Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phương thức liên kết văn bản trong các tác phẩm của nguyễn huy thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.02 KB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN
BẢN TRONG CÁC TÁC PHẨM
CỦA NGUYỄN HUY THIỆP

Chuyên ngành : NGÔN NGỮ HỌC
Mã số:
03 05 03 06 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

NGUYỄN THỊ THU HÀ

PHƯƠNG THỨC LIÊN KẾT VĂN
BẢN TRONG CÁC TÁC PHẨM
CỦA NGUYỄN HUY THIỆP
Chuyên ngành : NGÔN NGỮ HỌC


Mã số:
03 05 03 06 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGND. BÙI KHÁNH THẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- 2009


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………. 1
Chương 1; TRÌNH BÀY KHÁI NIỆM LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN MÀ
NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN TIẾP THU ĐƯỢC VÀ LÀM CƠ SỞ LÝ
LUẬN CHO PHẦN CHÍNH CỦA LUẬN VĂN ………………..………...7
1.1 Khái niệm liên kết ……………………………….…………..….7
1.1.1 Thế nào là liên kết trong văn bản ……………..………….9
1.1.2 Các phương diện liên kết ...................................................,....10
1.1.3 Các chiều hướng liên kết…………………………………….18
1.14 Các kiểu liên kết ……………………………………………...20
1.2 Liên kết giữa các câu trong đoạn văn………………….…………..21
1.2.1. Phương tiện ngữ âm …………………………….…………..22
1.2.2. Phương tiện từ vựng ……………………………………….23
1.2.3. Phương tiện ngữ pháp …………………………………...…24
1.3 Các phương thức liên kết câu..………………………..…………......24
1.3.1 Phương thức lặp……………………………………..……….25
1.3.2 Phương thức thế……………………………………..……….27
1.4 Liên kết giữa đoạn với đoạn ……...………........…………………… 35

1.4.1 Các phương thức liên kết …………...…………….…….…..36
1.4.2 Phương thức liên kết đoạn …………………..……..………38
1.5 Tiểu kết ................................................................................................42
Chương 2; NGHỆ THUẬT LIÊN KẾT TRONG CÁC TÁC PHẨM CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP……………………………………………..……..44
2.1 Tổng quan về thế giới nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp...............44
2.1.1 Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Huy Thiệp..........................46
2.1.2 Nhận xét về thế giới nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp…..49


2.2 Liên kết trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp .....................................53
2.2.1 Miêu tả sự liên kết trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp.....53
2.2.2 Nhận xét sự liên kết trong tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp....65
2.3 Bảng tóm tắt về hệ thống các phương thức liên kết trong tác phẩm
Nguyễn Huy Thiệp ...................................................................................66
2.4. Tiểu kết …………………………………………………….…..……..72
Chương 3; SO SÁNH VÀ ỨNG DỤNG TRONG VIỆC PHÂN TÍCH CÁC
TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM KHÁC..............................................................74
3.1 So sánh đối chiếu nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Huy Thiệp và
Nguyễn Ngọc Tư ...………………………………………………………74
3.2. Ứng dụng và đối chiếu phương thức liên kết chung trong các tác
phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư……………………..79
3.3. Tiểu kết …………………………………………………………….....87
PHẦN KẾT LUẬN......................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................90


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự

hướng dẫn của Giáo sư - Tiến sĩ – Nhà giáo nhân dân Bùi Khánh Thế.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về kết quả nghiên cứu của cơng
trình khoa học này.

NGUYỄN THỊ THU HÀ


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang sống những năm đầu tiên của thế kỷ mới. Thế kỷ XXI,
mở đầu thiên niên kỷ mới cũng là thế kỷ bùng nổ kiến thức và thông tin trên
đà tiến lên như vũ bão không những trong lĩnh vực khoa học mà cịn định
hình ngày càng rõ hơn ở mọi lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là lĩnh vực ngôn
ngữ học. Dầu vậy, việc tiếp tục làm rõ thêm một số đặc điểm ngôn ngữ, đặc
bịêt là việc vận dụng các tri thức của lĩnh vực diễn ngôn để tiếp cận các loại
văn bản khác nhau là một việc làm có ích. Một văn bản được coi là có số
lượng thơng tin cao khi nó chứa nhiều sự kiện, trong đó có nhiều kiểu liên
kết khác nhau. Liên kết được xem như một đặc thù ở những đơn vị lời nói
trên câu. Liên kết cịn có thể dùng để chỉ hiện tượng nối các yếu tố trong
câu, hiện tượng nối các câu, đoạn, phần trong văn bản. Trong quá trình giao
tiếp, chúng ta sử dụng ngôn ngữ vốn được xem là nghệ thuật ngôn từ, cùng
với việc phản ánh hiện thực cịn mang đậm tính thẩm mỹ, tạo nên cái đẹp,
cái hay của phát ngôn cũng là nhờ các kiểu liên kết . Những ngôn bản mà
chúng ta giao tiếp cũng có những loại khơng cần phải giải thích vì sao không
phải là một câu, hoặc những câu rời rạc mà bằng những câu có liên quan với
nhau, những phát ngôn như vậy khi được ghi lại bằng văn tự tạo thành một
văn bản. Từ những câu nhất định, chúng ta có thể tạo được những văn bản
khác nhau, trong một văn bản, các câu có liên kết chặt chẽ với nhau và theo
những phương thức khác nhau. Liên kết còn là một hiện tượng dễ nhận biết,

nhưng cách hiểu về liên kết cũng khơng hồn tồn giống nhau ở các nhà
nghiên cứu. Một cách khái quát nhất, đến nay cần phải nói đến hai quan
niệm lớn về hệ thống liên kết. Trước những năm 70, một số nhà khoa học
gọi hai quan niệm lớn về liên kết đó là: Liên kết hồi chỉ và liên kết khứ chỉ.
Sau những năm 70, trong cơng trình nghiên cứu của mình Diệp Quang Ban

1


có nêu hai quan niệm lớn về liên kết là: Liên kết nội dung và liên kết hình
thức, xem đó́ là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau, cho nên mỗi văn bản đều
phải có đủ hai mặt liên kết này. Nhìn chung, hai cách quan niệm này thực ra
là sự bổ sung cho nhau ở một phần khá cần thiết đối với thực tiễn dạy - học
tiếng cũng như việc sử dụng tiếng.
Ở quan niệm thứ nhất– nội dung nghiên cứu chủ yếu là những cách
thức bảo đảm sự liên kết, tính hiểu được của văn bản, những cách chuyển
đổi sự quy chiếu người và vật (tức là những cách giúp cho những từ ngữ
hoặc giống nhau hoặc khác nhau cùng chỉ về một người hay một sự vật xác
định như: lặp lại từ, dùng đại từ, cách nói vịng để thay thế v.v....), nghiên
cứu sự phân bố phần đề – phần thuyết của phát ngôn sao cho phù hợp với
u cầu phân loại phát ngơn trong tình huống sử dụng. Ở quan niệm thứ hai
– nội dung nghiên cứu chú ý đến những mối quan hệ của nội dung câu nói
với hồn cảnh sử dụng ngơn ngữ để tạo ra cách diễn đạt hiệu quả giao tiếp
cao. Theo quan niệm này, thì liên kết với tư cách là một khái niệm chuyên
môn, không thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ, cho dù bản thân các yếu tố cấu
trúc trong ngơn ngữ là có thuộc tính liên kết. Từ các quan điểm khác nhau
đó mà có giải thuyết liên kết khác nhau, cách phân loại các phương thức
khác nhau, chỗ hai quan niệm gặp nhau chủ yếu là các phương tiện liên kết.
Người viết luận văn này tìm hiểu về phương thức liên kết là nhằm nhận
thức, xác định đúng đắn các phương thức liên kết trong tác phẩm Nguyễn

Huy Thiệp, và cịn nhìn xa hơn cịn có tác dụng củng cố và vận dụng kiến
thức lý thuyết đã học vào thực tiễn. Câu hỏi mà luận văn này cần tìm được
lời giải đáp là: trong một văn bản các câu được liên kết chặt chẽ với nhau
như thế nào và theo những phương thức liên kết nào? Việc tiến hành nghiên
cứu đề tài “Phương thức liên kết trong các tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp”

2


chính là nhằm tạo điều kiện cho người dạy và người học những kiến thức
cơ bản về ngữ pháp văn bản và giúp cho người sử dụng có cơ sở luyện tập
ứng dụng, phân tích tìm hiểu tính nghệ thuật liên kết câu, liên kết đoạn, liên
kết phần theo các bình diện để tìm ra ý tưởng ngầm ẩn dưới những hình
thức ngơn từ hoa mỹ trong các truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn Huy
Thiệp.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong vài thập kỷ qua, vấn đề phương thức liên kết văn bản được
nhiều cơ sở đào tạo, nhiều nhà ngơn ngữ học trong và ngồi nước quan tâm
nghiên cứu
Ở nước ngồi, chẳng hạn có cơng trình nghiên cứu liên quan đến vấn
đề phương thức liên kết văn bản của Halliday, N.A.K and Ruqaiya Hasan
(1976) Cohesion in English (Liên kết trong tiếng Anh, in l̀n thứ mười ba)Longman, London and New York;
Ở Việt Nam, phương thức liên kết văn bản là vấn đề được nhiều
ngành khoa học quan tâm, nghiên cứu. Vì vậy, đã có nhiều cơng trình nghiên
cứu liên quan đến hệ thống liên kết như: “Hệ thống liên kết văn bản tiếng
Việt” của Trần Ngọc Thêm, Nxb. Giáo dục, 1985. Trong cơng trình này tác
giả tập trung nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản. Tác giả khơng chỉ có
kiến giải sâu sắc về hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt, và cịn mở
đường cho hàng loạt cơng trình nghiên cứu khác về ngôn ngữ học văn bản ở
Việt Nam .

Trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang
Ban, Nxb. Giáo dục, 2005, tác giả giới thiệu hai hệ thống liên kết: một hệ
thống đang được phổ biến ở nhà trường Việt Nam hiện nay và một hệ thống
đang được chấp nhận rộng rãi trên thế giới.

3


Trong cuốn “Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn” của Nguyễn
Thị Ly Kha, Nxb. Giáo dục, 2008 và trong Luận án phó tiến sĩ khoa học
Ngữ văn của Nguyễn Thị Việt Thanh “Hệ thống liên kết lời nói”, 1994, các
tác giả đã đề cập đến những nội dung cơ bản về liên kết trong văn bản, giản
yếu về ngữ pháp văn bản, văn bản, đoạn văn.
Ngồi ra, cịn rất nhiều cơng trình nghiên cứu về các phương thức liên
kết trong văn bản đã đăng trên các báo, tạp chí khoa học như: “Về mạch lạc
trong văn bản”, trong Ngôn ngữ (Hà Nội), 1998, số 4 trang 47 – 55. Diệp
Quang Ban.
Nhìn chung, cho đến nay, sớ lượng các cơng trình nghiên cứu về vấn
đề liên kết văn bản khá phong phú. Mỗi cơng trình tiếp cận dưới một góc độ
riêng. Trên cơ sở tìm hiểu, tiếp thu có chọn lọc các cơng trình nghiên cứu
tiêu biểu trên, người viết luận văn này chọn vấn đề “Các phương thức liên
kết văn bản trong các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp” làm đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Do thường xuyên miêu tả các sự kiện, nhân vật có tính hành động cao,
ngơn ngữ của tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp gần gũi với đời
thường, gắn bó với công chúng, giúp tác phẩm đi sâu vào tâm tư, tình cảm
của đời thường. Đó cũng là ngơn ngữ văn học ở những dạng thức: đối thoại,
độc thoại, cái tôi trần thuật, miêu tả, tự sự... tuy nhiên xu hướng chung của
sáng tác hiện nay là cái tôi trần thuật kết hợp với đối thoại hóa hay sự tự hóa

(đối tượng nói lên tâm sự của mình)- Dương Xn Sơn (2003:88). Điều này
địi hỏi người nghiên cứu phải có cái nhìn tổng qt và khách quan trong
cách sử dụng ngơn ngữ biểu đạt của mình, trên cơ sở kiến giải về hệ thống
liên kết văn bản trong tiếng Việt, củng cố những kiến thức cơ bản về ngữ

4


pháp văn bản, tiện trong việc trình bày các văn bản hiện hành ở Việt Nam.
Mục đích của luận văn là nhằm trả lời những vấn đề đặt ra như:
+ Quan niệm về liên kết và vị trí của nó trong hệ thống ngôn ngữ.
+ Các phương thức, phương tiện liên kết được sử dụng như thế nào
qua các truyện ngắn của tác phẩm Nguyễn Huy Thiệp.
+ So sánh việc sử dụng các phương thức liên kết trong các tác phẩm
trong tập truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư.
Mục đích của luận văn là hướng đên việc xem xét sự chuyển đổi,
tương giao ngôn ngữ qua việc phân tích diễn ngơn giữa các câu chuyện,
nhằm chỉ ra các phương thức liên kết giữa câu, đoạn, phần được vận dụng
trong tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn Huy Thiệp. (Nguyễn Huy
Thiệp – Truyện ngắn – Tái bản – Nhà sách Đông Tây, 2005 ). Tập truyện
ngắn của Nguyễn Ngọc Tư – Tái bản lần thứ nhất (In lần thứ sáu)- Nhà xuất
bản trẻ, Báo tuổi trẻ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là các phương thức
liên kết trong văn bản như một hệ thống trong mọi dạng thức biểu hiện.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các phương phương thức liên kết
văn bản trong trong tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng của Nguyễn Huy Thiệp,
tập trung khai thác một số truyện ngắn nổi tiếng của ông.
5. Giới hạn của luận văn
Luận văn nhằm tŕnh bày lý thuyết của phương thức liên kết, đưa ra

một số phương thức liên kết qua các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy
Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư, rồi so sánh hai tác giả này với nhau để tìm ra sự
tương đồng và dị biệt.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu của luận văn

5


Luận văn vận dụng phương pháp chủ yếu là miêu tả văn bản, đồng
thời kết hợp phương pháp logic, phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu giữa
các văn bản của tác giả Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư, và tổng
hợp các thủ pháp được nhà văn sử dụng trong một số văn bản ...
Những nguồn tài liệu được lấy từ một số truyện ngắn nổi tiếng của
Nguyễn Huy Thiệp; so sánh với tác giả Nguyễn Ngọc Tư và tham khảo các
cơng trình nghiên cứu khoa học, bài viết có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
của luận văn đă cơng bố trên các tạp chí khoa học.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo phục vụ nghiên cứu khoa học, giảng dạy về vấn đề hệ thống liên
kết văn bản trong tiếng Việt.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo với 46 đơn
vị gồm sách, bài nghiên cứu và thông tin lấy từ mạng, kết cấu của luận văn
gồm 3 chương.
Chương 1: Tŕnh bày khái niệm liên kết trong văn bản mà người viết
luận văn tiếp thu được và làm cơ sở lư luận cho phần chính của luận văn.
Chương 2: Giới thiệu nghệ thuật lin kết trong các tác phẩm của
Nguyễn Huy Thiệp.
Chương 3: So sánh và ứng dụng trong việc phân tích các tác giả và
tác phẩm khác.


6


Chương 1
TR̀NH BÀY KHÁI NIỆM LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN MÀ
NGƯỜI VIẾT LUẬN VĂN TIẾP THU ĐƯỢC VÀ LÀM CƠ SỞ LƯ
LUẬN CHO PHẦN CHÍNH CỦA LUẬN VĂN.
1.1 KHÁI NIỆM LIÊN KẾT
Sự kiện đầu tiên được giới ngôn ngữ học chú ý khi nghiên cứu văn
bản là một hiện tượng văn bản không phải là phép cộng cơ giới của các câu
mà là một mạng lưới liên hệ chặt chẽ giữa các câu – mạng lưới liên kết. Liên
kết được xem như là một đặc thù ở những đơn vị lời nói trên câu (dẫn theo
Nguyễn Thị Ly Kha 2008.tr.161). Theo Trần Ngọc Thêm [1985, tr 13-15]
thì giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ. “Những sợi
dây này – K. Bôtxtơ viết vào năm 1949 – kéo dài từ câu nọ sang câu kia
nhiều đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc (….), trong đó mỗi câu riêng
biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại” [dẫn theo Moskal’skaja
1981,tr.5]. Hiện tượng này về sau được gọi là tính liên kết (Cohesion). Từ đó
đến nay, “tính liên kết” được xem là một phát hiện mới, một thuộc tính đặc
thù chỉ có ở cấp độ trên câu. Theo M.A.K. Halliday và Hasan (1994; tr4),
quan niệm về liên kết là một quan niệm về ngữ nghĩa, về các mối liên hệ
nghĩa xuất hiện trong phạm vi một văn bản, và xem văn bản đó thật sự là
một văn bản. Khi xét đến việc một thành tố này có phụ thuộc vào thành tố
kia trong diễn ngôn hay không là ta đang xét đến độ liên kết. Liên kết là một
phần của hệ thống ngôn ngữ chức năng ngầm của các nguồn mang tính hệ
thống gồm có quy chiếu, tỉnh lược, v.v. được xây dựng trong chính bản thân
ngơn ngữ liên kết được diễn tả thơng qua và một phần thơng qua từ vựng.
Chính vì thế, chúng ta có các phương thức như: quy chiếu, liên kết từ vựng,
liên kết tố, liên kết tỉnh lược. Hiện tượng liên kết được khảo sát sớm hơn cả


7


là cái thường gọi là “lặp” hoặc “điệp”, nó bao gồm lặp các từ cùng gốc, lặp
cấu tạo từ, lặp có từ dẫn, thay thế bằng đại từ, bằng từ đồng nghĩa
[x.Nicolaeva 1978b, tr. 6]. R. Harweg (1968) gọi hiện tượng này là “phép
đại từ hóa”, cịn B. Palek (1968) gọi nó là “sự tham chiếu. Ngồi hiện tượng
điệp, người ta còn chú ý đến những hiện tượng khác mang chức năng liên
kết như việc sử dụng quán từ, từ nối, sử dụng sự tương ứng thời – thể của
các động từ, sử dụng câu hỏi, các hiện tượng tỉnh lược, song hành cú pháp,
v.v... Tất cả các hiện tượng đó được gọi chung là phượng tiện liên kết câu.
Để bao quát các phương tiện liên kết câu, người ta đã thử phân loại chúng
theo nhiều cách rất khác nhau. Những cách phân loại này có thể quy về ba
hướng chính.
- Hướng thứ nhất phân loại các phương tiện liên kết câu dựa vào các sự phân
chia truyền thống của ngôn ngữ học.
- Hướng thứ hai phân loại các phương tiện liên kết câu dựa vào sự đối lập
những phương tiện liên kết đã biết với những phương tiện liên kết đặc thù
mới phát hiện.
- Hướng thứ ba phân loại các phương tiện liên kết liên câu.[Trần Ngọc
Thêm 1985, tr.13-14].

Do những hạn chế của ngôn ngữ học tiền văn bản,

nhiều nhà nghiên cứu đã hành động một cách sai lầm là “tự sáng tác” ra
những chuỗi bất thường về nghĩa một cách biệt lập, có những câu tách riêng
biệt là câu đúng ngữ pháp, ngữ nghĩa, nhưng nếu sắp xếp đặt chúng một
cách ngẫu nhiên cạnh nhau, thành một khối thì cái sản phẩm ấy chỉ là chuỗi
phát ngơn hỗn độn hay còn gọi là “phi văn bản”. Chuỗi phát ngôn hỗn độn là

những chuỗi thuộc một trong ba trường hợp sau đây:
+ Chỉ có liên kết hình thức và hồn tồn khơng có liên kết nội dung.
+ Chỉ có liên kết nội dung và hồn tồn khơng có liên kết hình thức;

8


+ Khơng có cả liên kết hình thức lẫn liên kết nội dung.
Ngược lại, có những câu chứa đựng những dấu hiệu bất thường về
ngữ nghĩa, nếu đứng một mình thì khó mà chấp nhận được. Chẳng hạn, xét
câu: “Colorless green ideas sleep furiously” của N. Chomsky (Những tư
tưởng xanh lục không màu đang ngủ một cách giận dữ). Câu này dường như
tuân theo các quy tắc cấu trúc của tiếng Anh, nhưng bất thường về mặt ngữ
nghĩa học, vì nghĩa của từ “colorless” (không màu), nhưng lại kết hợp với
tính từ “green” (màu xanh), làm sao mà hai từ này cùng xuất hiện trong một
ngữ cảnh được, hay nói một cách khác, từ “ideas” (những tư tưởng) về ngữ
nghĩa khơng hồn tồn hợp với “sleep”(ngủ), và “sleep” thì khơng hoàn
toàn hợp với trạng từ “furiously” (một cách giận dữ),trong thực tế khái niệm
trừu tượng như “ideas sleep” không bao giờ xảy ra, để rồi tranh luận về
nghĩa của chúng. Cách làm đúng đắn phải là khảo sát tập hợp các văn bản để
rồi từ đó tách ra những chuỗi bất thường về nghĩa ở mọi cấp độ cùng với tất
cả những mối liên kết bên ngồi của nó.
Như vậy, có thể nói cho đến nay có rất nhiều cách tiệp cận về liên kết,
do đó đã có nhiều quan niệm về liên kết khác nhau. Dưới góc độ nghiên cứu
và tiếp cận của mình, người viết luận văn này đồng ý với quan niệm thịnh
hành vào những năm 70 của thế kỉ XX . Theo quan điểm này thì liên kết với
tư cách một khái niệm chuyên môn, không thuộc về cấu trúc của ngôn ngữ,
mặc dù bản thân các yếu tố cấu trúc trong ngơn ngữ là có thuộc tính liên kết.
Liên kết khơng thuộc cấu trúc mà thuộc về ý nghĩa, và chỉ các phương tiện
hình thức của ngơn ngữ thực hiện chức năng đó mới thuộc liên kết.

1.1.1 Thế nào là liên kết trong văn bản
Văn bản là sản phẩm hồn chỉnh nhất của q trình tạo lời nhằm phục
vụ một mục đích giao tiếp nhất định. Do đó,văn bản khơng chỉ có quan hệ

9


hướng nội mà cịn có quan hệ hướng ngoại. Nếu hiểu liên kết là sự kết lại
với nhau từ nhiều thành phần, nhiều bộ phận riêng rẽ nhưng có mối liên
quan với nhau thì văn bản vừa có liên kết trong văn bản – liên kết giữa các
bộ phận trong nội bộ văn bản, tức liên kết giữa các câu, đoạn tạo thành văn
bản. (Theo Nguyễn Thị Ly Kha 2008, tr 162) Liên kết trong văn bản là
mạng lưới liên hệ về lôgic và ngữ nghĩa giữa các đơn vị ngữ pháp tạo thành
văn bản, là điều kiện để chuỗi câu trở thành văn bản.
Theo Halliday và Hasan (1993: 26-27), trong ba thành phần ngữ nghĩa
chức năng chính: tư tưởng, liên nhân, và văn bản, chức năng văn bản là một
bộ phận hình thành văn bản trong hệ thống ngơn ngữ. Chức năng này tạo
thành từ các nguồn mà ngữ liệu được khai thác để tạo thành văn bản, trong
cùng một nghĩa trong đó chúng ta đang dùng thuật ngữ này: hoạt động mang
tính liên quan, mach lạc trong chính văn bản và với cảnh huống.
1.1.2 Các phương diện liên kết
Là sản phẩm của quá trình tạo lời, như mọi sản phẩm khác của hoạt
động giao tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản là đơn vị lời nói có hai mặt nội dung
và hình thức. Nội dung chỉ có thể nhận biết được qua hình thức. Và ngược
lại hình thức bao giờ cũng được dùng để biểu thị một nội dung nhất định.
Hai phương diện đó hịa quyện trong một chỉnh thể thống nhất là văn bản.
Mối quan hệ giữa liên kết nội dung và hình thức được bình luận như sau: “
Giữa hai mặt nội dung và hình thức có mối liên hệ biện chứng chặt chẽ: Liên
kết nội dung được thể hiện bằng hệ thống các phương thức liên kết hình
thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự liên kết nội dung”

(dẫn theo Trần Ngọc Thêm 1985. tr. 21). Để tìm hiểu kỹ hơn bản chất của
khái niệm “tính liên kết”, ta hãy đối chiếu các ví dụ dưới đây:

10


Ví dụ 1:

(*)

Hồi đó, nhà tơi ở cách bến đị chừng trăm thước. Bến đị

tĩnh lặng rất ít những người qua lại. Ngồi giờ học, thỉnh thoảng tơi vẫn
lang thang xuống bến đị chơi. Ơng từ giữ đền Tía tên Kiệm làm nghề đánh
cá trạc sáu mươi tuổi. Trương Chi đứng ở đầu mũi thuyền.
(Trích truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp)
Tách riêng ra, tất cả các câu lắp ghép trên đều là những câu hoàn hảo,
chúng được rút ra từ những truyện ngắn khác nhau

(1)

Nhưng gộp lại thì sản

phẩm do chúng tạo nên rõ ràng không thể gọi là “văn bản” được.
Ví dụ 2: Hồi đó, nhà tơi ở cách bến đị chừng trăm thước. Bến đị tĩnh
lặng rất ít những người qua lại. Mùa đơng có cả những con sáo lơng đen
chân vàng đậu trên sợi thép níu đị căng từ gốc gạo sang phía bên kia sơng.
Chúng nghiêng nghiêng đầu xuống dịng nước chảy thao thiết líu ra líu ríu.
Con sơng tựa như giật mình phút chốc sau đó lại lặng im trơi, giống như
một người hiểu biết tất cả nhưng đang mãi mê suy nghĩ, chẳng cần mà cũng

chẳng thèm biết đến xung quanh chộn rộn những gì.
(Trích từ truyện “Chảy đi sơng ơi” của Nguyễn Huy Thiệp)
So sánh ví dụ 1 và ví dụ 2, ta thấy giữa chúng có sự khác biệt lớn. Các
câu ở ví dụ 1 rời rạc, khơng có liên quan gì với nhau. Trong khi đó, giữa các
câu ở ví dụ 2 có những mối liên hệ chặt chẽ: từ việc Nhà ở bến đò- bến đò
tĩnh lặng- nhận xét về sự tĩnh lặng như mùa đông – con sáo lông đen – con
sông lặng im trôi... Những mối liên hệ qua lại phức tạp vừa nêu trên giữa các
câu trong ví dụ 2 tạo nên một mạng lưới. Chính nhờ mạng lưới này mà các
câu trở thành văn bản. Do vậy, tác dụng của tính liên kết là như thế.
1.1.2.1 Liên kết nội dung
1

Các truyện Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần, Trương Chi, trong Truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp.

11


Lí thuyết văn bản về liên kết bao gồm cả mặt liên kết hình thức
lẫn liên kết nội dung. Và chừng nào còn coi liên kết nội dung và liên kết
hình thức là hai mặt gắn bó mật thiết với nhau (Trần Ngọc Thêm,1985,
tr24) thì chừng ấy cái kết luận sau đây mới có khả năng đúng: “tính liên kết
chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng biến một chuỗi câu trở thành
văn bản” (Trần Ngọc Thêm,1985, tr22). Nói đến liên kết nội dung người ta
cịn nói đến liên kết mạch lạc trong chức năng – tức là trong các hành động
ngôn ngữ. Những hiện tượng và vấn đề phức tạp sẽ được xem xét thông qua
một vài ví dụ. Một chuỗi câu nối tiếp có liên kết vẫn không thể làm thành
một diễn ngôn, điều này đã được thừa nhận. Thậm chí có người cịn cho
rằng liên kết cũng không phải là điều kiện cần cho một văn bản. Ý kiến thứ
nhất sẽ được xem xét qua các ví dụ sau đây: Đây là cách rút một số câu

trong những truyện ngắn khác nhau chắp lại thành một dãy liên tục. (dẫn
theoTrần Ngọc Thêm đã làm như thế)
(a) Mùa hè năm ấy nhà tôi chuyển về thành phố. (b)Thành phố cũng
bán cá mòi. (c)Cá mòi phơi trắng trên bờ. (d) Trên bờ, một cụ già đang ngồi
tư lự. (e)Bà cụ bảo tôi... Nhà Thắm chết đuối hai chục năm rồi! (f) Cái chết
sẽ đến với mỗi chúng ta, chẳng trừ ai cả.
Nếu ta xét từng đôi câu một đứng liền bên nhau như một chuỗi câu
nhỏ “độc lập”, thì thấy rõ hai câu trong mỗi câu đó đều có liên kết với nhau
bằng phương thức lặp từ vựng và từng đơi câu ấy cũng hình thành được một
đề tài chung nào đấy. Cụ thể là:
- Câu (a,b) nhắc lại từ vựng thành phố . Đề tài (Thành phố)
- Câu (b,c) nhắc lại từ vựng cá mòi . Đề tài (Cá mòi)
- Câu (c,d) nhắc lại từ vựng trên bờ. Đề tài (Trên bờ)
- Câu (d,e) nhắc lại từ vựng cụ già. Đề tài (Cụ bà)

12


- Câu (e,f) nhắc lại từ vựng chết. Đề tài (Chết)
Thế nhưng nhìn trong tồn bộ, từ câu (a) đến câu (f) thì ta khơng thể
biết đề tài của chuỗi câu này là gì cả. Kết luận, có thể rút ra ở đây là chuỗi
câu này không thể trở thành một chủ đề thống nhất, mà là chuỗi câu minh
họa cho sự lạc đề liên tục. Tính thống nhất đề tài – chủ đề có tầm quan trọng
nhất định đối với việc tạo lập và giải quyết văn bản. Mặc dù đề tài – chủ đề
không phải là tiêu chuẩn cần và đủ để có văn bản (Halliday và Hasan, 1976).
Tính thống nhất đề tài – chủ đề là kết quả của mạch lạc, không phải là
nguyên nhân và cũng khơng phải là điều kiện để có một văn bản, mặc dù văn
bản có nó như một đặc trưng thường gặp. Có thể kiểm tra điều vừa nói về
tính thống nhất đề tài – chủ đề qua ví dụ sau:
Tị vị mà ni con nhện

Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
Tị vị ngồi khóc tỉ ti:
“Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?” (Đời thế mà vui)
Loại văn bản này có những chức năng rõ rệt là cung cấp vốn từ ngữ
và cung cấp kiến thức về tiếng Việt như vần, nhịp, tính đơn tiết, cấu trúc cú
pháp. Các chức năng đó chính là đích sử dụng của loại văn bản này. Một sản
phẩm ngơn ngữ khơng có liên kết vẫn trở thành một văn bản. Xét ví dụ sau:
- Việc lớn trong đời cha (đã) làm xong rồi.
- Cái chết sẽ đến với mỗi chúng ta, chẳng trừ ai cả. Giữa hai câu này
khơng có hiện tượng lặp từ vựng, cũng khơng có hiện tượng một yếu tố nào
đó của câu này chưa rõ nghĩa địi hỏi phải được giải thích bằng yếu tố khác
của câu kia, tóm lại giữa chúng khơng có phương tiện liên kết nào, nhưng
vẫn trở thành một văn bản. Hai ví dụ nêu trên cho thấy vai trị của liên kết
hình thức rất mờ nhạt trong nhiệm vụ làm cho một sản phẩm ngôn ngữ trở

13


thành một văn bản đích thực. Cho nên nói đến liên kết hình thức khơng
được qn nói đến liên kết nội dung, chừng nào chưa bàn đến liên kết mạch
lạc. Và liên kết nội dung sẽ hiểu được một phần trong mạch lạc.
Liên kết nội dung chỉ được nhận ra trong mối quan hệ với liên kết
hình thức: “Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương
thức liên kết hình thức, và liên kết hình thức chủ yếu dùng để diễn đạt sự
kiện liên kết nội dung” (Trần Ngọc Thêm, 1985, tr 24). Liên kết nội dung sẽ
được nhận biết rõ hơn thông qua việc xem xét hai bình diện của nó: liên kết
chủ đề và liên kết lôgic.
- Liên kết chủ đề là “sợi dây kết nối hợp lí giữa những vật, việc được
nói đến trong các câu có liên kết với nhau. Đây là bình diện quan trọng thứ
nhất của liên kết nội dung”.Tuy nhiên, liên kết nội dung chỉ trở nên hoàn

chỉnh, hài hịa, mạch lạc nếu có sự thống nhất với liên kết lơgic. Có thể thực
hiện việc vừa nêu trên theo hai cách:
+ Duy trì chủ đề, hiểu một cách đơn giản là nhắc lại cùng một vật, một
việc nào đó trong các câu có liên kết với nhau.
Tị vị mà ni con nhện
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
Tị vị ngồi khóc tỉ ti:
“Nhện ơi! Nhện hỡi! Mày đi đằng nào?”

(Đời thế mà vui)

Ôi tuổi thơ
Tuổi thơ trắng trong
Tuổi thơ nghèo, cô đơn, u buồn
Tuổi thơ thảm hại..

(Nguyễn Huy Thiệp- Bài học nông thôn)

Thằng Tuân lấy vợ lần này là lần thứ hai. Vợ trước bị đánh đau quá,
bỏ đi. Ra tịa, nó khai là vợ theo trai, tịa phải chịu. Cô vợ lần này tên là Kim

14


Chi, làm nghề ni dạy trẻ, con nhà có học hẳn hoi, xí xớn thế nào nghe nói
có thai với nó. Kim Chi là cơ gái đẹp làm vợ thằng Tuân đúng là “ hoa nhài
cắm bãi cứt trâu.” (Tướng về hưu - Nguyễn Huy Thiệp)
Các phép liên kết duy trì chủ đề gồm năm phép liên kết- Lặp từ vựng;
Thế đồng nghĩa; Thế đại từ; Tỉnh lược mạnh; Tỉnh lược yếu. Năm phép liên
kết này tạo ra một chuỗi chủ đề đồng nhất, tức là duy trì được một chủ đề

qua số chuỗi câu liên kết với nhau.
+ Triển khai chủ đề, là cùng một (hoặc vài) chủ đề đã cho, đưa thêm vào một
hoặc những chủ đề (vật, việc)khác nữa có liên quan với chủ đề ban đầu, theo
tiêu chuẩn cần và đủ của logich để đảm bảo cho các câu chứa chúng liên kết
được với nhau.
Cha tôi về đến nhà thì sáu tiếng sau mẹ tơi mất . Khi liệm mẹ tơi,
cha tơi khóc. Ơng hỏi ơng Bỗng: “Sao người già rút nhanh thế? Người già ai
cũng chết khổ thế này à?”. Tôi cho bắc rạp, bảo thợ mộc đóng quan tài .
Phường bát âm đến bốn người. Cha tôi ra tiếp. Nhập quan lúc bốn giờ
chiều. Đêm ấy tôi thức canh quan tài mẹ tôi, ngẫm nghĩ lan man đủ điều.
(Nguyễn Huy Thiệp-Tướng về Hưu)
Thầy đồ, thầy đạc
Dạy học, dạy hành
Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía
Võ có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh.
(Nguyễn Huy Thiệp-Thương cả cho đời bạc)
Các phép liên kết dùng để triển khai chủ đề gồm Phép liên tưởng và
phép đối. Với hai phép này có thể tạo ra chuỗi chủ đề khu biệt, tức là chuỗi
của những chủ đề khác biệt nhau. Trong liên kết chủ đề nói chung, bao gồm
cả duy trì chủ đề và triển khai chủ đề. Các việc được diễn đạt bằng các danh

15


từ, cụm danh từ , tính từ, cụm động từ, ...xuất hiện trong chuỗi câu liên kết
nhau có thể trở thành chủ đề trong liên kết chủ đề. Chẳng hạn, trong bài thơ
nói về “Tiểu sử Tú Xương”, thì Thầy đồ, thầy đạc, trở thành bộ phận quan
trọng trong các chủ đề con: học, hành, văn, võ. Có thể nói thêm rằng trong
việc xem xét liên kết chủ đề không nên dùng các thuật ngữ cú pháp như chủ
ngữ, bổ ngữ, vị ngữ... để tránh lúng túng trong việc xem xét các quan hệ

liên kết.
- Liên kết lôgic- Nếu ở liên kết chủ đề sự chú ý tập trung vào vật, việc
nói đến, thì ở liên kết lơgich cái được chú ý trước hết là phần nêu đặc trưng
của vật, việc được nói đến đó. Có thể xem liên kết lôgich ở hai phạm vi rộng
hẹp khác nhau:
+ Bên trong một câu;
Ví dụ:

Tơi giật mình (a)
Con sơng tựa như giật mình (b)

Ở câu (a) có năng lực “giật mình”, và trong trường hợp dùng này năng lực
“giật mình” của tơi được dùng để nêu lên đặc trưng hành động. Còn câu (b)
con sơng cũng có nhiều năng lực tiềm tàn, tuy nhiên khơng có năng lực “giật
mình”. Do vậy, dùng năng lực “giật mình” để nêu đặc trưng của con sơng là
khơng hợp lí, khơng chấp nhận được.
+ Liên kết lôgic giữa phần nêu đặc trưng ở câu này với phần nêu đặc
trưng ở câu kia. Ví dụ: Ơng Vỹ và Lão Kiền là cơng chức về hưu. Ơng Vỹ
hưởng lương chuyên viên ba một trăm phần trăm, lão Kiền làm năm mâm.
(Nguyễn Huy Thiệp- Ngày giỗ)
Câu thứ hai gồm hai vế (mỗi vế có dạng một mệnh đề), phần nêu đặc trưng ở
vế thứ nhất dung hợp được với phần nêu đặc trưng ở câu thứ nhất, còn phần
nêu đặc trưng ở vế thứ hai lại không dung hợp được với phần nêu đặc trưng

16


ở câu thứ nhất. Chính vì vậy, loại lỗi này góp phần vào việc làm mất liên
kết nội dung giữa câu với câu. Vì vậy, có thể nói liên kết lôgic là liên kết ở
tầng sâu của liên kết nội dung. Liên kết lôgic hỗ trợ cho liên kết chủ đề để

tạo nên sự hợp lí, thống nhất, mạch lạc về nội dung. Nếu thiếu liên kết
lơgich thì tính thống nhất của liên kết chủ đề sẽ bị phá vỡ, các câu trong
chuỗi sẽ trở nên mâu thuẫn với nhau. Như vậy,
liên kết lơgich là bình diện thứ hai làm nên liên kết chủ đề.
Qua việc xem xét liên kết nội dung theo hai tuyến liên kết chủ đề và
liên kết lôgich, chúng ta hiểu được tầm quan trọng của liên kết nội dung
trong việc làm cho một chuỗi câu trở thành văn bản. Liên kết nội dung là
một bộ phận trong mach lạc.
1.1.2.2 Liên kết hình thức
Liên kết nội dung được thể hiện bằng một hệ thống các phương tiện
và phương thức liên kết hình thức. Liên kết hình thức là sự hiện thực hóa
liên kết nội dung. Hai phương diện liên kết này cũng là căn cứ để xem xét
một chuỗi câu có phải là văn bản hay khơng.
Phương diện liên quan trực tiếp đến liên kết hình thức giữa các câu
với câu là phương diện nghĩa. Về phương diện này các câu được phân thành
câu tự nghĩa và câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc.
Câu tự nghĩa là câu hoàn chỉnh về nội dung và đầy đủ về cấu trúc câu, vì vậy
nó mang tính độc lập lớn nhất: nó đứng một mình vẫn hiểu được.
Ví dụ 4: Thằng Tuân lấy vợ lần thứ hai.
Câu tự nghĩa không hoàn chỉnh về nội dung và tuy vẫn đầy đủ về cấu
trúc câu, vì vậy nó khơng mang tính độc lập về nghĩa.
Ví dụ 5: Nó lấy vợ lần này là lần thứ hai. (Nó là ai?)

17


Ngữ trực thuộc khơng hồn chỉnh về nội dung và khơng đầy đủ về cấu
trúc, vì vậy nó khơng độc lập cả hai phương diện nội dung và cấu trúc câu.
Ví dụ 6: Kim Chi đi xích lơ bế con về thăm. Một mình, trong đêm.
Phương thức liên kết ở đây là việc sử dụng các phương tiện hình thức

của ngôn ngữ vào nhiệm vụ liên kết câu với câu, nhờ đó các phương thức
này góp phần làm bộc lộ (chứ không quyết định) các kiểu câu được phân
loại căn cứ vào tính hồn chỉnh về nghĩa vừa nêu. Trần Ngọc Thêm đã chia
các phương thức liên kết thành ba nhóm lớn:
“- Các phương thức liên kết chung, dùng chung được cho cả ba loại: câu tự
nghĩa, câu hợp nghĩa, ngữ trực thuộc.
- Các phương thức liên kết hợp nghĩa, dùng cho loại câu tự nghĩa và ngữ
trực thuộc.
- Các phương thức liên kết trực thuộc, chỉ dùng được cho loại ngữ trực
thuộc”
1.1.3 Các chiều hướng liên kết
1.1.3.1 Liên kết hồi chỉ (liên kết hồi quy)
Trong văn bản, liên kết hồi quy là hướng liên kết chủ yếu. Đây là hướng
liên kết của những câu sau, đoạn sau với câu trước, đoạn trước của
văn bản để thống nhất chủ đề và đảm bảo tính mạch lạc.
Ví dụ: (1)Kim Chi hết thời gian nghỉ, đi làm. (2)Nó bảo: “Cám ơn anh
chị, em đưa con về nhà đây”. (3)Tôi hỏi: “Về đâu?” Thằng Tn đã bị bắt
giam vì tội cơn đồ. (4)Kim Chi đưa con về nhà của bố mẹ đẻ. (5)Cha tôi đưa
về tận nơi bằng taxi thuê riêng. (6)Cha tôi ở chơi với ơng vụ phó bố của Kim
Chi một ngày. (7) Ơng này vừa đi cơng tác về…

(Tướng về hưu )

Trong đoạn văn trên ta hiểu được từ nó ở câu (2) chỉ nhân vật Kim
Chi; từ ông ở câu (7) lại thay thế cho từ bố của Kim Chi.

18


Những phương tiện và phương thức liên kết hồi quy là thế đại từ, thế

đồng nghĩa, tĩnh lược, nối (kèm thế đại từ hoặc thế đồng nghĩa), lặp từ vựng,
đối, nhất là thế đại từ và tỉnh lược. Những câu có liên kết hồi quy có thể quy
về năm trường hợp sau:
+ Câu có chứa đại từ hồi chỉ, như hắn, nó, họ, chúng nó, ấy, đó….

19


Con sơng và bến đị ấy gắn với đời tơi nhương năm thơ ấu.
(Nguyễn Huy Thiệp -Chảy đi sông ơi).
+ Câu có chứa yếu tố tỉnh lược.
Tơi thấy cơ đơn quá. Cả đám đánh bạc cả cha tôi nữa.
(Nguyễn Huy Thiệp -Tướng về hưu)
+ Câu có chứa từ ngữ để chuyển tiếp, như cũng, còn, đồng thời, trái
lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngồi ra, nhìn chung là ……
Được tiếp thu một nền giáo dục gia đình bình dân (cha dạy học, mẹ
bn gạo). Sinh khơng phải là người có nhiều định kiến hẹp hịi. Hơn nữa
trong tính cách, .....

(Nguyễn Huy Thiệp -Khơng có vua)

+ Câu có chứa các liên từ đứng đầu câu, như và, nhưng, song…
Cha nghỉ hưu nhưng khách khứa nhiều.
(Nguyễn Huy Thiệp -Tướng về hưu)
+ Câu có chứa các giới từ đứng đầu câu có tác dụng dẫn nhập câu giải
thích, chứng minh, như do, bởi, vì…
Vì ít kinh nghiệm, nó khơng tìm ra giải pháp nào khác trong trường
hợp ấy.

( Nguyễn Huy Thiệp- Muối của rừng)


Do đặc điểm của hướng liên kết quay về yếu tố đã được đề cập ở
trước nên đơn vị chứa yếu tố liên kết hồi quy luôn luôn đứng sau đơn vị
chứa yếu tố được hồi chỉ. Câu chứa yếu tố liên kết hồi quy, khơng xuất hiện
ở vị trí đầu tiên củavăn bản. Rất ít văn bản có câu mở đầu lại chứa yếu tố
liên kết hồi quy như tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao: Hắn vừa đi vừa chửi.
Người đọc khơng biết hắn là ai, vì chưa hề được giới thiệu. Cũng do đặc
điểm của kiểu liên kết và đặc điểm về tuyến tính của các đơn vị ngôn ngữ
trong hoạt động hành chức nên trong văn bản liên kết hồi quy là hướng liên
kết chủ yếu. Liên kết hồi quy góp phần mang lại tính mạch lạc cho văn bản.

20


×