Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện hiệp hòa tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

BÙI ĐỨC CƯỜNG

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH
TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HIỆP HÒA TỈNH BẮC GIANG

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

Mã ngành:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cũng xin cam kết, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi.
Hà Nội, ngày


tháng

Tác giả luận văn

Bùi Đức Cường

i

năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, ngoài những cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo Học viện Nông nghiệp, Khoa
Kinh tế và PTNT, Bộ môn Phát triển Nông thôn, các đơn vị ngân sách trực thuộc
UBND huyện Hiệp Hịa và các cơ quan đóng trên địa bàn huyện Hiệp Hịa. Nhân dịp
hồn thành luận văn này, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn và chân thành tới sự quan tâm
giúp đỡ q báu đó.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các Thầy,
Cơ bộ mơn phát triển nông thôn, khoa Kinh tế và PTNT – Học viện Nơng nghiệp. Đặc
biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn, sự kính trọng sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
Hiền, người đã tận tình chỉ bảo, trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các đồng chí đồng nghiệp trong
UBND huyện Hiệp Hịa đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, thu
thập tài liệu, tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và thực hiện luận văn.
Qua đây tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn đối với tất cả các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khích lệ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi xin trân trọng cảm ơn !


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2018

Tác giả luận văn

Bùi Đức Cường

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, hình, biểu đồ ...................................................................................... viii
Danh mục hộp ................................................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp của luận văn ............................................................................ 2

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước trong
đầu tư xây dựng cơ bản .................................................................................... 4
2.1.


Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Các khái niệm ..................................................................................................... 4

2.1.2.

Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN .............................................. 6

2.1.3.

Vai trò chi đầu tư XDCB của NSNN.................................................................. 7

2.1.4.

Phân loại chi đầu tư XDCB của NSNN .............................................................. 8

2.1.5.

Nội dung quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN ............................................... 12

2.1.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN .................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 28


2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB quận Ba Đình TP Hà Nội 28

2.2.2.

Kinh nghiệm quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB huyện Hoa Lư tỉnh Ninh
Bình .................................................................................................................. 29

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra về kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN ............. 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 32

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 32

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội.................................................................................. 36

3.2.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 40

3.2.1.

Phương pháp thu thập thơng tin........................................................................ 40

3.2.2.

Phương pháp phân tích ..................................................................................... 41

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 42

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 43
4.1.

Thực trạng quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB ở huyện Hiệp Hòa .............. 43

4.1.1.

Cơ sở pháp lý và bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB ........................................ 43

4.1.2.

Thực trạng lập kế hoạch chi đầu tư XDCB ...................................................... 55

4.1.3.


Thực trạng chấp hành kế hoạch chi đầu tư XDCB ........................................... 59

4.1.4.

Thực trạng quyết toán chi đầu tư XDCB .......................................................... 63

4.1.5.

Đánh giá chung thực trạng quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN ở huyện Hiệp
Hòa.................................................................................................................... 68

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản ........ 72

4.2.1.

Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước và địa phương .................... 72

4.2.2.

Tính khả thi dự án đầu tư XDCB...................................................................... 73

4.2.3.

Năng lực đội ngũ quản lý và cán bộ thực hiện chi đầu tư XDCB .................... 74

4.2.4.

Chất lượng công trình với dự án đầu tư XDCB................................................ 77


4.2.5.

Khả năng ứng dụng công nghệ quản lý ............................................................ 77

4.3.

Quan điểm định hướng và các giải pháp hoàn thiện tăng cường quản lý chi đầu
tư XDCB từ NSNN ........................................................................................... 78

4.3.1.

Quan điểm......................................................................................................... 78

4.3.2.

Định hướng ....................................................................................................... 79

4.3.3.

Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN ở huyện
Hiệp Hòa ........................................................................................................... 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 89
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 89

5.2.


Kiến nghị .......................................................................................................... 90

iv


5.2.1.

Kiến nghị với Nhà nước ................................................................................... 90

5.2.2.

Kiến nghị đối với Bộ Tài chính. ....................................................................... 91

5.2.3.

Kiến nghị đối với HĐND-UBND huyện .......................................................... 92

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 93
Phụ lục .......................................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chư viết tắt

Nghĩa tiếng việt

HĐND


Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

NSNN

Ngân sách nhà nước

UBND

Uỷ ban nhân dân

XDCB

Xây dựng cơ bản

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Mức tạm ứng của các gói thầu xây lắp ....................................................... 14

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2014 – 2016................ 35


Bảng 3.2.

Tình hình nhân khẩu và lao động của huyện Hiệp Hịa qua 3 năm 2014 - 2016... 37

Bảng 3.3.

Tình hình cơ sở hạ tầng nơng thơn huyện Hiệp Hịa năm 2016 ................. 38

Bảng 3.4.

Các đối tượng, số mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát ....................... 41

Bảng 4.1.

Danh mục dự án đầu tư XDCB năm 2014 .................................................. 50

Bảng 4.2.

Danh mục dự án đầu tư XDCB năm 2015 .................................................. 51

Bảng 4.3.

Danh mục dự án đầu tư XDCB năm 2016 .................................................. 53

Bảng 4.4.

Danh mục dự án đầu tư XDCB năm 2017 .................................................. 54

Bảng 4.5.


Bảng dự án trọng điểm được bố trí vốn ...................................................... 58

Bảng 4.6.

Đánh giá về cơng tác lập dự tốn chi đầu tư XDCB ................................... 59

Bảng 4.7.

Tình hình thực hiện thanh toán vốn đầu xây dựng trên địa bàn huyện
Hiệp Hòa giai đoạn 2014 – 2016 ................................................................ 61

Bảng 4.8.

Bảng dự án thanh tốn trong vịng 15 ngày ................................................ 61

Bảng 4.9.

Đánh giá về cơng tác thanh tốn vốn đầu tư XDCB ................................... 63

Bảng 4.10. Bảng quyết tốn dự án trong vịng 15 ngày ................................................ 65
Bảng 4.11. Đánh giá về công tác quyết toán chi đầu tư XDCB .................................... 66
Bảng 4.12. Bảng danh sách dự án hoàn thành trước so với kế hoạch ........................... 69
Bảng 4.13. Bảng danh sách dự án chưa phù hợp với thực tế ........................................ 71
Bảng 4.1.4. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của cơ chế quản lý
đến quản lý chi đầu tư XDCB ..................................................................... 73
Bảng 4.15. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của trình độ quản lý
đến quản lý chi đầu tư XDCB ..................................................................... 75
Bảng 4.16. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý chi đầu tư XDCB của huyện Hiệp Hòa......... 75
Bảng 4.17. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của số lượng cán bộ
đến quản lý chi đầu tư XDCB ..................................................................... 77

Bảng 4.18. Đánh giá của các đối tượng điều tra về ảnh hưởng của công nghệ đến
quản lý chi đầu tư XDCB ............................................................................ 78
Bảng 4.19. Đánh giá của các đối tượng điều tra về tính khả thi của dự án ....................... 73
Bảng 4.20. Đánh giá của các đối tượng điều tra về chất lượng cơng trình ....................... 77
Bảng 4.21. Bảng danh sách dự án ưu tiên đến năm 2021 ............................................. 79
Bảng 4.22. Bảng danh sách dự án ưu tiên đến năm 2021 ............................................. 80
Bảng 4.23. Bảng danh sách dự án đạt tiêu chí nơng thơn mới ...................................... 81

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1.

Hệ thống ngân sách Nhà Nước .................................................................. 4

Sơ đồ 4.1.

Quy trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư XDCB................. 44

Sơ đồ 4.2.

Tổ chức UBND huyện Hiệp Hòa............................................................. 45

Sơ đồ 4.3.

Quy trình thực hiện dự án ........................................................................ 48

Sơ đồ 4.4.


Lập kế hoạch chi đầu tư XDCB ............................................................... 55

Sơ đồ 4.5.

Quy trình quyết tốn vốn đầu tư dự án XDCB hồn thành ..................... 83

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai của huyện Hiệp Hịa năm 2016........................................ 34
Biểu đồ 3.2. Tình hình KTXH huyện Hiệp Hòa 5 năm 2012 -2016 ............................ 39
Biểu đồ 4.1. Kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2014 - 2016 ................ 56
Biểu đồ 4.2. Quyết toán chi đầu tư XDCB giai đoạn 2014-2016................................. 64

DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1. Tính khả thi cơng trình dự án sau khi hoàn thành ........................................... 74
Hộp 4.2. Số lượng và chất lượng cán bộ........................................................................ 76
Hộp 4.3. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc .............................. 78

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Bùi Đức Cường
Tên luận văn: Quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hiệp Hòa
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm 1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản

lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản; 2) Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang; 3) Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản và 4) Giải
pháp nâng cao, hồn thiện cơng tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản.
Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng
Thông tin thứ cấp về vấn đề quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản
trong các năm gần đây được thu thập thông qua sách, báo, internet, các báo cáo của các
địa phương,số liệu thống kê của huyện Hiệp Hịa. Thơng tin sơ cấp được khảo sát các
chủ tài khoản, kế toán và các cán bộ phụ trách chuyên môn thông qua bảng hỏi, thảo
luận và phỏng vấn sâu. Thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích các trường hợp điển
hình được sử dụng để phân tích.
Kết quả chính và kết luận
Huyện Hiệp Hịa tỉnh Bắc Giang có tốc độ đơ thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng phát
triển mạnh, nhu cầu xây dựng các công trình lớn…Do đó ngân sách chi trong đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hiệp Hòa qua các năm cũng khá lớn và tăng nhanh từ
87.344 tỷ đồng lên 95.743 tỷ đồng và 136.303 tỷ đồng tương ứng các năm 2014, 2015,
2016. Tuy nhiên công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hiệp
Hịa vẫn cịn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc như công tác lập kế hoạch vẫn chưa
khoa học và chưa sát với thực tế, công tác bố trí vốn cho các dự án trọng điểm chưa
được quan tâm, việc quyết tốn các dự án hồn thành vẫn cịn chậm.
Ngun nhân chính gây những bất cập này là do chính sách cịn có những bất
cập chưa phù hợp, cơng tác lập dự tốn cịn chưa được coi trọng, chất lượng dự tốn
chưa cao. Cán bộ quản lý cịn hạn chế về năng lực và trình độ, việc ứng dụng cơng nghệ
trong quản lý cịn nhiều hạn chế và việc kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng
chưa được thường xuyên.

ix


Trong thời gian tới để công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của huyện

Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang được cải thiện và tăng cường thì một hệ thống giải pháp
cần được thực hiện đồng bộ bao gồm: i) Hoàn thiện khâu phân bổ, lập kế hoạch ii)
Hồn thiện cơng tác quyết tốn vốn đầu tư dự án XDCB, iii) Cơng khai hố quy
trình quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB, iv) Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh
toán vốn đầu tư XDCB; v) Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý chi NSNN cho đầu tư
XDCB của huyện Hiệp Hòa.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Bui Duc Cuong
Thesis title:Management of budget expenditure in capital construction investment in
Hiep Hoa district
Major: Economic Management

Code: 8340410

Education organization: Vietnam National University of Agriculture
Research objectives
The research aims to: 1) Systematizing theories and practices of state budget
expenditure management in capital construction investment; 2) Assessment of state
budget expenditure management in construction investment in Hiep Hoa district, Bac
Giang province; 3) Analysing factors influence state budget expenditure management in
capital construction investment and 4) To propose solutions to improve and perfect the
management of capital construction expenditures.
Methods
Secondary information on state budget expenditure management in capital
construction in recent years has been collected through books, newspapers, internet,
local reports and statistics of Hiep Hoa district.Primary information was gathered by

surveyed account holders, accountants and professional staffs through questionnaires,
discussions and in-depth interviews. Descriptive statistics, comparative statistics,
analysis of typical cases are used for analyzing the data.
Main finding and Conclusions
Hiep Hoa district has a fast urbanization rate, completed infrastructure and high
demand for large construction projects. Therefore, the budget for capital construction in
Hiep Hoa district the recent years was quite large and increased rapidly from 87.344
billion dong to 95.743 billion dong and 136.303 billion dong respectively for 2014,
2015 and 2016. However, the management of capital construction investment in Hiep
Hoa district still has some difficulties and obstacles such as the planning is not scientific
and not close to reality, the work of allocating capital for key projects has not been paid
attention, the final settlement of projects It is still slow.
The main cause of these shortcomings is due to inadequate policies, budget
estimation is not suitable, estimation quality is not high. Managers are not enough of
skills and knowledge, the application of technology in management is limited and the
inspection and supervision of the authorities are not permanent.

xi


In the coming time, a system of solutions should be implemented
comprehensively, including i) finishing the allocation and planning for the capital
construction of Hiep Hoa district, Bac Giang province ii) finalization of investment
capital for capital construction projects; iii) public administration of state budget
expenditure for capital construction investment; iv) Construction materials; v) To
rationally organize the State budget expenditure management apparatus for capital
construction investment of Hiep Hoa district.

xii



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hoạt động đầu tư XDCB là một hoạt động đầu tư thiết yếu vì nó tạo ra đường
xá, nhà cửa phục vụ đời sống, tạo ra các cơng trình thủy lợi phục vụ nông lâm ngư
nghiệp, tạo ra các nhà xưởng phục vụ hoạt động cơng nghiệp….Nói chung, nó đóng
vai trị làm nền cho mọi hoạt động đời sống cũng như sản xuất kinh doanh.
Huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang là một huyện có nền kinh tế đang trong
giai đoạn phát triển. Nhu cầu đầu tư XDCB là rất cao và thực tế những năm qua
đã chứng minh điều đó: Vốn XDCB huyện Hiệp Hịa tăng với tốc độ rất nhanh.
Quản lý chi đầu tư XDCB từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước là vấn đề
lớn, phức tạp và nhạy cảm. Nó liên quan đến nhiều vấn đề, cũng như nhiều
ngành, cấp, cơ quan trong quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng. Trong
những năm qua, thông qua quá trình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng cơ
bản đã đạt được kết quả đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước. Tốc độ và quy mô tăng đầu tư xây dựng cơ bản góp
phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, tăng cường tiềm lực
kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất là tinh thần của nhân dân. Đầu
tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hóa, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới....
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng và hoạt động quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản nói chung hiện nay đang tồn tại khá nhiều yếu kém,
chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Nhu cầu XDCB lớn, vốn tăng nhanh, nhưng quản lý của huyện Hiệp Hịa
chưa đạt được mức độ có thể quản lý tốt hoạt động đầu tư này. Bên cạnh đó
tình trạng nợ đọng đầu tư XDCB gia tăng và ngày càng nghiêm trọng làm cho
nền kinh tế suy thối. Vì vậy việc tăng cường quản lý chi tiêu công là vấn đề
cấp bách khơng chỉ đối với chính quyền Trung ương mà của cả chính quyền
địa phương. Chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách nhà nước, tuy nhiên thực trạng

hiệu quả chi đầu tư thấp, thất thoát chi đầu tư lớn làm cho mục tiêu tăng
trưởng và phát triển kinh tế xã hội của huyện Hiệp Hòa càng khó khăn. Vì vậy
để thực hành tiết kiệm chống lãng phí thất thốt trong đầu tư và nâng cao hiệu

1


quả chi ngân sách nhà nước thì việc quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện
Hiệp Hòa là việc làm cấp thiết. Chính vì những vấn đề nêu trên, nên đề
tài“Quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Hiệp Hòa” được chọn để làm luận văn.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ
bản huyện Hiệp Hòa, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý
chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách huyện bảo đảm
nâng cao hiệu quả và giảm thất thốt NSNN.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân
sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản.
- Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên
địa bàn huyện Hiệp Hịa.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi NSNN trong đầu tư xây
dựng cơ bản trên địa bàn huyện Hiệp Hòa.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý chi NSNN
trong đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Hiệp Hòa.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chi NSNN trong đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Hiệp Hịa.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về khơng gian: Trong địa giới hành chính huyện Hiệp Hịa.
+ Về thời gian: Nghiên cứu số liệu chi đầu tư XDCB ngân sách huyện từ
tháng 01/2014 đến tháng 12/2016.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Hệ thống được các cơ sở lý luận về chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ
bản, nhấn mạnh được sự cần thiết của việc chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân
sách nhà nước.

2


Phân tích thực trạng về quản lý chi ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản
tại huyện Hiệp Hòa. Từ những số liệu thu thập được phân tích thực trạng chi
NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn bao gồm: Tình hình thực hiện,
cơ cấu và hiệu quả chi NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản và đánh giá q trình
quản lý chi đó nhằm chống thất thốt, lãng phí NSNN.
Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi NSNN trong đầu tư xây
dựng cơ bản.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Các khái niệm
Ngân sách nhà nước: là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được
dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ của Nhà nước.

Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:
Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp
cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân
sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của
cấp địa phương.
Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho
cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi
của cấp trung ương.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống ngân sách Nhà Nước
Nguồn: Chính phủ, (2003)

4


Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vơ
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham
gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thơng qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các
định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản
lý hoạt động đầu tư (Quốc hội, 2005).
Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức
năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thơng qua các hình thức xây dựng
mới, mở rộng, hiện đại hố hoặc khơi phục các tài sản cố định.
Chi đầu NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản là quá trình sử dụng một
phần vốn tiền tệ tập trung vào NSNN nhằm thực hiện sản xuất giản đơn và tái
sản xuất mở rộng tài sản cố định, từng bước tăng cường hoàn thiện cơ sở vật chất

kỹ thuật cho nền kinh tế.
Vốn ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động xây dựng các công trình kết cấu
hạ tầng kinh tế xã hội, các cơng trình quan trọng của một quốc gia như đường xá,
cầu cống, bến cảng, hầm mỏ, nhà máy điện..các nhà xưởng, máy móc thiết bị của
các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các cơng trình nhà ở của dân cư, các hoạt
động trồng rừng, nuôi trồng thủy hải sản.
Chi đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư hướng đến mục đích tạo dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản
xuất cho từng ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện phát triển sức
sản xuất và tăng thu nhập quốc dân, tăng cường tích lũy, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân lao động, đáp ứng yêu cầu cơ bản về các mặt
chính trị, KT – XH của sự phát triển đất nước.
Tóm lại, Chi đầu tư XDCB từ NSNN là chi phí xây dựng các cơng trình
nhằm đạt được những mục tiêu mà nhà đầu tư mong muốn. Là những chi phí để
xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi phục các tài sản cố định, là căn cứ
để xác định giá trị tài sản cố định. Quy mô và tốc độ của vốn đầu tư XDCB quyết

5


định quy mô tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra cơ sở hạ tầng cho
nền kinh tế, qua đó đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia (Nguyễn
Văn Mạnh Thái, 2014).
2.1.2. Đặc điểm chi đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN
Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của đầu tư phát triển do
vậy nó cũng mang những đặc điểm của đầu tu phát triển.
- Đòi hỏi vốn lớn, ứ đọng trong thời gian dài


Hoạt động đầu tư Xây dựng cơ bản đòi hỏi một số luợng vốn lao động, vật
tu lớn. Nguồn vốn này nằm khê đọng trong suốt quá trình đầu tư. Vì vậy trong
quá trình đầu tu chúng ta phải có kế hoạch huy động và sử dụng nguồn vốn một
cách hợp lý đồng thời có kế hoạch phân bổ nguồn lao động, vật tu thiết bị phù
hợp đảm bảo cho cơng trình hồn thành trong thời gian ngắn chồng lãng phí
nguồn lực.
- Thời gian dài với nhiều biến động

Thời gian tiến hành một công cuộc đầu tu cho đến khi thành quả của nó
phát huy tác dụng thuờng địi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra.
- Có giá trị sử dụng lâu dài

Các thành quả của thành quả đầu tư xây dựng cơ bản có giá trị sử dụng lâu
dài, có khi hàng trăm, hàng nghìn năm, thậm chí tồn tại vĩnh viễn nhu các cơng
trình nổi tiếng thế giới nhu vuờn Babylon ở Iraq, tuợng nữ thần tự do ở Mỹ, kim
tụ tháp cổ Ai cập, nhà thờ La Mã ở Roma, vạn lý truờng thành ở Trung Quốc,
tháp Angcovat ở Campuchia, ...
- Cố định

Các thành quả của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây
dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng cho nên các điều kiện về địa
lý, địa hình có ảnh huởng lớn đến q trình thực hiện đầu tư, cũng như việc phát
huy kết quả đầu tư. Vì vậy cần đuợc bố trí hợp lý địa điểm xây dựng đảm bảo các
yêu cầu về an ninh quốc phòng, phải phù hợp với kế hoạch, qui hoạch bố trí tại
nơi có điều kiện thuận lợi, để khai thác lợi thế so sánh của vùng, quốc gia, đồng
thời phải đảm bảo đuợc sự phát triển cân đối của vùng lãnh thổ.
- Liên quan đến nhiều ngành

Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản rất phức tạp liên quan đến nhiều ngành,


6


nhiều lĩnh vực. Diễn ra không những ở phạm vi một địa phuơng mà cịn nhiều
địa phương với nhau. Vì vậy khi tiến hành hoạt động này, cần phải có sự liên kết
chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quản lý q trình đầu tư, bên cạnh đó phải
qui định rõ phạm vi trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn
phải đảm bảo được tính tập trung dân chủ trong q trình thực hiện đầu tư
(Lương Sỹ Cường, 2008).
2.1.3. Vai trò chi đầu tư XDCB của NSNN
2.3.1.1. Về mặt kinh tế
Chi đầu tư xây dựng cơ bản góp phần tạo các nhà xưởng mới, thiết bị
công nghệ, dây chuyền, sản xuất mới, hiện đại hoặc mở rộng, cải tạo những nhà
máy cũ. Từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá
thành, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, nâng cao hiệu quả sản xuất
ở cơ sở góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Đầu tư nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng tác động đến tổng
cầu và tổng cung của xã hội. Qua đó tác động đến sự ổn định, tăng trưởng và
phát triển nền kinh tế.
Đầu tư thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế. Đầu
tư làm cho tổng cầu tăng theo. Chính vì vậy mà chính phủ đã sử dụng đầu tư như
là một trong những biện pháp kích cầu. Khi đầu tư có kết quả làm tăng năng lực
sản xuất, dịch vụ, do đó làm tăng tổng cầu xã hội. Tổng cầu tăng, tổng cung sẽ
tăng kéo theo sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng, do đó thúc đẩy GDP tăng
góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra hạ tầng kinh tế kỹ thuật
như: điện, đường giao thông, sân bay, cảng biển… tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm từ đó thu hút đầu tư thu hút đầu tư,
thúc đẩy phát triển kinh tế (Nguyễn Ngọc Kiểm, 2011).

2.1.3.2. Về mặt chính trị, xã hội
Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện xây dựng hạ tầng cơ sở
cho các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như: đường giao thông tới miền
núi, nông thôn, điện, trường học tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các vùng này từ đó
tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa
các vùng ở địa phương. Đồng thời, chi đầu tư xây dựng cơ bản cũng tập trung vào
các cơng trình văn hóa để duy trì truyền thống, văn hóa của địa phương, của quốc
gia; đầu tư vào truyền thơng (cơng trình xây dựng cơ bản trong lĩnh vực phát thanh,

7


truyền hình) nhằm thơng tin những chính sách, đường lối của Nhà nước, tạo điều
kiện ổn định chính trị của quốc gia; đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực y tế góp
phần chăm sóc sức khỏe của người dân và các dịch vụ công khác cho cộng đồng.
2.1.3.3. Về mặt an ninh, quốc phòng
Kinh tế ổn định và phát triển, các mặt chính trị – xã hội được cũng cố và
tăng cường là điều kiện quan trọng cho ổn định an ninh, quốc phòng.
Chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước còn tạo ra các
cơng trình như: trạm, trại quốc phịng và các cơng trình khác phục vụ trực tiếp
cho an ninh quốc phịng đặc biệt là các cơng trình đầu tư mang tính bảo mật quốc
gia, vừa địi hỏi vốn lớn vừa địi hỏi kỹ thuật cao thì chỉ có chi ngân sách nhà
nước mới có thể thực hiện được. Điều này nói lên vai trị quan trọng khơng thể
thiếu của chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực an
ninh, quốc phịng.
Tóm lại, chi ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản để cung cấp
những hàng hóa cơng cộng như: quốc phịng, an ninh, các hoạt động quản lý Nhà
nước, xây dựng các cơng trình giao thơng, liên lạc; các cơng trình mang tính chất
phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, các cơng trình phục vụ cho
phát triển kinh tế quốc gia như điện lực, công nghệ thơng tin… Bên cạnh đó, cơ

sở hạ tầng kỹ thuật còn tạo điều kiện thu hút đầu tư, tạo việc làm, tăng thu nhập,
chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp. Vì vậy, chi ngân sách nhà nước cho đầu
tư xây dựng cơ bản là tất yếu và không thể thiếu ở mọi quốc gia (Nguyễn Ngọc
Kiểm, 2011).
2.1.4. Phân loại chi đầu tư XDCB của NSNN
Chi đầu tư XDCB của NSNN nhằm trang trải các chi phí cho việc đầu tư
xây dựng mới, mở rộng, cải tạo và hiện đại hóa các cơng trình xây dựng có tính
chất và quy mơ khác nhau, với nhiều loại chi phí khác nhau. Vì vậy, chi đầu tư
xây dựng cơ bản của NSNN rất đa dạng và phức tạp. Trong công tác quản lý,
người ta có thể sử dụng những tiêu thức nhất định để xác định các nội dung chi
đầu tư xây dựng cơ bản của NSNN. Cụ thể như sau:
2.1.4.1. Theo tính chất và mục đích sử dụng của nguồn vốn
Theo tính chất và mục đích sử dụng của nguồn vốn NSNN để chi đầu
tư XDCB bao gồm: nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN, nguồn vốn sự
nghiệp của NSNN và nguồn vốn các chương trình mục tiêu, hỗ trợ có mục tiêu
của NSNN.

8


Nguồn vốn đầu tư phát triển của NSNN dành cho chi đầu tư XDCB được
sử dụng để chi đầu tư mới hoặc chi đầu tư xây dựng mở rộng, cải tạo, hiện đại
hóa cơ sở vật chất và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân.Không
sử dụng vốn sự nghiệp của NSNN để chi đầu tư xây dựng mới.
Nguồn vốn các chương trình mục tiêu của NSNN chi đầu tư xây dựng cơ
bản được sử dụng để chi đầu tư xây dựng mới hoặc chi đầu tư xây dựng mởi
rộng, cải tạo và hiện đại hóa cơ sở vật chất và năng lực sản xuất phục vụ thuộc
từng chương trình mục tiêu quốc gia (Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
2.1.4.2 Theo phân cấp nhiệm vụ chi NSNN
Theo quy định của Luật NSNN, mỗi cấp ngân sách trong hệ thống NSNN

thống nhất được phân cấp cụ thể nguồn vốn và nhiệm vụ chi ngân sách. Theo
phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách, chi đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm chi đầu
tư XDCB các dự án đầu tư do Trung ương quản lý và chi đầu tư XDCB các dự
án đầu tư do địa phương quản lý.
Các dự án đầu tư do trung ương quản lý là các dự án đầu tư thuộc nhiệm
vụ chi của ngân sách trung ương. Các dự án đầu tư do địa phương quản lý là các
dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.
2.1.4.3. Theo ngành kinh tế quốc dân
Theo ngành kinh tế quốc dân dựa vào tính chất kinh tế của hoạt động kinh
tế xã hội của nền kinh tế quốc dân. Phân theo ngành kinh tế quốc dân, nội dung
chi đầu tư XDCB của NSNN phản ánh số chi và tỷ trọng chi NSNN cho các
ngành kinh tế quốc dân như nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy lợi; thủy sản; công
nghiệp khai thác mỏ; công nghiệp chế biến; xây dựng; khách sạn nhà hàng và du
lịch; giao thông vận tải, kho bãi và thơng tin liên lạc; tài chính, tín dụng; khoa
học và công nghệ; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng; giáo dục và đào tạo;
y tế và các hoạt động xã hội; hoạt động văn hóa và thể thao…(Đặng Văn Du và
Bùi Tiến Hanh, 2010).
2.1.4.4. Theo tính chất và quy mô của dự án đầu tư xây dựng
Theo tính chất và quy mơ của dự án đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư
được chia thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và các
nhóm dự án nhóm C Theo đó chi đầu tư XDCB của NSNN bao gồm chi đầu tư
XDCB các dự án quan trọng quốc gia, chi đầu tư XDCB các dự án nhóm A, chi
đầu tư XDCB các dựán nhóm B và chi đầu tư XDCB các dự án nhóm C.
Tính chất của dự án đầu tư xây dựng thường được xem xét gắn với tính

9


chất ngành và lĩnh vực, ảnh hưởng và tác động của dự án đến các vấn đề an ninh,
quốc phòng, môi trường, phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Quy mô của dự

án đầu tư được xem xét là tổng mức vốn của dự án.
Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư có tính chất quan trọng về an
ninh, quốc phịng, lịch sử văn hóa hoặc có ảnh hưởng lớn đến mơi trường và phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia. Các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội
xem xét quyết định về chủ trương đầu tư. Các dự án nhóm A là các dự án có quy
mơ lớn, các dựa án nhóm B có quy mơ vừa, dự án nhóm C có quy mơ nhỏ.
2.1.4.5. Theo cơ cấu cơng nghệ của vốn đầu tư
Theo cơ cấu công nghệ của vốn đầu tư, nội dung chi đầu tư XDCB của
NSNN bao gồm chi vốn xây dựng, chi vốn thiết bị và chi khác của dự án đầu tư.
Các chủ đầu tư của các dự án đầu tư xây dựng có trách nhiệm lập và trình thẩm
định, phê duyệt dự tốn chi phí của dự án đầu tư xây dựng (Đặng Văn Du và Bùi
Tiến Hanh, 2010).
2.1.2.6. Chi vốn xây dựng của dự án đầu tư
Vốn xây dựng của dự án là vốn dùng để trang trải các chi phí xây dựng
của dự án đầu tư bao gồm: chi phí phá và tháo dỡ các cơng trình xây dựng; chi
phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng cơng trình, hạng mục cơng trình
chính, cơng trình tạm, cơng trình phụ trợ phục vụ thi cơng; chi phí nhà tạm tại
hiện trường để ở và điều hành thi cơng .
Chi phí xây dựng của dự án đầu tư được xác định cho từng cơng trình,
hạng mục cơng trình cụ thể và được xác định bằng cách lập dự toán xây dựng.
Đối với cơng trình phụ trợ, cơng trình tạm phục vụ thi cơng, chi phí xây dựng
được xác định bằng cách lập dự toán; nhà tạm để ở và điều hành thi cơng tại hiện
trường thì chi phí xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán; nhà tạmđể ở và
điều hành thi cơng tại hiện trường thì chi phí xây dựng được xác định bằng định
mức tỷ lệ.
Dự toán chi phí xây dựng bao gồm chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu
nhập chịu thuế tính trước, thuế GTGT, chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều
hành thi cơng tại hiện trường. Dự tốn chi phí xây dựng có thể xác định theo
từng nội dung chi phí hoặc tổng hợp các nội dung chi phí. Dự tốn chi phí xây
dựng được lập theo một trong các phươngthức sau:

+ Phương pháp khối lượng và đơn giá xây dựng đầy đủ;
+ Phương pháp tổng khối lượng hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công

10


và bảng giá tương ứng;
+ Phương pháp suất chi phí xây dựng cơng trình có các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật tương ứng đã thực hiện;
+ Các Phương pháp khác phù hợp với tính chất, đặc điểm xây dựng cơng trình.
(Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
2.1.2.7. Chi vốn thiết bị của dự án đầu tư
Vốn thiết bị của dự án đầu tư là vốn dùng để trang trải chi phí mua sắm
thiết bị cộng nghệ (kể cả thiết bị cơng nghệcần sản xuất, gia cơng); chi phí đào
tạo và chuyển giao cơng nghệ; chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị;
chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế, phí và các chi phí có liên quan khác.
Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng,
chủng loại thiết bị cần mua, gia công và giá mua hoặc gia cơng thiết bị. Chi phí
đào tạo và chuyển giao cơng nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị, chi phí thí nghiệm,
hiệu chỉnh và các chi phí khác liên quan được xác định bằng dự toán (Đặng Văn
Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
2.1.2.8.Chi vốn chi phí khác của dự án đầu tư
Vốn chi phí khác của dự án đầu tư vốn là vốn dùng để trang trải các chi
phí khác của dự án đầu tư. Các chi phí khác của dự án đầu tư là tồn bộ các chi
phí cần thiết cho q trình đầu tư dự án. Chi phí khác bao gồm nhiều khoản chi
đa dạng như chi bồi thường, hỗ trợ tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư
vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phịng…
Chi phí giải phóng mặt bằng bao gồm chi phí bồi thường nhà cửa, vật
kiến trúc, cây trồng trên đất và các chi phí bồi thường khác; các khoản hỗ trợ
khi Nhà nước thu hồi đất; chi phí thực hiện tái định cư có liên quan đến bồi

thường, giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức bồi thường,hỗ trợ và
tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng; chi phí chi trả cho
phần hạ tầng kỹ thuật.
Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức quản lý việc thực hiện
các công việc quản lý dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao,
đưa cơng trình vào khai thác sử dụng và chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư.
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm chi phí tư vấn khảo sát xây dựng,
lập báo cáo, thiết kế xây dựng cơng trình, giám sát cơng trình và các chi phí tư
vấn khác có liên quan.

11


Chi phí dự phịng bao gồm chi phí dự phịng cho khối lượng cơng việc phát
sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án…
(Đặng Văn Du và Bùi Tiến Hanh, 2010).
2.1.5. Nội dung quản lý chi đầu tư XDCB của NSNN
2.1.5.1. Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư XDCB năm của NSNN
a) Lập kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm
Quy trình và thời gian lập, trình, duyệt, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư
xây dựng cơ bản hàng năm các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN thực hiện
theo quy định của Luật NSNN.
Bước 1: Hướng dẫn lập và thông báo số kiểm tra
Hàng năm, căn cứ vào Chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ, Thông tư hướng
dẫn, thông báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ kế hoạch
và đầu tư; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ quan
khác ở trung ương thực hiện thơng báo số kiểm tra về dự tốn và tổ chức hướng
dẫn chủ đầu tư thuộc quyền quản lý lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB (kế hoạch
vốn đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển hoặc kế hoạch chi đầu tư
đối với dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư).

Bước 2: Lập, tổng hợp và trình phê duyệt kế hoạch.
Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển căn cứ vào tiến độ và
mục tiêu thực hiện dự án lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB của dự án gửi cơ quan
cấp trên. Chủ đầu tư các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư căn cứ
vào nhu cầu sửa chữa, mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có của đơn vị
lập kế hoạch vốn đầu tư XDCB gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý
cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm tổng hợp kế hoạch vốn NSNN theo quy
định của Luật ngân sách.
Việc lập dự toán phải căn cứ vào những dự án đầu tư có đủ các điều kiện
bố trí vốn theo quy định và phù hợp với khả năng ngân sách hàng năm, kế hoạch
vốn 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai của các
chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định đang thực hiện.
Bước 3: Phân bổ, thẩm tra và thông báo kế hoạch
Sau khi dự tốn NSNN được Quốc hội quyết định và Chính phủ giao dự toán
ngân sách, các Bộ, UBND các cấp lập phương án phân bổ kế hoạch vốn đầu tư

12


×