Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng thi công các công trình xây dựng cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (669.34 KB, 111 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

HUỲNH CÔNG HUẤN

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG THI CƠNG CÁC CƠNG TRÌNH
XÂY DỰNG CƠ BẢN
CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2006


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Phạm Hồng Luân

..............................

Cán bộ chấm nhận xét 1 : ...............................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2 : ...............................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . . tháng . . . . năm 2006




TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
-----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC
-------------------------

Tp. HCM, ngày

tháng

năm 2006

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : HUỲNH CÔNG HUẤN
Ngày, tháng, năm sinh : 05/ 3 / 1977
Chuyên ngành : CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Phái : Nam
Nơi sinh : An Giang
MSHV : 00804204

I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG
THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:


- Tìm hiểu các nguyên lý về quản lý dự án xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng ở
trong nước và ở nước ngoài.
- Khảo lược các vấn đề liên quan đến chất lượng thi công xây dựng ở trong và ngoài
nước. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp để xác định những yếu tố làm kém chất
lượng trong thi công xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Từ
đó đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng thi công. Kiểm chứng tính khả thi của đề
xuất ở một công trình cụ thể.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 06-01-2006
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 06-7-2006
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM HỒNG LUÂN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH

CN BỘ MÔN QL CHUYÊN NGÀNH

TS. Phạm Hồng Luân

TS. Ngô Quang Tường

TS. Ngô Quang Tường

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được hội đồng chuyên ngành thông qua.
Ngày
TRƯỞNG PHÒNG ĐT – SĐH

tháng

năm 2006


TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ thầy cô,
gia đình, đồng nghiệp và bạn bè dành cho tôi trong hai năm theo học Cao học tại
Khoa Xây dựng trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh mà nếu không có sự
giúp đỡ q báu ấy tôi khó có thể hoàn thành được chương trình học.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến só Phạm Hồng Luân, người thầy luôn
tận tâm, nhiệt tình trong công việc đã có những ý kiến xác đáng, định hướng cho
công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của tôi là luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn nhân viên và lãnh đạo các cơ quan Sở Xây dựng,
Trung tâm tư vấn và kiểm định xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra nhà
nước tỉnh An Giang đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu để hoàn
thành luận văn của mình.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 7 năm 2006
Người thực hiện luận văn

Huỳnh Công Huấn


TÓM TẮT NỘI DUNG
Chất lượng công trình là nội dung rất quan trọng của dự án đầu tư xây dựng.
Kém chất thi công có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Phân tích bảng câu hỏi với 143 đối tượng được hỏi là kỹ sư, kiến trúc sư làm
việc tại các công ty tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công. Sử dụng
kỹ thuật phân tích nhân tố xác định được 4 nhóm yếu tố chính gồm 17 yếu tố thành
phần là nguyên nhân gây kém chất lượng thi công. Các yếu tố tập trung ở năng lực
và ý thức trách nhiệm của các bên.

Một số biện pháp đề xuất để nâng cao chất lượng thi công là tập trung vào
đào tạo nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm, pháp luật cho các đối tượng tham gia hoạt
động xây dựng; tăng cường kiểm tra, chế tài các hành vi vi phạm trong hoạt động
xây dựng; và những thay đổi trong chính sách.


ABSTRACT
Quality plays an important role in construction project. Poor quality may occur
suddenly in constructing phase, and it depends on many reasons.
Analysing 143 questionnaires from engineers, architects who work for
designing, supervising companies, project management board, and constructing
companies. Using factors analysis determine 4 main factors included 17 elements
that caused poor quality in constructing phase. Its is almost the result of low
competence and commitment of owners, contractors, supervisors, designers.
Some recommendations in order to improve construction quality were given
such as training specific skills, perception, and construction law for persons who
take part in construction project; officer statutory should have more ative actions;
and some changes in policy.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ

1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

4


1.3. PHẠM VI, ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU

4

1.4. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

4

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu

4

1.4.2 Công cụ nghiên cứu

5

1.4.3 Sơ đồ nghiên cứu

7

1.5 LI ÍCH MONG MUỐN

8

CHƯƠNG 2 : QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯNG CÔNG TRÌNH
2.1 SƠ LƯC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

9

2.1.1 Dự án đầu tư xây dựng


9

2.1.2 Quản lý dự án

9

2.1.3 Các giai đoạn của dự án xây dựng

11

2.1.4 Các hình thức quản lý dự án xây dựng

12

2.2 SƠ LƯC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯNG

13

2.2.1 Chất lượng sản phẩm

13

2.2.2 Quản lý chất lượng sản phẩm

14

2.2.3 Quản lý chất lượng thi công công trình

15


2.2.4 Một số phương pháp quản lý chất lượng

20

2.2.4.1 Kiểm tra chất lượng

20

2.2.4.2 Kiểm soát chất lượng

21

2.2.4.3 Đảm bảo chất lượng

21

2.2.4.4 Kiểm soát chất lượng toàn diện

22


2.2.4.5 Quản lý chất lượng toàn diện
2.3 ÁP DỤNG ISO Ở VIỆT NAM

22
23

2.3.1 Giới thiệu về ISO 9000


23

2.3.2 Những khó khăn khi áp dụng ISO ở Việt Nam

25

2.4 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯNG THI CÔNG

28

2.5 NHỮNG NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ CHẤT LƯNG CÔNG TRÌNH 29
2.5.1 Nghiên cứu của nước ngoài

29

2.5.2 Nghiên cứu ở trong nước

30

CHƯƠNG 3 : TÌM CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KÉM CHẤT LƯNG TRONG
QUÁ TRÌNH THI CÔNG
3.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

34

3.2. GIỚI HẠN VẤN ĐỀ

35

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


36

3.3.1 Nghiên cứu sơ bộ

36

3.3.2 Nghiên cứu khảo sát

38

3.3.2.1 Thiết kế Bảng câu hỏi

38

3.3.2.2 Xác định số lượng mẫu

42

3.3.2.3 Xử lý số liệu không hợp lệ

43

3.3.2.4 Gửi và nhận Bảng câu hỏi

43

3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

43


3.4.1 Thống kê mô tả

43

3.4.2 Phân tích mối quan hệ

44

3.4.3 Phân tích nhân tố

45


CHƯƠNG 4 : BÁO CÁO CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY KÉM CHẤT LƯNG
TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

50

4.1.1 Đối tượng trả lời

50

4.1.2. Nhận xét về khả năng sai phạm trong thi công

51

4.1.3 Tác động giữa các bên trong quá trình thi công


52

4.1.4 Sơ bộ nguyên nhân gây kém chất lượng, hậu quả, biện pháp

53

4.1.5 Xác định các yếu tố gây kém chất lượng thi công

55

4.2 SO SÁNH VỚI CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

57

CHƯƠNG 5 : ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG
THI CÔNG
5.1. CÁCH TÌM BIỆN PHÁP

58

5.2. BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT

64

5.2.1 Đối với chủ đầu tư

65

5.2.2 Đối với tư vấn thiết kế


66

5.2.3 Đối với tư vấn giám sát

67

5.2.4 Đối với nhà thầu thi công

67

5.2.5 Đối với cơ quan quản lý nhà nước

68

5.3. TRƯỜNG HP THỰC TIỄN

69

5.3.1. Giới thiệu

69

5.3.2. Đánh giá kết quả thực hiện

71

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN
6.1. KẾT LUẬN

74


6.2. NHỮNG HẠN CHẾ

75

6.3. KIẾN NGHỊ

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ HÌNH ẢNH
A. DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Đồ thị giá trị sản xuất công nghiệp xây dựng
Hình 1.2: Tỷ lệ các sai phạm trong xây dựng (Bộ Xây dựng)
Hình 2.1: Minh họa tiến độ các giai đoạn của dự án
Hình 2.2: Các giai đoạn của dự án xây dựng
Hình 2.3: Quan hệ giữa kỹ sư giám sát với các bên trong xây dựng
Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức và quan hệ điển hình một công trường
Hình 2.5: Tỷ lệ các sai phạm trong xây dựng (Đoàn giám sát của Quốc hội)
Hình 3.2: Sơ đồ phương pháp phân tích nhân tố
Hình 4.1: Tỷ lệ trả lời phân theo chủ thể
Hình 4.2: Tỷ lệ trả lời phân theo kinh nghiệm làm việc
Hình 4.3: Tỷ lệ trả lời phân theo chức vụ
Hình 4.4: Tỷ lệ trả lời về sai phạm trong thi công
Hình 4.5: Áp lực tác động trong thi công giữa các bên
Hình 4.6: Xác định 4 yếu tố đại diện đáng tin cậy nhất
Hình 4.7: Tổng hợp các yếu tố gây kém chất lượng trong thi công

Hình 5.1: Trọng số các biện pháp đề xuất
Hình 5.2: Tổ chức thực hiện Chương trình kiên cố hoá trường lớp
Hình 5.3: Xử phạt trong hoạt động xây dựng
Hình 5.4: Kiểm tra lỗi vi phạm của công tác lắp dựng cửa
Hình 5.5: Kết quả nén mẫu lập phương bê tông đổ tại chổ
B. DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Tỷ lệ các sai phạm trong xây dựng (Bộ Xây dựng)
Bảng 2.1: Tỷ lệ các sai phạm trong xây dựng (Đoàn giám sát của Quốc hội)
Bảng 4.1: Kết quả phân tích nguyên nhân gây kém chất lượng
Bảng 4.2: Kết quả phân tích hậu quả do thi công kém chất lượng gây ra
Bảng 5.1: Các biện pháp ưu tiên đề xuất


1

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 1

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất rất lớn, liên quan đến
nhiều lónh vực trong xã hội, là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế quốc dân.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao thì nhu cầu về nhà ở, công trình
công cộng cũng tăng lên đòi hỏi ngành xây dựng phải đi trước một bước.

Tỷ đồng
180000


171364

150000

142531

120548
120000
103972

90000

83560
75780

60000
2000

2001

2002

2003

2004

2005 Năm

Hình 1.1: Đồ thị giá trị SX công nghiệp xây dựng (Niên giám thống kê 2005)
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



2

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Xây dựng cơ bản là một hoạt động kinh tế kỹ thuật phức tạp và kéo dài.
Sản phẩm xây dựng thường là những công trình cố định, sử dụng lâu dài, đòi hỏi
sự tham gia của nhiều ngành nghề, nhiều đơn vị chuyên môn khác nhau cùng
hợp tác thực hiện trong thời gian dài. Chất lượng công trình xây dựng có tầm
quan trọng rất lớn, là mối quan tâm không chỉ của ngành xây dựng mà của toàn
xã hội. Các công trình xây dựng phải đạt yêu cầu chất lượng nhằm đảm bảo an
toàn tính mạng, tài sản của nhân dân để phục vụ cho phát triển của đất nước.
Để tạo cơ sở vật chất cho phát triển kinh tế của đất nước, nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản ngày càng nhiều nhất là nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư
cho công trình công cộng như điện, đường, trường, trạm, v.v. Bên cạnh những
công trình đẹp, chất lượng cao vẫn còn không ít những công trình kém chất
lượng mà các phương tiện truyền thông và dư luận đã đề cập. Có thể nói chất
lượng công trình vẫn chưa đáp ứng được mong đợi của người dân đóng thuế,
chưa tương xứng với số tiền ngân sách đã đầu tư.
Ví dụ về một số vụ việc điển hình như: Đường liên cảng A5 (TP.HCM)
không đảm bảo chất lượng đã phải dỡ bỏ làm lại 750m/2700m đường. Cảng Thị
Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) vừa thiết kế vừa thi công, chậm tiến độ 24 tháng phải
chi thêm 50,2 tỷ đồng; chất lượng kém phải khắc phục lún, nứt tăng thêm 60 tỷ
đồng; chi sai chế độ, thông đồng mua bán vật tư kém chất lượng . . . làm vượt dự
toán 134 tỷ đồng. Trường học mới xây ở Cà Mau thất thoát hơn 2,5 tỷ, chiếm
4,5% tổng vốn đầu tư; trong đó 35% số trường học xây dựng kém chất lượng. Dự
án san nền Khí-Điện-Đạm Cà Mau không đảm bảo chất lượng, đơn vị tư vấn
thiết kế không ký biên bản nhưng vẫn được Ban quản lý dự án nghiệm thu [1].
Kết quả phân tích sai phạm cho thấy có hơn phân nữa là sai phạm về chất

lượng xây dựng công trình.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


3

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 1.1: Tỷ lệ các sai phạm trong xây dựng
Nội dung sai phạm

Số dự án

Tỷ lệ %

1. Sai phạm về chất lượng xây dựng công trình

35

59,32%

2. Sai phạm làm ảnh hưởng đến mục tiêu dự án

22

37,29%

3. Sai phạm trong công tác quản lý


14

23,73%

70,00%
60,00%

1. Sai phạm về chất
lượng xây dựng công
trình

59,32%

T ỷ lệ %

50,00%
37,29%

40,00%
30,00%

23,73%

20,00%
10,00%

1

2


3

2. Sai phạm làm ảnh
hưởng đến mục tiêu
dự án
3. Sai phạm trong
công tác quản lý

0,00%

Các nguyên nhân sai phạm
Hình 1.2: Tỷ lệ các sai phạm trong xây dựng
Ngày 16/4/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về
Quản lý chất lượng công trình xây dựng. Ngày 08/6/2005 Bộ trưởng Bộ Xây
dựng đã có Chỉ thị số 04/2005/CT-BXD Về việc tăng cường kiểm tra chất lượng
các công trình được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đó chính là lý do hình thành đề tài:
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯNG
THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


4

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này có các mục đích chính là:
- Phân tích hiện trạng chất lượng và quản lý chất lượng thi công công trình
- Tìm các yếu tố là nguyên nhân gây kém chất lượng thi công

- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng thi công các công trình.
1.3 PHẠM VI – ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
- Theo quá trình thực hiện dự án: giới hạn trong giai đoạn thi công xây lắp.
- Theo địa lý: tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận như Đồng Tháp, Kiên
Giang, Vónh Long.
- Đối tượng nghiên cứu: có trình độ chuyên môn kỹ sư, kiến trúc sư công tác
ở các Ban QLDA, Cty tư vấn, Cty thi công.
1.4 PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu
a/ Nghiên cứu sơ bộ (Background Study)
Sử dụng số liệu thứ cấp từ các nghiên cứu trước đây, các kết luận của các
cơ quan có thẩm quyền đã công bố, số liệu từ các báo, website chuyên ngành để
tìm các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Sau đó làm nghiên cứu thử nghiệm trên nhóm nhỏ là những kỹ sư có kinh
nghiệm, phân tích và hiệu chỉnh để hình thành bảng câu hỏi.
b/ Nghiên cứu khảo sát (Survey)
Dùng Bảng câu hỏi để tìm các yêú tố ảnh hưởng đến chất lượng thi công
dựa vào kết quả trả lời của các đối tượng là cán bộ kỹ thuật có trình độ kỹ sư ở
các Ban QLDA, Cty có tư vấn giám sát, Nhà thầu thi công.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


5

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng câu hỏi sẽ tập trung vào những vấn đề còn tồn tại, những khó khăn
trong tổ chức thực hiện công tác quản lý chất lượng thi công của nhà thầu thi
công, ban quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế.

Xếp hạng các yếu tố, chọn ra những nhân tố tác động mạnh nhất. Xác định
sự tương tác của các yêú tố đại diện. Tham khảo ý kiến chuyên gia về kết quả
phân tích.
Dựa vào các yêú tố đã xác định được để đề xuất những biện pháp thực hiện
nâng cao chất lượng thi công theo hướng như sau:
- Đối với những vấn đề thuộc về cơ cấu tổ chức, nhân sự thì việc đề xuất
tập trung vào phân tích, kiến nghị do những cải tiến liên quan đến các yếu tố
này đòi hỏi phải có thời gian thực hiện lâu dài.
- Đối với những vấn đề thuộc về kỹ thuật như vật liệu đầu vào, biện pháp
thi công, tay nghề lao động, . . . thì đề xuất biện pháp, qui trình đảm bảo chất
lượng, khắc phục những sai sót trong quản lý chất lượng thi công để cải tiến theo
chu trình Deming P (Plan) là Lập kế hoạch; D (Do) là thực hiện; C (Check) là
kiểm tra; A (Act) là hành động khắc phục.
- Các vấn đề thuộc về tài chính thì đề xuất những khắc phục trong cách
phân bổ ngân sách, chọn thầu, cấp phát vốn trong quá trình thi công.
c/ Trường hợp thực tiễn (Case Study)
Chọn một số công tác quan trọng trong thi công ở những công trình thực tế
để phân tích kiểm chứng những đề xuất và đối chiếu sự thực hiện và tính khả thi,
hiệu quả của những đề xuất đó trong thực tiễn.
1.4.2 Công cụ nghiên cứu
- Sử dụng lý thuyết lấy mẫu, lý thuyết xác suất thống kê và phần mềm
SPSS để phân tích các tham số thống kê, xác định độ mạnh, xếp hạng các yếu toá
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


6

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

và phân tích tương quan giữa các nhân tố đại diện tác động đến chất lượng trong

quá trình thi công.
- Sử dụng các công cụ quản lý chất lượng như: Kiểm tra chất lượng
(Inspection); Đảm bảo chất lượng (Quality assurance); Quản lý chất lượng toàn
diện (TQM); ISO 9000 và các văn bản pháp qui hiện hành của Nhà nước về
quản lý chất lượng công trình để đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng trong
giai đoạn thi công.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


7

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.4.3 Sơ đồ nghiên cứu

- Dự án và quản lý dự án
- Quản lý chất lượng xây dựng
Phân tích các nghiên cứu trước đây
để đưa ra các nhân tố liên quan
Tham khảo ý kiến chuyên gia

Ng.cứu nền tảng
(Background Study)

Cơ sở lý thuyết

Giới thiệu chung
(Introduction)


Mục tiêu nghiên cứu

không

hợp lý
Thu thập số liệu
không
Phân tích số liệu

Nghiên cứu khảo sát
(Survey)

Lập thang đo, bảng câu hỏi


Đề xuất biện pháp thực hiện

Trường hợp áp dụng

Trường hợp thực tiễn
(Case Study)

Tính hợp lý của kết quả phân tích

Kết luận và kiến nghị
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


8


-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.5 LI ÍCH MONG MUỐN
- Giúp các nhà thầu xây dựng nắm được những yếu tố có thể ảnh hưởng đến
chất lượng thi công để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ vi phạm về
chất lượng.
- Thông tin đến chủ đầu tư , ban quản lý dự án để chủ động đưa ra những
yêu cầu hợp lý về chất lượng, tiến độ và chi phí để có được công trình chất
lượng tốt.
- Giúp cơ quan quản lý nhà nước có thêm thông tin tham khảo để có chính
sách quản lý chất lượng công trình hiệu quả.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


9

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

CHƯƠNG 2

QUẢN LÝ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯNG
CÔNG TRÌNH
2.1 SƠ LƯC VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1.1 Dự án đầu tư xây dựng
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối
hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt
được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm các ràng buộc về
thời gian, chi phí và nguồn lực [2].
Ở góc độ chú đến sản phẩm thì Dự án là một nổ lực nhất thời được đảm

nhận để tạo nên một sản phẩm hay một dịch vụ duy nhất. Nhất thời có nghóa là
mỗi dự án đều có một thời gian khởi đầu xác định và một thời gian kết thúc cũng
xác định. Duy nhất có nghóa là sản phẩm dịch vụ này đều có sự khác biệt so với
sản phẩm hay dịch vụ khác [3].
Trong lónh vực xây dựng có định nghóa dự án đầu tư xây dựng rất rõ ràng:
Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc
bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm
mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch
vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần
thuyết minh và phần thiết kế cơ sở [4].
Như vậy, dự án đầu tư xây dựng gồm dự án đầu tư trong đó có hoạt động
xây dựng và dự án xây dựng.
2.1.2 Quản lý dự án
Quản lý dự án là sự áp dụng các kiến thức, các kỹ năng, công cụ và công
nghệ vào các hoạt động của dự án để đạt được các yêu cầu của dự aùn [3].
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


10

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Công tác quản lý dự án được hoàn tất trọn vẹn thông qua việc áp dụng các
quá trình như: khởi đầu, hoạch định, thực hiện, kiểm soát và kết thúc. Các công
việc trong dự án vốn có những điểm đặc trưng sau:
- Những đòi hỏi cạnh tranh về: phạm vi công việc, thời gian, chi phí, rủi ro
và chất lượng.
- Các bên liên quan với những nhu cầu và kỳ vọng khác nhau.
- Yêu cầu đã được xác định rõ của dự án.
Quản lý dự án hiện đại được thực hiện thông qua việc sử dụng một tiến

trình bao gồm: nêu khái nệm, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra thực hiện và
hoàn thành [5]. Tiến trình này được tổ chức thành chín lónh vực như sau:
- Quản lý hợp nhất: để đảm bảo các thành phần khác nhau của dự án được
phối hợp chặt chẽ với nhau.
- Quản lý phạm vi dự án: để đảm bảo dự án bao gồm toàn bộ công việc cần
có và chỉ có các công việc ấy để thực hiện thành công dự án.
- Quản lý thời gian: để đảm bảo dự án được hoàn thành đúng thời gian.
- Quản lý chi phí: để đảm bảo dự án được hoàn tất với ngân sách đã được
phê duyệt.
- Quản lý chất lượng: để đảm bảo dự án đáp ứng các yêu cầu đã đề ra.
- Quản lý rủi ro: để đảm bảo việc xác định, phân tích và giải quyết những
rủi ro nảy sinh khi thực hiện dự án. Phương châm chung là tối đa hoá khả năng
và kết quả của các sự việc tích cực, tối thiểu hoá khả năng và các hệ quả của
các sự việc tiêu cực đối với các mục tiêu của dự án.
- Quản lý nguồn nhân lực: để đảm bảo việc sử dụng nguồn nhân lực được
hiệu quả nhất trong việc thực hiện dự án.
- Quản lý thông tin: để đảm bảo việc thu thập thông tin, truyền đạt thông tin
kịp thời, thích hợp và cuối cùng là lưu trữ thông tin.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


11

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Quản lý cung cấp dịch vụ: để đảm bảo việc mua sắm vật tư và dịch vụ
được kịp thời, đáp ứng được mục tiêu của dự án.
Đối với dự án đầu tư xây dựng thì quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và môi trường
xây dựng [4].

2.1.3 Các giai đoạn của dự án xây dựng
Một dự án đầu tư xây dựng trải qua sáu giai đoạn cơ bản: 1. Khái niệm và
nghiên cứu khả thi, 2. Thiết kế, 3. Cung ứng, 4. Xây dựng, 5. Khởi động-chạy
thử, 6. Vận hành-sử dụng. Tuỳ theo từng dự án, mức độ xen kẽ, đối đầu giữa các
giai đoạn cũng như phân bổ thời gian, ngân sách thực hiện có khác nhau [6].

Thời gian

Năm 1

Giai đoạn
1. Khái niệm và nghiên

Năm 2

Năm 3

cứu khả thi
2. Thiết kế
3. Cung ứng
4. Xây dựng
5. Khởi động-chạy thử
6. Vận hành-sử dụng

Hình 2.1: Minh họa tiến độ các giai đoạn của dự án theo Donald S. Barrie
và Boyd C. Paulson (1992)
Ở Việt Nam, Quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng ban hành kèm theo
Nghị định số 16/NĐ-CP

có thể chia quá trình đầu tư xây dựng thành ba giai


đoạn chính:
- Giai đoạn 1 – Chuẩn bị đầu tư: là giai đoạn lập dự án đầu tư bao gồm
thuyết minh và thiết kế cơ sở.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


12

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Giai đoạn 2 – Thực hiện đầu tư: là giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất
bao gồm các công tác thiết kế bản vẽ thi công, đấu thầu, thi công xây dựng.
- Giai đoạn 3 – Kết thúc xây dựng, nghiệm thu bàn giao công trình cho chủ
đầu tư đưa vào sử dụng.

Lập dự án

Thiết kế

Chuẩn bị đầu tư

Đấu thầu

Thi công

Thực hiện đầu tư

Nghiệm thu


Kết thúc dự án

Hình 2.2: Các giai đoạn của dự án xây dựng
2.1.4 Các hình thức quản lý dự án xây dựng
a/ Thông lệ quốc tế
Một số hình thức quản lý dự án phổ biến trên thế giới như:
- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Hình thức này phổ biến nhất,
chủ đầu tư trực tiếp thuê một đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm lập dự án, thiết kế;
thuê tư vấn tổ chức chọn thầu thi công; thuê tư vấn giám sát để giám sát trong
quá trình thi công.
- Tư vấn quản lý dự án: Chủ đầu tư thuê một đơn vị tư vấn quản lý dự án,
tuỳ theo phạm vi hợp đồng với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn quản lý dự án có thể
thay mặt chủ đầu tư để giao dịch với các đơn vị thiết kế, giám sát, thi công và
chịu trách nhiệm về nội dung tư vấn của mình với chủ đầu tư.
- Chìa khoá trao tay: Chủ đầu tư chỉ hợp đồng với một đơn vị tổng thầu chịu
trách nhiệm toàn bộ quá trình lập dự án, thiết kế, thi công xây lắp và bàn giao
cho chủ đầu tư vận hành và khai thác công trình.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


13

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Hình thức tự làm: Chủ đầu tư sử dụng lực lượng nội bộ của đơn vị mình
tiến hành mọi công việc từ lập dự án, thiết kế, thi công và đưa công trình vào sử
dụng.
b/ Ở Việt Nam
Ở Việt Nam có hai hình thức quản lý dự án như sau [7]:

- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án: Hình thức này được áp dụng
khi chủ đầu tư có đủ điều kiện về năng lực chuyên môn để tổ chức thực hiện dự
án. Đối với các dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi thực hiện
theo hình thức này, chủ đầu tư phải lập ban quản lý dự án theo quy định của Bộ
Xây dựng.
- Chủ đầu tư thuê tư vấn quản lý dự án: Nếu chủ đầu tư không đủ điều kiện
trực tiếp quản lý thực hiện dự án thì phải thuê tổ chức chuyên môn để tư vấn cho
chủ đầu tư. Tổ chức tư vấn quản lý dự án là một pháp nhân có năng lực chuyên
môn phù hợp và có đăng ký hoạt động tư vấn quản lý dự án. Tuỳ theo phạm vi
hợp đồng với chủ đầu tư mà tư vấn quản lý dự án có thể: (i) trực tiếp ký
kết/thanh toán hợp đồng; (ii) thay mặt chủ đầu tư giám sát, quản lý toàn bộ quá
trình thực hiện dự án; (iii) chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật
trong việc quản lý dự án.
2.2 SƠ LƯC VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯNG
2.2.1 Chất lượng sản phẩm
Có rất nhiều định nghóa khác nhau về chất lượng sản phẩm, các chuyên gia
chất lượng hàng đầu và các tổ chức về chất lượng cũng có những cách diễn đạt
khác nhau:
- Juran (1988) quan niệm chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công
dụng.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


14

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Theo Phillip Crosby (1992): Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu
hay đặc tính nhất định.

- Còn A.V.Feigenbaum, một nhà khoa học người Mỹ rất có uy tính về quản
lý chất lượng thì cho rằng: Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật,
công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được
nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm.
Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của nó, thể
hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù
hợp với công dụng của sản phẩm và mong muốn của người tiêu dùng [2].
Hay có thể nói chất lượng sản phẩm bao gồm:
- Sự thích hợp khi sử dụng.
- Sự phù hợp với các yêu cầu cụ thể.
- Sự thoả mãn khách hàng.
- Mức độ hoàn hảo của sản phẩm, không bị khiếm khuyết, sai lỗi hoặc hư
hỏng.
2.2.2 Quản lý chất lượng sản phẩm
Quản lý chất lượng sản phẩm không phải do một người hay một bộ phận
tạo ra mà là kết quả của một chuổi những hoạt động có liên quan với nhau trong
toàn bộ quá trình từ khâu thiết kế, cung ứng, sản xuất,… đến các dịch vụ để thoả
mãn khách hàng cả bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có
các biện pháp tổ chức và quản lý có tính chất hệ thống và đồng bộ trong tổ chức.
A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh có nhiều năm kinh nghiệm trong
lónh vực này cho rằng: “Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng các phương
pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật bảo đảm cho các sản phẩm sẽ hoặc
đang sản xuất phù hợp với yêu cầu thiết kế, hoặc với yêu cầu trong hợp đồng
kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất”.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


15

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


A.G.Robertson còn nhấn mạnh: “Quản lý chất lượng sản phẩm được xác
định như là một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp
các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng
trong các tổ chức thiết kế sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả
nhất, đồng thời cho phép thoả mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng”.
TCVN ISO 8402-1994 hướng dẫn: “Quản lý chất lượng là tập hợp những
hoạt động của chức năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục
đích và trách nhiệm, thực hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch
chất lượng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm chất lượng và cải tiến chất lượng
trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”.
Từ những định nghóa trên cho thấy quản lý chất lượng sản phẩm rất khác xa
so với kiểm tra chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam hay dùng
đó là: quản lý chất lượng sản phẩm đề cao vấn đề chủ động phòng ngừa khuyết
tật của từng chi tiết sản phẩm hơn là chỉ kiểm tra thành phẩm rồi loại bỏ phế
phẩm như biện pháp kiểm tra sản phẩm đã làm. Điều này đặc biệt có ý nghóa
đối với công trình xây dựng, một sản phẩm phức tạp, quá trình hình thành sản
phẩm qua nhiều công đoạn với sự tham gia của nhiều người, mất nhiều thời gian,
sử dụng vốn lớn và không được phép có phế phẩm.
2.2.3 Quản lý chất lượng thi công công trình
Chất lượng thi công công trình là việc thực hiện thi công đáp ứng yêu cầu
của người thiết kế, phù hợp với tiêu chuẩn quy phạm và yêu cầu của chủ đầu tư
[8].
Ở Mỹ dùng mô hình 3 bên để quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình
xây dựng [9]:
- Bên thứ nhất là nhà thầu: người sản xuất tự chứng nhận chất lượng sản
phẩm do mình làm ra.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------



×