Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện mỹ đức, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.8 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ NGỌC DUYÊN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN CỦA HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Nghĩa Biên

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Ngọc Duyên

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn thạc sỹ, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cơ giáo trong Học viện Nơng nghiệp cùng các cơ
quan, phịng, ban, đơn vị và gia đình.
Trước hết tơi xin được gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Nguyễn Nghĩa Biên
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình học tập và viết luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban quản lý đào tạo, Bộ
mơn Phân tích định lượng , Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn – Học viện nông nghiệp
Việt Nam các thầy , cô đã giảng dạy và tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng huyện Mỹ Đức, Các Phòng, Ban ngành chức năng của Huyện đã giúp đỡ và
tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hồn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ và giúp
đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn này./.
Hà Nội, ngày…. tháng…. năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Duyên

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh mục bảng .......................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ ........................................................................................... viii
Danh mục sơ đồ .......................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn .........................................................................................................x
Thesis abstract ............................................................................................................ xii
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................3

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3


1.4.

Những đóng góp chính của luận văn ................................................................4

Phần 2. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản....................................................................................................5
2.1.

Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản .........................5

2.1.1.

Một số khái niệm .............................................................................................5

2.1.2.

Phân loại, đặc điểm, vai trò ..............................................................................7

2.1.3.

Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ..............................10

2.1.4.

Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản .................................13

2.1.5.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.....17


2.2.

Cơ sở thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.....................19

2.2.1.

Kinh nghiệm quốc tế về quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản ...........19

2.2.2.

Kinh nghiệm trong nước về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản ..........................21

2.2.3.

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Mỹ Đức ...................................25

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................26
3.1.

Đặc điểm cơ bản của huyện Mỹ Đức..............................................................26

iii


3.1.1.

Điều kiện tự nhiên .........................................................................................26

3.1.2.


Đất đai ...........................................................................................................27

3.1.3.

Dân số và lao động ........................................................................................29

3.1.4.

Hệ thống cơ sở hạ tầng ..................................................................................29

3.1.5.

Tình hình phát triển kinh tế ............................................................................30

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................30

3.2.1.

Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................30

3.2.2.

Phương pháp phân tích dữ liệu .......................................................................32

3.2.3.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .........................................................................33


Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................35
4.1.

Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Mỹ
Đức giai đoạn 2015-2017 ...............................................................................35

4.1.1.

Khái quát về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Mỹ Đức giai
đoạn 2015-2017 .............................................................................................35

4.1.2.

Thư ̣c tra ̣ng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn
huyện Mỹ Đức ...............................................................................................39

4.2.

Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện
Mỹ Đức giai đoạn 2015-2017 ........................................................................63

4.2.1.

Những thành tư ̣u ............................................................................................63

4.2.2.

Những ha ̣n chế ...............................................................................................64

4.2.3.


Nguyên nhân của những hạn chế....................................................................67

4.3.

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức ..............................................................68

4.3.1.

Các chı́nh sách kinh tế vı ̃ mô .........................................................................68

4.3.2.

Cơ chế và văn bản quản lý đầ u tư xây dựng cơ bản ........................................69

4.3.3.

Điề u kiê ̣n tư ̣ nhiên và xã hội ..........................................................................71

4.3.4.

Năng lư ̣c và trách nhiê ̣m của chủ thể tham gia quản lý đầ u tư xây dựng
cơ bản ............................................................................................................72

4.3.5.

Khoa học cơng nghệ ......................................................................................74

4.4.


Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng cơ
bản trên địa bàn huyện Mỹ Đức .....................................................................75

4.4.1.

Định hướng tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức trong
thời gian tới ...................................................................................................75

iv


4.4.2.

Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng của
huyện Mỹ Đức ...............................................................................................77

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................88
5.1.

Kết luận .........................................................................................................88

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................90

5.2.1.

Đối với Chính phủ .........................................................................................90


5.2.2.

Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ...................................................90

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................92
Phụ lục ......................................................................................................................95

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bộ Tài chính

BKH&ĐT

Bộ Kế hoạch và đầu tư

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CP

Chính phủ


ĐTXDCB

Đầu tư xây dựng cơ bản

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐND

Hội đồng nhân dân



Nghị định

NQ

Nghị quyết

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách Trung ương




Quyết định

XDCB

Xây dựng cơ bản

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất năm 2018...............................28
Bảng 3.2. Dân số và lao động huyện Mỹ Đức............................................................29
Bảng 3.3. Tình hình thu nhập từ các khu vực kinh tế huyện Mỹ Đức .........................30
Bảng 3.4. Đặc điểm mẫu khảo sát .............................................................................32
Bảng 4.1. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Huyện
Mỹ Đức giai đoạn từ 2015-2017 ................................................................35
Bảng 4.2. Số lượng các dự án đầu tư phân theo nhóm được thực hiện .......................37
Bảng 4.3. Dự án đầu tư xây dựng theo lĩnh vực tại huyện Mỹ Đức giai đoạn
2015-2017 .................................................................................................38
Bảng 4.4. Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách của
huyện Mỹ Đức giai đoạn 2015-2017..........................................................42
Bảng 4.5. Kế hoạch vốn và tình hình giải ngân vốn tại các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản huyện Mỹ Đức ......................................................................43
Bảng 4.6. Tiến độ thực hiện theo kế hoạch của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
của huyện Mỹ Đức ....................................................................................44

Bảng 4.7. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản phân theo lĩnh vực .........46
Bảng 4.8. Số dự án được lập mới giai đoạn 2015 – 2017 ...........................................49
Bảng 4.9. Kết quả phê duyệt dự án theo nhóm giai đoạn 2015-2017 ..........................50
Bảng 4.10. Kết quả phê duyệt dự án theo lĩnh vực giai đoạn 2015-2017 ......................51
Bảng 4.11. Tình hình trúng thầu của các dự án đầu tư xây dựng cơ bản .......................54
Bảng 4.12. Các hình thức đấu thầu tại các dự án đầu tư xây dựng cơ bản của
huyện Mỹ Đức ..........................................................................................55
Bảng 4.13. Số lượt thực hiện giám sát .........................................................................58
Bảng 4.14. Số dự án vi phạm trong qua 3 năm ............................................................59

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Vị trí địa lý huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội ....................................26

Sơ đồ 4.1.

Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
của huyện Mỹ Đức ...............................................................................39

Biểu đồ 4.1.

Cơ cấu nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức
giai đoạn 2015-2017 .............................................................................36

Biểu đồ 4.2.


Tỷ trọng các dự án phân theo lĩnh vực ..................................................38

Biểu đồ 4.3.

Tổng hợp ý kiến đánh giácủa Ban quản lý dự án về công tác kế
hoạch của huyện Mỹ Đức .....................................................................47

Biểu đồ 4.4.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của Phòng tài chính – Kế hoạch về cơng
tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư ........................................53

Biểu đồ 4.5.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của Ban quản lý dự án về công tác tổ
chức đấu thầu .......................................................................................56

Biểu đồ 4.6.

Tổng hợp ý kiến đánh giá của Kho bạc nhà nước về cơng tác kiểm
tra, kiểm sốt hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ..................................60

Biểu đồ 4.7.

Tổng hợp ý kiến đánh giá chung về công tác quản lý Nhà nước về
vốn đầu tư xây dựng cơ bản ..................................................................62

Biểu đồ 4.8.

Đánh giá các yếu tố kinh tế vĩ mô .........................................................69


Biểu đồ 4.9.

Đánh giá cơ chế và văn bản quản lý đầ u tư xây dựng cơ bản ................70

Biểu đồ 4.10. Ý kiến đánh giá tác động của người dân về điều kiện tự nhiên – xã
hội tới quản lý đầu tư xây dựng cơ bản .................................................71
Biểu đồ 4.11. Ý kiến đánh giá của Ban quản lý dự án về năng lư ̣c và trách nhiê ̣m
của chủ thể tham gia quản lý đầ u tư xây dựng cơ bản ...........................73
Biểu đồ 4.12. Ý kiến đánh giá yếu tố khoa học công nghệ ứng dụng trong quản lý
đầ u tư xây dựng cơ bản ........................................................................74

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1. Vị trí địa lý huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội ..........................................26
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của
huyện Mỹ Đức ...........................................................................................39

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Duyên
Tên Luận văn: “Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410


Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ
Đức từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Mỹ Đức. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức
trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau:
Phương pháp thu thập dữ liệu: Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả thu thập từ các văn
bản pháp luật, các văn bản, báo cáo của các cơ quan thực hiện công tác quản lý Nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức. Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả tiến
hành chọn mẫu bao gồm 168 người tại các cơ quan, bộ phận có liên quan đến công tác
quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản và xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn lấy ý
kiến để đánh giá về công tác này của Huyện.
Phương pháp xử lý dữ liệu: Vận dụng phương pháp thống kê để hệ thống hóa dữ
liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh thơng qua hệ thống bảng, biểu đồ để
thấy rõ thực trạng, ưu điểm, hạn chế của công tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng
cơ bản của huyện Mỹ Đức để từ đó tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm hồn thiện
cơng tác này.
Kết quả chính và kết luận:
Phân tích về thực trạng, trong giai đoạn 2015-2017, huyện Mỹ Đức đã có đạt
được những thành tựu nhất định trong cơng tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ
bản. Đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện đã có những biến đổi tích cực góp phần cải thiện
cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế của huyện trong giai đoạn 2015-2017 đạt mức cao, đặc biệt là ngành dịch
vụ có tốc độ tăng trưởng lên tới 18%/ năm. Tuy nhiên cơng tác này cũng cịn những
thiếu sót và hạn chế cần khắc phục. Cơng tác quản lý ở các khâu, các giai đoạn của các
dự án đầu tư nhiều khi vẫn chưa đảm bảo ảnh hưởng tới tiến độ dự án và chất lượng


x


cũng như hiệu quả của các dự án. Chẳng hạn như công tác lập kế hoạch vẫn chưa được
quan tâm đúng mức nên để xảy ra việc điều chỉnh dự án khi thực hiện. Năm 2017 có 5
dự án phải điều chỉnh khi thực hiện. Công tác lập dự án, thẩm định dự án, quản lý đấu
thầu chất lượng chưa cao, làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự ánTrong cơng tác
đấu thầu vẫn cịn hiện tượng dàn xếp trong đấu thấu. Công tác giám sát, đánh giá thực
hiện chưa tốt, vẫn còn để xảy ra nhiều vi phạm trong thực hiện dự án. Năm 2017 có tới
17 dự án vi phạm. Những hạn chế này là do sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau.
Chính sách tài khóa thắt chặt làm ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Trung
ương. Sự biến động giá cả ảnh hưởng tới chi phí dự án, từ đó ảnh hưởng tới tiến độ dự
án. Chính sách, văn bản pháp luật cịn chồng chéo, hay thay đổi gây khó khăn cho cơng
tác quản lý. Trình độ cán bộ nhân viên tham gia vào cơng tác quản lý cịn hạn chế. Việc
cập nhật ứng dụng khoa học công nghệ chưa được chú trọng của huyện Mỹ Đức. Vì vậy
việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiê ̣n quản lý đầu tư xây dựng đối với huyện Mỹ Đức
là rất cần thiết để giúp Huyện có thể nhanh chóng nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng
trưởng và Phát triển kinh tế xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng và kinh nghiệm
thực tiễn của các địa phương khác, luận văn đã đưa ra 5 nhóm giải pháp nhằm hồn
thiện cơng tác này bao gồm: (1) giải pháp hồn thiện cơng tác kế hoạch, (2) Tăng cường
cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, (3) quản lý chặt chẽ công tác đấu
thầu, (4) cải tiến, hồn thiện và nâng cao năng lực cơng tác kiểm tra, giám sát, (5)
nhóm một số giải pháp khác. Trong đó giải pháp quan trọng cần được ưu tiên là nhóm
giải pháp tăng cường cơng tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Do công tác
này vẫn chưa được huyện thực sự chú trọng, thiết kế dự án chưa bám sát thực tiễn dẫn
đến khó khăn trong thực hiện và kiểm tra, giám sát từ đó làm giảm hiệu quả của đầu tư
XDCB. Tuy nhiên các giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ để đạt hiệu quả.
Ngoài ra, để các giải pháp thực hiện hiệu quả cần sự quan tâm và phối hợp của các cấp,
các ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương.


xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Ngoc Duyen
Thesis title: State Management of capital construction investment in My Duc district,
Hanoi City
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Analyzing the current situation of State Management of capital construction investment
in My Duc district then point out the advantages and disadvantages of State
Management of capital construction investment in My Duc district. Thenceforward,
recommending solutions to improve state management of capital construction
investment in the future.
Materials and Methods
The study used some different method such as:
Data collection method: Secondary data were collected from a legal document,
reports of state management of capital construction investment office in My Duc.
Primary data were chosen 168 samples at the office, division related to state
management of construction investment and made a questionnaire to collect assessment
state management of capital construction investment in the district.
Data processing method: Using the statistical method to code data; analysis,
summary and comparative method were used to show current situation, advantages,
disadvantages of state management of capital construction investment in My Duc
district. Therefore, recommending solutions to improve state management of capital

construction investment.
Main findings and conclusions
Analysis of the current situation, in the period 2015-2017, My Duc district has
gained certain achievements in the management of State capital construction
investment. Capital construction investment in the district has made positive changes
contribute to the improvement of infrastructure, socio-economic development,
improving people's lives. The economic growth of the district during the period 20152017 reached a high level, especially in the service sector with growth of up to 18% /
year. However, this work is also the shortcomings and limitations to overcome. The
management at the stages, the phase of the investment project is not yet guaranteed

xii


sometimes affect the project schedule as well as the quality and efficiency of the
project. Such as the planning has not been adequate attention should happen to adjust
project implementation. In 2017, having 5 projects must adjust when implementation.
Project formulation and appraisal of projects, procurement management was not highquality lead to greatly affect the progress of the project. In procurement, there was
arrangements phenomenon. The monitoring and evaluation were not good, still to occur
several violations in the implementation of the project. In 2017 there was 17 projects
violation. These restrictions are due to the influence of many different factors. Tight
fiscal policies affecting capital investment from the central budget. The price
fluctuations affect project costs, thus affecting the progress of the project. Policies and
legislation are overlapping, or changes make it difficult for management. Qualifications
of staff involved in the management are limited. The updated application of science and
technology has not been focused in My Duc district. Thus, recommending solutions to
complete management of capital construction investment for My Duc district is
essential to help the District can quickly improve the system infrastructure, growth, and
economic development.
Base on analysis current situation and experiment of other districts, the study
recommended 5 solution to improve this work including: (1) the solution improve

planning, (2) Strengthening the formulation, appraisal and approval of investment
projects, (3) strict management of the procurement, (4) improving, completing and
boosting capacity of inspection and supervision, (5) the group of other solution.
Including important measures should be prioritized as solutions enhance the
formulation, appraisal, and approval of investment projects. Because this work was not
yet really focused by district, the project design was not practical sticking lead to
difficulties in implementation and inspection, supervision thereby reducing the
effectiveness of capital construction investment. However, the solution should be done
synchronously to take effect. In addition, to the solution implemented effectively need
the attention and cooperation of all levels, departments, central agencies, and localities.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là hoạt động quan trọng
góp phần tạo ra cơ sở hạ tầng - điều kiện thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam thì đây là nhiệm vụ rất quan
trọng và cấp thiết hiện nay. Trong những năm qua, Việt Nam đã xác định đầu tư
xây dựng cơ bản vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Đầu tư xây
dựng cơ bản (ĐTXDCB) cần nguồn vốn lớn và chịu sự tác động của nhiều yếu tố
khác nhau bao gồm yếu tố chủ quan từ phía các cơ quan tham gia quan lý hoạt
động ĐTXDCB và các yếu tố kinh tế xã hội cũng như điều kiện tự nhiên. Do
nhiều nguyên nhân khác nhau mà hoạt động ĐTXDCB vẫn cịn chưa thực sự
hiệu quả, vẫn cịn xảy ra tình trạng thất thốt, lãng phí. Vì tầm quan trọng của
hoạt động ĐTXDCB do đó cần thiết phải quản lý ĐTXDCB cho hiệu quả.
Đã có nhiều văn bản pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được
ban hành tạo ra hành lang pháp lý và cơ chế chính sách cho quản lý Nhà nước đối

với ĐTXDCB. Điều này góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các
cấp các ngành đối với hoạt động ĐTXDCB. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
đã góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng, tạo đà cho Phát triển kinh tế xã hội trong cả
nước. Tuy nhiên công tác quản lý nhà nước về ĐTXDCB là một lĩnh vực phức
tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều quy định khác liên quan, nhiều
mối quan hệ rất đa dạng. công tác quản lý nhà nước về ĐTXDCB. Đây cũng là
một hoạt động quản lý đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong
điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế cịn chưa
hồn chỉnh thiếu đồng bộ và ln thay đổi như ở nước ta hiện nay. Vì vậy mà
việc phân tích thực trạng cơng tác quản lý nhà nước về ĐTXDCB để tìm ra
những ưu nhược điểm của cơng tác này nhằm hồn thiện cơng tác này là cần thiết
đối với bất kỳ địa phương nào.
Nằm cách trung tâm Hà Nội 52 km theo đường Quốc lộ 21B, huyện Mỹ
Đức cũng là một trong những địa phương có mức phát triển kinh tế xã hội thấp
do phần lớn người dân làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ cịn kém phát triển, giao thơng đi lại chưa thuận lợi. Tuy nhiên huyện Mỹ Đức

1


lại có lợi thế nhiều về cảnh quan để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng. Phát
triển cơ sở hạ tầng sẽ là nền tảng để phát huy các thế mạnh của huyện. Nhận thức
được điều này trong những năm gần qua huyện Mỹ Đức đã đẩy mạnh hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, góp phần vào sự
phát triển chung về kinh tế và xã hội của huyện. Công tác đầu tư XDCB và quản
lý đầu tư XDCB đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, coi đây là khâu quan
trọng yếu cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện. Trong giai
đoạn 2015-2017, huyện Mỹ Đức đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
14%/năm (Hội đồng nhân dân huyện Mỹ Đức, 2017). Để các hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản được hiệu quả, đặc biệt là đối với các dự án có nguồn ngân sách Nhà

nước, huyện đã rất chú trọng tới cơng tác quản lý Nhà nước về ĐTXDCB. Vì vậy
mà lĩnh vực ĐTXDCB của huyện Mỹ Đức có nhiều khởi sắc và không ngừng phát
triển. Quy mô vốn đầu tư XDCB ngày càng lớn. Năm 2015, vốn ĐTXDCB thực
hiện là 334.379 triệu đồng, tăng lên 542.018 triệu đồng vào năm 2016. Và năm
2017 nguồn vốn này tiếp tục tăng lên 709.244 triệu đồng( Hội đông nhân dân
huyện Mỹ Đức, 2017). Các cơng trình xây dựng kết cấu hạ tầng từ nguồn vốn
trung ương, thành phố và ngân sách cấp huyện được đầu tư xây dựng đúng trọng
tâm, trọng điểm, đáp ứng kịp thời cho Phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng từ huyện cịn
khá hạn chế. Vì vậy huyện đã được sự quan tâm của các cấp trên, trong những
năm qua tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho các dự án cơng, các chương
trình mục tiêu chủ yếu là nguồn hỗ trợ của ngân sách thành phố Hà Nội và Ngân
sách trung ương. Bên cạnh đó cơng tác quản lý nhà nước về ĐTXDCB tại huyện
Mỹ Đức vẫn còn những những bất cập từ công tác kế hoạch, lập dự án, thẩm định
dự án, lựa chọn nhà thầu đến cơ chế kiểm tra giám sát. Điều này làm ảnh hưởng
không nhỏ đến tiến độ và chất lượng thực hiện dự án. Những bất cập này do
nhiều nguyên nhân gây ra như cơ chế, văn bản pháp luật chưa rõ ràng còn chồng
chéo, đội ngũ cán bộ chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đào tạo bài bản
để nâng cao trình độ…
Từ nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của ĐTXDCB và quản lý Nhà
nước về ĐTXDCB, cùng với những hiểu biết thực tiễn về ĐTXDCB ở huyện Mỹ
Đức, tôi nhận thấy rằng trong tình hình hiện nay, việc tăng cường, hồn thiện để
nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ĐTXDCB trên địa bàn huyện là
một đòi hỏi cấp thiết. Vì vậy, tơi đã chọn đề tài: “Quản lý nhà nước về đầu tư

2


xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội” cho luận văn thạc sĩ
của mình.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng trên
địa bàn huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về đầu tư
xây dựng cơ bản.
- Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Mỹ Đức từ đó chỉ ra những ưu điểm và hạn chế
trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Mỹ Đức.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
các dự án có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.
- Đối tượng điều tra, khảo sát.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
+ Về thời gian: nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình quản lý Nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức trong giai đoạn 2015 – 2017
và đề ra giải pháp cho giai đoạn đến 2020.
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động quản
lý đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách cấp huyện,
ngân sách tỉnh và ngân sách trung ương hỗ trợ. Nội dung hoạt động quản lý tập
trung vào các hoạt động chính từ khâu lập kế hoạch; lập, phê duyệt và thẩm định
dự án đầu tư; quản lý hoạt động đấu thầu cho đến công tác kiểm tra, kiểm soát và
thanh toán vốn đầu tư. Chủ thể quản lý ở đây là các cơ quan Nhà nước huyện Mỹ


3


Đức gồm: Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Đức, Phòng tài chính kế hoạch, Kho Bạc
Nhà nước, Ban quản lý dự án.
1.4. NHỮNG ĐĨNG GĨP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN
Về lý luận: luận văn đã luận giải và làm rõ các khái niệm về đầu tư, đầu tư
xây dựng cơ bản, quản lý Nhà nước về ĐTXDCB. Luận văn cũng đã hệ thống
được các nội dung quản lý Nhà nước về ĐTXDCB và các nhân tố ảnh hưởng tới
quản lý Nhà nước về ĐTXDCB.
Về thực tiễn: Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng công tác
quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức. Kết quả nghiên
cứu đã cho thấy huyện Mỹ Đức đã có nhiều thành tựu trong cơng tác quản lý Nhà
nước về đầu tư xây dựng cơ bản góp phần nâng cao đời sống văn hóa, kinh tế xã
hội của người dân. Ngoài ra, luận văn cũng đã chỉ ra được những nhược điểm
trong công tác này của huyện Mỹ Đức như công tác kế hoạch chưa bám sát thực
tế, năng lực của nhiều nhà thầu còn hạn chế, … Luận văn đã đưa ra các giải pháp
nhằm khắc phục các hạn chế để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Mỹ Đức cho những năm tiếp
theo. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho
huyện Mỹ Đức trong việc hồn thiện cơng tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây
dựng cơ bản.

4


PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CƠ BẢN

2.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm đầu tư
Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời
gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định
trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định (Lê Viết Thái, 2007).
Trên quan điểm vĩ mô, đầu tư theo nghĩa rộng được hiểu là việc hy sinh
giá trị chắc chắn ở hiện tại để đạt được giá trị (có thể khơng chắc chắn) ở tương
lai. Giá trị ở hiện tại có thể hiểu là tiêu dùng, còn giá trị tương lai được hiểu là
năng lực sản xuất có thể làm gia tăng sản lượng quốc gia. Xét trong lĩnh vực xây
dựng thì các nguồn lực hiện tại bao gồm nguồn tài chính, nguồn nhân lực, nguồn
vật chất, nguồn trí tuệ … Những kết quả mang lại có thể là gia tăng thêm về
nguồn lực tài chính, nguồn vật chất như nhà máy, đường sá… tài sản trí tuệ như
về chun mơn, khoa học kỹ thuật (Sharpe and Alexander, 1999).
Theo nghĩa hẹp, đầu tư bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực
ở hiện tại nhằm mang lại kết quả trong tương lai cho nhà đầu tư là lớn hơn nguồn
lực hiện tại bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư đó (Lê Viết Thái, 2007).
* Khái niệm đầ u tư xây dựng cơ bản
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu đầu tư xây dựng cơ bản là viê ̣c sử dụng
các nguồn lực hiện tại để tiế n hành các hoa ̣t đô ̣ng nhằ m làm cải tạo hoặc thêm
mới những tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức như xây dựng
mới, mở rộng, cải tạo lại, xây dựng lại các tài sản cố định nhằm phát triể n cơ sở
ha ̣ tầ ng cho nền kinh tế quố c dân (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
* Khái niệm dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Dự án là tổng thể các hoạt động có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau nhằm tạo
ra những sản phẩm và dịch vụ nhất định trong điều kiện không gian và giới hạn
nguồn lực xác định (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012). Có nhiều khái niệm khác nhau
về dự án đầu tư.

5



Theo Luật Đầu tư (2014): “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung
hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ
thể, trong khoảng thời gian xác định” (Quốc hội, 2014c).
Theo luật Xây dựng (2014), “dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất
có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng
mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao
chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định”
(Quốc hội, 2014b).
Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần
thiết được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với thời gian và địa điểm xác định
để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện
những mục tiêu nhất định trong tương lai (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Như vậy từ các khái niệm trên có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng cơ bản là
tổng thể các hoạt động có mối quan hệ hữu cơ lẫn nhau nhằm tạo ra các tài sản cố
định và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội với nguồn lực nhất định.
* Khái niệm quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Trước hết theo nghĩa chung, quản lý là sự tác động thông qua các công cụ
và các biện pháp nhất định tác động vào các đối tượng nhằm đạt được mục tiêu
quản lý để ra. Vậy quản lý đầ u tư xây dưṇ g được hiểu là sự tác đô ̣ng liên tu ̣c, có
tổ chức, định hướng mu ̣c tiêu vào quá trình đầ u tư (bao gờ m cơng tác chuẩ n bi ̣
đầ u tư, thực hiện đầu tư và vâ ̣n hành kế t quả đầu tư) và các yế u tố đầ u tư, bằ ng
một hệ thống đồng bô ̣ các biê ̣n pháp kinh tế xã hội, tổ chức kỹ thuâ ̣t và các biê ̣n
pháp khác nhằ m đa ̣t kế t quả và hiê ̣u quả đầ u tư cao nhấ t, trong điều kiê ̣n cụ thể
xác định và trên cơ sở vâ ̣n du ̣ng sáng ta ̣o những quy luâ ̣t khách quan và quy luâ ̣t
đă ̣c thù của đầ u tư (Lê Tồn Thắng, 2013).
Từ đó có thể định nghĩa quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây
dựng cơ bản là sự tác động của các cơ quan quản lý Nhà nước vào các quá trình,
các quan hệ kinh tế - xã hội trong ĐTXDCB từ bước xác định dự án đầu tư thông
qua các cơng cụ chính sách và các biện pháp nhất định để thực hiện đầu tư và cả

quá trình đưa dự án vào khai thác sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằm đảm bảo
hướng các ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào mục tiêu chung, kết
hợp hài hịa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích của nhà nước.

6


2.1.2. Phân loại, đặc điểm, vai trò
2.1.2.1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại dự án đầu tư XDCB. Dưới đây
là một số tiêu chí phân loại:
Phân loại theo quy mơ và tính chất:
Theo quy định của Nghị định 59/2015/NĐ-CP, dự án được phân thành: dự
án quan trọng quốc gia do Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư;
các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm: A, B, C (Chính phủ, 2015d).
Dự án nhóm A là các dự án đầu tư xây dựng công trình, cơng nghiệp điện,
dầu khí, hóa chất, các dự án về giao thơng, xây dựng khu nhà ở…có vốn đầu tư
lớn hơn 1.500 tỷ đồng.
Dự án nhóm B là các dự án ĐTXD cơng trình cơng nghiệp, khai thác dầu
khí, hóa chất, chế tạo máy, … có vốn đầu tư từ 75 tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng; và
các dự án cơng trình thủy lợi, giao thơng, cấp thốt nước,... có vốn đầu tư từ 50
tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng (Chính phủ, 2015d).
Dự án nhóm C là các dự án ĐTXD cơng trình cơng nghiệp, khai thác dầu
khí, hóa chất, chế tạo máy, … có vốn đầu tư dưới 75 tỷ đồng; và các dự án cơng
trình thủy lợi, giao thơng, cấp thốt nước,... có vốn đầu tư dưới 50 tỷ đồng.
Phân loại theo cấp quản lý: Theo Chính phủ (2015) dự án được phân
thành hai loại:
- Dự án đầu tư XDCB từ NSNN do trung ương quản lý là những dự án đầu
tư XDCB mà nguồn vốn được cấp từ NSTW cho các bộ, ngành ở trung ương.
- Dự án đầu tư XDCB từ NSNN do địa phương quản lý là những dự án đầu

tư mà nguồn vốn do địa phương huy động, có thể được cấp một phần từ NSTW.
Phân loại theo nguồn vốn đầu tư: Theo quy định của Nghị định
59/2015/NĐ-CP, dự án được phân thành:
- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: là các dự án do Ngân sách nhà
nước cấp.
- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước;
- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của Doanh nghiệp Nhà nước;

7


- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp
nhiều nguồn vốn.
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu quản lý Nhà nước đối với các dự
án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước.
2.1.2.2. Đă ̣c điểm của đầ u tư xây dựng cơ bản
Thứ nhấ t, quy mô tiề n vố n, vật tư, lao động cầ n thiế t cho hoạt động đầ u tư
xây dựng thường rấ t lớn: Đầu tư xây dựng cơ bản thường diễn ra trong một thời
gian tương đối dài, nhằm tạo ra những tài sản có giá trị lớn. Vì vậy quy mơ
nguồn lực bao gồm tiền vốn, vật tư, lao động cho hoạt động đầu tư này thường
rất lớn. Do đó, trong quá trı̀nh đầ u tư đòi hỏi phải có giải pháp huy đơ ̣ng vớ n, xây
dựng các chính sách, quy hoa ̣ch, kế hoa ̣ch đầu tư đúng đắ n, quản lý chặt chẽ tổ ng
vố n đầ u tư, bố trı́ vố n theo tiế n đô ̣ đầ u tư xây dựng, thư ̣c hiê ̣n đầ u tư tro ̣ng tâm,
trọng điể m nhằm đạt được hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực (Nguyễn Bạch
Nguyệt, 2012).
Thứ hai, thời gian đầ u tư xây dựng kéo dài: Thời gian cho mỗi dự án đầu
tư xây dựng cơ bản thường tính từ khi lập kế hoạch cho tới khi dư ̣ án hoàn thành
đi vào khai thác sử du ̣ng và nghiệm thu. Thời gian thực thi được tính từ khi khởi
cơng đến khi hồn thành đi vào sử dụng. Nhiều cơng trình đầu tư xây dựng có

thời gian kéo dài hàng chu ̣c năm. Do nguồn vốn đầu tư lớn nên để nâng cao hiệu
quả vố n đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầ u tư, bố trı́ vố n và các nguồ n lưc̣ tâ ̣p
trung hồn thành dứt điểm từng ha ̣ng mu ̣c cơng trình, quản lý chă ̣t chẽ tiế n độ kế
hoa ̣ch đầ u tư, khắ c phu ̣c tình tra ̣ng thiế u vố n, nơ ̣ đo ̣ng vố n đầ u tư xây dựng cơ
bản (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Thứ ba, thời gian vận hành kéo dài: Thời gian vận hành các kế t quả đầ u
tư xây dựng tính từ khi cơng trình vào khai thác sử dụng cho đế n khi hế t thời ha ̣n
sử du ̣ng và thanh lý cơng trình. Các sản phẩm được tạo ra từ các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản thường có thời gian vận hành sử dụng rất dài, thậm chí có nhiều sản
phẩm được sử dụng hàng trăm năm (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Thứ tư, cố đi ̣nh và chi ̣u ảnh hưởng điề u kiê ̣n tự nhiên, kinh tế , xã hội: Các
sản phẩm được tạo ra từ đầu tư xây dựng cơ bản thường là những tài sản cố định,
có giá trị rất lớn, do đó trong quá trı̀nh đầ u tư xây dưṇ g cũng như thời kỳ vâ ̣n
hành khai thác sử du ̣ng chiụ ảnh hưởng lớn của các nhân tố về điề u kiê ̣n tư ̣ nhiên,
kinh tế , xã hô ̣i vùng. Không thể dễ dàng di chuyể n các công trı̀nh đã đầ u tư xây

8


dưṇ g từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý đầ u tư xây dưṇ g cầ n phải có
chủ trương đầ u tư và quyế t đinh
̣ đầ u tư đúng, cầ n phải đươ ̣c nghiên cứu kỹ
lưỡng, dưạ trên những căn cứ khoa ho ̣c. Viê ̣c lư ̣a cho ̣n điạ điể m đầ u tư phải hơ ̣p
lý sao cho khai thác tố i đa đươ ̣c lơ ̣i thế , ta ̣o điề u kiê ̣n nâng cao hiê ̣u quả vố n đầu
tư (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Thứ năm, liên quan đế n nhiề u ngành, lıñ h vực: Hoạt động đầu tư xây
dựng thường diễn ra trong phạm vi khá rộng, phục vụ lợi ích cho nhiều đối tượng
khác nhau, trong quá trình thực hiện cũng cần nguồn lực rất lớn từ nhiều ngành
nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vâ ̣y khi tiến hành đầu tư xây dựng, cầ n phải
có sư ̣ liên kết chă ̣t chẽ giữa các ngành, các cấ p trong quá trı̀nh quản lý đầ u tư xây

dưṇ g, phải quy đinh
̣ rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia đầ u tư tuy nhiên vẫn
phải đảm bảo tính tâ ̣p trung dân chủ trong quá trı̀nh thưc̣ hiê ̣n đầ u tư (Nguyễn
Bạch Nguyệt, 2012).
2.1.2.3. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản có vai trị vô cùng quan trọng đối với phát triển
kinh tế xã hội, đặc biệt đối với các nước đang phát triển (Nguyễn Bạch
Nguyệt, 2012).
Thứ nhấ t, đầ u tư xây dựng cơ bản góp phần kı́ch thích tăng trưởng kinh
tế : Đầu tư xây dựng cơ bản là động lực chính cho tăng trưởng và phát triển kinh
tế bền vững, tạo ra cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế, tạo nền tảng cho sự phát triển
của các ngành kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Đầ u tư xây dư ̣ng cơ bản
vừa tác đô ̣ng đế n tố c đô ̣ tăng trưởng vừa tác động đế n chấ t lươ ̣ng tăng trưởng. Cơ
sở hạ tầng yếu kém rất khó phát triển kinh tế. Đầu tư xây dựng cơ bản tạo ra các
nền tảng cơ sở hạ tầng, đây là nhân tố rấ t quan trọng góp phầ n thu hút đầu tư
trong và ngoài nước, thúc đẩy giao thương từ đó góp phần thúc đẩy và nâng cao
chất lượng tăng trưởng kinh tế, nâng cao sức ca ̣nh tranh của nề n kinh tế , do đó
nâng cao chấ t lươ ̣ng tăng trưởng kinh tế (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Thứ hai, đầ u tư xây dựng góp phầ n đẩy nhanh chuyể n di ̣ch cơ cấ u kinh tế :
Chiến lược đầ u tư xây dư ̣ng cơ bản hợp lý sẽ thúc đẩy phát triển các ngành cơng
nghiệp, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấ u kinh tế phù hơ ̣p với quy luâ ̣t và
chiến lược phát triể n kinh tế – xã hô ̣i của quố c gia trong từng thời kỳ, ta ̣o ra sư ̣
cân đố i mới trên phạm vi nề n kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy
nô ̣i lực của nền kinh tế .

9


Đồng thời đầu tư xây dư ̣ng góp phầ n giải quyế t những mấ t cân đố i về phát
triển kinh tế giữa các vùng, miền. Hệ thống giao thơng phát triển sẽ đưa những vùng

kém phát triển thốt khỏi tı̀nh trạng đói nghèo, phát huy tố i đa những lợi thế về tài
nguyên, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triể n nhanh hơn, từ đó
thúc đẩ y những vùng khác cùng phát triể n (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Thứ ba, đầu tư xây dựng góp phầ n xây dựng cơ sở vật chấ t kỹ thuật cho sự
nghiê ̣p CNH-HĐH: Mục tiêu của sự nghiệp CNH-HĐH là xây dựng nước ta trở
thành nước công nghiê ̣p, cơ sở vâ ̣t chấ t kỹ thuâ ̣t hiện đa ̣i, cơ cấ u kinh tế hợp lý, quan
hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trı̀nh độ phát triể n lực lượng sản xuất. Đầu tư xây
dựng cơ bản tạo ra hạ tầ ng kinh tế - xã hội, cơ sở vâ ̣t chấ t kỹ thuâ ̣t vững chắ c, góp
phầ n thực hiện sự nghiê ̣p CNH-HĐH (Nguyễn Bạch Nguyệt, 2012).
Để phát huy vai trò của đầu tư xây dựng đến phát triể n kinh tế – xã hội
cầ n: - Các ngành, điạ phương cầ n có quy hoạch tổ ng thể phát triể n kinh tế - xã
hội, trên cơ sở đó xây dưṇ g quy hoa ̣ch đầ u tư.
- Đầ u tư và cơ cấ u đầ u tư phải phù hơ ̣p với chiế n lươ ̣c phát triể n kinh tế xã hội của quố c gia.
- Cầ n điề u chı̉nh cơ cấ u chung theo hướ ng phá t huy đươc̣ lơ ị thế củ a
từ ng vù ng.
- Cá c ngành, điạ phương phải có kế hoa ̣ch đầ u tư phù hơ ̣p với khả năng
cân đố i vố n, tránh phân tán dàn trải.
2.1.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản
Thứ nhất, thống nhất chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa hai mặt
kinh tế và xã hội.
Hoạt động đầu tư XDCB phải thống nhất trong tình hình chính trị chung,
chủ trương chung của nhà nước, có như vậy hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
mới được Nhà nước và nhân dân ủng hộ (Lê Tồn Thắng, 2013).
Trên giác độ quản lý vĩ mơ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, nguyên tắc
này thể hiện ở vai trò quản lý của nhà nước, thể hiện trong cơ chế quản lý đầu tư,
cơ cấu đầu tư chính sách bảo vệ mơi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
ĐTXDCB cũng phải đảm bảo giải quyết quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội, giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh trật tự xã hội,
giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác quốc tế trong đầu tư.


10


Ngoài các mục tiêu về kinh tế như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ĐTXDCB
cũng phải đảm bảo các mục tiêu về xã hội như: giảm thiểu ô nhiễm môi
trường, gia tăng phúc lợi cho người dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời
sống tinh thần cho người dân….
Ở cấp độ vi mơ, ngun tắc này có nghĩa là địi hỏi thực hiện các dự án
phải hướng tới đảm bảo quyền lợi cho người lao động, lợi ích cho người sử dụng
lao động, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã
hội (Lê Toàn Thắng, 2013).
Thứ hai, tập trung dân chủ
Quản lý Nhà nước về hoạt động ĐTXDCB phải tránh độc quyền, độc
đoán. Công tác quản lý này vừa phải đảm bảo nguyên tắc tập trung lại đồng thời
phải đảm bảo yêu cầu dân chủ. Trước hết, nguyên tắc tập trung ở đây có nghĩa là
cơng tác quản lý Nhà nước về đầu tư cần tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một
trên xuống dưới, song đồng thời vẫn phải đảm bảo phát huy tính chủ động sáng
tạo của địa phương, các ngành và của các cơ sở. Nguyên tắc tập trung dân chủ
đòi hỏi khi giải quyết bất cứ một vấn đề gì phát sinh trong quản lý đầu tư, một
mặt phải dựa vào ý kiến, nguyện vọng, lực lượng và tinh thần chủ động sáng tạo
của các đối tượng quản lý (các cơ sở các bộ phận), mặt khác đòi hỏi phải có một
trung tâm quản lý tập trung thống nhất với mức độ phù hợp để không xảy ra tình
trạng vơ chủ trong quản lý nhưng cũng đảm bảo khơng ơm đồm, quan liêu cửa
quyền (Lê Tồn Thắng, 2013).
Do vậy cần phải xác định rõ nội dung, mức độ và hình thức tập trung và
phân cấp quản lý về ĐTXDCB. Nhà nước tập trung thống nhất quản lý một số
lĩnh vực kinh tế then chốt nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế xã hội.
Trong quản lý Nhà nước về ĐTXDCB, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận
dụng hầu hết các khâu công việc, từ lập kế hoạch đến thực hiện kế hoạch, ở việc
phân cấp quản lý và phân công trách nhiệm, ở cơ cấu bộ máy tổ chức với chế độ

một thủ trưởng chịu trách nhiệm và sự lãnh đạo tập thể, ở quá trình ra quyết định
đầu tư….(Lê Toàn Thắng, 2013).
Thứ ba, quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng
lãnh thổ.
Vì hoạt động ĐTXDCB có liên quan tới nhiều ngành, mỗi địa phương và
vùng lãnh thổ vì vậy quản lý Nhà nước trong ĐTXDCB cũng cần phải quản lý

11


×