Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TẠ THỊ THU HUYỀN

TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐƠ THỊ TRÊN ĐỊA
BÀN

THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Quyền Đình Hà

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, những số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
cho một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cámơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Tạ Thị Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn“Tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý
môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ”, bên cạnh sự nỗi
lực, cố gắng của bản than, tôi cịn nhận được sự dạy bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các
thầy cô giáo, các cơ quan, ban ngành trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Quý Thầy giáo, Cô giáo, Ban Quản lý đào tạo, đặc
biệt là Quý Thầy, Cô trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển
nông thôn – những thầy, cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích, đã trực tiếp
giảng dạy và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Quyền Đình Hà – người đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các phòng, ban Thành
phố Việt Trì, Cơng ty CP Mơi trường và dịch vụ đơ thị Việt Trì, và đặc biệt là 3 xã
phường: phường Gia Cẩm, phường Dữu Lâu, xã Trưng Vương đã tạo điều kiện, cung
cấp những số liệu thông tin cần thiết giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu tại địa bàn.
Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ
và giúp đỡ tơi hồn thành q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày tháng


năm 2019

Tác giả luận văn

Tạ Thị Thu Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục hình, sơ đồ .................................................................................................. ix
Danh mục hộp ...............................................................................................................x
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
Thesis abstract ........................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết ...................................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2

1.2.1.


Mục tiêu chung ................................................................................................2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................3

1.4.1.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................3

1.4.2.

Phạm vi không gian .........................................................................................3

1.4.3.

Phạm vi về thời gian ........................................................................................4

1.5.

Ý nghĩa khoa học của đề tài .............................................................................4


Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường đô thị ..................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................5

2.1.1.

Một số khái niệm có liên quan .........................................................................5

2.1.2.

Đặc điểm, vai trò sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị .....10

2.1.3.

Nội dung tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô
thị ..................................................................................................................15

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường
đô thị .............................................................................................................19

2.2.

Cơ sở thực tiễn về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị ...... 23

iii



2.2.1.

Kinh nghiệm quốc tế ......................................................................................23

2.2.2.

Kinh nghiệm tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị của một
số địa phương ở Việt Nam .............................................................................25

2.2.3.

Bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và trong nước ....................29

2.2.4.

Những cơng trình nghiên cứu có liên quan .....................................................30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................32
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .........................................................................32

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên, dân số xã hội ..................................................................32

3.1.2.

Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của địa phương ....................................................39


3.1.3.

Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu ...........................................................41

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................43

3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..............................................................43

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin .....................................................................45

3.2.3.

Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin .......................................................47

3.2.4.

Phương pháp phân tích thơng tin ....................................................................47

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................49

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................51

4.1.

Thực trạng sự tham gia của người dân trong quản lý mơi trường đơ thị tại thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .............................................................................51

4.1.1.

Khái qt về tình hình ơ nhiễm mơi trường đơ thị ở thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ .........................................................................................................51

4.1.2.

Khái quát về sự tham gia của người dân trong quản lý mơi trường đơ thị thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .............................................................................54

4.1.3.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng
cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường .................................................57

4.1.4.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải trên địa bàn thành phố
Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ....................................................................................62

4.1.5.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác phân loại, thu gom và xử lý
rác thải trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ....................................68


4.1.6.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong phong trào xây dựng tuyến phố tự
quản, tuyến phố xanh – sạch – đẹp .................................................................72

4.1.7.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác cải tạo cảnh quan và trồng
cây xanh ........................................................................................................74

iv


4.1.8.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong nộp phí vệ sinh mơi trường ..........76

4.1.9.

Đánh giá chung về kết quả tham gia của người dân trong quản lý môi trường
đơ thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.......................................79

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường
đô thị tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ .....................................................80

4.2.1.

Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ ...........................................................80


4.2.2.

Ảnh hưởng của quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................82

4.2.3.

Yếu tố cơ sở hạ tầng, khoa học, công nghệ phục vụ cho quản lý môi trường đô
thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ...........................................84

4.2.4.

Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với quản lý môi trường đô thị .................86

4.2.5.

Ảnh hưởng của các bên liên quan trong hoạt động quản lý môi trường đô thị
trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ................................................87

4.2.6.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (swot) về sự tham gia của
người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ .........................................................................................................93

4.3.

Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường đô thị tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ..........................................95


4.3.1.

Căn cứ xác định giải pháp ..............................................................................95

4.3.2.

Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ ...........................97

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 106
5.1.

Kết luận ....................................................................................................... 106

5.2.

Kiến nghị ..................................................................................................... 107

5.2.1.

Đối với đảng và nhà nước ............................................................................ 107

5.2.2.

Đối với ubnd tỉnh Phú Thọ........................................................................... 107

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 109
Phụ lục .................................................................................................................... 112

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ADB (The Asian Development Bank)

Ngân hàng phát triển châu Á

BVMT

Bảo vệ môi trường

CC

Cơ cấu

CNH

Cơng nghiệp hóa

ĐHQGHN

Đại học quốc gia Hà Nội

ĐVT

Đơn vị tính


GD & ĐT

Giáo dục và đào tạo

HĐH

Hiện đại hóa

KCN

Khu cơng nghiệp

MTĐT

Mơi trường đơ thị

NGO (non-governmental organization)

Tổ chức phi chính phủ

QLMT

Quản lý môi trường

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

Tài ngun mơi trường

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường

WB (World Bank)

Ngân hang thế giới

WHO (World Health Organization)

Tổ chức Y tế thế giới


XL

Xử lý

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Tình hình đất và sử dụng đất của thành phố Việt Trì qua ba năm
(2016-2018) ............................................................................................. 35

Bảng 3.2.

Tình hình dân số của thành phố Việt Trì ................................................... 37

Bảng 3.3.

Tình hình lao động thành phố Việt Trì...................................................... 38

Bảng 3.4.

Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế thành phố Việt Trì .............................. 40

Bảng 3.5.

Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của thành phố Việt Trì .......................... 41


Bảng 3.6.

Thông tin về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 44

Bảng 3.7.

Kết quả chọn mẫu điều tra phỏng vấn của nghiên cứu .............................. 46

Bảng 3.8.

Bảng ma trận SWOT ................................................................................ 49

Bảng 4.1.

Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm ở thành phố Việt Trì .................... 53

Bảng 4.2.

Sự tham gia của người dân trong công tác quản lý môi trường ................. 55

Bảng 4.3.

Phương thức tiếp cận kiến thức về quản lý môi trường đô thị của
người dân ................................................................................................. 58

Bảng 4.4.

Kết quả thực hiện các hình thức tun truyền ........................................... 59

Bảng 4.5.


Kết quả cơng tác tuyên truyền của người dân thành phố Việt Trì .............. 60

Bảng 4.6.

Ý kiến đánh giá về công tác tuyên truyền ................................................. 61

Bảng 4.7.

Đánh giá của cán bộ địa phương về sự tham gia của người dân trong
xử lý nước thải ......................................................................................... 64

Bảng 4.8.

Đánh giá sự tham gia của người dân trong xử lý rác thải sinh hoạt ........... 68

Bảng 4.9.

Đánh giá mức độ tham gia của người dân trong phân loại rác thải
sinh hoạt .................................................................................................. 69

Bảng 4.10. Đánh giá sự tham gia của người dân trong xây dựng phong trào tuyến
phố tự quản, tuyến phố xanh - sạch - đẹp .................................................. 73
Bảng 4.11. Đánh giá sự tham gia của người dân trong công tác tạo cảnh quan
môi trường và trồng cây xanh ................................................................... 74
Bảng 4.12. Giá dịch vụ thu phí vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ............ 77
Bảng 4.13. Trình độ cán bộ quản lý mơi trường đơ thị trên địa bàn thành phố
Việt Trì .................................................................................................... 81
Bảng 4.14. Đánh giá chất lượng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác
quản lý môi trường đơ thị trên địa bàn thành phố Việt Trì năm 2018 ........ 85


vii


Bảng 4.15. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
quản lý môi trường đơ thị trên địa bàn thành phố Việt Trì năm 2018 ........ 93
Bảng 4.16. Bảng SWOT sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường
đô thị........................................................................................................ 95

viii


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Hội viên chi hội phụ nữ tổ dân phố 12 sử dụng làn nhựa đi chợ .................27
Hình 4.1. Rác thải gây ơ nhiễm tại Khu Cơng Nghiệp Thụy Vân ..............................53
Sơ đồ 3.1. Vị trí thành phố Việt Trì trong tỉnh Phú Thọ ..............................................33

ix


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1.

Ý kiến của người dân về môi trường đơ thị Việt Trì ................................... 56

Hộp 4.2.

Cảm nhận của người dân về ý thức bảo vệ môi trường ............................... 58

Hộp 4.3.


Ý kiến của người dân về cảnh quan môi trường, diện mạo mới của
Thành phố Việt Trì. .................................................................................... 75

Hộp 4.4.

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tác động tiêu cực đến sự tham gia quản
lý môi trường đô thị ................................................................................... 84

Hộp 4.5.

Kinh phí hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế .................................... 86

Hộp 4.6.

Phản ánh của người dân về đội thu gom tự quản ......................................... 87

Hộp 4.7.

Ý kiến của công nhân thu gom về sự quan tâm của người dân .................... 88

Hộp 4.8.

Ý kiến của người dân về trách nhiệm của trưởng khu dân cư ...................... 89

Hộp 4.9.

Trưởng khu không nhắc nhở nên dân không thực hiện................................ 90

Hộp 4.10. Phụ cấp không đủ để thực hiện ................................................................... 91

Hộp 4.11. Trả lời về hoạt động tuyên truyền phát thanh tại phường ............................ 92

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Tạ Thị Thu Huyền
Tên luận văn: Tăng cường sự tham gia của người dân trong bảo vệ môi trường đô thị
trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngành: Quản lý kinh tế ứng dụng

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn nhằm đánh giá thực trạng sự tham gia của
người dân trong quản lý môi trường đô thị tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề
xuất một số giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường
đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng bốn phương pháp chính: (1) Phương pháp chọn điểm nghiên
cứu: Theo vị trí và vùng kinh tế, chọn 03 điểm nghiên cứu. (2) Phương pháp thu thập
thông tin: Thứ cấp, Sơ cấp (Áp dụng công thức Slovin 1984 và tổ chức điều tra thông
qua các công cụ PRA, KIP). (3) Phương pháp xử lý thông tin: Thống kê và xử lý qua
Microsoft Word và Microsoft Excel. (4) Phương pháp phân tích thơng tin: Thống kê mơ
tả, thống kê so sánh, PRA, KIP, phân tích ma trận SWOT, thang đo Likert.
Kết quả chính và kết luận
Sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành
phố Việt Trì thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần thực hiện tốt
mục tiêu quản lý môi trường mà thành phố đã đặt ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

(1) Sự tham gia của người dân trong công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý
thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường: Các hình thức và nội dung tun truyền về cơng
tác bảo vệ môi trường ngày càng đa dạng, phong phú, nhận được nhiều ý kiến đánh giá
tích cực từ phía người dân. Có tới 48/69 người dân cho rằng nội dung tuyên truyền đa
dạng, chiếm 69,57%.
(2) Sự tham gia của người dân trong xử lý nước thải: Ý thức của người dân trong
xử lý nước thải ngày càng nâng cao. Mức độ tham gia rất tích cực chiếm 34,78% và tích
cực của người dân chiếm 47,83%. Tuy nhiên vẫn còn 17,39% cho rằng sự tham gia của
người dân cịn chưa tích cực, tập trung ở xã Trưng Vương – là xã thuần nơng có điều
kiện kinh tế khó khăn hơn.

xi


(3) Sự tham gia của người dân trong phân loại, thu gom và xử lý rác thải: Bằng
công tác tuyên truyền, vận động, người dân tại thành phố Việt Trì đã có ý thức hơn về
phân loại rác. Số liệu điều tra năm 2018 cho thấy: 63,77% người dân phân loại rác và
thu gom đưa đến nơi tập kết; chỉ có 17,39% người dân đốt rác; 11,59% người dân mang
đổ trực tiếp ra môi trường.
(4) Sự tham gia của người dân trong phong trào xây dựng tuyến phố tự quản,
tuyến phố xanh – sạch – đẹp: Hầu hết các tuyến phố trên địa bàn đều thơng thống, sạch
sẽ, bảo đảm an toàn, thuận tiện cho người và phương tiện tham gia giao thơng. Theo
thống kê, tồn thành phố có 28 tuyến phố được công nhận là tuyến phố văn minh đơ thị,
trong đó phường Gia Cẩm dẫn đầu với 14 tuyến phố.
(5) Sự tham gia của người dân trong công tác cải tạo cảnh quan và trồng cây xanh:
Chỉ trong giai đoạn ba năm (2016-2018), thành phố Việt Trì đã có 30.600 cây xanh được
trồng mới, 32 mơ hình quản lý môi trường được thành lập với 800 người dân tham gia.
(6) Sự tham gia của người dân trong nộp phí vệ sinh mơi trường: Trước đây việc
thu phí mơi trường trên địa bàn thành phố chưa hiệu quả. Từ khi thành phố đưa vào kế
hoạch thu phí vệ sinh, gắn quyền lợi với trách nhiệm, người dân đã thực hiện nghiêm

quy định, hầu như khơng cịn tình trạng rác thải tràn lan, vứt rác không đúng nơi quy
định trên địa bàn thành phố.
Các nội dung cơ bản đều mang lại kết quả cao, giúp người dân có kiến thức
trong quản lý môi trường đô thị, tạo cho họ động lực, niềm tin vào mỗi hành động và
việc làm nhỏ nhất. Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế như: một số khâu tham gia cịn hình
thức, thiếu kinh phí, thiếu nguồn nhân lực.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường
đô thị là: (i) Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ; (ii) Q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa; (iii) Cơ sở hạ tầng, khoa học, cơng nghệ; (iv) Chính sách hỗ trợ của Nhà nước;
(v) Ảnh hưởng của các bên liên quan.
Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới gồm: (i)
Tăng cường tuyên truyền, vận động, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong nhân
dân; (ii) Tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho công tác bảo vệ môi trường; (iii) Tăng cường
thanh tra, kiểm tra, giám sát thu gom vận chuyển rác thải; (iv) Tăng cường vai trò của
từng bên liên quan nhằm đảm bảo cho cả hệ thống cộng đồng phát triển hài hòa; (v)
Giải pháp tăng cường phối hợp với các bên nhằm đơn đốc thu phí vệ sinh mơi trường,
có chế tài xử lý phù hợp đảm bảo công bằng.

xii


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Ta Thi Thu Huyen
Thesis title: Enhance people's participation in urban environmental protection in Viet
Tri city, Phu Tho province.
Major:Economic management Application

Code: 8340410


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
The research objective of the thesis is to assess the status of people's
participation in urban environmental management in Viet Tri City, Phu Tho Province;
thereby proposing some solutions to enhance people's participation in urban
environmental management in Viet Tri city, Phu Tho province in the future.
Materials and Methods
The thesis has used four main methods: (1) Method of selecting study sites:
According to location and economic region, select 03 research sites. (2) Methods of
information collection: Secondary, Primary (Applying the Slovin formula 1984 and
conducting surveys through PRA, KIP tools). (3) Methods of information processing:
Statistics and processing through Microsoft Excel. (4) Methods of information analysis:
Descriptive statistics, comparative statistics, PRA, KIP, SWOT matrix analysis, Likert scale.
Main findings and conclusions
The participation of people in urban environmental management in Viet Tri city
has gained many positive results, contributing to well implementing the environmental
management objectives set by the city. Research results show that:
(1) Participation of people in propaganda, education, raising awareness and
responsibility for environmental protection: Forms and contents of propaganda about
environmental protection are increasingly diversified, and received many positive
reviews from the people. Up to 48/69 people said that the propaganda content varied,
accounting for 69.57%.
(2) People's participation in wastewater treatment: The awareness of people in
wastewater treatment is increasing. The level of participation is very positive, accounting
for 34.78% and positive for people accounted for 47.83%. However, 17.39% said that the
participation of the people was not positive, concentrated in Trung Vuong commune, which
is a purely agricultural commune with more difficult economic conditions.
(3) Participation of people in waste classification, collection and treatment: By
propaganda and mobilization, people in Viet Tri city have become more aware of waste


xiii


classification. Survey data in 2018 showed that: 63.77% of people classified waste and
collected it to the gathering place; only 17.39% of people burn garbage; 11.59% of
people bring directly to the environment.
(4) Participation of people in the movement of building self-governing streets
and green-clean-beautiful streets: Most of the streets in the area are open, clean, safe
and convenient people and vehicles participating in traffic. According to statistics, the
whole city has 28 streets recognized as urban civilized streets, in which Gia Cam ward
leads with 14 streets.
(5) Participation of people in landscape improvement and tree planting: Only in the
three-year period (2016-2018), Viet Tri city had 30,600 newly planted trees, 32 management
models. Environmental management was established with 800 people involved.
(6) Participation of people in environmental sanitation fee payment: Previously,
environmental fee collection in the city was not effective. Since the Viet Tri city put in a
plan to collect sanitation fees, attaching rights to responsibilities, people have strictly
enforced regulations, almost no situation of rampant garbage, throwing garbage at the
wrong places in the locality.
The basic contents all bring high results, helping people have knowledge in
urban environment management, giving them motivation and confidence in every
smallest action and job. However, there are still limitations such as: some stages of
participation are still in form, lack of funding, and lack of human resources.
Factors affecting people's participation in urban environmental management are:
(i) Qualifications and capacities of staff; (ii) The process of industrialization and
modernization; (iii) Infrastructure, science and technology; (iv) Supporting policies of
the State; (v) Influence of stakeholders.
Some solutions to enhance people's participation in urban environmental
management in Viet Tri city, Phu Tho province in the coming time include: (i)
Strengthening propaganda, advocacy and construction sense of environmental

protection among people; (ii) Increasing investment, supporting environmental
protection; (iii) Strengthen inspection, inspection and supervision of waste collection
and transportation; (iv) Strengthen the role of each stakeholder to ensure a harmonious
development of the community system; (v) Strengthening solutions to coordinate with
the parties to urge the collection of environmental sanitation fees and appropriate
handling sanctions to ensure fairness.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT
Mơi trường là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất của tồn cầu hiện
nay. Nhận thức rõ những nguy cơ, thách thức của tình trạng ơ nhiễm mơi trường
đối với cuộc sống và sự phát triển của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng ta đã
xác định: Muốn đất nước phát triển nhanh và bền vững, phải thường xuyên coi
trọng và gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, bảo đảm công bằng, tiến bộ xã
hội, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường.
Nghị quyết Đại hội XII đã xác định: “Tăng cường công tác quản lý tài
ngun, bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát
triển bền vững theo hướng bảo đảm tính tổng thể, liên ngành, liên vùng, đáp ứng
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trong đó lợi ích lâu dài là cơ bản, có trọng tâm,
trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn... Đến năm 2020, kiềm chế mức độ gia
tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng
môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân
thiện với môi trường”.
Trước những nguy cơ hiện hữu và rủi ro khơn lường do tình trạng suy
thối mơi trường gây ra, những năm qua, các cấp, các ngành, các địa phương đã
đề ra nhiều giải pháp nhằm kiểm sốt mức độ gia tăng ơ nhiễm mơi trường; chủ
động phịng ngừa, ngăn chặn và khắc phục các sự cố môi trường. Nhận thức, ý

thức, trách nhiệm bảo vệ mơi trường của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và
các tầng lớp nhân dân có chuyển biến tích cực. Nhiều hoạt động, phong trào,
sáng kiến, cải tiến nhằm góp phần giảm tình trạng ơ nhiễm mơi trường đã được
các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp quan tâm coi trọng hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đó, thực trạng mơi trường ngày càng
xấu đi đang trở thành một mối đe dọa và hiểm họa không thể xem thường ở nước
ta. Tính chất, mức độ, cường độ các vụ xâm hại mơi trường có xu hướng gia tăng
và ngày càng biểu hiện dưới nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện. Tình trạng ơ
nhiễm khơng khí, mặt nước, nước ngầm ở nhiều khu vực đã ở mức báo động đỏ.
Trong khi đó, nạn suy thối mơi trường ở nhiều khu công nghiệp, khu vực đô thị,
các làng nghề truyền thống, địa bàn nông thôn cũng đang diễn ra nghiêm trọng.
Thực trạng này nếu không được ngăn chặn, đẩy lùi sẽ là lực cản lớn đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

1


Những tồn tại, hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân; nhưng
một trong những nguyên nhân chủ yếu đó là do nhận thức, ý thức trách nhiệm về
quản lý mơi trường của nhiều cấp chính quyền, cán bộ quản lý, doanh nghiệp và
cộng đồng cịn yếu kém.Tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi
nhẹ cơng tác bảo vệ mơi trường cịn phổ biến. Việc huy động sức mạnh tổng hợp
của cộng đồng và vai trò giám sát thực thi pháp luật của các tổ chức chính trị-xã
hội vào bảo vệ mơi trường cịn rất hạn chế.
Như vậy có thể nói, sự tham gia của cộng đồng, người dân có vai trị then
chốt, quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở nước ta nói chung
và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ) là đơ thị loại I, trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa của tỉnh Phú Thọ và là thành phố về với cội nguồn dân tộc Việt
Nam. Trong công tác quản lý môi trường, người dân thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Thọ đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Đó là những người vừa trực tiếp sử
dụng, tiếp cận, vừa là người giải quyết các vấn đề rác thải, nước sinh hoạt, vệ
sinh gia đình, đường phố, vỉa hè, cảnh quan đơ thị,... Đồng thời, người dân cũng
là những người sẽ gánh chịu hậu quả đầu tiên từ ô nhiễm môi trường, là người
tham gia và hưởng lợi từ việc quản lý các vấn đề môi trường trên địa bàn dân cư.
Sự tham gia của người dân ở thành phố Việt Trì trong quản lý mơi trường đơ thị
đã có ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu quốc gia về quản lý môi trường của thành
phố nói riêng và tồn tỉnh Phú Thọ nói chung.
Trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn Thành phố Việt Trì
(tỉnh Phú Thọ), cùng với vai trò là một người dân của thành phố, tơi nhận thấy
thành phố Việt Trì đã và đang đứng trước sức ép của vấn đề quản lý môi trường
đô thị; trong đó sự tham gia của người dân là vơ cùng quan trọng. Vì vậy, chúng
tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Tăng cường sự tham gia của người dân trong
quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ” để
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong quản lý
môi trường đơ thị tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; từ đó đề xuất một số giải
pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên

2


địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham
gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị;
(2) Đánh giá thực trạng sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường đô thị tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thời gian qua;

(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong
quản lý môi trường đô thị tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ;
(4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự tham gia của người
dân trong quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng
cường sự tham gia của người dântrong quản lý môi trường đô thị, đồng thời đánh
giá sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị và các yếu tố ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện quản lý môi trường đô thị tại thành phố Việt Trì,
tỉnh Phú Thọ;
Đối tượng khảo sát của đề tài là người dân, cán bộ công chức Nhà nước,
các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài nghiên cứu sự tham gia của người dân trong triển khai, thực hiện
các hoạt động quản lý môi trường đô thị trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú
Thọ trong giai đoạn hiện nay, cụ thể: tuyên truyền, giáo dục, nâng cao trách
nhiệm bảo vệ môi trường; xử lý nước thải; phân loại, thu gom, xử lý rác thải; xây
dựng tuyến phố tự quản; cải tạo cảnh quan, trồng cây xanh và nộp phí vệ sinh
mơi trường.
1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Ngồi ra, tác giả chọn 03 xã, phường làm điểm nghiên cứu từ 03 vùng trong
thành phố, đó là: xã Trưng Vương, phường Dữu Lâu, phường Gia Cẩm đại diện
cho 03 vùng có tình hình kinh tế - xã hội kém phát triển, trung bình và phát triển

3



so với mặt bằng chung của thành phố.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng về
tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị tại thành
phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ trong thời gian 3 năm (từ 2016 – 2018). Những
khoảng thời gian khác có liên quan tùy thuộc vào nội dung của nghiên cứu.
Số liệu thu thập được từ các tài liệu đã công bố trong khoảng thời gian từ
năm 2015 đến năm 2018; số liệu khảo sát thực trạng được điều tra từ năm 2016
đến năm 2018.
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 5/2018 đến tháng 6/2019.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận, nghiên cứu đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự
tham gia của người dân trong quản lý môi trường đơ thị, trên cơ sở tổng quan có
chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học trên thế giới, một số
Tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam.
Về thực tiễn, đề tài đã đánh giá được thực trạng quản lý mơi trường đơ thị
tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; đồng thời đề xuất được một số giải pháp
nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị trên
địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và là bài học kinh nghiệm cho các địa
phương khác trên cả nước.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA
CỦA NGƯỜI DÂN TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1. Khái niệm về sự tham gia
“Tham gia” là góp phần hoạt động của mình vào một hoạt động chung nào

đó. Cách hiểu này tương đối đơn giản nhưng không khái quát được bản chất, nội
dung của “Tham gia” trong tổng thể các mối quan hệ của nó, đặc biệt là trong
quản lý và phát triển cộng đồng người dân.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu phát triển, tham gia
(Participation) là một triết lý đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu phát triển cộng
đồng. Theo Oakly (1989), tham gia là một quá trình tạo khả năng nhạy cảm của
người dân và làm tăng khả năng tiếp thu vào năng lực của người dân nhằm đáp
ứng các nhu cầu phát triển cũng như khích lệ các sáng kiến địa phương. Quá
trình này hướng tới sự tăng cường năng lực tự kiểm soát các nguồn lực và tổ
chức điều hành trong những hoàn cảnh nhất định. Tham gia bao hàm việc ra
quyết định, thực hiện, quản lý, phân chia lợi ích và đánh giá các hoạt động phát
triển của người dân (Nguyễn Ngọc Hợi, 2003).
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện phát triển theo định hướng cộng
đồng từ những năm 1970 thì các khái niệm như “sự tham gia” hay “tăng cường
quyền lực” đã được sử dụng rất phổ biến, nhất là trong các tài liệu về các biện
pháp quản lý môi trường đô thị, tập hợp người dân, cải thiện hiệu quả và tính bền
vững của các biện pháp thúc đẩy sự phát triển cũng như phương thức quản lý.
Tuy vậy, khơng có một định nghĩa duy nhất về “sự tham gia” để có thể áp dụng
cho tất cả các chương trình hay dự án quản lý nào, việc diễn giải bản chất cũng
như quá trình tham gia phụ thuộc vào yêu cầu phát triển của mỗi tổ chức (dẫn
theo Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
Hiện nay, “Tham gia” gồm 05 nội dung (bước) để nghiên cứu: (1) Tham
gia trong xác định nhu cầu, (2) tham gia trong xây dựng phương án thực hiện (lập
kế hoạch), (3) tham gia trong tổ chức thực hiện, (4) tham gia hưởng lợi và (5)
tham gia trong quản lý, đánh giá. Bằng cách làm cho các bên liên quan hiểu rõ
hơn và tham gia vào các quyết định, phân bổ nguồn lực và các hoạt động có ảnh

5



hưởng đến cuộc sống của họ, sự tham gia còn đảm bảo người tham gia đạt được
lợi ích từ sự tham gia này (dẫn theo Vũ Thị Huyền Trang, 2009).
“Sự tham gia” là một q trình mà Chính phủ và cộng đồng cùng nhận
một số trách nhiệm cụ thể và tiến hành các hoạt động chung để cung cấp dịch vụ
đô thị cho tất cả các cộng đồng.
Như vậy, theo tác giả “sự tham gia”vừa có ý nghĩa của một danh từ, vừa
có ý nghĩa của một động từ. Với ý nghĩa là một danh từ, “sự tham gia” là một
q trình mà ở đó một hoặc nhiều chủ thể bằng sự hiện diện và các hoạt động của
mình đã có những tác động nhất định đến sự phát triển, thay đổi, chấm dứt của
một chu trình, một nội dung, một vấn đề có tính cộng đồng, tính tập thể.
Với ý nghĩa là một động từ, “sự tham gia” là những hoạt động cụ thể của
chủ thể tham gia, từ đó chủ thể tham gia thể hiện được vai trị của mình.
Sự tham gia của người dân vào một chương trình, dự án cộng đồng là một
q trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng có những hoạt động tác động
vào quá trình đánh giá, quy hoạch, thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một
dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động. Yếu tố quan trọng nhất của sự
tham gia là đảm bảo đảm cho những người chịu ảnh hưởng được tham gia vào
quyền quyết định một công việc hay một dự án nào đó.
Để tiến hành được một chương trình, dự án quy hoạch cải tạo có tính cộng
đồng (tức là triển khai trên diện rộng, có sự tham gia và tác động đến nhiều người,
nhiều khu vực dân cư, có thời gian và lộ trình thực hiện cụ thể) thì yếu tố cần thiết
hàng đầu đó là sự nỗ lực tham gia của người dân. Người dân phải thể hiện tính tự
chủ tối đa và nỗ lực để cải thiện điều kiện sống, cải thiện mơi trường nơi họ đang ở.
Ngồi ra, cần tồn tại các nguồn lực của cộng đồng: tiền, sức lao động, kiến thức, kỹ
năng, sự lãnh đạo, hệ thống tổ chức xã hội trong cộng đồng. Bên cạnh đó, cũng cần
có sự trợ giúp về kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ của Chính phủ hoặc các tổ chức nào
đó để khuyến khích óc sáng tạo, sự giúp đỡ lẫn nhau và tính tự lực của cộng đồng.
2.1.1.2. Khái niệm về Người dân
Hồ Chí Minh xem “Nhân dân” là tập hợp gắn kết đa số người khác nhau
về dân tộc, tơn giáo, giới tính, giai tầng, địa vị trong xã hội nhưng thống nhất

thành một cộng đồng chung. Người từng viết: Dân là mọi người dân Việt Nam;
là mọi con dân nước Việt; là mỗi người con Rồng cháu Tiên, không phân biệt
già, trẻ, gái, trai, giàu, nghèo, quý, tiện… Trong nhiều trường hợp, Hồ Chí Minh

6


gọi Nhân dân là quần chúng, quốc dân, đồng bào. Quan niệm này bao hàm trong
đó các tiêu chí văn hóa, lịch sử, lãnh thổ cư trú .
Nhân dân” mang những đặc trưng nổi bật, đó là tồn thể một cộng đồng
người được gắn kết chặt chẽ thành thể thống nhất chung, là một phạm trù chính trị xã hội có tính lịch sử, vừa mang tính cộng đồng xã hội, vừa mang tính giai cấp.
Thành phần trong nhân dân có sự thay đổi và ln khác biệt về giai cấp, tầng lớp.
“Người dân” là một cách gọi khác của “Nhân dân”, nó bao hàm những ý
nghĩa của “Nhân dân” nhưng có tính thân mật, gần gũi hơn. Khác với “Nhân
dân”, nó khơng giống một khái niệm mang tính pháp quy. Nó mang sắc thái của
một sự giải phóng khỏi các cơ chế. Nếu như “tiếp thu ý kiến Nhân dân” vốn là
một quy trình, đã được thiết kế rất bài bản với vai trò trung gian của Hội đồng
Nhân dân, Đại biểu Nhân dân, các cuộc tiếp xúc cử tri hay hội họp; thì “kiến nghị
của người dân” lại mang một sắc thái khác.
Người dân là toàn thể cộng đồng, những người có quyền cơng dân, những
người mang quốc tịch và được bảo hộ của một Nhà nước nơi họ sinh sống, có
trách nhiệm và quyền lợi xã hội. Người dân trong luận văn này được hiểu là tất
cả cơng dân, từ già trẻ, lớn bé. (Đồn Thế Hanh, 2014).
2.1.1.3. Khái niệm về Đô thị
Luật Quy hoạch Đô thị quy định: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh
sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp,
là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa hoặc chun ngành, có vai trị
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một
địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của
thị xã; thị trấn” (Quốc hội, 2015).

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo
lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đơ thị, được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
2.1.1.4. Khái niệm về quản lý môi trường đô thị
a. Môi trường và chức năng cơ bản của môi trường
(1) Khái niệm Môi trường:
Luật Bảo vệ Môi trường quy định: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật

7


chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật. Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành mơi
trường gồm đất, nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái
vật chất khác” (Quốc hội, 2014).
(2) Các chức năng cơ bản môi trường gồm:
Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật;
Mơi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người;
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong
cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình;
Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất;
Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất
lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng khơng gian sống cần
thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại
không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới.
Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể

làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi.
b. Môi trường đô thị
Môi trường đô thị là sự kết hợp của 02 khái niệm Môi trường và khái niệm
Đô thị như đã được đề cập ở trên, trong đó mơi trường là khái niệm chung, đơ thị
đóng vai trị trạng từ chỉ địa điểm – tính chất, nhằm phân biệt với các môi trường
ở nơi khác như môi trường nông thôn, môi trường biển…
Môi trường đô thị là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có
tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật, gồm đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác; và
sự tồn tại này diễn ra ở không gian đô thị phát triển, với nhiều thành phần kinh tế,
nhiều doanh nghiệp sản xuất và đông dân cư (Tạp chí Mơi trường, 2014)
Mơi trường đơ thị là một thành phần của mơi trường tự nhiên, trong đó
được cấu thành bởi những yếu tố cơ sở vật chất hạ tầng (nhà ở, lịng đường, vỉa
hè, đường giao thơng, cây xanh, điện chiếu sáng, doanh nghiệp, nhà máy sản
xuất,…), công nhân với những sản xuất công nghiệp, cảnh quan đô thị, các yếu tố

8


trên được quan hệ với nhau bằng dây chuyền thực phẩm và dịng năng lượng.
Ngồi hoạt động sản xuất cịn có những sinh hoạt về văn hóa xã hội, tập quán,
tình cảm của tổ dân phố, của người dân.
c. Quản lý môi trường đô thị
(1) Khái niệm Quản lý:
Quản lý là sự tác động có định hướng và tổ chức của chủ thể quản lý lên
đối tượng quản lý bằng các phương thức nhất định để đạt tới những mục tiêu nhất
định. Trong đó Chủ thể quản lý là các cá nhân, tổ chức có một quyền lực nhất
định buộc các đối tượng quản lý phải tuân thủ các quy định do mình đề ra để đạt
được những mục tiêu đã định trước. Đối tượng quản lý là các cá nhân, tổ chức
trong quá trình hoạt động phải chịu sự tác động bằng phương pháp quản lý và

công cụ quản lý của các chủ thể quản lý để nhằm đạt được những mục tiêu quản
lý do chủ thể quản lý đặt ra (theo Những vấn đề cơ bản về Quản lý hành chính
Nhà nước, 2014).
(2) Quản lý mơi trường đơ thị:
Đó là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật tác
động lên con người cùng với xã hội nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và
phát triển bền vững kinh tế xã hội ở một khu vực đơ thị nào đó. Hiểu ngắn gọn
đó là quản lý nhằm đạt được những mục tiêu về mơi trường tại đơ thị. Trong đó
chủ thể quản lý là Nhà nước (chính quyền địa phương), đối tượng quản lý là các
cá nhân, tổ chức; địa bàn quản lý là tại đô thị, mục tiêu quản lý là nhằm đạt được
những chỉ tiêu về môi trường tại đô thị mà chủ thể quản lý (nhà nước, chính
quyền) mong muốn. Công cụ quản lý được sử dụng chủ yếu là pháp luật, chính
sách, kế hoạch.
(3) Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý môi trường đô thị bao gồm:
Khắc phục và phịng chống suy thối, ơ nhiễm mơi trường phát sinh trong
hoạt động sống của con người;
Phát triển bền vững kinh tế và xã hội. Các khía cạnh của phát triển bền
vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, không tạo ra ơ nhiễm và suy thối chất luợng mơi trường sống, nâng cao
sự văn minh và công bằng xã hội;
Xây dựng các cơng cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các
vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng ngành, từng địa phương

9


và cộng đồng dân cư.
(4) Yêu cầu của công tác quản lý môi trường đô thị bao gồm:
Quản lý, bảo vệ môi trường đô thị thực hiện theo nguyên tắc phát triển bền
vững gắn với việc duy trì các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử và bảo đảm tỷ lệ

khơng gian xanh theo quy hoạch.
Có kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường đồng bộ, phù hợp với quy hoạch
đô thị, khu dân cư tập trung đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại tại nguồn, thu gom, tập
trung chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với khối lượng, chủng loại chất thải và đủ
khả năng tiếp nhận chất thải đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong
khu dân cư.
Bảo đảm yêu cầu về cảnh quan đô thị, vệ sinh môi trường; lắp đặt và bố
trí cơng trình vệ sinh nơi công cộng.
Chủ đầu tư dự án khu dân cư tập trung, chung cư phải thực hiện các yêu
cầu về bảo vệ môi trường.
Đối với khu dân cư phân tán phải có địa điểm, hệ thống thu gom, xử lý rác
thải; có hệ thống cung cấp nước sạch và các hoạt động phát triển mơi trường
xanh, sạch, đẹp và an tồn.
Như vậy, ở phạm vi nghiên cứu của đề tài về sự tham gia người dân trong
trong quản lý môi trường đô thị cũng mang đầy đủ những nội dung và tính chất
của sự tham gia nói chung. Trong nghiên cứu này, sự tham gia của người dân
được hiểu là sự tham gia của tổ chức và của mọi người dân trong cộng đồng vào
các hoạt động trong chương trình quản lý mơi trường đơ thị.
2.1.2. Đặc điểm, vai trị sự tham gia của người dân trong quản lý môi
trường đô thị
2.1.2.1. Đặc điểm về sự tham gia của người dân trong quản lý môi trường đô thị
Trong công tác quản lý mơi trường đơ thị, người dân chính là đối tượng
quản lý, sự tham gia của người dân vừa có tính bắt buộc, vừa có tính tự nguyện.
Tính bắt buộc nằm ở các quy phạm pháp luật, các chính sách mà chủ thể
quản lý là cơ quan Nhà nước đặt ra, yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức, đơn vị
trên địa bàn phải thực hiện (ví dụ: Quy định về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường

10



×