHỮNG NHÂN TỐ GÂY STRESS ĐỐI VỚI NGƯỜI
THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI VIỆT NAM
NHẬN ĐỊNH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý xây dựng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học: .........................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 1: ................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: ................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . tháng . . .năm . . . .



LỜI CÁM ƠN
Em xin chân thành cám ơn Khoa Kỹ thuật Xây dựng và Phòng Đào tạo Sau đại
học, trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt cho em
thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cám ơn thầy Phạm Hồng Luân đã tận tình hướng dẫn, chỉ
dạy cho em trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn Q thầy cơ đã tận tình giảng dạy và trang bị cho
chúng em những kiến thức quý giá trong thời gian học cao học vừa qua.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ đã luôn ủng hộ,
động viên và tiếp thêm nguồn sức mạnh cho con trong thời gian học tập và nghiên
cứu.
Xin chân thành cám ơn các anh chị và bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên
em trong thời gian học tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã nỗ lực hết sức hoàn thành luận văn một cách tốt nhất với khả năng
của mình nhưng chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận sự
chỉ bảo và cảm thông của Qúy Thầy Cô và các bạn.

Học viên thực hiện
Trần Thị Diệu Linh


LỜI NĨI ĐẦU
Tại nước ta hiện nay, ngành cơng nghiệp xây dựng là một trong những ngành
cơng nghiệp chính đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua chính
phủ và Nhà nước đã rất nỗ lực để nâng cao hiệu quả thực hiện các dự án xây dựng và
nâng cao sản lượng ngành xây dựng. Tuy vậy vẫn cịn rất nhiều vấn đề cịn tồn tại cần
tìm ra giải pháp khắc phụ trong việc thực hiện công tác quản lý dự án hiện nay. Một
trong các vấn đề đó là stress đối với người thực hiện cơng tác quản lý dự án vì con
người là yếu tố mấu chốt, quan trọng nhất quyết định sự thành công của mỗi dự án dù

là lớn hay nhỏ. Stress hiện nay là vấn đề của toàn xã hội và cũng là vấn đề của mỗi cá
nhân đặc biệt là cá nhân người thực hiện công tác quản lý dự án. Trong khi đó, ngành
cơng nghiệp xây dựng là một trong những ngành cơng nghiệp có mức độ stress cao
nhất nên stress đối với người thực hiện công tác quản lý dự án trở thành một vấn đề hết
sức cấp thiết và rất cần sự quan tâm của các bên liên quan trong công tác quản lý dự
án. Nếu các giải pháp tổng thể để hạn chế và giảm thiểu stress, nó khơng chỉ giúp giải
quyết vấn đề stress đối với người thực hiện quản lý dự án, giúp cải thiện chất lượng
công việc và chất lượng cuộc sống của người thực hiện cơng tác quản lý dự án mà cịn
giúp cải thiện chất lượng dự án, nâng cao khả năng thành công của dự án về mọi mặt:
thời gian, chi phí và chất lượng… Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với
cá nhân người thực hiện cơng tác quản lý dự án mà cịn có ý nghĩa sâu sắc về mặt xã
hội.


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................3
3. Tầm quan trọng của nghiên cứu ...........................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................................3
Chương 2: LƯỢC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU................................................5
1. Khái niệm Stress ..................................................................................................................5
2. Đặc điểm nghề Quản lý dự án xây dựng .............................................................................11
3. Stress trong xây dựng nói chung và nghề Quản lý dự án nói riêng ......................................15
4. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................................18
Chương 3: CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ CÁC NHÂN TỐ GÂY

STRESS ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG
TẠI VIỆT NAM....................................................................................................................21
1. Công tác quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam ..................................................................21
1.1 Khái quát về công tác quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam .........................................21
1.2 Những khó khăn trong cơng tác quản lý dự án xây dựng tại Việt Nam..........................24
2. Các nhân tố gây ra stress đối với nhà quản lý dự án tại Việt Nam.......................................52
2.1 Nhân tố công việc.........................................................................................................52
2.2 Nhân tố tổ chức ............................................................................................................53
2.3 Mối quan hệ cá nhân ....................................................................................................54
2.4 Điều kiện làm việc và sinh hoạt....................................................................................54
2.5 Cơ chế, chính sách của Nhà nước .................................................................................55
2.6 Hệ thống văn bản pháp quy liên quan ...........................................................................55
2.7 Hệ thống định mức, đơn giá .........................................................................................55
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................57
1. Thiết kế bảng câu hỏi .........................................................................................................57
2. Thu thập và xử lý dữ liệu ...................................................................................................65
3. Bảng kết quả nghiên cứu và phân tích kết quả ....................................................................66

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

Chương 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG
GÂY STRESS ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI
VIỆT NAM............................................................................................................................77
1. Đề xuất các biện pháp hạn chế và giảm thiểu tác động gây stress đối với người thực hiện
công tác quản lý dự án tại Việt Nam.......................................................................................77

2. Mở rộng nghiên cứu......................................................................................................... 104
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................113
PHỤ LỤC...............................................................................................................................116

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

Chương 1: GIỚI THIỆU
1. Đặt vấn đề
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất đối với mọi tổ chức trên thế giới, quan
tâm đúng mức tới nguồn nhân lực là công việc trước tiên và nhiệm vụ hàng đầu của
người làm công tác quản trị (Leung, 2009). Tuy nhiên, hiện nay hầu hết những
người quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng đều quá chú trọng tới lợi nhuận mà
chưa quan tâm đúng mức tới sức khoẻ người lao động.
Mặc dù stress là một khái niệm mới được đưa vào y học, song nó đã trở nên
quen thuộc với tất cả mọi người. Chỉ cần một từ khoá stress khi truy cập vào trang
web tìm kiếm thơng dụng và lớn nhất thế giới Google ta lập tức nhận được khoảng
190.000.000 kết quả với rất nhiều nội dung khác nhau: khái niệm stress, tác động
của stress, bí quyết giảm stress, stress ở tuổi thanh thiếu niên, dân văn phòng, stress
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến hôn nhân v.v.. Từ đó có thể
thấy stress gắn liền với cuộc sống của mỗi con người, có ảnh hưởng trực tiếp và
gián tiếp tới con người và là mối quan tâm rất lớn của xã hội ngày nay. Một xã hội
phát triển không ngừng với sức ép rất lớn đè nặng trên vai mỗi người: áp lực về
kinh tế, cơng việc, gia đình…
Theo thống kê tại Mỹ những năm gần đây cho thấy có hơn 50% trong số 550

triệu ngày nghỉ việc của người dân nước này mỗi năm là do Stress, gần 50% cơng
nhân có triệu chứng kiệt quệ. Chi phí cho stress từ công việc là 300tỷ USD/năm
(nghỉ việc, giảm năng suất, thay người làm việc, khám bệnh, phí bảo hiểm…). Đặc
biệt có tới 60-80% tai nạn nghề nghiệp do stress.
Tại Việt Nam, trong thời đại hội nhập cuộc sống ngày càng nhiều áp lực đòi
hỏi mỗi cá nhân phải nỗ lực nhiều hơn trong công việc, cân bằng công việc và cuộc
sống riêng, theo kịp tốc độ phát triển của xã hội do đó stress xảy ra nhiều hơn và có
ảnh hưởng sâu rộng hơn. Đối với những người trưởng thành sức ép về công việc và
cuộc sống riêng gây ra stress như một điều tất yếu, nhưng cũng có vô vàn lý do làm
cho lớp thanh thiếu niên ngày nay bị stress. Một khảo sát về tình trạng trầm cảm ở
học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra một con số báo động: gần 21% học
sinh có biểu hiện trầm cảm, gần 40% đối tượng tự tử có bệnh lý tâm thần kèm theo
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

như trầm cảm, tâm thần phân liệt…Tuy nhiên đây là những số liệu ít ỏi có thể tìm
được về stress tại Việt Nam. Vậy tại sao chúng ta khơng nhìn nhận lại nghiêm túc
hơn về vấn đề này?
Đối với những người trưởng thành, stress liên quan đến công việc gần như là
điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt đối với những người làm nghề có nhiều áp lực
như quản lý dự án. Mỗi dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một
sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất. Quản lý dự án là việc áp dụng những kiến thức, kỹ
năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đạt được hoặc vượt qua
các yêu cầu và mong muốn của các bên tham gia dự án. Đặc biệt ngành công nghiệp

xây dựng luôn gắn liền với rất nhiều biến đổi và điều kiện không chắc chắn.
Người làm quản lý dự án là người điều phối các mối quan hệ của các bên trong
dự án: Chủ đầu tư, nhà thầu chính, thầu phụ, tư vấn thiết kế, giám sát, các cơ quan
ban ngành. Nó địi hỏi người quản lý dự án phải có nhiều kỹ năng: kỹ thuật, quản lý
thời gian và lập tiến độ, lãnh đạo, lập kế hoạch ngân sách, tiếp thị và kỹ năng đàm
phán hợp đồng với khách hàng, kỹ năng quan hệ con người và quản lý nguồn lực…
từ khi bắt đầu đến kết thúc dự án.
Do vậy người quản lý dự án là nhân tố chủ chốt quyết định thành cơng
của dự án xây dựng. Những địi hỏi cao về kỹ năng, trách nhiệm cũng như khối
lượng công việc lớn và phức tạp gây áp lực lớn cho người quản lý dự án, từ đó
stress đối với người làm quản lý dự án như là một kết quả tất yếu.
Theo điều tra của năm 2006 của CIOB, trong ngành xây dựng tại Anh có đến
68.2% người được hỏi nói rằng họ từng bị stress, cụ thể hơn có 61.9% số người
được hỏi cảm thấy bị áp lực lớn, 48.4% từng cảm thấy lo lắng, 18.5% cảm thấy
chán nản. Hơn một nửa số người được hỏi (58.2%) cảm thấy áp lực trong ngành
công nghiệp xây dựng ngày nay lớn hơn so với 5 năm về trước.
Tuy vậy, ở Việt Nam hầu như chưa có những nghiên cứu về mặt tâm thần học
nói chung và tác động của stress đối với người lao động trong lĩnh vực xây dựng nói
riêng.

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

2. Mục tiêu nghiên cứu

Ảnh hưởng của áp lực được thể hiện rõ ràng trong ngành công nghiệp xây
dựng (Leung 2004). Nghiên cứu này cố gắng để có được một nhận định sơ khởi về
ảnh hưởng của stress đối với người làm Quản lý dự án tại Việt Nam. Và để làm
được việc đó, các mục tiêu sau đây phải đạt được:
(1) Tìm ra các nhân tố gây ra stress đối với người làm Quản lý dự án.
(2) Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố gây ra stress đối với người làm công
tác Quản lý dự án và xếp hạng các nhân tố đó.
(3) Đề xuất các giải pháp hạn chế và giảm thiểu stress đối với người thực hiện
công tác quản lý dự án tại Việt Nam để đảm bảo sức khoẻ thể chất và tinh thần của
họ và nâng cao chất lượng dự án, cơng trình xây dựng.
3. Tầm quan trọng của nghiên cứu
Từ việc tìm ra các nhân tố gây ra stress cho người làm quản lý dự án, có thể đề
xuất các biện pháp tránh hoặc giảm stress cho người làm quản lý dự án. Đồng thời
nâng cao năng suất lao động cho người lao động và giảm chi phí cho người sử dụng
lao động phải chi ra vì những lý do liên quan đến stress, từ đó nâng cao chất lượng
dự án.
Từ kết quả nghiên cứu có thể cung cấp thơng tin hữu ích cho người làm công
tác quản trị trong doanh nghiệp xây dựng và tác động để các nhà quản trị quan tâm
đúng mức hơn tới sức khoẻ của người lao động.
4. Phạm vi nghiên cứu
Ở các khu đô thị tập trung một lượng dân số với mật độ lớn, mức độ cạnh tranh
cao, cuộc sống năng động và nhiều sức ép khiến cho những người sống ở các thành
phố lớn dễ bị stress hơn. Không chỉ trong công việc, cuộc sống riêng của họ bị tác
động rất nhiều bởi sự biến động của xã hội. Điều đó địi hỏi mỗi người phải cố gắng
và nỗ lực để đối mặt, vượt qua stress. Đồng thời, các thành phố lớn của Việt Nam là
nơi tập trung nhiều nhất các công ty xây dựng lớn, số người thực hiện công tác quản
lý dự án cũng tập trung tại đây. Do đó các thành phố lớn tại Việt Nam là nơi rất phù
hợp để tiến hành nghiên cứu này. Sự lựa chọn này vừa đảm bảo tính tồn diện song
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007


3


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

vẫn tập trung và phù hợp với quy mô đề tài cũng như giới hạn thời gian. Việc
nghiên cứu và lấy số liệu được thực hiện tại các thành phố lớn trên lãnh thổ Việt
Nam như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phịng…
Đối tượng phỏng vấn: những người có kinh nghiệm về Quản lý dự án đang
công tác tại các công ty là Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công, tư vấn, trong các cơ quan
nhà nước… ở các thành phố lớn trên lãnh thổ Việt Nam: thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phịng…
Địa điểm: tại các thành phố lớn trên lãnh thổ Việt Nam như thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phịng…
Thời gian: tháng 11/2009 đến tháng 2/2010

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

Chương 2: LƯỢC KHẢO CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ NGHIÊN CỨU
1. Khái niệm Stress
1.1 Khái niệm stress

Khái niệm stress được nói tới khá gần đây. Được giới thiệu lần đầu tiên bởi nhà
sinh vật học Hans Selye năm 1936 và được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý học
năm 1955 (Selye 1979). Tuy vậy định nghĩa stress chưa được chấp nhận một cách
rộng rãi. Tiếp theo có một số các cơng trình nghiên cứu về stresss của Lazarus,
Cohen năm 1977, Antonovsky, Mikhail năm 1985, Miller năm 1990…
Theo Hans Selye, người đầu tiên phát triển khái niệm stress hiện đại, thì stress là
một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng
thẳng (Hans Selye, 1956). Đây là những phản ứng nhằm khôi phục lại trạng thái cân
bằng nội môi, khắc phục được các tình huống để đảm bảo duy trì và thích nghi thoả
đáng của cơ thể trước điều kiện sống luôn biến đổi.
Theo Cox (1993), stress thường được coi như một cảm xúc chủ quan của mỗi cá
nhân, thứ mà những địi hỏi của cơng việc hoặc cuộc sống vượt quá sự tin tưởng của
mỗi cá nhân ở khả năng đối phó của họ.
ThS Vũ Quốc dẫn lời bác sỹ Eric Albert – nhà tâm lý học, người sáng lập ra
Viện nghiên cứu Stress định nghĩa: “Stress là nỗ lực của cơ thể để thích nghi với
những đổi thay. Stress là một thuật ngữ chỉ sự quá tải về mặt thể chất và tinh thần.
Theo Tiếng Anh, stress có nghĩa là sức căng, sức ép, sự cố gắng quá mức”.
1.2 Các giai đoạn của stress
Stress rất đa dạng và có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong mọi tình huống. Nó là
một phần khơng thể thiếu được của cuộc sống. Chẳng hạn sự căng thẳng trong cuộc
sống gia đình, nỗ lực đáp ứng với nhu cầu cơng việc, quan hệ với đồng nghiệp, xã
hội không tốt… Thông thường stress tác động vào cơ thể thông qua các giác quan,
tác động trực tiếp lên con người qua ba giai đoạn:
Giai đoạn báo động là phản ứng báo động, đặc điểm chính là có những biến đổi
sinh lý chuẩn bị cho cơ thể đối phó với hồn cảnh mới làm cho cơ thể lâm vào tình
trạng tăng cảnh giới, lo lắng. Ví dự như các q trình tập trung, ghi nhớ, phán đoán
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

5



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

trong cơ thể triển khai những phán đoán đến trước đối với mỗi tác động có thể xảy
ra thể hiện bằng tăng huyết áp, tăng nhịp thở, tăng nhịp tim, tăng lực cơ bắp.
Giai đoạn chống đỡ: đặc trưng bởi việc huy động các đáp ứng khác nhau trong
khuôn khổ chiến lược đã được đề ra và có khả năng thích nghi mềm dẻo theo q
trình triển khai các đáp ứng thích hợp nhằm giúp cơ thể làm chủ được tình huống
stress và có được một cân bằng mới đối với chính bản thân người đó cũng như đối
với mơi trường xung quanh.
Giai đoạn kiệt sức: do stress quá mức hoặc kéo dài làm cơ thể mất khả năng bù
trừ, cơ thể trở nên suy sụp, khả năng thích nghi bị rối loạn, xuất hiện các rối loạn
tâm lý (đa số là do lo âu, trầm cảm).
Stress có hai mặt, nó là sản phẩm của các mối tương giao giữa cá nhân và mơi
trường sống, nó có thể khích lệ và tạo nên sự tăng trưởng. Tuy nhiên khi stress vượt
quá khả năng phản ứng của chúng ta, nó có thể gây tác động tai hại và nhiều bệnh
tật.
1.3 Ảnh hưởng của stress đối với con người
Stress có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Trước những stress quá mạnh hoặc kéo
dài, những phản ứng thích nghi của cơ thể bị rối loạn, cơ thể bị suy sụp, từ đó xuất
hiện nhiều rối loạn bệnh lý. Tạp chí Medical (Hoa Kỳ) đã dẫn ra 10 tác hại điển
hình nhất của stress đối với sức khỏe con người như sau:
Ảnh hưởng đến não: Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân
khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương
nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ ở Úc, chỉ
cần không chợp mắt trong khoảng 20 giờ liên tiếp, mức độ linh hoạt và khả năng
kiểm soát của não sẽ bị thuyên giảm tương đương với việc nồng độ cồn trong máu
tăng hơn mức bình thường 50%.

Ảnh hưởng đến tim: Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn
hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường.
Ngồi ra, stress còn là nguyên nhân khiến tinh thần ủ rũ, lười vận động, nếu ai có
thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là
rất khó tránh khỏi
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

6


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

Ảnh hưởng đến phổi : Ngồi cortisol, stress cịn kích thích tuyến thượng thận
giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường
trở nên gấp gáp, khơng sâu. Điều này giải thích tại sao các nhà tâm lý khuyên mọi
người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng hay lo âu bằng cách cố gắng hít thở
thật sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về
đường hơ hấp thì bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Ảnh hưởng đến mắt: Dễ dàng nhận thấy mệt mỏi, căng thẳng luôn là nguyên
nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, bên cạnh một số biểu hiện
thường thấy như thần sắc kém tươi tỉnh, da thô ráp, cơ thể suy nhược…, thì tình
trạng mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ cũng rất dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày
thậm chí cịn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm
khác về mắt.
Ảnh hưởng đến da: Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở
Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến
nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi
mụn, có khi cịn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy

nến…
Ảnh hưởng đến lưng, cổ: Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone
adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao
lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Các nhà khoa
học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà cịn có khuynh
hướng nằm, ngồi, đi, đứng…khơng hợp lý, càng thêm mỏi mệt.
Ảnh hưởng đến dạ dày: Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng
cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức
vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày,
dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.
Ảnh hưởng đến răng miệng: Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, họat động của
hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm
miệng, nướu, lợi, lưỡi…sẽ rất cao.

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

7


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

Ảnh hưởng đến đầu: Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu
óc dễ chống váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao
hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ.
Ảnh hưởng đến chất lượng sống: Tác hại cuối cùng, cũng chính là tác hại dai
dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có
biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí
nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…của người bệnh, đồng thời dễ làm mất đi

niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên.
Con người có thể vượt qua stress nếu phát hiện sớm và có biện pháp chế ngự kịp
thời. Nếu ngày nào con người cũng phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn
cộng với áp lực của cuộc sống riêng, stress như là một hệ quả tất yếu và dần dần tàn
phá sức khoẻ cũng như con người. Stress ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến từng bộ
phận và cuối cùng là toàn bộ cơ thể từ tim, trí nhớ và hệ thống miễn dịch, stress là
một trong những nguyên nhân dẫn tới ung thư. Những người bị stress thường có
biểu hiện biểu hiện năng suất làm việc sút giảm, hay cáu gắt, căng thẳng, làm xấu đi
các mối quan hệ cá nhân… Nếu kéo dài dẫn tới tình trạng suy sụp tinh thần và thất
bại trong công việc cũng như trong cuộc sống…
Theo Bác sỹ Phạm Mạnh Hùng, Bộ môn Tim mạch, Đại học Y Hà Nội: Trong
vịng 30 năm trở lại đây, thơng qua hàng loạt nghiên cứu, một nhóm các nhà khoa
học đã chứng minh một giả thuyết là hành vi đối phó với stress trong cuộc sống
hàng ngày như lối suy nghĩ, cảm giác và hành động của con người có ảnh hưởng
sâu sắc tới tình trạng tim mạch của họ.
Theo thống kê của Hội American Psychological Association năm 2008 có
khoảng 81% dân chúng Mỹ bị stress vì khủng hoảng kinh tế, năm 2007 con số này
là 73% và năm 2006 là 56%. Phân nửa trong số 1.791 người trưởng thành tham gia
trong cuộc khảo sát mới nhất nói rằng cơn stress của họ gia tăng trong vài năm gần
đây, 60% trong số họ nói rằng họ dễ bị nổi giận và hơn phân nửa họ nằm thao thức
vào ban đêm bởi vì stress.
Tổ chức Norwich Union Healthcare tiến hành cuộc khảo sát trên 200 bác sỹ, 200
lãnh đạo doanh nghiệp và 1000 nhân viên, trong đó phân nửa số người được hỏi
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

8


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

thừa nhận bị căng thẳng trong khi có khoảng 20% số người nói họ bị trầm cảm,
97% giới chủ doanh nghiệp nói tình trạng sức khoẻ nhân viên ảnh hưởng tới hiệu
suất công việc.
Stress là sản phẩm mang tính xã hội trong mơi trường xã hội hiện đại, nó tác
động đến các cơng ty, các tổ chức và cá nhân người nhân viên trên mọi góc độ và
gây ra những ảnh hưởng nhất định. Một cuộc khảo sát được Robert Haft
International Inc cho thấy các giám đốc điều hành giãi bày rằng họ bị stress. Gần
một nửa những người được khảo sát (46%) nói rằng thời gian giành cho cơng việc
của họ ngày càng tăng hơn so với năm năm về trước. 77% nhà kinh doanh cho biết
trung bình cứ một nhân viên của họ phải làm việc trong trạng thái quá tải ít nhất 1
lần 1 tuần. Chỉ 1/10 nói rằng tình trạng căng thẳng trong cơng việc có tác dụng tích
cực.
Trong khi đó, Trung tâm kiểm sốt và ngăn ngừa bệnh Mỹ tính tốn rằng có tới
60% đến 70% bệnh tật và sự ốm yếu có liên quan đến stress. 75% đến 90% bệnh
nhân đến gặp bác sỹ điều trị đang ở trong những trạng thái stress khác nhau. Theo
một nghiên cứu mới đây trên tạp chí của Hiệp hội thuốc Phụ nữ Mỹ (American
Medical Women’s Association), có tới 60% số phụ nữ được khảo sát dã nói rằng sự
căng thẳng trong công việc đang là vấn đề nghiêm trọng nhất trong cuộc sống của
họ. Áp lực công việc cũng được nhắc đến nhiều nhất trong số những lời phàn nàn vì
sao sức khoẻ giảm sút của những người được Viện nghiên cứu quốc gia về sức khoẻ
và an toàn nghề nghiệp Mỹ khảo sát.
Stress có mối liên hệ sâu sắc đối với cả sức khỏe và thành quả công việc của mỗi
cá nhân. Đối với sức khỏe, mối quan hệ giữa stress và bệnh tật khác đã được khoa
học chứng minh. Bệnh tim, chán nản, lo lắng, hạ thấp lòng tự trọng, giảm kết quả
công việc, ức chế là những ví dụ trong một danh sách dài các kết quả tiêu cực của
stress.
Chi phí phát sinh do stress là khá cao khi tính bằng tiền và nó cịn mang tính
kinh tế xã hội. Theo Quỹ trái tim của nước Anh, chứng nghẽn động mạch vành

thường bắt nguồn từ stress, trị giá khoảng 200 bảng Anh mối người mỗi năm tại
vương quốc Anh (Macduhghill 1991). Tại nước Mỹ, Na Uy, Hà Lan và Thụy Điển
đã coi stress là vấn đề chính và phương pháp quản lý stress hiệu quả đã phát triển
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

9


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

nhanh chóng (Sommerville và Langford 1994). Theo tổ chức sức khoẻ toàn Vương
quốc Anh (2006), 10,5 triệu ngày công bị mất do bệnh tật liên quan đến Stress tại
Vương quốc Anh mỗi năm.. Điều này có nghĩa là đối với mỗi cá nhân, trung bình
30,1 ngày cơng bị mất do stress. Chi phí liên quan đến Stress trong công việc cho
người lao động khoảng 381 triệu bảng Anh.
Tuy vậy, stress không nhất thiết là có hại. Như Selye (1976) đã nói, “Khơng có
stress, khơng có cuộc sống”. Sự thúc đẩy của stress là yếu tố cần thiết đối với mọi
thành cơng, và nó là người bạn đồng hành góp phần tạo thành động cơ thúc đẩy.
Stress có lợi được hiểu là mức độ stress diễn ra trong khả năng kiểm soát được
và trong thời gian hợp lý, giúp bạn huy động năng lực giải quyết cơng việc tốt, hiệu
quả, cảm xúc tích cực. Hãy lấy các vận động viên điền kinh hay thể dục thể thao
làm ví dụ, họ đã sử dụng stress như là một công cụ đánh thức khả năng tiềm ẩn
trong con người để giành chiến thắng tại những cuộc đua tài lớn. Và nếu như bạn
không phải chịu một áp lực nào trong công việc và cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ
không tận dụng hết nguồn năng lượng và huy động mọi khả năng để hồn thành một
cơng việc nào đó với kết quả tốt nhất. Và khi khơng có stress, cuộc sống của bạn sẽ
trở nên buồn tẻ và tâm trạng của bạn cũng sẽ ở trong trạng thái thất vọng nào đó.
Nói chung phản ứng của cơ thể trước tác động của stress trong giai đoạn báo

động và giai đoạn kháng cự đều là phản ứng huy động sức đề kháng và khả năng
thích nghi của cơ thể. Vì vậy trong những giai đoạn này sức đề kháng và khả năng
thích nghi của cơ thể được tăng cao, chính ảnh hưởng của stress làm cho nhân cách
có những phản ứng theo chiều hướng đáp ứng thích nghi tốt hơn, nghĩa là nhân cách
ngày càng hoàn thiện hơn. Và thơng qua những trải nghiệm có được khi vượt qua
stress con người có khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của cuộc sống
và mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, Hans Selye đã nói trong The stress of life (1956): stress là chất muối
làm cho cuộc đời thêm thi vị, thiếu nó khơng có cuộc sống. Cuộc sống khơng có
stress sẽ chẳng có thách thức gì, chẳng có trở ngại nào phải vượt qua, chẳng có địa
hạt nào mới để chiếm lĩnh, chẳng có gì để trau dồi trí tuệ và nâng cao năng lực.
Nhưng điều tai hại gây chết người là trong nhiều tình huống, nó buộc ta dùng quá
mặn.
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

10


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

2. Đặc điểm nghề Quản lý dự án xây dựng
2.1 Khái niệm Quản lý dự án xây dựng
Quản lý dự án là việc áp dụng những kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật
vào các hoạt động của dự án để đạt được hoặc vượt qua các yêu cầu và mong muốn
của các bên tham gia dự án, bao gồm sự cạnh tranh cân đối giữa các nhu cầu: Quy
mô, thời gian, chi phí và chất lượng; Các bên tham gia có những yêu cầu và mong
muốn khác nhau; Các đòi hỏi đã được xác định và những đòi hỏi chưa được xác
định (Cẩm nang kiến thức cơ bản về Quản lý dự án, 2002)

Theo Viện Quản trị dự án Hoa Kỳ xác định “quản lý dự án là vận dụng kiến
thức, kỹ năng, sử dụng các công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động dự án để đáp ứng
các yêu cầu đặt ra của dự án”. Các yêu cầu của một dự án xây dựng là kiểm soát và
quản lý được quy mơ, tiến độ, chi phí và chất lượng cơng trình xây dựng và phải
đảm bảo tn thủ đúng trình tự xây dựng cơ bản theo các quy định hiện hành.
Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, khơng có sự lặp lại. Trong khoảng một
thập niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hố, tồn cầu trong moi
lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công tác quản lý dự án xây dựng là
một nghề địi hỏi tính tổng hợp và chuyên nghiệp.
2.2 Vị trí của người làm Quản lý dự án:
Tổ chức mẹ

QLDA

Tổ Dự án

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

Người thụ hưởng từ Dự án

11


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

2.3 Kỹ năng và phẩm chất cần phải có của người Quản lý dự án xây dựng
Xuất phát từ tính chất cơng việc Quản lý dự án địi hỏi tính tổng hợp và chun
nghiệp cao, khơng những địi hỏi người thực hiện cơng tác quản lý dự án phải giỏi

chuyên môn xây dựng, có kinh nghiệm thi cơng cũng như làm việc tại văn phịng,
đồng thời phải có khả năng quản lý và giải quyết vấn đề một cách nhanh nhạy trong
mọi trường hợp. Do đó người thực hiện cơng tác quản lý dự án phải có các kỹ năng:
kỹ năng kỹ thuật, quản lý thời gian và lập tiến độ, lãnh đạo, lập kế hoạch ngân sách,
kỹ năng tiếp thị và ký hợp đồng với khách hàng, kỹ năng truyền đạt, kỹ năng
thương lượng, kỹ năng quan hệ con người và quản lý nguồn lực.
Kỹ năng kỹ thuật giúp nhà quản lý dự án giải quyết các vấn đề liên quan đến
tính chất kỹ thuật của công việc chuyên môn xây dựng. Do ngành cơng nghiệp xây
dựng là một ngành có tính đặc thù cao, nên kỹ năng này là đặc biệt cần thiết do có
rất nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, và
trong những trường hợp đó nhà quản lý dự án phải tự mình ra quyết định cũng như
chịu trách nhiệm về quyết định đó. Đồng thời kỹ năng này giúp nhà quản lý dự án
sử dụng các máy móc hiện đại, sử dụng các ứng dụng mới nhất để giải quyết công
việc hiệu quả và mau lẹ hơn. Nên chỉ khi có kiến thức kỹ thuật và chun mơn vững
vàng thì nhà quản lý dự án mới có thể làm tốt được cơng việc của mình.
Cơng việc quản lý dự án là một công việc phức tạp và khối lượng cơng việc rất
lớn, vì vậy nhà quản lý dự án cần phải biết quản lý thời gian và lập tiến độ. Đây là
một kỹ năng bắt buộc đối với nhà quản lý dự án. Với khối lượng công việc khổng lồ
nếu nhà quản lý khơng có khả năng sắp xếp một cách hợp lý, lên lịch làm việc
thường xuyên và rõ ràng thì việc hồn thành cơng việc đúng hạn và đảm bảo tiến độ
dự án rất khó khăn. Khơng chỉ lên kế hoạch cho mình, lập tiến độ là một phần công
việc quan trọng của nhà quản lý dự án. Nhà quản lý dự án cần phải thông thạo các
phương pháp và cách thức lập tiến độ và kiểm soát tiến độ của dự án, một trong ba
điều kiện chủ yếu thông thường để đánh giá thành công của một dự án chính là thời
gian, do vậy chỉ khi nào nhà quản lý có thể quản lý được thời gian, lập và kiểm sốt
tiến độ thì dự án mới có khả năng thành cơng.
Ngồi ra nhà quản lý dự án cần có những kỹ năng cũng khơng kém phần quan
trọng như lãnh đạo, lập kế hoạch ngân sách…. Tất cả những kỹ năng này sẽ hỗ trợ
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007


12


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

nhà quản lý dự án trong từng phần việc chuyên môn cũng như trong việc giao tiếp
và điều phối mối quan hệ giữa các bên tham gia dự án. Nhà quản lý dự án cần phải
có kỹ năng lãnh đạo vì trong một đội dự án, có một số người được bố trí làm trợ lý
cho nhà quản lý dự án, vì vậy nếu Nhà quản lý dự án có kỹ năng lãnh đạo tốt, có
khả năng nhìn nhận con người và giao việc đúng người thì cơng việc sẽ trơi chảy
hơn rất nhiều. Trong một dự án nhà quản lý dự án phải quản lý cả về mặt ngân sách,
nhà quản lý dự án cần phải giúp chủ đầu tư lập kế hoạch ngân sách cũng như kiểm
soát nguồn ngân sách cho dự án: lập tiến trình thanh tốn, chứng nhận thanh tốn,
kiểm sốt q trình thanh tốn…
Đồng thời nhà quản lý dự án cũng phải có nhiều phẩm chất: thật thà và chính
trực, khả năng ra quyết định, hiểu biết các vấn đề về con người, linh hoạt, đa năng,
và đặc biệt khả năng giải quyết vấn đề nhanh nhạy…
2.4 Vai trò và nhiệm vụ của người làm Quản lý dự án xây dựng
Quản lý dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào
suốt vòng đời của dự án để đạt được những mục tiêu đề ra. Do tính phức tạp, địi
hỏi khắt khe và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của dự án xây dựng, người quản lý
dự án được giao nhiệm vụ điều hành dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.
Một dự án đầu tư xây dựng thơng thường có ba giai đoạn: giai đoạn trước xây
dựng, giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoàn thành. Trong cả ba giai đoạn này Nhà
quản lý dự án đều đóng vai trị mấu chốt trong việc tổ chức thực hiện dự án và trong
mỗi giai đoạn nhà quản lý dự án lại có nhiệm vụ khác nhau phụ thuộc những yêu
cầu đặt ra của dự án.
Nhiệm vụ của Nhà quản lý dự án trong giai đoạn trước xây dựng:

-

Xác định chắc chắn khả năng của dự án về tài chính, cơng nghệ và thời gian.

-

Chuẩn bị chương trình tổng thể và chi tiết cho giai đoạn thiết kế và thi cơng

xây dựng.
-

Đệ trình và được chủ đầu tư phê duyệt thiết kế và tiêu chuẩn áp dụng.

-

Đảm bảo rằng chất lượng, việc kiểm soát, giám sát chất lượng và yêu cầu

kiểm tra là rõ ràng và thống nhất với chủ đầu tư
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

13


Luận văn tốt nghiệp

-

Lựa chọn tư vấn, nhà thầu, thầu phụ; và

-


Phát triển nhóm dự án.

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

Nhiệm vụ của Nhà quản lý dự án trong giai đoạn xây dựng:
-

Kiểm tra, giám sát q trình thi cơng;

-

Tổ chức các cuộc họp thường kỳ với thiết kế, thầu chính, thầu phụ, tư vấn và

nhà cung cấp.
-

Kết hợp nhiều loại đầu vào: vật liệu, thiết bị và lao động.

-

Đảm bảo an ninh và an tồn cơng trường;

-

Đảm bảo dự án thân thiện với môi trường;

-

Đảm bảo chất lượng công việc;


-

Kiểm tra, giám sát và đo lường chi phí dự án và những biến động khác.

-

Giữ cho nhóm dự án hoạt động năng động và hiệu quả.

Nhiệm vụ của Nhà quản lý dự án trong giai đoạn hoàn thành:
-

Đảm bảo số tiền giữ lại đúng với điều khoản hợp đồng.

-

Đảm bảo những khiếu nại được giải quyết.

-

Triển khai chương trình bảo trì.

-

Lên kế hoạch quản lý cơng trình.

-

Phản hồi lại cho Chủ đầu tư.


Nhà quản lý dự án là người chịu trách nhiệm về Quản lý dự án, phải đảm đương
các công việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát, quản lý các mối quan hệ
giữa người và người trong các tổ chức của dự án. Nhà quản lý dự án phải duy trì sự
cân bằng giữa chức năng: quản lý dự án và kỹ thuật của dự án, đương đầu với các
rủi ro trong quá trình quản lý dự án, tồn tại với các điều kiện ràng buộc của dự án về
thời gian, chi phí, chất lượng cơng trình.
Vai trị của người quản lý dự án bao gồm: phân tích dữ liệu từ thiết kế, nhà thầu
phụ và nhà cung cấp; thiết kế phương án xây dựng tốt nhất; lên kế hoạch dự án; dự
báo khó khăn có thể xảy ra, giám sát tình trạng tài chính của công ty xây dựng; sắp
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

14


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

xếp nguồn nhân lực và điều động nhân sự; đôn đốc các bên tham gia; đảm bảo hiệu
quả sử dụng chi phí; kiểm sốt q trình thi cơng thơng qua thiết kế, sản phẩm xây
dựng và các giai đoạn hoạt động; cung cấp những sản phẩm xây dựng đúng với thiết
kế; và thỏa mãn những yêu cầu của các bên liên quan về chất lượng, thời hạn hồn
thành và chi phí (Leung và một số tác giả, 2009).
Nhà quản lý dự án thường được xem là nhân tố mấu chốt đối với sự thành cơng
của một dự án xây dựng. Vai trị của nhà quản lý dự án không chỉ bao gồm lên kế
hoạch, tổ chức và giám sát tổ dự án và tiến trình thi cơng dự án, mà cịn đối mặt với
áp lực về thời hạn hồn thành, sự khơng chắc chắn tiềm ẩn và kết cấu xã hội dễ thay
đổi. Thêm vào đó áp lực cơng việc nặng nề thường xuyên mà nhà quản lý phải chịu
trong suốt dự án, từ giai đoạn trước xây dựng đến khi kết thúc dự án (Leung, Chan
& Olomolaiye, 2008).

Dự án là một quá trình duy nhất, phức tạp, khơng có sự lặp lại. Cơng việc quản
lý dự án địi hỏi phải có phẩm chất: trung thực, giải quyết vấn đề linh hoạt, nhạy
bén…, có kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực: kỹ thuật, quản lý, con người… và
sự cập nhật liên tục các kiến thức mới đa dạng. Đồng thời mỗi dự án lại có một địa
điểm khác nhau, khơng gian và thời gian dự án khác nhau, thậm chí trong quá trình
thực hiện dự án cịn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Từ đó nhà quản
lý dự án luôn luôn phải đảm nhận khối lượng cơng việc lớn, phải có khả năng thích
nghi với điều kiện làm việc khác nhau cũng như điều phối các mối quan hệ chứa
đựng nhiều mâu thuẫn giữa các bên liên quan trong dự án.
3. Stress trong xây dựng nói chung và nghề Quản lý dự án nói riêng
Stress trong ngành xây dựng mới được nghiên cứu trong những năm cuối thế kỷ
20. Kết quả cho thấy rằng mức độ stress trong ngành xây dựng được khẳng định
cao hơn so với các ngành công nghiệp khác (Sommerville và Langford 1994).
Công việc xây dựng là một nghề có nhiều nguy hiểm, thêm vào đó những nhân
tố gây stress có tính chất nghề nghiệp làm tăng thêm mức độ nguy hiểm tăng thêm
rủi ro của công nhân đối với thương vong. (Linda M.Goldenhar, 2003))
Theo một nghiên cứu của tổ chức CIOB (Hiệp hội xây dựng Vương quốc Anh,
2006), 84% người làm nghề xây dựng được hỏi cảm thấy rằng stress trong xây dựng
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

15


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

là một trong những yếu tố làm giảm trí nhớ. Khảo sát 847 người tham dự trong đó
có 578 khẳng định trải qua stress, lo lắng hoặc chán nản, và 154 người phải đi khám
bác sỹ.

Điều đó cho thấy rằng 26,6% những người từng trải qua căng thẳng, lo lắng
hoặc chán nản tìm đến lời khuyên của bác sỹ. Phân tích sâu hơn cho thấy rằng
những người đã trải qua chán nản tìm đến sự giúp đỡ của thuốc. 28,6% trong số
người trải qua chán nản so với 24,8% trong số đó trải qua stress và 17,3% trải qua
lo lắng.
Báo cáo cho thấy rằng những người được phỏng vấn 68,2% chịu đựng stress, lo
lắng và chán nản như là một kết quả trực tiếp của công việc trong ngành công
nghiệp xây dựng. Cụ thể hơn 61,9% người được hỏi trải qua stress, 48,4% trải qua
lo lắng và 18,5% trải qua chán nản. Báo cáo cũng cho thấy rằng chỉ có 6% trong số
họ trải qua stress nghề nghiệp đã nghỉ làm do stress. Và 3/4 trong số đó đã vắng mặt
trong 1 tuần hoặc ít hơn.
Hơn một nửa (58,2%) thấy rằng trong ngành công nghiệp hiện nay mức độ
stress cao hơn 5 năm về trước. Nhân tố chính được dẫn ra như là nguyên nhân của
stress là “công việc quá tải” – 64,1%, tiếp theo là thời hạn hoàn thành kỳ vọng –
59,7% và áp lực công việc – 59,9%.
Stress ảnh hưởng tới hành vi của dự tốn viên, thành quả cơng việc và khả
năng trúng thầu của hồ sơ dự thầu (Leung, 2005). Leung đã tìm ra rằng stress
làm xấu đi mối quan hệ cá nhân và thành quả công việc của dự toán viên.
Kết quả cho thấy khoảng 1/3 trong số chỉ huy trưởng công trường được hỏi cảm
thấy họ phải chịu đựng mức độ stress vừa phải và số còn lại thì trả lời họ cảm thấy
stress ở mức độ nhẹ (Djebarni, 1996).
Dự án xây dựng có rất nhiều bên liên quan (ví dụ: thiết kế kiến trúc, thiết kế kết
cấu, nhà thầu, cung cấp…) hoàn thành một khối lượng công việc lớn, được lập kế
hoạch trước trong một quá trình phức tạp trong một khoảng thời gian nhất
định…(Leung 2009). Sự không chắc chắn và không ổn định trong các yếu tố của dự
án: nguồn nhân lực, vật liệu, tình trạng tài chính, điều kiện cơng trường, thời tiết và
nhiều yếu tố khác. Có quá nhiều nguồn lực cần huy động và tiến độ gấp gáp có ảnh
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

16



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

hưởng nhất định đến lợi nhuận của các công ty xây dựng, như phát sinh chi phí, thời
hạn hồn thành dự án bắt buộc phát sinh chi phí xây dựng cao hơn (Leung 2009).
Và đó chính là những ngun nhân gây ra stress đối với người làm công tác quản lý
dự án, là người đi từ thời điểm bắt đầu đến kết thúc của một dự án.
Trong công việc và cuộc sống của nhà quản lý dự án, “những tình huống căng
thẳng, đe dọa và địi hỏi có thể dẫn tới một số kết quả không mong đợi bao gồm lo
lắng cao độ và giảm sút kết quả công việc”. Stress không chỉ ảnh hưởng tới tâm
lý cá nhân, nó cịn ảnh hưởng tới thành công của dự án xây dựng, mối quan hệ
giữa các cá nhân trong cùng một tổ dự án và cuối cùng là mối quan hệ trong tổ
chức” (Leung, 2003).
Quản lý xây dựng không chỉ yêu cầu công nghệ đổi mới và phân tích đầu vào từ
nhà quản lý xây dựng, cịn liên quan tới việc sử dụng óc phán đốn khách quan. Địi
hỏi về áp lực thời gian cùng với tiến trình xã hội năng động trong một dự án
gây ra rất nhiều stress đối với nhà quản lý dự án (Leung, 2006-2007).
Nhà quản lý dự án làm việc trong điều kiện không chắc chắn và rủi ro cao, và
điều này có góp phần gây ra mức độ stress quá mức phải trải qua (Natasha
S.Haynes, Peter E.D. Love, 2004). Mỗi dự án là một nỗ lực của con người, nó là sự
kết hợp của mục đích và mục tiêu của rất nhiều bên liên quan. Nhà quản lý dự án
phải hồn thành một dự án hoặc một cơng việc cụ thể trong một khoảng thời gian
nhất định. Luôn bị giới hạn bởi thời gian và phạm vi nhất định, sử dụng rất nhiều
nguồn lực và chịu tác động của rất nhiều những biến đổi và không chắc chắn
(Turner 1993).
Mọi quyết định độc lập của nhà quản lý dự án ảnh hưởng trực tiếp lên thời gian,
chi phí, chất lượng và thành công sau cùng của một dự án, việc nhà quản lý dự án

phải chịu stress rất lớn trong công việc thường xuyên xảy ra. Việc ra quyết định độc
lập trong hoàn cảnh căng thẳng quá mức thường là cứng nhắc, đơn giản và không
sâu sắc.
Công việc của nhà quản lý dự án thường có cường độ cao, do áp lực về thời
gian, điều kiện không chắc chắn, áp lực về thời gian, cấu trúc xã hội năng động liên
quan tới dự án xây dựng (Leung 2009). Kết quả một số nghiên cứu cho thấy stress
HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

17


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

làm giảm thành quả công việc của nhà quản lý dự án. Vậy đâu là nguyên nhân gây
ra stress đối với nhà quản lý dự án tại Việt Nam và giải pháp cho vấn đề này như
thế nào?
4. Quy trình nghiên cứu
4.1 Sơ đồ nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tóm tắt trong sơ đồ sau đây:
Xác định vấn đề nghiên cứu
 Xác định mục tiêu nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu
 Tầm quan trọng của nghiên cứu

Thu thập dữ liệu
 Thiết kế bảng câu hỏi
 Đối tượng trả lời bảng câu hỏi: những người
có kinh nghiệm quản lý dự án thuộc các tổ chức

hoạt động xây dựng tại các thành phố lớn.
 Phương thức: gửi mail, trực tiếp, fax.

 Mã hoá;
 Nhập liệu;
 Hiệu chỉnh.

Xử lý dữ liệu

Phân tích dữ liệu
 Sử dụng phần mềm SPSS

Báo cáo kết qủa

Kết luận và kiến nghị

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

18


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: PhD. Phạm Hồng Luân

4.2 Xác định vấn đề nghiên cứu và thu thập tài liệu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu

Xác định những thông tin cần
thiết phục vụ nghiên cứu


Lập kế hoạch tìm kiếm và
nghiên cứu tài liệu phục vụ
nghiên cứu

Xác định các nguồn thu thập
tài liệu.

Thông qua quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu, người ta
phát hiện hoặc nhận ra các vấn đề và đặt nhiều câu hỏi cần nghiên cứu để phát triển
rộng hơn để nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu có thể được hình thành thơng qua
những thơng tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được từ cuộc nói chuyện của những
người xung quanh mà chưa giải quyết được vấn đề đó.
Sau khi phát hiện ra vấn đề nghiên cứu và quyết định thực hiện nghiên cứu đó.
Thì xác định rõ ràng mục tiêu nghiên cứu là vô cùng quan trọng, nó sẽ quyết định
sự thành cơng hay thất bại của đề tại. Mục tiêu nghiên cứu là thực hiện điều gì hoặc
hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch
đặt ra trong nghiên cứu. Mục tiêu có thể đo lường hay định lượng được. Mục tiêu
chính là nền tảng hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc đánh giá kế hoạch
nghiên cứu đã đưa ra, và là điều mà kết quả phải đạt được.
Từ mục tiêu nghiên cứu đã được xác định rõ ràng, tiến hành xác định thông tin
để phục vụ làm sáng tỏ các vấn đề trong nghiên cứu thực hiện. Với khối lượng
thơng tin đã xác định cần phải tìm kiếm, người thực hiện nghiên cứu lên kế hoạch
tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu phục vụ đề tài. Cụ thể phải xác định được các loại
tài liệu cần thu thập và nguồn cung cấp tài liệu.

HVTH: Trần Thị Diệu Linh – CN&QLXD2007

19



×