Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu áp dụng các phương pháp sửa chữa công trình để cải tạo và nâng cấp các công trình văn hóa lịch sử kampuchia (trường hợp áp dụng tháp angkor wat)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.45 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯƠNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
=================

SUY SAKCHIVIN

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA
CƠNG TRÌNH ĐỂ CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP CÁC CƠNG TRÌNH
VĂN HĨA LỊCH SỬ KAMPUCHIA
( TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG : THÁP ANGKOR )

Chuyên ngành : XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CƠNG NGHIỆP
Mã số ngành

: 23.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng

năm 2007


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học :

TS. Phạm hồng luân


Cán bộ chấm nhận xét 1 :-------------------------------------------------------------------

Cán bộ chấm nhận xét 2 :-------------------------------------------------------------------

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại : HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ………tháng ……..năm 2007


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CƠNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2007

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: SUY SAKCHIVIN
Phái
: Nam
Ngày, tháng, năm sinh
: 01-06-1970
Nơi sinh

: Phnôm-Pênh
Chuyên ngành
: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
MSHV
: 02103906
I-TÊN ĐỀ TÀI :

NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬA CHỮA CƠNG TRÌNH
ĐỂ CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP CÁC CƠNG TRÌNH VĂN HĨA LỊCH SỬ
KAMPUCHIA
(TRƯỜNG HỢP ÁP DỤNG : THÁP ANGKOR )
II-NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Chương I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chương II : HIỆN TRẠNG CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI KAMPUCHIA
Chương III: CÁC BIỆN PHÁP SỬA CHỮA VÀ KHƠI PHỤC CƠNG TRÌNH
Chương IV: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÁN FRC
Chương V : NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SỬA CHỮA NÂNG CẤP
CƠNG TRÌNH TẠI KAMPUCHIA
Chương VI : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III-NGÀY GIAO NHIỆM VỤ
VI-NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: 05 / 02 / 2007
: 05 / 07 / 2007
: TS. Phạm hồng luân

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CN BỘ MÔN

QLCHUYÊN NGÀNH

TS. Phạm hồng luân
Ngày
TRƯỞNG PHÒNG ĐT-SĐH

tháng

năm 2007

TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Tơi rất vui mừng đã hồn thành luận văn và kết thúc khố học thạc sĩ của
mình tại trường Đại Học Bách Khóa Thành phố Hồ Chí Minh. Cho tơi được bày
tỏ lịng biết ơn sâu sắc của mình đến thầy, Ph.D PHẠM HỒNG LUÂN, người
đã hướng dẫn cho tơi thực hiện luận văn này. Với lịng nhiệt tình, vốn kiến thức
sâu rộng và kinh nghiệm của người thầy Thầy đã hình thành cho tơi những ý
tưởng ban đầu của đề tài nghiên cứu. Trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến
khi hoàn thành luận văn. Thầy đã tân tình sửa chữa những khiếm khuyết mà tơi
đã mắc phải.
Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô đã trực tiếp giảng dạy
các môn học trong quá trình học tập của tơi trong hai năm qua. Tơi tin rằng đây
là những bài học quý giá mà tôi may mắn có được để làm nền tảng cho những
bước đi sau này của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn Giám hiệu Trường Đại Học Bách Khoa, Phòng
Đào Tạo Sau Đại Học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu
trong suốt khóa học của tơi.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn bè Việt Nam đã giúp đỡ về việc học

tập cũng như làm luận văn trong q trình hồn thiện nhiệm vụ này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Ký Túc Xá Bách Khoa và
Ký Túc Xá Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tơi
có sinh hoạt tốt.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến các tác giả có tài liệu mà tơi đã sử dụng
trong khi thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè cùng khóa đã
giúp đỡ cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn !


TĨM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Luận văn này trình bày cách áp dụng các phương pháp sửa chữa và khôi
phục cơng trình để cải tạo và nâng cấp các cơng trình văn hóa lịch sử
KAMPUCHIA bằng phương pháp gia cường FRC (Tháp Angor Wat).
Trong luận văn này tơi sẽ trình bày nội dung chính là sửa chữa gia cường
cơng trình cổ truyền tháp Angkor Wat tại tỉnh SEAM REAP (KAMPUCHIA),
công trình ấy đã được sửa chữa và khơi phục do một cơ quan của Nhật Bản (
JSA ) hợp tác giúp đỡ. Việc thực hiện này tơi sẽ trình bày rõ ở trong chương V
của luận văn, việc sửa chữa gồm có sửa chữa cột, tường, vỉa hè. Các phương
pháp sửa chữa và khôi phục bằng cách chế tạo đá khối để tạo các thành phần
cột, tường v.v …
Trong nội dung thực hiện luận văn này, tơi sẽ trình bày trong ba giai đoạn
là trước chiến tranh, trong chiến tranh và sau chiến tranh (trong thời gian chế độ
POL POT). Cơng trình mà tơi nêu đây là “ sửa chữa và khôi phục thư viện miền
bắc Angkor Wat ” ( Restoration of the Angkor Wat Northern Library ). Các
công việc này sẽ được trình bày trong sáu chương I, II, III, IV, V và VI.
Phần cuối cùng của luận văn là phần kết luận về kết quả nghiên cứu trong
bài luận văn, nhược và ưu điểm, phần kiến nghị và tài liệu tham khảo của việc
nghiên cứu thực hiện luận văn này, và phần cuối cùng của bài luận văn là tóm

tắt lý lịch của người thực hiện luận văn.


MỤC LỤC
Chương I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................... 1
1.1-Giới thiệu chung. .................................................................................. 1
1.2-Tổng quan về công tác gia cường kết cấu bêtông cốt thép bằng
phương pháp dán FRC. ........................................................................ 1
1.3-Mục tiêu nghiên cứu đề tài. .................................................................. 3
1.4-Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................. 4
Chương II: HIỆN TRẠNG CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI
KAMPUCHIA .................................................................................... 5
2.1-Các thời kỳ:........................................................................................... 5
2.1-1Thời kỳ trước chiến tranh ...........................................................5
2.1-2.Thời kỳ trong chiến tranh ..........................................................5
2.1-3.Thời kỳ sau chiến tranh .............................................................5
2.2-Các nguyên nhân hư hỏng ....................................................................6
2.2-1.Tác dụng khí hậu........................................................................6
2.2-2.Tác dụng thời tiết .......................................................................7
2.2-3.Trong quá trình sử dụng.............................................................7
2.3-Yêu cầu phải sửa chữa..........................................................................8
2.3-1.Sửa chữa vết nứt của móng...................................................... 11
2.3-2.Sửa chữa vết nứt của cột.......................................................... 14
2.3-3.Sửa chữa vết nứt của dầm........................................................ 14
Chương III: CÁC BIỆN PHÁP SỬA CHỮA VÀ KHƠI PHỤC CƠNG
TRÌNH ............................................................................................ 18
3.1-Sửa chữa và khôi phục bằng cách làm màng bảo vệ.......................... 18
3.2-Sửa chữa và khôi phục bằng cách phun vữa và tô trát vữa ................ 19
3.3-Sửa chữa và khôi phục trần bêtông và độ sâu đục bêtông cũ............. 23
3.4-Sửa chữa và khơi phục với xử lý cốt thép và dính kết giữa bêtông cũ

và mới.................................................................................................. 24
3.5-Sửa chữa và khôi phục theo tỷ lệ cát-ximăng và nước-ximăng trong
vữa sửa chữa ....................................................................................... 25
Chương IV: ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÁN FRC ....................................... 29
4.1-Vật liệu vải sợi tổng hợp ................................................................... 29


4.2-Các phương pháp tính tốn................................................................ 38
4.3-Kết quả thí nghiệm của các nghiên cứu thực hành về FRC .............. 47
Chương V: NGHIÊN CỨU CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SỬA CHỮA
NÂNG CẤP CƠNG TRÌNH TẠI KAMPUCHIA (AngKor Wat)... 49
5.1-Giới thiệu chung về một số tháp cổ tại Kampuchia ........................... 49
5.2-Mô tả hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng........................................ 58
5.2-1.Hư hỏng của vỉa hè (Restoration of pavement) ....................... 58
5.2-2.Hư hỏng của tường (Restoration of wall)................................ 61
5.2-3.Hư hỏng của cột (Restoration of columns).............................. 64
5.3-Các phương pháp sửa chữa và khôi phục của các nguyên nhân ........ 67
Chương VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 77
Tài liệu tham khảo............................................................................................... 79


CÁC BIỂU BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Chương

Hình ảnh

1

-Hình A-1, Hình A-2 và Biểu đồ gia
cường kết cấu của bêtơng cốt thép


2

Hình 2.3-3[a),b),c)]

3

Bảng

Bảng tính tốn số phần trăm

4

-Hình A, B, C, D, E, F, G, H, J, K, L, M,
O, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y, Z.
-Hình a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l, m, n, o, p,
q, r, s, t.
-Hình 4-A

5

-Hình A-5,B-5, C-5, D-5, E-5, F-5.
-Hình H-A1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12,
13, 14, 15, 17, 18, 19.
-Hình A-1, 2, 3, B-1, 2, 3, C-1, 2, 3, D-1,
2, 3, E-1, 2, 3.
-Hình a-1, 2, b-1, 2, 3, c-1, 2, 3 ,d-1, 2, 3,
e-1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10.
-Hình a-h1, 2, 3, 4, 5.
-Hình 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

-Hình A-A, A-1, 2, 3, 4, 5.
-Hình B-B, B-1, B-2, 3, 4, 5, 6, 7, 8.
-Hình AB1, 2, 3, 4, 5.
-Hình AC-1, 2, 3, 4, 5, 6.

Bảng 1, Mơ hình phương
pháp gia cương vật liệu


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

Chương I: Giới thiệu Tổng Quan
1.1-Giới thiệu chung:
Các cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp hiện nay tại Kampuchia
đang quan tâm về sửa chữa có thể trải qua các giai đoạn :

(1)-Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn trước chế độ Pol Pot. Đây là giai đoạn mà
đất nước Kampuchia có nhiều cơng trình tại các thành phố SIEM REIP, thành phố
Koh Kong… bao gồm các cơng trình hạ tầng, cao tầng. Tại SIHANOUK villege có
một số khách sạn (Hotel) tại gần bờ biển gọi là Hotel Prampicharn, khách sạn gồm bảy
tầng.
Ở tỉnh SIEM RIEP, có nhiều cơng trình đẹp như Angkor wat ( Angkor wat gồm
Angkor THOM và TOUCH ), đã xây trong thế kỷ 9-11, hiện nay ở Kampuchia chính
phủ và các nhà khoa học Nhật bản đang có ý kiến về sửa chữa và khơi phục cơng trình
Angkor Wat .
Ở một số tỉnh như TA KEO ( CHISOU mountain), tháp PREA VIHIA temple
PREA VIHEA (tỉnh PREAHIHIA).


(2)-Giai đoan thứ hai là giai đoạn trong chế độ Pol Pot. Trong giai đoạn này cả
nhân dân Kampuchia hầu như khơng có sự quan tâm cơng việc xây dựng. Do chiến
tranh nên không xây dựng mới, chỉ cịn lại cơng trình trong giai đoạn thứ nhất. Rất
may mắn, là các cơng trình cổ truyền như tháp Angkor Wat, tháp PREA VIHEA, ...
không bị phá huỷ tuy vậy, khơng được quan tâm về bảo trì, nên phần lớn các cơng
trình này bị hư hại do các ngun nhân tự nhiên như về khí hậu, thời tiết, bị xâm thực,
rong rêu,...

(3)-Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sau chế độ Pol Pot tính từ ngày 7-01-1970.Do
thiếu hụt về cán bộ khoa học kỹ thuật ngành xây dựng nên một số các cơng trình kể
trên khơng được duy tu, sửa chữa, bảo trì thường xuyên. Việc xây dựng nâng cấp cơng
trình, đặc biệt là các cơng trình đặc trưng nền văn hóa Kampuchia, là mối quan tâm
của chính phủ và các ngành khoa học kỹ thuật hiện nay.
Do vậy việc nghiên cứu các biện pháp duy tu nâng cấp công trình là yêu cầu
cần thiết hiện nay của Kampuchia.
1.2-Tổng quan và công tác gia cường bêtông cốt thép bằng phương pháp
dán FRC
Kết cấu bêtông cốt thép được sử dụng trong các cơng trình xây dựng thường bị
ăn mịn và xâm thực môi trường chung quanh.
Việc sửa chữa và nâng cấp cơng trình thường áp dụng các biện pháp sau :
-a) Làm màng bảo vệ.
-b) Phun vữa và tô trát vữa.
-c) Sửa chữa trần bêtông và độ sâu đục bêtông cũ.
-d) Xử lý cốt thép và dính kết giữa bêtơng cũ và mới.
-e)Tỷ lệ cát-ximăng và nước-ximăng.
-f) Các phương pháp dán.
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 1



Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

-Ý nghĩa của polipropilen ( Polypropylene) của sợi gia cường bêtơng cốt thép là
:
Ximăng Porland có khả nănh chịu kéo bám hơn nhiều so với khả năng chịu nén
. Khi có vấn đề căng biến dạng, nêu khơng gia cường bêtơng cồt thép nó sẽ nứt và hư
hỏng. Trong giữa năm 1800 sự gia cường thanh thép đã được sử dụng để khắc phục
vấn đề này. Như hệ thống hỗn hợp, sự gia cường bằng thanh thép đã cho khả năng
chịu được các tải trọng gây kéo trong bêtơng.
Khi có mặt Ion Clorua, bêtơng cốt thép sẽ bị ăn mịn. Ở vùng Đơng-Bắc, lượng
muối Natri clorua có nhiều do tiếp giáp với vùng bờ biển có thể xuyên qua lớp bêtơng
để làm gỉ cốt thép. Gỉ có thể tăng gấp 4 – 10 lần thể tích của cốt thép gây giãn nở sản
sinh ứng suất kéo trong bêtông và dẫn đến gây giãn vỡ bêtơng, làm giảm kích thước
tiết diện kết cấu bêtơng. để khắc phục có thể bằng cách làm lớp phủ ngoài hoặc thay
thế thép bằng các vật liệu gia cường chống sự ăn mịn mơi trường.
Hiện nay thường dùng vật liệu dạng sợi nhỏ, giống như vật liệu hỗn hợp đã sử
dụng hiện nay, trộn lẫn bêtơng để tăng cường tính dẻo dai, hoặc có thể chịu được vết
nứt lớn hơn.
FRC là bêtông cốt thép ximăng pooclăng với thành phần sợi nhất định. Trong
FRC, hang nghìn sợi nhỏ được trộn lẫn vào trong bêtơng làm gia tăng khả năng chịu
kéo, chịu uốn, giảm sự co ngót hay nứt nẻ vì nhiệt.
Có thể sử dụng sợi tự nhiên hoặc nhân tạo để chế tạo FRC. Trong quá khứ, vật
liệu sợi tự nhiên đã được sử dụng nhiều, bắt đầu từ việc gia cường cốt thép trong
bêtông năm 1940 và từ đó đến này vẫn khơng phát triển nhiều. Gần đây nhiều loại vật
liệu sợi khác nhau đã được nguyên cứu ứng dụng.
Một số loại sợi như : sợi tổng hợp Polipropilen, sợi Cacbon, sợi thép, sợi thuỷ
tinh, sợi tự nhiên xenhega, sợi Amiang. Các loại sợi được cung cấp bởi các nhà sản

xuất theo Cataloque.
-Một số loại máy sử dụng để kiểm tra đặc trưng vật liệu như máy Instron loại1101 xem trong (hình A-1) lị sản xuất với “BLUE M ELECTRIC COMPANY (Mdel
No. 0V-18A – Serial No.0V-9513” và máy phun muối khoan rỗng
Máy “Singleton Coporation”, kiểu No. 20-16621, xem Hình A-2, tài liệu nghiên cứu
đáng kể đã viết trong sách giáo khoa thư viện đại học của Rhode Island và trong thư
viện của Massachusetts tại Lowell. W.G. Grace, nổi tiếng sản phẩm kinh doanh của
gia cường bêtông cốt thép, đã cung cấp sợi polipropilen (Popypropylene).

Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 2


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

BIỂU ĐỒ GIA CƯỜNG KẾT CẤU CỦA BÊTÔNG CỐT THÉP (FRC)

Sự Gia Tải

Đặc trưng V = 0.2 tới 2 %

Sợi Gia Cường Bêtơng

Bêtơng thường
Sự Biến Dạng

Hình A-1 INSTRON
Máy thử sức kéo


Hình A-2 Máy phun
muối khoan rổng

1.3-Mục đích nghiên cứu
-Luận văn nghiên cứu các khả năng áp dụng riêng biệt hoặc tổng hợp các biện
pháp sửa chữa và nâng cấp cơng trình đã nêu ở trên để bảo trì các cơng trình xây dựng,
cơ bản là các cơng trình lịch sử, tơn giáo có giá trị văn hóa cao cũng như các cơng
trình đặc biệt khác tại Kampuchia.
-Mục đích luận văn nghiên cứu việc sửa chữa và khôi phục cơng trình, nâng cấp
chất lượng bêtơng, tuổi thọ của cơng trình cịn tồn tại.
-Tìm các ngun nhân hư hỏng do hiện tượng khác như bị xâm thực, bị bào
mòn,… sau khi biết hiện tượng và nghiên nhân ta phải tiến hành và tìm biện pháp sửa
chữa và gia cường bằng phương pháp khác.
-Giới thiệu các giải pháp nhằm nâng cao tuổi thọ của các cơng trình cổ đại (
trường hợp áp dụng: Tháp AngKor)
-Tìm hiểu nguyên nhân và nguyên lý hư hỏng của cơng trình ấy, các biện pháp
sửa chữa và khơi phục cơng trình.
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 3


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

-Khảo sát các hiện tượng hư hỏng của cơng trình để tìm cách tăng cường khả
năng chịu lực của các cơng trình đó.
-Phương pháp sửa chữa và khơi phục cơng trình cổ đại bằng cách lắp đặt tại

chỗ.
-Tìm hiểu về bảo trì và ảnh huởng đến khả năng gây hư hỏng bới các hiện
tượng khác như : khí hậu, mưa nắng, gió bão, …
-Tìm hiểu về đặc tính của vật liệu xây dựng để sửa chữa, khôi phục và bảo trì
của cơng trình ấy.
-Gia cường cơng trình cổ đại bằng cách thi cơng tồn khối hoặc chế tạo tuy theo
tính chất đặc biệt của cơng trình đó. Do cơng trình đã xây dựng lâu năm nên việc sửa
chữa và khơi phục cơng trình dạng này rất khó.
1.4-Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
-Kết quả trong thí nghiệm của Polipropilen đã giải thích việc nghiên cứu sức
căng của sợi khi đặt nó vào trong điều kiện mơi trường khác nhau, sự giải thích của
tính chất căng gián tiếp sợi thực hiện trong các điều kiện trên. Sự thay đổi đặc tính vật
liệu của PP (Popypropylene) sợi đem đến sự làm việc của sợi với chất nền nhấn mạnh
trong tài liệu chỉ hợp lý khi có sự liên kết tốt giữa sợi và ximăng.
-Nghiên cứu các cơng trình cịn có thể cải tạo sửa chữa được, trong phạm vi các
công trình và kết cấu cơng trình xây dựng dân dụng và cơng nghiệp, bao gồm các cơng
trình dân dụng mới, các cơng trình xây dựng trong những năm gần đây do thiếu kinh
nghiệm về kỹ thuật thi công hoặc thiết kế mà không đáp ứng được điều kiện sử dụng
hiện thời
-Để mở rộng việc ngun cứu có thể tìm kiếm sản phẩm FRC sử dụng trong các
môi trường như nhau.

Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 4


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng ln


Chương II: HIỆN TRẠNG CÁC CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI
KAMPUCHIA
2.1-Các thời kỳ:
Trước hết ta phải kể lại về lịch sử của đất nước KAMPUCHIA. Đất nước
KAMPUCHIA có diện tích 181,035 km2, có dân số 13,000,000 người (số liệu trước
chế độ POL POT). Có biên giới gắn với ba nước là VIET NAM, LAO và THAI LAN.
Từ phía Đơng gắn với VIET NAM bắt đầu từ tỉnh KAMPONG -CHAM, SVAY
RIENG, TA KEO, KOM POT, ROTANAK KIRI. Từ phía Bắc gắn với LAO từ tỉnh
STUNG TRANG. Từ phía Tây gắn với THAI LAN từ tỉnh PRASVEAC HEAR,
SIEM RIEP. KAMPUCHIA. Kampuchia có chiến tranh ba lần, KAMPUCHIA từng bị
xâm lược bởi các nước PHÁP, MỸ, NHẬT BẢN.
2.1-1.Thời kỳ trước chiến tranh
Thời kỳ trước chiến tranh là thời kỳ KAMPUCHIA rất phát triến nhiều với các
cơng trình tháp và lâu đài. Ta tính từ trước thế kỷ 11, đó là tháp ANGKOR WAT và
tháp PREAVI HEAR, KAMPUCHIA đã có nhiều người có tài năng và kỹ thuật cao để
xây dựng các công trình đó
2.1-2.Thời kỳ trong chiến tranh
Thời kỳ trong chiến tranh là thời kỳ KAMPUCHIA dưới chế độ PHÁP, MỸ,
NHẬT BẢN. KAMPUCHIA khơng phát triển cơng trình nào mà chỉ cịn lại cơng trình
cũ như tháp ANGKOR WAT tại SIEM RIEP và các cơng trình nhỏ bé, như rạp xiếc,
casino và các khách sạn nhỏ bé tại thành phố Phnôm – Pênh. Và một số thành phố
khác có một vài cơng trình, như vậy trong thời kỳ này chỉ có các cơng trình cũ, cần
phải bảo trì, sửa chữa và khơi phục lại.
2.1-3. Thời kỳ sau chiến tranh
Thời kỳ này cũng khơng có gì khác so với thời kỳ trước bởi vì sau chiến tranh
Kampuchia chỉ cịn lại các cơng trình để lại từ hai chế độ trước. Sau chế độ POL
POT, Kampuchia đã được giải phóng năm 1979, nhân dân Kampuchia hầu như trắng
tay, Pol Pot đã giết chết hầu hết người có kiến thức và chỉ cịn lại một số rất ít đã chạy
ra nước ngồi trước chế độ ấy, như vậy ta thấy rằng việc bảo trì và sửa chữa cơng trình

Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 5


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

hầu như không ai quan tâm. Mà hiện nay Kampuchia đang kêu gọi sự giúp đỡ các
nước trên thế giới để sửa chữa và bảo trì lại các cơng trình cịn lại

2.2-Các ngun nhân hư hỏng
2.2-1.Tác dụng khí hậu
-Xác định cơ chế và mức độ xuống cấp và các biện pháp sửa chữa hoặc gia
cường kết cấuhư hỏng do tác động của các điều kiện khí hậu nóng ẩm ( như nhiệt độ
và độ ẩm khơng khí, bức xạ mặt trời, mưa gió, bão vv…)
-Các kết cấu trong cơng trình xây dựng chịu tác động trực tiếp của các điều
kiện khí hậu là các kết cấu lộ thiên, gồm có :
1-Mái bêtơng cốt thép;
2-Khung bêtơng cốt thép ( Dầm, Cột) ngồi trời,
3-Tường bêtơng cốt thép ngồi trời (Tường ngoài, tường chắn mái, bể
nước, thành silo ).
-Dấu hiệu xuống cấp các kết cấu nêu ở trên gồm có :
1)-Nứt bêtơng ;
2)-Thấm nước mưa;
3)-Rêu mốc;
4)-Các-bơ-nát-hóa.
-Một số cơng trình xây dựng bỏ dở vì nhiều lý do nêu đó, sau vài năm người ta
thấy rằng : tường, dầm, cột nhà bị nứt nẻ lở, vỡ do bị phơi mưa nắng trong một thời

gian khá dài.
-Dầm nhà bị nứt nẻ, nước thấm được vào làm gỉ thép bên trong. Gỉ thép trương
nở thể tích, phá vỡ cấu trúc bêtơng, tạo thành những vết nứt chạy dọc cốt thép chủ. Ở
những cột nhà, nơi nào có cốt thép lịi ra ngồi khí trời cũng thấy xuất hiện những vết
nứt giống như vậy.
-Lấy những mảng bêtơng ở chỗ nứt ra thì thấy lớp gỉ dính trên mặt bêtơng có
chỗ dầy tới 2-3mm, thanh cốt thép đường kính 22mm bị gỉ ăn chỉ cịn có 18 mm.
những chỗ nào bêtông gắn chặt vào cốt thép vẫn cịn ngun vẹn.
-Hiện tượng ơxi hóa dễ tiếp tục từ những nơi đã có gỉ sẵn. Ốxýt sắt có sẵn sẽ
hấp thụ ngay ơxy và khí ẩm để phát triển sang các phần lân cận.
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 6


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

2.2-2.Tác dụng thời tiết
-Khi nhiệt độ thay đổi thì bêtơng và cốt thép co giãn theo chiều dài. Hệ số giãn
của bêtông vào khoảng 0,0000148 – 0,000010, hệ giãn của thép 0,00012. Như vậy
nếu nhiệt độ thay đổi rất nhỏ, lực dính giữa bêtơng và cốt thép có thể chống lại được.
-Trong khi ấy bêtông là vật liệu dẫn nhiệt kém, bảo vệ được cốt thép khỏi bị tác
dụng của sự thay đổi nhiệt độ lớn. Điều này rất quan trọng khi xảy ra hỏa hoạn. Nhưng
bêtông không phải hồn tồn khơng chịu tác dụng của lửa, nếu bêtơng chưa ninh kết
chắc hoặc độ ẩm lớn thì nó chịu lửa kém, vì rằng nước thừa sẽ bốc hơi, phá hoại
bêtơng.
-Những cơng trình bêtơng cốt thép sau khi bị cháy, người ta thấy trên mặt
bêtơng có những vết nứt nẻ hoặc lở, vỡ thành mảng, cường độ chịu nén của bêtơng

trước kia là 250kG/cm2 nay thử lại chỉ cịn 150kG/cm2. Trong trường hợp này chỉ cần
sửa chữa phân mặt ngồi của bêtơng bị hư hỏng mà thơi.
-Để tránh cho cốt thép trong bêtông khỏi chịu tác dụng của lửa cần phải đảm
bảo chiều dày của lớp bêtông bảo vệ.
2.2-3.Trong q trình sử dụng
-Trong q trình sử dụng cơng trình gặp rất nhiều tác đơng làm vật liệu
bị suy thối chất lượng. Sau đây trình bày một số các hình thức suy thối của cơng
trình trong q trình sử dụng và khai thác, cơng trình bị xuống cấp,nghĩa là khơng cịn
giữ được chất lượng ban đầu của nó.
Có hai dạng suy thoái : suy thoái vật chất; suy thoái phi vật chất.

*-Suy thối vật chất là khi:
• Khả năng chịu lực kết cấu suy giảm.
• Khả năng cách âm, cách ẩm, cách nhiệt đều giảm.
• Hình thức bên ngồi nhà xập xệ, xấu xí, bụi bẩn, mốc rêu, hoen ố, lở
vỡ…
• Sàn nhà bị vênh, võng , thấm, bào mịn, bong bể… ảnh hưởng đến tiện
nghi sử dụng.
Mức độ suy thối của ngơi nhà biểu hiện rõ nhất ở mức độ xuống cấp của các
kết cấu sàn, trần, tường, cầu thang, và các ô cửa, chúng phản ảnh được phần nào độ
hao mòn của các bộ phận khác của nhà.
Suy thối của bêtơng :
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 7


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng ln


• Bêtơng là loại vật liệu dễ nứt; các vết nứt làm giảm độ cứng của
tiết diện, làm môi trường vật liệu bị đứt đoạn, làm phân phối lại nội lực giữa bêtơng và
cốt thép.
Bêtơng có độ rỗng xốp lớn ( tới 40%); dù bêtông cực kỳ tốt thì độ rỗng vẫn chiếm tới
10% thể tích. Hậu quả của độ rỗng là bêtơng có có vơ số những túi chứa nước do thẩm
thấu khơng sao tránh được.
• Cường độ bêtơng có giảm đến 20-30% của cường độ ban đầu, do
lực dính kết của ximăng suy giảm. Lực dính kết này là thước đo cơ bản của quá trình
lão hóa bêtơng.
• Lớp bêtơng bảo vệ kết cấu một khi bị nứt nẻ xuất hiện hiện tượng
mao dẫn thì mất ngay hiệu lực bảo vệ cốt thép và hậu quả là cốt thép bị gỉ sét, lượng
cốt thép hao mòn dần.
• Bêtơng cịn dễ bị xâm thực trong mơi trường hóa chất.

*-Suy thối phi vật chất :
Là khi cơng trình đáp ứng các yêu cầu của lối sống hiện đại của con người, sự
lỗi thời của nhà cửa. Chẳng hạn như :
• Quy hoạch các căn hộ trong tồn nhà khơng cịn hợp so với tiêu
chuẩn mỗi gia đình một căn hộ.
• Các phịng ở thiếu ánh sáng và thơng gió, lại quá chật hẹp so với
tiêu chuẩn thiết kế hiện đại.
• Các căn hộ thiếu khu vệ sinh riêng, thiếu nơi đun nấu riêng,
không nơi phơi quần áo, không chỗ để xe …
Nhà thiếu các tiện nghi công cộng và thiết bị hiện đại như :
Thang máy, đường ống dẫn khí đốt, quạt thơng gió, ống đổ rác, mạng điện thoại.
Khắc phục được mọi sự lỗi thời của nhà ở và cơng trình là khơng ngừng nâng
cao đời sống văn hoá của người dân và tiện nghi sử dụng.
-Đối với tháp Angkor Wat cũng không khác mấy đối với những thứ đã nêu ở
trên chỉ khác là các cột, tường, vỉa hè .v.vv… làm bằng các khối đá ( không dùng cốt

thép, ximăng .v.vv..)

2.3-Yêu cầu phải sửa chữa
-Sửa chữa các loại vết nứt :
Ta cần nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây ra những vết nứt trong kết cấu
bêtông cốt thép trước khi sửa chữa, vì có những trường hợp nguyên nhân có vẻ giống
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 8


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

nhau nhưng tạo ra những vết nứt có tính chất khác nhau và cũng có những trường hợp
các vết nứt ở vị trí giống nhau lại do những nguyên nhân khác nhau.
-Có những các loại vết nứt như sau :

.Vết nứt đơn : phát sinh do kết cấu bị quá tải, do tác dụng của tải trọng hoặc
do bêtơng co ngót. Ngun nhân sinh ra vết nứt đơn thể hiện rõ ràng khi đem đối chiếu
dạng vết nứt với vị trí kết cấu, vị trí cốt thép và ứng suất trong bêtông.
-Vết nứt do quá tải rất dễ nhận ra vì dạng vết nứt này giống dạng vết nứt khi
kiểm nghiệm kết cấu bằng chất quá tải.
-Vết nứt xuất hiện ở những nơi không giống như khi quá tải thường là do các
biến dạng bị ngăn cản. Những ngăn cản biến dạng có thể xảy ra khi bêtơng nằm tiếp
xúc với đất nền, mặt ma sát khá lớn, nhưng có thể có những ngăn cản biến dạng nội tại
(bên trong kết cấu), ví dụn hư khi có biến dạng nhiệt thì vết nứt xuất hiện ở tiết diện
yếu nhất trong kết cấu bêtơng.
-Vết nứt hình thành trong tuần lễ đầu saukhi đúc thường là do co ngót khi

bêtơng ninh kết và khơ rắn; cũng có thể là do biến dạng co ngót bị ngăn cản bởi sự tiếp
giáp giữa kết cấu với nhau ( ví dụ hai kết cấu tại thành góc lõm ).
-Trong cơng trình chạy dài, như tường chắn đất hoặc tuynen, các vết nứt xuất
hiện trên các đoạn nhất định giống nhau, thì nguyên nhân là do mắc sai phạm trong
thiết kế hơn là trong thi công. Nếu vết nứt chạy xiên xẹo lung tung thì sai phạm có thể
vừa là do thiết kế, vừa la do thi công kém chất lượng. Trong những kết cấu bêtơng cốt
thép dài trên 9m, ít khi hình thành vết nứt đơn, mà thường có hai vết nứt ở vị trí tương
tự; nguyên nhân hai vết nứt này giống nhau.

..Vết nứt nhóm

: thường là những vết nứt chạy khơng định hướng, khơng có

cùng một phương hướng nhất định và hình thành hầu như đồng thời một lúc. Loại vết
nứt nhóm xuất hiện trong các kết cấu bêtơng cốt thép khi chúng chịu nén và chịu xoắn
quá mức; vì nếu như kết cấu đó chịu kéo thì chỉ một vết nứt xuất hiện là đủ loại trừ
ứng suất rồi; còn nếu kết cấu đó chịu nén gây hư hỏng thì bêtơng bị nứt nẻ rất nhiều.
-Các vết nứt nhóm thường xuất hiện trong các vòm cầu, trong các vỏ tuynen, vì
ở đó mặt phẳng bên trong chịu ứng suất ba chiều.
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 9


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

-Những vết nứt nhóm thường hay xuất hiện trong các tấm bêtông (tấm sàn, tấm
lát, mặt đường) và các kết cấu bêtông nhiều lớp. Trong các tấm lát bêtơng các vết nứt

hình thành dưới dạng chạy lung tung khi bêtơng co ngót hay bị biến dạng nhiệt, hoặc
dưới dạng đồng tâm và chạy vòng chung quanh một chỗ nào đó. Hiện tượng nứt nẻ
đồng tâm xuất hiện trong trường hợp có biến dạng nhiệt, lớp bêtơng mặt bong khỏi lớp
nền, tức khi độ dính kết giữa lớp mặt và lớp nền bị phá hoại. Đồng thời tải trọng bên
ngoài (của xe chở hàng, xe cần trục …) lại tác động đúng vào chỗ đó với áp lực lớn.
Nếu tác động đồng tâm có chiều dài ban đầu 7 – 15 cm, ít lâu sau sẽ xuất hiện các các
vết nứt chạy vòng, giống như các vết nứt ở góc các tấm lát đường . Càng ngày diện
tích suy yếu càng phát triển, các vết nứt càng mở rộng, các vịng trịn nứt lớn dần từ
15cm đến 1.5m.
-Kích thước các vết nứt nhóm cịn tuỳ thuộc vào độ sâu của chúng. Chẳng hạn
như mặt bêtông gồm ba lớp với chiều dầy tổng cộng là 4 cm, thì vết nứt ăn xuyên cả
ba lớp nếu chúng bao trùm diện tích 110 cm2, ăn xuyên hai lớp nếu bao trùm 90 cm2,
ăn xuyên một lớp nếu bao trùm dưới 40 cm2. Kích thước nhóm vết nứt cịn phụ thuộc
vào thành phần vữa bêtơng.
Có thể phân biệt ba loại nhóm vết nứt trong bêtông nhiều lớp :
-Những vết nứt bao trùm diện tích độ 10 cm2 chỉ xuất hiện khi ta đổ nước cho
ướt mặt bêtông, và ăn xuyên qua lớp bêtông ngồi cùng.
-Những vết nứt lớn hơn chiếm một diện tích khoảng 70 cm2 và ăn xun qua
lớp bêtơng ngồi cùng và lớp giữa.
-Những vết nứt lớn hơn nữa nằm trong bán kính 1.,5 – 1,7m ăn xuyên đến lớp
nền.

… Vết nứt tự khép kín
Trong những điều kiện nhất định nào đó khe nứt có thể tự khép kín vững chắc
khơng cần phải sửa chữa.
-Khe nứt tự khép kín vững chắc được là do dung dịch hy-dri-ốc-xít canxi lọt
vào khe và kết tủa. Các tinh thể (nhất là tinh thể các-bo-nát) có độ cứng lớn, sẽ liên kết
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 10



Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

hai thành khe nứt lại nhau, làm cho phần kết cấu bị mất cường độ nay lại phục hồi
được.
Hiện tượng khe nứt tự khép kín vững chắc có thể xảy ra khi :
• Bêtơng được ngâm thường xun trong.nước.
• Khơng chịu tải trọng động.
• Sự co ngót đã ngừng hẳn.
• Khơng có nước thấm qua các lỗ rỗng hoặc qua khe nứt.
Khe nứt khơng thể tự khép kín vững chắc được khi :
• Bêtơng bị khơ ngắn hạn nhưng thường xuyên.
• Chịu ứng suất kéo tĩnh hoặc động, hoặc ứng suất co ngót, làm cho
liên kết mới hình thành bị phá hoại ngay.
• Vơi kết tủa thường xun bị trơi hoặc bị phá hoại bởi các axít hịa tan
trong nước, thấm vào bêtông theo các đường mao dẫn.
-Như vậy các vết nứt chỉ có thể tự khép kín vững chắc trong các cơng trình thuỷ
lợi, khơng chịu tác dụng của nước xâm thực, của nắng mặt trời và các ứng suất nhiệt
khác.
-Sửa chữa những vết nứt đơn gặp một khó khăn là khơng đảm bảo được sự dính
kết tốt giữa bêtông cũ và bêtông mới bịt lấp khe nứt trong mặt phẳng thẳng đứng.
Chính vì lý do này mà phương pháp chỉ dùng vữa để bịt gắn khe nứt thường không
hiệu quả.
-Những phương pháp sửa chữa vết nứt khá phổ biến là phương pháp liên kết
bằng đinh giàng và phương pháp kéo áp lực bên ngoài.
2.3-1.Sửa chữa vết nứt của móng
-Trong phần này ta nói về gia cường móng nơng và những hư hỏng của nó.

Móng nơng áp dụng cho nhà ít tầng, khi nền đất khá tốt, móng nơng làm bằng gạch, đá
hộc hay bêtơng.
1)- Móng gạch được xây dưới những 2 – 3 tầng. Hiện nay móng gạch ít được áp
dụng do vì mác gạch phải thật cao; gạch non trong đất ẩm dễ bị hư mục.
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 11


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

2)-Móng xây bằng đá hộc bền hơn móng gạch, tuổi thọ có thể trên 100 năm,
thường dùng làm móng băng dưới tường hay làm móng trụ dưới cột. hình dạng của
móng đá hộc chủ yếu là hình chữ nhật, đơi khi là hình thang.
3)-Móng bêtơng và móng đá hộc (bêtông độn đá hộc) áp dụng cho những nhà
cao tầng 5 – 6 tầng. Những móng này đều đúc trong cơppha, nên dễ tạo những hình
dạng khác nhau như hình chữ nhật, hình chữ nhật nhiều bậc, hình thang … Nhờ vậy
người ta có thể chọn được hình dạng kết cấu móng hợp lý sao cho tốn ít bêtơng nhất.
-Tuổi thọ của móng bêtơng và móng đá hộc rất cao, nếu bêtơng chắc đặc, khơng
thấm nước. Cịn nếu bêtơng xấu, dễ bị xâm thực bởi nước ngầm thì móng vẫn cần phải
sửa chữa, gia cường. Những móng bêtơng cốt thép đúc sẵn tại nhà máy thường có chất
lượng khá tốt, nên ít khi phải sửa chữa.
-Hư hỏng của các móng xây thường do nước ngầm xâm thực hoặc do các tác
động khác, làm cho mạch hồ xây bị thoái hóa, mất lực dính kết, các viên gạch xây long
lở, tạo ra những hang hốc trong khối xây.
-Hư hỏng hóa học là do vật liệu bị ăn mòn, cường độ chịu lực của vật liệu giảm
sút, dẫn đến hư hỏng tồn bộ móng. Ngun nhân của hiện tượng ăn mịn là do nước
thải công nghiệp làm ô nhiễm nước ngầm tự nhiên và do nước ngầm chứa muối sulphát … phá hoại cấu trúc đá ximăng.

-Hư hỏng cơ học là khi móng bị nứt, gẫy, nghiêng do lún, khi này việc sửa chữa
móng thường là gắn kín các khe nứt, hoặc gia cường móng bằng một vỏ áo bêtơng để
tải trọng truyền xuống móng điều hịa hơn.
-Gia cường móng để sửa chữa sai sót :
-Đó là những sai sót đã phạm phải trong các khâu khảo sát, thiết kế, thi cơng và
trong q trình sử dụng.
-Cường độ khối móng xây suy giảm thì phải phục hồi khả năng chịu lực của
móng bằng cách phụt vữa ximăng gia cố, hoặc thay thế bằng móng mới.
-Chiều rộng đế móng khơng đủ để phân bố tải thì phải mở rơng thêm ra.
-Gia cường để phòng ngừa :
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 12


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

-Các biện pháp gia cường phòng ngừa nhằm tạo trước khả năng chống các
chuyển vị đứng và ngang của đất nền. Chẳng hạn như trong các trường hợp :
• Xây dựng cơng trình mới q gần cơng trình cũ, nên cần có biện
pháp gia cường nền móng nhằm giới hạn sự chuyển vị của đất nền, bảo vệ cơng trình
cũ.
• Xây dựng tầng hầm mới bên trong cơng trình cũ.
• Xây dựng các cơng trình ngầm (đường ống, hầm ngầm … ) ở gần hay
bên dưới móngcơng trình có sẵn.
• Lắp đặt các thiết bị sản xuất mới, gây rung động ảnh hưởng đến nền
móng cơng trình cũ.
-Gia cường để cải tạo:

-Cải tạo và nâng cấp cơng trình cũ nhằm tăng diện tích sử dụng, thay đổi
chức năng sử dụng, thay đổi diện mạo đường phố trong quá trình phát triển đơ thị.
-Trường hợp gia cường nền móng cũ để chúng có khả năng chịu tải trọng
mới, thì giải pháp nền đôi khi lại là yếu tố quyết định quy mơ cải tạo, nâng cấp cơng –
trình.
-Xác định cơ chế và mức độ xuống cấp, và một số giải pháp khắc phục sự
xuống cấp của cơng trình do ngun nhân lún nền móng.
-Kiểm tra dấu hiệu cơng trình bị xuống cấp do ngun nhân nền móng, cơng tác
kiểm tra chi tiết cần cung cấp thông tin liên quan đến biến dạng của cơng trình và các
yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của biến dạng.
-Vết nứt do lún nền móng : Đối với kết cấu bêtông cốt thép, các vết nứt do biến
-dạng nền thường xuất hiện tập trung ở khu vực các độ cong tương đối lớn của đường
cong lún. Chiều của vết nứt vng góc với chiều của ứng suất kéo chính do biến dạng
nền sinh ra. Đối với dầm và sàn, các vết nứt do lún thường các vết nứt thẳng góc với
trục dầm và sàn. Khi bị lún lệch hay lún ảnh hưởng của cơng trình lân cận. thường
xuất hiện các vết nứt xiên ở dầm,các vết nứt chéo góc 45o (trên mặt bằng sàn) ở các
góc sàn.
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 13


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

2.3-2.Sửa chữa vết nứt của cột
-Sửa chữa vết nứt của cột bêtông cốt thép bằng cách gia cường cột, gia cường
bêtơng cốt thép có thể gia cường bằng một vỏ áo cũng bằng bêtông cốt thép với cốt
thép dọc và cốt đai đặt theo tính tốn.

-Chiều dầylớp vỏ áo phải lớn hơn 5 cm nếu đúc bêtơng có cốp pha, và phải lớn
hơn 3 cm nếu áp dụng biện pháp phun bêtông. Trước khi gia cường phải đập vỡ các
cạnh góc cột và gia cường mặt bêtơng cũ.
-Trong trường hợp làm vỏ áo chung quanh cột gặp khó khăn, ví dụ như cột ở
gần mạch lún, mạch nhiệt, hoặc cột ở sát tường thì gia cường bằng cách tăng tiết diện
cột về một phía hay hai phía.
-Các thanh cốt thép dọc cũ và mới được hàn với nhau bằng các đoạn thép ngang
ngắn hoặc bằng thép đai, tuỳ theo điều kiện cần tăng khả năng chịu chịu lực của cột
lên ít hay nhiều.
-Gia cường cột bằng cách mở rộng tiết diện không cần phải làm suốt chiều dài
cột mà cò thể gia cường cục bộ ở những nơi có hư hỏng hay ứng suất quá lớn.
-Gia cường những cột nhà nhiều tầng đúc bêtơng tồn khối thì phải khoan
những lỗ xuyên qua sàn tầng để cho cốt thép dọc đi qua.
-Tuỳ theo tải trọng truyền xuống móng nhỏ hay lớn mà khơng cần tăng diện
tích đế móng hoặc phải tăng diện tích đế móng, đơi khi phải hạ thêm cọc (cọc khoan
hoặc đúc tại chỗ) và làm đài cọc bêtông cốt thép để truyền tải xuống các cọc mới.
-Thơng thường thì vỏ áo móng gia cường nối liền với vỏ áo cột gia cường, nếu
như cột không cần thiết phải gia cường thì vỏ áo móng nên kéo dài lên cao quá chân
cột độ 1-1.5 m. mặt ngoài vỏ áo móng thường dốc, khi đúc bêtơng cần làm cốp pha
ngoài.
2.3-3.Sửa chữa vết nứt của dầm
-Giới hạn bề rộng khe nứt : giới hạn bề rộng khe nứt trong kết cấu bêtông là
một trong các chỉ số công năng quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng bình thường
của kết cấu. Giới hạn bề rộng khe nứt được qui định trong tiêu chuẩn kết cấu bêtông
Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 14


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp


Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

cốt thép hiện hành TCVN5574: 1991, tuỳ thuộc điều kiện làm việc của kết cấu và loại
cốt thép sử dụng.
-Vị trí và đặc trưng phân bố vết nứt: Các vết nứt thường xuất hiện ở các vùng
dự đoán có ứng suất kéo lớnnhất trong kết cấu hoặc cấu kiện.
-Đối với dầm đơn giản và dầm liên tục, các vết nứt vng góc với trục dầm
thường phát triển ở phần dưới của nhịp hoặc phần trên gối đỡ. Các vết nứt xiên ở gần
gối đỡ hoặc ở gần điểm đặt tải trọng tập trung. Trong một số trường hợp, có thể có các
vết nứt xuất hiện ở vùng chịu nén gần nơi có mơ-men uốn lớn nhất của dầm. Một số
dạng vết nứt được thể hiện sau.
-Đối với hình dạng vết nứt : Vết nứt do kéo gây ra thường vng góc với ứng
suất pháp, như chiều vết nứt chịu kéo của dầm chịu uốn ln vng góc với trục dầm,
phía dưới rộng, phía trên nhỏ.
-Kích thước của vết nứt : vết nứt xuất hiện trong giải đoạn sử dụng bình thường
của kết cấu nói chung bề rộng khe nứt không lớn. Bề rộng khe nứt giảm dần từ mặt
ngồi kết cấu vào trong của bêtơng ( Hình 2.3-3).
-Thời điểm xuất hiện vết nứt : Vết nứt thường xuất hiện khi tải trọng đột ngột
tăng lên, ví dụ khi thảo dỡ cốp pha, lắp đặt thiết bị, khi cho kết cấu chịu tải và chịu
vượt tải. Trong kết cấu có thể xuất hiện các vết nứt khi bị lún không đều vượt qua giớihạn cho phép. Thới điểm xuất hiện vết nứt không nhất thiết là thời điểm sinh ra nứt.
-Sự phát triển vết nứt : Vết nứt thường phát triển theo sự gia tăng của tải trọng
và thời gian tác động kéo dài của tải trọng cũng như sự gia tăng độ lún.
-Hình thức gia cường dầm bằngcách tăng tiết diện về một phía thường phổ biến
nhất. Nhười ta hàn thêm cốt thép mới vào những cốt thép chủ cũ của dầm sau khi đã
đục phá lớp bêtông bảo vệ bên ngoài.
-Sửa chữa vết nứt dầm bằng các hình thức gia cường tăng tiết diện trình bày sau :

Học viên : SUY SAKCHIVIN


Trang 15


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

c ) Vết nứt do cắt ×

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

d ) Vết nứt do uốn cắt ×

Hình 2.3-3. a) Dầm đơn gian. b) Dầm liên tục. c)Vết nứt do cắt. d) Vết nứt do uốn cắt

-Nếu mức độ tăng cường khả năng chịu lực của dầm khơng nhiều lắm thì
chỉ cần tăng số lượng cốt thép chủ bằng cách hàn thêm một số cốt thép phụ vào những
cốt thép chủ cũ của dầm, rồi trát vữa ximăng hay phun bêtơng. Có thể hàn trực tiếp cốt
thép mới vào cốt thép cũ, hoặc đặt một miếng nêm vào giữ chúng, miếng nêm này là
đoạn thép trịn, đường kính 10 – 30 mm, dài độ 8 – 20 cm; các đoạn hàn cách nhau
khoảng 100 cm. Như vậy chiều cao của tiết diện được gia cường tăng lên 2 – 8 cm.
-Nếu cần tăng cường khả năng chịu lực của dầm lên nhiều thì phải tăng chiều
cao tiết diện dầm về phía dưới bằng cách đặt thêm cốt thép chủ mới, hàn vào cốt thép
chủ cũ bằng cách các đoạn thép vai bò, thép đai đứng hoặc xiên.
-Ở đây sự dính kết giữa bêtông cũ và bêtông mới là vấn đề rất quan trọng, nếu
thi cơng khơng tốt thì hàng năm do tuổi bêtơng khác nhau, độ dính kết sẽ giảm dần đi.
Độ dính kết giữa bêtơng cũ và bêtơng mới phụ thuộc rất nhiều yếu tố như điều kiện đổ
bêtông, phương pháp đầm và bảo dưỡng, cách thức gia công mặt tiếp xúc, thành phần
hạt cốt liệu, liều lượng ximăng v.v …
-Đúc bêtơng gia cường dầm có thể tiến hành từ trên xuống qua các lỗ đục sẵn
trên sàn và xọc vữa xuống dầm.
Học viên : SUY SAKCHIVIN


Trang 16


Xây Dựng Dân Dụng và Công Nghiệp

Hướng Dẫn : Ph.D Phạm Hồng luân

-Trong một số các trường hợp có thể áp dụng phương pháp phun bêtông vỏ áo
thành nhiều lớp; mỗi lớp dầy không quá 15 mm.
-Nếu khối lượng sủa chữa gia cường nhỏ thì có thể thi cơng bêtơng các vỏ áo
gia cường dầm và cột bằng một loại ngăn kéo đặc biệt. Sau khi đánh sớm mặt bên
người ta lắp hộp cốp pha vỏ áo cách mặt dưới sàn tầng một khoảng 100 – 150 mm.
Tiến hành đúc bêtơng từng đoạn một bằng một ngăn kéo có ba thành, trong đó hai
thành dọc biên đặt tỳ lên thành đứng của hộp cốp pha, cịn đáy ngăn kéo thì đặt trên
một giá đỡ thẳng đứng. Khi đã đặt xong ngăn kéo vào vị trí làm việc của nó người ta
đổ vữa bêtông vào ngăn kéo rồi dùng bàn đẩy đẩy vữa xuống khe hở, đồng thời cho
đầm dọc theo hộp.
-Phương pháp gia cường dầm bằng cách tăng tiết diện có nhiều ưu điểm : nó
kinh tế, tốn ít vật liệu mà hiệu quả tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu vẫn lớn,
sửa chữa được những hư hỏng có trước, giữ ngun tính chất tồn khối của của kết cấu
bêtông cốt thép.
-Khuyết điểm của phương pháp này thi công phức tạp, tốn nhiều công lao động,
phải làm dàn giáo, cốp pha trong toàn bộ đoạn sửa chữa gia cường, phải đục, phải thi
công đúc bêtông trong điều kiện khó khăn, khơng thể tiến hành cơng tác sửa chữa mà
không ảnh hưởng đến sản xuất hoặc sử dụng.

Học viên : SUY SAKCHIVIN

Trang 17



×