Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Chính sách kinh tế của Philippines kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đến nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.3 KB, 176 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN TUẤN ANH

CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES KỂ TỪ SAU
CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á ĐẾN NAY

Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9 31 01 06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh
2. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Bình

Hà Nội, 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các kết
quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Nếu có gì sai sót tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn.

Nghiên cứu sinh

NGUYỄN TUẤN ANH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI...........................................................6
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước........................................................................6
1.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước.....................................................................10
1.3 Đánh giá chung về cơng trình đã cơng bố..........................................................14

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LỰA CHỌN CHÍNH
SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH CHÂU Á...................................................................................................16
2.1 Những vấn đề lý luận chung về chính sách kinh tế............................................16
2.2 Cơ sở thực tiễn của việc hoạch định chính sách kinh tế.....................................30

Chương 3: CHỦ TRƯƠNG, NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH
SÁCH KINH TẾ CỦA PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI
CHÍNH CHÂU Á....................................................................................................46
3.1 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Joseph Estrada (1998-2001).................................................................46
3.2 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo (2001-2010)................................................63
3.3 Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế dưới thời

Tổng thống Benigno Aquino III (2010-tháng 6/2016).............................................88
Chương 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA
PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á VÀ
MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA................................................117
4.1 Đánh giá chung về chính sách kinh tế từ sau khủng hồng tài chính Châu Á. .117

4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra...................................................................136

KẾT LUẬN..........................................................................................................142
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................................147
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................148


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ADB
AEC
AFMA
AFTA
AMC
APEC
ARMM
ASEAN
ATIGA
BIR
BIS
BOC
BOI
BPO
BSP
CAR
CARP
CARS
CEPT
CNIS
CPI
CRK

DBCC
DBP
DOA
DTI
EDC
FDI
FED
FIA
FTA

: Asian Development Bank
: ASEAN Economic Community
: Agriculture and Fisheries
Modernization Act
: ASEAN Free Trade Area
: Asset Management Company
: Asia – Pacific Economic
Cooperation
: Autonomous Region in Muslim
Mindanao
: Association of Southeast Asian
Nations
: ASEAN Trade in Goods Agreement
: Bureau of Internal Revenue
: Bank for International Settlements
: Bureau of Customs
: Board of Investment
: Business Process Outsourcing
: Bangko Sentral ng Pilipinas
: Capital Adequacy Ratio

: Comprehensive Agrarian Reform
Program
: Comprehensive Automotive
Resurgence Strategy
: Common Effective Preferential Tariff
: Comprehensive National Industrial
Strategy
: Consumer Price Index
: Clark International Airport
: Development Budget Coordination
Committee
: Development Bank of the Philippines
: Department of Agriculture
: Department of Trade and Industry
: Export Development Council
: Foreign Direct Investment
: Federal Reserve System
: Foreign Invesment Act
: Free Trade Agreement

Ngân hàng phát triển Châu Á
Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Luật Hiện đại hóa nơng nghiệp và ngư
nghiệp
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
Công ty Quản lý Tài sản
Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương
Khu vực tự trị hồi giáo ở Mindanao
Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
Cục Ngân sách Nội địa
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
Cục Hải Quan
Cục Đầu tư Philippines
Dịch vụ kinh doanh thuê ngoài
Ngân hàng Trung ương Philippines
Tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu
Chương trình cải cách ruộng đất toàn
diện
Chiến lược phục hồi toàn diện ngành ơ tơ
Thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung
Chiến lược cơng nghiệp quốc gia tồn
diện
Chỉ số giá tiêu dùng
Sân bay quốc tế Clark
Ủy ban Điều phối Ngân sách phát triển
Ngân hàng Phát triển Philippines
Bộ Nông nghiệp
Bộ Công Thương
Uỷ ban Phát triển Xuất khẩu
Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài
Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ
Luật đầu tư nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do


GATT
GDP
GIR

GNP
GOCC
GSIS
HĐTT
HTNH
IMF
IPA
IPP
IRC
IT
IT-BPM
KHTCCA
KHTCTC
LEDAC
LGU
MB
MBO
MFI
MRP
MSME
MTEF
MTPDP
NAIA
NBFI
NEDA
NFA
NHĐN
NHHT

: General Agreement on Tariffs and

Trade
: Gross Domestic Product
: Gross International Reserves
: Gross National Product
: Government-owned and controlled
corporation
: Government Service Insurance
System
:
:
: International Monetary Fund
: Investment Promotion Agency
: Investment Priorities Plan
: Interest Rate Corridor
: Information Technology
: Information Technology Business
Process Management
:
:
: Legislative Executive Development
Advisory Council
: Local Government Unit
: Monatary Board
: Micro-banking Offices
: Micro-financial Institution
: Manufacturing Resurgence Program
: Micro, Small and Medium
Enterprises
: Medium-term Expenditure
Framework

: Medium term Philippine
Development Plan
: Ninoy Aquino International Airport
: Nonbank Financial Institutions
: National Economic and Development
Authority
: National Food Authority
:
:

Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng dự trữ ngoại hối
Tổng sản phẩm quốc dân
Doanh nghiệp/tập đoàn thuộc sở hữu nhà
nước
Hệ thống bảo hiểm
Hội đồng Tiền tệ
Hệ thống ngân hàng
Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Cơ quan Xúc tiến Đầu tư
Kế hoạch ưu tiên đầu tư hàng năm
Công cụ hàng lang lãi suất
Công nghệ thông tin
Dịch vụ quản lý quy trình kinh doanh
cơng nghệ thơng tin
Khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á
Khủng hoảng tài chính tồn cầu 2008
Ủy ban Tư pháp

Đơn vị chính quyền địa phương
Ủy ban Tiền tệ
Văn phịng ngân hàng vi mơ
Thể chế tài chính vi mơ
Chương trình phục hồi ngành chế tạo
Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ
Khung khổ chi tiêu trung hạn
Kế hoạch Phát triển Philippine trung hạn
Sân bay quốc tế Ninoy Aquino
Các thể chế tài chính phi ngân hàng
Cơ quan Phát triển kinh tế Quốc gia
Cơ quan Lương thực quốc gia
Ngân hàng đa năng
Ngân hàng hợp tác


NHNT
NHTK
NHTM
NPA
NPC
NPL
NSC
NSCB

:
:
:
:
:

:
:
:

NSO
ODF
OECD

:
:
:

OLF
OTOP
PDIC

:
:
:

PEDP
PEZA

:
:

PIDS

:


PSA
PSE
R&D
ROE
RRR
SBGFC

:
:
:
:
:
:

SEC
SONA
SPV
SSS
TDF
TKVL
TRP
VAT
WB
WTO

:
:
:
:
:

:
:
:
:
:

Non-performing assests
National Power Corporation
Non-performing Loan
National Security Council
National Statistical Coordination
Board
National Statistic Organization
Overnight deposit facility
Organisation for Economic Cooperation and Development
Overnight Lending facilities
One Town One Product
Philippine Deposit Insurance
Corporation
Philippine Export Development Plan
Philippines Economic Zone
Authority
Philippine Institute for Development
Studies
Philippine Statistic Authority
Philippines Stock Exchange
Research and Development
Return On Equity
Reverse Repurchase Rate
The Small Business Guarantee and

Finance Corporation
Securities and Exchange Commission
State of Nation Address
Special Purpose Vehicles
Social Security System
Term Deposit Facility
Tariff Reform Program
Value Added Tax
World Bank
World Trade Organization

Ngân hàng nông thôn
Ngân hàng tiết kiệm
Ngân hàng thương mại
Tài sản không sinh lời
Tập đoàn Điện lực quốc gia
Nợ xấu
Ủy ban An ninh Quốc gia
Ủy ban Điều phối và Thống kê quốc gia
Cơ quan Thống kê quốc gia
Tiền gửi qua đêm
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế
Cho vay qua đêm
Chương trình mỗi làng một sản phẩm
Tập đoàn Bảo đảm Tiền gửi Philippines
Kế hoạch Phát triển xuất khẩu
Đặc khu Kinh tế Philippines
Viện Nghiên cứu Phát triển Philippines
Cơ quan Thống kê Philippines
Thị trường Chứng khoán Philippines

Nghiên cứu và Phát triển
Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lãi suất mua lại nghịch đảo
Công ty tài chính và Bảo lãnh doanh
nghiệp nhỏ
Ủy ban Chứng khốn Philippines
Thông điệp Quốc gia
Công cụ cho vay với mục tiêu đặc biệt
Hệ thống an sinh xã hội
Công cụ đấu giá tiền gửi có kỳ hạn
Tài khoản vãng lai
Chương trình Cải cách thuế quan
Thuế giá trị gia tăng
Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ trọng FDI vào ASEAN, 1992-1997 (Đơn vị: %)................................40
Bảng 2.2: Cơ cấu kinh tế của một số nước ASEAN trước KH (Đơn vị: %)............41
Bảng 3.1: Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ ở ASEAN,..............61
1990-1999 (Đơn vị: %)............................................................................................61
Bảng 3.2: Các mức cắt giảm lãi suất chính sách của BSP ở giai đoạn KHTCTC....69
Bảng 3.3: Một số kết quả kinh tế vĩ mô giai đoạn Arroyo (Đơn vị: %)...................79
Bảng 3.4: Tình hình tài khố giai đoạn Arroyo (Đơn vị: Triệu Peso)......................80
Bảng 3.5: Một số chỉ số kinh tế vĩ mô dưới thời Arroyo (Đơn vị: Tỷ USD)...........82
Bảng 3.6: Một số chỉ số liên quan tới lĩnh vực xuất khẩu........................................84
Bảng 3.7: Cơ cấu giá trị gia tăng của một số ngành chính (Đơn vị: %)...................84
Bảng 3.8: Xếp hạng chỉ số cạnh tranh của một số nước Đông Nam Á....................85
Bảng 3.9: Kết quả thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô (Đơn vị: %)..............108

Bảng 3.10: Tỷ lệ chi tiêu cơ sở hạ tầng/GDP ở giai đoạn Aquino III (Đơn vị:%) .112
Bảng 4.1: Tốc độ tăng và tỷ trọng chi tiêu trong GDP (Đơn vị: %).......................120
Bảng 4.2: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp của các ngành vào GDP.....................121
(Đơn vị: %)............................................................................................................ 121
Bảng 4.3: Cán cân thương mại trong lĩnh vực dịch vụ (Đơn vị: Tỷ USD)............122
Bảng 4.4: So sánh mức thuế ở 1 số quốc gia ASEAN...........................................127
Bảng 4.5: Rào cản đối với doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ........131


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu giai đoạn 2001-2009 (Đơn vị: %).............82
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ NPL và NPA (Đơn vị: %)...........................................................83
Biểu đồ 3.3: Giá trị giao dịch rịng với nước ngồi và mức vốn hóa thị trường chứng
khốn (Đơn vị: Tỷ Peso).................................................................................88
Biểu đồ 3.4: Lộ trình phát triển ngành cơng nghiệp chế tạo..................................102
Biểu đồ 3.5: Khung Chiến lược Công nghiệp quốc gia toàn diện (CNIS).............104
Biểu đồ 3.6: Xếp hạng mức độ hài lòng về kết quả kinh tế - xã hội qua...............116
các giai đoạn Tổng thống......................................................................................116
Biểu đồ 4.1: Tình hình lạm phát ở Philippines, 1998-2016 (Đơn vị: %)...............118
Biểu đồ 4.2: Diễn biến lãi suất chính sách, 1998-2016 (Đơn vị: %)......................119
Biểu đồ 4.3: Sự phân bổ GDP giữa các vùng miền, 2010-2015 (Đơn vị: %).........133
Biểu đồ 4.4: Thu nhập bình quân đầu người theo khu vực,...................................133
năm 2009 và 2015 (Đơn vị: Peso).........................................................................133
Hộp 3.1: Chiến lược Phục hồi Ngành ơ tơ tồn diện (CARS)...............................103


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Trước khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 (KHTCCA), khi nói tới

Philippines, người ta thường gọi là “sick man of Asia” như để ám chỉ sự thất bại
hay thụt lùi của quốc gia này trong quá trình phát triển kinh tế khi so sánh với các
quốc gia khác trong khu vực.1 Tuy nhiên, từ sau KHTCCA đến nay, mặc dù vẫn còn
bất ổn ở giai đoạn đầu, song nhìn tổng thể, kinh tế Philippines dần phục hồi và phát
triển tương đối tốt. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi nói tới kinh tế
Philippines, nhiều báo cáo và nghiên cứu bắt đầu dùng những thuật ngữ hết sức “có
cánh” như “Hổ mới ở châu Á” hay “sự thần kỳ tiếp theo của châu Á” [176],… để
chỉ những thành tựu kinh tế nổi bật của Philippines.2 Theo dự báo trung và dài hạn,
Philippines sẽ vươn lên trở thành nền kinh tế hàng đầu ở khu vực Đơng Nam Á và
thậm chí cịn lọt vào vị trí một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050.3
Sự thành công hay thất bại của một quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có vai trị quan trọng của các chiến lược, chính
sách phát triển kinh tế quốc gia. Từ sau KHTCCA, chính phủ Philippines dưới các
thời kỳ Tổng thống khác nhau có những điều chỉnh trong chính sách kinh tế vĩ mơ
(cụ thể là chính sách tài khóa và tiền tệ) cũng như các cải cách cơ cấu (như là chính
sách thương mại và đầu tư, chính sách phát triển ngành kinh tế, chính sách phát
triển doanh nghiệp,…) nhằm cải thiện và nâng tầm vị thế của nền kinh tế
Philippines trong khu vực. Đặc biệt, giai đoạn gần đây những chính sách phát triển
kinh tế dưới thời Tổng thống Aquino III đã đem lại những kết quả rất đáng chú ý,
giúp Philippines nổi lên trở thành một trong những nền kinh tế năng động và tăng
trưởng nhanh nhất trong khu vực. Vì vậy, việc nhìn nhận và đánh giá lại những
1

Từng là một trong những nền kinh tế phát triển nhất châu Á trong những thập niên 50, 60 của thế kỷ trước,
Philippines đã dần đánh mất đi vị thế này và bị các quốc gia khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á
vượt xa về trình độ phát triển. Xem thêm: [174].
2
Từ sau KHTCTC năm 2008, trong khi nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU,…và các nước trong
khu vực tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn để phục hồi, kinh tế Philippines lại nổi lên trở thành điểm sáng tăng
trưởng với tốc độ tăng GDP bình quân trên 6% giai đoạn 2010-2016 và trở thành một trong những nền kinh

tế năng động và tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á. Nhiều tổ chức quốc tế uy tín như Moody, Fitch, Standard
and Poor cũng đưa ra các đánh giá rất tích cực về các chỉ số đầu tư, tín dụng và năng lực cạnh tranh của
Philippines.
3
Theo dự báo của cơng ty kiểm tốn tồn cầu PricewaterhouseCoopers (PwC), Philippines sẽ vượt qua Thái
Lan và Malaysia và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở khu vực Đông Nam Á (chỉ đứng sau Indonesia) và là
nền kinh tế lớn thứ 19 thế giới vào năm 2050. Xem thêm: [148]

9


chính sách kinh tế của Philippines trong giai đoạn từ sau cuộc KHTCCA đến nay là
hết sức cần thiết để giúp quốc gia này có thể rút ra những bài học thành cơng cũng
như thất bại và từ đó có thể đưa ra đường hướng chính sách phát triển hợp lý hơn
trong giai đoạn tới.
Cùng là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam và
Philippines lại có nhiều đặc điểm tương đồng như quy mô dân số, cơ cấu kinh tế
xuất phát từ nông nghiệp truyền thống, trình độ phát triển,…Mặc dù vậy, nghiên
cứu về Philippines nói chung và chính sách kinh tế của nước này nói riêng ở Việt
Nam thời gian qua vẫn còn rất hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài ra,
đề tài nghiên cứu này cũng còn khá mới mẻ, bởi lẽ những chính sách kinh tế dưới
thời Tổng thống Aquino III diễn ra cách đây chưa lâu và nhiều nội dung chính sách
vẫn tiếp tục được kế thừa và áp dụng dưới thời Tổng thống đương nhiệm Duterte.
Do vậy, có thể nói, việc nghiên cứu kinh nghiệm của Philippines, cả khía cạnh
thành cơng và thất bại của các chính sách kinh tế là thực sự cần thiết, có tính thời sự
và có giá trị tham khảo về cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. Với
những lý do trên, vấn đề: “Chính sách kinh tế của Philippines kể từ sau cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đến nay” được chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của Luận án


Luận án nghiên cứu chính sách kinh tế của Philippines trong giai đoạn từ sau
khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á đến cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino III,
tập trung làm rõ những chính sách kinh tế nổi bật và đánh giá thành công và hạn chế
của các chính sách này để rút ra bài học kinh nghiệm chung.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về chính sách kinh tế;
- Cơ sở thực tiễn lựa chọn chính sách kinh tế ở Philippines từ sau khủng hoảng

tài chính châu Á;
- Nghiên cứu làm rõ nội dung cơ bản trong chính sách kinh tế của Philippines ở

ba giai đoạn Tổng thống: Joseph Estrada (1998-2001), Gloria Macapagal Arroyo
(2001-2010), Begnino Aquino III (2010-tháng 6/2016). Trong đó, một số nội dung
chính bao gồm: chủ trương, quan điểm lựa chọn chính sách, nội dung một số chính


sách kinh tế nổi bật và đánh giá thành công và hạn chế của các chính sách kinh tế
tương ứng với mỗi giai đoạn Tổng thống.
- Rút ra một số bài học kinh nghiệm chung từ việc nghiên cứu chính sách kinh tế

của Philippines.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng

Luận án nghiên cứu chính sách kinh tế của Philippines. Trong đó, luận án tập
trung vào một số chính sách kinh tế nổi bật ở từng giai đoạn Tổng thống để có thể
làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu.
3.2. Phạm vi


+ Về thời gian:
Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách kinh tế của Philippines từ giai đoạn Tổng
thống Estrada cho đến hết nhiệm kỳ của Tổng thống Aquino III (1998 - 06/2016).
Tuy nhiên, ở những phần cần thiết, đề tài có thể đề cập, liên hệ với các giai đoạn
trước để có thể có cơ sở đối chiếu và đánh giá chính sách giữa các giai đoạn.
+ Về không gian:
Luận án nghiên cứu về Philippines. Tuy nhiên, để làm rõ một số luận điểm, đề tài
có thể so sánh với một số nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
+ Về nội dung:
Nghiên cứu chính sách cơng nói chung và chính sách kinh tế là lĩnh vực khoa
học phức tạp và mang tính liên ngành, địi hỏi phải xem xét và phân tích chính sách
trong mối quan hệ với các vấn đề thể chế chính trị, xã hội, văn hóa…Trong phạm vi
Luận án này, tác giả chỉ tập trung vào làm rõ những đường hướng và điều chỉnh lớn
trong các chính sách kinh tế ở cấp quốc gia chứ không đề cập tới chính sách ở cấp
địa phương hoặc cấp vùng. Các nghiên cứu chuyên sâu vào từng chính sách cụ thể
sẽ được tiếp tục thực hiện ở những nghiên cứu tiếp theo. Ngồi ra, do việc hoạch
định và thực thi chính sách ở Philippines có sự khác nhau giữa các giai đoạn Tổng
thống nên trong phạm vi nghiên cứu này, đề tài sẽ phân chia nội dung nghiên cứu
tương ứng theo giai đoạn cầm quyền của các tổng thống. Kể từ sau cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ châu Á (gọi tắt là khủng hoảng tài chính châu Á hay
KHTCCA) tới tháng 6/2016, Philippines đã trải qua các giai đoạn cầm quyền của 3


Tổng thống bao gồm: Joseph Estrada (1998-2001), Gloria Macapagal Arroyo
(2001-2010), Benigno Aquino III (2010-tháng 6/2016).
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và biện chứng duy vật, và ngoài
việc vận dụng một số lý thuyết của kinh tế học quốc tế, Luận án sử dụng một số
phương pháp sau:

- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh: Phương pháp này được sử dụng để
làm rõ sự tương đồng và khác biệt trong việc lựa chọn và kết quả thực hiện chính
sách kinh tế ở Philippines giữa các giai đoạn.
- Phương pháp phân kỳ lịch sử: dùng để làm rõ, phân tích và đánh giá nội dung
chính sách kinh tế của Philippines giữa các giai đoạn Tổng thống.
- Phương pháp phân tích thống kê đơn giản: Đề tài sử dụng một số phép thống

kê như giá trị tuyệt đối, giá trị tương đối, tần suất,…được mô tả thông qua các bảng
biểu, sơ đồ…
- Phương pháp mô tả, diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm mô tả

bối cảnh tác động từ bên ngoài và bên trong đến việc lựa chọn chính sách. Bên cạnh
đó, các nội dung cơ bản của các chính sách kinh tế sẽ được trình bày.
- Phương pháp quy nạp: Phương pháp này được sử dụng khi đánh giá các thành

cơng và hạn chế của các chính sách kinh tế của Philippines và các bài học chung rút
ra từ việc nghiên cứu.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách kinh tế.
Thứ hai, làm rõ cơ sở thực tiễn của việc lựa chọn chính sách kinh tế ở
Philippines từ sau KHTCCA.
Thứ ba, hệ thống hóa những nội dung cơ bản bao gồm: chủ trương, quan điểm
lựa chọn chính sách và một số chính sách kinh tế nổi bật mà Philippines tiến hành
từ sau KHTCCA đến hết nhiệm kỳ Tổng thống Aquino III. Đây cũng là cơ sở để
các nhà nghiên cứu có thể so sánh điểm tương đồng và khác biệt trong chính sách
kinh tế của Philippines với các nước trong khu vực và Việt Nam.
Thứ tư, luận án bổ sung và cập nhật có hệ thống số liệu và chính sách kinh tế về
kinh tế Philippines, đóng góp vào nguồn tài liệu cịn đang hạn chế ở Việt Nam.



6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận, Luận án khái quát, hệ thống hóa các lý thuyết kinh tế về chính
sách kinh tế và cơ sở lý luận để lựa chọn chính sách kinh tế của các nước đang phát
triển, trong đó có Philippines. Đó là: lý thuyết kinh tế của John Maynard Keynes, lý
thuyết kinh tế học của chủ nghĩa tự do mới, lý thuyết về chủ nghĩa dân túy, Đồng
thuận Washington,…
Về mặt thực tiễn, Luận án khơng những đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu
Philippines ở Việt Nam mà còn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan quản
lý chính sách của Việt Nam.
7. Cơ cấu của luận án

Ngoài Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt, Mở đầu và Kết luận, các trang bìa,
mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, danh mục công trình của tác
giả, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận án bao gồm 4 chương.
-

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan tới

đề tài.
-

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn chính sách kinh tế của

Philippines từ sau khủng hoảng tài chính châu Á.
-

Chương 3: Chủ trương, nội dung và kết quả thực hiện chính sách kinh tế của


Philippines từ sau khủng hoảng tài chính châu Á.
-

Chương 4: Đánh giá chung về chính sách kinh tế của Philippines từ sau

khủng hoảng tài chính châu Á và một số bài học kinh nghiệm rút ra.


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Xét tổng thể, tình hình nghiên cứu về Philippines nói chung và chính sách kinh
tế Philippines nói riêng ở Việt Nam là tương đối ít ỏi, thiếu tính cập nhật và tập
trung vào một số ít chuyên gia, nhà nghiên cứu. Phần lớn cơng trình nghiên cứu về
kinh tế Philippines ở giai đoạn trước được đặt trong bối cảnh nghiên cứu chung với
kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á. Có thể kể tới một số cơng trình tiêu
biểu như: Phạm Nguyên Long (1997), Nguyễn Thu Mỹ (2001), Phạm Đức Thành
(2001),…Các nghiên cứu này tập trung phân tích và làm rõ chiến lược phát triển ở
cả khía cạnh kinh tế và xã hội của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có
Philippines ở giai đoạn nửa cuối thế kỷ XX. Có thể cho rằng đây là những cơng
trình nghiên cứu rất có giá trị trong việc cung cấp cái nhìn tổng thể và khái quát
chung về con đường phát triển của Philippines cũng như các quốc gia láng giềng ở
khu vực trong bối cảnh Việt Nam cũng vừa mới bắt đầu công cuộc Đổi mới.
Liên quan tới chủ đề nghiên cứu của Luận án, có thể kể tới một số cơng trình
tiêu biểu sau. Đinh Q Độ (1997) làm rõ những đặc trưng cơ bản và khái quát nhất
của nền kinh tế Philippines trong giai đoạn đầu những năm 1990 thơng qua phân
tích một số vấn đề như: cơ cấu ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nơng nghiệp và
cơng nghiệp, hệ thống tài chính – ngân hàng và hoạt động kinh tế đối ngoại. Đi sâu
hơn vào cải cách kinh tế của Philippines ở giai đoạn trước KHTCCA, Phạm Thị

Thanh Bình (1994) đề cập tới chính sách phát triển hệ thống tài chính – ngân hàng
và các cải cách thuế và tài khóa. Nghiên cứu chỉ ra chính phủ Philippines có những
cải cách hệ thống ngân hàng (HTNH) đáng kể ở giai đoạn đầu những năm 1990
thơng qua q trình củng cố và sáp nhập các ngân hàng, phân tách các loại hình
ngân hàng theo chức năng và phạm vi hoạt động ở mức độ chuyên sâu hơn. Bên
cạnh đó, chính phủ Philippines cũng tiến hành q trình tư nhân hóa các ngân hàng
trong giai đoạn này. Những điều chỉnh trong chính sách tài chính – ngân hàng này
được tác giả đánh giá là huy động được một lượng lớn tiền nhàn rỗi từ người dân và
là nguồn bổ sung quan trọng cho ngân sách quốc gia. Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng


chỉ ra những tồn tại, yếu kém trong hoạt động của HTNH vẫn chưa được giải quyết
và vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong bối cảnh bên ngồi có nhiều biến động. Đối với
chính sách thuế và tài khóa, nghiên cứu cũng đánh giá chương trình cải cách thuế
quan giai đoạn 1970-1980 khơng có nhiều chuyển biến và thiếu hiệu quả, trong đó
vai trị mờ nhạt của các tổ chức thuế là một trong những nguyên nhân dẫn tới nạn
tham nhũng và sự trì trệ trong quá trình cải cách.
Nguyễn Văn Hà (1998) tập trung phân tích những chính sách cải cách chủ yếu
của Philippines ở giai đoạn Tổng thống Corazon Aquino và Ramos bao gồm: cải
cách nền tài chính quốc gia, cải cách khu vực kinh tế nhà nước, phát triển nơng
nghiệp, chính sách thương mại và đầu tư. Trong cải cách tài chính, tác giả phân tích
và làm rõ các cải cách thuế khóa và quản trị thuế với việc tăng cường kiểm tra và
giám sát các cơ quan quản lý thuế cùng với nâng cao hiệu quả chi tiêu ngân sách
qua việc tập trung vào các chương trình ưu tiên giải quyết các vấn đề bức thiết của
xã hội và cắt giảm chi tiêu trong các chương trình đầu tư xây dựng kém hiệu quả.
Tác giả đánh giá nhờ các biện pháp thận trọng và chặt chẽ này tình hình tài khóa
được cải thiện căn bản. Đối với cải cách khu vực kinh tế nhà nước, tác giả cho rằng
chương trình tư nhân hóa các xí nghiệp nhà nước dưới thời Tổng thống Ramos được
đẩy mạnh ở một số lĩnh vực quan trọng như dầu khí, hàng không, năng lượng,…
Trong cải cách nông nghiệp, tác giả nhấn mạnh vào chương trình cải cách ruộng đất

với các quy định hạn điền đối với từng loại cây trồng, chăn nuôi, thủy sản,…cũng
như quy định trong mua bán, chuyển nhượng, cho thuê. Về cải cách chính sách
thương mại và đầu tư, tác giả phân tích những điều chỉnh của chính phủ Philippines
nhằm khuyến khích và thúc đẩy đầu tư sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là việc mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên
cứu đánh giá những điều chỉnh, cải cách chính sách của chính phủ Philippines trong
giai đoạn cuối thập kỷ 80 tới giữa thập kỷ 90 giúp nền kinh tế phục hồi và phát triển
đúng hướng. Tuy nhiên, KHTCCA có tác động mạnh tới nền kinh tế Philippines.
Đề cập sâu vào các chính sách kinh tế cụ thể, Phạm Thị Thanh Bình (2001) làm
rõ cải cách tài chính và cải cách trong lĩnh vực ngân hàng của chính phủ Philippines
tiến hành trong và những năm đầu sau KHTCCA. Đối với lĩnh vực tài khóa, tác giả


phân tích các biện pháp chính sách của chính phủ Philippines nhằm ứng phó với tác
động của khủng hoảng với việc nhấn mạnh vào cải cách thuế, đẩy mạnh quá trình tư
nhân hố các cơng ty nhà nước, cải cách thị trường vốn và cắt giảm chi tiêu chính
phủ. Đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng, chính phủ Philippines đưa ra một loạt
biện pháp nhằm ổn định đồng Peso, tăng cường và thắt chặt các quy định nhằm
kiểm soát các giao dịch ngoại hối và đưa ra các biện pháp xử phạt nặng đối với các
ngân hàng và cá nhân vi phạm các quy định giao dịch ngoại hối. Bên cạnh đó, chính
phủ khơng can thiệp vào tỷ giá hối đối và cũng khơng bán ngoại tệ để bảo vệ đồng
Peso và tăng nguồn dự trữ Đô la Mỹ. Các biện pháp nhằm tăng cường giám sát hoạt
động của ngân hàng cũng được tiến hành. Hàng loạt vụ sáp nhập và mua lại giữa
các ngân hàng được thực hiện ngay sau khủng hoảng. Đồng thời, chính phủ
Philippines cũng mở cửa cho các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động trong
hệ thống tài chính của Philippines nhằm tạo môi trường cạnh tranh hơn và nâng cao
chất lượng dịch vụ. Tác giả nhận định cải cách tài chính ngân hàng mà chính phủ
Philippines tiến hành ngay sau KHTCCA đem lại kết quả nhất định trong hạn chế
tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.
Xem xét từ khía cạnh chính sách kinh tế đối ngoại, Phạm Thị Thanh Bình

(2003) làm rõ những nguyên nhân dẫn tới việc điều chỉnh chính sách kinh tế đối
ngoại của Philippines ở thời điểm đó. Tác giả chỉ ra những điều chỉnh chính trong
chính sách kinh tế đối ngoại bao gồm: 1) khuyến khích và đa dạng hố xuất khẩu
thơng các ưu đãi về thuế và tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp xuất khẩu; 2) tiến
hành tự do hoá trong lĩnh vực thương mại và hoạt động của các ngân hàng nước
ngoài; 3) thu hút đầu tư FDI và 4) giảm nợ nước ngoài bằng cách đưa ra loại chứng
khoán nợ đặc biệt với thời hạn 5 năm và cho phép các nhà đầu tư tham gia vào việc
mua bán tài sản các doanh nghiệp nhà nước… Cũng đề cập tới vấn đề hội nhập kinh
tế và tự do hoá thương mại của Philippines, có thể kể đến cơng trình nghiên cứu của
Vũ Thanh Hương (2013), tác giả cho rằng Philippines tích cực thúc đẩy q trình tự
do hóa trong khu vực và thực hiện nghiêm túc các cam kết CEPT và ATIGA. Tuy
nhiên, bài viết cũng chỉ ra so với các nước ASEAN-6 khác, mức độ dỡ bỏ thuế quan
của Philippines thuộc loại thấp nhất và Philippines vẫn chưa tận dụng được các cơ
hội giảm thuế để nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu sang các nước


ASEAN, trong khi các nước ASEAN tận dụng khá tốt từ việc cắt giảm thuế của
Philippines.
Từ góc độ chính sách ngành kinh tế, Phạm Thị Thanh Bình (2004) chỉ ra rằng
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Philippines trong giai đoạn 1986-2000
diễn ra ngược lại so với các quốc gia khác trong khu vực. Cụ thể, tỷ trọng đóng góp
của ngành cơng nghiệp vào GDP ở Philippines đã giảm xuống trong khi lĩnh vực
công nghiệp đã tăng đáng kể ở các nước khác trong khu vực.
Lê Thị Ái Lâm (2011) đánh giá khái quát tình hình kinh tế xã hội thơng qua một
số chỉ số vĩ mơ chính như tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lạm phát, tình hình tài khóa,
hệ thống tài chính, vấn đề việc làm, nghèo đói và bất bình đẳng. Nghiên cứu cũng
đề cập tới một số chính sách kinh tế chủ yếu nhằm lý giải thành công và hạn chế
của các kết quả kinh tế trong giai đoạn này. Theo đó, tác giả cho rằng sau
KHTCCA, chính phủ Philippines tập trung vào các biện pháp tiền tệ thắt chặt nhằm
ổn định thị trường tài chính và kiểm sốt lạm phát. Đồng thời, theo tác giả, các biện

pháp tài khóa nhằm thay đổi hệ thống thuế và quản trị thuế thông qua tăng thuế giá
trị gia tăng (VAT) và mở rộng diện chịu thuế giúp cải thiện tình hình thâm hụt ngân
sách và nợ nước ngoài. Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu chỉ ra những cải cách
từ giai đoạn trước KHTCCA cùng với Luật Ngân hàng chung năm 2000 giúp củng
cố HTNH. Mặc dù vậy, các khoản vay kém chất lượng và vấn đề nợ khó địi chưa
giải quyết được. Cũng liên quan tới cải cách tài chính và ngân hàng sau KHTCCA,
Lê Thị Thanh Hương (2010) cũng chỉ ra những cải cách tài chính và HTNH của
Philippines tiến hành từ đầu những năm 2000 đạt được một số kết quả tích cực
trong việc cải thiện mơi trường cạnh tranh và tính minh bạch cho hệ thống tài chính.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cho rằng rủi ro liên quan tới nợ xấu vẫn là vấn đề chưa
giải quyết được.
Xem xét từ khía cạnh mơ hình phát triển, Lưu Ngọc Trịnh và Vũ Bá Thể (2014)
tập trung phân tích và đánh giá những điều chỉnh trong mơ hình tăng trưởng của
Philippines từ sau khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007-2008 (KHTCTC) đến
những năm đầu nhiệm kỳ Tổng thống Aquino III. Các tác giả chỉ ra những bế tắc
lớn trong mơ hình phát triển của Philippines: thành quả tăng trưởng kinh tế không
giúp cải thiện nghèo đói, chính phủ yếu kém, tăng trưởng chủ yếu dựa vào nguồn


kiều hối chứ không phải xuất khẩu hay FDI, tăng trưởng không đi kèm với cải thiện
trong các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế,…Nghiên cứu cũng chỉ ra những định
hướng cải cách trong giai đoạn đầu của chính quyền Tổng thống Aquino III với việc
chú trọng hơn vào chính sách phát triển cơng nghiệp, đặc biệt là cơng nghiệp chế tạo;
chính sách lao động và đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, cải thiện mơi
trường kinh doanh, các chính sách xã hội… để giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động và giảm nghèo. Các tác giả nhận định rằng những cải cách này bước đầu mang
lại kết quả tích cực trong tăng trưởng kinh tế và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
1.2 Tình hình nghiên cứu ngồi nước

Các cơng trình nghiên cứu ở quốc tế về Philippines đa dạng và phong phú hơn.

Có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về kinh tế Philippines, trong đó có một số cơng
trình xem xét và đánh giá trực tiếp và cụ thể các chính sách kinh tế của Philippines
trong những giai đoạn qua.
Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới chính sách thương mại và đầu tư
Ở giai đoạn trước KHTCCA, Pante và Medalla (1990) tập trung phân tích và
đánh giá chính sách thương mại và công nghiệp của Philippines trong giai đoạn
1980-1990, đặc biệt sau sự sụp đổ của lĩnh vực công nghiệp và chế tạo. Các tác giả
chỉ ra những cải cách theo định hướng thị trường của Philippines nhằm tham gia
chủ động vào xuất khẩu, loại bỏ các méo mó trong cơ cấu ưu đãi, khôi phục khu
vực tư nhân. Nghiên cứu này cho rằng chương trình cải cách thương mại đã thành
công trong việc loại bỏ dần bảo hộ, song vẫn chưa thể tạo ra thay đổi lớn trong lĩnh
vực xuất khẩu và nông nghiệp. Cơ cấu xuất khẩu vẫn bất cân đối, chỉ tập trung vào
một số sản phẩm như chất bán dẫn, may mặc và máy móc, thiết bị điện tử. Những
sản phẩm này phụ thuộc đáng kể vào việc nhập khẩu nguồn ngun liệu đầu vào mà
khơng có hoặc ít sự kết nối với các doanh nghiệp trong nước. Điều này dẫn tới năng
suất lao động trong các ngành ít được cải thiện và tăng trưởng xuất khẩu khơng đem
lại nhiều ích lợi cho nền kinh tế. Timberman (1998) cũng đề cập tới các cải cách
thương mại và tự do hoá của Philippines trong giai đoạn những năm 1990. Một số
cơng trình nghiên cứu cũng đề cập tới những cải cách tự do hóa thương mại sau
khủng hoảng như cơng trình nghiên cứu của Tetangco (2007) với việc nhấn mạnh


vai trị của cải cách tự do hố thương mại, đặc biệt là các chương trình giảm thuế
quan trong việc ứng phó và giảm thiểu tác động từ KHTCCA.
Các báo cáo đánh giá định kỳ (Trade Policy Review) của Ban Thư ký WTO và
chính phủ Philippines nhằm cập nhật, đánh giá chính sách thương mại và các chính
sách liên quan cũng như tình hình thực hiện các cam kết hội nhập trên các lĩnh vực
của Philippines. Kể từ sau KHTCCA đến nay, chính phủ Philippines và Ban Thư ký
WTO đã công bố các báo cáo ở các năm 1999, 2005, 2012, 2018.
Liên quan tới chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, nhiều cơng trình

nghiên cứu tập trung xem xét các điều chỉnh chính sách FDI của Philippines từ khi
ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (FIA) năm 1991. Hầu hết các cơng trình này cho
rằng Philippines có nỗ lực đáng kể nhằm tự do hố các chính sách FDI, đặc biệt
việc cho phép các doanh nghiệp nước ngồi góp vốn 100% trong tất cả các lĩnh vực
nằm ngoài Danh sách Hạn chế Đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, Philippines thu hút
FDI bằng việc đưa ra các ưu đãi đầu tư như là thuế. M. Aldaba, M. và Aldaba, T.
(2010) cho rằng việc mở cửa thu hút nguồn vốn FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu
các sản phẩm công nghệ cao và tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế Philippines. Tuy
nhiên, hiệu quả thu hút FDI là khá hạn chế và bị bỏ xa so với các nước trong khu
vực. Aldaba, M. (2007) chỉ ra hệ thống ưu đãi đầu tư của Philippines rất phức tạp
trong khi môi trường đầu tư yếu kém đã cản trở việc thu hút FDI vào Philippines.
Bên cạnh đó, tác động lan toả của FDI tới các doanh nghiệp trong nước vẫn cịn hạn
chế vì năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp trong nước và thiếu khả
năng hấp thụ công nghệ và tri thức được chuyển giao. Cơ cấu phân bổ FDI có sự
chuyển dịch từ các ngành công nghiệp chế tạo sang lĩnh vực dịch vụ, cụ thể là lĩnh
vực tài chính và viễn thơng. Các nghiên cứu cũng đề xuất chính phủ Philippines cần
thơng qua cách tiếp cận toàn diện hơn, tập trung vào việc kết hợp chính sách cơng
nghiệp để cải thiện và phát triển các doanh nghiệp cung ứng đầu vào trong nước.
Bên cạnh đó, cần thiết lập mơi trường thuận lợi để tạo tác động lan toả của FDI
cũng như tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vào các công đoạn cao hơn
của chuỗi giá trị cơng nghiệp. Ngồi ra, năm 2016, OECD cũng công bố Báo cáo
đánh giá của về chính sách đầu tư của Philippines (OECD Investment Policy
Reviews). Báo cáo này nhằm cung cấp nguồn thông tin đầu vào liên quan các xu
hướng và chính sách đầu tư.


Các cơng trình nghiên cứu liên quan tới chính sách tài chính – tiền tệ
Có khá nhiều nghiên cứu đánh giá các cải cách tài chính ở giai đoạn trước
KHTCCA, tiêu biểu là các nghiên cứu của Lamberte (1993), Intal và Llanto (1998),
Malcolm Cook (2008). Các nghiên cứu này làm rõ được những cải cách chủ yếu

trong lĩnh vực tài chính mà chính phủ Philippines tiến hành từ những năm 1980 bao
gồm: (i) tăng cường các quy định an toàn; (ii) hạn chế các méo mó giá trong các
quyết định tín dụng và (iii) mở cửa cho các ngân hàng nước ngồi tham gia hệ
thống tài chính trong nước. Theo đó, nghiên cứu của Intal và Llanto (1998),
Malcolm (2008) đều cho rằng những cải cách tài chính này có hiệu quả đáng kể
trong phát triển hệ thống tài chính. Cụ thể, các cải cách tài chính thúc đẩy sự phát
triển của các thể chế tài chính và độ sâu tài chính; cải thiện tỷ lệ an tồn vốn và phát
triển các dịch vụ mới của ngân hàng.
Có nhiều nghiên cứu cũng đánh giá tác động của KHTCCA tới hệ thống tài
chính Philippines. Về cơ bản, có sự khá thống nhất về quan điểm khi cho rằng lĩnh
vực tài chính của Philippines ít chịu tác động hơn so với các quốc gia khác trong
khu vực. Tuy nhiên, cách luận giải cho vấn đề này cịn có sự khác nhau. Có luồng
quan điểm ủng hộ hệ thống tài chính Philippines ít bị tác động hơn so với các nước
khác trong khu vực là nhờ những cải cách quan trọng trong lĩnh vực tài chính bắt
đầu từ hơn 1 thập kỷ trước đó (Llanto, 1998; Malcolm, 2008). Trong khi đó, luồng
quan điểm khác lý giải rằng hệ thống tài chính của Philippines ít bị ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng là do nó chưa phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn bên
ngoài, chứ không phải là do sự thành công của các cải cách trước đó mang lại
(Lamberte, 1993). Nghiên cứu này cho rằng q trình tự do hóa tài chính ở
Philippines giai đoạn trước khủng hoảng vẫn chưa mang lại những thay đổi căn bản
trong hệ thống tài chính, thậm chí một số mục tiêu cải cách có sự mâu thuẫn…
Từ sau KHTCCA, các nghiên cứu có xu hướng đi sâu phân tích vào từng cấu
phần của hệ thống tài chính. Có thể kể tới một số cơng trình tiêu biểu về các cải
cách trong lĩnh vực ngân hàng như là nghiên cứu của Malcolm (2008), Takayashi
(2007), BBVA (2014); các nghiên cứu về thị trường vốn của Bautista và Socorro
(1998), Antonio và Abola (2005), Shinozaki (2014), Abola (2016); các nghiên cứu
về cơ sở hạ tầng tài chính của Navarro và Llanto (2014). Về cơ bản, các nghiên cứu


trên chỉ ra được những điều chỉnh chủ yếu trong từng lĩnh vực cụ thể của hệ thống

tài chính và đánh giá thành quả và hạn chế của các điều chỉnh này.
Liên quan tới chính sách tài khóa, củng cố lĩnh vực tài khoá cũng là một trong
những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Philippines nhằm tăng cường hiệu quả thu
thuế, cải thiện thu ngân sách và giảm nợ cũng như để tăng chi tiêu vào cơ sở hạ
tầng và các dịch vụ xã hội cơ bản. Chính phủ Philippines ứng dụng các chương
trình số hố nhằm cải thiện hiệu quả thu thuế và hạn chế hành vi trốn thuế. Mức
VAT cũng được điều chỉnh tăng từ 10% lên 12% từ năm 2005 nhằm cải thiện
nguồn thu ngân sách [166]. Cơng trình nghiên cứu của Lim Chong Yah (2002)
cũng bổ sung thêm các đánh giá so sánh về chính sách tài khố, mơ hình chi tiêu và
cải cách thuế của Philippines với các nước Đông Nam Á, nhất là Indonesia, Thái
Lan, Singapore và Malaysia.
Liên quan tới chính sách phát triển ngành kinh tế, nhiều cơng trình nghiên cứu
chỉ ra sự phát triển bất cân đối giữa các ngành là một trong những nguyên nhân
quan trọng dẫn tới tăng trưởng thiếu bền vững và không đem lại sự cải thiện về chất
lượng cuộc sống cho đại đa số người dân Philippines trong những giai đoạn qua.
WB (2013) chỉ ra sự thất bại của Philippines trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
để có thể tiến hành cơng nghiệp hố [174]. Sự phát triển trì trệ trong lĩnh vực cơng
nghiệp khiến cho ngành dịch vụ phải hấp thụ lực lượng dư thừa trong ngành nông
nghiệp. Tuy nhiên, hơn 75% số lượng việc làm trong lĩnh vực dịch vụ là cơng việc
địi hỏi ít kĩ năng, thu nhập thấp và ít có cải thiện về năng suất lao động. Medalla
(1998) đánh giá cụ thể những thay đổi cơ bản trong ngành chế tạo từ sau cải cách
của Philippines. Theo đó, tác giả nhận định ngành chế tạo trở nên cạnh tranh và
phân bổ nguồn lực tốt hơn. Tuy nhiên, việc thiếu những điều chỉnh chính sách tỷ giá
hối đối kịp thời đi kèm với các cải cách đề ra gây cản trở đối với sự phát triển của
ngành. Trong khi đó, Sanjaya Lall (2000) nhận định năng lực cạnh tranh của ngành
công nghiệp của Philippines yếu kém do tập trung chủ yếu vào sản phẩm bán dẫn.
Hơn thế, sự phát triển sản phẩm này chỉ được chun mơn hố vào các cơng đoạn
lắp ráp cuối cùng và kiểm định – các công đoạn dễ bị tác động bởi sự cạnh tranh ở
việc gia nhập ngành và thay đổi công nghệ. Tác giả cho rằng sự phát triển công
nghệ trong ngành công nghiệp của Philippines có nhiều bất cập vì thiếu sự nhất



quán trong mục tiêu của chương trình và sự phối hợp thực hiện giữa các các cơ
quan quản lý. Abernica và Tecson (2003) chỉ ra những yếu kém trong việc hấp thụ
và bắt chước tri thức và công nghệ của Philippines. Nghiên cứu đề xuất cần xác
định rõ vai trò và lộ trình phát triển cơng nghệ trong kế hoạch phát triển quốc gia.
Từ đó, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ phải đảm bảo sự kết nối hiệu quả hơn
giữa các ngành. Thêm nữa, cải cách hệ thống giáo dục cũng sẽ không chỉ đáp ứng
các yêu cầu kĩ năng cơng nghiệp mà cịn tạo ra nguồn lực lao động lớn các kỹ sư và
các nhà khoa học để có thể tiến hành các hoạt động R&D trong tương lai. ADB
(2012) chỉ ra rằng trong khi các nền kinh tế châu Á khác thành công trong việc tăng
năng suất lao động của nền kinh tế và chuyển dịch lao động từ các ngành có năng
suất lao động thấp sang những ngành có năng suất cao thì trong 3 thập kỷ qua, năng
suất lao động của Philippines chỉ tăng 10%. Mặc dù ngành dịch vụ đóng góp lớn
nhất vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm, song năng suất lao động của ngành
vẫn khơng có nhiều cải thiện. Trong khi đó, ngành cơng nghiệp phát triển trì trệ và
không thể tạo ra đủ việc làm cho lao động. Nghiên cứu này đánh giá năng lực yếu
kém của các doanh nghiệp trong việc mở rộng và nâng cấp các sản phẩm công
nghiệp là nguyên nhân thất bại của ngành này trong giai đoạn qua. Đồng thời,
nghiên cứu cho rằng chính phủ cần phải chủ động hơn trong hỗ trợ doanh nghiệp
nâng cấp và đa dạng hóa cơng nghiệp.
1.3 Đánh giá chung về cơng trình đã cơng bố

Trên cơ sở xem xét các tài liệu liên quan về Philippines ở trên, có thể đưa ra một
số nhận xét sau:
-

Về các cơng trình trong nước, có thể thấy tình hình nghiên cứu trong nước về

Philippines nói chung và chính sách kinh tế của Philippines nói riêng vẫn cịn rất

hạn chế so với việc nghiên cứu các quốc gia khác trong khu vực. Chưa có bất cứ
cơng trình nào nghiên cứu một cách trực tiếp và hệ thống về chính sách kinh tế với
tư cách là đối tượng nghiên cứu chính mà chỉ có một số nghiên cứu thảo luận một
số chính sách cụ thể. Bên cạnh đó, số lượng sách, bài tạp chí và các tư liệu tham
khảo khác là rất ít và chỉ tập trung vào một vài chuyên gia, nhà nghiên cứu về
Philippines. Đặc biệt, trong những năm gần đây, tình hình nghiên cứu về kinh tế
Philippines thậm chí cịn ít được quan tâm hơn so với giai đoạn trước. Đây là
khoảng trống nghiên cứu khá lớn trong bối cảnh nền kinh tế Philippines đạt được


những kết quả kinh tế rất ấn tượng khi so sánh với các quốc gia khác trong khu vực
Đông Nam Á kể từ sau KHTCTC.
-

Về các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi, các cơng trình đóng góp rất quan

trọng về mặt khoa học, giúp người đọc có thể nắm bắt tương đối đầy đủ quá trình
phát triển kinh tế xã hội của Philippines. Mặc dù có sự đồng thuận khi nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng nền kinh tế này có nhiều yếu kém và bất hợp lý, song cách giải
thích và góc nhìn giữa các nhà nghiên cứu vẫn cịn có khác nhau và nhiều điểm
chưa thống nhất. Có khá nhiều nghiên cứu luận giải hạn chế trong quá trình phát
triển của Philippines ở khía cạnh chính trị như là vấn đề tham nhũng, chủ nghĩa thân
quen, thân hữu, ảnh hưởng của các giới chóp bu và các thể chế chính trị khác đối
với kinh tế Philippines. Các nghiên cứu nhìn từ góc độ kinh tế cũng khơng phải là
ít, song chủ yếu tập trung vào một số ngành, lĩnh vực đơn lẻ của nền kinh tế chứ
chưa xem xét dưới góc độ ngun nhân từ mặt chính sách. Nhiều nghiên cứu cố
gắng xem xét một số chính sách kinh tế cụ thể, chưa nhìn nhận một cách tồn diện
và hệ thống chính sách kinh tế để lý giải vấn đề này. Bên cạnh đó, chưa có cơng
trình nghiên cứu nào làm rõ một cách hệ thống chủ trương, chính sách phân theo
giai đoạn chính quyền tổng thống trong giai đoạn qua. Đặc biệt, những điều chỉnh

chính sách kinh tế của Philippines kể từ sau KHTCTC, cụ thể giai đoạn Tổng thống
Aquino III nắm quyền vẫn còn chưa được cập nhật trong khi giai đoạn này chứng
kiến một số cải cách, đổi mới tương đối quan trọng. Đây là một trong những khoảng
trống cần được bổ sung.
Những điểm Luận án sẽ đi sâu
Trên cơ sở tổng quan về các cơng trình nghiên cứu nêu trên, một mặt, kế thừa và
sử dụng tích cực các thành quả nghiên cứu trước, mặt khác, nghiên cứu sinh tập
trung phân tích một số nội dung chính sau:
-

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về chính sách kinh tế, cơ sở khoa

học và thực tiễn của việc lựa chọn chính sách kinh tế của chính phủ Philippines kể
từ sau KHTCCA.
-

Làm rõ và đánh giá chủ trương, quan điểm lựa chọn chính sách và nội dung một

số chính sách kinh tế quan trọng cũng như kết quả đạt ở từng giai đoạn tổng thống.
-

Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế của các chính sách kinh tế của

Philippines từ sau KHTCCA đến năm 2016, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm.


Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ LỰA CHỌN CHÍNH SÁCH KINH
TẾ CỦA PHILIPPINES TỪ SAU KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á
2.1 Những vấn đề lý luận chung về chính sách kinh tế

2.1.1 Quan niệm và cách tiếp cận trong nghiên cứu chính sách kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm và phân loại chính sách kinh tế

Có khá nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ “chính sách” được các nhà
nghiên cứu đưa ra và thảo luận. William Jenkin (1978) cho rằng chính sách là tập
hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của nhà chính trị gắn liền với việc lựa
chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó. Peters (1990) quan niệm
rằng chính sách là tổng thể các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay
gián tiếp đến cuộc sống của mọi cơng dân. William N. Dunn (1992) nhìn nhận
chính sách cơng là sự kết hợp phức tạp giữa những lựa chọn liên quan lẫn nhau, bao
gồm cả các quyết định khơng hành động, được đưa ra bởi chính phủ. Charle L.
Cochran and Eloise F. Malone (1995) xem chính sách là các quyết định chính trị để
thực hiện các chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội. Kraft và Furlong
(2004) cho rằng chính sách là một quá trình hành động hoặc khơng hành động của
chính quyền để giải quyết các vấn đề cơng. Nó bao gồm mục tiêu, cách thức và tổ
chức triển khai thực hiện được chấp thuận một cách chính thức...Như vậy, có thể
thấy quan niệm về chính sách khá đa dạng và khơng có một khái niệm chung nào
được các học giả thống nhất sử dụng, mà tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh
nghiên cứu nhất định. Mặc dù vậy, có thể rút ra một số vấn đề trong tiếp cận nghiên
cứu chính sách trong đề tài này như sau:
Thứ nhất, chính sách là cơng cụ quan trọng được chính phủ hay nhà nước đưa ra
nhằm định hướng, chỉ dẫn hành động hay không hành động đối với những mục tiêu
nhất định. Để có thể triển khai trong thực tiễn, chính sách thường được thể chế hóa
thành các quy định pháp luật. Ở đây có thể thấy sự khác biệt giữa chính sách và quy
định pháp luật. Trong khi chính sách là chủ trương, tư tưởng, quan điểm định hướng
của chính phủ thơng qua chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển trong ngắn,
trung hoặc dài hạn,...thì quy định pháp luật là việc thể chế hóa chính sách thành các


quy tắc cụ thể, có tính rằng buộc pháp lý và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh

của Nhà nước. Nếu đồng nhất chính sách với một văn bản đơn lẻ thì có thể dẫn tới
thiếu hụt, bỏ sót thơng tin hoặc thiếu tính hệ thống. Đặc biệt, nhiều chính sách lớn,
chẳng hạn như chính sách phát triển các ngành kinh tế, có thể bao gồm tập hợp của
rất nhiều chính sách kèm theo như chính sách phát triển nơng nghiệp (cải cách
ruộng đất, chính sách tín dụng,...), chính sách phát triển cơng nghiệp (chính sách
phát triển ngành cơng nghiêp ơ tơ, ngành may mặc,. ), chính sách phát triển ngành
dịch vụ (chính sách phát triển ngành cơng nghệ thông tin, viễn thông,. ), hoặc cũng
bao gồm một số chính sách khác như chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh,
chính sách thương mại,...Do vậy, nghiên cứu chính sách đòi hỏi xem xét bao quát
tổng thể các chủ trương, quan điểm phát triển, những mục tiêu tổng quát của chính
phủ để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước. Như vậy, mặc dù phức tạp hơn song
nghiên cứu mới có thể đảm bảo tính khách quan và hệ thống.
Thứ hai, mặc dù trong lĩnh vực khoa học chính sách chưa có một quy trình
hoạch định chính sách thống nhất, chuẩn mực do sự khác biệt về thể chế chính trị và
cách thức tổ chức quyền lực nhà nước giữa các quốc gia, song thơng thường, khi
nghiên cứu chính sách thường tập trung vào xem xét hai khía cạnh chính bao gồm:
Hoạch định chính sách và triển khai thực hiện chính sách (thực thi chính sách). Việc
xem xét trên các khía cạnh này cho phép các nhà nghiên cứu thấy được sự vận động
liên tục, tính logic và biện chứng giữa các bước của quy trình chính sách với những
thay đổi điều kiện bên ngồi tác động vào q trình này. Bởi nếu nghiên cứu tách
rời giữa việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách có thể dẫn tới những
đánh giá phiến diện, thiếu khách quan: hoặc đổ lỗi cho việc hoạch định chính sách
sai lầm để che giấu những yếu kém trong thực thi, điều hành; hoặc đổ lỗi cho việc
thực thi yếu kém để bào chữa cho các chính sách sai lầm. Ngồi ra, việc xem xét,
đánh giá khơng chỉ về nội dung chính sách mà cịn cả q trình triển khai giúp việc
nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn hơn đối với cơ quan hoạch định chính sách để có
các biện pháp điều chỉnh, bổ sung phù hợp với bối cảnh thực tế.
Dựa trên cơ sở xem xét ở trên, trong phạm vi đề tài này, chính sách kinh tế được
hiểu là: “Hệ thống quan điểm, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu cũng như việc
triển khai thực thi của chính phủ nhằm giải quyết một (hay một số) vấn đề kinh

tế nhất định trong một giai đoạn cụ thể”.


×