Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

tỷ lệ sử dung các biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ dân tộc thiểu số đã hai con tai huyện krông năng tỉnh đăk lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.16 MB, 118 trang )

.

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
************

NÔNG THỊ NƯƠNG

TỶ LỆ SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
TRÁNH THAI HIỆN ĐẠI
Ở PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐÃ HAI CON
TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK

Chuyên ngành: Sản Phụ Khoa
Mã số: 8720105

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. VÕ MINH TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


.


.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp thực hiện,
các số liệu, kết quả trong nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Nghiên cứu viên

NÔNG THỊ NƯƠNG

.


.i

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA.
LỜI CAM ĐOAN.
MỤC LỤC.
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC THUẬT NGỮ ANH VIỆT
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.1. Sơ lược về kế hoạch hóa gia đình .........................................................................4

1.2. Các biện pháp tránh thai .......................................................................................6
1.3. Lịch sử KHHGĐ và tình hình nghiên cứu các BPTT ở Việt Nam ……………22
1.4. Lịch sử KHHGĐ và tình hình nghiên cứu các BPTT trên thế giới……………28
1.5. Tình hình dân số, sử dụng BPTT ở địa bàn nghiên cứu .................................... 30
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 35
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 35
2.2. Dân số mục tiêu ................................................................................................. 35
2.3. Dân số nghiên cứu ............................................................................................. 35
2.4. Dân số chọn mẫu ............................................................................................... 35
2.5. Tiêu chuẩn chọn mẫu ........................................................................................ 35
2.6. Cỡ mẫu .............................................................................................................. 35
2.7. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 36
2.8. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 38
2.9. Các biến số nghiên cứu ..................................................................................... 43

.


.

2.10. Nhập và phân tích số liệu ................................................................................ 48
2.11. Y đức trong nghiên cứu y sinh ........................................................................ 49
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 50
3.1. Các đặc tính của mẫu nghiên cứu ..................................................................... 50
3.2. Các nguồn thông tin tiếp cận về BPTT ........................................................... 56
3.3. Các yếu tố liên quan đến sử dụng BPTT......................................................... 57
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 62
4.1. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ............................................................. 62
4.2. Các đặc tính của mẫu nghiên cứu ................................................................... 63
4.3. Điểm mạnh và ứng dụng của đề tài ................................................................. 72

4.4. Hạn chế của đề tài ........................................................................................... 73
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Thư ngỏ
Phụ lục 2. Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu.
Phụ lục 3. Bộ câu hỏi
Phụ lục 4. Bảng thông tin giành cho đối tượng nghiên cứu.
Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
Quyết định thông qua cho phép thực hiện nghiên cứu
Hình ảnh tư liệu trong quá trình nghiên cứu

.


.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số đối tượng tham gia nghiên cứu của mỗi cụm ................................. 37
Bảng 2.2. Các biến số về đặc tính dân số, xã hội ................................................. 43
Bảng 2.3. Biến số về tiền sử sản phụ khoa........................................................... 43
Bảng 2.4. Biến số về sức khỏe hiện tại ................................................................ 44
Bảng 2.5. Biến số về hôn nhân, gia đình .............................................................. 44
Bảng 2.6. Tình trạng sử dụng BPTT .................................................................... 47
Bảng 3.1. Đặc tính về dân số, xã hội .................................................................... 50
Bảng 3.2. Đặc tính về hôn nhân gia đình và tiền căn sản phụ khoa .................... 51
Bảng 3.3. Sức khỏe hiện tại ................................................................................. 54
Bảng 3.4. Tình trạng sử dụng BPTT hiện đại ...................................................... 54
Bảng 3.5. Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa các biến số và tỉ lệ sử dụng
BPTT hiện đại .........................................................................................................57

Bảng 3.6. Mối liên quan giữa đặc tính hôn nhân với sử dụng BPTT hiện đại .......58
Bảng 3.7. Hồi quy đa biến các yếu tố với tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại .................60
Bảng 4.1 Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại ở các nghiên cứu .....................................69

.


i.

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỜ, BẢN ĐỜ
Biểu đờ 3.1. Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại .......................................................... 55
Biểu đồ 3.2. Các nguồn thông tin tiếp cận các BPTT .......................................... 56
Hình 1. Bản đồ huyện Krông Năng ...................................................................... 30
Sơ đồ 2.1. Tóm tắt các bước thu thập số liệu ....................................................... 42

.


.i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
NMTC

Nội mạc tử cung

BT

Buồng trứng


CTC

Cổ tử cung

DCTC

Dụng cụ tử cung

TC

Tử cung

BCS

Bao cao su

ODT

Ống dẫn trứng

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

PN

Phụ nữ

CTVDS


Cộng tác viên dân số

HA

Huyết áp

DTTS

Dân tộc thiểu số

DS – KHHGĐ

Dân số kế hoạch hóa gia đình

BMTE

Bà mẹ trẻ em

DVCSSKSS

Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

CTV

Cộng tác viên

KCM

Khoảng cách mẫu


P

P value

NCV

Nghiên cứu viên

.


.
ii

DANH MỤC CÁCH THUẬT NGỮ VIỆT – ANH
Dụng cụ tử cung

Intrauterine Device (IUD)

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

Human Immunodeficiency Virus/
Acquired Immuno Deficiency
Syndrome(HIV/AIDS)

Thuốc kháng viêm không steroid

NonsteroidalAnti-Inflammatory Drugs
(NSAIDs)


Thuốc ngừa thai phối hợp

Combined Oral Contraceptives(COCs)

Thuốc tiêm ngừa thai

Depo – Provera (DMPA)

Thuốc tiêm ngừa thai kết hợp

Combined Injectable Contraceptives

Thuốc viên chỉ chứa Progestogen

Progestogen Only Pills (POPs)

Tỉ lệ sử dụng biện pháp ngừa thai

Contraceptive Prevalence Rate (CPR)

Tổ chức Y tế Thế giới

World Health Organization (WHO)

Vòng đặt âm đạo

Contraceptive Vaginal Ring (CVR)

Quỹ dân số liên hiệp quốc


United Nations Population Fund
(UNFPA)

.


.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số Việt Nam hiện tại: 97.465.192 người tính đến ngày 15/07/2019, trong
đó dân tộc thiểu số chiếm gần 17%, dân số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 937.915
người trong năm 2019 và đạt 97.894.859 người vào đầu năm 2020. Gia tăng dân số
tự nhiên được dự báo là dương vì sớ lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến
982.307 người, 4251 trẻ em được sinh ra mỗi ngày. Việt Nam đang đứng thứ 14 về
tốc độ gia tăng dân số, theo thống kê 23/03/2019 số liệu mới nhất của Liên Hợp Quốc.
Chứng tỏ tỉ lệ gia tăng dân số Việt Nam đáng báo động.
Mặt khác, tỉ lệ nạo phá thai ở Việt Nam xếp vào danh sách mợt trong ba nước
có tỉ lệ phá thai cao nhất Thế Giới (WHO), Nước đứng đầu thế giới là Trung Quốc
(7,93 triệu ca), thứ hai là Nga (2,28 triệu ca) và Việt Nam (1,52 triệu ca).Theo báo
cáo của Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế Việt Nam thì mỗi năm có khoảng
25.000 - 300.000 ca phá thai được báo cáo chính thức. Sớ liệu từ 2 bệnh viện phụ sản
lớn ở phía nam: Bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện Hùng Vương thì số lượng nạo phá
thai không giảm qua từng năm, năm 2016: Bệnh viện Từ Dũ tiếp nhận 27.154 ca nạo
phá thai, bệnh viện Hùng Vương tiếp nhận 15.129 ca nạo phá thai. Trong đó phần lớn
là do có thai ngồi ý muốn.
Việc nạo phá thai không những ảnh hưởng đến kinh tế xã hợi mà cịn ảnh hưởng
rất lớn đến sức khỏe của người mẹ[51].
Vậy thực hiện tốt các biện pháp tránh thai là việc quan trọng góp phần làm giảm
tỉ lệ phát triển dân số cũng như giảm được tỉ lệ phá thai ngồi ý ḿn đờng thời tránh
được các tai biến do phá thai gây ra và giảm chi phí cho dịch vụ này.

Tại Việt Nam chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình bắt đầu từ năm 19601961. Mục tiêu chính sách dân sớ mỡi gia đình chỉ có 1-2 con, tiến tới ổn định quy
mơ dân số từ giữa thế kỷ XXI và một trong các giải pháp cụ thể đó là dịch vụ kế
hoạch hóa gia đình có ý nghĩa quyết định kịp thời, áp dụng đầy đủ và đa dạng hóa
các biện pháp tránh thai nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai ở
tuổi sinh đẻ đảm bảo mục tiêu giảm sinh.

.


.

Trong cợng đờng các dân tợc Việt Nam thì dân tợc thiểu sớ (DTTS) với kiến
thức cịn thấp, tỉ lệ nghèo còn cao, và kiến thức về ngừa thai hạn chế, đặc biệt có sự
phân biệt giới tính trong cợng đờng dân tợc. Vì vậy cơng tác kế hoạch hóa gia đình là
giải pháp quan trọng đưa đồng bào dân tợc thiểu sớ (DTTS) thốt nghèo. Hụn
Krơng Năng, tỉnh Đăk Lăk là hụn vùng sâu, vùng xa có nhiều đờng bào DTTS,
ngồi dân tợc Ê Đê là DTTS tại chỡ ra cịn có những dân tợc ít người di cư từ nơi
khác tới như: Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao… tạo nên 1 nền văn hóa đa dạng và
phong phú, cũng làm ảnh hưởng đến công tác Kế Hoạch Hóa Gia Đình (KHHGĐ)
của địa bàn hụn. Với mong ḿn góp phần nâng cao chất lượng c̣c sớng tồn
diện cho người DTTS chúng tôi tiến hành nghiên cứu tỉ lệ ngừa thai ở phụ nữ dân
tộc thiểu số đã hai con ở huyện KrôngNăng, tỉnh ĐăkLăk sẽ xác định tỉ lệ sử dụng
các biện pháp ngừa thai hiện đại ở phụ nữ đồng bảo DTTS đặc biệt là PN đã có 2 con
góp phần thực hiện cơng tác KHHGĐ, để có những phương pháp, chương trình tư
vấn phù hợp và hiệu quả nhất.
Câu hỏi nghiên cứu
Tỉ lệ sử dụng biện pháp ngừa thai hiện đại ở phụ nữ dân tộc thiểu số đã có 2 con
tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk là bao nhiêu?

.



.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỉ lệ sử dụng phương pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ dân tợc thiểu sớ
có ít nhất 2 con tại hụn KrơngNăng, tỉnh Đăk Lăk.
2. Khảo sát các yếu tố liên quan đến tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ
nữ dân tợc thiểu sớ có ít nhất 2 con tại huyện KrôngNăng, tỉnh Đăk Lăk.

.


.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

SƠ LƯỢC VỀ KẾ HOẠCH HĨA GIA ĐÌNH.
Nhận thấy sự tăng nhanh về dân sớ, với tỉ lệ tăng dân sớ bình qn mỡi năm

là 2,1% vào những năm đầu thế kỉ XXI. Dân số tăng nhanh làm vượt quá khả năng
giải quyết về nhu cầu cơ bản của con người: ăn, ở, mặc, học hành… Thực hiện
KHHGĐ để giảm sinh vì thế ngày thế giới ngừa thai (29/06/2007) nhằm mục đích
nâng cao nhận thức về sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) và thúc đẩy nhận thức
về tình dục của cũng như sức khỏe sinh sản của bản thân mỡi người và có những lựa
chọn có trách nhiệm đới với cá nhân, gia đình và xã hội. Tỉ lệ ngừa thai tăng sẽ cải
thiện giáo dục sức khỏe sinh sản, ngay từ khi ra đời có 11 q́c gia tham gia, cho đến
nay đã có hơn 70 nước tham gia.
Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình (DS - KHHGĐ) ở Việt Nam

từ khi chính phủ ban hành Quyết định đầu tiên sớ 216/CP ngày 26/12/1996 về việc
sinh đẻ có kế hoạch thì chương trình ngày càng phát triển cả về quy mô, số lượng và
chất lượng.
Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là chủ động quyết định số con của mỗi cặp
vợ chồng và khoảng cách giữa các lần sinh, là quyền và trách nhiệm của mỗi người,
mỗi cặp vợ chồng. Họ có quyền tự do quyết định KHHGĐ nhưng với ý thức, trách
nhiệm đầy đủ về số con trên cơ sở những thông tin và những hiểu biết cần thiết để
thực hiện KHHGĐ.
Như vậy, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì KHHGĐ bao
gồm những biện pháp giúp cho các cá nhân hay các cặp vợ chồng đạt được những
mục tiêu sau: Tránh những trường hợp sinh không mong muốn, đạt được những
trường hợp sinh theo ý ḿn, điều hịa khoảng cách giữa các lần sinh chủ động sinh
con phù hợp với tuổi bố mẹ. Giúp cải thiện sự công bằng, bình đẳng và trao quyền
cho phụ nữ, giảm thiểu tối đa nhu cầu phá thai và giảm nguy cơ tử vong do các nguyên
nhân liên quan đến mang thai và sinh con.

.


.

Công tác DS - KHHGĐ ở vùng miền núi và dân tộc ít người vẫn là điều được
cả xã hội quan tâm. Nếu mức tăng dân sớ trung bình ở người Kinh hiện nay đã giảm
x́ng dưới 2% thì dân tộc ít người vẫn đang ở mức thấp nhất là 2,9% đến 4%.
Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng dân số các dân tộc ít người hàng năm tăng
cao là do tăng dân số tự nhiên nhanh, trong đó mức sinh hàng năm cao là chính[13].
Trong những năm qua với chính sách đổi mới, mở cửa, tăng cường xóa đói
giảm nghèo, hỗ trợ các dân tộc đặc biệt khó khăn… của Đảng và chính phủ thì đời
sớng kinh tế - xã hội của đồng bào các dân tộc đã có nhiều thay đổi. Tuy vậy, trong
lĩnh vực văn hoá tinh thần như phong tục tập quán, hệ thống tín ngưỡng, quan hệ

dòng họ lại chưa biến đổi kịp thời, hoặc thay đổi không đáng kể. Cho đến nay các
phong tục tập quán vẫn chi phối nhiều đến đời sống hầu hết các dân tộc ít người. Đây
là vấn đề thách thức lớn đối với nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước,
trong đó có chính sách DS - KHHGĐ. Do đó, muốn thay đổi nhận thức về các vấn đề
trên chỉ có thể rút ngắn dần thời gian, tụt đới khơng thể có sự thay đổi đợt ngợt.
Cơng tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện KHHGĐ được đặt lên
hàng đầu bằng nhiều hình thức tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin
đại chúng (báo, đài, pano, băng rôn…). Các nội dung tuyên truyền đa dạng, luôn chú
ý đến từng nhóm đối tượng, từng địa bàn dân cư.
Chú ý các đối tượng là cộng tác viên dân số (CTVDS), cán bộ chuyên trách
là hạt nhân nịng cớt trong cơng tác vận đợng các đới tượng thực hiện các biện pháp
tránh thai (BPTT) ở cơ sở. Tổ chức tốt các đợt chiến dịch truyền thông kết hợp cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (DVCSSKSS) được tổ chức hàng năm
trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, cịn có sự tác đợng của chính qùn trung ương và địa phương lên
hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ như xây dựng cơ sở vật chất làm dịch vụ
KHHGĐ, đảm bảo phương tiện cung cấp dịch vụ KHHGĐ, trang thiết bị dụng cụ, và
cả công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ cung cấp dịch
vụ…Công tác này được từng địa phương vận dụng tùy tình hình thực tế của địa
phương mình thành nghị quyết, thành chương trình hành động.

.


.

Sự phối hợp của các ban ngành đoàn thể, sự lãnh chỉ đạo của cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương, cũng như sự đồng thuận giữa 2 ngành Dân số và Y tế công
tác tuyên truyền vận động và tiến độ thực hiện cũng như hiệu quả ngày càng cao hơn.
Để giảm sự tăng dân số tự nhiên vấn đề ưu tiên lựa chọn là KHHGĐ Việt

Nam cũng như ở các nước đang phát triển khác, giảm mức sinh là yếu tố quyết định
hàng đầu của việc thực hiện công tác dân số. Đúng vào lúc dân số thế giới đạt tới con
số 3 tỷ người và dân số Việt Nam vượt qua con sớ 30 triệu người chính phủ Việt Nam
ban hành Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về việc sinh đẻ có hướng dẫn với
mục đích “vì sức khoẻ bà mẹ, vì hạnh phúc và hồ tḥn trong gia đình và để nuôi
con cái được chu đáo việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn ”. Ngày 26 tháng
12 trở thành một mốc lịch sử quan trọng của chương trình dân số Việt Nam, ngày
được coi là Việt Nam chính thức tun bớ tham gia chương trình dân sớ tồn cầu,
ngày đánh dấu sự khởi đầu về nhận thức được ý nghĩa của mối quan hệ giữa dân số
và phát triển trong tiếng chuông báo động về tình hình gia tăng dân số quá nhanh trên
thế giới trải qua hơn 50 năm triển khai thực hiện công tác dân số, đặc biệt kể từ khi
thực hiện nghị quyết lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khố 7 về chính sách
DS - KHHGĐ. Cơng tác dân số đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần vào
việc phát triển kinh tế - xã hợi, xóa đói giảm nghèo nâng cao chất lượng cuộc sống.
1.2.

CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI.
Tránh thai là dùng hành động, dụng cụ hoặc thuốc men ngăn chặn việc mang

thai là kết quả của quá trình giao hợp, các BPTT được phân thành hai nhóm lớn:
- Ngăn chặn việc kết hợp của tinh trùng và trứng ( Contraception).
- Ngăn chặn hình thành những tế bào đầu tiên ( Contragestion).
Dựa vào sinh lý của buồng trứng, sinh lý thụ tinh và sinh lý làm tổ sẽ có những
BPTT tác đợng phù hợp với từng trường hợp và giai đoạn cụ thể.
1.2.1. Sinh lý buồng trứng.
Trục Hạ đồi – Tuyến yên – Buồng trứng:

.



.

Nhân cung ở hạ đời phóng thích Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH)
phóng thích theo xung đợng và có chu kỳ. Trong pha noãn: GnRH được phóng thích
và hệ đợng mạch cửa Hạ đồi – Yên, tăng dần trước giai đoạn rụng trứng.
Dưới tác dụng của GnRH thì tuyến yên sẽ tiết hai hormone hướng sinh dục
là Follicle Stimulating Hormone ( FSH) và Luteinizing Hormone (LH). Hai Hormone
này là đông lực khởi đợng cho sự phát triển của mợt đoàn hệ nỗn, biểu hiện bằng sự
chế tiết Estradiol (E2).
Estradiol ban đầu gây một phản hồi âm lên tuyến yên gây sự ức chế tiết FSH,
sự thiếu hụt FSH là động lực của q trình chọn lọc nỗn nang. Chỉ có mợt nang nỗn
tớt nhất để phát triển đến cùng (nang De – Graaf) nang này có lượng tế bào hạt dồi
dào nên phóng thích mợt lượng lớn Estradiol vào giữa chu kỳ, khi lượng E2 vượt
ngưỡng trong một thời gian đủ dài thì kích hoạt phản hời dương làm cho tún n
nhạy cảm với nồng độ GnRH không đổi, tuyến yên phóng thích 1 lượng lớn LH, tạo
một đỉnh cao LH trong máu ngoại vi. Đỉnh LH xuất hiện báo hiệu sự phóng nỗn sẽ
xảy ra 36 giờ sau đó.
Ngay sau khi phóng nỗn xảy ra hồng thể được thành lập từ phần còn lại của
nang De – Graaf. Kể từ khi thành lập, hoàng thể chế tiết Estradiol, Estrone, các
Androgen và chủ yếu là Progesterone. Khi nồng độ Progesterone cao dần, gây một
phản hồi âm lên trục hạ đồi, ức chế sản xuất LH, sự sụt giảm LH gây sự tiêu vong
cho hồng thể. Nếu noãn khơng được thụ tinh thì hồng thể tờn tại khoảng 12 – 14
ngày rời thối hóa, chấm dứt chu kỳ b̀ng trứng. Nếu noãn được thụ tinh các thành
phần đệm nuôi của trứng sẽ chế tiết HCG, có ch̃i α – HCG cấu trúc gần giớng ch̃i
β – LH, có chức năng duy trì hoàng thể, biến hoàng thể chu kỳ thành hoàng thể thai
kỳ, tiếp tục hoạt động chế tiết cho đến hết tam cá nguyệt I.

.



.

Hình 1.Biến động các Hormone trong chu kỳ buồng trứng.
Nguồn:
1.2.2. Sinh lý thụ tinh.
Từ âm đạo đến vòi trứng: Tinh trùng tồn tại ở dạng bất hoạt trong túi tinh,
khi xuất tinh, tinh dịch bao gồm hỗn hợp tinh trùng và dịch mào tinh. Khi tiếp xúc
với khơng khí hoặc môi trường âm đạo, tinh dịch sẽ được ly giải và tinh trùng trở về
dạng hoạt động, sau đó tinh trùng tiếp xúc với chất nhầy CTC bơi ngược lên trên đến
đoạn xa của ODT, những tinh trùng tiếp xúc với Comulus Oophorus sẽ dùng men
Hyaluronidase của Arcosome làm tan rã các tế bào hạt của Comulus, sau khi phá tan
được hàng rào này, tinh trùng sẽ khơng cịn năng lượng nên không tiếp tục tồn tại
được. Tinh trùng khác gần đó, sẽ xâm nhập vào bào tương noãn. Sự xâm nhập này
nhờ vào các men arcrosome và hoạt động roi đuôi. Sau khi tinh trùng vào trong được
bào tương noãn thì vai trị của roi đi chấm dứt, tinh trùng tiếp tục di chuyển vào
trong bào tương theo kiểu tiếp xúc, trong khi đó tại bên ngồi của nỗn các tế bào chế
tiết những chất ngăn cản tinh trùng khác xâm nhập vào noãn. Sau khoảng 10 giờ sau

.


.

xâm nhập 2 tiền nhân di chuyển về phía nhau, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội đặc trưng
cho loài được tái tạo. hiện tượng thụ tinh hoàn tất[24].
1.2.3. Sinh lý làm tổ.
Khoảng 35 giờ sau khi tinh trùng xâm nhập hợp tử ở giai đoạn 2 tế bào
(nguyên phôi bào).
Hợp tử được vận chuyển đến buồng tử cung nhờ hoạt đợng của các nhung
mao trong vịi trứng và hoạt đợng co thắt của lớp cơ trong vòi trứng dưới sự tác đợng

của Estrogen. Thơng thường hợp tử lưu tại vịi trứng khoảng 48 giờ, trong thời gian
này trứng thực hiện phân bào đạt đến giai đoạn phôi dâu (từ 2 đến 8 tế bào). Khi phôi
dâu di chuyển đến đoạn kẽ của ODT nồng độ progesterone chưa đủ cao nên đoạn kẽ
co thắt, hợp tử chưa di chuyển vào lòng TC được. Đến ngày thứ 5 hồng thể chế tiết
mợt lượng lớn Progesterone, Progesterone tăng cao làm nội mạc tử cung dày lên, giàu
glycogen, nhiều mạch máu nuôi, lỏng lẻo sẵn sàng cho sự làm tổ. giai đoạn này gọi
là cửa sổ làm tổ, cửa sổ làm tổ sẽ đóng lại sau 72 giờ[24].
Ngồi ra progesterone có tác dụng đới ngược với estrogene, khi nồng độ
progesteron cao ức chế tác động co thắt ODT của estrogen, đoạn kẽ mở ra, hợp tử lọt
vào buồng TC. Giai đoạn này là giai đoạn phơi nang, gờm khoảng 50 tế bào. Phơi
nang thốt màng chuẩn bị làm tổ.
Tuy nhiên khi progesteron cao sẽ sinh ra một phản hồi âm lên trục Hạ đồi–
Yên giảm nhịp điệu các xung GnRH, làm giảm nồng độ LH, LH giảm là sự thối triển
của hồng thể, dẫn đến Progesterone giảm theo.
Vậy khi phơi thoát màng, đắm chìm vào NMTC, phá vỡ các mạch máu xoắn
ốc, từ thời điểm này phôi nhận dinh dưỡng trực tiếp từ hội bào nuôi. Ngược lại hội
bào nuôi phóng thích ra HCG, trong đó có ch̃i β – HCG có cấu trúc gần giớng với
ch̃i β – LH, nên có vai trị thay thế LH, duy trì hồng thể, tiếp tục tiết Progesterone,
cho đến hết tam cá nguyệt I.
Vì vậy, dựa trên sinh lý buồng trứng, sự thụ tinh, di trú và làm tổ của phơi,
sẽ có nhiều PPTT tác đợng trên phụ nữ nhằm ngăn chặn việc mang thai, là kết quả

.


0.

của quá trình giao hợp. Tùy vào từng cá thể, điều kiện, cơ chế sẽ có những phương
pháp tránh thai khác nhau, đó cũng là các phương tiện phục vụ công tác KHHGĐ.
Thực hiện tốt công tác KHHGĐ nhằm giảm tỷ lệ sinh hàng năm là bảo vệ

sức khoẻ bà mẹ trẻ em (BMTE), sử dụng BPTT để tránh xảy ra những trường hợp có
thai ngồi ý ḿn là hết sức cần thiết.
Hiện nay có nhiều BPTT, mỡi biện pháp đều có ưu nhược điểm riêng và cần
lựa chọn thích hợp cho từng người, tuỳ theo hoàn cảnh tâm lý, trình độ cũng như sức
khoẻ, và điều kiện kinh tế để có thể lựa chọn phương pháp thích hợp cho mỗi phụ nữ.
Để giúp cho các phụ nữ thực hiện KHHGĐ lựa chọn những BPTT thích hợp nhất thì
các nhà quản lý, cũng như các nhà chuyên môn của chương trình phải nắm được dữ
liệu mới nhất về hiệu quả và đợ an tồn các biện pháp.
Từ đó dựa trên sinh lý của buồng trứng, thụ tinh và làm tổ thì sẽ có những
biện pháp ngừa thai khác nhau ở phụ nữ kể cả ngừa thai bằng phương pháp hiện đại
hoặc phương pháp truyền thống. Trong đó phương pháp tránh thai truyền thống (tự
nhiên) là những biện pháp không cần dụng cụ, thuốc hay thủ thuật nào để ngăn cản
sự thụ tinh, đây là những phương pháp tạm thời và ít hiệu quả. Còn phương pháp
tránh thai hiện đại là những phương pháp sử dụng các yếu tố tác động bên ngoài như
thuốc, vật dụng hoặc thủ thuật để ngăn cản q trình thụ tinh.
Vì đề tài của chúng tơi nghiên cứu trên đối tượng PN đã có đủ con (2 con)
nên sẽ cần biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, trong một thời gian dài, vì vậy những
BPTT hiện đại sẽ được chúng tôi khai thác chi tiết hơn.
1.2.4. Các biện pháp tránh thai hiện đại.
a. Dụng cụ tử cung (DCTC).
Là phương pháp được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam và có khoảng 14% PN
trên thế giới đang sử dụng. Là một biện pháp tránh thai trong thời gian dài và hiệu
quả. DCTC có hai nhóm: Nhóm DCTC chứa đồng (TCu-380, Multiload - Cu 375 và
GyneFix…) được làm từ mợt thân plastic với các vịng đờng hoặc dây đồng, tác động
lên quá trình làm tổ, cơ chế gây phản ứng viêm tại chỗ do hiện diện của dị vật và ion
Cu2+ gây độc, tinh trùng bị tiêu diệt. TCu– 380 được chấp nhận sử dụng tại Hoa

.



1.

Kỳ 10 năm, tuy nhiên TCu – 380 được chứng minh hiệu quả là khoảng 12 năm. Nhưng
số lượng phụ nữ sử dụng dài hạn là khá ít. Nhóm DCTC tránh thai bằng cơ chế kép,
gồm cơ chế tránh thai của DCTC trơ và của LNG tại chỗ, các DCTC này mang mợt
bầu chứa có khả năng phóng thích chậm LNG tùy vào dung lượng có tác dụng từ 3
năm hoặc 5 năm. Vòng Nova có tác dụng trong vòng 5 năm.
Người nhiễm HIV có thể sử dụng DCTC nhưng cần lưu ý là biện pháp này
không ngăn ngừa các bệnh lây qua đường tình dục. Nếu đặt vịng tránh thai trên bệnh
nhân có các ́u tớ nguy cơ về bệnh lây truyền qua đường tình dục cần giải thích kỹ
lưỡng như: Phụ nữ có nhiều bạn tình, hoặc bạn tình có những mới quan hệ khơng an
tồn khác, những PN này sẽ thích hợp với sử dụng bao cao su, hoặc sử dụng BCS
kèm theo. Lựa chọn DCTC không liên quan đến tuổi tác[21].
Ở Việt Nam, vào những năm 1990 trở về trước hay dùng các loại vòng Leep,
vòng Dana (vịng sớ 8), Tcu 200. Hiện nay có các vòng như: Tcu 380A, vòng
Multiload…
Chỉ định[1] :
- Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, muốn áp dụng BPTT tạm thời, dài hạn, hiệu quả
cao và không chống chỉ định tránh thai khẩn cấp (chỉ đới với DCTC tránh thai có
đờng).
- Có thể đặt bất cứ lúc nào mà chắc chắn khơng có thai, và mong ḿn ngừa
thai của đới tượng
Mợt nghiên cứu tiến cứu, theo dõi tổng cộng 457 phụ nữ có hờ sơ sinh sản và
sức khỏe của phụ nữ Benghazi của Li Bi[31] sử dụng DCTC, phần lớn là người Lybia
(87,8%) trong độ tuổi từ 20 -29 tuổi (63,4%) đã sinh con (67,1 %) không cho con bú
(64,3%), lần sanh cuối cùng là lần sanh thường (95,1%) và mợt nửa trong sớ đó là
khơng có bệnh mạn tính kèm theo, DCTC Tcu – 380, đặt từ 1995- 1998 (theo dõi mỡi
người ít nhất 6 tháng) cho thấy hiệu quả của Tcu – 380 ngừa thai là 99,8%. Đối tượng
sử dụng tiếp tục là 96,1 %, tác dụng phụ là 3,5 %, chứng tỏ rằng đây là một biện pháp
an toàn và hiệu quả cao.


.


2.

Xem xét tất cả các DCTC thì tỷ lệ thất bại trong năm đầu tiên khoảng 3 %,
tống xuất ra ngồi khoảng 10% và khơng tiếp tục sử dụng nữa là khoảng 15% chủ
yếu là do đau và xuất huyết âm đạo. Và trong đó tỷ lệ thất bại khi sử dụng DCTC ở
các nước đang phát triển thấp hơn sử dụng tránh thai bằng đường uống, và tỷ lệ tiếp
tục sử dụng DCTC cũng cao hơn là tiếp tục sử dụng thuốc uống tránh thai, BCS và
màng ngăn âm đạo.
DCTC khơng đặt khi có thai, nhiễm kh̉n hậu sản, sau phá thai nhiễm trùng,
viêm vùng chậu cấp đang tiến triển, viêm lao vùng chậu, đang có Chlamydia
trachomatis, ra máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân, các bệnh lý nguyên bào ni ác
tính hoặc có tình trạng βhCG vẫn gia tăng, ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử
cung, đang bị ung thư vú (đối với dụng cụ tử cung phóng thích Lenovogestrel), U xơ
tử cung hoặc các dị dạng TC khác làm biến dạng buồng tử cung, viêm nhiễm vùng
chậu như: lao, lậu cầu, chlamydia.
Thận trọng trong các trường hợp: 48 giờ sau sinh hoặc trong khoảng thời gian
từ 48 giờ đến 4 tuần đầu sau sinh (kể cả mổ lấy thai). Bệnh nhân đang bị bệnh lupus
ban đỏ hệ thớng và có kháng thể kháng phospholipid hoặc có giảm tiểu cầu trầm
trọng, bệnh ngun bào ni lành tính có tình trạng tình trạng βhCG giảm dần. Đã
từng bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong 5 năm trở lại (chỉ với DCTC
giải phóng levonorgestrel), hoặc bị ung thư b̀ng trứng. Có nguy cơ bị nhiễm bệnh
LTQĐTD cao. Bệnh AIDS có tình trạng lâm sàng không ổn định, đang bị thuyên tắc
mạch (chỉ chống chỉ định với DCTC giải phóng levonorgestrel). Đang hoặc đã bị
thiếu máu cơ tim, chứng đau nửa đầu nặng (chỉ chống chỉ định với tiếp tục sử dụng
DCTC giải phóng levonorgestrel), hoặc đang bị xơ gan mất bù có giảm chức năng
gan trầm trọng, u gan (chỉ với DCTC giải phóng levonorgestrel) và đang sử dụng một

số thuốc kháng virus tḥc nhóm ức chế sao chép ngược nucleotid, nhóm ức chế men
protease Ritonavir booster. DCTC sử dụng có hiệu quả tránh thai cao (97- 98%), tránh
thai trong thời gian dài (trên 10 năm) và khi đặt vịng T-Cu khơng ảnh hưởng đến chu
kỳ kinh nguyệt. Có thể lấy ra khỏi tử cung dễ dàng và dễ có thai lại sau khi DCTC đã
được lấy ra, chi phí thấp. Chương trình dân sớ - KHHGĐ tài trợ đặt vịng miễn phí.

.


3.

Ngồi ra, cịn sử dụng DCTC để ngăn chặn việc có thai ngồi tử cung. Mợt nghiên
cứu lớn của WHO kết luận những người sử dụng DCTC sẽ giảm nguy cơ thai ngoài
tử cung xuống 50% khi so với người khơng sử dụng biện pháp tránh thai. Tỉ lệ thai
ngồi tử cung thấp nhất với DCTC hiệu quả nhất như TCu-380A (ít hơn 90% so với
không dùng thuốc tránh thai). Tuy nhiên nếu như có thai trong lúc đang sử dụng
DCTC thì tỷ lệ thai này là thai ngồi tử cung cao. Và nếu như khơng phải thai ngồi
tử cung thì tỷ lệ sảy thai/ đang sử dụng DCTC cũng cao, khoảng 40-50% sẽ sảy thai
tự nhiên.
DCTC cũng có một số đặc điểm gây bất lợi cho người dùng như: Sau khi đặt
vịng trong tháng đầu tiên có thể vịng dễ lệch vị trí với tỷ lệ 10% trong vịng 3 năm
đầu tiên. Đặt và lấy cần có cán bợ y tế được đào tạo và phải đến cơ sở y tế để đặt.
Thường có mợt sớ tác dụng phụ (nhiều huyết trắng, rong kinh, đau bụng, hoặc có thể
có biến chứng tuy không nhiều nhưng cũng gây khó chịu trong sinh hoạt, lao đợng,
có khi phải điều trị tại nhà hay ở bệnh viện). Đặc biệt khơng phịng ngừa được bệnh
lây nhiễm qua đường tình dục[45]. Tuy có 1 số tác dụng phụ nhưng ít như: Viêm
nhiễm thì thường là viêm nội mạc tử cung và nhiễm vi trùng trong thời điểm đặt. Một
nghiên cứu kinh điển của Mishell[47] cho kết quả rằng: Nhiễm trùng thường xảy ra
sau khi đặt DCTC, còn nhiễm trùng mà xảy ra 3-4 tháng sau đặt được cho là bệnh
nhiễm trùng do mắc phải có thể là lây trùn qua đường tình dục, chứ không phải là

do DCTC, và vấn đề nhiễm trùng được giảm thiểu khi kiểm sốt chặt chẽ hơn ở khâu
vơ trùng khi đặt. Ngay cả PN đái tháo đường phụ thuộc insulin cũng không tăng nguy
cơ nhiễm trùng. Một đánh giá về cơ sở dữ liệu khác của WHO từ các thử nghiệm lâm
sàng của sử dụng DCTC kết luận viêm vùng chậu tăng gấp 6 lần trong 20 ngày sau
khi đặt nhưng tỷ lệ này vẫn rất hiếm, trong gần 23000 trường hợp đặt DCTC thì có
81 trường hợp bị viêm vùng chậu, thủng tử cung (0 – 0,1%) Đặt DCTC chứa đồng
thì có thể tăng lượng máu kinh và tăng đau bụng kinh, vì thế 5-15% PN đã ngừng sử
dụng chúng vì lý do này. Sau khi đặt vịng tránh thai bằng đờng, lượng máu kinh tăng
khoảng 55%, mức độ này tiếp tục trong khoảng sử dụng DCTC, có thể kéo dài thêm
1-2 ngày hành kinh. Sau 1 năm sử dụng có thấy sự thay đổi trên cơ thể như thiếu hụt

.


4.

ferritin huyết thanh, và bổ sung sắt được khuyến cáo cho PN sử dụng DCTC, giảm tỷ
lệ chảy máu đối với sử dụng lenovogestrel. Đối với DCTC chứa progestin như DCTC
lenorvogestrel làm teo nội mạc tử cung. 70% được sử dụng cho bệnh nhân bị ra kinh
bất thường, hành kinh kéo dài, và sau đó 30 % - 40% BN vơ kinh trong vịng 2 năm.
Trong mợt nghiên cứu khác nhóm PN sử dụng nợi tiết thì DCTC chứa Lenorvogestrel
là một trong ba phương pháp phổ biến nhất, hiệu quả, an toàn, giá rẻ và dễ dàng được
chấp nhận cho ngừa thai. Khi sử dụng thì 60% là vơ kinh, 12% rối loạn kinh nguyệt
và 28% có kinh bình thường nhưng lượng ít[23].
b. Th́c viên tránh thai phới hợp.
Sự phát triển của nỗn nang bằng cách đưa mợt lượng lớn E2 thường trực
vào huyết tương, gây phản hồi âm trên FSH gây FSH bị khống chế ở một lượng thấp
liên tục và ngăn sự phóng nỗn: Progesterone trong COCs sẽ tạo áp lực thường trực
trên tuyến yên về việc chế tiết LH, LH được giữ ở nồng độ thấp và liên tục nên ngăn
được hiện tượng phóng nỗn. Làm nợi mạc tử cung không tương thích để làm tổ,

cũng là do yếu tố Progesterone trong COCs hiện diện liên tục và kéo dài gây sự biến
đổi nội mạc tử cung, không tồn tại cửa sổ làm tổ khi noãn được thụ tinh.
Dựa vào 3 cơ chế trên, Sử dụng viên th́c tránh thai kết hợp địi hỏi khách
hàng phải ́ng thuốc đều đặn, không được quên thuốc để luôn có hàm lượng
Estrogene và Progesterone hằng định. Và ngồi ra th́c ngừa thai phới hợp cịn được
ứng đụng để điều trị các bệnh như lạc nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng
kinh, thậm chí ngăn ngừa hành kinh ở những vận động viên và những cá nhân bận
rộn khác[24].
Hiệu quả: Nếu sử dụng đúng và liên tục hiệu quả tránh thai trên 99%.
Nghiên cứu trên 4000 phụ nữ ở Đức (2015)[35]: Phụ nữ sử dụng thuốc tránh
thai phối hợp là > 50% nhưng trong đó chỉ có 56% sử dụng th́c thường xun, cịn
hơn 40 % cịn lại là quên thuốc, trong đó có 8% quên 3 lần trong vòng 1 tháng. Và
trong nghiên cứu cắt ngang của Westhoff C.L (2010)[20] tại Brazil trên 294 khách
hàng sử dụng thuốc uống ngừa thai phối hợp về thái độ và kiến thức sử dụng thì có

.


5.

85,4 % người biết sử dụng thuốc quên uống, 80,7% người biết bắt đầu vỉ thuốc trong
5 ngày đầu tiên, có 41,7 % người khơng biết ́ng đúng.
Có nhiều phác đồ sử dụng khác nhau, để phù hợp với từng cá thể. Và tác
động trên hệ trục hạ đồi – yên – buồng trứng cũng khác nhau. Phác đồ 24 ngày của
thuốc tránh thai liều thấp đạt được mục tiêu giảm lượng kinh nguyệt và ngăn sự rụng
trứng. Và làm nợi mạc tử cung ổn định hơn. Cịn phác đờ kéo dài dùng liên tục, với
21 ngày tiêu chuẩn thì cũng đạt được mục tiêu giảm lượng kinh nguyệt, giảm đau
đầu, đầy hơi và ngăn sự phát triển của nang noãn.
Các nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy phụ nữ dùng th́c với cơng thức Ethinyl
estradiol là 20µg thì có sự hoạt đợng nang nỗn nhiều hơn (đạt đường kính nang nỗn

là khoảng 15mm là 30%) phụ nữ dùng th́c có hàm lượng Ethinyl Estradiol là 35 µg
(đường kính nỗn nang chỉ đạt 10mm) và phụ nữ sử dụng thuốc có hàm lượng
Estradiol 20µg thì nờng đợ FSH và LH trong máu cũng cao hơn[36].
Ngồi ra sử dụng th́c tránh thai cịn giảm nguy cơ ung thư nợi mạc tử cung
(nếu dùng ít nhất 12 tháng liên tục, giảm được 50% nguy cơ này). Giảm nguy cơ ung
thư buồng trứng rõ rệt (giảm đến 40% nếu sử dụng thuốc tránh thai đường ́ng liên
tục so với nhóm khơng dùng th́c)[42]. Nhưng ngược lại, một số nghiên cứu chỉ ra
rằng sử dụng thuốc tránh thai đường uống tăng nguy cơ ung thư CTC sau 5 năm sử
dụng và tăng gấp 2 lần sau 10 năm sử dụng, nhưng nghiên cứu này vẫn không loại
được yếu tố gây nhiễu là phụ nữ tiếp xúc với HPV. Thuốc ngừa thai đường uống
không làm tăng dị tật cho em bé sau sinh, cũng như không tăng tỷ lệ sảy thai sau khi
ngưng sử dụng thuốc[1].
Sử dụng thuốc ngừa thai phối hợp khi: PN muốn sử dụng mợt BPTT tạm thời
có hiệu quả cao khi sử dụng đúng cách. Khơng dùng trong những trường hợp: Có thai
hoặc nghi ngờ có thai, đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh. PN lớn tuổi (≥35
tuổi) và hút th́c lá thường xun (≥ 15 điếu/ngày) vì sẽ làm tăng nguy cơ huyết
khối. Không dùng cho PN có nguy cơ bị bệnh mạch vành (lớn tuổi, hút thuốc lá, đái
tháo đường, tăng huyết áp…), tăng huyết áp (HA tâm thu ≥ 160 mmHg, HA tâm
trương ≥ 100 mmHg), đã hoặc đang bị bệnh lý tim mạch và đông máu, phẫu thuật

.


6.

phải nằm trên 1 tuần. Hoặc đau nửa đầu (migrain) cũng như PN đang bị ung thư vú,
đái tháo đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu), đang bị bệnh
gan nặng có suy giảm chức năng gan trầm trọng. Th́c ngừa thai phới hợp có mợt
sớ đánh giá tổng quan và nhiều nghiên cứu thì việc sử dụng th́c ngừa thai phới hợp
này khơng có ảnh hưởng lên vấn đề cho con bú[32].

Một số cần lưu ý khi sử dụng Estrogen kéo dài và liều cao được cho là hệ quả
gây ra huyết khối tĩnh mạch. Một sớ sản phẩm th́c tránh thai chứa 80 và 100µg
Ethinyl Estradiol (liều cực kỳ cao) làm tăng 6 lần nguy cơ hút khới tĩnh mạch[19].
Vì thế cần cẩn trọng khi kê đơn cho khách hàng có tiền sử huyết khối, nhồi máu cơ
tim, nhồi máu não. Một nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (WHO) về bệnh tim
mạch và thuốc tránh thai nội tiết, thu thập số liệu từ 21 trung tâm và 17 quốc gia ở
Châu Phi, châu Á, châu Âu, châu Mỹ Latinh[50] thì cho rằng nguy cơ huyết khối tĩnh
mạch liên quan đến công thức chứa 30µg Ethinyl Estradiol và liều Lenovogestrel từ
125 đến 230µg. So với cơng thức 20µg hoặc 30µg Ethinyl Estradiol và Desogestrel
có tỷ lệ hút khới chênh lệch đến 3,5 lần.
c. Th́c tránh thai chỉ có Progestin.
Viên th́c tránh thai chỉ có progestin là BPTT tạm thời, chứa mợt lượng nhỏ
Progestin, khơng có Estrogen. Sử dụng viên th́c tránh thai chỉ có Progestin địi hỏi
người dùng phải ́ng th́c đều đặn và đúng giờ. Tại Việt Nam còn được biết đến là
thuốc uống tránh thai dành cho phụ nữ cho con bú.
Cơ chế: Ngăn hiện tượng phóng nỗn, do hoạt tính kháng Estrogen của
Progesteron nên th́c cịn có tác dụng ngừa thai dựa trên cơ chế làm đặc chất nhày
cổ tử cung.
Các phương pháp ngừa thai chỉ chứa Progestin gờm có thuốc ngừa thai dạng
viên chỉ chứa Progestin. Depo – provera và Implanon NXT hoặc Implanon, ngồi ra
cịn gờm cả dụng cụ tử cung chứa Lenovogestrel.
Là một BPTT an toàn nhưng khơng ngừa được các bệnh lây qua đường tình
dục. Có thể gây một số tác dụng phụ: Tăng cân, và khi sử dụng biện pháp tránh thai
này có thể 20% gây vơ kinh, 40% có kinh bình thường, 40% có rối loạn kinh nguyệt.

.


×