Tải bản đầy đủ (.docx) (114 trang)

luận văn thạc sĩ chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo vân đồn tỉnh quảng ninh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 114 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

BÙI THỊ HẰNG NGA
ĐỀ TÀI
CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH
HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHUN NGÀNH:
CHÍNH SÁCH CƠNG MÃ SỐ: 8340402

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ QUANG NGỌC

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học
thuật. Tác giả luận văn cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do
Tác giả luận văn tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong
học thuật.

Hà Nội, ngày ...... tháng ...... năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Thị Hằng Nga


MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
I: PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1.Tính cấp thiết (lý do chọn đề tài) của luận văn:.......................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn.......................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 5
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.................................................................. 6
7. Bố cục của luận văn................................................................................................... 6
II. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI CHÍNH SÁCH
THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO.....................................7
1.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................... 7
1.2. Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo...................................... 9
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh
tế biển đảo.................................................................................................................. 13
1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân chính sách........................................................ 13
1.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến thực thi chính sách................................................. 13
1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng chính sách...................................................... 14
1.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đối với thực thi chính sách thu hút đầu tư
phát triển kinh tế biển đảo........................................................................................ 15
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO TẠI HUYỆN ĐẢO VÂN ĐỒN TỈNH
QUẢNG NINH HIỆN NAY...................................................................................... 24
2.1. Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh
Quảng Ninh................................................................................................................ 24
2.1.1. Khái quát về huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh........................................... 24
2.1.2. Đặc điểm của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện

đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.................................................................................... 28
2.1.3. Mục tiêu, giải pháp chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện
đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.................................................................................... 28
2.1.4. Chủ thể thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân
Đồn tỉnh Quảng Ninh.................................................................................................. 34
2.2. Thực trạng triển khai thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế
biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 34
2.2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực thi............................................................... 34
2.2.2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách..................................................................... 35
2.2.3. Phân công, phối hợp thực hiện.......................................................................... 36
2.2.4. Đôn đốc, giám sát thực hiện chính sách............................................................ 36
2.2.5. Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm.................................................... 37


2.3. Những kết quả đạt được, hạn chế, tồn tại, nguyên nhân của việc thực thi
chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng
Ninh............................................................................................................................ 37
2.3.1. Kết quả đạt được, nguyên nhân......................................................................... 37
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân............................................................. 48
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THỰC THI CHÍNH
SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO HUYỆN ĐẢO
VÂN ĐỒN TỈNH QUẢNG NINH............................................................................ 53
3.1. Quan điểm đẩy mạnh thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế
biển đảo huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh...................................................... 53
3.1.1. Thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn
tỉnh Quảng Ninh bám sát với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước.............................................................................................................. 53
3.1.2. Thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện Vân Đồn
tỉnh Quảng Ninh phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước và phù hợp với
quá hình hội nhập quốc tế, đồng thời củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc

chủ quyền biển đảo...................................................................................................... 53
3.2. Giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế
biển đảo huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.............................................................. 54
3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức và vai trò lãnh đạo của các cấp, hiệu lực quản lý
nhà nước của chính quyền các cấp và vai trò làm chủ của nhân dân trong việc tổ chức
điều hành cũng như xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
huyện Vân Đồn............................................................................................................ 54
3.2.2. Tiếp tục xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý, hệ thống pháp luật, cơ chế,
chính sách về thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo đồng thời nâng cao hiệu quả
cải cách thủ tục hành chính......................................................................................... 54
3.2.3. Tiến hành tái cơ cấu ngành kinh tế biển đảo, phát huy quyền chủ động của địa
phương có sự quản lý tập trung của Trung ương, xây dựng có trọng điểm các ngành
kinh tế mũi nhọn tại Vân Đồn đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển
của đất nước để thu hút đầu tư.................................................................................... 55
3.2.4. Tổ chức tốt hơn công tác tuyên truyền thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo,
tăng cường hợp tác giữa các địa phương trong cả nước, hợp tác quốc tế, kết hợp chặt
chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc
chủ quyền biển đảo...................................................................................................... 59
3.2.5. Triển khai các cơ chế phù hợp về thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
huyện Vân Đồn............................................................................................................ 61
3.2.6. Đào tạo nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ:.....................61
3.2.7. Phát triển bền vững Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường.......................62
3.3. Đề xuất giải pháp cá nhân nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chính sách.......62
KẾT LUẬN................................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

BĐKH
HTGT
NĐT
KKT
KHC - KT
KTB
KH&CN
UBND
VBQPPL
QLĐT

Chữ viết đầy đủ
Biến đổi khí hậu
Hạ tầng giao thơng
Nhà đầu tư
Khu Kinh tế
Khu Hành chính - Kinh tế
Kinh tế biển
Khoa học & Công nghệ
Ủy ban nhân dân
Văn bản Quy phạm pháp luật
Quản lý đầu tư


DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 1. Mục tiêu thu hút đầu tư tại Vân Đồn.................................................................... 61
Bảng 2. Giải pháp chung huy động vốn ………………………….…………..61


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bản đồ vị trí địa lý của huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
Phụ lục 2: Sơ đồ Quy hoạch hệ thống giao thơng tại Vân Đồn
Phụ lục 3: Các cơng trình giao thông lớn ở Vân Đồn được đầu tư và xây dựng
theo hình thức PPP
Phụ lục 4: Cơ cấu hành chính được đề xuất cho KKT Vân Đồn trong thời gian tới
Phụ lục 5: Danh mục các dự án Vân Đồn ưu tiên đầu tư, tổng mức đầu tư và
nguồn vốn (22 dự án)
Phụ lục 6: Phân kỳ đầu tư phát triển KTT Vân Đồn


1
I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết (lý do chọn đề tài) của luận văn:
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển, đất nước ta đã đạt được
nhiều thành tựu nổi bật: Tỷ lệ đói nghèo giảm xuống thấp, kinh tế dần tăng trưởng ổn
định, xuất khẩu hàng hóa gia tăng, sức mạnh kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trị
hạt nhân, nền kinh tế trở nên đa dạng nhiều thành phần.
Trong bối cảnh hiện nay, biển đảo và đại dương đóng vai trị đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối
ngoại, hợp tác quốc tế của mỗi quốc gia. Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, thời gian
qua, chúng ta đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp để đưa
nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển. Trong đó, việc phát triển kinh tế, xã hội
tại một số địa phương có nhiều tiềm năng như Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Phú
Quốc… gắn liền với các chính sách thu hút đầu tư cởi mở, ưu việt cho các nhà đầu tư
cũng dần được coi trọng.
Huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh là một địa danh có lịch sử lâu đời, di chỉ
khảo cổ trên các đảo của huyện có mật độ dày đặc chứng minh nơi đây con người đã
đặt chân lên từ rất sớm. Với vị trí cửa ngõ của vùng quần đảo hiểm yếu, từng được ví
là “vùng đất của Rồng” nên từ những năm 980 ở đây đã có đồn Vân trấn giữ của quân
đội nhà Tiền Lê. Năm 1149, vua Lý Anh Tơng chính thức lập trang Vân Ðồn, đồng

thời biến nơi đây thành thương cảng đầu tiên của Đại Việt. Đến thời Trần, chính sách
ngoại thương cởi mở đã tạo điều kiện để Vân Đồn trở thành thương cảng sầm uất,
nhộn nhịp, hưng thịnh và buôn bán, trao đổi hàng hóa với các thương nhân từ các nước
trong khu vực Đông Á và thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Nhật
Bản... nhiều bến thuyền neo đậu phục vụ cho việc giao thương được hình thành. Trong
suốt thời kỳ Lý - Trần - Hậu Lê, nơi đây từng là một thương cảng sầm uất, tấp nập
người qua lại buôn bán. Tuy nhiên, bước sang thời Hậu Lê và nhà Nguyễn, Vân Đồn
khơng cịn được chú trọng phát triển như trước khiến huyện đảo này rơi vào cảnh suy
thối và bị lãng qn.
Về vị trí địa lý, Vân Đồn là một huyện đảo miền núi nằm ở vị trí tiền tiêu phía
Đơng Bắc của Tổ quốc, trong vùng vịnh Bái Tử Long, có hơn 600 hịn đảo lớn nhỏ với
diện tích đất tự nhiên là 551,33km2, chiếm 9,3% diện tích tồn tỉnh Quảng Ninh, phần
vùng biển rộng 1.620km2, hợp thành bởi hai quần đảo Cái Bầu (Kế Bào) và Vân Hải.
Trong đó, đảo Cái Bầu là rộng nhất 17.212ha, gồm thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Với toạ
o

o

o

o

độ từ 20 40’ đến 21 12’ vĩ độ Bắc và từ 107 19’ đến 107 42’ kinh độ Đông. Huyện lỵ
là thị trấn Cái Rồng trên đảo Cái Bầu cách thành phố Hạ Long gần 50km, cách thành
phố Cẩm Phả 7km; phía Bắc giáp vùng biển huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà; phía
Tây giáp thành phố Cẩm Phả, ranh giới là lạch biển Cửa Ơng và sơng Voi Lớn; phía
Đơng giáp vùng biển huyện Cơ Tơ; phía Nam giáp vịnh Hạ Long và vùng biển Cát Bà
(Hải Phịng).
Về kinh tế, Vân Đồn có vị trí đặc biệt quan trọng tại Vịnh Bắc Bộ, nằm rất gần
các trung tâm kinh tế của Trung Quốc như Quảng Đông, Hồng Kơng, Thâm Quyến…

điều này có thể thu hút vốn cũng như du khách đến với Vân Đồn. Vân Đồn là điểm


2
giao thoa của hành lang kinh tế, một vành đai kinh tế Việt - Trung và hành lang kinh tế
Nam Ninh - Singapore; vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh). Vân Đồn vốn có tiềm năng vơ cùng lớn để phát triển kinh tế hơn hết cịn có ý
nghĩa và vị trí chiến lược trong quốc phịng an ninh.
Với vị trí, vai trị đặc biệt của vùng biển Quảng Ninh nói chung và huyện đảo
Vân Đồn nói riêng, nhà nước ta đã sớm quy hoạch và chỉ đạo khai thác tiềm năng, phát
triển kinh tế - xã hội địa phương trên huyện đảo này, chủ trương này được thể hiện tại
Kết luận số 47-KL/TW ngày 06/5/2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng
Ninh lần thứ XII và những chủ trương, giải pháp phát triển tỉnh Quảng Ninh đến năm
2010, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2035-2050. Vì vậy, ngày 26/7/2007 Thủ
tướng Chính phủ đã chính thức ký Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg về việc thành lập
và ban hành Quy chế hoạt động của Khu Kinh tế Vân Đồn (gồm toàn bộ huyện đảo
Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh, với quyết tâm xây dựng Vân Đồn thành Khu Kinh tế Hành chính đặc biệt. Tiếp theo đó là các văn bản, chính sách pháp luật của Nhà nước
về việc xây dựng, định hướng phát triển Vân Đồn với tầm nhìn chiến lược đến năm
2050.
Trong những năm gần đây Vân Đồn đã được Đảng, Nhà nước và tỉnh Quảng
Ninh quan tâm đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng, mạng lưới điện lưới quốc gia, thông
tin liên lạc, hệ thống nước ngọt…đến tận các xã trên huyện đảo. Các lĩnh vực khác như
bố trí không gian phát triển, khu dân cư, môi trường biển đảo… theo đó cũng ngày
càng nhận được sự quan tâm. Sự phát triển của Khu Kinh tế Vân Đồn đang có những
bước chuyển biến mạnh mẽ và đem lại kết quả đáng khích lệ, kinh tế phát triển, đời
sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, cơ sở hạ tầng
được đầu tư nâng cấp, xây dựng hiện đại, nguồn lực lao động dồi dào đặt biệt là nguồn
lực lao động có chất lượng cao... Để đạt được những thành công này, một phần quan
trọng là do đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ban hành trong thời

kỳ qua, đặc biệt là những chính sách, những quyết định mới mang tính táo bạo và đột
phá, cùng với quyết tâm và sự giám sát thực hiện nghiêm túc của toàn Đảng, toàn dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được, việc xây dựng và thực thi
các chính sách phát triển kinh tế xã hội trên huyện đảo Vân Đồn vẫn bộc lộ nhiều hạn
chế dẫn đến huyện đảo này chưa được đầu tư và khai thác xứng tầm. Việc nghiên cứu
một cách có hệ thống chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế, xã hội tại địa
phương này là vơ cùng cần thiết trong việc góp phần phát triển huyện đảo trở thành
một trong những “đặc khu kinh tế giàu mạnh và thịnh vượng”.
Từ những phân tích trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Chính sách thu hút đầu
tư phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách cơng của mình với
mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn, gợi mở phương hướng và giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách trong thời gian tới.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều các cơng trình, bài báo, nghiên cứu
khoa học cả ở trong nước và quốc tế về vấn đề này. Mỗi cơng trình nghiên cứu đều có
những cách tiếp cận riêng, kết quả nghiên cứu có giá trị rất tích cực đối với nhiều
mảng vấn đề có liên quan đến kinh tế biển và hải đảo.
Luận án Tiến sĩ: “Giải pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh
Thanh Hố” của tác giả Lê Minh Thơng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2012) đã
tổng hợp xây dựng khung nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế ven biển trên cơ
sở khái quát lý luận từ các cơng trình của các nhà khoa học và từ kinh nghiệm thực
tiễn một số nước cũng như một số địa phương trong nước. Phân tích thực trạng chính
sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa hiện nay và đề xuất các quan điểm, phương
hướng, giải pháp hồn thiện chính sách phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa đến năm
2020 [10];
Tác giả Nguyễn Bá Diến (2012) với nghiên cứu: “Chính sách, pháp luật biển

của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững” được thực hiện trong khuôn khổ Dự
án “Các nguyên tắc trong thực tiễn quản lý biển và đới bờ” (Principles in Practice:
Ocean and Coastal Governance) giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học
Dalhousie (Canada) và Trường Đại học Visayas (Philippines) dưới sự tài trợ của Cơ
quan hợp tác phát triển quốc tế Canada (CIDA). Nội dung của nghiên cứu trình bày
tổng quan về: (i) Chính sách, pháp luật về biển và nguyên tắc phát triển bền vững;
phân tích thực trạng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hồn thiện chính sách biển
của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; giới thiệu về một số hoạt động hợp tác quốc tế
trong khai thác, quản lý biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực; (ii) Nghiên
cứu cung cấp những kiến thức, thông tin cơ bản, toàn diện, hệ thống về biển của Việt
Nam, về chiến lược phát triển bền vững trong lĩnh vực biển, tổng quan về chính sách,
thực trạng, yêu cầu và một số giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về
quản lý biển và hàng hải của Việt Nam [11];
PGS.TS Bùi Tất Thắng (2007) có bài viết “Chiến lược phát triển kinh tế biển
của Việt Nam” trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo và bài viết “Tầm nhìn kinh tế hải đảo,
bài học và cơ hội của Việt Nam’, báo Diễn đàn đầu tư, ngày 15/10/2012 đã luận giải
một cách khoa học về chiến lược biển Việt Nam. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn
chế, trước mắt cần tập trung đầu tư cho một số đảo có vị trí chiến lược về kinh tế, quốc
phịng an ninh, có nhiều tiềm năng, tạo bứt phá để phát triển kinh tế phù hợp với từng
vùng biển đảo, tạo lợi thế cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế như du lịch, nuôi
trồng, đánh bắt thủy hải sản, đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục để trong
thời gian tới tạo sự bứt phá, có sức cạnh tranh quốc tế [5] [6];
Luận án Tiến sĩ: “Quản lý kinh tế biển: kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào
Việt Nam” của tác giả Lại Lâm Anh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - Học
viện Khoa học xã hội (2013) đã hệ thống hoá các vấn đề về quản lý kinh tế biển, từ
khái niệm, vai trị, chiến lược, chính sách, mơ hình đến thể chế phát triển kinh tế biển.
Trên cơ sở đó tiếp cận nghiên cứu thực tiễn quản lý kinh tế biển của Trung Quốc,
Malaysia và Singapore, để tìm ra các vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển



4
nói chung. Từ đó, đề tài đưa ra một số đề xuất, mang tính gợi ý chính sách về quản lý
kinh tế biển Việt Nam [9];
Luận án tiến sĩ: “Phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển vùng Đồng bằng
sơng Hồng” của tác giả Đồn Hải Yến, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2016) làm
rõ các khái niệm về khu kinh tế, khu kinh tế ven biển căn cứ trên khung nghiên cứu
phát triển bền vững và tiêu chí đánh giá phát triển bền vững. Trên cơ sở hệ thống tiêu
chí đánh giá phát triển bền vững các khu kinh tế ven biển đã đề xuất, Luận án đánh giá
thực trạng phát triển các khu kinh tế ven biển Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng
sơng Hồng nói riêng; thử nghiệm đánh giá các yếu tố bền vững, chưa bền vững của các
khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội và thách thức đồng thời đề xuất định hướng và giải pháp để phát triển bền vững
các khu kinh tế ven biển vùng đồng bằng sông Hồng trong những năm tới [7];
Ths. Trần Tuấn Sơn - Cục QLĐT cơ bản biển và hải đảo cũng đã có bài viết
đánh giá nhìn lại chặng đường 10 năm thực hiện Chiến lược biển Việt Nam (20082019), bên cạnh những thành tựu đạt được tác giả cũng chỉ ra những hạn chế như: Việt
Nam chưa phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng là cửa ngõ vươn ra quốc tế của các địa
phương có biển, kinh tế biển vẫn cịn nhỏ bé về quy mơ, cịn bất hợp lý về cơ cấu
ngành nghề. Việc phát triển kinh tế biển chưa gắn với liên kết kinh tế vùng, chưa tạo
thành được chuỗi kết nối giữa các địa phương có biển và các địa phương khác, do vậy
chưa tạo ra mối liên kết kinh tế, phát huy được lợi thế so sánh, tạo động lực thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội [25];
Tạp chí Tài chính số ra ngày 25/5/2020 với bài viết “Vân Đồn động lực mới cho
phát triển kinh tế vùng Đông Bắc” nêu bật những thành tựu đã đạt được trong những
năm gần đây đồng thời điểm tên các dự án có quy mơ lớn đang được đầu tư xây dựng
tại Vân Đồn [14];
Báo Tuổi trẻ số ra ngày 15/7/2020 có bài viết “Vân Đồn sẽ trở thành điểm đến
du lịch mới của Miền Bắc” cũng chỉ ra những lợi thế của Vân Đồn đồng thời đánh giá
tiềm năng du lịch hiện có trên huyện đảo này [15].
Phát triển kinh tế biển đảo không phải là một chủ trương mới của Đảng và nhà
nước ta, từ những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước cùng với những phân tích

đánh giá của các nhà nghiên cứu chuyên mơn chúng ta có thể thấy được tầm quan
trọng, tinh thần và quyết tâm cao của bộ máy lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương
trong việc xây dựng và phát triển kinh tế biển đảo tại các khu vực ven biển trên tồn
quốc; Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu theo đuổi các hướng nghiên cứu với
phạm vi và nội dung khác nhau nhưng chủ yếu tập trung vào khía cạnh phát triển kinh
tế, ít có cơng trình nghiên cứu trên phương diện phân tích, thực thi, đánh giá chính
sách. Các vấn đề như khái niệm, q trình tổ chức thực thi chính sách, hiệu quả, tác
động của việc thực thi chính sách, những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực thi chính
sách chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và tồn diện. Đây cũng chính là lý do để
tác giả lựa chọn đề tài “Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo từ
thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay” làm vấn đề nghiên cứu
trong luận văn chuyên ngành Chính sách cơng của mình.


5
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu trên cả hai phương diện quy trình và nội dung thực
thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh
Quảng Ninh hiện nay, luận văn chỉ ra những kết quả đạt được và những khó khăn, tồn
tại, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện và đẩy mạnh chính sách thu
hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Với mục đích luận văn như vậy, nhiệm vụ luận văn được xác định trên những
nội dung cụ thể sau:
Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về thực thi chính sách thu hút đầu tư phát
triển kinh tế biển đảo, bao gồm việc tìm hiểu kinh nghiệm thực tế chính sách thu hút
đầu tư phát triển kinh tế biển đảo ở một số vùng trên lãnh thổ Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới;

Đánh giá trên cả hai phương diện quy trình và nội dung việc thực thi chính
sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh
chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và các nguyên nhân;
Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và đẩy mạnh chính sách thu
hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong
thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo tại huyện Vân Đồn, tỉnh
Quảng Ninh hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung: Nghiên cứu nội dung thực thi chính sách thu hút đầu tư phát
triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay;
4.2.2. Về thời gian và địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực thi chính
sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn từ
năm 2007 đến nay, tầm nhìn đến 2050 (theo Quyết định: 120/2007/QĐ-TTg ngày
26/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động
của Khu Kinh tế Vân Đồn (gồm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập số liệu
Luận văn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, bao gồm:
Các chủ trương, đường lối, quyết định, báo cáo thu hút đầu tư phát triển kinh
tế, tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh từ năm
2007 đến nay. Các dữ liệu được tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích, so sánh, đối chiếu
để thu nhận các phát hiện nghiên cứu.
- Các văn bản chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế của huyện đảo Vân
Đồn nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.


6

5.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng trong tất cả các chương của luận văn để phân
tích các khái niệm, phân tích quy định của pháp luật, các số liệu…
5.3. Phương pháp diễn giải, quy nạp
Được sử dụng trong luận văn để diễn giải các số liệu, các nội dung trích dẫn
liên quan và được sử dụng tất cả các chương của luận văn;
5.4. Phương pháp nghiên cứu, điều tra thực tiễn
Được sử dụng để có tài liệu, số liệu thực tế sử dụng trong luận văn.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác.
6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần hồn thiện mơ hình thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát
triển kinh tế biển đảo nói riêng và thực hiện chính sách cơng nói chung từ thực tiễn
Việt Nam;
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ cung cấp các luận cứ khoa học giúp các cơ quan có thẩm quyền hồn
thiện và đẩy mạnh chính sách sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo huyện đảo
Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh và các vùng kinh tế biển khác của Việt Nam.
7.Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu
gồm 3 chương, nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi chính sách thu hút đầu tư phát
triển kinh tế biển đảo.
Chương 2: Thực trạng thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển
đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh thực thi chính sách thu hút đầu tư
phát triển kinh tế biển đảo từ thực tiễn huyện đảo Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh hiện nay.


7

II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN THỰC THI
CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN ĐẢO
1.1. Các khái niệm cơ bản
* Chính sách cơng
Chính sách cơng là thuật ngữ được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau.
Một cách đơn giản, chính sách cơng được hiểu là lựa chọn hành động can thiệp (bao
gồm cả lựa chọn hành động và lựa chọn khơng hành động) của nhà nước – cụ thể
“chính sách cơng là bất kể những gì chọn làm hoặc khơng làm” [33] hay “chính sách
cơng là sự kết hợp phức tạp các lựa chọn có liên quan với nhau do các cơ quan nhà
nước hay các quan chức nhà nước đề ra” [34]. Tập trung làm rõ tính chủ đích trong
can thiệp chính sách và diễn giải nội hàm của khái niệm, chính sách cơng được xác
định là “tập hợp hành động hoặc khơng hành động có chủ đích để giải quyết một vấn
đề được quan tâm” [31] hay “tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau về việc
.

lựa chọn các mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó” [30]
Tuy cách định nghĩa khác nhau, nhưng đều thống nhất ở một số điểm. Thứ nhất,
đó là lựa chọn hành động can thiệp (bao gồm cả lựa chọn hành động và lựa chọn
không hành động) một cách có chủ đích của Nhà nước. Thứ hai, đó là tập hợp các
quyết định về mục tiêu, giải pháp và hành động để giải quyết các vấn đề của thực tiễn
đời sống xã hội. Vì thế, trong luận này, tác giả lựa chọn định nghĩa về chính sách cơng
như sau: Chính sách cơng là một tập hợp các quyết định có liên quan đến nhau của
các cơ quan hay các cấp chính quyền trong bộ máy nhà nước về việc lựa chọn các
mục tiêu và giải pháp để đạt được các mục tiêu đó trên cơ sở có những tính tốn và
chủ đích rõ ràng nhằm giải quyết một vấn đề hay đáp ứng một nhu cầu thiết yếu của
thực tiễn xã hội [28].
* Thực thi chính sách cơng
Có nhiều quan niệm về thực thi chính sách. Amy DeGroff, Maraget Cargo và
Judith M. Ottoson, và Lawrence W. Green cho rằng “Thực thi chính sách phản ánh

một quá trình thay đổi các quyết định của Nhà nước được chuyển thành các chương
trình, thủ tục, các quy định, hoặc các hoạt động nhằm đạt được những cải thiện xã
hội” [30]. Thomas Dye cho rằng: “Thực thi bao gồm tất cả các hoạt động được thiết
kế để thực hiện các chính sách đã được thơng qua bởi cơ quan lập pháp” [32]. Daniel
A. Mazmanian và Paul A. Sabatier quan niệm: “Thực thi là thực hiện một quyết định
chính sách nền tảng, thường được thể hiện trong một đạo luật, nhưng cũng có thể
được thể hiện dưới hình thức các quyết định quan trọng của cơ quan hành pháp hoặc
các quyết định của tồ án” [32].
Tóm lại, thực thi chính sách là bước để đưa các quyết định của Nhà nước vào
thực tiễn cuộc sống nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra. Nó là trung tâm kết nối đưa
chính sách vào cuộc sống, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Bước này có vị trí đặc
biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với việc thành cơng hay thất bại của một
chính sách. Cơng tác tổ chức thực thi chính sách nếu tiến hành khơng tốt, dễ dẫn đến
sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự là sự phản đối của nhân dân đối với Nhà nước. Điều


8
này khơng chỉ gây ra những khó khăn cho Nhà nước trong công tác quản lý nền kinh tế
và xã hội mà cịn có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị. Thơng qua q trình thực
thi chính sách chúng ta mới có thể nhận thấy được những bất hợp lý của chính sách để
từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện chính sách.
* Thu hút đầu tư
Có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Đầu tư theo nghĩa rộng là sự
hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho
người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để
đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao
động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài
sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những
hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế - xã hội
những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết

quả đó. Từ đây có khái niệm về đầu tư như sau: Đầu tư là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh
doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã
hội. Hoạt động đầu tư phải có vốn, thời gian tương đối dài và mang lại lợi ích tài
chính cùng với lợi ích kinh tế xã hội. Thu hút đầu tư là một thuật ngữ mới xuất hiện
nhiều một vài năm trở lại đây cùng với các cụm từ như “hợp tác với các doanh nghiệp
nước ngoài, hợp tác công - tư, hợp tác song phương, hợp tác đa phương”, có nhiều
cách để hiểu về hoạt động thu hút đầu tư như tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản,
thu hút đầu tư chính là những hoạt động, định hướng, chương trình, hành động của
chính quyền, cộng đồng, doanh nghiệp, dân cư nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ,
khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản, nhân lực,… điều kiện tốt nhất để thực
hiện mục đích đầu tư phát triển.
* Phát triển kinh tế biển đảo
Đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về kinh tế biển (KTB). Tùy theo
cách tiếp cận ở mỗi thời kỳ của mỗi tác giả hay mục tiêu phát triển của mỗi nước mà
có cách hiểu khác nhau về kinh tế biển. Ở Việt Nam, khái niệm về kinh tế biển cũng đã
được một số tác giả quan tâm. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “kinh tế biển là
những hoạt động kinh tế diễn ra ở vùng ven biển, trên các đảo và thềm lục địa bao
gồm các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thơng tin liên lạc,
dịch vụ, du lịch, thương mại… Đó là một nền kinh tế tương đối tồn diện, có cơ cấu
phức hợp đa ngành” [29]. Tác giả Nguyễn Chu Hồi (2007) thì cho rằng, “kinh tế biển
là kéo dài của kinh tế đất liền. Cư dân biển phải khác hẳn với cư dân nông nghiệp lúa
nước. Kinh tế biển phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế và đảm bảo quốc phịng
an ninh để hình thành một yếu tố an ninh tổng hợp” [12]. Tóm lại, phát triển kinh tế
biển đảo là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế diễn
ra trong một vùng có biển, cũng bao hàm các quá trình vận hành và phát triển bền
vững nhằm đạt được nhiều lợi ích nhất, với chi phí thấp nhất. Phát triển kinh tế biển
đảo phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu
tồn cầu, bảo vệ mơi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cùng quốc
phòng an ninh.



9
1.2. Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
* Khái niệm chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
Từ các khái niệm về chính sách cơng, thực thi chính sách cơng, thu hút đầu tư,
phát triển kinh tế biển đảo ở 1.1 chương I của Luận văn, có thể tổng hợp một khái
niệm chung nhất về chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo như sau:
Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là một tập hợp các văn bản,
quyết định, chương trình, hành động, của các cơ quan, các cấp có thẩm quyền, tạo
điều kiện mơi trường thuận lợi, bình đẳng nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến
khích các nhà đầu tư bỏ vốn, tài sản, nhân lực,... điều kiện tốt nhất để thực hiện mục
đích đầu tư phát triển kinh tế, xã hội biển đảo hướng tới mục tiêu phát triển bền vững,
sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên biển, đảo, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc
tế và đảm bảo quốc phòng an ninh.
Người ta thường căn cứ vào các lĩnh vực khác nhau để phân loại chính sách
theo nhóm, VD: nhóm chính sách về kinh tế, nhóm chính sách xã hội, nhóm chính
sách đối ngoại, nhóm chính sách quốc phịng… ở đây có thể xếp chính sách thu hút
đầu tư phát triển kinh tế biển đảo vào cả 04 nhóm nói trên vì chính sách này có liên
quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống kinh tế, xã hội.
*
Mục tiêu, nội dung, hình thức của chính sách thu hút đầu tư phát triển
kinh tế biển đảo
Nhận thức rõ tầm quan trọng của biển, đồng thời để khai thác hiệu quả các cơ
hội mà biển đem lại, cũng như giảm những thách thức và nguy cơ đối với tài nguyên
và môi trường biển, nước ta đã và đang triển khai nhiều chủ trương, chính sách, giải
pháp để đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh vào năm 2045. Đại hội lần thứ VIII
của Đảng (tháng 6/1996), lần đầu tiên Đảng ta bàn về phát triển các lĩnh vực liên quan
đến biển, đặc biệt là các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm
quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Nghị quyết Đại hội VIII

chỉ rõ: “Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc
phịng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu
quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng
biển và ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh
kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc” [1].
Chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo đã được Đảng và Nhà
nước ta nêu ra trong nhiều văn bản như:
Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng
Ninh, quy định hoạt động, một số chính sách quản lý nhà nước, quyền, nghĩa vụ, hoạt
động đầu tư trên địa bàn với mục tiêu thu hút đầu tư xây dựng và phát triển KKT Vân
Đồn gắn với quy hoạch phát triển vùng, đưa Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch sinh
thái biển đảo chất lượng cao; trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp
và là đầu mối giao thương quốc tế, đóng góp tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững
cho tỉnh Quảng Ninh [16];


10
Nghị quyết số 36-NQ/TW do Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII ban hành ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế
biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Chiến
lược là: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát
triển bền vững kinh tế biển; hình thành văn hóa sinh thái biển; chủ động ứng phó biến
đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng; ngăn chặn xu thế ơ nhiễm, suy thối mơi trường
biển, tình trạng sạt lở bờ biển và xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển
quan trọng; tập trung xây dựng và nhân rộng các mơ hình khu kinh tế, khu cơng
nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển
mạnh … Chiến lược cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 cho từng lĩnh vực
về: kinh tế biển, xã hội, khoa học, công nghệ, phát triển nguồn nhân lực biển; mơi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), nước biển dâng [2].

Trải qua hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, các hoạt động kinh tế biển,
các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực xây dựng, phát triển đất nước; hệ
thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người
dân vùng biển được cải thiện. Các chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển
đảo, các cơng trình nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về
biển đạt được nhiều kết quả tích cực, điều này góp phần không nhỏ tạo ra việc làm ổn
định cho khoảng 9 triệu người, thay đổi về cơ cấu ngành, nghề theo hướng hiện đại
hóa. Trong khi đó, các chính sách về quốc phịng - an ninh đóng góp rất tích cực vào
bảo vệ chủ quyền biển, đảo, kiềm chế được xung đột; công tác đối ngoại, hợp tác quốc
tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế biển, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển. Không chỉ quan hệ
chặt chẽ với quốc phịng, an ninh, các chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển
đảo cịn gắn chặt với cơng tác đối ngoại. Việt Nam tăng cường thúc đẩy quan hệ với
các nước, nhất là các nước có lợi ích, có tiềm lực về biển trên cơ sở tơn trọng độc lập,
chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển, đảo và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia; chủ động, tích cực giải
quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, giữ vững
mơi trường hịa bình, ổn định, hợp tác để phát triển, trong đó có phát triển kinh tế biển.
Đồng thời, chúng ta thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng,
bảo tồn bền vững biển, đại dương và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ của
các đối tác, các tổ chức quốc tế và khu vực để phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ
tầng vùng biển, ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực về biển. Các
giải pháp này góp phần giải quyết tranh chấp, xác định rõ quyền lợi của các quốc gia
trên biển, tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ và là cơ sở cho việc hợp tác lâu dài;
mở rộng hiểu biết, tin cậy, tạo cơ sở thuận lợi cho việc giải quyết tranh chấp, cũng như
nâng cao năng lực quốc gia trong việc sử dụng và khai thác, phát triển kinh tế biển bền
vững.
* Quy trình thực thi của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển
đảo



11
Quy trình thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo gồm các
bước sau:
(i)
Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển
kinh tế biển đảo
Tổ chức thực thi chính sách là q trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian
dài, vì thế cần lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực hiện
chính sách một cách chủ động. Kế hoạch này phải được xây dựng trước khi đưa chính
sách vào cuộc sống, các cơ quan triển khai từ trung ương đến địa phương đều phải lập
kế hoạch.
Kế hoạch đóng vai trị quan trọng trong việc giúp các tổ chức xác định các
nguồn lực cần thiết, những hoạt động cần triển khai, thời gian thực hiện và các bên liên
quan cần thiết tham gia vào việc thực thi chính sách.
Với chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, bộ máy chính quyền ở
cấp Trung ương phải đề ra những chủ trương, đường lối, chính sách mang tính định
hướng tổng quát
Bộ máy chính quyền ở địa phương căn cứ vào những chủ trường, đường lối,
chính sách đã được cấp Trung ương định hướng để xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng
giai đoạn và hướng dẫn các cấp thấp hơn thực hiện công việc cụ thể
(ii)
Phổ biến, tuyên truyền về chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh
tế biển
đảo
Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách là một hoạt
động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính
sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt
giúp cho các đối tượng chính sách và người dân tham gia thực thi hiểu rõ về chính
sách để họ tự giác thực hiện; đồng thời, cịn giúp cán bộ, cơng chức, các cơ quan tổ

chức thực thi có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách nhận thức được tính chất đầy
đủ, trình độ, quy mơ của chính sách đối với đời sống xã hội để chủ động tìm kiếm các
giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính và triển khai thực hiện có hiệu
quả.
Việc tuyên truyền cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kể cả khi
chính sách đang được thực thi để các đối tượng cần được tun truyền ln củng cố
lịng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách. Việc phổ biến, tun truyền
chính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức như: trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với
các đối tượng tiếp nhận hoặc gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Tùy vào điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn hình thức tun truyền phù hợp.
Việc làm này cần được tăng cường đầu tư về trình độ chun mơn, phẩm chất chính trị,
trang thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận động. Trong thực
tế, có khơng ít cơ quan, địa phương do thiếu năng lực tuyên truyền, vận động đã làm
cho chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tin của nhân dân vào nhà nước bị giảm sút.
(iii) Phân công, phối hợp thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển
kinh tế
biển đảo


12
Tổ chức thực hiện chính sách sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo cần
có sự chung tay thực hiện của nhiều cấp, nhiều ngành ở nhiều lĩnh vực, địa phương
khác nhau. Bởi vậy, muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần phải tiến hành
phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương,
các yếu tố tham gia thực thi chính sách và các q trình ảnh hưởng đến thực hiện mục
tiêu chính sách. Đó là việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có
liên quan trong thực hiện chính sách; xác định tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách
nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong q trình thực hiện chính
sách.
Thơng qua việc phân cơng, phối hợp thực hiện chính sách một cách khoa học,

hợp lý sẽ phát huy được nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách. Hoạt động phân cơng, phối hợp diễn ra theo tiến trình thực hiện chính sách cơng
một cách chủ động, sáng tạo là một điều kiện để ln duy trì chính sách được ổn định,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả chính sách.
(iv) Đơn đốc giám sát thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh
tế biển
đảo
Đơn đốc thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo là hoạt
động của cơ quan, cán bộ, công chức có thẩm quyền thực hiện thơng qua các cơng cụ
hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực thi nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện
các biện pháp theo định hướng chính sách.
Trên thực tế, khi triển khai thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế
biển đảo, không phải bộ phận nào cũng làm tốt, vì thế cần có hoạt động đơn đốc để
vừa thúc đẩy các chủ thể nỗ lực nhiều hơn để hồn thành nhiệm vụ, vừa phịng, chống
những hành vi vi phạm quy định trong thực hiện chính sách cơng.
(v)
Kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm thực thi chính sách thu hút đầu
tư phát triển kinh tế biển đảo
Kiểm tra, đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực thi chính sách được hiểu là
q trình xem xét, kết luận về chỉ đạo - điều hành và chấp hành chính sách của các đốỉ
tượng thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. “Đối tượng được
xem xét, đánh giá tổng kết về chỉ đạo điều hành thực thi chính sách là các cơ quan
nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Ngồi ra, cịn xem xét cả vai trò, chức năng của
các tổ chức chính trị, chính trị xã hội trong việc tham gia thực thi chính sách cơng, khi
tiến hành đánh giá cần dựa vào những tiêu chí đánh giá để đưa ra kết quả đánh giá
phù hợp” [8].
* Chủ thể của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
Chủ thể của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chính là cơ
quan ban hành chính sách đó, chính sách có thể được ban hành bởi các cơ quan, các
cấp khác nhau trong bộ máy chính quyền ở trung ương hoặc địa phương. Đối với chính

sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo chủ thế của chính sách chính là bộ máy
chính quyền ở các cấp Trung ương gồm Chính phủ, các Bộ, Ban, ngành có liên quan.
Ở cấp tỉnh là bộ máy chính quyền của tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan. Ở cấp
huyện, cấp xã là bộ máy chính quyền và các phịng ban thuộc địa phương đó.


13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách thu hút đầu tư phát
triển kinh tế biển đảo
1.3.1. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân chính sách
Thể chế, đường lối chính sách pháp luật của nhà nước là yếu tố cực kỳ quan
trọng trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế
biển đảo. Nội dung của chính sách này cần xác định rõ đối tượng thực thi, đối tượng
thụ hưởng, đối tượng tham gia, đối tượng điều chỉnh chính sách với những điều kiện
và tiêu chí cụ thể. Chất lượng của chính sách ban hành có ảnh hưởng quan trọng đến
việc thực thi chính sách trong thực tiễn. Một chính sách có mục tiêu rõ ràng và các giải
pháp đưa ra phù hợp với thực tiễn thì có nhiều khả năng thực thi chính sách thành
cơng. Trái lại, chính sách với mục tiêu chung chung, không phù hợp với thực tiễn đời
sống thường gặp khó khăn cho q trình tổ chức thực hiện. Các giải pháp chính sách
khơng phù hợp sẽ khiến cho những nỗ lực của đội ngũ thực thi chính sách trở thành vơ
nghĩa.
1.3.2. Nhóm yếu tố liên quan đến thực thi chính sách
Năng lực của cán bộ thực thi chính sách: Đây là yếu tố chủ quan có vai trị
quyết định đến kết quả thực thi chính sách. Các cơ quan thực thi phải bảo đảm nguồn
nhân lực về số lượng và chất lượng - tức là quan tâm đến không chỉ hiểu biết, kinh
nghiệm và trình độ chun mơn mà cả đạo đức cơng vụ và tinh thần trách nhiệm.
Trước đây đội ngũ cán bộ ở các địa phương chủ yếu là những cán bộ thiếu kinh
nghiệm và yếu về trình độ chn mơn hoặc hoạt động kiêm nghiệm mà khơng có
chun mơn về lĩnh vực mình được giao phụ trách, thậm chí ngay cả cán bộ quản lý
cũng theo hình thức “sống lâu lên lão làng hoặc con ơng cháu cha” chính vì thế năng

lực của các cán bộ thực thi chính sách này cịn yếu, kém, gây ảnh hưởng khơng nhỏ
đến chất lượng của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo. Tuy nhiên,
một vài năm trở lại đây tình trạng này ngày càng được khắc phục cùng với sự quan
tâm chỉ đạo của các cấp đội ngũ cán bộ này ngày càng được rèn luyện, bổ sung năng
lực chun mơn. Đề án vị trí việc làm được xây dựng ở các cấp cũng góp một phần
khơng nhỏ vào việc bố trí vị trí hợp lý, đảm bảo nhân sự được sắp xếp đúng với năng
lực vị trí chuyên mơn, đúng người đúng việc.
Trình độ và năng lực của những người phụ trách: Người phụ trách có vai trị
hướng dẫn, lôi cuốn, thúc đẩy các cá nhân khác trong tổ chức cố gắng thực hiện cơng
việc của mình. Vì thế, năng lực quản lý, kiến thức, kinh nghiệm của những người trực
tiếp phụ trách các tổ chức thực thi có vai trị quyết định đến sự thành cơng - thất bại
của chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo.
Tổ chức bộ máy: Để thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển
đảo, cần tổ chức bộ máy thực hiện, phân công chức năng và trách nhiệm, quyền và
nghĩa vụ cho các cá nhân và đơn vị trong bộ máy để thực thi chính sách theo mục tiêu
đề ra.
Xác lập cơ chế phối hợp: Cần xác lập rõ mối quan hệ và cơ chế phối hợp hoạt
động giữa các tổ chức cùng tham gia thực thi chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh
tế biển đảo để tối đa hóa hiệu quả hoạt động thực thi chính sách. Ngồi ra, cần chú ý,


14
mỗi tổ chức theo đuổi giá trị, động cơ và lợi ích riêng, và điều này có thể ảnh hưởng
tiêu cực đến quá trình thực thi và quyết định các kết quả thực thi.
Nguồn lực vật chất cho quá trình thực thi chính sách: Đây là điều kiện để thực
hiện thành cơng chính sách. Nếu trang thiết bị, phương tiện cần được đáp ứng thì sẽ
giúp cho việc thực thi chính sách được thuận lợi.
Trong các nguồn lực vật chất thì nguồn tài chính là địi hỏi khơng thể thiếu để
thực thi bất kỳ một chính sách nào. Nguồn kinh phí để thực thi một chính sách của nhà
nước thường được lấy từ ngân sách nhà nước, do các tổ chức nhà nước và tư nhân

đóng góp, do huy động trong dân hoặc do nước ngoài tài trợ. Nếu kinh phí khơng được
bố trí đủ thì khơng thể thực hiện được chính sách hoặc thực hiện khơng hiệu quả. Vì
vậy, việc thực thi chính sách phải đi liền với việc đảm bảo kinh phí. Ngay từ khi hoạch
định chính sách cần phải dự tính trước nguồn kinh phí về số lượng cũng như các nguồn
đầu tư. Tuy nhiên, nguồn kinh phí cũng cần được sừ dụng đúng mục đích và có hiệu
quả. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giám sát, kiểm tra chặt chẽ và định kỳ xem
xét việc sử dụng kinh phí, đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí được giao cho cơ quan
thực thi chính sách.
Cách ứng xử của các chủ thể thực thi: Giải pháp đưa ra cần sự thay đổi cách
ứng xử của nhiều chủ thể liên quan đến chính sách. Nếu các chủ thể thực thi chính
sách khơng thay đổi cách ứng xử của mình theo u cầu của chính sách đề ra thì sẽ
ảnh hưởng lớn đến việc thực thi chính sách.
1.3.3. Nhóm yếu tố thuộc về đối tượng chính sách
Sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác của đối tượng chính sách có ý nghĩa quan trọng
quyết định sự thành bại của chính sách. Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm tổ
chức, chỉ đạo, điều hành quá trình thực thi chính sách nhưng đối tượng chính sách là
người trực tiếp tham gia hiện thực hóa mục tiêu chính sách. Họ cũng là người trực tiếp
thụ hưởng những lợi ích từ chính sách. Do đó, nếu chính sách được thực thi với nội
dung và hình thức phù hợp, đáp ứng nhu cầu thực tế, điều kiện và trình độ của đối
tượng thụ hưởng thì nó sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, được ủng hộ, hưởng ứng. Và
ngược lại, nếu chính sách được thực thi với nội dung và hình thức khơng phù hợp thì
sẽ khơng đạt được mục tiêu đề ra, thậm chí có thể gây ra những tác động tiêu cực.
Đối với chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, việc nắm bắt nhu
cầu để thu hút đầu tư trong từng giai đoạn, từng địa bàn, đối với từng đối tượng tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp là rất quan trọng để từ đó lựa chọn các nội dung, hình thức
linh hoạt, phù hợp, góp phần tạo “lực đẩy” để hồn thành các mục tiêu chính sách về
thu hút đầu tư phát triển.
Bản thân các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, với tư cách là đối tượng thụ hưởng
chính sách, cần chủ động tìm hiểu pháp luật, bố trí cán bộ phụ trách cơng tác pháp chế
và tích cực tham gia vào các hoạt động pháp lý để hiểu sâu về các chính sách.

Bên cạnh đó cịn một đối tượng rất quan trọng đó chính là những người dân trực
tiếp chịu sự ảnh hưởng của chính sách, sự đồng tình ủng hộ của họ đóng một vai trị
quan trọng trong thực thi chính sách, một chính sách tốt đem lại nhiều lợi ích cho họ sẽ
được người dân tạo mọi điều kiện để thực thi ngược lại nếu chính sách đó khơng đem


15
lại lợi ích cho người dân thì chắc chắn khi triển khai sẽ đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức.
1.3.4. Nhóm yếu tố bên ngồi
Bối cảnh thực tế, bao gồm các điều kiện về kinh tế, xã hội và chính trị có tác
động đến cách xem xét và giải quyết vấn đề, từ đó ảnh hưởng đến cách thực hiện chính
sách. Những biến động về kinh tế như tình trạng gia tăng lạm phát, giảm sút sức mua,
thất thu ngân sách có ảnh hưởng đến việc thực thi các chính sách thuế, chính sách đầu
tư. Hay, những biến động chính trị tuy khơng làm thay đổi bản thân chính sách nhưng
có thể dẫn đến những thay đổi về cách thức thực hiện chính sách. Năm 2020 sẽ là một
năm đáng nhớ bởi dịch bệnh Covid 19, chúng ta có thể thấy được hậu quả ảnh hưởng
nặng nề của dịch bệnh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trên nhiều
quốc gia trong đó có Việt Nam, chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng đó. Tuy nhiên, khó khăn cũng buộc các nhà làm
chính sách cùng với bộ máy chính quyền, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp… phải đưa ra
những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên nhờ đó đã có rất nhiều chính
sách sáng tạo ra đời trong giai đoạn này với chi phí thực hiện thấp nhưng hiệu quả
đem lại khá cao.
Tiến bộ khoa học - cơng nghệ có ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách.
Trước đây việc tiếp cận một văn bản hay chính sách của người dân rất khó khăn dù
phần lớn họ chính là đối tượng thụ hưởng chính sách nhưng giờ đây cùng với sự phát
triển của khoa học công nghệ việc lấy ý kiến nhân dân về các văn bản, chính sách
thơng qua các trang mạng xã hội, trang điện tử chính thống của Chính phủ tỏ ra rất
hiệu quả.

Bối cảnh quốc tế là một tác nhân khơng nhỏ tác động đến q trình thực thi
chính sách trong mỗi quốc gia. Cùng với xu hướng hội nhập và tồn cầu hóa, các biến
động kinh tế, chính trị, xã hội trong khu vực cũng như trên thế giới ngày càng có tác
động đáng kể đến việc thực thi một chính sách của mỗi quốc gia.
Cơng luận: Sự ủng hộ hay phản đối của cơng luận có tác động khơng nhỏ đến
việc thực thi chính sách. Một chính sách chỉ có thể thành cơng nếu nó được nhân dân
ủng hộ. Tuy nhiên, đôi khi việc người dân khơng ủng hộ chính sách xuất phát từ lí do
họ chưa hiểu đúng ý đồ và lợi ích mà chính sách đem lại. Vì vậy, rất cần phổ biến
chính sách để nhân dân biết và ủng hộ. Một ví dụ điển hình chúng ta có thể thấy về
chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo đang vấp phải sự phản đối mạnh
mẽ của dư luận chính là Dự thảo Luật Đặc khu đã được Quốc hội đưa ra họp bàn tuy
nhiên hiện đang tạm dừng vì nhiều lý do trong đó có lý do gặp sự phản đối của công
luận.
1.4. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế đối với thực thi chính sách thu hút
đầu tư phát triển kinh tế biển đảo
* Kinh nghiệm trong nước
Kinh nghiệm tại huyện đảo Cát Hải, Hải Phịng:
2
Nằm ở Đơng Bắc của Tổ Quốc, huyện Cát Hải có diện tích tự nhiên là 345 km ,
là một trong hai huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng.


16
Trong những năm gần đây, nếu như Hải Phòng được xác định là địa phương có
những thành tựu đột phá, thì có thể nói Cát Hải thuộc diện “đột phá của đột phá”, trở
thành khu vực phát triển năng động bậc nhất Hải Phòng. Với các dự án khổng lồ như:
Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Khu cơng nghiệp Deep C2A, Khu công nghiệp Deep
C2B); dự án phát triển du lịch Cát Bà của Công ty TNHH Mặt trời Cát Bà trên đảo Cát
Hải và Cát Bà, Dự án Cát Bà Amatina của tập đoàn Vinaconex ITC; cầu Tân Vũ, cảng
Quốc tế Lạch Huyện…

Bên cạnh việc phát triển du lịch Cát Bà, ngày 10/01/2008 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 06/2008/QĐ-TTg về việc Thành lập và ban hành Quy chế
hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phịng. Ngày
03/10/2012, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 1438/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế - Đình Vũ Cát Hải, thành phố
Hải Phòng đến năm 2025. Theo quy hoạch, Cát Hải được định hướng xây dựng “Đảo
thông minh”, từ đây trên lộ trình hội nhập quốc tế kinh tế của huyện đảo sẽ được hoàn
thiện với những gam màu đa diện, tạo thành thế vững chắc trên nền tảng “Du lịch Cảng biển” [17] [20].
Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và
phát triển thành phố Hải Phịng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chương trình
số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy về thực hiện Nghị quyết
số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, đã xác định: Mục tiêu tổng thể của
quy hoạch là đưa ra các định hướng phát triển quần đảo Cát Hải trở thành điểm đến du
lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế, xứng đáng với vị thế và tiềm năng, có đóng góp tích cực
hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Hải Phòng và Việt Nam, phát triển gắn liền với
bảo tồn [4]. Bên cạnh sự thuận lợi về vị trí địa lý, Cát Bà là quần đảo có nhiều sự khác
biệt so với các danh lam thắng cảnh khác trong cả nước. Đây là nơi duy nhất ở Việt
Nam hội tụ hiệu quốc gia và quốc tế gồm Vườn Quốc gia Cát Bà, Khu bảo tồn biển và
Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Với sự đa dạng về sinh học đã giúp Cát Hải có tài
nguyên du lịch sinh thái nổi trội. Đây là nơi cư trú của 3.800 loài động, thực vật với
81 loài được xếp vào nguy cấp, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam, Sách đỏ Thế giới
và Danh mục các loài sinh vật cần được bảo vệ. Loài voọc Cát Bà là loại linh trưởng
chỉ còn tồn tại duy nhất ở Việt Nam.
Mặc dù có những thế mạnh đặc biệt như vậy, tuy nhiên, về tổng thể phát triển
du lịch ở Cát Hải còn thiếu những sản phẩm du lịch đặc thù tương xứng với vị thế và
giá trị mang tính tồn cầu, sức hấp dẫn và cạnh tranh du lịch còn hạn chế, việc phát
triển du lịch phải đối mặt với thách thức về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường
sinh thái. Việc xây dựng địa bàn trọng điểm du lịch tại Cát Hải khẳng định lại một lần
nữa chính sách thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo của thành phố Hải Phòng sẽ
tập trung phát triển du lịch tại quần đảo này theo hướng du lịch sinh thái, phát triển gắn

với bảo tồn bền vững.
Kinh nghiệm tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang:
Thực hiện các Quyết định của Chính phủ, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của địa
phương, UBND tỉnh Kiên Giang đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc


17
đẩy thu hút đầu tư các ngành kinh tế biển phát triển. Ngoài các chủ trương được quán
triệt trong Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, Kiên Giang đã ban hành trên 20 văn bản chỉ
đạo và các kế hoạch phát triển các ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, du
lịch biển, cảng biển, cơng nghiệp đóng tàu, lấn biển, các chính sách tín dụng, phát triển
cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế biển. Tỉnh Kiên Giang đã có những chính sách đặc thù
để góp phần đưa Phú Quốc trở thành Trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du
lịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế như: Sở Du lịch tăng cường công tác tuyên truyền,
giáo dục về ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững cho doanh
nghiệp, cộng đồng địa phương, du khách bằng nhiều hình thức. Trong đó, chiến dịch
“Du lịch xanh” là hoạt động đã đem lại những hiệu quả tích cực. Lượng khách du lịch
đến Phú Quốc gia tăng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2018, Phú Quốc đón
trên 4 triệu lượt khách, tăng 35,75% so với năm 2017. Về doanh thu, Phú Quốc đạt
trên 5.517 tỷ đồng (tăng 39.5%), tương ứng với 86.58% tổng thu nhập du lịch của Kiên
Giang
Từ những kết quả trên có thể thấy hiệu quả của chính sách thu hút đầu tư phát
triển kinh tế biển đảo ở nước ta trong thời gian gần đây. Để đạt được những thành công
này không thể không kể đến những chủ trương, đường lối, chính sách kịp thời, nhanh
nhạy của bộ máy chính quyền ở cả Trung ương và địa phương, cùng với sự đồng tình
ủng hộ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và người dân trên địa bàn các tỉnh. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được cũng vẫn cịn có những khó khăn và
thách thức trong q trình thực thi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút
đầu tư phát triển kinh tế biển đảo, khiến cho các tổ chức, doanh nghiệp còn e ngại khi
quyết định đầu tư, hiệu quả đầu tư chưa cao hoặc đầu tư với quy mô chưa tương xứng

với tiềm năng sẵn có.
Một là, nhận thức chung về vai trị, vị trí của biển và các chính sách thu hút đầu
tư phát triển kinh tế biển đảo của các cấp, các ngành, các địa phương ven biển và
người dân chưa thật sự sâu sắc, đầy đủ. Việc đầu tư xây dựng các khu kinh tế ven biển
cịn tràn lan, thiếu trọng tâm, trọng điểm, quy mơ kinh tế còn nhỏ bé, chưa tương xứng
với tiềm năng; Công tác quản lý, giám sát việc khai thác nguồn lợi biển cịn nhiều yếu
kém dẫn đến tình hình khai thác, sử dụng biển và hải đảo chưa đạt hiệu quả cao, thiếu
bền vững do khai thác tự phát, không tuân thủ quy hoạch biển đảo. Phương thức khai
thác biển chủ yếu vẫn theo hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ lạc
hậu, chủ yếu là ưu tiên khai thác tài nguyên biển ở dạng vật chất, không tái tạo; chú
trọng nhiều đến sản lượng, số lượng, ít chú ý đến chất lượng và lợi ích lâu dài; Vẫn
còn nặng tư duy khai thác tự phát, khai thác chưa thực sự gắn liền với bảo tồn, phát
triển;
Hai là, kết cấu hạ tầng các vùng biển, ven biển và hải đảo còn yếu kém, lạc hậu,
manh mún, thiết bị chưa đồng bộ, nên hiệu quả sử dụng thấp, kém bền vững, gây lãng
phí, khơng hiệu quả; các phương tiện, thiết bị nghiên cứu khoa học biển và hệ thống
các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển chưa được đầu tư xứng đáng; các cơ
sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tai biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu
nạn… ở ven biển cịn nhỏ bé, trang bị thơ sơ;


18
Ba là, các hệ sinh thái quan trọng bị suy thối và thu hẹp. Nguồn lợi hải sản có
xu hướng giảm dần về số lượng và trữ lượng, nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ có
dấu hiệu bị khai thác cạn kiệt. Các hịn đảo có xu hướng di chuyển ra xa bờ hơn do
thay đổi cấu trúc hồn lưu ven biển, thay đổi tương tác sơng biển ở các vùng cửa sông
ven bờ, mất tới 60% các nơi cư trú tự nhiên quan trọng. Rừng ngập mặn mất khoảng
15.000 ha/năm, khoảng 80% rặng san hô, 50% thảm cỏ trong vùng biển Việt Nam nằm
trong tình trạng rủi ro; Việt Nam cũng đang chịu tác động nặng nề của tình trạng biến
đổi khí hậu và nước biển dâng, trước hết là vùng ven biển và các đảo nhỏ. Ngày càng

có nhiều chất thải chưa qua xử lý từ các lưu vực sông và vùng ven biển được đổ ra
biển, một số khu vực ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng
nhiều với quy mơ rộng.
Trước những khó khăn và thách thức trên cần xây dựng một số giải pháp nhằm
thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam theo hướng bền vững với tầm nhìn
sâu rộng như:
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, hợp tác quốc tế. Cùng với việc tiếp tục khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền,
quyền tài phán quốc gia, chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để kiên quyết bảo vệ vững
chắc các vùng biển và hải đảo của Việt Nam;
Xây dựng một quy hoạch sử dụng biển cho tồn quốc mang tính tổng hợp.
Tăng cường tính liên ngành trong phát triển và quản lý kinh tế biển vì lợi ích chung và
lâu dài. Qua các cơng cụ chính sách, hồn thiện hệ thống cơ chế chính sách và luật
pháp về lĩnh vực biển, đảo và có cơ chế phù hợp để hỗ trợ phát triển kinh tế biển, đảo.
Hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ và tổ chức thực hiện có hiệu quả sẽ góp phần
quản lý tài ngun, mơi trường biển và khai thác có hiệu quả các nguồn lợi từ biển đảo
cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Nhân rộng các mơ hình, kinh nghiệm hay trong
tổ chức sản xuất trên biển, đảo; đồng thời có biện pháp hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi
trồng, chế biến hải sản, xây dựng các mơ hình tổ chức sản xuất tiên tiến trên biển, đảo,
phát triển du lịch kết hợp với việc triển khai các dịch vụ cơng ích trên biển và thiết lập
quan hệ sản xuất kinh doanh giữa biển, đảo với các địa bàn khác trên bờ và trong nội
địa. Mặt khác, ở mức độ phù hợp cần tăng cường hợp tác với các tổ chức, doanh
nghiệp ngoài nước để thu hút nguồn vốn đầu tư, hình thành những dự án phát triển
kinh tế liên hoàn, tăng cường trao đổi, xuất khẩu;
Phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư
phát triển đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia chất lượng cao, cần ưu tiên đầu tư cho
công tác đào tạo, đào tạo lại nghề cho người dân, bảo đảm nhu cầu lao động của các
ngành kinh tế biển. Đồng thời, phát triển khoa học và công nghệ, thúc đẩy đổi mới,
sáng tạo, tận dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0, đẩy mạnh
nghiên cứu hoạch định, hồn thiện chính sách, pháp luật; ưu tiên đầu tư đánh giá tiềm

năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, hệ sinh thái và các ngành, lĩnh vực
kinh tế, như: hàng hải, chế biến hải sản, nuôi trồng thủy, hải sản, năng lượng tái tạo,
thông tin và công nghệ số biển…;


×