Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.2 MB, 217 trang )

+

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

+

+

+

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH CỦA
NGƯỜI BÁN THUỐC TẠI CƠ SỞ BÁN LẺ
THUỐC Ở VIỆT NAM

+

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2021


+

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO



BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

+

+
+
+

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY

NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ,
THỰC HÀNH BÁN KHÁNG SINH CỦA
NGƯỜI BÁN THUỐC TẠI CƠ SỞ BÁN LẺ
THUỐC Ở VIỆT NAM

+

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số:
62720412
Người hướng dẫn khoa học :
TS. Đỗ Xuân Thắng
PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh

HÀ NỘI, NĂM 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
công bố, bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được
chỉ rõ nguồn gốc, thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế
“Nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ của các cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt
Nam và đề xuất giải pháp” mà tôi là thư ký, thành viên chính nhóm nghiên cứu
đều được sự đồng thuận của chủ nhiệm đề tài và các thành viên của nhóm nghiên
cứu trong việc sử dụng những thơng tin này.
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thị Phương Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận án này được thực hiện dựa trên nền tảng gắn kết với đề tài cấp Bộ
«Nghiên cứu chất lượng dịch vụ dược của các cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam và
đề xuất giải pháp» do Trường Đại học Dược Hà Nội làm chủ trì. Luận án khơng
thể hồn thành nếu khơng được sự hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện của
Ban giám hiệu, các Thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học
Dược Hà Nội, Sở Y tế, đồng nghiệp, bạn bè, các cựu sinh viên và đặc biệt là Gia
đình.
Lời đầu tiên, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn
Thanh Bình là người Thầy đầu tiên đã đưa tôi đến với con đường nghiên cứu
khoa học, ln dành thời gian tận tình chỉ bảo tơi trong suốt q trình học tập và
làm luận án. TS.Đỗ Xuân Thắng là người thầy rất tâm huyết, dành nhiều thời gian

hướng dẫn, luôn quan tâm, chỉ bảo tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện luận
án. PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh là người thầy đã dành thời gian và truyền đạt
cho tôi nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, các anh chị em đồng nghiệp tại
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, Trường Đại học Dược Hà Nội đã hướng
dẫn, hỗ trợ, tôi trong thời gian học tập tại Bộ môn cũng như thời gian thực hiện
luận án, đồng thời động viên, khích lệ tơi những lúc gặp khó khăn trở ngại trong
q trình nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị công tác tại Sở Y tế
các tỉnh/thành phố, Phòng Y tế, nhà thuốc, quầy thuốc trên địa bàn khảo sát
đã hỗ trợ, tạo điều kiện trong quá trình thu thập số liệu cho nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học Trường
Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện, hỗ trợ rất nhiệt tình để quá trình học tập
và nghiên cứu của tơi được hồn thành thuận lợi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các em cựu sinh viên, học viên Trường Đại học
Dược Hà Nội đã hỗ trợ cho tôi trong thời gian triển khai nghiên cứu.
Cuối cùng, cho phép tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Gia đình, bạn bè,
những người thân yêu đã luôn bên cạnh động viên và là chỗ dựa tinh thần giúp tơi
vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Nguyễn Thị Phương Thúy
ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 4
1.1.

Quản lý kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc .......................................... 4

1.1.1. Quản lý kháng sinh tại các CSBLT trên thế giới ........................................ 4
1.1.2. Quản lý sử dụng kháng sinh tại các CSBLT ở Việt Nam............................. 6
1.1.3. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong cộng đồng ..................................... 10
1.2.

Kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của NBT ........................ 13

1.2.1. Phương pháp sử dụng khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của
người bán thuốc với hoạt động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc ............... 13
1.2.2. Kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh .......................................... 15
1.2.3. Thái độ của người bán thuốc về kháng sinh ............................................. 18
1.2.4. Thực hành của NBT đối với hoạt động bán kháng sinh ............................ 19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT
.............................................................................................................................. 23
1.3.1. Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng NBT bán kháng sinh không đơn
.......................................................................................................................... 23
1.3.2. Cơ sở lý thuyết xác định yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán KSKĐ của
NBT ................................................................................................................... 27
1.3.3. Một số nghiên cứu ứng dụng lý thuyết dự định hành vi xác định yếu tố ảnh

hưởng đến thực hành của NBT .......................................................................... 29
1.5. Đặc điểm CSBLT tại Việt Nam và thông tin chung về địa bàn khảo sát ... 31
1.6. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài ............................................................. 34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 35
iii


2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 35
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 35
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 35
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 35
2.3. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 35
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................. 39
2.4.1. Mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định lượng ................. 39
2.4.2. Mẫu và phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu định tính .................... 40
2.5. Các biến số và chủ đề trong nghiên cứu ..................................................... 42
2.5.1.Biến số trong nghiên cứu định lượng ........................................................ 42
2.5.2. Chủ đề trong nghiên cứu định tính........................................................... 46
2.6. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 47
2.6.1.Kỹ thuật thu thập dữ liệu .......................................................................... 47
2.6.2. Xây dựng và thiết kế bộ công cụ thu thập dữ liệu ..................................... 48
2.6.3. Quá trình thu thập dữ liệu ....................................................................... 51
2.7. Xử lý và phân tích số liệu: ............................................................................ 54
2.7.1. Xử lý dữ liệu ............................................................................................ 54
2.7.2. Phân tích dữ liệu ..................................................................................... 55
2.8. Biện pháp hạn chế sai số trong thu thập dữ liệu ......................................... 58
2.9. Đạo đức nghiên cứu ...................................................................................... 58
2.10. Thơng tin về đề tài và vai trị của nghiên cứu sinh .................................... 59
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 60
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................... 60

3.1.1.Thông tin chung về cơ sở bán lẻ thuốc ...................................................... 60
3.1.2.Thông tin chung về người bán thuốc tham gia nghiên cứu ........................ 60
3.1.3.Thông tin chung về khách hàng mua kháng sinh tham gia nghiên cứu ...... 61
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc đối với hoạt động bán
kháng sinh tại CSBLT ......................................................................................... 62
3.2.1. Kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh .......................................... 62
3.2.2. Thái độ của người bán thuốc về kháng sinh ............................................. 68
iv


3.2.3. Thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc thơng qua phương pháp
đóng vai khách hàng ......................................................................................... 71
3.3. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không
đơn của NBT tại cơ sở bán lẻ thuốc .................................................................... 79
3.3.1. Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh khơng có
đơn theo quan điểm của người bán thuốc (nghiên cứu định tính) ...................... 80
3.3.2. Phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố đến hành vi bán kháng sinh
không đơn của NBT ........................................................................................... 91
3.3.3. Phân tích một số yếu tố từ phía khách hàng mua thuốc ảnh hưởng đến việc
bán kháng sinh không đơn của NBT .................................................................. 98
3.3.4. Xác định một số yếu tố từ phía cơng tác quản lý dược ảnh hưởng đến thực
hành bán kháng sinh không đơn của NBT ....................................................... 101
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 106
4.1. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc đối với hoạt
động bán kháng sinh ......................................................................................... 107
4.1.1. Bàn luận về thang đo đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành của người
bán thuốc đối với hoạt động bán kháng sinh ................................................... 107
4.1.2. Bàn luận về thực trạng kiến thức của người bán thuốc về kháng sinh .... 109
4.1.3. Bàn luận về thực trạng thái độ của người bán thuốc về kháng sinh ....... 117
4.1.4. Bàn luận về thực trạng thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc thơng

qua phương pháp đóng vai khách hàng ........................................................... 119
4.1.5. Bàn luận về «khoảng cách» giữa kiến thức, thái độ và thực hành .......... 124
4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh khơng có đơn của NBT
............................................................................................................................ 126
4.2.1. Bàn luận về thang đo yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không
đơn của NBT ................................................................................................... 126
4.2.2. Bàn luận về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực hành bán kháng
sinh không đơn ................................................................................................ 128
4.3. Bàn luận về hạn chế của nghiên cứu .......................................................... 135
4.4. Bàn luận về tính mới và ý nghĩa nghiên cứu ............................................. 136
v


4.4.1 Tính mới của đề tài ................................................................................. 136
4.4.2. Đóng góp về ý nghĩa thực tiễn ............................................................... 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 139
1. Kết luận .......................................................................................................... 139
1.1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc về hoạt
động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh, thành phố ở
Việt nam năm 2017-2018................................................................................. 139
1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT
........................................................................................................................ 140
2.Kiến nghị ......................................................................................................... 141
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt
Phản ứng có hại của thuốc

ADR

Adverse Drug Reaction

ARI

Acute Respiratory Infection Nhiễm trùng hô hấp cấp
Cơ sở bán lẻ thuốc

CSBLT
ĐVKH

Simulated Client Methods

Phương pháp đóng vai khách hàng

GPP

Good Pharmacy Practice

Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc


KSKĐ

Kháng sinh khơng có đơn

NBT

Người bán lẻ thuốc

NT

Nhà thuốc

QT

Quầy thuốc

QL

Quản lý

PYT

Phòng y tế

SYT

Sở y tế

PTCM


Phụ trách chuyên mơn

SD

Độ lệch chuẩn

TB

Trung bình

TPB

Theory Planned Behavior

vii

Lý thuyết hành vi có dự định


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên tắc tư vấn sử dụng kháng sinh theo đơn tại nhà thuốc .............. 5
Bảng 1.2. So sánh các phương pháp trong đánh giá thực hành của NBT ............. 14
Bảng 1.3. Kiến thức của NBT về kháng sinh trong nghiên cứu trên thế giới ........ 16
Bảng 1.4. Nội dung khai thác thông tin và tư vấn khi bán KSKĐ tại nhà thuốc . 23
Bảng 1.5. Tổng hợp yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng bán kháng sinh không đơn.24
Bảng 1.6. Tổng hợp các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng thực hành của NBT ..... 29
Bảng 1.7. Số lượng cơ sở bán lẻ thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2012-2017 ............. 31
Bảng 1.8. Một số thông tin chung về địa bàn khảo sát (số liệu năm 2017) ............. 33
Bảng 2.9. Các thiết kế nghiên cứu được sử dụng trong phạm vi đề tài .................. 38

Bảng 2.10. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu của các nội dung nghiên cứu ...... 41
Bảng 2.11. Các nhóm biến số chính trong nghiên cứu định lượng ............................. 43
Bảng 2.12. Các chủ đề trong nghiên cứu định tính .................................................. 46
Bảng 3.13. Thông tin chung về cơ sở bán lẻ thuốc khảo sát .................................... 60
Bảng 3.14. Thông tin chung về NBT tham gia khảo sát ........................................... 61
Bảng 3.15. Thông tin chung về khách hàng mua kháng sinh đã khảo sát ............. 62
Bảng 3.16. Tỷ lệ người bán thuốc có kiến thức đúng về quy định bán kháng sinh62
Bảng 3.17. Tỷ lệ NBT có kiến thức đúng về nguyên tắc cơ bản sử dụng kháng sinh63
Bảng 3.18. Tỷ lệ NBT có kiến thức đúng về nguy cơ sử dụng kháng sinh và kháng
kháng sinh........................................................................................................................64
Bảng 3.19. Kiến thức của người bán thuốc khi xử lý một số tình huống cụ thể .... 64
Bảng 3.20. Nguồn thông tin cung cấp kiến thức về kháng sinh cho NBT .............. 66
Bảng 3.21. Tổng điểm kiến thức chung theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu ....... 67
Bảng 3.22. Thái độ về vai trò của NBT đối với sử dụng kháng sinh trong cộng
đồng...................................................................................................................................68
Bảng 3.23. Thái độ của người bán thuốc về việc bán kháng sinh không đơn ........ 68
Bảng 3.24. Quan điểm của người bán lẻ thuốc về những khó khăn đối với hoạt động
bán kháng sinh tại CSBLT.............................. ............................................................ 69
Bảng 3.25. Tổng điểm thái độ chung theo đặc điểm đối tượng nghiên cứu ........... 70
viii


Bảng 3.26.Tỷ lệ bán kháng sinh khơng có đơn tại CSBLT khảo sát ...................... 71
Bảng 3.27. Đặc điểm kháng sinh được NBT bán khơng có đơn .............................. 73
Bảng 3.28. Một số vấn đề liên quan đến thuốc trong tình huống ARI trẻ em ....... 74
Bảng 3.29. Thông tin được khai thác trường hợp bán kháng sinh ......................... 75
Bảng 3.30. Thông tin được NBT tư vấn khi bán kháng sinh không đơn ............... 77
Bảng 3.31. Kiểm định độ tin cậy của thang đo lường yếu tố ảnh hưởng thực hành
bán kháng sinh không đơn của NBT.......................................................................... 92
Bảng 3.32. Hệ số tải nhân tố các biến quan sát đo lường yếu tố ảnh hưởng thực

hành bán kháng sinh không đơn của người bán thuốc ............................................ 93
Bảng 3.33. Kết quả phân tích hồi quy đa biến nhân tố ảnh hưởng đến thực hành
bán KSKĐ của NBT tại CSBLT..................... ............................................................ 94
Bảng 3.34. Kết quả phân tích hồi quy đa biến nhân tố ảnh hưởng đến thực hành
bán kháng sinh không đơn của NBT tại CSBLT (mơ hình 2) ................................. 96
Bảng 3.35. Tóm tắt mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến
bán thực hành kháng sinh không đơn của NBT ....................................................... 96
Bảng 3.36. Lý do khách hàng đến nhà thuốc mà không đi khám bác sĩ ................ 98
Bảng 3.37. Nhận thức về hành vi mua kháng sinh không đơn của khách hàng và
mức độ đồng ý đi khám bác sĩ......................... ............................................................ 99
Bảng 3.38. Triệu chứng bệnh khách hàng có nhu cầu điều trị, ............................. 100
Bảng 3.39. Hồi quy đa biến logistics các yếu tố liên quan đến khách hàng .......... 101

ix


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quy định quản lý kháng sinh tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay ........... 6
Hình 1.2. Ước tính tỷ lệ kháng sinh bán khơng có đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc
theo các vùng địa lý trên thế giới ................... ............................................................ 20
Hình 1.3. Lý thuyết hành vi có dự định của Ajzen ................................................... 28
Hình 2.4. Khung lý thuyết của nghiên cứu.... ............................................................ 35
Hình 2.5. Nội dung nghiên cứu.................................................................................... 36
Hình 2.6.Tiến trình xây dựng bộ công cụ đo lường kiến thức- thái độ của NBT về
hoạt động bán kháng sinh................................ ............................................................ 48
Hình 3.7. Phân loại mức điểm kiến thức chung về kháng sinh của NBT ............... 66
Hình 3.8. Phân loại mức điểm thái độ chung về kháng sinh của NBT ................... 70
Hình 3.9. Tỷ lệ CSBLT tự chỉ định và bán kháng sinh không đơn khi xử lý ARI trẻ
em phân loại theo địa bàn................................ ............................................................ 72
Hình 3.10. Sự khác biệt giữa kiến thức, thái độ với thực hành thực tế của NBT .. 78

Hnh 3.11. Kết quả nghiên cứu định tính về yếu tố ảnh hưởng đến thực hành ...... 90
Hình 3.12. Khung lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh
khơng đơn của NBT...................................................................................................... 91
Hình 3.13. Kết quả mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến thực hành bán KSKĐ ...... 97
Hình 4.14. Tài liệu tự học để “cắt liều” bán thuốc .................................................. 115
Hình 4.15. Đặc điểm kháng sinh NBT đã bán khơng có đơn trong tình huống ARI
trẻ em năm 2001 và năm 2017 tại Hà Nội................................................................ 120

x


ĐẶT VẤN ĐỀ

Cơ sở bán lẻ thuốc (CSBLT) đóng vai trị quan trọng trong hệ thống chăm sóc
sức khỏe ban đầu tại cộng đồng. Ở nhiều nước có mức thu nhập thấp và trung bình, nhà
thuốc là kênh chính để người dân mua thuốc và trao đổi thông tin khi có vấn đề về sức
khỏe [60]. Tại Việt Nam, theo thống kê cho thấy khoảng 65%-80% người dân có vấn
đề sức khỏe sẽ tìm đến CSBLT trước khi đến với dịch vụ y tế khác [33, 123]. Do đó,
người bán lẻ thuốc (NBT) là người đầu tiên mà người dân dễ dàng tiếp cận nhất, thực
hiện việc cung cấp, tư vấn sử dụng thuốc trong cộng đồng. Với mạng lưới các CSBLT
đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, để có thể phát huy vai trị của CSBLT trong
cung ứng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, kiến thức, thái độ và thực hành của NBT
có vai trị rất quan trọng. Nếu kiến thức, thái độ, thực hành của NBT khơng phù hợp có
thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, gia tăng gánh
nặng chi phí điều trị và trầm trọng nhất có thể là tính mạng của người bệnh [60].
Tuy nhiên, thực tế hoạt động của hệ thống này đang tồn tại một số vấn đề bất cập
đặc biệt là NBT bán kháng sinh mà khơng có đơn thuốc và CSBLT trở thành địa điểm
cung cấp kháng sinh bất hợp lý trong cộng đồng [98]. Trong khi kháng sinh là nhóm
thuốc có vai trị quan trọng trong điều trị và chăm sóc sức khỏe, đặc biệt các nước đang
phát triển như Việt Nam, kháng sinh cần được quản lý và kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm

thiểu kháng kháng sinh. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tình trạng kháng kháng sinh đã trở
nên nguy hiểm, cấp bách, đe dọa đến an ninh y tế tồn cầu, vì vậy địi hỏi phải có sự nỗ
lực và phải có can thiệp mạnh mẽ nhằm tránh khỏi việc nhân loại quay trở về thời kỳ
hậu kháng sinh [135]. Việt Nam là quốc gia đang phải đối mặt với mức độ và tốc độ
lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh, xuất hiện vi khuẩn kháng đa
thuốc cả ở trong bệnh viện cũng như ở ngoài cộng đồng [11, 23].
Đáng quan ngại hơn, mặc dù đã xây dựng nhiều chương trình và kế hoạch hành
động quốc gia về chống kháng thuốc (giai đoạn 2013-2020) nhằm giảm thiểu tình trạng
kháng kháng sinh [11], nhưng Việt Nam là một trong 3 quốc gia có tốc độ gia tăng mức
tiêu thụ kháng sinh cao nhất trên thế giới [56]. Tổ chức Y tế thế giới xếp Việt Nam vào
danh sách các quốc gia có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao trên thế giới. Một trong
những nhân tố quan trọng dẫn đến thực trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam là tình trạng
1


lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng, tự sử dụng kháng sinh khi khơng có đơn của bác
sỹ, người dân có thể tự ý mua kháng sinh khơng có đơn ở các nhà thuốc hoặc theo lời
khuyên của NBT [11, 23]. Nghiên cứu quan sát tại 30 nhà thuốc năm 2011 ở Hà Nội đã
cho thấy phần lớn kháng sinh được bán không đơn 88% (thành thị) và 91% (nông thơn)
[55]. Có lẽ điều này góp phần khiến Việt Nam đang rơi vào “vùng trũng” của tình trạng
kháng thuốc trên thế giới. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu của chúng tôi được tiến
hành cho thấy cơ quan quản lý chưa có giải pháp riêng đối với CSBLT nhằm giải quyết
vấn đề bán kháng sinh khơng có đơn ở Việt Nam [11].
Bên cạnh đó, rà sốt y văn về các nghiên cứu liên quan kể từ khi Việt Nam hoàn
thành lộ trình áp dụng “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc” cho thấy, hầu hết các nghiên
cứu mới dừng ở việc tập trung phản ánh thực trạng một số khía cạnh hoạt động của loại
hình nhà thuốc như cơ sở vật chất, trang thiết bị, hổ sơ, sổ sách, hoạt động sắp xếp, bảo
quản thuốc, kỹ năng thực hành bán thuốc, thực trạng bán kháng sinh không đơn tại một
địa phương đơn lẻ [20, 24, 31, 55] mà chưa đề cập tồn diện các khía cạnh về kiến thức,
thái độ của NBT về kháng sinh và chưa phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc bán

kháng sinh không đơn của NBT tại CSBLT. Trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của
NBT đối với hoạt động bán kháng sinh tại nhà thuốc, quầy thuốc hiện nay ra sao? Yếu
tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không đơn của NBT tại nhà thuốc, quầy
thuốc như thế nào? Trên cơ sở đó đề xuất và triển khai các can thiệp phù hợp để cải
thiện thực trạng bán kháng sinh không đơn tại CSBLT. Dựa trên nền tảng và phát triển
từ đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Y tế, luận án “Nghiên cứu kiến thức, thái độ,
thực hành bán kháng sinh của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam”
được thực hiện với mục tiêu như sau:
1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của người bán thuốc
đối với hoạt động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh,
thành phố ở Việt Nam giai đoạn 2017-2018.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành bán kháng sinh không
đơn của người bán thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn một số tỉnh, thành
phố ở Việt Nam.

2


Kết quả nghiên cứu của luận án được kỳ vọng sẽ cung cấp được những bằng
chứng khoa học, toàn diện và hữu ích về kiến thức, thái độ, thực hành của NBT tại
CSBLT đối với hoạt động bán kháng sinh, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hành
vi bán kháng sinh khơng đơn. Từ đó, đề xuất được các giải pháp hữu hiệu, phù hợp
trong bối cảnh hiện nay, góp phần đảm bảo và tăng cường chất lượng hành nghề và sử
dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, giảm tình trạng bán kháng sinh khơng đơn ở Việt Nam.

3


Chương 1. TỔNG QUAN


1.1. Quản lý kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ thuốc
1.1.1. Quản lý kháng sinh tại các CSBLT trên thế giới
Theo Tổ chức y tế thế giới, kháng sinh là thuốc được sử dụng để dự phòng và điều
trị bệnh lý do nhiễm vi khuẩn. Đây là một nhóm thuốc đặc biệt bởi xuất hiện hiện tượng
đề kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi đáp ứng với thuốc, việc sử dụng kháng
sinh không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cộng đồng.
Nhân loại đang đối mặt với mức độ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng [136].Tỷ
lệ kháng kháng sinh cao đã được ghi nhận ở các vi khuẩn gây ra bệnh lý thông thường
và nhiễm khuẩn phổ biến tại cộng đồng (ví dụ nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn hô
hấp) ở tất cả các khu vực trên thế giới, làm giảm hiệu quả điều trị, gia tăng gánh nặng
xã hội và nguy cơ tử vong kể cả với các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường [135]. Do
đó, kháng sinh ln được quan tâm và quản lý bởi các quy định, chính sách nhằm đảm
bảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn, giảm thiểu tỷ lệ đề kháng và bảo tồn hiệu quả
kháng sinh.
1.1.1.1.Quy định bán kháng sinh tại CSBLT
Tại hầu hết các quốc gia, kháng sinh được quản lý là thuốc phải kê đơn, chỉ được
bán cho người bệnh khi có đơn của bác sĩ [45]. Một số ít quốc gia có chính sách dược
sĩ cộng đồng được cung cấp kháng sinh và được chỉ định kháng sinh hợp pháp cho
người bệnh mà không cần đơn thuốc của bác sĩ trong một số trường hợp cụ thể [138].
Ví dụ tại Canada, Thái Lan, Newzealand, dược sĩ cộng đồng được phép kê đơn cho
người bệnh kháng sinh để điều trị một số bệnh lý như nhiễm khuẩn da và mô mềm ở
mức độ nhẹ, nhiễm khuẩn tiết niệu không biến chứng theo các hướng dẫn điều trị [66,
119].
1.1.1.2. Yêu cầu trách nhiệm của dược sĩ - người bán lẻ thuốc trong quản lý sử dụng
kháng sinh tại cộng đồng
CSBLT là mắt xích quan trọng trong hệ thống cung ứng thuốc để thúc đẩy sử dụng
kháng sinh hợp lý cũng như thực hiện giám sát, quản lý kháng sinh, ngăn chặn nguy cơ
đề kháng kháng sinh tại cộng đồng [117]. Theo tổ chức y tế thế giới, do có nhiều ưu thế
trong tiếp cận, dược sĩ cộng đồng- người bán lẻ thuốc cần thực hiện cung ứng thuốc có

trách nhiệm, tư vấn sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý cho người bệnh trong cộng đồng
[138]. Cụ thể như sau:
4


a. Tư vấn sử dụng hợp lý kháng sinh theo đơn thuốc
Khuyến cáo bệnh nhân tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị bao gồm sử dụng đúng
kháng sinh đã được kê đơn với liều lượng và thời gian điều trị chính xác [127, 138].
Tư vấn cho người bệnh những điều cần thiết khi sử dụng kháng sinh, đặc biệt
đối với bệnh nhẹ, giảm thiểu tác dụng khơng mong muốn có thể xảy ra và những lưu ý
để xử trí khi xuất hiện tác dụng khơng mong muốn trong q trình sử dụng [127, 138].
Tư vấn cho người bệnh về các tương tác thuốc - thuốc, thuốc - thức ăn có thể
gặp phải để có biện pháp dự phịng và kiểm sốt phù hợp [127, 138]..
Dược sĩ có thể sử dụng phương pháp ghi nhớ FRAIS tư vấn cho người bệnh khi
bán kháng sinh theo đơn thuốc góp phần tăng cường sử dụng kháng sinh hợp lý.
Bảng 1.1. Nguyên tắc tư vấn sử dụng kháng sinh theo đơn tại nhà thuốc [66]
F
Finish course
Sử dụng cho đến khi kết thúc đợt điều
trị
R Regular intervals (eg, six-hourly, Thời gian dùng đều đặn, không quên
eight-hourly, etc)
thuốc
A After, with or before food
Thời điểm dùng sau ăn, trước ăn hoặc
cùng thức ăn
I
Interactions
Tương tác thuốc
S

Side effects
Tác dụng không mong muốn của thuốc
b. Giám sát và tư vấn giảm thiểu việc tự sử dụng kháng sinh
NBT là chuyên gia chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận nhất, thường là nhân viên y tế đầu
tiên được người dân tìm đến để xin lời khuyên về các bệnh nhiễm trùng và các thuốc
không kê đơn làm giảm các triệu chứng bệnh [92]. NBT cần được đào tạo về bệnh học,
triệu chứng, sinh lý bệnh của các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp tại cộng đồng và nhận
biết được các tình huống cần thuyết phục người bệnh đến khám bác sĩ để chẩn đoán và
điều trị phù hợp [127]. NBT cần tư vấn cho người bệnh về các bệnh thông thường như
nhiễm vi-rút, cảm lạnh, cúm (nguyên nhân, triệu chứng, khoảng thời gian, mùa dịch)
và giải thích cho người bệnh rằng kháng sinh khơng có tác dụng điều trị với những bệnh
có căn nguyên do vi rút [92, 127]. Là một phần cấu thành của nhóm chăm sóc sức khỏe
ban đầu, NBT có vị trí lý tưởng để giảm gánh nặng cho các chuyên gia chăm sóc sức
khỏe khác (bác sĩ) và giảm việc người bệnh tự sử dụng kháng sinh, tiêu thụ kháng sinh
khơng có đơn [66].
c. Giữ liên lạc và trao đổi với người kê đơn
Trong một số trường hợp, NBT cần liên lạc với người kê đơn để chắc chắn rằng họ
cung cấp đúng kháng sinh cho người thực sự cần sử dụng. Ngoài ra, dược sĩ cộng đồng
5


cũng có thể trao đổi với bác sĩ để thúc đẩy tuân thủ các hướng dẫn điều trị, kê đơn hợp
lý, đưa ra phác đồ điều trị tối ưu [127].
d. u cầu khác
Bên cạnh những vai trị chính trên, NBT cịn có một số nhiệm vụ khác liên quan
hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh tại cộng đồng bao gồm:
Loại bỏ thuốc cũ hoặc không sử dụng giúp ngăn ngừa việc tái sử dụng kháng sinh
hoặc sử dụng kháng sinh ở những người bệnh không được kê đơn ban đầu.
Tư vấn và giáo dục người dân về các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn (rửa tay,
vệ sinh, súc miệng họng, cách ly người bệnh, ho/hắt hơi đúng cách) là chiến lược quan

trọng để giảm nhiễm khuẩn và giảm dần áp lực sử dụng thuốc kháng sinh. Kiểm soát
nhiễm khuẩn và tiêm chủng sẽ giúp giảm lạm dụng kháng sinh với các bệnh thơng
thường (tiêm vaccin phịng cúm mỗi năm).Tham gia chiến dịch giáo dục, phòng chống
đề kháng kháng sinh [127].
1.1.2. Quản lý sử dụng kháng sinh tại các CSBLT ở Việt Nam
1.1.2.1.Quy định bán kháng sinh tại CSBLT
Hệ thống hóa văn bản cho thấy quản lý bán kháng sinh tại CSBLT ở Việt Nam có
sự điều chỉnh theo thời gian (Hình 1.1).
QĐ số 04/2008/QĐ-BYT

QĐ số 47/1995/QĐ-BYT
Quy định các thuốc bán theo

và cơng văn số

đơn gồm 5 nhóm

QĐ số

1517/2008/BYT-KCB

1847/2003/QĐ-

Kháng sinh là nhóm thuốc kê

BYT

đơn (30 nhóm thuốc kê đơn)

Kháng sinh là


Thơng tư số 08/2009/TT-BYT

nhóm thuốc kê đơn

ban hành danh mục thuốc

(7 nhóm)

khơng kê đơn

Một số KS uống được bán lẻ
khơng cần đơn: amoxicillin,
ampicillin,

penicilin

V,

erythromycin,cloramphenic
nicol,

tetracyclin,

các

sulfamid và cotrimoxazol

1995


2004

2005

Luật Dược số
34/2005/QH11
Hành vi
nghiêm cấm

2008

2010

2014

Thông tư 06/2017/TT-BYT
và TT 20/2017/TT-BYT

Một số KS là thuốc kiểm
soát đặc biệt:
ciprofloxacin, levofloxacin,
norfloxacin,

ofloxacin,

moxifloxacin,metronidazol,

tinidazol,..

2016


2018

Nghị định

Luật Dược số

TT05/2016/TT_

Nghị định

176/2013/NĐ-

105/2016/QH13

BYT;TT52/2017

45/2005/NĐ-CP

CP xử phạt vi

Thuốc kiểm

, lưu đơn thuốc

xử phạt vi phạm

phạm hành

soát đặc biệt


kháng sinh tại

hành chính lĩnh

chính lĩnh vực

vực y tế

y tế

Hình 1.1. Quy định quản lý kháng sinh tại Việt Nam từ năm 1995 đến nay
6

CSBLT


Giai đoạn từ năm 1995 đến trước 2003, kháng sinh được quản lý là thuốc kê đơn
trừ một số kháng sinh đường uống được bán lẻ mà không cần đơn thuốc: amoxicillin,
ampicillin, erythromycin, penicillin V, chloramphenicol, tetracyclin, sulfamid và
cotrimoxazol). Từ năm 1996, Chính sách quốc gia về thuốc đã nêu rõ thuốc kháng sinh
có vai trị rất quan trọng trong điều trị, đặc biệt với tình hình bệnh tật của một số nước,
khí hậu nhiệt đới như nước ta. Do đó, cần phải chấn chỉnh việc kê đơn và sử dụng kháng
sinh, kiểm sốt tình trạng kháng kháng sinh [16].
Năm 2003, Bộ Y tế quy định 7 nhóm thuốc phải kê đơn, theo đó tất cả các kháng
sinh là thuốc kê đơn, chỉ được bán lẻ khi có đơn của bác sĩ. Năm 2005, Luật Dược lần
đầu tiên được ban hành, quy định việc bán lẻ thuốc kê đơn mà khơng có đơn là hành vi
nghiêm cấm [27]. Đến năm 2009, Bộ y tế ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BYT quy
định danh mục thuốc không kê đơn, NBT tại CSBLT được phép bán không cần đơn
của bác sĩ. Các thuốc kê đơn là các thuốc khơng có trong danh mục thuốc không kê

đơn, khi cấp phát, bán lẻ và sử dụng phải có đơn thuốc, nếu sử dụng khơng theo đúng
chỉ định của người kê đơn thì có thể nguy hiểm tới tính mạng, sức khỏe. Kháng sinh là
nhóm thuốc kê đơn, chỉ được phép bán lẻ khi có đơn của bác sĩ [27, 25].
Năm 2016, Luật Dược 105/2016/QH13 ban hành quy định mới về các thuốc phải
quản lý kiểm soát đặc biệt và điều kiện kinh doanh các thuốc kiểm sốt đặc biệt. Theo
đó, một số kháng sinh được phân loại là thuốc kiểm soát đặc biệt khi nằm trong danh
mục thuốc cấm sử dụng trong một số ngành lĩnh vực bao gồm ciprofloxacin, ofloxacin,
levofloxacin, metronidazol, moxifloxacin, nadifloxacin [5], danh mục thuốc độc
(colistin)[4]. Ngoài ra, một số kháng sinh thuộc danh mục hạn chế bán lẻ như levofloxacin,
moxifloxacin có quy định riêng trong quản lý [2].
Về vấn đề xử phạt khi vi phạm quy định bán thuốc kê đơn mà khơng có đơn của
bác sĩ được chính phủ ban hành lần đầu năm 2005. Hình thức phạt tiền từ 1.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng với hành vi vi phạm này [15]. Năm 2013, nghị định
176/2013/NĐ-CP quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng
đối với hành vi bán lẻ thuốc phải kê đơn mà khơng có đơn của bác sĩ [14].
1.1.2.2. Yêu cầu trách nhiệm của dược sĩ - người bán lẻ thuốc trong quản lý sử dụng
kháng sinh tại cộng đồng
a. Yêu cầu cơ bản trong hoạt động bán thuốc tại CSBLT
Kháng sinh là thuốc kê đơn, do đó yêu cầu NBT khi bán kháng sinh cần tuân theo
quy trình bán thuốc, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc kê đơn của CSBLT [1]. Tại Việt
Nam, theo tiêu chuẩn Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, NBT cần thực hiện yêu cầu
7


chuyên môn trong hoạt động bán thuốc bao gồm việc cung cấp, bán lẻ thuốc trực tiếp
đến người sử dụng thuốc kèm theo việc tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an tồn và
có hiệu quả cho người sử dụng. NBT cần tư vấn và thông báo cho người mua: cách
dùng thuốc, các thông tin về thuốc, tác dụng không mong muốn, tương tác, thận trọng
cần lưu ý khi sử dụng thuốc [1].
NBT hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua

yêu cầu; NBT tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn
cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp khơng có đơn thuốc kèm theo, người bán
lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ
bao gói; Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về
nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.
NBT thực hiện hoạt động bán thuốc cần tuân thủ những yêu cầu chung như sau:
Trang phục áo blu trắng, sạch sẽ, gọn gàng; Thực hiện đúng các quy chế dược, tự
nguyện tuân thủ đạo đức hành nghề dược; Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin và
lời khuyên đúng đắn về cách dùng thuốc cho người mua hoặc bệnh nhân và có các tư
vấn cần thiết nhằm đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả
NBT cần xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có chun mơn phù
hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa
chọn các thuốc không cần kê đơn. Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải
dùng thuốc, nhân viên bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo
dõi triệu chứng bệnh. Khơng được khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hóa thơng
thường và mua nhiều hơn cần thiết [1].
Đối với người bệnh địi hỏi phải có chẩn đốn của thầy thuốc mới có thể dùng
thuốc, NBT cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa thích hợp hoặc
bác sĩ điều trị.
Đối với trường hợp thuốc bán lẻ khơng đựng trong bao bì ngồi của thuốc thì phải
ghi rõ: tên thuốc; dạng bào chế; nồng độ, hàm lượng thuốc; với trường hợp khơng có
đơn thuốc đi kèm phải ghi thêm liều dùng, số lần dùng và cách dùng.
Hoạt động bán thuốc kê đơn/ kháng sinh theo đơn được thực hiện bởi NBT khi có
sự tham gia hoặc giám sát của người phụ trách chuyên môn của CSBLT. CSBLT chỉ
được hoạt động, bán thuốc khi có mặt của người phụ trách chun mơn [25]. CSBLT
phải lưu đơn thuốc có kê kháng sinh trong thời gian 01 năm kể từ ngày kê đơn nhằm
mục đích kiểm sốt kê đơn, bán kháng sinh trong điều trị ngoại trú tại cộng đồng [6].

8



b.Yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý
Dược thư quốc gia Việt Nam là tài liệu pháp lý trong sử dụng thuốc, thực hiện quy
chế kê đơn và bán thuốc kê đơn được Bộ y tế ban hành. Theo Dược thư quốc gia Việt
Nam, để giảm tỷ lệ kháng kháng sinh, cán bộ y tế cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng
kháng sinh hợp lý [8]. Cụ thể như sau:
+ Chỉ được sử dụng kháng sinh khi mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn
Kháng sinh chỉ sử dụng khi mắc các bệnh lý do vi khuẩn gây ra. Do đó việc chẩn
đốn đúng trước khi kê đơn là bước quan trọng đầu tiên. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả
xét nghiệm hoặc kết quả thăm khám lâm sàng để quyết định chỉ định kháng sinh cho
người bệnh. Không dùng kháng sinh cho những bệnh do vi rút gây ra như cảm cúm,
cảm lạnh, viêm phổi do vi rút, sởi.
+ Lựa chọn kháng sinh hợp lý
Lựa chọn kháng sinh hợp lý phải đạt các tiêu chí: lựa chọn kháng sinh có phổ tác
dụng phù hợp với vi khuẩn gây bệnh, có dược động học phù hợp để bảo đảm nồng độ
tác dụng tại vị trí nhiễm khuẩn mà không gây hại cho người bệnh, phù hợp với sinh lý
và bệnh lý mắc kèm ở người bệnh.
Kháng sinh là một trong những nhóm thuốc có nguy cơ gây dị ứng cao, do đó cần
tìm hiểu tiền sử của người bệnh vì dị ứng kháng sinh để tránh trường hợp chống chỉ
định bắt buộc.
Đối tượng người bệnh có khác biệt về sinh lý hoặc bệnh lý với người trưởng thành
khỏe mạnh như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú cần lưu ý và rất
thận trọng khi sử dụng.
+ Đúng liều lượng và đủ thời gian của đợt điều trị kháng sinh
Liều lượng kháng sinh phụ thuộc vào các yếu tố như lứa tuổi, cân nặng, chức
năng gan, thận và mức độ nặng của bệnh. Do đó, kháng sinh cần được tính tốn liều
dùng thích hợp với tình trạng bệnh, liều lượng khơng phù hợp cịn tăng tính kháng thuốc
của vi khuẩn [8].
Theo Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Bộ Y tế (2015), thời gian đợt điều trị
kháng sinh tùy thuộc tình trạng nhiễm khuẩn, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của

người bệnh. Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau 7 10 ngày. Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng
không mong muốn và tăng chi phí điều trị [10].
9


+ Kháng sinh có thể gây ra phản ứng có hại.
Tất cả các kháng sinh đều có thể gây ra phản ứng có hại (ADR), do đó cần cân nhắc
nguy cơ/lợi ích trước khi quyết định kê đơn. Mặc dù đa số trường hợp ADR sẽ tự khỏi
khi ngừng thuốc nhưng nhiều trường hợp có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng, ví dụ
như hội chứng Stevens - Johnson, Lyell… và có thể dẫn tới tử vong. Các loại phản ứng
quá mẫn thường liên quan đến tiền sử dùng kháng sinh ở người bệnh, do đó phải khai
thác tiền sử dị ứng, tiền sử dùng thuốc, tiền sử bệnh ở người bệnh trước khi kê đơn [8].
Có thể nói, do đặc điểm đặc thù về lựa chọn và sử dụng kháng sinh nên tại hầu hết
các quốc gia trong đó có Việt Nam, kháng sinh chỉ được sử dụng cho người bệnh thông
qua việc khám và kê đơn của bác sĩ. Nếu sử dụng kháng sinh không đúng cách, thiếu
trách nhiệm, sẽ mất dần hiệu quả các kháng sinh đang sẵn có điều trị các bệnh lý do
nhiễm khuẩn tại cộng đồng. Do đó, các cán bộ y tế, dược sĩ, NBT chỉ được phép bán
kháng sinh khi có đơn thuốc, đồng thời có nhiệm vụ hỗ trợ giáo dục và tư vấn cho người
bệnh tuân thủ điều trị và sử dụng kháng sinh đúng nguyên tắc, hợp lý.
1.1.3. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong cộng đồng
1.1.3.1.Trên thế giới
Mặc dù có chính sách quản lý sử dụng kháng sinh tuy nhiên thực trạng sử dụng
kháng sinh bất hợp lý trong cộng đồng đang diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế
giới, làm gia tăng tiêu thụ kháng sinh và mức độ kháng kháng sinh [134].
Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý bao gồm lạm dụng kháng sinh khi khơng
cần thiết trong điều trị các tình trạng bệnh mà nguyên nhân không phải do nhiễm vi
khuẩn, sử dụng loại kháng sinh không phù hợp, sai liều dùng/đường dùng/thời gian sử
dụng, tự sử dụng kháng sinh. Theo thống kê tồn cầu, ước tính có khoảng 50% lượng
kháng sinh đã tiêu thụ là sử dụng không hợp lý trong chăm sóc sức khỏe con người [56,
133].

Tình trạng lạm dụng kháng sinh trong cộng đồng xảy ra không chỉ ở các quốc
gia đang phát triển mà còn ở những quốc gia phát triển [59]. Kháng sinh thường bị lạm
dụng trong điều trị với bệnh lý đường hô hấp trên ở trẻ em. Nghiên cứu thực hiện tại Ý
chỉ ra 38,0% trường hợp trẻ em mặc các bệnh lý này (viêm phế quản, viêm thanh quản,
cảm lạnh thông thường – thường có nguyên nhân do vi rút) được sử dụng kháng sinh
[99]. Kết quả của nghiên cứu tại Indonesia cũng tương tự: trong vòng 18 tháng, 34,0%
trường hợp trẻ đã nhận được kháng sinh để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hơ hấp trên
ít nhất 1 lần [46].
10


Ở một số quốc gia trên thế giới thói quen tự sử dụng kháng sinh, kém tuân thủ
điều trị kháng sinh của người dân là một vấn đề rất đáng lo ngại [60, 69]. Người bệnh
tự ý mua kháng sinh, dùng đơn đã được điều trị trước đó, khơng dùng đủ liều, đủ thời
gian điều trị, chia sẻ thuốc, ngừng sử dụng khi các triệu chứng giảm [98]. Đây là yếu tố
quan trọng làm tình trạng kháng kháng sinh trong cộng đồng phức tạp hơn. Tổng quan
hệ thống và phân tích gộp với 34 nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tự sử dụng kháng sinh của
31340 người dân là 38,8% (95%CI: 29,5-48,1%) để điều trị các bệnh hô hấp (50%), sốt
(47%) và tiêu hóa (45%) [100]. Khảo sát các quốc gia Châu Âu cho thấy kháng sinh đã
được 28% số người dân sử dụng trong 6 tháng trước, trong đó 41% đã tự sử dụng kháng
sinh để điều trị các bệnh thường gặp như cảm lạnh (45%), ho (17%) [94]. 58,0% số
người dân Tanzania được khảo sát đã thừa nhận việc tự ý dùng kháng sinh khơng có
đơn hoặc tư vấn y tế [74]. Hầu hết những kháng sinh mà người nghèo ở New Delhi, Ấn
Độ tự mua chỉ có thời gian sử dụng từ 2-3 ngày [83]. Khảo sát của Tổ chức y tế thế giới
tại 12 quốc gia với 9772 người dân tham gia cho kết quả có 32% người báo cáo rằng
họ đã ngừng dừng thuốc kháng sinh khi thấy khỏe hơn mà không thực hiện theo chỉ dẫn
[134]. Trong đó, hậu quả tự sử dụng kháng sinh được người dân báo cáo bao gồm dị
ứng (5,9%), thất bại điều trị (11,8%) và gây tử vong (5,9%) [100].
Nhận thức hạn chế của người dân là một trong những ngun nhân chính dẫn tới
thói quen tự sử dụng kháng sinh không hợp lý trong cộng đồng. Nghiên cứu tại Úc năm

2015 chỉ ra rằng người mua thuốc có nhận thức hạn chế về tác dụng của kháng sinh.
1/3 người tin rằng sẽ khỏi bệnh nhanh hơn bằng cách uống kháng sinh khi bị cảm lạnh
hoặc cúm, và gần 1/5 cho rằng kháng sinh sẽ chữa khỏi bệnh do vi rút [112]. Có 64%
người dân được khảo sát cho rằng các bệnh do vi rút như cảm lạnh và cúm có thể điều
trị bằng kháng sinh [134].
Bên cạnh đó, có thể thấy nhiều nghiên cứu đã chỉ ra địa điểm CSBLT là nguồn
chính cung cấp kháng sinh để người dân tự sử dụng kháng sinh gia tăng trong cộng
đồng. Tổng quan hệ thống của Morgan và cộng sự cho kết quả có 76% kháng sinh người
bệnh tự sử dụng được cung cấp khơng có đơn từ CSBLT trong cộng đồng [98]. Trong
báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, tỷ lệ này thậm chí cao hơn tại 12 quốc gia, dao động
83%-93% người báo cáo họ có được kháng sinh là mua tại nhà thuốc [134]. NBT tại
CSBLT thường khơng có hiểu biết đầy đủ về kháng sinh và tiến triển của bệnh. Tuy
vậy, họ thường xuyên cung cấp thông tin và lời khuyên về sử dụng kháng sinh và bán
kháng sinh khơng đơn. Do đó, cần quản lý việc bán kháng sinh tại CSBLT để tăng
cường sử dụng kháng sinh hợp lý và dừng bán kháng sinh không đơn [69].
11


1.1.3.2.Tại Việt Nam
Tổng quan hệ thống thực trạng sử dụng thuốc không hợp lý tại Việt Nam và Trung
Quốc (2015) cho thấy, lạm dụng kháng sinh là tương đối nghiêm trọng, diễn ra ở vùng
thành thị và nông thôn của Việt Nam [132]. Nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Hoa và
cộng sự theo dõi tiến cứu trong vòng 28 ngày với 818 trẻ em có độ tuổi từ 6 đến 60
tháng ở huyện Ba Vì cho thấy có 62% trẻ em sử dụng kháng sinh. Đa số các đợt kháng
sinh (64%) lạm dụng trong điều trị các triệu chứng của nhiễm trùng hơ hấp cấp tính thể
nhẹ (cảm lạnh) hầu hết do vi rút gây ra [111].
Bên cạnh đó, tự sử dụng kháng sinh và kém tuân thủ thời gian điều trị kháng sinh
như khuyến cáo cũng được ghi nhận trong cộng đồng ở Việt Nam [85]. Nghiên cứu
Mattias và cộng sự khảo sát 200 trẻ 1-5 tuổi tại Ba vì, Hà Nội (2001) cho thấy có 78%
kháng sinh được sử dụng cho trẻ khơng có sự tư vấn của thầy thuốc và 80% được mua

tại nhà thuốc tư nhân [104]. Theo dõi tiến cứu cho thấy thời gian trung bình mỗi đợt sử
dụng kháng sinh cho trẻ dưới 5 tuổi tại Ba vì chỉ là 3,54 ngày [111]. 38% người dân
được khảo sát trả lời dừng sử dụng kháng sinh khi cảm thấy sức khỏe khá hơn [134].
Kháng sinh dễ dàng được mua bán khơng có đơn khi khảo sát 30 nhà thuốc trên địa bàn
quận Đống Đa (thành thị) và huyện Sóc Sơn (nơng thơn) tại Hà Nội (2010) cho thấy
người dân thường yêu cầu bán kháng sinh mà khơng có đơn 49,7% (thành thị) và 28,2%
(nơng thơn). CSBLT là nguồn cung cấp kháng sinh không đơn phổ biến, kháng sinh
được bán khơng có đơn 88% (thành thị) và 91% (nơng thơn) [55].
Nhận thức của người dân cịn rất hạn chế về sử dụng kháng sinh. Nghiên cứu
của Hà Văn Thúy và cộng sự khảo sát hộ gia đình tại vùng Tây Nguyên cho thấy người
dân có nhận thức về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh còn hạn chế. Chỉ 55,8%
người dân được phỏng vấn biết về kháng kháng sinh. Có 8% cho rằng NBT tại nhà
thuốc, quầy thuốc đủ điều kiện kê đơn kháng sinh, chỉ 25,1% biết rằng sử dụng kháng
sinh có thể xảy ra tác dụng không mong muốn [124]. Khảo sát với khách hàng mua
thuốc tại 19 nhà thuốc trên địa bàn TPHCM cho thấy 40% người cho rằng kháng sinh
có thể tiêu diệt vi rút hoặc có tác dụng điều trị cảm cúm, 30% cho rằng kháng sinh có
tác dụng chính là giảm đau. Khách hàng khơng có kiến thức về kháng sinh tự sử dụng
kháng sinh cao gấp 3,3 lần người có kiến thức về kháng sinh [22].
Như vậy, thực trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý tương đối phổ biến trong
cộng đồng, ở mức đáng báo động [11]. Để giải quyết thực trạng phức tạp trong cộng
đồng, đặc biệt là việc tự sử dụng kháng sinh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước hết
phải giảm bán KSKĐ tại các CSBLT - địa điểm cung cấp kháng sinh chủ yếu trong
cộng đồng mà ở đó NBT đóng vai trị quan trọng trong giám sát và quản lý sử dụng
12


kháng sinh hợp lý [100]. Nhằm phân tích vấn đề này trước hết cần đánh giá thực trạng
kiến thức, thái độ, thực hành của NBT đối với hoạt động bán kháng sinh để xác định
vấn đề tồn tại hiện nay, cũng như tìm kiếm biện pháp can thiệp phù hợp ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cần đề cập một số khía cạnh về nhận thức và thói quen mua

thuốc của khách hàng, là đối tượng có liên quan đến việc bán kháng sinh tại CSBLT.
1.2. Kiến thức, thái độ, thực hành bán kháng sinh của NBT
1.2.1. Phương pháp sử dụng khảo sát thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của
người bán thuốc với hoạt động bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc
Nhằm đánh giá kiến thức, thái độ của NBT về kháng sinh, hầu hết các nghiên
cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thơng qua phỏng vấn bộ câu hỏi có cấu trúc
[65, 68, 71, 96, 101, 102].
a. Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc
Trong các nghiên cứu về kiến thức - thái độ về kháng sinh, cách thức bộ câu hỏi
khảo sát được xây dựng tương đối đa dạng. Một số nghiên cứu thực hiện tổng quan tài
liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu làm cơ sở xây dựng bộ cơng cụ [61, 101, 126].
Trong khi đó, một số nghiên cứu đã kết hợp tổng quan tài liệu với nghiên cứu định tính
để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề nghiên cứu trước khi xây dựng bộ câu hỏi [62, 108]. Sau
đó, hầu hết các nghiên cứu thực hiện xin ý kiến chuyên gia để hoàn thiện nội dung của
bộ công cụ và tiến hành thử nghiệm,xác định thời gian hoàn thành bộ câu hỏi [61, 101,
126]. Một số nghiên cứu thực hiện đánh giá độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát thông
qua hệ số tương quan nội hàm giữa hai lần trả lời bộ câu hỏi trên cùng một đối tượng
tham gia [62] hoặc thông qua hệ số tin cậy Cronbach alpha [101, 102].
b. Phương pháp đánh giá kiến thức của người bán thuốc
Các câu hỏi đánh giá kiến thức của NBT thường được thiết kế dưới dạng câu hỏi
đóng có ba lựa chọn trả lời là đúng/sai/không biết hoặc không chắc chắn [65, 96, 106]
hoặc các câu hỏi lựa chọn theo thang Likerk 5 (rất đồng ý/ đồng ý/ trung lập/ không
đồng ý/ rất không đồng ý) [101]. Cách phân loại mức độ kiến thức của NBT trong các
nghiên cứu trên thế giới là rất đa dạng. Nghiên cứu tai Brazin gồm 8 câu hỏi để đánh
giá kiến thức của dược sĩ về sử dụng kháng sinh và so sánh các nhóm dựa trên cơ sở
tổng điểm kiến thức trung bình [65]. Nghiên cứu khác tại Ả Rập Saudi áp dụng đánh
giá tỷ lệ phần trăm tổng số người trả lời đúng với từng câu hỏi [71]. Một số nghiên cứu
đã áp dụng phương pháp chia khoảng điểm (50%, 70% tổng số điểm) để đánh giá mức
độ kiến thức của người tham gia là tốt, trung bình hay kém [126] hoặc có trường hợp
13



×