Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

SKKN một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.66 KB, 18 trang )

1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Non sơng Việt Nam có trở nên
tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của
các cháu”. Đúng vậy, trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước, đất nước có lớn
mạnh hay khơng là nhờ vào thế hệ trẻ em hơm nay. Vì vậy, việc giáo dục trẻ ngay từ
khi cịn nhỏ là vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát
triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này. Bên cạnh đó, khơng chỉ dạy trẻ học chữ,
học kiến thức mà phải dạy trẻ từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, hành động, từ đó giúp cho
trẻ có vốn kinh nghiệm sống để sau này lớn lên biết trải nghiệm trong xã hội một
cách tự tin và biết hoà nhập với thế giới xung quanh một cách dễ dàng. Hơn nữa, nền
kinh tế nước ta hiện nay đang trên đà hội nhập Quốc tế, chúng ta phải giao lưu với
nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Vậy nên, hiện nay thế hệ trẻ thường xuyên chịu tác động đan xen của những
yếu tố tích cực và tiêu cực, ln phải đương đầu với những khó khăn, thách thức,
những áp lực tiêu cực. Nếu thiếu kỹ năng sống, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi
tiêu cực, bạo lực và có lối sống ích kĩ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân
cách.
Vậy làm thế nào để thế hệ trẻ chúng ta nhận thức và giữ vững được nền văn
hóa của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay, là nhiệm vụ cần thiết nhất trong các


mục tiêu xây dựng phát triển con người toàn diện trong thời đại hiện nay để sớm đào
tạo cho xã hội những con người tài đức vẹn toàn.
Nhằm giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, hoạt bát, biết giao tiếp, ứng xử với mọi tình
huống xảy ra, có thể xử lý được những sự việc xảy ra một cách tế nhị trong quá trình
trẻ học tập ở trường cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, yêu cầu về
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao. Giáo viên phải tổ chức các hoạt
động cho trẻ được trải nghiệm, để trẻ được cuốn hút vào các hoạt động đa dạng khác
nhau cùng với các bạn trong nhóm lớp. Tạo cơ hội để trẻ trải nghiệm, tương tác, giao


tiếp với nhau: thảo luận, trao đổi, bày tỏ ý kiến, cảm xúc, giải quyết tình huống, chia
sẻ kinh nghiệm... Tạo ra nhiều cơ hội để trẻ tự khẳng định bản thân, để trẻ phát triển
trí tưởng tượng, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt
và đặc biệt là hình thành nhân cách cho trẻ sau này.
Là một giáo viên mầm non, sau nhiều năm thực tế trãi nghiệm tôi lựa chọn đề
tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”, nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ tại trường mầm non.
1.2. Điểm mới của đề tài:
Điểm mới của đề tài là giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi vùng đồng bào
dân tộc Bru Vân Kiều. Tùy theo tình hình đặc điểm của lớp, của nhà trường, của trẻ
để giáo viên vận dụng và lồng ghép một cách phù hợp các biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện.
1.3. Phạm vi áp dụng đề tài:


Đề tài “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”. Trước hết
được áp dụng cho trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi trong nhà trường và sau đó áp dụng rộng rãi
ở các đơn vị trường mầm non thuộc vùng dân tộc thiểu số.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng nội dung cần nghiên cứu:
Năm học 2019 – 2020 bản thân tôi được nhà trường phân công đứng lớp mẫu
giáo lớn, tổng số 30 cháu. Các cháu đa số đều là con em dân tộc Bru Vân Kiều.
* Đặc điểm tình hình của lớp
Thực hiện kế hoạch huy động số lượng của nhà trường giao, lớp tôi tổng số là
30 cháu, tôi đã huy động đạt 100% số trẻ ngay từ đầu năm học. Trẻ phần đa là dân
tộc Bru Vân Kiều. Vì vậy, phụ huynh vẫn còn xem nhẹ việc giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ. Nhận thức của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa được rèn luyện về kỹ năng
sống nhiều, trẻ còn nhút nhát thiếu tự tin mạnh dạn, trẻ chưa biết cách tự bảo vệ, tự
phục vụ và chưa biết xử lý một số tình huống khi gặp phải…

Trong quá trình nghiên cứu đề tài bản thân gặp một số thuận lợi và khó khăn
sau:
* Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lệ Thuỷ,
của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất cũng như tài
liệu, trang bị chuyên môn, kiến thức tạo điều kiện cho tôi được học hỏi bồi dưỡng
chuyên môn, học tập tham quan ở các trường bạn.
- Bản thân trực tiếp đứng lớp và chủ nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường.


- 100% trẻ tại lớp cùng một độ tuổi và bán trú tại trường.
- Môi trường lớp học thân thiện, trang trí theo hướng mở “Lấy trẻ làm trung
tâm” cùng những đồ dùng, đồ chơi tự tạo ra giúp trẻ hứng thú hơn trong các giờ hoạt
động.
- Lớp học rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, đa số trẻ đi học chuyên cần.
- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, năng động sáng tạo, có trình độ trên
chuẩn, có ý thức học hỏi đồng nghiệp qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Một số phụ huynh của lớp rất nhiệt tình, ln quan tâm giúp đỡ và phối kết
hợp với cơ giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Khó khăn:
- Đa số là trẻ em dân tộc thiểu số nên trẻ còn rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và
không muốn tham gia vào hoạt động.
- Đa số các bậc phu huynh làm nương rẫy, nên ít có thời gian quan tâm và có
nhận thức chưa đúng đắn về việc học của con cái.
- Việc giao tiếp bằng Tiếng Việt của trẻ còn hạn chế, trẻ đến lớp chưa chủ động
mạnh dạn giao tiếp với cô, với bạn, chưa biết chào cô khi đến lớp và khi ra về.
- Đa số trẻ trong giờ ăn chưa có thói quen mời cơ, mời bạn trước khi ăn. Một
số trẻ thích gác chân lên ghế khi ăn.
- Một số trẻ chưa quen nề nếp, chưa có kỹ năng sống nên thường xun đánh
bạn, thích chơi một mình.



Vào đầu tháng 9, tôi tiến hành khảo sát để đánh giá về kỹ năng sống của trẻ 5 –
6 tuổi tại lớp tôi đang giảng dạy. Tôi đánh giá mức độ: Đạt, khơng đạt, để từ đó có kế
hoạch bồi dưỡng cụ thể:
Đạt
Mức độ nội dung khảo sát

Chưa đạt

Số

Tỷ lệ
Tỷ lệ %

Số lượng

lượng

1. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi
2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ
3.Kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng
nhóm
4. Kỹ năng vệ sinh
5. Kỹ năng thích nghi
6. Mạnh dạn tự tin
2.2. Các biện pháp:

%


12/30
10/30

40%
33%

18/30
20/30

60%
67%

10/30

33%

20/30

67%

12/30
8/30
9/30

40%
27%
30%

18/30
22/30

21/30

60%
73%
70%

Qua quá trình giảng dạy và khảo sát trẻ đầu năm học, bản thân tơi tìm tịi
nghiên cứu và đã tìm ra một số giải pháp để áp dụng vào “Một số biện pháp giáo dục
kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
Biện pháp 1: Cô giáo là tấm gương sáng cho trẻ noi theo
Với thực tế quan sát và thu thập được, ở lớp tơi có rất nhiều trẻ cịn chưa biết
chào cơ, chào khách, chưa có kỹ năng ứng xử, chưa có kỹ năng tự phục vụ…Hoạt
động dạy kỹ năng sống cho trẻ ở lớp tôi chưa cụ thể và chưa được thực hiện một cách
thường xuyên. Tôi nhận thấy kỹ năng sống chính là cái cốt lõi để giúp trẻ phát triển
tự tin, thoải mái về mọi mặt, ứng xử linh hoạt về mọi điều xảy ra trong cuộc sống.
Chính vì vậy bản thân tơi đã tự bồi dưỡng, học hỏi qua tài liệu, sách báo, bạn bè cũng
như qua mạng internet, qua đó nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ một số kỹ
năng cơ bản nhất. Nắm bắt được tầm quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng sống đối


với trẻ. Vì vậy, tơi nhận thấy rằng điều đầu tiên và điều quan trọng nhất đó là chính
giáo viên phải là tấm gương sáng để trẻ noi theo, để trẻ học tập, để trẻ thấy được rằng
cơ giáo chính là một tấm gương sáng mà trẻ cần phải học tập. Cô giáo cần phải là một
tấm gương mẫu mực về lời ăn, tiếng nói, về hành vi ứng xử, cách giải quyết tình
huống… Đó là những u cầu mà đòi hỏi giáo viên phải rèn luyện, phải uốn nắn và
phải cân nhắc kĩ trước khi nói và thực hiện hành động của mình trước mặt trẻ.
Cụ thể như:
Bản thân tơi đặt ra cho mình định hướng đúng đắn. Thực hiện nghiêm túc
phong cách nề nếp của cô giáo:
+ Đầu tóc, ăn mặc: gọn gàng, lịch sự

+ Đi, đứng, ngồi: nhẹ nhàng, lịch sự
+ Đối xử, nói năng: nhã nhặn, âu yếm, khiêm tốn, đối xử với trẻ công bằng, vô
tư, gần gủi thân thiện với trẻ
+ Giao tiếp: Chào hỏi, xưng hô lễ phép
+ Mẫu mực trong việc làm và sinh hoạt: Thực hiện nghiêm túc các giờ học tập
và sinh hoạt của trẻ, khơng nói to, khơng cười đùa ầm ĩ, đến lớp đúng giờ và chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng trước khi lên lớp…
Bên cạnh đó tơi:
- Luôn động viên và tin tưởng vào năng lực của trẻ.
- Kiên nhẫn và có ý thức lắng nghe tâm tư của trẻ.
- Kiên trì học tập, trau dồi kinh nghiệm cho bản thân.
- Tôn trọng ý kiến của trẻ, khơng áp đặt ý kiến của mình lên trẻ.


- Sáng tạo, chủ động và tích cực trong việc tạo ra mơi trường học tập tốt và bầu
khơng khí thoải mái cho trẻ.
Biện pháp 2: Tăng cường phát triển kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với mọi
người xung quanh.
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” là điều mà mỗi đứa trẻ sinh ra đều phải học
hỏi để trưởng thành. Trên bước đường phát triển nhân cách điều này là không thể
thiếu.
Giao tiếp ứng xử là một trong những kĩ năng xuyên suốt chiều dài phát triển
của một đứa trẻ. Việc giao tiếp ứng xử có hiệu quả giúp trẻ tự tin và khẳng định được
bản thân của trẻ trước mọi người, vì vậy tơi ln tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp ứng
xử với bạn bè, người lớn, tạo tình huống để giúp trẻ giải quyết các vấn đề trong giao
tiếp hằng ngày.
Vì vậy, tơi đã sưu tầm những bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục
về lễ giáo để giáo dục trẻ.
Ví dụ: Bài thơ:


Phải là hai tay
Ngồi bên mẹ bé băn khoăn
Đưa tăm sao phải đưa bằng hai tay
Con ơi! Con hỏi rõ hay
Cái tăm nhẹ lắm một tay được rồi
Nhưng đâu chỉ nhẹ mà thôi
Mà là lễ phép với người bề trên
Hai tay kính mến đưa lên


Là lòng con thảo cháu hiền hiện ra
Đưa mời bố mẹ, ông bà
Cái tăm hiếu thảo phải là hai tay
(Nguyễn Huệ)
Hay những bài thơ: “Ông và cháu, yêu bà, thương ông, bó hoa tặng cô, lấy tăm cho
bà” giúp trẻ có những hành vi và kỹ năng tốt. Ngồi ra tơi cịn tạo ra các tình huống
để trẻ tự giải quyết, cho trẻ tham gia các hoạt động đóng vai, diễn kịch.
Bên cạnh đó, thơng qua các tình huống xảy ra ngay ở lớp để giáo dục trẻ.
Ví dụ: Trẻ giành đồ chơi của nhau hay trẻ đánh bạn trong giờ hoạt động góc, tơi đến
bên hỏi trẻ lí do và sau đó gợi ý để trẻ có thể xin lỗi bạn và cho các trẻ khác nêu lên
cách giải quyết của mình:
+ Nếu bạn giành đồ chơi của con thì con sẽ làm gì?
+ Nếu con có nhiều đồ chơi đẹp thì con sẽ làm gì?
+ Giành đồ chơi của bạn/ đánh bạn là hành vi đúng hay sai? Vì sao?...
Qua đó, dạy trẻ biết thể hiện sự chia sẽ cùng nhau, biết yêu thương, đùm bọc bạn bè.
Hoặc thông qua các bài thơ: Che mưa cho bạn, bạn mới, tình bạn…
Tình bạn
Hơm nay đến lớp
Thấy vắng Thỏ Nâu
Các bạn hỏi nhau

Thỏ đi đâu thế?
Gấu liền nói khẽ:


“ Thỏ bị ốm rồi!
Này các bạn ơi!
Gấu tôi mua khế
Khế ngọt lại thanh”
“ Mèo tôi mua chanh
Đánh đường mát ngọt
Hươu mua sữa bột
Nai, sữa đậu nành
Chúc bạn khỏe nhanh
Cùng nhau đến lớp
Học tập thật tốt
Xứng đáng cháu ngoan
Trò giỏi kết địan
Thắm tình bè bạn
(Trần Thị Hương)
Qua đó, dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương bạn bè khi bạn bị ốm nghỉ học, biết giao
tiếp với nhau bằng nụ cười thân thiện, bằng tình cảm chan hồ, vui vẻ, thân mật, động
viên, giúp đỡ nhau…
Ví dụ: Khi bạn bị ngã thì trẻ sẵn sàng đỡ bạn dậy và hỏi han về bạn.
Có đồ chơi đẹp chia sẽ cho bạn hoặc cùng nhau chơi
Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học hàng
ngày.


* Thông qua hoạt động làm quen văn học
Thông qua các câu chuyện để trẻ đóng vai các nhân vật, biết học tập nhân vật

tốt và không làm theo nhân vật xấu. Và thông qua các bài thơ các câu chuyện trẻ có
thái độ đúng đắn đối với các nhân vật.
Ví dụ: Truyện: Nhổ củ cải. Dạy trẻ kỹ năng hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ
Truyện: Gấu con bị sâu răng. Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh sạch sẽ
Thơ: Tình bạn. Dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm bạn bè
Thơ: Lấy tăm cho bà. Dạy trẻ biết kính trọng lễ phép…
* Thông qua hoạt động nghệ thuật
Thông qua: Vẽ nặn, xé dán, ca hát… Qua đó trẻ sẽ bộc lộ được sáng tạo, khả
năng nghệ thuật của mình thơng qua các sản phẩm tạo hình. Từ đó giáo dục trẻ biết
chia sẽ nguyên vật liệu tạo hình cùng bạn, biết giúp đỡ bạn khi bạn không làm được,
hay biết phối hợp với nhau khi múa minh họa…
Ví dụ: Vẽ người thân trong gia đình. Giáo dục trẻ biết yêu quý những người thân
trong gia đình mình và biết vâng lời, kính trọng ơng bà cha mẹ.
Thơng qua hoạt động dạy hát: “Chim vành khuyên”. Dạy trẻ biết vâng lời, chào
hỏi lễ phép.
* Thông qua hoạt động khám phá khoa học
Thông qua các hoạt động khám phá khoa học, khám phá xã hội giáo dục các kỹ
năng sống cho trẻ.
Ví dụ:
Hoạt động: Trò chuyện về trường mầm non. Dạy trẻ biết đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.


Hoạt động: Tìm hiểu về gia đình bé: Dạy trẻ biết u thương, kính trọng, lễ phép
Hoạt động: Tìm hiểu về các bộ phận trên cơ thể bé. Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh cá nhân.
Ngồi ra tơi cịn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vào các hoạt động
học.
Ví dụ: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép (ở chủ đề: trường mầm non)
Dạy trẻ kỹ năng vệ sinh (ở chủ đề: bản thân)...
* Thông qua hoạt động thể dục
Tôi tổ chức cho trẻ thực hiện các vận động như: Bò qua chướng ngại vật, đi

trên ghế thể dục đầu đội túi cát, chuyền bóng, bật qua vật cản, nhảy từ độ cao 45cm,
ném trúng đích thẳng đứng, bị zíc zắc qua 7 điểm, đi nối bàn chân tiến lùi … qua đó
rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận
động, biết bảo vệ sức khỏe. Thông qua các trị chơi vận động giúp trẻ biết đồn kết,
hợp tác với bạn trong nhóm để hồn thành nhiệm vụ chơi của nhóm mình.
Ví dụ: Trị chơi “Chạy tiếp cờ, chuyền bóng qua đầu qua chân” rèn cho trẻ kỹ năng
hợp tác, phối hợp cùng bạn.
* Thông qua hoạt động “Làm quen với tốn”
Bản thân tơi cho trẻ trực tiếp hoạt động với đồ vật tạo cho trẻ một không khí
học tập thoải mái. Cho trẻ hoạt động nhóm để tạo ra kết quả học tập, bên cạnh đó rèn
cho trẻ tinh thần hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả qua các trò chơi tĩnh và trò chơi
động.
Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động mọi lúc mọi nơi.


Trong các hoạt động ở lớp tôi thường lồng ghép giáo dục và tạo cơ hội để trẻ
có cơ hội rèn luyện các kỹ năng sống của mình.
Ví dụ:
* Trong giờ đón trả trẻ: Tơi trị chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp,
kỹ năng tự cất giày dép, cặp sách đúng nơi quy định, không tự tiện lấy đồ và sử dụng
đồ của người khác…Rèn thói quen chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp và khi ra về.
* Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: đi vệ sinh đúng
nơi quy định, uống nước theo lượt nếu đông bạn…
* Trong giờ ăn: Tôi giáo dục cho trẻ kỹ năng sống bằng cách hỏi trẻ về các
món ăn, sau đó dạy trẻ mời cô giáo và mời các bạn trước khi ăn. Ăn từ tốn, khơng rơi
vãi, khơng nhai nhồm nhồm mất lịch sự.
* Giờ ngủ: Biết vâng lời cô, ngủ theo dãy bạn trai, bạn gái, biết tự lấy và cất đồ
dùng của mình đúng nơi quy định (giường, gối, chăn…)
* Trong giờ hoạt động ngồi trời: Thơng qua hoạt động ngồi trời tơi rèn cho
trẻ thói quen biết lắng nghe người khác, biết chơi đoàn kết, chia sẽ đồ chơi cùng

bạn...
* Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi
Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trị chủ đạo,
thơng qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và khơng tốt. Vì vậy tơi ln
uốn nắn và sửa sai ngay cho trẻ, đây là một việc làm thường xun, qua trị chơi giúp
trẻ có mối liên hệ qua lại với nhau, trẻ thể hiện cuộc sống thực hàng ngày thơng qua
các góc chơi.


Ví dụ: Ở góc phân vai, khi đóng vai làm người bán hàng người mua hàng: Trẻ biết
chào hỏi khách lịch sự nhẹ nhàng, biết cách giao tiếp trao đổi với nhau. Chơi mẹ con,
cô giáo, bác sỹ biết xưng hơ lễ phép từ đó hình thành kỹ năng giao tiếp, hợp tác cho
trẻ.
* Giáo dục kỹ năng sống qua góc thực hành kỹ năng sống cho trẻ
Việc giáo dục trẻ có kỹ năng sống để ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày là
một việc làm không phải ngày một ngày hai mà có, mà phải được thực hành hàng
ngày, qua đó trẻ mới hình thành cho mình những kỹ năng sống để phục vụ trẻ hàng
ngày, chính vì vậy tôi xây dựng kế hoạch tổ chức thực hành kỹ năng sống cho trẻ
thường xuyên thông qua chế độ sinh hoạt hàng ngày như: Rửa tay bằng xà phòng,
cách tự chải tóc, soi gương hàng ngày, cách tết tóc cho bạn gái, tự xếp gối chăn sau
khi ngủ dậy, cách chải răng đúng cách, biết tực mặc áo quần, tự cài cúc áo....
Biện pháp 5: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ.
Việc tuyên truyền cho phụ huynh để họ hiểu và có biện pháp phối kết hợp cùng
cô giáo rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một việc làm hết sức cần thiết, chính vì vậy
tơi đã thơng qua các buổi đón, trẻ trẻ, họp phụ huynh, giữ mối liên lạc hàng ngày với
phụ huynh, sưu tầm soạn các nội dung ở góc tuyên truyền về giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ, qua đó cùng với phụ huynh có các giải pháp giáo dục cho trẻ ở trường và ở
nhà đạt hiệu quả cao.
Ví dụ: Muốn trẻ tiến bộ hơn trong việc thực hiện thói quen rữa tay bằng xà phịng

đúng cách, tôi phối hợp với phụ huynh và đưa ra các bước rữa tay đúng cách để phụ


huynh nắm và về nhà rèn luyện cho trẻ. Hoặc trao đổi với phụ huynh về cách giao
tiếp ứng xử phù hợp, đúng mực giữa các thành viên trong gia đình để trẻ noi theo.
Trong cuộc sống hàng ngày, nên dạy trẻ cách xử lý những tình huống bất trắc
mà trẻ có thể gặp phải dưới hình thức trị chuyện, tạo tình huống, gợi mở giúp trẻ tìm
ra cách giải quyết. Khơng áp đặt, cấm đốn trẻ. Thay vì “Con khơng được làm thế
này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thơng qua thực tế giúp trẻ hiểu tại
sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Chính từ những
suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đốn,
biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó
trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp.
Dần dầnhình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình
trong cuộc sống sau này.
Tuyên truyền để các bậc phụ huynh hiểu rằng: Giáo dục kỹ năng sống là giúp
trẻ nâng cao năng lực để tự lựa chọn giữa những giải pháp khác nhau. Quyết định
phải xuất phát từ trẻ. Nội dung giáo dục phải xuất phát từ chính nhu cầu và kinh
nghiệm của trẻ. Trẻ cần có điều kiện để cọ sát các ý kiến khác nhau, trao đổi kinh
nghiệm, thực hành và áp dụng. Bên cạnh đó, yêu cầu phụ huynh phối hợp cùng cô
giáo trong việc thống nhất phương pháp giáo dục trẻ:
- Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ.
- Khơng nói dài và nói nhiều, khơng đưa lời giải đáp có sẵn mà hãy đưa câu hỏi
để trẻ tự tìm tịi.
- Tơn trọng ý kiến của trẻ, khơng áp đặt ý kiến của mình.


- Không vội vàng phê phán đúng - sai mà kiên trì giúp trẻ biết tranh luận và có
thể đưa ra kết luận của mình.
2.3. Kết quả đạt được

Với các giải pháp trên, tôi đã áp dụng thực hiện tại lớp mà tôi giảng dạy. Sau
một thời gian áp dụng tơi thấy rằng trẻ đã có những tiến bộ rõ rệt, trẻ mạnh dạn tự tin
và biết lao động tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của mình. Số trẻ đạt được
thể hiện ở các mặt như sau:
Đạt
Mức độ nội dung khảo sát

Chưa đạt

Số

Tỷ lệ
Tỷ lệ %

Số lượng

lượng

1. Kỹ năng giao tiếp, chào hỏi
2. Kỹ năng tự lập, tự phục vụ
3.Kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng
nhóm
4. Kỹ năng vệ sinh
5. Kỹ năng thích nghi
6. Mạnh dạn tự tin

%

26/30
24/30


87%
80%

4/30
6/30

13%
20%

25/30

83%

5/30

17%

27/30
90%
24/30
80%
25/30
83%
3. PHẦN KẾT LUẬN

3/30
6/30
5/30


10%
20%
17%

3.1. Ý nghĩa của đề tài
Việc nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung và
trẻ 5 – 6 tuổi nói riêng ở vùng dân tộc Bru Vân Kiều có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, giúp trẻ phát triển tồn diện về
“đức - trí - thể - mĩ”, hình thành cho trẻ nhân cách con người, tạo điều kiện phát triển
toàn diện cho trẻ.


Để thế giới ngày mai được tốt đẹp hơn, con người sống có trách nhiệm, có sự
tự tin, tự lập, người với người sống với nhau có tình, có nghĩa hơn… Chúng ta hãy
bắt đầu dạy trẻ kỹ năng sống ngay từ bây giờ, ngay từ lúc này.
Việc dạy trẻ kỹ năng sống bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, gần gũi nhất với
cuộc sống hằng ngày của trẻ và dần tạo cho trẻ các thói quen tốt. Đứa trẻ thích nghi
được kỹ năng sống nhanh hay chậm, hình thành được lâu dài hay không sẽ phụ thuộc
rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc dạy trẻ của mỗi chúng ta. Vì trình độ nhận
thức và tiếp thu của mỗi trẻ khác nhau, hồn cảnh sống từng gia đình mỗi trẻ khơng
giống nhau. Vì vậy để thực hiện tốt việc này thì cha mẹ trẻ và giáo viên cần phải có
biện pháp phù hợp, có lịng quyết tâm, sự bền bỉ, thường xuyên nỗ lực cố gắng, phải
tận tâm, tận lực. Và phải luôn cố gắng là tấm gương để trẻ học theo.
3.2. Kiến nghị
Để việc giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở trong trường mầm non
nói chung và ở nhóm lớp 5 - 6 tuổi mà tơi phụ trách nói riêng được tốt, tơi có một số
kiến nghị sau:
* Đối với Phịng Giáo dục và đào tạo: Tăng cường tổ chức tập huấn cho giáo
viên về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ với các nội dung gần gũi, thực tiễn và phù hợp
với trẻ mầm non.

* Đối với nhà trường: Ban giám hiệu nhà trường cần thường xuyên tổ chức các
sân chơi tập thể để trẻ có cơ hội giao lưu, hoạt động qua đó trẻ tự tin mạnh dạn hơn.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được học hỏi và bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên.


* Đối với giáo viên các lớp: Cần tự học, tự bồi dưỡng để hiểu đúng hơn về giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ. Cần mẫu mực, là tấm gương để trẻ noi theo. Thường xuyên
khuyến khích, tạo điều kiện để trẻ có cơ hội được rèn luyện kỹ năng sống qua các
hoạt động. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh trong việc
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
* Đối với phụ huynh: Phối hợp chặt chẽ với giáo viên và cùng giáo viên rèn
luyện thêm ở nhà cho trẻ.
Trên đây là một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 -6 tuổi trong
trường Mầm non mà tôi đã áp dụng thành công trên trẻ. Tôi rất mong được sự quan
tâm, chỉ đạo của BGH nhà trường và hội đồng khoa học cũng như sự góp ý của bạn
bè, đồng nghiệp giúp tơi có những giải pháp hiệu quả và sáng tạo hơn.


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………



×