Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án lớp 5 môn Mĩ thuật - Bài 19 đến bài 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.4 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 19. Đinh Văn Khải. Bài 19: Vẽ tranh ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN. I. Mục tiêu: - HS hiểu đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân - Biết cách vẽ tranh về đề tài Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân - HS vẽ được tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương. Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày tết, lễ hội. - 1 số bài vẽ của HS năm trước. HS: - SGK, vở, bút chì, tẩy màu... III. Hoạt động dạy học Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5’) - GV giới thiệu tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và gợi ý HS nhận ra: + Không khí của ngày tết, lễ hội và mùa xuân + Những hoạt động trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân. + Những hình ảnh màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân. - GV gợi ý HS kể về một số hoạt động của ngày tết và lễ hội diễn ra ở quê em. - GV tóm tắt và bổ sung. Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) - GV giới thiệu hình minh họa cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ - HS quan sát và nhận ra cách vẽ - GV yêu cầu HS nhắc lại các bước vẽ. Hoạt động 3: Thực hành (20’) Yêu cầu cần đạt: +Vẽ được tranh về Ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương + Sắp xếp hình vẽ cân đối, chọn và vẽmau2 phù hợp. - GV quan sát và hướng dẫn HS làm bài. Gợi ý cụ thể đối với một số HS còn lúng túng trong khi làm bài. - HS làm bài và hoàn thành bài Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. (5’) GV cùng HS chọn một số bài vẽ hoàn thành và gợi ý HS nhận xét về: + Bố cục, nội dung tranh. + Hình vẽ và màu sắc. - GV tóm tắt chung và nhận xét chung tiết học. Khen ngợi và động viên HS. Dặn dò Chuẩn bị bài học sau.  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………... Lop3.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 20. Đinh Văn Khải. Bài 20: Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu I. Mục tiêu: - Hiểu hình dáng, đặc điểm của mẫu. - Biết cách vẽ mẫu có hai vật mẫu. - HS vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu. Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối,hình vẽ gần giống mẫu. II. Chuẩn bị: GV: - Mẫu vẽ, lọ quả... có hình dáng và màu sắc khác nhau - Bài vẽ của HS lớp trước. HS: SGK, vở, bút, màu... III. Hoạt động dạy- học Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) GV bày mẫu để HS quan sát nhận xét: + Khung hình chung của mẫu + Vị trí của các vật mẫu + Hình dáng, màu sắc, đặc điểm... của mẫu + So sánh tỉ lệ giữa các mẫu. - GV bổ sung, tóm tắt ý kiến. GV phân tích để HS cảm thụ được vẽ đẹp của mẫu. Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và gợi ý HS nhận ra cách vẽ. - HS quan sát và gới ý HS nhận ra cách vẽ. - GV cho HS xem 1 số bài của HS lớp trước để các em tham khảo Hoạt động 3: Thực hành (20’) Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được hình hai vật mẫu bằng bút chì đen hoặc bằng màu. + Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần giống mẫu. - GV nhắc nhở HS bố cục của hình vẽ phù hợp với trang giấy, vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu, chú ý tỉ lệ các bộ phận để hình vẽ rõ đặc điểm Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - GV cùng HS lựa chọn 1 số bài hoàn thành ở mức độ khác nhau và gợi ý các em nhận xét về: + Bố cục, hình vẽ, đậm nhạt... - HS: Nhận xét, đánh giá theo cảm nhận riêng - GV bổ sung, cùng HS xếp loại và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………... Lop3.net. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 21. Đinh Văn Khải. Bài 21: Tập nặn tạo dáng. Đề tài tự chọn I. Mục tiêu: - HS biết cách nặn các hình khối. - HS nặn được hình người, đồ vật, con vật...và tạo dáng theo ý thích Yêu cầu phát triển: Hình nặn can đối, giống hình dáng người hoặc vật đang hoạt động II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm 1 số tượng, đồ gốm, đồ mỹ nghệ, 1 vài con vật được tạo dáng bằng những vật liệu khác nhau như gỗ, giấy, bìa cứng, vỏ hộp... - Đất nặn và dụng cụ để nặn. HS: SGK, đất nặn hay giấy màu, hồ dán...để thực hành xé dán III. Hoạt động dạy- học Hoạt động 1: Quan sát nhận xét(5’) - GV giới thiệu các hình minh hoạ ở SGK và ĐDDH để HS thấy được sự phong phú về hình thức và ý nghĩa của các hình này. - GV gợi ý HS nhận ra các đặc điểm của hình nặn. Hoạt động 2: Cách nặn(5’) - GV minh họa cách nặn và gợi ý HS nhận ra cách nặn. + Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại. + Nặn từ một thỏi đát thành các bộ phận chính, sau đó nặn thêm các chi tiết + Tạo dáng cho sinh động. - GV cho HS quan sát các bước nặn ở hình gợi ý trong SGK và phân tích để các em biết cách nặn - Hướng dẫn HS cách xé dán bằng giấy màu nếu không có đất nặn. Hoạt động 3: Thực hành(20’) Yêu cầu cần đạt: + Nặn được hinh người hoặc đồ vật, con vật,…và tạo dáng theo ý thích. + Hình nặn cân đối, giống hình dáng người hoặc con vật. - Cho HS chọn hình định nặn. - Nặn theo cá nhân và nặn theo nhóm - GV quan sát và gợi ý HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Các nhóm và cá nhân bày bài nặn trên bàn, giáo viên gợi ý HS nhận xét, xếp loại: + Hình nặn + Tạo dáng - HS chọn ra các bài vẽ theo ý thích. - GV nhận xét bài học, khen ngợi các nhóm và cá nhân có bài nặn đẹp. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………... Lop3.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 22. Đinh Văn Khải. Bài 22.Vẽ trang trí. Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm I. Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm của kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm - HS xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. Yêu cầu phát triển: Kẻ đúng các chữ A,B,M,N theo kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ. II. Chuẩn bị: GV: - Bảng mẫu kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm. - 1 số kiểu chữ khác ở bìa sách, báo, tạp chí... - 1 vài dòng chữ kẻ đúng đẹp và chưa đẹp HS: SGK, giấy, vở, màu... III. Hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Quan sát nhận xét(5’) - GV giới thiệu 1 số kiểu chữ khác nhau và gợi ý HS nhận xét: + Sự khác nhau và giống nhau giữa các kiểu chữ. + Đặc điểm riêng của từng kiểu chữ. + Dòng chữ nào là kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ? - GV tóm tắt và bổ sung để HS nhận ra được các đặc điểm của kiểu chữ. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách kẻ chữ(5’) - GV có thể minh hoạ bằng phấn trên bảng hoặc hình minh họa cách vẽ đã chuẩn bị và gợi ý HS nhận ra cách vẽ. - HS quan sát và nhận ra cách kẻ chữ. Hoạt động 3: Thực hành(20’) - GV yêu cầu của bài tập: + Kẻ các chữ A, B, M, N + Vẽ màu vào các con chữ và nền Yêu cầu cần đạt: +Xác định được vị trí của nét thanh, nét đậm và nắm được cách kẻ chữ. + Kẻ đúng các chữ A,B,M,N theo kiểu chữ in hoa nét thanh, nét đậm. Tô màu đều, rõ chữ. - GV theo dõi và gợi ý HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5’) - GV lựa chọn 1 số bài và gợi ý các em về: + Hình dáng chữ + Màu sắc của chữ và nền + Cách vẽ màu Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………... Lop3.net. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 23. Đinh Văn Khải. Bài 23. Vẽ tranh. Đề tài tự chọn I. Mục tiêu: - HS nhận ra sự phong phú của đề tài tự chọn. - HS Biết cách tìm chọn nội dung đề tài. - Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn. Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài II. Chuẩn bị: GV: - Tranh của các hoạ sĩ và của HS về những đề tài khác nhau. - Hình gợi ý cách vẽ HS: - SGK, giấy, vở, bút, màu... III. Hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5’) - GV cho HS xem 1 số bức tranh về những đề tài khác nhau và gợi ý HS trả lời 1 số câu hỏi: + Các bức tranh đó vẽ những đề tài gì ? + Trong tranh có những hình ảnh nào ? + Hình ảnh nào thể hiện rõ được nội dung tranh? + Màu sắc trong tranh được như thế nào? - GV cho HS lựa chọn những tranh cùng đề tài để các em thấy rõ sự phong phú về nội dung ở mỗi đề tài. - GV tóm tắt và bổ sung. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh(5’) - GV gợi ý HS cách vẽ tranh qua hình minh họa cách vẽ. - HS quan sát và nhận ra cách vẽ. Lưu ý: Các hoạt động cần thay đổi khác nhau để tạo cho cân sự phong phú hấp dẫn. Hoạt động 3: Thực hành(20’) Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được tranh theo chủ đề đã chọn. +Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp, rõ đề tài - Trong khi HS làm bài GV quan sát lớp để góp ý, gợi mở cho những em chưa chọn được nội dung đề tài - Động viên, khen ngợi những em vẽ nhanh, vẽ đẹp để tạo không khí thi đua học tập trong lớp. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5’) - GV cùng HS nhận xét và đánh giá: + Cách chọn nội dung đề tài và các hình ảnh + Cách thể hiện: sắp xếp hình ảnh, vẽ màu, vẽ hình. - GV tóm tắt và bổ sung, nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Về nhà quan sát cái ấm tích và cái bát.  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. Lop3.net. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 24. Đinh Văn Khải. Bài 24.Vẽ theo mẫu. Mẫu vẽ có hai hoặc ba vật mẫu I. Mục tiêu: - HS hiểu hình dáng, tỉ lệ đậm nhạt , đặc điểm của mẫu. - HS biết cách vẽ mẫu có hai hoặc ba vật mẫu. - HS vẽ được hai vật mẫu. Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình gần với mẫu. II. Chuẩn bị: GV: - Mẫu vẽ có 2 hoặc 3 vật mẫu ( ấm tích, ấm pha trà, cái chén... ) - Hình gợi ý cách vẽ HS: - SGK, mẫu vẽ để vẽ theo nhóm - Bút, chì, tẩy, màu... III. Hoạt động dạy-Học Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) - GV hướng dẫn và tạo điều kiện cho HS tự bày mẫu. Gợi ý cho các em chọn hướng nhìn đẹp của mẫu để vẽ và nhận xét. + Vị trí của các vật mẫu. + Hình dáng, màu sắc của ấm pha trà và cái bát hoặc các vật khác + Đặc điểm các bộ phận của mẫu + So sánh tỉ lệ giữa các bộ phận của từng vật mẫu và giữa 2 vật mẫu với nhau + Nêu nhận xét về độ đậm nhạt của mẫu. - Trên cơ sở những nhận xét của HS, GV tóm tắt và hệ thống những ý chính. Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) - GV có thể cho HS xem hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng để HS nhận ra cách vẽ. - GV có thể vẽ lên bảng hình 1 vài vật mẫu. - HS quan sát và nhận ra cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành(20’) Yêu cầu cần đạt: + HS vẽ được hai vật mẫu. + Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình gần với mẫu. - GV dựa vào thực tế bài vẽ của HS để góp ý bổ sung và điều chình những thiếu sót - GV nhắc nhở HS: không nên vẽ mảng tối bằng độ đen đậm ngay, mà vẽ nhẹ nhàng rồi so sánh độ đậm nhật giữa các phần để nhấn đậm dần. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá(5’) - GV cùng HS nhận xét: + Bố cục + Cách vẽ hình + Vẽ đậm nhạt... - GV tóm tắt và bổ sung. Nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. Lop3.net. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 25. Đinh Văn Khải. Bài 25.Thường thức mỹ thuật. Xem tranh bác hồ đi công tác I. Mục tiêu: - HS hiểu nội dung bức tranh qua bố cục, hình vẽ, màu sắc. - HS biết được một số thông tin của họa sĩ Nguyễn Thụ Yêu cầu phát triển: Nêu được lý do thích hay không thích bức tranh. II. Chuẩn bị: GV: - 1 số tranh vẽ về Bác Hồ của các hoạ sĩ - 1 vài bức tranh lụa và tranh các chất liệu khác ( nếu có ) HS: - SGK - Sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ. III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Hoạt động 1: Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Thụ - GV yêu cầu HS xem SGK và gợi ý các em tìm hiểu về tác giả. + Nơi sinh của hoạ sĩ Nguyễn Thụ. + Những tác phẩm nổi tiếng của ông. - GV bổ sung: Hoạt động 2: Xem tranh Bác Hồ đi công tác - GV cho HS xem 1 số tranh và đặt câu hỏi gợi ý tìm hiểu bức tranh: + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì ? + Dáng vẻ trong từng nhân vật trong tranh ntn ? + Hình dáng của 2 con ngựa ntn ? + Màu sắc của bức tranh rực rỡ hay trầm ấm ? + Cách vẽ của bức tranh mạnh mẽ hay nhẹ nhàng uyển chuyển ? - Dựa vào các ý trả lời của HS, GV bổ sung làm rõ nội dung của bức tranh: + Hình ảnh chính là Bác Hồ và anh cảnh vệ cưỡi ngựa. Bác ngồi ung dung, thư thái trên lưng ngựa với chiếc túi khoác trên vai cho thấy phong cách giản dị, gần gũi của người. + Những bông lau màu trắng nghiêng nghiêng theo chiều gió, dòng suối mờ hơi nước...gợi nên vẻ yên ả, thơ mộng của núi rừng Việt Bắc. + Màu nâu hồng chủ đạo trong bức tranh cùng với độ đậm nhạt tinh tế đã tạo nên 1 hoà sắc nhẹ nhàng, trầm ấm hấp dẫn người xem. + Với bố cục tập trung, hình ảnh cô đọng, màu sắc giản dị, bức tranh Bác Hồ đi công tác là 1 tác phẩm thành công về vị lãnh tụ của dân tộc. Hoạt động 3: Nhận xét đánh giá: - GV nhận xét chung tiết học - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………... Lop3.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 26. Đinh Văn Khải. Bài 26: Vẽ trang trí. Tập kẻ kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm I. Mục tiêu: - HS hiểu được cách sắp xếp dòng chữ như thế nào là hợp lý. - HS biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu. Yêu cầu phát triển:Kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC theo mẫu in hoa nét thanh, nét đậm. II. CHuẩn bị: GV: - 1 số dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm đẹp và chưa đẹp. - Sưu tầm 1 vài dòng chữ in hoa nét thanh nét đậm ở sách báo, tạp chí hoặc tự chuẩn bị. HS: Dụng cụ học vẽ III. Các hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét (5’) - GV giới thiệu 1 số dòng chữ có kiểu chữ in hoa nét thanh nét đậm ( đúng và chưa đúng ) và gợi ý HS nhận thấy: + Kiểu chữ ( kẻ đúng hay sai ) + Chiều cao và chiều rộng của dòng chữ so với khổ giấy. + Khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng. + Cách vẽ màu chữ và màu nền ( chữ màu sáng thì nền màu đậm và ngược lại ) - GV yêu cầu HS tìm ra dòng chữ đúng và đẹp. Hoạt động 2: Cách kẻ chữ.(5’) - GV vẽ lên bảng kết hợp với nêu các câu hỏi gợi ý để HS nhận ra các bước kẻ chữ: - Vẽ nhẹ bằng bút chì toàn bộ dòng chữ để điều chỉnh khoảng cách giữa các con chữ và các tiếng. Hoạt động 3: Thực hành (20’) Yêu cầu cần đạt: + Biết cách kẻ và kẻ được dòng chữ đúng kiểu. + Kẻ được dòng chữ CHĂM HỌC theo đúng mẫu.tô màu rõ chữ. - Khi thực hành, GV đến từng bàn quan sát và hướng dẫn HS làm bài. - Hướng dẫn cụ thể hơn đối với những HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - HS tự chọn 1 số bài và nhận xét, đánh giá về: + Bố cục ( đẹp, chưa đẹp, vì sao ? ) + Kiểu chữ ( đúng, sai, vì sao ? ) + Màu sắc ( vẽ màu đều ở chữ, màu nền ) - GV yêu cầu HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng. - GV tổng kết và nhận xét chung tiết học. Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau.  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………………………………... Lop3.net. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 27. Đinh Văn Khải. Bài 27: vẽ tranh. Đề tài môi trường I. Mục tiêu: - HS hiểu biết thêm về mội trường và ý nghĩa của môi trường với cuộc sống. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh có nội dung về môi trường. - HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường. Yêu cầu phát triển: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn và vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị: GV: - Sưu tầm tranh ảnh đẹp về môi trường. - Hình gợi ý cách vẽ. - Bài vẽ của HS lớp trước. HS: - SGK, tranh ảnh về môi trường, giấy, vở, màu... III. Hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài (5’) - GV giới thiệu tranh ảnh về môi trường và gợi ý để HS nhận biết: + Không gian xung quanh chúng ta có đồi núi, ao hồ, sông, biển, cây cối, nhà cửa... + Môi trường xanh-sạch-đẹp rất cần cho cuộc sông con người. + Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của mọi người. Có nhiều cách để bảo vệ môi trường như thu gom rác, làm vệ sinh ngõ xóm, làm sạch nguồn nước, trồng cây, bảo vệ rừng,… - Để vẽ tranh về môi trường, có thể chọn 1 trong số những hoạt động nêu trên hoặc vẽ về cảnh thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh quê hương - HS tự chọn nội dung để vẽ tranh. GV tóm tắt và bổ sung. Hoạt động 2: Cách vẽ tranh (5’) - Gợi ý HS cách vẽ thông qua hình gợi ý hoặc vẽ lên bảng - HS quan sát và nhận ra cách vẽ. Hoạt động 3: Thực hành (20’) Yêu cầu cần đạt: + Biết cách vẽ và được tranh về đề tài môi trường. + Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn và vẽ màu phù hợp. - GV theo dõi gợi ý, bổ sung để HS hoàn thành bài vẽ Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - GV gợi ý HS nhận xét và xếp loại 1 số bài đẹp hoặc chưa đẹp vể: + Bố cục + Cách vẽ hình + Cách vẽ màu - HS tự nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng. - GV nhận xét và xếp loại một số bài vẽ. Dặn dò : Về nhà chuẩn bị quan sát lọ hoa, quả  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. Lop3.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. Tuần 28 Bài 28: Vẽ theo mẫu MẪU VẼ CÓ HAI HOẶC BA VẬT MẪU ( Vẽ màu ) I. Mục tiêu: - HS hiểu đặc điểm, hình dáng, của mẫu. - HS biết cách vẽ mẫu có hai hoặc ba đồ vật. - Vẽ được hình và vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. - Yêu cầu phát triển:Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu sắc phù hợp. II. Chuẩn bị: GV: - Chuẩn bị 2 mẫu vẽ khác nhau - Hình gợi ý cách vẽ HS: - Mẫu vẽ để vẽ theo nhóm ( nếu có điều kiện ) - Giấy, vở, màu... III. Các hoạt động dạy-học Hoạt động 1: Quan sát nhận xét (5’) -GVcùng HS bày mẫu chung hoặc cho HS tự bày mẫu vẽ theo nhóm để các em tìm ra cách bày mẫu hợp lí, sau đó gợi ý các em nhận xét về: - Tỉ lệ chung của mẫu vẽ. - Vị trí của lọ, quả - Hình dáng, đặc điểm của lọ, hoa, quả ( cao, thấp, to, nhỏ ) - Độ đậm nhạt và màu sắc của lọ, hoa quả Hoạt động 2: Cách vẽ (5’) - GV gợi ý HS nhận ra cách vẽ. - GV vẽ lên bảng theo mẫu đã bày hoặc cho HS xem hình gợi ý cách vẽ ở SGK để các em hiểu rõ hơn cách tiến hành bài vẽ Hoạt động 3: Thực hành (20’) - Yêu cầu cần đạt: + Vẽ được hình và vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu. +Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu, màu sắc phù hợp. - Trước khi HS thực hành, GV cho các em quan sát hình tham khảo ở SGK - Khi HS làm bài, GV quan sát lớp, nhắc nhở các em. - GV gợi ý, hướng dẫn bổ sung cho từng HS nhất là những em còn lúng túng. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá (5’) - Giáo viên cùng HS chọn 1 số bài vẽ đẹp và chưa đẹp và gợi ý để HS nhận xét về: + Bố cục, hình vẽ, cách vẽ màu - Yêu cầu HS xếp loại bài theo cảm nhận riêng. - GV nhận xét bổ sung, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp Dặn dò HS: - Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội  ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………….. Lop3.net. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Tuần 29. Đinh Văn Khải. Bài 29. Tập nặn tạo dáng. ĐỀ TÀI YHỘI I. Mục tiêu: - HS hiểu được nội dung của 1 số ngày lễ hội. - HS biết cách nặn và sắp xếp các hình nặn theo đề tài. - HS yêu mến quê hương và trân trọng các phong tục tập quán. II. Chuẩn bị: GV: - SGK, SGV - Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội - Sưu tầm 1 số hình nặn của nghệ nhân về đề tài ngày hội ( nếu có ) - Bài nặn của HS lớp trước. - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán... HS: - SGK - Sưu tầm tranh ảnh về ngày hội. - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài - GV yêu cầu HS kể về những ngày hội ở quê hương hoặc những lễ hội mà em biết. VD: hội Đền Hùng ( Phú Thọ ), hội chọi trâu ( Đồ Sơn ), hội Lim ( Bắc Ninh ), hội làng... - GV gợi ý để HS nhớ lại những hoạt động trong những dịp lễ hội. VD: Đấu vật, chọi gà, kéo co, đua thuyền, múa rồng, chơi đu... - GV yêu cầu HS xem tranh, ảnh về lễ hội do GV chuẩn bị hoặc ở SGK rồi tóm tắt: trong những dịp lễ hội thường có nhiều hoạt động giàu ý nghĩa và những trò chơi rất vui. Lễ hội ở mỗi vung miền thường mang những nét đặc sắc khác nhau. - GV yêu cầu 1 số HS chọn nội dung và nêu các hình ảnh sẽ nặn hoặc xé dán.. Hoạt động 2: Cách nặn - GV yêu cầu HS chọn nội dung và tìm các hình ảnh chính, phụ để nặn - GV nhắc HS nhớ lại cách nặn đã học và nặn vài hình nặn cho HS quan sát: + Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại hoặc nặn hình từ 1 thỏi đất nặn Lop3.net. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. + Nặn thêm các hình ảnh phụ và chi tiết. + Tạo dáng và sắp xếp theo đề tài Lưu ý: GV nhắc HS tìm và nặn các chi tiết đặc trưng của ngày hội như khăn, áo, cờ, trống và tạo các dáng sinh động cho hình nặn. Nên nặn nhiều hình dáng người và các hình ảnh khác rồi sắp xếp theo nội dung để tạo không khí tưng bừng, vui tươi của ngày hội. Hoạt động 3: Thực hành - GV có thể tổ chức hoạt động thực hành cho HS như sau: + Nặn theo cá nhân. + Nặn theo nhóm ( mỗi nhóm 3 hoặc 4 HS ). Các nhóm trao đổi, tự chọn nội dung, tìm hình ảnh rồi phân mỗi thành viên trong nhóm nặn 1 vài hình ảnh để sắp xếp theo đề tài. - GV quan sát, gợi ý, bổ sung cụ thể cho từng cá nhân hoặc nhóm để giúp các em hoàn thành bài ở lớp. - Các nhóm, cá nhân nặn rồi sắp xếp hình nặn theo đề tài. GV gợi ý cho HS chỉnh sửa các dáng người sao cho rõ nội dung hoạt động và tạo được sự hài hoà, liên kết trong nhóm hình nặn. Lưu ý: - GV khuyến khích các nhóm, cá nhân nặn theo những nội dung khác nhau và tìm ra cách thể hiện sinh sinh động, hấp dẫn để bài nặn của lớp phong phú. Cho các nhóm thi đua xem nhóm nào nặn nhanh để tạo không khí học tập sôi nổi, hứng thú - Nếu chưa có điều kiện thì cho HS xé dán ( xé theo nhóm ) Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV tổ chức cho HS quan sát nhận xét 1 số bài về: + Hình nặn rõ đặc điểm + Tạo dáng ( sinh động, phù hợp với các hoạt động ) + Sắp xếp các hình nặn ( rõ nội dung đề tài ) - GV gợi ý sắp xếp loại bài theo cảm nhận riêng. - GV nhận xét chung tiết học. Lưu ý: Với các bài vẽ, xé dán, GV cũng tổ chức cho HS nhận xét, xếp loại như đã hướng dẫn ở các bài đã học. Lop3.net. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. Dặn dò HS: Sưu tầm 1 số đầu báo, tạp chí, báo tường.... Lop3.net. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. Bài 30:. Vẽ trang trí Trang trí đầu báo tường. I. Mục tiêu: - HS hiểu ý nghĩa của báo tường - HS biết cách trang trí và trang trí được đầu báo của lớp. - HS yêu thích các hoạt động tập thể II. Chuẩn bị: GV: - SGK, SGV - Sưu tầm 1 số đầu báo ( lao động, hoa học trò, nhi đồng,... ) - 1 số đầu báo tường của lớp hoặc của trường - 1 số bài vẽ HS lớp trước - Hình gợi ý cách vẽ HS: - SGK. - Giấy, vở, màu... III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - Giới thiệu 1 số đầu báo và gợi ý HS quan sát + Tờ báo nào cũng có: đầu báo và thân báo ( nội dung gồm các bài báo, hình vẽ tranh ảnh minh hoạ... ) + Báo tường: báo của mỗi đơn vị như: bộ đội, trường học... thường ra vào những dịp tết và các đợt thi đua. Mỗi người trong đơn vị viết 1 vài bài, có thể là thơ ca, văn xuôi hoặc tranh vẽ... sau đó dán vào 1 tấm bản hay 1 tờ giấy lớn để ở 1 nơi thuận tiện cho nhiều người xem.. - GV giới thiệu 1 số đầu báo và gợi ý để HS tìm ra 1 số yếu tố của đầu báo: + Chữ: * Tên tờ báo: là phần chính, chữ to, rõ, nổi bật. VD: Thi đua, học tập, nhớ ơn Bác Hồ... có thể là chữ in hoa hay chữ thường màu sắc tươi sáng nổi bật. Lop3.net. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. * Chủ đề của tờ báo: cỡ chữ nhỏ hơn tên báo. VD: Chào mừng ngày 20 tháng 11, chào mừng ngày thành lập quân đội nhân dân... * Tên đơn vị sắp xếp ở vị trí phù hợp, nhỏ hơn tên báo. VD: lớp 5A, trường Nguyễn Tất Thành... + Hình minh hoạ: hình trang trí, cờ hoa biểu trưng... - GV yêu cầu 1 số HS phát biểu chọn chủ đề báo, tên tờ báo, kiểu chữ, hình minh hoạ Hoạt động 2: Cách trang trí đầu báo tường - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc minh hoạ lên bảng cách trang trí đầu báo. + Vẽ phác các mảng chữ, hình minh hoạ sao cho có mảng lớn, mảng nhỏ và cân đối. + Kẻ chữ và vẽ hình trang trí + Vẽ màu tươi sáng, rõ và phù hợp với nội dung - GV cho HS xem 1 số bài của các bạn năm trước để các em tự tin Hoạt động 3: Thực hành - SGV có thể tổ chức cho HS thực hành như sau: + Làm bài cá nhân + Làm bài theo nhóm hay ở trên bảng ( bằng phấn màu hoặc trên khổ giấy A4 ) - HS tự làm bài hoặc thảo luận, phân công các phần việc cho các thành viên trong nhóm. - GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ sung, động viên HS làm bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV cùng HS nhận xét, đánh giá: + Bố cục ( rõ nội dung ) + Chữ ( tên báo nổi rõ, đẹp ) + Hình minh hoạ ( phù hợp và sinh động ) + Màu sắc ( tươi sáng, hấp dẫn... ) - GV gợi ý HS xếp loại theo cảm nhận riêng ( khi nhận xét, xếp loại, HS cần nêu lí do vì sao đẹp, chưa đẹp ) - GV tổng kết, nhận xét chung về tiết học Dặn dò HS: Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em của các bạn lớp trước.. Lop3.net. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. Bài 31:. Vẽ tranh đề tài ước mơ của em. I. Mục tiêu: - HS hiểu về nội dung đề tài. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh theo ý thích. - HS phát huy trí tưởng tượng khi vẽ tranh. II. Chuẩn bị: GV: - SGK, SGV - Sưu tầm tranh về đề tài Ước mơ của em và 1 số đề tài khác. - Hình gợi ý cách vẽ. HS: - SGK. - Sưu tầm tranh về đề tài ước mơ của em - Giấy, vở, màu... III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Tìm chọn nội dung đề tài - GV giới thiệu 1 số bức tranh có nội dung khác nhau và gợi ý để HS tìm ra những tranh có nội dung về ước mơ. - GV giải thích: Vẽ về ước mơ là thể hiện những mong muốn của người vẽ về hiện tại hoặc tương lai theo trí tưởng tượng thông qua hình ảnh và màu sắc trong tranh. VD: Muốn sống trên trên cung trăng, dưới đáy đại dương ; muốn trái đất mãi mãi hoà bình ; muốn du lịch khắp hành tinh... Đối với HS, ước mơ học giỏi để trở thành kỹ sư, bác sỹ, hoạ sĩ, phi công...là những ước mơ đẹp có thể thực hiện được. - Yêu cầu 1 số HS nêu ước mơ của mình. Hoạt động 2: Cách vẽ. - GV phân tích cách vẽ ở 1 vài bức tranh hoặc vẽ lên bảng để HS thấy được sự đa dạng về cách thể hiện nội dung đề tài. VD: + Cách chọn hình ảnh. Lop3.net. 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. + Cách bố cục. + Cách vẽ hình. + Cách vẽ màu - Nhắc HS cách vẽ tranh như ở hướng dẫn các bài đã học. - Cho HS xem 1 số bài của HS lớp trước Hoạt động 3: Thực hành - GV có thể tổ chức hoạt động thực hành cho HS như sau: + Vẽ cá nhân ( vẽ vào vở hay vào giấy ) + 1 vài nhóm vẽ chung trên khổ giấy lớn + 2 nhóm ( mỗi nhóm 2 HS vẽ lên bảng ) - GV yêu cầu HS trao đổi để chọn nội dung, tìm hình ảnh và tự phân công người vẽ hình, vẽ màu. - GV khuyến khích các nhóm thi đua xem nhóm nào vẽ nhanh, vẽ đẹp. - Hướng dẫn cụ thể để những HS còn lúng túng hoàn thành được bài. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV cùng HS chọn 1 số bài vẽ theo cá nhân, theo nhóm và gợi ý các em nhận xét: + Cách tìm chọn nội dung ( độc đáo, có ý nghĩa ) + Cách bố cục ( chặt chẽ, cân đối ) + Cách vẽ hình ảnh chính, phụ ( sinh động ) + Cách vẽ màu ( hài hoà, có đậm, có nhạt ) - GV nhận xét tổng kết tiết học. Dặn dò HS: Quan sát lọ, hoa và quả. Lop3.net. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. Bài 32:. Vẽ theo mẫu vẽ tĩnh vật, vẽ màu. I. Mục tiêu: - HS biết cách quan sát, so sánh và nhận ra đặc điểm của mẫu. - HS vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng. - HS yêu thích vẽ đẹp của tranh tĩnh vật. II. Chuẩn bị: GV: - SGK, SGV - Mẫu vẽ 2 hoặc 3 mẫu lọ, hoa, quả khác nhau để HS quan sát vẽ theo nhóm. - Hình gợi ý cách vẽ - 1 số tranh tĩnh vật của hoạ sĩ ; 1 số bài vẽ của HS năm trước HS: - SGK. - Giấy, vở, màu... III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét - GV giới thiệu 1 số tranh tĩnh vật đẹp để tạo cho HS hứng thú với bài học. GV đặt 1 số câu hỏi gợi ý để HS nhận xét các bức tranh, thông qua đó để các em hiểu thêm khái niệm về tranh tĩnh vật ( tranh vẽ các vật ở trạng thái tĩnh như cái bát, chai, lọ, hoa, quả... ) - GV cùng HS bày mẫu chung hoặc hướng dẫn HS bày mẫu theo nhóm và gợi ý các em nhận xét: + Vị trí của các vật mẫu ( trước, sau, che khuất hay tách biệt nhau ) + Chiều cao, chiều ngang của mẫu và của từng vật mẫu. + Hình dáng của lọ, hoa, quả. + Màu sắc, độ đậm nhạt ở mẫu. - HS quan sát và tập nhận xét mẫu chung hoặc mẫu của nhóm. - GV yêu cầu 1 số HS quan sát mẫu rồi nêu nhận xét của mình ( nhắc HS ở những vị trí quan sát khác nhau, hình vẽ phải khác nhau ). Hoạt động 2: Cách vẽ - ở bài này, GV có thể cho HS vẽ màu hoặc cắt, xé dán bằng giấy màu. - GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ lên bảng theo trình tự: Lop3.net. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. + Ước lượng chiều cao, chiều ngang của mẫu và vẽ phác khung hình chung ( bố cục trên tờ giấy theo chiều ngang hay chiều dọc cho phù hợp ). + Phác khung hình của lọ, hoa, quả ( chú ý tỉ lệ, vị trí các vật mẫu ) + Tìm tỉ lệ bộ phận và vẽ hình lọ, hoa, quả. + Vẽ màu theo cảm nhận riêng - GV giới thiệu theo cách cắt, xé dán giấy: + Chọn giấy màu có màu sắc đậm nhạt phù hợp với mỗi hình. + Vẽ phác các hình mảng lên giấy màu. + Cắt hoặc xé theo hình vẽ + Sắp xếp các hình đã được cắt, xé sao cho bố cục hợp lí rồi dán lên nền giấy ( giấy trắng hoặc màu ). Hoạt động 3: Thực hành - GV yêu cầu HS quan sát mẫu và vẽ như đã hướng dẫn. - Gợi ý cụ thể hơn với 1 số HS về cách ước lượng tỉ lệ, cách bố cục, cách vẽ hình... - HS tự cảm nhận vẽ đẹp về hình, màu sắc của mẫu và vẽ màu theo cảm nhận riêng. - Khi góp ý hoặc nhận xét, yêu cầu HS quan sát mẫu để thấy những phần đạt, chưa đạt ở bài vẽ của mình về hình, đậm nhạt về màu sắc. - Giành nhiều thời gian cho thực hành Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá - GV cùng HS nhận xét 1 số bài về: + Bố cục ( phù hợp với khổ giấy + Hình vẽ ( rõ đặc điểm ) + Màu sắc ( có đậm, có nhạt ) - HS tự xếp loại các bài vẽ - GV bổ sung và điều chỉnh xếp loại - GV nhận xét chung tiết học.. Lop3.net. 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> TKBD MỸ THUẬT 5. Đinh Văn Khải. Dặn dò HS: Sưu tầm tranh, ảnh về trại hè thiếu nhi trên sách báo, tạp chí.... Lop3.net. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×