Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 157 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

ĐỖ THỊ THU HUYỀN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH
KINH TẾ CỦA HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2006


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 1

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU
1.1- ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về lĩnh
vực công nghiệp và dịch vụ. Cùng với cả nước, trong những năm gần đây thành phố
đã và đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng đến mục tiêu
trở thành Trung tâm Công nghiệp vào năm 2015, giữ vai trò đầu tàu của Vùng Kinh
tế trọng điểm phía Nam và của cả nước theo quan điểm phát triển đã được thể hiện
trong Quy hoạch phát triển cơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có
tính đến năm 2020 do Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
188/2004/QĐ-TTg. Theo đó các vấn đề mơi trường nói chung và CTNH nói riêng


đang được thành phố hết sức quan tâm và tìm kiếm những giải pháp thích hợp.
Chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau.
Trong đó CTNH từ các hoạt động cơng nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất và đang
được quan tâm nhiều nhất. Tính đến tháng 06/2006, trên địa bàn thành phố đã có 11
khu công nghiệp, 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao đi vào hoạt động,
khoảng 800 nhà máy quy mô lớn và hàng chục ngàn cơ sở sản xuất quy mô vừa và
nhỏ nằm phân tán rộng khắp trên địa bàn thành phố.
Theo số liệu báo cáo từ nhiều nguồn khác nhau, lượng chất thải rắn công nghiệp của
thành phố hiện nay vào khoảng 1.500 – 2.000 tấn/ngày, trong đó chất thải cơng
nghiệp nguy hại khoảng 184 – 300 tấn/ngày. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác quản
lý và xử lý CTCNNH còn khá hạn chế. Các cơ quan chức năng khơng đủ khả năng
kiểm sốt hết các nguồn phát sinh CTCNNH, năng lực xử lý CTCNNH cũng chưa
tương xứng với quy mơ nguồn thải dẫn đến tình trạng một lượng lớn CTCNNH
hoặc được đưa tới các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt hoặc đổ trực tiếp ra sông

Chương 1 - Mở đầu


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 2

rạch, các khu đất trống. Đây là một trong những mối nguy lớn đối với môi trường
và sức khỏe cộng đồng.
Ngồi cơng ty Mơi trường Đơ thị, hoạt động quản lý và xử lý chất thải công nghiệp
nguy hại của thành phố hiện nay chủ yếu do các đơn vị tư nhân đảm trách. Thành
phố hiện có 18 doanh nghiệp tư nhân cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, lưu
trữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại hoạt động theo Quy chế quản lý chất thải
nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 155/QĐ-TTg, trong đó có 7 đơn vị có
chức năng xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại, tiêu biểu là Công ty TNHH Môi
Trường Xanh, Công ty Cổ phần Môi trường Việt Úc, Công ty TNHH Tân Đức

Thảo... Hoạt động của các doanh nghiệp này đã bắt đầu hình thành nên dáng dấp
của một thị trường mới: thị trường dịch vụ quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên chi
phí và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này như thế nào, khả năng đáp ứng
các yêu cầu của công tác quản lý và xử lý chất thải nguy hại ra sao, hơn nữa những
vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động của các doanh nghiệp này có gây thiệt hại
đến cộng đồng xung quanh hay không... là những vấn đề chưa được quan tâm đúng
mức.
Cho đến nay, các nghiên cứu về lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại còn khá khiêm
tốn so với nhu cầu thực tế của thành phố. Hơn nữa, các nghiên cứu này nhìn chung
chỉ mới tập trung vào khía cạnh kỹ thuật, cịn các khía cạnh kinh tế liên quan đến
quản lý chất thải nguy hại, nhất là chi phí xử lý, thì hầu như chưa được nghiên cứu
đến. Chính vì thế, luận văn “Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt
động xử lý chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện nhằm
đưa ra một cái nhìn khách quan về thực tế chi phí kinh tế lẫn mơi trường của một
doanh nghiệp xử lý CTCNNH điển hình ở thành phố Hồ Chí Minh, đánh giá vai trị
và tiềm năng của thị trường dịch vụ quản lý chất thải nguy hại và đề ra những giải
pháp phát triển hoạt động dịch vụ quản lý chất thải nguy hại trong tương lai là một
nhu cầu hết sức bức thiết, có ý nghĩa khoa học sâu sắc và ý nghĩa thực tiễn cao.

Chương 1 - Mở đầu


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 3

1.2- MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu hướng đến 2 mục tiêu sau:
-

Đánh giá được chi phí, giá thành xử lý đối với một số loại CTCNNH điển

hình để làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động của thị trường
dịch vụ quản lý chất thải nguy hại.

-

Đề xuất được các giải pháp khuyến khích phát triển hoạt động dịch vụ quản
lý chất thải nguy hại và hỗ trợ cho hoạt động quản lý CTNH chung của
thành phố.

1.3- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: CTCNNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập
trung vào một số loại chất thải nguy điển hình đang được xử lý tại các đơn vị xử lý
tiêu hủy chất thải nguy hại như: bao bì thải, dầu nhớt thải, nước thải chứa thành
phần nguy hại, chất thải được thiêu đốt, ổn định hóa rắn.
Đề tài đã xây dựng một mơ hình doanh nghiệp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại trên
cơ sở tổng hợp thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp này để làm đối tượng
nghiên cứu thực tế.
Phạm vi nghiên cứu: giới hạn trong hoạt động của một doanh nghiệp xử lý
CTCNNH điển hình ở thành phố Hồ Chí Minh.

1.4- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1) Đánh giá tổng quan về hiện trạng phát sinh, tình hình quản lý và xử lý
CTCNNH trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh:
Hiện trạng phát sinh CTCNNH
-

Các ngành nghề, đối tượng phát sinh CTCNNH chủ yếu;

-


Khối lượng, thành phần, tính chất, tỷ lệ CTCNNH phát sinh;

-

Đánh giá khả năng xử lý và thực trạng công tác quản lý CTCNNH;

Chương 1 - Mở đầu


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 4

-

Khả năng kiểm sốt các đơn vị có chức năng xử lý CTCNNH của thành phố.

Thực trạng công tác xử lý CTCNNH
-

Các đơn vị tham gia xử lý CTCNNH trên địa bàn thành phố;

-

Tỷ lệ, khối lượng các CTCNNH được xử lý trên thực tế;

-

Thành phần CTCNNH được xử lý;

-


Các biện pháp xử lý CTCNNH chính đang được áp dụng.

2) Nghiên cứu tổng quan về kinh tế chất thải công nghiệp nguy hại
-

Khái niệm về kinh tế chất thải;

-

Kinh tế chất thải trong quản lý CTCNNH;

-

Tình hình nghiên cứu và vận dụng kinh tế chất thải trong quản lý chất thải
nguy hại ở Việt Nam.

3) Xây dựng mơ hình doanh nghiệp dịch vụ quản lý chất thải nguy hại điển
hình và hạch tốn chi phí xử lý cho doanh nghiệp gồm:
-

Xây dựng mơ hình doanh nghiệp dịch vụ xử lý chất thải nguy hại điển hình
trên cơ sở thực tế hoạt động của các doanh nghiệp dạng này;

-

Từ doanh nghiệp mơ hình xây dựng được, áp dụng phương pháp hạch tốn
chi phí để tính tốn các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp liên quan đến q
trình xử lý chất thải nguy hại của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra được đơn
giá và giá thành xử lý đối với một số loại CTCNNH điển hình theo hiện

trạng xử lý;

-

Đánh giá kết quả tính tốn và nhận xét về hoạt động của doanh nghiệp.

4) Đánh giá và đề xuất định hướng phát triển hoạt động dịch vụ quản lý
chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 1 - Mở đầu


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 5

-

Từ kết quả hạch toán giá thành xử lý một số loại chất thải nguy hại điển
hình, đánh giá thị trường dịch vụ xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM, nhận
định vai trò và tiềm năng phát triển hoạt động của thị trường này;

-

Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ quản lý chất thải nguy
hại cho thành phố Hồ Chí Minh.

1.5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1) Phương pháp thu thập số liệu
-


Phương pháp tổng quan tài liệu: các thơng tin về tình hình phát triển công
nghiệp, lượng CTCNNH phát sinh, tỷ lệ thành phần các CTCNNH, nguồn
phát sinh... được thu thập dựa trên các tài liệu, báo cáo có liên quan trước
đây.

-

Phương pháp điều tra phỏng vấn: thông tin về công suất xử lý, thành phần
chất thải được xử lý, các phương pháp xử lý chính đang được áp dụng và chi
phí và lợi ích từ việc xử lý CTCNNH tại các doanh nghiệp được thu thập từ
quá trình điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối với doanh nghiệp và các cán bộ
quản lý và kỹ thuật của doanh nghiệp.

2) Phương pháp phân tích
-

Phương pháp mơ phỏng: xây dựng mơ hình doanh nghiệp dịch vụ quản lý
chất thải nguy hại điển hình của thành phố dựa trên cơ sở mơ phỏng tình
trạng hoạt động thực tế của các doanh nghiệp dạng này. Các số liệu đầu vào
của doanh nghiệp mơ hình là số liệu được tập hợp và xử lý từ những doanh
nghiệp khác nhau trong lĩnh vực dịch vụ quản lý CTCNNH.

-

Phương pháp hạch tốn chi phí: nhằm xác định và đánh giá các loại chi phí
và đơn giá xử lý các CTCNNH của doanh nghiệp.

Chương 1 - Mở đầu



Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 6

CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG PHÁT
SINH, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI CÔNG
NGHIỆP NGUY HẠI TẠI TPHCM
2.1- MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1.1- Định nghĩa, phân loại và những nguồn phát sinh CTNH
a) Định nghĩa CTNH
CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây
nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc
tính gây nguy hại khác), hoặc tương tác với các chất khác và gây nên các tác động
nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người. (Quy chế quản lý CTNH ban
hành kèm Quyết định 155/QĐ-TTg ngày 16 tháng 07 năm 1999 của Thủ Tướng
Chính phủ).
Tuy nhiên trong Quy chế quản lý CTNH của Việt Nam khơng giải thích rõ về các
tính chất của CTNH như tính dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mịn, dễ lây nhiễm
và các đặc tính gây nguy hại khác. Để làm rõ ý nghĩa của các cụm từ này, có thể
tham khảo thêm định nghĩa CTNH của EPA - Mỹ:
-

Chất thải có tính chất cháy nổ là những dung dịch có nhiệt độ bốc cháy dưới
60oC hoặc những chất rắn có khả năng gây cháy ở điều kiện tiêu chuẩn (0oC
và 1 atm).

-


Chất thải có tính ăn mịn là những chất thải dạng lỏng có pH thấp hơn 2
hoặc cao hơn 12,5 hoặc có khả năng ăn mòn thép với tốc độ ăn mòn lớn hơn
0,24 inch/năm.

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 7

-

Chất thải có tính hoạt động hố học mạnh là những chất khơng bền, phản
ứng mãnh liệt với khơng khí, nước hoặc tạo thành hỗn hợp có khả năng gây
nổ, những chất thải phát tán hơi độc khi tiếp xúc với các tác nhân khác.

-

Chất thải được coi là nguy hại đối với con người và động vật là những chất
khi xâm nhập vào cơ thể với một lượng nhỏ cũng gây ra những ảnh hưởng
trực tiếp hoặc lâu dài đến sức khỏe. Thông thường độ độc của chất thải được
tính bằng khả năng hồ tan trong nước của nó, giới hạn xác định độ độc sẽ
so sánh với 100 lần giá trị nồng độ cho phép trong nước uống.

b) Phân loại CTNH
Có các cách phân loại CTNH như sau:
-

Phân loại theo tính chất nguy hại của chất thải;


-

Phân loại theo mức độ độc hại của chất thải;

-

Phân loại chất thải dựa theo loại hình cơng nghiệp;

-

Phân loại theo Nghị định 155;

-

Phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế.

c) Nguồn phát sinh CTNH
Nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh CTNH thành 4 nguồn chính như sau:
-

Từ các hoạt động công nghiệp: là nguồn phát sinh CTNH lớn và quan trọng
nhất, phụ thuộc nhiều vào loại ngành công nghiệp;

-

Từ hoạt động nơng nghiệp: là nguồn thải khó kiểm sốt và thu gom do quy
mô sử dụng và phát tán rộng;

-


Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho
sản xuất hay hàng quá date…) và chất thải từ sinh hoạt của người dân: đây
là 2 nguồn thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố và phụ thuộc và trình độ
nhận thức, dân trí của người dân.

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 8

2.1.2- Định nghĩa về quản lý CTNH
Quản lý CTNH là các hoạt động kiểm sốt CTNH trong suốt q trình từ phát sinh
đến thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH. (Theo Quy
chế quản lý CTNH kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/1999 của
Thủ tướng Chính phủ)
Theo định nghĩa này, hoạt động quản lý CTNH bao gồm 5 thành phần cơ bản là thu
gom - lưu giữ - vận chuyển - xử lý - tiêu hủy như sau:
-

Thu gom CTNH là việc thu gom, phân loại, đóng gói và lưu giữ CTNH tại
các điểm hoặc cơ sở được chấp nhận;

-

Lưu giữ CTNH là việc lưu và bảo quản CTNH trong một khoảng thời gian
nhất định với điều kiện cần thiết đảm bảo không rị rỉ, phát tán, thất thốt ra
mơi trường cho đến khi CTNH được vận chuyển đến các địa điểm hoặc cơ
sở xử lý, tiêu hủy được chấp nhận;


-

Vận chuyển CTNH là quá trình chuyển chở CTNH từ nơi phát sinh tới nơi
lưu giữ, xử lý, tiêu hủy;

-

Xử lý CTNH là q trình sử dụng cơng nghệ hoặc biện pháp kỹ thuật (kể cả
việc thu hồi, tái chế, tái sử dụng, thiêu đốt chất thải) làm thay đổi các tính
chất và thành phần của CTNH, nhằm làm mất hoặc giảm mức độ gây nguy
hại đối với môi trường và sức khỏe con người;

-

Tiêu hủy CTNH là q trình sử dụng cơng nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả
chôn lấp) CTNH, làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và con
người.

2.2- HIỆN TRẠNG PHÁT SINH CHẤT THẢI NGUY HẠI
Tại TPHCM, CTNH nói chung có thể sinh ra từ các nguồn chính sau đây:
-

Từ sinh hoạt: thơng thường chiếm khoảng 6% khối lượng rác sinh hoạt;

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 9


-

Từ hoạt động sản xuất cơng nghiệp: sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật, dệt nhuộm, giấy, xi mạ, pin, acquy, dầu khí…;

-

Từ các bệnh viện, cơ sở y tế...;

-

Từ các hoạt động dịch vụ: nghiên cứu, thí nghiệm, rửa xe, sửa chữa cơ khí;

-

Từ hoạt động canh tác nơng nghiệp.

Trong đó hoạt động sản xuất cơng nghiệp vẫn là nguồn phát sinh CTNH quan trọng
nhất. Tuy nhiên, cho đến nay, việc xác định thành phần, tính chất và lượng
CTCNNH vẫn chưa thể được thực hiện đầy đủ và chưa đáng tin cậy. Một số thơng
tin về tình hình phát sinh CTCNNH của thành phố như sau:
a) Về khối lượng CTCNNH
Bảng 2.1 - Số liệu báo cáo về CTRCN và CTCNNH từ các đề tài, dự án
TT
1

Nguồn thông tin
Chiến lược Quản lý mơi

Khối lượng


Thời điểm

CTRCN

CTCNNH

đánh giá

1.587

-

2000

1.500 ÷ 1.600

300

2004

1.500 ÷ 2.000

200 ÷ 300

2004

1.832

-


2004

1.643

184

2005

trường TPHCM
2

Viện Mơi trường và Tài
ngun (Báo cáo Nghiên
cứu tiền khả thi dự án xử
lý CTRCN TPHCM)

3

Phòng Quản lý Chất thải
rắn – Sở TNMT TPHCM

5

Trung tâm Công nghệ
Môi trường ENTEC

6

Công ty Tư vấn Nhật

Bản (CUES)

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 10

7

Sở TNMT (Báo cáo Quy

1.860

59

2005

hoạch tổng thể hệ thống
quản



CTRCN



CTNH tại TPHCM)
(Nguồn: Nguyễn Thanh Hùng, 2006 [12])
b) Về thành phần CTNH

Bảng 2.2 - Tỷ lệ CTNH trong CTCN ở TPHCM
Chất thải nguy hại
STT

Ngành
Thành phần CTNH

Tỷ lệ so với thành phần
không độc hại (%)

1

Chế biến thực phẩm

0

2

Dệt nhuộm, in vải

Thùng chứa hoá chất, mực in

3

May mặc

0

4


Da và giả da

Thùng chứa hoá chất

5

Thủy tinh

-

6

Giấy, in giấy

Bảng in hư, mực in

34,3

7

Gỗ, mỹ nghệ

Gòn đánh vecni

0,2

8

Điện tử


Xỉ hàn chì, bản mạch điện tử

37,9

9

Luyện kim

-

10

Gia cơng cơ khí

Giẻ lau dầu nhớt

11

12

Hóa chất và liên
quan đến hóa chất
Cao phân tử

0
39,4
0
10,0
-


23,9

Xỉ KLN, các loại bao bì chứa
hố chất, hố chất hư, KLN,

75,2

dược phế phẩm
Bao bì, cặn hố chất

30,0

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 11

13

Ngành khác

14

Trạm XLNT

Bùn thải của cơ sở xi mạ,
giấy, dệt nhuộm

46,7


(Nguồn: CENTEMA, 2002)
Nhận xét:
Những nghiên cứu đánh giá về thực trạng phát sinh, tải lượng, thực trạng quản lý và
xử lý CTNH tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa bàn lân cận còn tương đối
thiếu và yếu. Một số ngun nhân chính như sau:
Việc thu thập thơng tin về khối lượng và thành phần CTCNNH phát sinh rất khó
khăn. Thơng tin về khối lượng CTCNNH chung cho tồn bộ KCN, KCX của thành
phố hầu như khơng có hoặc rất manh mún, tản mạn (do phần lớn các cơ sở trong
KCN tự ký hợp đồng thu gom, xử lý, tiêu hủy CTNH với các đơn vị dịch vụ có
chức năng hoặc khơng đăng ký chủ nguồn CTNH với HEPZA), trong khi đó việc
tiếp cận thu thập thơng tin về CTNH từ các đơn vị dịch vụ xử lý, tiêu hủy CTNH rất
khó khăn.
Thơng tin về khối lượng CTNH từ các cơ sở sản xuất cũng rất hạn chế và khơng đủ
độ tin cậy. Chỉ có những cơ sở nào có sổ đăng ký quản lý chủ nguồn thải CTNH thì
mới có thơng tin. Tuy nhiên mức độ tin cậy của thông tin theo đăng ký của chủ
nguồn thải thì chưa thể đánh giá được. Các cơ sở cịn lại thì hầu như chưa sẵn có
thơng tin hoặc cung cấp thông tin theo kiểu “áng chừng”. Một số cơ sở thậm chí cịn
khơng thể phân biệt CTNH và chất thải khơng nguy hại.
Những con số ước tính về lượng phát sinh, tỷ lệ thành phần các CTNH, dự báo tốc
độ phát sinh... được đưa ra ở trên chưa phải là cơ sở vững chắc để đánh giá về thực
trạng CTCNNH tại thành phố Hồ Chí Minh do một số nguyên nhân khách quan và
chủ quan sau:
-

Quá trình điều tra khảo sát chưa được tiến hành đồng bộ. Trong Báo cáo tiền
khả thi Dự án Xử lý CTRCN thành phố Hồ Chí Minh do Viện Mơi trường

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM



Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 12

và Tài ngun thực hiện, cơ sở để tính tốn lượng CTNH phát sinh được căn
cứ trên số liệu điều tra thống kê trong 3 đợt kéo dài từ năm 2002 đến năm
2004, kết hợp với số liệu điều tra thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố. Những nguồn số liệu trên chưa thống nhất và có phần chưa sát
với thực tế theo như đánh giá của một số nhà quản lý.
-

Số lượng cơ sở điều tra khảo sát cịn q ít so với số cơ sở đang hoạt động
trên thực tế. Dự án Xử lý CTRCN TPHCM có quy mơ điều tra tương đối
lớn với 1.830 cơ sở được điều tra, tuy nhiên cũng chỉ chiếm chưa đến 7,5%
tổng số các cơ sở SXCN trên địa bàn TPHCM hiện nay.

2.3- THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU GOM, PHÂN LOẠI, VẬN
CHUYỂN, XỬ LÝ VÀ TIÊU HỦY CHẤT THẢI CÔNG NGHIỆP
NGUY HẠI
Thực tế hiện nay, hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy CTCNNH luôn
đi kèm và có phần lẫn lộn với CTCN khơng nguy hại. Trừ một số doanh nghiệp lớn
có thể tự xử lý CTNH phát sinh ngay tại nhà máy, còn lại các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất có phát sinh CTNH hoặc lưu trữ tạm thời tại nhà máy hoặc thuê đơn vị
dịch vụ xử lý (gồm cả bán CTNH có khả năng tái sinh tái chế và thuê xử lý chất thải
không thể tái sinh tái chế) hoặc thải bỏ bất hợp pháp ra môi trường. Hiện tại, dịch
vụ xử lý CTCNNH tại thành phố do cả các đơn vị nhà nước và đơn vị tư nhân thực
hiện. Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp tư nhân tương đối phát triển và dần
dần hình thành nên một thị trường xử lý CTNH có triển vọng cho cả thành phố.
2.3.1- Thực trạng công tác thu gom, phân loại, vận chuyển CTNH
Công tác thu gom,vận chuyển CTNH trên địa bàn thành phố hiện đang được thực

hiện bởi 19 đơn vị cung ứng dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển,
xử lý, tiêu hủy CTNH theo quy chế 155/1999/QĐ-TTg đã được Sở Tài Nguyên và
Môi trường cấp phép hoạt động.
Theo quy chế 155, giấy phép quản lý CTNH đã tách riêng cho 2 nhóm đối tượng:
đối tượng thu gom, vận chuyển CTNH và đối tượng xử lý, tiêu hủy CTNH. Trong

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 13

số 17 đơn vị được cấp phép ở trên thì có 11 đơn vị chỉ thực hiện chức năng thu gom
vận chuyển CTNH, đơn vị cịn lại vừa có chức năng thu gom, vận chuyển vừa có
chức năng xử lý, tiêu hủy CTNH. Quy chế 155 cũng quy định rõ các chủ thu gom,
vận chuyển CTNH phải chuyển giao CTNH cho chủ chủ lưu giữ, xử lý và tiêu hủy
CTNH toàn bộ số lượng CTNH được ghi trong chứng từ CTNH và phải báo cáo cho
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo thời hạn quy định. Tuy nhiên,
việc chấp hành quy định trên của các chủ thu gom, vận chuyển CTNH chưa được
chặt chẽ. Bên cạnh đó, rất khó quản lý đối với các doanh nghiệp vừa có chức năng
thu gom, vận chuyển vừa xử lý và tiêu hủy CTNH vì hồ sơ, chứng từ về CTNH chỉ
có đơn vị cung ứng dịch vụ quản lý.
Bảng 2.3 - Danh sách các đơn vị dịch vụ quản lý CTNH trên địa bàn TPHCM
STT

Tên đơn vị

Địa chỉ

Chức năng nhiệm


Ghi chú

vụ
1

Công ty Môi 42-44 Võ Thị Thu
trường Đô thị

Sáu, Quận 1

gom,

vận

chuyển, xử lý chất
thải sinh hoạt, chất
thải y tế, CTCN,
CTNH

2

Công
phần

ty

Cổ Lô
Xuân


Công ty TNHH Lô
Môi

gom,

vận

Môi KCN Lê Minh chuyển, xử lý, tiêu

trường Việt Úc
3

B4-B21 Thu

hủy CTCN, CTNH
M6A, Thu

gom,

vận

trường đường số 10, chuyển, xử lý, tiêu

Xanh

KCN Lê Minh hủy CTCN, CTNH
Xuân

4


Công ty TNHH C12 Ấp 2, Tỉnh Thu
Tân Đức Thảo

gom,

vận

lộ 10, xã Phạm chuyển, xử lý, tiêu

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 14

Văn

Hai,

H. hủy CTCN, CTNH

Bình Chánh
5

Cơng ty TNHH 47 Nguyễn Bá Thu

gom,

vận


và xử lý Mơi Tịng, Q. Tân chuyển, xử lý, tiêu
hủy CTCN, CTNH

Thành Bình

trường
Lập
6

Cơng ty TNHH 63
Thảo Thuận

Văn Thu



Bích,

hủy CTCN, CTNH

Cơ sở gia công Mỹ Thành, P. Thu
dầu

nhớt

sinh

vận

Củ chuyển, xử lý, tiêu


H.

Chi
7

gom,

gom,

vận

tái Long

Thạnh chuyển, lưu giữ, tái

Toàn Mỹ, Q.9

sinh cặn dầu

Thắng
8

Cơng ty TNHH 96 Đào Trí, KP Thu
TM-DV Xăng 4,
dầu Minh Tấn

9

TM-DV-


Thuận, Q 7

lý cặn dầu

Trình Thu

Đình Trọng, Q. chuyển,

XLMT Tương Tân Phú

vận

Phú chuyển, lưu giữ, xử

P.

Công ty TNHH 285/20

gom,

gom,
lưu

CTCN, CTNH

vận CTNH

chuyển


trữ giao cho công ty
Cổ

phần

Môi

trường Việt Úc

Lai Xanh

để xử lý, tiêu hủy
10

Công ty TNHH 76 A, Đường số Thu
Thảo
Sáng

Nguyên 3, Tân Kiểng, chuyển,
Q.7

gom,
lưu

CTCN, CTNH

vận CTNH được vận
trữ chuyển cho công
ty


TNHH

Tân

Đức Thảo để xử

11

Công ty TNHH 140/E

Lạc Thu

gom,

vận TNHH

chuyển

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 15

Kim Danh

Long Quân, P9, chuyển,
Q. Tân Bình

lưu


trữ giao cho DNTN

CTCN, CTNH

Tân Phát Tài để
xử lý

12

Công ty TNHH 61/4

Công

ty

chuyển

lưu

trữ giao cho công ty

Trung, Q. Thủ CTCN, CTNH

Môi trường Xanh

Đức

để xử lý, tiêu hủy


Cổ 2B/7D

phần Vogel

vận CTNH

gom,

Diệu 2, P. Linh chuyển,

Ngọc Thu

13

Hoàng Thu

Quang Thu

chuyển

lưu

trữ giao cho công ty

CTCN, CTNH

Môi trường Xanh

Trung, Q. Gị chuyển,
Vấp


vận CTNH

gom,

để xử lý, tiêu hủy
14

Cơng ty TNHH 245/11 KP3, P. Thu

vận CTNH

gom,

chuyển

lưu

trữ giao cho công ty

CTCN, CTNH

Môi trường Xanh

XD-TM-DV

Tân Thới Nhất, chuyển,

Nam Sơn


Q.12

để xử lý, tiêu hủy
15

Công ty TNHH 718/2B
Môi

Trường Vương,

Biển Xanh

Hùng Thu
P.13, chuyển,

lưu

chuyển

trữ giao cho công ty

CTNHThu Cổ

CTCN,

Q6

vận CTNH

gom,


phần

Môi

gom, vận chuyển, trường Việt Úc
lưu

CTCN, để xử lý, tiêu hủy

trữ

CTNH
16

Công ty TNHH 189/25

Tăng Thu

gom,

vận CTNH

chuyển

TM-DV Thành Nhơn Phú, Q.9

chuyển,

lưu


trữ giao cho công ty

Duy

CTCN, CTNH

Môi trường Xanh
để xử lý, tiêu hủy

17

Công ty TNHH 322/7
Sao Mai Xanh

Cô Thu

Giang, P.2, Q. chuyển,

gom,
lưu

vận Vận

chuyển

trữ CTCN-CTNH về

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM



Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 16

Phú Nhuận

CTCN, CTNH

nhà máy tại Tiền
Giang để xử lý

18

Doanh

nghiệp 175/2

Vườn Thu

tư nhân Tiến Lài, Q. Tân Phú chuyển,

gom,
lưu

CTCN, CTNH

Thi

vận CTNH


chuyển

trữ giao cho công ty
Cổ

phần

Môi

trường Việt Úc
để xử lý, tiêu hủy
19

Doanh

nghiệp

Thu

gom,

vận TNHH

chuyển

tư nhân Hoa

chuyển,

lưu


trữ giao cho DNTN

Thư

CTCN, CTNH

Tân Phát Tài để
xử lý

(Nguồn: Nguyễn Thị Xuân Nương, Trần Hữu Tiến, 2006[14])
Năng lực xử lý CTNH của các đơn vị cung ứng dịch vụ rất hạn chế. Có khuynh
hướng các doanh nghiệp này chỉ chấp nhận thu gom những loại chất thải mà họ có
thể xử lý được, các chất thải cịn lại bị từ chối thu gom. Do vậy, nguy cơ CTNH bị
thải lẫn với chất thải sinh hoạt hoặc bị thải bỏ bất hợp pháp ra ao hồ kênh rạch là
không thể tránh khỏi.
Khả năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động thu gom, vận
chuyển CTNH là rất hạn chế. Các cơ quan chức năng hầu như không thể nắm được
cụ thể lượng CTCNNH được thu gom vận chuyển hàng ngày cũng như tình hình xử
lý đối với các loại CTCNNH sau khi được thu gom và vận chuyển. Tuy nhiên, dựa
trên số liệu báo cáo của các đơn vị thực hiện dịch vụ thu gom và xử lý CTNH đã
được cấp phép trên địa bàn thành phố và điều tra sơ bộ một số cơ sở tái chế CTNH
(dầu nhớt thải, thu mua phế liệu...) từ các đề tài nghiên cứu, ước tính có khoảng
20% lượng CTCNNH đã và đang được thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý. Trong
đó các đơn vị được cấp phép xử lý khoảng 10%, lượng còn lại do các đơn vị trôi nổi
xử lý.

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM



Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 17

2.3.2- Hệ thống tái sinh, tái sử dụng, xử lý và tiêu hủy CTNH
Như đã trình bày ở trên, ngoại trừ một lượng nhỏ các doanh nghiệp có khả năng tự
xử lý CTNH ngay tại nhà máy của mình, phần lớn các doanh nghiệp cịn lại khơng
có khả năng xử lý CTNH phát sinh. Theo quy định của pháp luật, CTCNNH phải
được xử lý đúng quy cách. Tuy nhiên hiện tại chỉ có một số ít doanh nghiệp hợp
đồng với các đơn vị có chức năng để xử lý CTNH phát sinh. Tại TPHCM hiện có 8
đơn vị có chức năng tái sinh, tái chế, xử lý và tiêu hủy CTNH đã được cấp phép
(bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân) như sau:
-

Công ty Môi trường Đô thị;

-

Công ty CP Môi trường Việt Úc;

-

Công ty TNHH Môi Trường Xanh;

-

Công ty TNHH Tân Đức Thảo;

-

Công ty TNHH TM và xử lý Môi trường Thành Lập;


-

Công ty TNHH Thảo Thuận;

-

Công ty TNHH TM và Vận tải xăng dầu Minh Tấn;

-

Cơ sở gia công chế biến dầu nhớt tái sinh Tồn Thắng.

Trong các đơn vị trên, có 6 đơn vị đã trang bị lị đốt. Cơng ty TNHH TM và Vận tải
xăng dầu Minh Tuấn và Cơ sở gia cơng chế biến dầu nhớt tái sinh Tồn Thắng chủ
yếu thực hiện chức năng thu gom và tái chế cặn xăng, dầu nhớt thải. Riêng Công ty
Môi trường đô thị chỉ thực hiện công nghệ đốt và chủ yếu là xử lý chất thải y tế.
Các cơng ty cịn lại thực hiện đầy đủ các dịch vụ xử lý CTNH như tái sinh tái chế,
đốt, hóa lý, hóa rắn. Thông tin về phương pháp xử lý CTNH tại từng công ty như
sau:

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 18

Bảng 2.4 - Tổng hợp các phương pháp xử lý của các đơn vị xử lý CTNH
STT


1

2

3

4

Tên công ty

tái chế

Công ty Mơi trường

Đốt

Hóa lý

Hóa
rắn

x

Ghi chú
2 lị, chủ yếu đốt

Đơ thị

chất thải y tế


Cơng ty CP Mơi

x

x

x

x

3 lị đốt

x

x

x

x

2 lị đốt

x

x

x

x


2 lị đốt

x

x

x

2 lị đốt

TNHH

x

x

x

1 lị đốt

Cơng ty TNHH TM

x

trường Việt Uc
Công ty TNHH Môi
trường Xanh
Công ty TNHH Tân
Đức Thảo
Công ty TNHH TM


5

Tái sinh,

và xử lý Môi trường
Thành Lập

6

7

Công

ty

x

Thảo Thuận
x

và Vận tải xăng dầu
Minh Tấn
Cơ sở gia công chế

8

x

biến dầu nhớt tái

sinh Toàn Thắng

(Nguồn: Nguyễn Thị Kim Liên, 2005[13])
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn khá nhiều cơ sở tham gia vào hoạt động xử lý
CTNH dưới dạng cơ sở tái sinh dầu nhớt, dung môi phế thải, tái chế phế liệu...
Những cơ sở này hoạt động trôi nổi và các cơ quan chức năng khơng thể kiểm sốt

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 19

được. Do đó đến nay, ngay cả Phịng Quản lý chất thải rắn – Sở Tài nguyên và Môi
trường thành phố cũng không thể thống kê được đầy đủ lượng CTNH đã và đang
được thu gom và tái chế trên địa bàn thành phố.
2.3.3- Đánh giá thành phần và khối lượng chất thải được xử lý
Hầu hết các đơn vị trên không chỉ thực hiện thu gom, xử lý CTNH mà cịn có lẫn
CTRCN. Cách thức xử lý chủ yếu là tái sinh, tái chế chất thải có khả năng tận thu,
những chất cịn lại sau đó đem đi tiêu hủy khi đã khơng cịn khả năng tái chế. Trong
q trình tái sinh, tái chế phát sinh thêm nước thải do từ việc tẩy rửa các thùng đựng
hóa chất, dung môi, dược phẩm và lượng nước thải sẽ được xử lý bằng phương
pháp hóa lý. Các loại CTNH được các đơn vị trên xử lý và công suất hoạt động
trung bình như sau:
Bảng 2.5 - Thống kê tình hình hoạt động của các doanh nghiệp dịch vụ quản lý
và xử lý CTNH của TPHCM
Tên doanh
nghiệp
Công


ty

Công suất

Môi 11 tấn/ngày

Loại chất thải

hại

Công ty TNHH 16 tấn/ngày

Dung môi thải

Trường Xanh



Chất thải y tế, bùn thải nguy Thiêu đốt

trường Đô thị

SX-DV-TM Môi

Phương pháp xử

Thu hồi

Bao bì thải (bao bì nhựa, thủy Tái sử dụng
tinh...)

Bao bì thuốc trừ sâu, dược Thiêu đốt
phẩm quá hạn sử dụng, giẻ lau
nhiễm hóa chất, ...
Xỉ tro từ q trình đốt, ống Hóa rắn
đèn huỳnh quang hư, bùn oxit
kim loại...

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 20

Nước thải nguy hại, nước thải Xử lý hóa lý và
từ quá trình xúc rửa bao bì, sinh học
nước xử lý, hóa chất, nước
thải xi mạ...
Cơng ty Cổ phần 4 tấn/ngày

Dung môi thải, dầu nhớt thải

môi trường Việt

Thùng phuy, thừng nhựa, chai Tái sử dụng

Úc

lọ thủy tinh đựng chất thải
Nước thải nguy hại, hóa chất,


Thu hồi

Xử lý hóa lý và

nước thải xi mạ, nước thải sinh học
nhiễm thuốc BVTV...
Giẻ lau, cao su thải, thuốc quá Thiêu đốt
hạn, hóa chất lỏng, hóa chất
dạng bột hư hỏng...
Tro, bùn chứa kim loại...

Ổn định hóa rắn

Cơng ty TNHH 2 tấn/ngày

Dầu nhớt thải

Thu hồi

Tân Đức Thảo

Dung mơi thải

Thu hồi

Bình đựng hóa chất, dung Tái sử dụng
mơi...
Giẻ lau nhiễm hóa chất, bùn Thiêu đốt
thải, dược phẩm quá hạn sử
dụng, rác CN nguy hại, bao bì

thủy tinh, nhựa nhiễm độc,
cặn sơn...
Tro, xỉ từ quá trình đốt, bùn từ Hóa rắn
q trình thuộc da, xi mạ...

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 21

Nước thải từ q trình xử lý, Xử lý hóa lý
nước xúc rửa bình, mỹ phẩm
q hạn sử dụng...
Cơng ty TNHH 10 m3/ngày

Cặn xăng dầu (DO, FO) Thu hồi hóa lý

TM vận tải Minh

nhiễm nước

Tuấn
Cơ sở gia công 24 m3/ngày
chế

biến

dầu


nhớt

tái

sinh

Dầu nhớt thải

Tái sinh

Toàn Thắng
(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo điều tra khảo sát)
2.3.4- Đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Nhìn chung, về áp dụng các phương pháp xử lý cho từng loại CTNH, chủ cơ sở xử
lý đã vận dụng khá đúng quy trình quản lý CTNH. Đầu tiên, các cơ sở phân loại
chất thải tại nguồn thành những chất có khả năng tái sinh, tái chế, có loại riêng
CTNH và chất thải không nguy hại, tuy nhiên tỉ lệ này cịn chưa cao. Những chất
khơng cịn khả năng tái sinh, tái chế đa phần được thiêu đốt, tro sinh ra đem đi hóa
rắn. Lượng nước thải phát sinh tùy vào thành phần có trong nước thải được xử lý
hóa học. Tuy nhiên, về cơng nghệ, trang thiết bị, máy móc đang sử dụng và trong
q trình vận hành cịn có một số vần đề cần lưu ý như sau:
Công nghệ tái sinh, tái sử dụng vả tái chế
-

Công nghệ tái sinh, tái sử dụng dầu nhớt thải và dung môi thải

Loại chất thải được tái sinh, tái chế phổ biến tại tất cả các cơ sở là dung môi thải và
dầu nhớt thải do công nghệ tái sinh đơn giản, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ
rộng. Nhìn chung ngun lý hoạt động của 2 loại cơng nghệ này đều là công nghệ
chưng cất. Ở hầu hết các cơ sở, hệ thống tái sinh, tái sử dụng dầu nhớt thải và dung


Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 22

mơi thải khá giống nhau và nặng tính thủ cơng. Do đó thiết bị khá đơn giản, gọn
nhẹ, chi phí đầu tư thấp.
Cặn dầu nhớt và dung môi sau tái sinh cũng là một dạng CTNH cần xử lý. Tại
những đơn vị đã trang bị lò đốt chất thải, cặn dầu nhớt, dung mơi sau tái sinh có thể
dễ dàng xử lý bằng những lò đốt CTNH đạt yêu cầu, cặn dầu này góp phần kích
thích q trình cháy, nâng cao hiệu quả cháy. Tuy nhiên đối với những đơn vị chỉ
thực hiện công nghệ tái sinh, tái sử dụng xăng dầu và dung môi thải, cặn sau xử lý
đang bị thải bỏ bừa bãi hoặc giao cho những cơ sở khác làm chất đốt khơng an tồn.
Trong q trình vận chuyển, lưu trữ và tái chế, một lượng lớn dầu, nhớt cặn đã bị rị
rỉ, chảy tràn đã khơng đảm bảo vệ sinh mơi trường, có khả năng gây ô nhiễm môi
trường đất và nước ngầm.
Hiện tại, thành phố còn khá nhiều cơ sở tái sinh dầu nhớt, dung môi thải trôi nổi
chưa được quản lý. Đa số các cơ sở này có qui mơ nhỏ lẻ, manh mún, tự phát do
đáp ứng nhu cầu của thị trường, áp dụng theo công nghệ cổ truyền, nguy cơ gây ô
nhiễm mơi trường cao từ việc tràn đổ, rị rỉ cặn dầu nhớt, dung mơi trong q trình
vận chuyển, lưu giữa và tái sinh.
-

Cơng nghệ tái sử dụng bao bì thải

Các loại bao bì, thùng nhựa, thủy tinh đựng hóa chất, dung môi, thuốc trừ sâu...
được các cơ sở thu gom và xử lý theo hướng tái sử dụng lại (reuse). Cơng nghệ
tương đối nặng tính thủ cơng, chủ yếu súc rửa nhiều lần, có bổ sung một số loại hóa

chất tẩy rửa. Do đó, thiết bị xử lý cũng khá đơn giản. Tuy nhiên, quá trình tái sử
dụng như vậy lại phát sinh một lượng nước thải có mức độ nguy hại cao cần phải xử
lý. Điều này làm gia tăng chi phí đối với những cơ sở tuân thủ nghiêm túc quy định
của nhà nước về quản lý và xử lý CTNH.
Trước đây, một số cơ sở cũng có áp dụng một số công nghệ tái chế khác như tái chế
chì từ xỉ chì, tái chế kim loại từ nước, bùn chứa kim loại hay tái sinh cao su từ phế
thải cao su. Tuy nhiên, do mặt hàng không ổn định, khối lượng ít và chi phí đầu tư
cơng nghệ, vận hành tốn kém nên từ từ các cơ sở này không cho hoạt động nữa.

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 23

Việc tận dụng chất thải không chỉ giải quyết vấn đề về mơi trường mà cịn mang lại
hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nhưng hoạt động tái chế thường có vốn đầu tư
thấp, phương tiện sản xuất đa phần là thủ công, do vậy vấn đề ô nhiễm môi trường
do các hoạt động này gây ra là một bài tốn khó cho các nhà quản lý.
Cơng nghệ đốt
Xử lý CTNH bằng phương pháp đốt đang trở thành một xu hướng mạnh tại thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung. Trong số 8 đơn vị được thành
phố cấp phép thực hiện dịch vụ quản lý và xử lý CTNH đã có 6 doanh nghiệp đầu
tư lị đốt CTNH. Tuy nhiên thực tế cho thấy cơng nghệ đốt CTNH tại các đơn vị
này còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập:
-

Đa số áp dụng phương pháp đốt bằng buồng đốt hai cấp nhưng do thiết bị
được chế tạo trong nước nên quá trình hoạt động thường bị hư hỏng. Nhiệt
buồng đốt không đủ nên hiệu suất đốt thấp;


-

Thiếu cơ sở khoa học để tính tốn thiết kế chế tạo lò đốt, thể hiện qua năng
suất đốt của các lò đốt rất khác nhau (từ 20 kg – 40 kg chất thải/m3 buồng lò
đốt) ngay cả với cùng một loại chất thải được đốt. Vì vậy, nhiệt độ cháy và
thời gian lưu trong buồng đốt thứ cấp thường khơng đạt u cầu;

-

Khơng xây dựng được qui trình cơng nghệ để vận hành lị đốt thích hợp cho
mỗi loại chất thải, vì khơng có thơng tin chính xác về thành phần và tính
chất của chất thải. Khơng xác lập được mối quan hệ giữa tốc độ, nhiệt độ
nhiệt phân với thời gian nhiệt phân và đốt;

-

Thông thường các cơ sở đã đưa chất thải đưa vào lò trước khi vận hành lò
đốt và khối lượng vượt quá thiết kế ban đầu nhằm tận dụng tối đa nhiệt
lượng lò. Đây chính là giai đoạn gây ơ nhiễm mơi trường nhất. Do cơng suất
lị đã vượt q giới hạn cho phép nên chất thải khơng được đốt cháy hồn
tồn, sinh ra rất nhiều khói đen, khí thải thứ cấp thốt ra mơi trường (dioxin,
furan) và động cơ lị gây ồn hơn, giảm tuổi thọ máy móc;

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


Nghiên cứu đánh giá các khía cạnh kinh tế của hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại TPHCM
Trang 24


-

Thiết bị xử lý khói thải khơng đáp ứng được yêu cầu xử lý đạt tiêu chuẩn xả
thải do quá trình hoạt động lị đốt được vận hành bằng thủ cơng. Thường tất
cả các lị đốt đều có một số chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép. Ngoài ra, do
hiện nay đa số các phịng thí nghiệm trong nước đều chưa có khả năng kiểm
tra phân tích các chỉ tiêu về dioxin nên mức độ phát thải khí dioxin tại các lò
đốt này chưa đánh giá được;

-

Đa số các lò đốt đều được vận hành thủ cơng và hồn tồn khơng có hệ
thống quan trắc kiểm tra an tồn mơi trường nên q trình vận hành lị đốt
có độ an tồn khơng cao. Đặc biệt, tất cả các lị đốt đều khơng có phương án
xử lý sự cố cháy nổ nếu có xảy ra. Điều này hồn tồn nguy hiểm vì các
chất nguy hại và độc hại có thể phát tán vào môi trường và tác động đến khu
vực xung quanh.

Hiện tại, thành phố cũng có khá nhiều dự án đầu tư lị đốt chất thải sinh hoạt,
CTCNNH và khơng nguy hại đã được cấp phép đầu tư hoặc đang trong giai đoạn
nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Các dự án tập trung vào công nghệ thiêu đốt để
là chính. Một số dự án được đầu tư theo hướng thu hồi năng lượng. Đây rõ ràng là
những đầu ra đầy triển vọng cho việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chầt thải công
nghiệp và đặc biệt là CTNH, các vấn đề môi trường bức xúc của thành phố hiện
nay. Tuy nhiên hiện tại, tất cả các dự án trên đều đang ở giai đoạn nghiên cứu tiền
khả thi, khả thi hoặc xin giấy phép xây dựng. Để có thể đi vào hoạt động, các dự án
này cịn phải trải qua thời gian dài để thực hiện các thủ tục và triển khai xây dựng...
Công nghệ ổn định hóa rắn
Ổn định và hóa rắn là q trình mà chất ổn định được trộn với chất thải để làm thay
đổi bản tính vật lý của chất thải (thay đổi tính kéo, nén hay độ thấm) và giảm tới

mức tối thiểu khả năng phát tán của chất nguy hại ra khỏi khối chất thải và giảm
tính độc hại của chất thải.
Cơng nghệ ổn định và hóa rắn đã bắt đầu trở nên phổ biến trong thời gian gần đây.
Các đơn vị thực hiện dịch vụ quản lý và xử lý chất thải lớn của thành phố như công

Chương 2 - Đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, quản lý và xử lý CTCNNH tại TPHCM


×