Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ từ 02 tháng đến 05 tuổi tại bệnh viện sản nhi bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 78 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN THẮNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ
TỪ 02 THÁNG ĐẾN 05 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN
SẢN NHI BẮC NINH

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN VĂN THẮNG

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG


VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI Ở TRẺ
TỪ 02 THÁNG ĐẾN 05 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN
SẢN NHI BẮC NINH
Chuyên ngành: NHI KHOA
Mã số:

62 72 07 50

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM TRUNG KIÊN

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Văn Thắng, học viên chuyên khoa II - Khóa 10 - Trường
Đại học Y Dược Thái Nguyên, chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là đề tài do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của thầy: PGS. TS. Phạm Trung Kiên.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Thái Nguyên, ngày 14 tháng 12 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Văn Thắng



LỜI CẢM ƠN
Khi được giao thực hiện đề tài này, tơi đã cảm thấy mình là người may
mắn vì tơi có cơ hội được làm nghiên cứu, được học hỏi thêm nhiều điều về
lĩnh vực mà tôi đam mê. Trong q trình thực hiện đề tài, tơi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ quý báu từ phía các Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và những
người thân yêu trong gia đình của tơi.
Lời đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến người thầy mà
tôi vô cùng kính mến và ngưỡng mộ - PGS. TS. Phạm Trung Kiên - người
trực tiếp hướng dẫn tôi, luôn động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi
và định hướng cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh,
cùng tồn thể các Thầy Cơ giáo bộ môn Nhi, các bác sĩ Khoa Nội - Nhi, Bệnh
viện Sản Nhi Bắc Ninh đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất
cho tôi thực hiện nghiên cứu và hồn thành đề tài này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu, các phòng ban và bộ môn
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong
q trình học tập hồn thành khóa học.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn và sự yêu thương đến gia
đình, người thân và bạn bè, đồng nghiệp những người đã ln ở bên cổ vũ,
động viên khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tơi học tập để hồn thành
khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Ngun, ngày 14 tháng 12 năm 2018
Học viên
Nguyễn Văn Thắng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

BCĐNTT

: Bạch cầu đa nhân trung tính

CRP

: C Reactive Protein (Protein phản ứng C)

Hb

: Huyết sắc tố

KS

: Kháng sinh

NKHHCT

: Nhiễm khuẩn hơ hấp cấp tính

PaO2

: Áp lực riêng phần của oxy trong máu động mạch

PaCO2


: Áp lực riêng phần của khí carbonic trong máu động mạch

RLYT

: Rối loạn ý thức

SDD

: Suy dinh dưỡng

SHH

: Suy hơ hấp

SpO2

: Độ bão hịa oxy máu động mạch qua da

TCYTTG

: Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)

VK

: Vi khuẩn

VPQP

: Viêm phế quản phổi


VR

: Virus

UNICEF

: The United Nations Children’s Fund
(Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc)


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Bệnh viêm phổi trẻ em............................................................................ 3
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................ 3
1.1.2. Tỉ lệ mắc viêm phổi.......................................................................... 3
1.1.3. Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em ..................................................... 5
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ em. ................... 7
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 7
1.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng ............................................................ 10
1.3. Điều trị viêm phổi trẻ em ...................................................................... 13
1.3.1. Nguyên tắc điều trị kháng sinh....................................................... 13
1.3.2 Điều trị triệu chứng ......................................................................... 14
1.3.3 Điều trị căn nguyên ......................................................................... 15
1.3.4 Điều trị biến chứng viêm phổi ........................................................ 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 20
2.1. Đối tượng nghiên cứu. .......................................................................... 20
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 20
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu ............................................................. 20

2.2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu ................................................... 23
2.2.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 30
2.2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu ................................................................ 31
2.2.6. Xử lý và phân tích số liệu .............................................................. 31
2.2.7. Đạo đức nghiên cứu ....................................................................... 32
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 33


3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 33
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm phổi.................................... 34
3.3. Đánh giá điều trị ................................................................................... 37
Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 45
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .......................................... 45
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng viêm phổi.................................... 49
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng ......................................................................... 49
4.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng .................................................................. 51
4.3. Kết quả điều trị ..................................................................................... 52
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu............... 57
2. Đánh giá kết quả điều trị ....................................................................... 57
KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................
DANH SÁCH BỆNH NHAN ............................................................................


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm giới tính và tuổi thai của bệnh nhi.................................. 33
Bảng 3.2. Thời gian mắc bệnh trước khi vào viện .......................................... 33
Bảng 3.3. Điều trị trước vào viện .................................................................... 34

Bảng 3.4. Tần suất các triệu chứng tồn thân và cơ năng theo nhóm tuổi ..... 34
Bảng 3.5. Tần suất các triệu chứng thực thể theo nhóm tuổi ......................... 35
Bảng 3.6. Hình ảnh Xquang của trẻ theo nhóm tuổi ...................................... 36
Bảng 3.7. Đặc điểm cơng thức máu khi vào viện .......................................... 36
Bảng 3.8. Triệu chứng cơ năng (ho) trước và sau điều trị ............................. 37
Bảng 3.9. Rút lõm lồng ngực trước và sau điều trị theo lứa tuổi.................... 37
Bảng 3.10. Ran tại phổi trước và sau điều trị theo lứa tuổi ........................... 38
Bảng 3.11. Số lượng bạch cầu trước và sau điều trị ...................................... 38
Bảng 3.12. Thay đổi tỉ lệ bạch cầu trung tính trước và sau điều trị ............... 39
Bảng 3.13. Kết quả điều trị ........................................................................... 39
Bảng 3.14. Tần suất sử dụng các loại kháng sinh theo tuổi ........................... 40
Bảng 3.15. Số loại kháng sinh điều trị theo tuổi ............................................. 41
Bảng 3.16. Phối hợp kháng sinh trong điều trị viêm phổi .............................. 41
Bảng 3.17. Thời gian điều trị kháng sinh ........................................................ 42
Bảng 3.18. Liên quan giữa thời gian điều trị và công thức kháng sinh phối
hợp................................................................................................... 42
Bảng 3.19. Công thức kháng sinh phối hợp và lứa tuổi bệnh nhân ................ 43
Bảng 3.20. Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh ............................................. 44


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố đặc điểm các ran ở phổi ............................................... 35
Biểu đồ 3.2. Đường dùng kháng sinh ............................................................ 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu về tỉ lệ mắc và gây tử vong ở trẻ
em trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Theo

Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) (năm 2004), viêm phổi gây tử vong cho 2
triệu trẻ em mỗi năm, nhiều hơn tử vong do AIDS, sốt rét, sởi cộng lại và
phân bố rộng khắp các khu vực trên thế giới [51]. Trung bình mỗi năm có
khoảng 4 triệu trẻ em chết vì viêm phổi. Ở Châu Âu tỉ lệ viêm phổi ở trẻ em
dưới 5 tuổi chiếm từ 30 - 40 trường hợp/1000 trẻ/ năm [46].
Theo thống kê ở Việt Nam, trung bình mỗi năm một trẻ có thể mắc
NKHHCT từ 3 - 5 lần, trong đó có 1 - 2 lần viêm phổi, chiếm 30-34% các
trường hợp khám và điều trị tại các bệnh viện. Tỉ lệ tử vong do viêm phổi tại
Việt Nam đứng hàng đầu trong các bệnh lý hô hấp (75%), chiếm 21% tổng số
tử vong chung ở trẻ em, đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ
dưới 5 tuổi nói chung (sau tử vong ở nhóm tuổi sơ sinh chiếm 21,0%) và
đứng đầu trong các nguyên nhân gây tử vong ở trẻ 1 tháng đến 5 tuổi [2].
Nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ rất đa dạng và phong phú, khác nhau
giữa các quốc gia, giữa các địa phương trong từng quốc gia, trong bệnh viện
và cộng đồng [34]. Nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp ở nhóm trẻ dưới
5 tuổi là vi khuẩn, gặp ở cả hai nhóm vi khuẩn Gram âm và Gram dương
[5],[9]. Nguyên nhân gây bệnh do virus cũng khá phổ biến nhưng thường có
thêm bội nhiễm vi khuẩn, đặc biệt ở những nước đang phát triển [33],[35].
Triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh nhân viêm phổi là sốt, ho, thở nhanh, rút
lõm lồng ngực, nghe phổi có ran [15],[17],[40]. Tuy nhiên, tùy theo lứa tuổi
mắc bệnh biểu hiện các triệu chứng cũng có những khác biệt. Triệu chứng
khó thở gặp nhiều ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, trong khi những triệu chứng
khò khè, ho dai dẳng gặp nhiều hơn ở trẻ lớn [8],[40].


2

Với điều trị viêm phổi, bên cạnh việc điều trị các triệu chứng sốt, ho,
khò khè…, việc sử dụng kháng sinh cho những trường hợp viêm phổi do vi
khuẩn là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh trị kháng sinh cho

điều trị viêm phổi trong những năm gần đây có nhiều bất cập. Sử dụng kháng
sinh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tác nhân gây bệnh theo lứa tuổi. Bên cạnh
đó, việc lạm dụng kháng sinh làm cho điều trị khó khăn và làm tăng nguy cơ
kháng kháng sinh ở trẻ em.
Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu về viêm phổi tại cộng đồng
cũng như tại bệnh viện. Quách Ngọc Ngân (2014) đã nghiên cứu viêm phổi
cộng đồng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ [15], Nguyễn Thành Nhôm
(2015) nghiên cứu viêm phổi nặng ở trẻ em 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện
Vĩnh Long [17]. Nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại Bệnh viện Nhi Trung
ương trong 5 năm (2006 - 2010) đặc điểm lâm sàng và nguyên nhân viêm
phổi do vi khuẩn [26]; nghiên cứu của Lã Quý Hương tại Trung tâm Hô hấp
Bệnh viện Bạch Mai (2012) [10]; nghiên cứu của Huỳnh Văn Tường tại Bệnh
viện Nhi Đồng I (2012) đặc điểm lâm sàng và vi sinh của viêm phổi cộng
đồng nặng ở trẻ từ 2 tháng đến 59 tháng [27]… Tuy nhiên, các dấu hiệu lâm
sàng, việc sử dụng kháng sinh cũng như kết quả điều trị trong những nghiên
cứu của các tác giả cịn có những điểm khác biệt.
Tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh, hàng năm tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi mắc
viêm phổi vào điều trị chiếm tỉ lệ rất cao, triệu chứng của viêm phổi trẻ em tại
đây ra sao, việc sử dụng kháng sinh cũng như kết quả điều trị viêm phổi như
thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ
từ 02 tháng đến 05 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh” nhằm mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng
tuổi đến 5 tuổi bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh.
2. Đánh giá kết quả điều trị viêm phổi ở trẻ từ 2 tháng tuổi đến 5 tuổi.


3

Chương 1

TỔNG QUAN
1.1. Bệnh viêm phổi trẻ em
1.1.1. Định nghĩa
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn của nhu mô phổi bao gồm viêm
phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận cùng hoặc viêm tổ chức kẽ
của phổi [4]. Theo tổ chức Y tế thế giới, viêm phổi là viêm nhu mô phổi bao
gồm 4 thể lâm sàng: viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy, viêm phế quản, áp
xe phổi [51].
Viêm phế quản phổi: là danh từ để chỉ tình trạng viêm nhiễm các phế
quản nhỏ, phế nang và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm
rải rác hai phổi làm rối loạn trao đổi khí, tắc nghẽn đường thở dễ gây suy hô
hấp và tử vong [3].
Viêm phổi thùy: Tình trạng tổn thương nhu mơ phổi thường chiếm một
thùy phổi. Xquang có hình đơng đặc khu trú tại một thùy phổi.
Viêm phổi kẽ: Viêm phổi kẽ là thuật ngữ chỉ những bệnh phổi có tổn
thương ở khoảng kẽ ở phổi, bệnh thường lan tỏa, tổn thương không đồng
nhất, tuy nhiên, được xếp chung vào một nhóm do có biểu hiện lâm sàng,
Xquang phổi, tổn thương mô bệnh học gần tương tự nhau.
1.1.2. Tỉ lệ mắc viêm phổi
Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt trẻ
dưới 5 tuổi, chiếm hàng đầu về tỉ lệ mắc bệnh do nhiễm trùng trên toàn thế
giới. Tỉ lệ mắc bệnh và tử vong do viêm phổi thay đổi tùy theo từng quốc gia,
chủng tộc, tuổi, giới và tình trạng kinh tế [2],[28],[45].


4

Hình 1.1. Phân bố tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi theo nguyên nhân
của 6 vùng trên Thế giới
(WHO – 3/2000, Afr=Châu Phi; Amr=Châu Mỹ; Emr=Trung Cận Đông;

Eur=Châu Âu; Sear=Đông Nam Á; Wpr=Tây Thái Bình Dương [45].
Theo số liệu trong chương trình “Gánh nặng bệnh tật” của WHO năm
2004, hàng năm có khoảng 10,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, 17% trong
số đó tử vong vì NKHHCT [51]. Tổ chức Y tế Thế giới (2007) ước tính hơn
156 triệu trường hợp viêm phổi xảy ra mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó
khoảng 7-13% ca viêm phổi nặng cần nhập viện. Thống kê trên 192 quốc gia
trên thế giới (2010) cho thấy tỉ lệ mắc viêm phổi cộng đồng mỗi năm là 22%
tổng số trẻ có lứa tuổi từ 0 đến 4 tuổi [45]. Viêm phổi là nguyên nhân hàng
đầu gây bệnh tật và tử vong ở nhóm tuổi này, nhiều hơn AIDS, bệnh sốt rét và
lao cộng lại [46]. Theo nhiều nghiên cứu gần đây, tỉ lệ viêm phổi mắc mới
trung bình hằng năm là 3% ở nước đã phát triển và 7-18% ở nước đang phát
triển [41],[47],[49]. Tại Bắc Mỹ hằng năm tỉ lệ mắc viêm phổi là 35 - 45
trường hợp/1000 trẻ/năm ở trẻ dưới 5 tuổi [43].


5

Theo Ruan I. (2005), ước lượng tỉ lệ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi
trên phạm vi toàn cầu trong các nghiên cứu dọc dựa vào cộng đồng cho thấy tỉ
lệ mới mắc các đợt viêm phổi ở các nước đang phát triển là 0,29 đợt/năm/trẻ.
Ở các nước phát triển là 0,026 đợt/năm/trẻ và trên 95 % các đợt viêm phổi ở
trẻ em trên thế giới xảy ra ở các nước đang phát triển. Viêm phổi là nguyên
nhân chính dẫn đến nhập viện ở trẻ dưới 5 tuổi [46].
Tại Việt Nam, viêm phổi vẫn là nguyên nhân tử vong cao nhất (31,3 %)
trong tổng số các nguyên nhân gây tử vong trẻ em, cao gấp 6 lần so với tử
vong do tiêu chảy (5,1%) [2]. Trong số trẻ tử vong do viêm phổi, chỉ có 52 %
trẻ được chăm sóc trước khi tử vong. Ngun nhân trẻ khơng được chăm sóc
y tế trước khi tử vong hoặc tử vong trước 24 giờ tại bệnh viện cao là vì các bà
mẹ không phát hiện được dấu hiệu của bệnh, hoặc khi trẻ mắc bệnh không
được chữa trị đúng đắn, đến khi bệnh nặng chuyển đi bệnh viện thì bệnh đã

quá nặng. Theo thống kê của UNICEF, Việt Nam là một trong 10 nước có tần
số mắc viêm phổi cao nhất với khoảng 2,9 triệu lượt mắc mới mỗi năm, bệnh
đường hơ hấp chiếm 34% trong mơ hình bệnh tật của trẻ em trên tồn quốc,
chiếm 28,82% trong mơ hình bệnh tật của trẻ em tại các bệnh viện tỉnh và
đứng hàng đầu trong các bệnh viện trẻ em [51].
Võ Phương Khanh và CS nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (20052007) nhận thấy nhóm bệnh lý đường hơ hấp trong đó có viêm phổi chiếm
39,9%, cao hơn hẳn so với nhóm các bệnh lý đường tiêu hóa và bệnh lý
nhiễm khuẩn (tương ứng 8,9% và 28,2%) [11].
1.1.3. Nguyên nhân viêm phổi ở trẻ em
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi khác nhau giữa các quốc gia và thay
đổi theo thời gian với tỷ lệ ngày càng tăng, diễn biến bệnh ngày càng khơng
điển hình thu hút nhiều sự chú ý trên thế giới. Vi khuẩn vẫn là nguyên nhân
phổ biến gây bệnh viêm phổi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt
Nam [38]. Ở trẻ dưới 5 tuổi, hai nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi là S.


6

pneumoniae, H. influenzae [48]; nhiều trường hợp có thể là nguồn gốc của
virus, vi khuẩn ít phổ biến và nấm. Nhìn chung, vi khuẩn gây viêm phổi trẻ
dưới 5 tuổi theo thứ tự thường gặp là: S. pneumoniae, Hemophilus influenzae,
S. aureus.
Việt Nam là nước đang phát triển, vi khuẩn vẫn đóng vai trị quan trọng
trong việc gây bệnh NKHHCT ở trẻ em. Các vi khuẩn thường gặp là phế cầu
(Streptococcus

pneumoniae),

Haemophilus


influenzae,

Clamydia,

Mycoplasma, tụ cầu, liên cầu, vi khuẩn đường ruột... và các vi khuẩn khác.
Viêm phổi do Clamydia hay gặp ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Viêm phổi do
Pneumocystis có thể gặp ở trẻ suy dinh dưỡng và trẻ bị HIV/AIDS. Vi khuẩn
có thể có sẵn trong mũi, họng gặp điều kiện thuận lợi có thể gây bệnh hoặc vi
khuẩn từ ngồi xâm nhập vào đường hơ hấp, nó gây bệnh trên cơ sở sức đề
kháng của cơ thể bị giảm sút [9],[15]. Nghiên cứu của Hoàng Thị Phương
Thanh (2017) cho thấy, vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Staphylococcus aureus,
Streplococcus pneumonia, Haemophilus influenzae [19].
Theo nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi Trung ương trên trẻ bị
viêm phổi do vi khuẩn trong 5 năm (2006 - 2010) cho thấy nguyên nhân do vi
khuẩn Gram dương chiếm 31,7%, trong đó S. pneumoniae chiếm tỷ lệ 12,7%,
vi khuẩn Gram âm chiếm 68,4%, trong đó H. influenzae chiếm tỷ lệ 12,1%
[26]. Theo một nghiên cứu khác tại khoa Nhi Bệnh viên Xanh pôn, vi khuẩn
thường gặp gây bệnh viêm phổi nặng là S. pneumoniae (29,6%) và H.
influenzae (17,5%) [16]. Tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2014, kết quả
cấy đờm trên 196 bệnh nhi viêm phổi cộng đồng thu được như sau: S.
pneumoniae: 47,1%, kế đến là S. aureus: 20,6%; M. catarrhalis: 14,7%; H.
influenzae: 8,8%; K. pneumoniae: 5,9%; P. aeruginosa: 2,9% [15]. Theo
nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh, nguyên nhân gây bệnh viêm phổi bệnh
viện chủ yếu là vi khuẩn Gram (-) chiếm 84% trong đó: Acinetobacte
(22,9%); Klebsiella (27,5%); E.coli (11,8%); P. aeruginosa (10%); vi khuẩn


7

Gram (+) chiếm 14% chủ yếu S. coagulase negative: (7,4%); S. aureus

(6,6%) [13].
Tại Việt Nam, viêm phổi ở trẻ em có thể do virus như virus hợp bào hơ
hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus, rhinovirus, virus đường ruột .
1.2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi ở trẻ em
1.2.1. Triệu chứng lâm sàng
Giai đoạn khởi phát:
- Viêm long đường hô hấp trên như: Ho, ngạt mũi, chảy nước mũi. Trong
đó ho là dấu hiệu thường gặp nhất, xuất hiện sớm nhưng không đặc hiệu cho
bệnh nhiễm trùng hơ hấp riêng biệt nào. Ho có thể ho khan hoặc ho có đờm.
- Sốt là kết quả của quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể với tác nhân
gây bệnh. Mức độ sốt có thể tùy thuộc từng nguyên nhân và cá thể. Các
nghiên cứu cho thấy nếu căn nguyên vi khuẩn thì trẻ thường sốt cao (>38,5
độ) [37],[38]. Đơi khi có thể gặp hạ nhiệt độ nếu trẻ mắc bệnh quá nặng.
Những trẻ có suy giảm miễn dịch thì triệu chứng này có thể khơng điển hình.
Theo kết quả của nghiên cứu khác tại viện Nhi Trung ương từ tháng 12/ 2007
- tháng 8/ 2008 cho thấy các triệu chứng trên nhóm bệnh nhi viêm phổi nặng
có sốt > 38.5oC là 31,5%, của Lê Thị Ngọc Kim tại khoa Hơ hấp Bệnh viện
Nhi đồng I thì tỷ lệ sốt ≥ 39oC là 11,8% [12].
- Có thể có rối loạn tiêu hóa: Nơn trớ, tiêu chảy.
- Các dấu hiệu thực thể ở phổi chưa có biểu hiện rõ.
Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ và đầy đủ hơn:
- Sốt: Hầu hết trẻ có sốt nhưng mức độ sốt tùy thuộc vào nguyên nhân.
Các nghiên cứu nhận thấy rằng nếu căn nguyên vi khuẩn thì trẻ thường sốt >
38,5°C, cịn nếu do virus thì sốt nhẹ hơn <38,5°C. Một số ít trường hợp trẻ
chỉ có biểu hiện lâm sàng bằng sốt không rõ nguyên nhân mà không kèm theo
các dấu hiệu về hô hấp. Đôi khi có thể gặp tình trạng hạ thân nhiệt đối với
những trẻ bị bệnh quá nặng như: trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng nặng. Theo


8


nghiên cứu của Đào Minh Tuấn tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ năm 20062010 [26], sốt gặp ở 8,2% các trường hợp, tuy nhiên tỉ lệ này trong các nghiên
cứu khác có sự thay đổi rõ rệt như trong nghiên cứu của Quách Ngọc Ngân tại
Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2013 là 72,9% [15], của Huỳnh Văn
Tường tại Bệnh viện Nhi đồng I là 64,7% [27].
- Ho: Là triệu chứng đặc hiệu của đường hô hấp. Trẻ thường ho khan
hoặc ho có đờm. Phản xạ ho giúp cơ thể tống được dị vật và các chất viêm
nhầy xuất tiết ra khỏi đường thở. Dấu hiệu này thường xuất hiện sớm nhưng
không đặc hiệu cho một bệnh nhiễm trùng hô hấp riêng biệt nào. Trong một
số nghiên cứu về viêm phổi thì triệu chứng ho chiếm từ 82,8% đến 96,8%
[15],[17].
Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn: Triệu chứng cơ năng phổ biến là
ho, sốt, thở khò khè và khạc đờm. Triệu chứng thực thể là có tiếng ran bệnh lý
tại phổi, thay đổi nhịp thở, nhịp tim nhanh và thơng khí phổi giảm. Các biểu
hiện khạc đờm, ngón tay, ngón chân dùi trống và biến dạng lồng ngực là các
biểu hiện định hướng tới viêm phế quản phổi tái nhiễm khác biệt với viêm
phế quản phổi cấp tính [24].
- Nhịp thở nhanh: Nhịp thở là thông số sớm nhất thay đổi khi có tổn
thương phổi ở trẻ em [44]. Tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của bệnh, nhịp thở có
thể nhanh, hoặc chậm hay khơng đều. Khi có cơn ngừng thở là biểu hiện của
suy hô hấp nặng. Những trẻ sau đây được coi là thở nhanh: thở trên 50
lần/phút với trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi và thở trên 40 lần với trẻ từ 1 đến 5 tuổi
[52]. Theo kết quả của nghiên cứu khác tại viện Nhi Trung ương từ tháng 12/
2007 - tháng 8/ 2008 [24] cho thấy các triệu chứng trên nhóm bệnh nhi viêm
phổi nặng có: nhịp thở nhanh, ran ẩm ở phổi, rút lõm lồng ngực là ba dấu hiệu
chính gặp 98%, còn theo tác giả Lê Thị Ngọc Kim nghiên cứu tại Bệnh viện
Nhi đồng I thì tỉ lệ trẻ có thở nhanh là 52,9% [12].


9


- Khò khè: Khi trẻ bị viêm nhiễm sự tăng tiết đờm dãi kết hợp với sự co
thắt làm hẹp lịng đường thở, cản trở thơng khí gây ra tiếng khị khè, là dấu
hiệu ít có giá trị trong chẩn đốn viêm phổi.
- Khó thở: Biểu hiện bằng cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp
thở, rút lõm lồng ngực là một dấu hiệu của viêm phổi nặng [4]. Một trẻ em
viêm phổi có co rút lồng ngực nguy cơ tử vong cao hơn hẳn một trẻ chỉ có
dấu hiệu thở nhanh mà khơng có co rút lồng ngực. Tuy nhiên không bắt buộc
dấu hiệu thở nhanh đi kèm với co rút lồng ngực, bởi khi trẻ bị bệnh nặng, ăn
kém, quá mệt mỏi và kiệt sức sẽ không thể thở nhanh được. Một nghiên cứu
của Đào Minh Tuấn năm 2011 về các triệu chứng lâm sàng trong viêm phổi
của trẻ trong 5 năm từ 2006-2010 cho thấy ho 98,1%, ran ẩm nhỏ hạt 87,5%;
sốt 88,2%; khò khè 74,8%; rút lõm lồng ngực 49,1% [26].
Theo khuyến cáo của Hội lồng ngực Anh: Chẩn đoán bệnh viêm phổi
thường dựa vào những đặc điểm lâm sàng ở một đứa trẻ có sốt ho, mà có thở
nhanh hơn bình thường, nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt, có thể xuất hiện cả dấu
hiệu co rút lồng ngực, khó nói, bú kém, hoặc tím tái… Đó là những dấu hiệu
lâm sàng để nghĩ tới viêm phổi [32].
- Tím: Khi trẻ bị viêm phổi nặng có thể có dấu hiệu tím với nhiều mức
độ như: tím quanh mơi, đầu chi hoặc tím tồn thân. Có thể tím tái khi khóc
hoặc tím tái thường xun, tím ở lưỡi, quanh mơi, đầu chi.
- Tiếng ran ở phổi: Thường có ran ẩm hoặc giảm rì rào phế nang. Tiếng
ran ở phổi là triệu chứng quan trọng để chẩn đốn viêm phổi. Tình trạng viêm
tiết dịch trong lịng phế nang tạo ra ran ẩm nhỏ hạt. Khi có tình trạng co thắt,
bít tắc đường thở tạo ra ran rít, ngáy. Tuy nhiên nếu các tiếng ran chỉ xuất
hiện đơn độc mà khơng có các dấu hiệu lâm sàng khác kèm theo thì độ đặc
hiệu của các tiếng ran thấp đối với chẩn đốn viêm phổi. Ngược lại có trường
hợp tổn thương phế quản phổi thực sự trên lâm sàng, bệnh nhi có suy hơ hấp
hoặc trên Xquang có hình ảnh tổn thương tại phổi nhưng cũng khơng nghe



10

thấy ran ẩm do tình trạng bít tắc và co thắt phế quản làm giảm thơng khí phổi
hoặc do tình trạng viêm phổi kẽ [4].
- Gõ phổi: Ít có giá trị trong chẩn đốn viêm phổi. Nếu có tình trạng ứ
khí phế nang sẽ thấy gõ vang hơn bình thường hoặc trong viêm phổi thùy có
thể thấy gõ đục từng vùng.
- Các rối loạn khác như rối loạn tiêu hoá như nơn, tiêu chảy, có thể mất
nước, hoặc suy tim với tim nhịp nhanh, gan to, bụng chướng hơi, nặng hơn có
thể truỵ tim mạch. Một nghiên cứu lâm sàng của Nguyễn Thành Nhơm ở
nhóm bệnh nhi viêm phổi nặng gặp các triệu chứng: chảy mũi 20%, biếng ăn,
bú ít chiếm 21,5% [17].
1.2.2 Triệu chứng cận lâm sàng
Xquang phổi: Xquang phổi có thể khẳng định sự tồn tại và vị trí của sự
thâm nhiễm phổi, phát hiện các tổn thương phổi và màng phổi, hạch rốn phổi
đi kèm. Một số trường hợp các nốt mờ tập trung tại một thùy hay phân thùy
phổi, có thể kèm theo tràn khí, tràn dịch màng phổi, xẹp phổi. Những tổn
thương có thể gặp bao gồm: Các nốt mờ rải rác, các nốt mờ theo định khu giải
phẫu bệnh, các nốt mờ mô kẽ lan tỏa, tổn thương phối hợp.
Trong một nghiên cứu của Michael Ostapchuk và cộng sự về viêm phổi
mắc phải ở cộng đồng đã kết luận: Viêm phổi mắc phải ở cộng đồng với mức
độ nặng có một trong những dấu hiệu là tình trạng suy hơ hấp cấp, tình trạng
nhiễm khuẩn nặng hoặc sốc nhiễm khuẩn, trên phim chụp lồng ngực có hình
ảnh thâm nhiễm đa thuỳ phổi và nitơ urê huyết >7mM; Lactat dehydrogenase
>260UI L-1 và albumin huyết thanh giảm [43].
Hình ảnh tổn thương phổi trên chụp Xquang có thể hướng tới căn
nguyên do loại tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay do virus. Virkk R. và một
số tác giả khi nghiên cứu sự khác biệt giữa viêm phổi do vi khuẩn và vi rút,
các tác giả nhận xét: 72% trường hợp viêm phổi do nhiễm khuẩn có hình ảnh

Xquang thâm nhiễm phế nang; 50% số trường hợp với hình ảnh Xquang thâm


11

nhiễm mơ kẽ của phổi có bằng chứng do vi khuẩn. Tóm lại, hầu hết bệnh nhi
viêm phổi phế nang, đặc biệt là những trường hợp có hình ảnh thâm nhiễm
thuỳ phổi đều có bằng chứng là viêm phổi do vi khuẩn. Ngược lại hình ảnh
thâm nhiễm mơ kẽ trên x-quang phổi thấy cả viêm phổi do vi rút và vi
khuẩn [50].
Tuy nhiên trong một số trường hợp hình ảnh Xquang phổi có thể bình
thường như: những trường hợp khơng có khả năng tạo phản ứng viêm, ở giai
đoạn quá sớm của bệnh (viêm phổi tụ cầu lan bằng đường máu), viêm phổi do
Pneumocystis carinii ở bệnh nhân HIV.
Theo nghiên cứu của Đào Minh Tuấn từ 2006-2010 tại Bệnh viện Nhi
Trung ương kết quả khi chụp Xquang ngực thẳng cho thấy: Tổn thương thâm
nhiễm tập trung thành đám: 49,4%, tổn thương thâm nhiễm rải rác: 15,1%, tổn
thương tổ chức kẽ: 10,7% và tổn thương thâm nhiễm phối hợp: 24,8% [26].
Xét nghiệm huyết học: số lượng bạch cầu (BC), tỉ lệ BC đa nhân trung
tính tăng là những dấu hiệu chỉ điểm căn nguyên gây bệnh do vi khuẩn, tuy
nhiên nếu BC không tăng cũng không thể loại trừ khả năng viêm phổi do vi
khuẩn. Nghiên cứu về sự khác nhau giữa viêm phổi do căn nguyên vi khuẩn
và virus, Vikki có nhận xét: tỉ lệ các bệnh nhi có số lượng BC và tốc độ máu
lắng tăng không khác nhau giữa hai nhóm bệnh nhi viêm phổi do vi khuẩn và
do virus [50]. Chỉ số Hemoglobin cần phải quan tâm vì ở trẻ có thêm biểu
hiện thiếu máu thì tình trạng suy hô hấp sẽ trở nên nặng hơn.
Các xét nghiệm sinh hóa:
- CRP (C Reactive Protein): CRP bản chất là protein miễn dịch có vai
trị quan trọng trong giai đoạn cấp thuộc hệ thống đáp ứng miễn dịch không
đặc hiệu. CRP được phát hiện vào những năm 1930 bởi Tilet và Francis trong

một nghiên cứu phản ứng huyết thanh bệnh nhân với vi khuẩn phế cầu. Trong
giai đoạn cấp của nhiễm phế cầu, huyết thanh của người bệnh bị kết tủa bởi


12

một phần của Polysaccharid ở vỏ phế cầu (phần C). Vì vậy, người ta gọi
protein này là C-Reactive Protein (CRP), bình thường CRP < 6 mg/l.
CRP tăng ngay từ 6 giờ đầu tiên khi có q trình viêm, nồng độ đỉnh
đạt được ở 48-50 giờ và trở về bình thường khi hết viêm, mức độ tăng của
CRP tương ứng với mức độ nhiễm khuẩn nặng trên lâm sàng. Hiện nay xét
nghiệm CRP vẫn được sử dụng để chẩn đoán quá trình viêm nhiễm, nó góp
phần định hướng khi cần quyết định có sử dụng kháng sinh hay khơng. Theo
nghiên cứu của tác giả Lê Thị Ngọc Kim, tỉ lệ xét nghiệm CRP có tăng chiếm
tỉ lệ 96,0% [12].
Khí máu và độ bão hòa oxy qua da: theo DukeT. và cộng sự khi
Sp02<95% thì được coi là giảm oxy máu và cần được can thiệp [36]. Nếu
SpO2<80% là rất nặng đe dọa tử vong [36]. Xét nghiệm khí máu cịn phát
hiện các rối loạn thăng bằng kiềm toan, tình trạng nhiễm toan là một biểu hiện
rất hay gặp trong viêm phổi và thường gặp là toan hô hấp [25].
Siêu âm màng phổi: là một kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện giúp cho việc
xác định sự có mặt của dịch trong khoang màng phổi, độ dầy của màng
phổi,xác định vị trí chọc hút dịch khi dịch khu trú.
Xét nghiệm vi sinh
Xét nghiệm đờm chỉ cho kết quả dương tính trong khoảng 50% các
trường hợp bệnh do vi khuẩn gây bệnh. Một số vi khuẩn yếm khí,
Mycoplasma, Chlamydia, nấm khơng thể ni cấy bằng các phương pháp thông
thường mà phải dùng phương pháp huyết thanh chẩn đoán hoặc PCR. Cấy
máu cũng thường được sử dụng để tìm nguyên nhân gây viêm phổi khi có dấu
hiệu nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên mức độ dương tính thấp.

Mặc dù việc xác định nguyên nhân gây viêm phổi ở trẻ em gặp nhiều
khó khăn, tuy nhiên rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và có những kết
quả xác định được nguyên nhân gây bệnh:


13

Bii C.C. và cộng sự đã nghiên cứu căn nguyên của viêm phổi trẻ em
dưới 5 tuổi là Streptococcus pneumoniae chiếm 26%; Klebsiella pneumoniae
chiếm 1%; Staphylococcus aureus chiếm 3%; E. coli chiếm 2%; Parainfluenzae
virus: 5%; virus hợp bào hô hấp: 22%; nấm Candida: 13% [30].
1.3. Điều trị viêm phổi trẻ em
Nguyên tắc điều trị
- Đánh giá đúng mức độ nặng nhẹ của bệnh.
- Thơng thống đường thở.
- Hạ sốt.
- Bù đủ dịch.
- Liệu pháp oxy nếu có suy hơ hấp.
- Dùng kháng sinh phù hợp (dựa vào lâm sàng, lứa tuổi). Điều trị viêm phổi
do vi khuẩn chủ yếu là sử dụng kháng sinh sau đó là các điều trị hỗ trợ khác.
- Đánh giá tình trạng lâm sàng sau 48-96h điều trị.
- Điều trị biến chứng viêm phổi (nếu có).
1.3.1. Ngun tắc điều trị kháng sinh
Các ngun tắc chính nhằm sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý là:
- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.
- Phải chọn đúng kháng sinh và đường cho thuốc thích hợp.
- Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian qui định.
- Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp kháng sinh.
Những yếu tố giúp thầy thuốc chọn lựa thuốc kháng sinh thích hợp
trong điều trị viêm phổi trẻ em gồm có: phải biết chắc tác nhân vi khuẩn gây

bệnh là gì, biết rõ tính cảm thụ của tác nhân gây bệnh đó với các thuốc kháng
sinh, mức độ nặng của bệnh tình trạng miễn dịch của bệnh nhi, tiền sử của
bệnh nhi về sử dụng thuốc kháng sinh, tình trạng dinh dưỡng quá trình diễn
biến của bệnh và các biến chứng kết hợp, phí tổn, sự an toàn của thuốc kháng
sinh định sử dụng [23].


14

Về nguyên tắc, viêm phổi do vi khuẩn bắt buộc phải dùng kháng sinh
điều trị, viêm phổi do virus đơn thuần thì kháng sinh khơng có tác dụng. Tuy
nhiên trong thực tế rất khó phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay virus hoặc có
sự kết hợp giữa virus với vi khuẩn kể cả dựa vào lâm sàng, Xquang hay xét
nghiệm khác. Ngay cả khi cấy vi khuẩn âm tính cũng khó có thể loại trừ được
viêm phổi do vi khuẩn [23]. Vì vậy, TCYTTG khuyến cáo nên dùng kháng
sinh để điều trị cho tất cả các trường hợp viêm phổi ở trẻ em.
Để lựa chọn kháng sinh điều trị, người ta xếp loại bệnh viêm phổi
thành 2 nhóm lớn: (a) Viêm phổi mắc từ cộng đồng, khơng có yếu tố nguy cơ
và (b) Viêm phổi có các yếu tố nguy cơ. Cả hai nhóm lớn này lại phân thành
hai nhóm nhỏ hơn là viêm phổi nặng và khơng nặng.
Các hướng dẫn điều trị của Hội lồng ngực Anh, hướng dẫn thực hành
lâm sàng quản lý các bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ của Mỹ và hướng dẫn điều trị
viêm phổi của Bộ Y Tế đều có chung quan điểm: sử dụng Amoxicillin
uống trong phác đồ đầu tiên, nếu thất bại hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn
do vi khuẩn khơng điển hình thì chuyển sang dùng Macrolid [4].
Để điều trị viêm phổi trẻ em một cách có hiệu quả cần phát hiện và
điều trị sớm ngay từ y tế cơ sở theo phác đồ của Tổ chức y tế giới. Những
trường hợp nặng phải điều trị tại bệnh viện theo nguyên tắc:
+ Điều trị chống nhiễm khuẩn.
+ Điều trị chống suy hô hấp.

+ Điều trị các rối loạn khác và các biến chứng (nếu có).
1.3.2. Điều trị triệu chứng
Chống suy hơ hấp: Đặt bệnh nhân đúng tư thế, nằm nơi thoáng mát, nới
rộng quần áo, tã lót để bệnh nhân dễ thở. Hút dịch đường thở, khai thông
đường hô hấp.
- Thở oxy: cần theo dõi các thông số như nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt,
SpO2 … để xử trí kịp thời.


15

- Trường hợp suy hơ hấp nặng có cơn ngừng thở, trẻ bị tím tái, SpO2
dưới 80% cần đặt ống nội khí quản để hút dịch đường thở và sẵn sàng thơng
khí nhân tạo.
Các điều trị hỗ trợ khác:
- Trẻ bị viêm phổi nặng có thể kèm theo biểu hiện mất nước và rối loạn
điện giải do sốt cao, nôn, tiêu chảy, thở nhanh... vì vậy việc bồi phụ nước và
điện giải cũng là một biện pháp điều trị hỗ trợ.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ để tránh hạ đường máu, đảm bảo
năng lượng, duy trì thân nhiệt, các chức năng sống và điều trị các biến chứng
khác nếu có.
1.3.3. Điều trị căn nguyên
Cơ sở lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi:
Việc lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi lý tưởng nhất là dựa
vào kết quả nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích
hợp. Tuy nhiên trong thực tế khó thực hiện vì:
- Việc lấy bệnh phẩm để nuôi cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ rất
khó khăn, đặc biệt là tại cộng đồng.
- Thời gian chờ kết quả xét nghiệm mới quyết định điều trị là không kịp
thời, nhất là những trường hợp viêm phổi nặng cần điều trị cấp cứu.

Theo tuổi và nguyên nhân:
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tháng tuổi: Nguyên nhân thường gặp
là liên cầu B, tụ cầu, vi khuẩn Gram-âm, phế cầu (S. pneumoniae) và H.
influenzae.
- Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi nguyên nhân hay gặp là phế cầu (S.
pneumoniae) và H. influenzae.
- Trẻ trên 5 tuổi ngồi S. pneumoniae và H. influenzae cịn có thêm
Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila...
Theo tình trạng miễn dịch của trẻ.


16

Theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Theo mức độ kháng thuốc:
- Ghi nhận cần lưu ý đối với các tác nhân gây nhiễm khuẩn hô hấp từ
hệ thống theo dõi kháng thuốc khu vực châu Á (ANSORP) cho thấy châu Á
thời gian từ 2008- 2009 là khu vực có tỉ lệ S.pneumoniae giảm nhậy cảm cao
với penicillin và tỉ lệ kháng cao với Erythromycin trong đó Việt Nam
(80,7%), kháng đa thuốc (MDR) đã được quan sát thấy ở 59,3% chủng từ các nước
châu Á [39].
- Theo nghiên cứu của Phạm Ngọc Toàn. K.pneumoniae là nguyên
nhân gây viêm phổi cao nhất, chiếm 41,3%, K.pneumoniae, E.coli và P.
aeruginosa thường gặp ở trẻ từ 1- 2 tháng. H.influenzae và Acinetobacter có
xu hướng gây bệnh ở mọi lứa tuổi. P.aeruginosa kháng KS với tỉ lệ từ 7,1%
đến 50%. Acinetobacter đã kháng tất cả các KS làm sinh đồ với tỉ lệ từ
2086,7%. E.coli kháng ampicilline 100%, kháng các KS khác với tỉ lệ từ
5.9%-88,2%. còn nhạy 100% với Imipenem. H.influenzae kháng Cotrimoxazol 85,7%, Ampicillin 78,6%. Vi khuẩn này còn nhạy với Imipenem
và Ciprofloxacin [21].
Phác đồ hướng dẫn cụ thể:

Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng quản lý các bệnh nhiễm khuẩn
ở trẻ của Mỹ:
- Viêm phổi (không nặng): sử dụng kháng sinh uống vẫn đảm bảo an
toàn và hiệu quả trong điều trị viêm phổi ở trẻ em kể cả một số trường hợp
nặng. Lúc đầu có thể dùng:
+ Co-trimoxazol 50mg/kg/ngày chia 2 lần (uống) ở nơi vi khuẩn S.
pneumoniae chưa kháng nhiều với thuốc này.
+ Amoxicilin 45mg/kg/ngày (uống) chia làm 3 lần. Theo dõi 2 - 3 ngày
nếu tình trạng bệnh đỡ thì tiếp tục điều trị đủ từ 5 – 7 ngày. Thời gian dùng


×